You are on page 1of 110

ThS.

Phạm Thị Giang Thùy


ThS. Nguyễn Quốc Huy

LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

TẬP BÀI GIẢNG


(Tài liệu lưu hành nội bộ)

0
Năm 2022
LỜI MỞ ĐẦU

Tài chính - tiền tệ là một lĩnh vực nghiên cứu sâu rộng và phức tạp, nó không chỉ liên
quan đến kiến thức về lĩnh vực tài chính - ngân hàng, mà còn liên quan đến toàn bộ hoạt
động của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội.
Để phù hợp với chương trình đào tạo, nội dung tập bài giảng môn học lý thuyết tài
chính tiền tệ được tập trung vào những kiến thức và lý luận cơ bản đáp ứng được yêu cầu cả
về lý thuyết và thực tiễn có liên quan đến tài chính – tiền tệ nói chung và tài chính ngân
hàng nói riêng.
- Môn học gồm 8 chương, cụ thể như sau:
- Chương 1: Đại cương về tiền tệ
- Chương 2: Tổng quan về tài chính và hệ thống tài chính.
- Chương 3: Thị trường tài chính
- Chương 4: Trung gian tài chính
- Chương 5: Hệ thống ngân hàng
- Chơng 6: Lạm phát và lãi suất
- Chương 7: Tài chính doanh nghiệp
- Chương 8: Tài chính công
Học phần này, cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý luận cơ bản về tiền tệ, tài
chính, ngân hàng và thị trường tài chính trong nền kinh tế thị trường, để làm nền tảng cho
các học phần chuyên ngành.
Để học tốt môn này, sinh viên cần có thái độ học tập chuyên cần, tích cực- Yêu thích
môn học, ngành học mà sinh viên đang theo học. Chuẩn bị trước cho giờ học trên lớp như:
đọc giáo trình, chuẩn bị một số tư liệu khác theo hướng dẫn của giảng viên và luôn theo
dõicác hiện tượng tài chính, tiền tệ diễn ra trên thị trường
DANH MỤC VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa của từ

CPI Chỉ số giá tiêu dùng

H–H Hàng – Hàng

H–T–H Hàng – Tiền – Hàng

HTTC Hệ thống tài chính

IM Quỹ tiền tệ quốc

NHTM Ngân hàng thương mại

NHTW Ngân hàng Trung ương

NSNN Ngân sách nhà nước

PPI Chỉ số giá sản xuất

SXKD Sản xuất kinh doanh

TCTD Tổ chức tín dụng

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ Tài sản cố định

TTTC Thị trường tài chính

USD Đô la Mỹ

VN Việt Nam đồng

VNGC Vật ngang giá chung

WB Ngân hàng thế giới


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ TIỀN TỆ ................................................................................... 1


1.1. Nguồn gốc và quá trình phát triển của tiền tệ. ............................................................................ 1
1.2. Bản chất, chức năng và vai trò của tiền tệ. .................................................................................. 9
1.3. Các chế độ tiền tệ. ..................................................................................................................... 14
1.4. Thảo luận một số chủ đề liên quan............................................................................................ 21

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH............................. 22
2.1. Nguồn gốc và quá trình phát triển của tiền tệ. .......................................................................... 22
2.2. Bản chất của tài chính đối với nền kinh tế................................................................................. 23
2.3. Chức năng của tài chính trong nền kinh tế thị trường. ............................................................. 24
2.4. Cấu trúc hệ thống tài chính (HTTC) trong nền kinh tế thị trường. ........................................... 26
2.5. Vai trò của tài chính trong nền kinh tế thị trường. ................................................................... 29
2.6. Câu hỏi thảo luận và ôn tập ................................................................................................. 29

CHƯƠNG 3. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ................................................................................ 30


3.1. Cơ sở hình thành thị trường tài chính. ...................................................................................... 30
3.2. Khái niệm và phân loại thị trường tài chính (TTTC) ................................................................ 33
3.3. Các tổ chức tài chính. ............................................................................................................... 38
3.4. Các công cụ trên thị trường tài chính........................................................................................ 39
3.5. Câu hỏi thảo luận và ôn tập ...................................................................................................... 43

CHƯƠNG 4. CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH ....................................................................... 45


4.1. Khái niệm trung gian tài chính. ................................................................................................ 45
4.2. Đặc điểm của trung gian tài chính. ........................................................................................... 46
4.3. Phân loại các trung gian tài chính ............................................................................................. 47
4.4. Vai trò của các trung gian tài chính trong nền kinh tế thị trường. ............................................ 47

CHƯƠNG 5. HỆ THỐNG CÁC NGÂN HÀNG ........................................................................ 51


5.1. Ngân hàng Trung ương............................................................................................................. 51
5.2. Các ngân hàng thương mại ....................................................................................................... 56
5.3. Thảo luận một số chủ đề liên quan ....................................................................................... 63

CHƯƠNG 6. LẠM PHÁT VÀ LÃI SUẤT ................................................................................. 65


6.1. Cung và cầu tiền. ...................................................................................................................... 65
6.2. Lạm phát. ................................................................................................................................. 69
6.3. Lãi suất ..................................................................................................................................... 77
6.4. Thảo luận một số chủ đề liên quan và bài tập....................................................................... 80

CHƯƠNG 7. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP .......................................................................... 83


7.1. Một số khái niệm trong doanh nghiệp. ...................................................................................... 83
7.2. Cấu trúc tài chính doanh nghiệp ............................................................................................... 86
7.3. Lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp. ................................................................................ 88
7.4. Quản lý Chi phí, Thu nhập và Lợi nhuận của doanh nghiệp. .................................................... 88

CHƯƠNG 8. TÀI CHÍNH CÔNG ............................................................................................ 91


8.1. Những vấn đề cơ bản về tài chính công. .................................................................................... 91
8.2. Ngân sách nhà nước .................................................................................................................. 93
8.3. Các định chế ngoài ngân sách ................................................................................................. 102
8.4. Chính sách tài chính công quốc gia ......................................................................................... 103
CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ TIỀN TỆ
Chương này sẽ giúp cho SV nắm vững các kiến thức cơ bản về nguồn gốc và sự phát
triển của tiền tệ, nhận thức đầy đủ về bản chất và chức năng của tiền và hiểu biết sâu sắc về
các chế độ tiền tệ, là tiền đề để nhận thức toàn diện vai trò của tiền tệ trong phát triển kinh
tế.
1.1. Nguồn gốc và quá trình phát triển của tiền tệ.
Mặc dù tiền tệ là thuật ngữ rất quen thuộc trong đời sống kinh tế xã hội, tuy nhiên để
tìm ra một khái niệm thống nhất về tiền tệ là điều không dễ dàng.
1.1.1. Tiền tệ là gì.
Xuất phát từ hai quann điểm:
Theo Các Mác, tiền tệ: là một loại hàng hóa đặc biệt, độc quyền giữ vai trò là vật
ngang giá chung để phục vụ cho quá trình trao đổi và lưu thông hàng hóa.
Theo quan điểm các nhà kinh tế hiện đại, khái niệm tiền tệ có sự khác biệt nhỏ so với
khái niệm của Mác, xuất phát từ tự thay đổi của nền kinh tế hàng hóa và các hình thức thanh
toán, đó là nền kinh tế hướng về xuất khẩu, ưu tiên hàng làm ra để bán chứ không phải tiêu
thụ, người sản xuất lúc nào cũng quyết tâm bán được nhiều hàng hơn, chiếm lĩnh thị phần,
muốn vậy nhất thiết phải chấp nhận phải cho khách hàng mua chịu (thiếu), hình thức thanh
toán phải thay đổi từ tiềm mặt sang thanh toán chuyển khoản, thanh toán không dùng tiền
mặt, thanh toán không cần qua hệ thống thanh toán bù trừ của ngân hàng nhà nước, còn hình
thái tồn tại của tiền cũng đa dạng và phức tạp, như bằng giấy cotton, pollimer, tiền phi vật
chất như tiền định khoản của TCTD, tiền điện tử của các công ty thương mại bán hàng qua
mạng internet.
Khái niệm tiền tệ theo quan điểm hiện đại: Tiền là bất cứ cái gì được chấp nhận chung
trong việc thanh toán để mua được hàng hoá, dịch vụ, trả nợ.
Đặc điểm của tiền tệ
Để “cái gì” đó có thể trở thành tiền tệ, thì nhất định tiền tệ phải có các đặc điểm chung
như sau:
- Tiền là sản phẩm được hình thành từ quá trình lưu thông trao đổi hàng hoá, là một thứ
hàng hoá đặc biệt, được tách ra khỏi thế giới hàng hoá;
- Tiền thể hiện trực tiếp lao động xã hội và biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người
sản xuất hàng hoá, được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của tất cả các loại hàng
hoá khác;
1
- Tiền là biểu hiện giá trị chung nhất, mà qua đó tất cả các hang hoá có thể trao đổi với
nhau trên nguyên tắc ngang giá;
- Tiền có hình thái vật chất rất đa dạng;
- Tiền là hàng hóa phổ biến được xã hội, được đông đảo người trong cộng đồng đó thừa
nhận, chấp thuận trong thanh toán.
Tóm lại, tiền tệ là phương tiện trao đổi, là vật ngang giá chung được luật pháp công nhận
và người sở hữu nó sử dụng để phục vụ cho nhu cầu đời sống kinh tế và xã hội.

Khái niệm tiền tệ mở rộng trong giai đoạn hiện nay:

Tiền tệ là phương tiện trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Tóm lại, đó là tiền dưới dạng giấy và
tiền xu, thường do chính phủ phát hành và thường được chấp nhận theo mệnh giá của nó
như một phương thức thanh toán. Tiền tệ là phương tiện trao đổi chính trong thế giới hiện
đại từ lâu đã thay thế hàng hóa trao đổi như một phương tiện giao djch hàng hóa và dịch vụ.

Trong thế kỷ 21, một hình thức tiền tệ mới đi vào từ vựng và lĩnh vực trao đổi đó là tiền ảo.
Tiền ảo còn được gọi là tiền điện tử. Các loại tiền ảo chẳng hạn như: Bitcoin và Ethereum,
không có dạng vật chất hoặc sự hậu thuẫn của chính phủ ở Hoa Kỳ. Chúng được giao dịch
và lưu trữ dưới dạng điện tử.

Các cách nói chính:

Tiền tệ là hình thức thanh toán được chấp nhận chung, thường do chính phủ phát hành và
được lưu hành trong phạm vi quyền hạn của chính phủ. Giá trị của bất kỳ loại tiền tệ nào
cũng biến động liên tục so với các loại tiền tệ khác. Tiền tệ là một dạng tiền hữu hình, là
một hệ thống giá trị vô hình. Nhiều quốc gia chấp nhận đô la Mỹ để thanh toán, trong khi đó
cũng có những quốc gia khác gắn giá trị tiền tệ của họ trực tiếp với đô la Mỹ

1.1.2. Nguồn gốc của tiền tệ.


Giá trị của một số hàng hoá chỉ được biểu hiện bằng tiền, khi nền sản xuất và trao đổi
hàng hoá phát triển tới một trình độ nhất định. Nghiên cứu sự phát triển của các hình thái xã
hội cho thấy, tiền tệ ra đời là kết quả của một quá trình phát triển lâu dài của các hình thái
giá trị, từ hình thái giá trị giản đơn, đến hình thái giá trị mở rộng, đến hình thái giá trị chung
và cuối cùng là hình thái tiền tệ. cụ thể:

a. Hình thái giá trị giản đơn (ngẫu nhiên):


2
Vào thời kỳ đầu của chế độ cộng sản nguyên thủy, người ta tự cung tự cấp cho nhau số
sản phẩm ít ỏi thu về sau một ngày săn bắt, hái lượm. Do vậy, quan hệ trao đổi vẫn chưa
xuất hiện.
Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và những cải tiến trong kỹ thuật dàn tạo ra chủng
loại và số lượng hàng hoá nhiều hơn trước rất nhiều. Do đó, hoạt động trao đổi hàng hoá có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng với bản thân mỗi người trong xã hội thời bấy giờ.
 Phương thức trao đổi trực tiếp (H-H) đòi hỏi cần phải có sự phù hợp về thời gian, địa
điểm và quan trọng hơn hết là nhu cầu của các bên trao đổi.
Đặc điểm cơ bản trong hình thái giá trị giản đơn:

- Tiền tệ là hàng hoá đóng vai trò là vật ngang giá chung
- Trao đổi dưới hình thức trực tiếp hàng đổi hàng (H – H)
- Giá trị trở thành hình thái biểu hiện của giá trị sử dụng
- Lao động cụ thể trở thành hình thái biểu hiện của lao động trừu tượng, lao động cá nhân
trở thành hình thái biểu hiện của lao động xã hội trực tiếp nhưng không đồng nhất.
b. Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng:
Khi sự phân công lao động xã hội lần thứ nhất xuất hiện, bộ lạc du mục tách khỏi toàn
khối bộ lạc, hoạt động trao đổi diễn ra thường xuyên hơn. Trao đổi tiến bộ thêm một bước
mới, mở rộng ra nhiều loại hàng hoá khác nhau, cả người mua và người bán đều chủ động
hơn, giá trị hàng hoá được thể hiện đầy đủ hợn.
Đặc điểm cơ bản trong hình thái giá trị đầy đủ:

- Tiền tệ là hàng hoá đóng vai trò là vật ngang giá đặc thù
- Trao đổi dưới hình thức trực tiếp hàng đổi hàng (H – H)
- Giá trị của vật được biểu hiện ở giá trị sử dụng của một số hàng hoá khác.
- Có nhiều hàng hoá làm vật ngang giá
- Các vật ngang giá biểu hiện cho giá trị của một hàng hoá nhưng không thuần nhất.
- Lao động cụ thể trở thành hình thái biểu hiện của lao động trừu tượng, lao động cá nhân
trở thành hình thái biểu hiện của lao động xã hội trực tiếp nhưng không đồng nhất.
c. Hình thái giá trị chung
Phân công lao động xã hội và sản xuất tiếp tục phát triển, việc các hàng hoá trao đổi
trực tiếp với nhau đòi hỏi phải có sự trùng khớp về cả thời gian và không gian, gây cản trở
cho sự phát triển của sản xuất, làm tăng mâu thuẫn trong lao động và phân hoá lao động xã

3
hội. Trao đổi đòi hỏi cần phải có một thứ hàng hoá đặc biệt đóng vai trò vật ngang giá
chung, tách ra từ tất cả các thứ hàng hoá và các hàng hoá khác đều có thể trao đổi được với
nó.
Đặc điểm cơ bản trong hình thái giá trị đầy đủ:

- Tiền tệ là hàng hoá duy nhất đóng vai trò làm vật ngang giá chung thống nhất, là hàng

hoá đặc biệt làm giá trị đại diện cho tất cả hàng hoá.
- Trao đổi dưới hình thức gián tiếp thông qua vật ngang giá chung (H – VNGC – H).

- Giá trị tương đối của vật ngang giá trở thành biểu hiện giá trị của nhiều hàng hoá khác.

- Tác dụng của vật ngang giá chung không cố định, tuỳ vào đặc điểm của mỗi vùng

d. Hình thái tiền tệ


Khi phân công lao động xã hội lần thứ hai xuất hiện, sự tách rời của thủ công nghiệp
khỏi nông nghiệp thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển và mở rộng thị trường. Tình trạng
nhiều hàng hoá đóng vai trò làm vật ngang giá chung mâu thuẫn với nhu cầu phát triển ngày
càng tăng, trao đổi đòi hỏi phải thống nhất ở một vật ngang giá chung đơn nhất. Vật ngang
giá chung phát triển từ hình thái ban đầu là các hàng hoá phổ biến đến hình thái kim loại,
đến hình thái tiền giấy. Khi được cố định ở hình thái kim loại quý là bạc và vàng, vật ngang
giá chung mới thực sự trở thành tiền tệ.
Lúc này, sự ra đời của hệ thống máy vi tính và hệ thống ghi chép sổ sách kế toán (cách mạng
công nghiệp 3.0). Cùng với đó là sự ra đời của tiền giấy, tiền bút toán của hệ thống ngân hàng và
tiền ghi sổ của hệ thống kế toán. Đặc điểm kinh tế của thời kỳ này ghi nhận sự tách rời tương đối
của công nghiệp khỏi nông nghiệp và dịch vụ, sản xuất hàng hoá phát triển và mở rộng thị trường.
Tình trạng nhiều loại hàng hoá đóng vai trò làm vật ngang giá chung mâu thuẫn với nhu cầu phát
triển xã hội, trao đổi đòi hỏi phải thống nhất ở một vật làm vật ngang giá chung duy nhất, dẫn đến
sự ra đời của tiền giấy. Tiền giấy ra đời đã làm thay đổi căn bản mô hình kinh tế của nhiều quốc gia
trên thế giới: chuyển nền kinh tế tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, sản phẩm làm ra là để bán,
bán trong nước, bán ra nước ngoài, thời kỳ này xuất nhập khẩu mới thật sự phát triển. Tiền giấy thời
kỳ trở đi mới thật sự thực hiện đầy đủ 5 chức năng cơ bản của tiền tệ: chức năng đo lường giá trị,
chức năng phương tiện trao đổi, chức năng phương tiện thanh toán, chức năng bảo tồn và tích lũy
giá trị, và chức năng tiền tệ thế giới.
Đặc điểm cơ bản trong hình thái tiền tệ

- Trao đổi dưới hình thái gián tiếp thông qua tiền (H-T-H)
- Tiền là vật ngang giá phổ biến trong thế giới hàng hoá.

4
1.1.3. Quá trình phát triển của tiền tệ.
Quá trình phát triển của tiền tệ trải qua nhiều hình thức khác nhau. Nhìn chung cho
đến nay tiền tệ có thể được nhận dạng dưới 4 hình thái sau:
a. Hóa tệ: dùng hàng hóa làm vật ngang giá chung, thường xuyên sử dụng để trao đối
với các hàng hóa khác.
- Hóa tệ không phải kim loại: hàng hóa không phải là kim loại (dễ hư hao, khó bảo quản,
khó vận chuyển)
- Hóa tệ kim loại: Hàng hóa là kim loại (bền, dễ bảo quản, dễ vận chuyển).
Trong thực tế lịch sử, có rất nhiều hàng hóa thông thường đã được sử dụng với vai trò là
tiền tệ. Sau đây là một số tiền tệ bằng hàng hóa trên thế giới:
Tiền tệ bằng hàng hóa Nơi sử dụng
Răng cá voi Figi
Gỗ hương Hawaii
Lưỡi câu cá Gillbert islands
Vỏ sò Marianas
Lông chim cắt đỏ Đảo Snta Gruz (đến tận năm 1961)
Lúa, gạo Phillippines
Muối Nhiều quốc gia
Hạt tiêu Quần đảo Samtra (Indonesia)
Đường Barbados
Trà Nhiều vùng châu Á
Nô lệ Lục địa châu Phi, Nigeria, Ireland
Hươu Một số vùng ở nước Nga
Kim Loại đồng Ai cập, Việt Nam
Vải lụa Trung quốc
Bơ Norway
Da Pháp và Ý
Rượu vang Úc
Con bò Ấn độ
(Nguồn: Nguyễn Thanh Châu 2006)
b. Tín tệ: thứ tiền tệ được lưu thông nhờ vào sự tín nhiệm của công chúng, không có

hoặc có giá trị không đáng kể.

5
- Tín tệ kim loại (tiền cắc): được đúc bằng kim loại rẻ tiền.

- Tiền giấy: tiền giấy khả hoán và tiền giấy bất khả hoán.
+ Tiền giấy khả hoán: là loại tiền in trên giấy để lưu hành thay cho tiền vàng (bạc), ký gửi
trong ngân hàng, không xuất hiện trong lưu thông và lúc nào người có tiền giấy đều có thể
mang đến ngân hàng đổi lấy vàng.

+ Tiền giấy bất khả hoán: là loại tiền in trên giấy để lưu hành thay cho tiền vàng (bạc), ký
gửi trong ngân hàng, không xuất hiện trong lưu thông và nhưng không thể đổi nó ra vàng
(bạc) theo hàm lượng đã định nghĩa, mà phải mua vàng (bạc) theo giá thị trường.

c. Bút tệ:

Tiền tệ vô hình, sử dụng bằng cách ghi chép trên sổ sách của ngân hàng, nó chính là số
dư trên tài khoản tiền gửi ở ngân hàng. Nó làm đa dạng các hình thức thanh toán và giảm
bớt chi phí lưu hành tiền giấy.
Là những khoản tiền gửi ở ngân hàng sử dụng bằng cách thực hiện các bút toán ghi Nợ
và Có trên các tài khoản ở ngân hàng. Việc trả tiền hàng hoá và dịch vụ thông qua hệ
thống ngân hàng bằng hình thức chuyển khoản
d. Tiền điện tử: Thẻ tín dụng, thẻ thanh toán...

Bản chất loại tiền này chính là tiền ghi sổ nhưng thể hiện qua hệ thống tài khoản được
nối mạng vi tính
Nền kinh tế tự động hóa, tách rời tương đối sức lao động con người khỏi hệ thống sản
xuất truyền thống (cách nb công nghiệp 4.0). Đặc điểm nổi bật của xã hội này là: sự tham
gia của hệ thống máy tính, mạng internet chạy trên thiết bị tự động và thiết bị thông minh,
máy móc có khả năng tự học hỏi và biết “rút kinh nghiệm”. Nền tài chính, tiền tệ thời công
nghiệp 4.0 có đặc điểm là: bán hàng trực tuyến, giao hàng tận nơi, bảo hành tại nhà, đổi trả
trong ngày, thanh toán qua mạng, qua b vứng dụng (app). Tiền tệ được sử dụng phổ biến là
tiền phi vật chất: tiền điện tử, tiền bút toán, tiền “ảo”, đặc điểm chung nhất của loại tiền này
là chỉ tồn tại trên hệ thống máy tính, máy chủ mà không được phát hành ra bởi bất kỳ chính
phủ nào.
Để dễ nghiên cứu và phân loại, tiền điện tử trong bài này sẽ được phân loại theo tổ
chức phát hành
d1. Tiền điện tử do các NHTM, TCTD, các công ty tài chính phát hành
Đặc điểm của loại tiền này là:

6
− Do một pháp nhân phát hành, loại tiền này được pháp luật bảo hộ.
− Loại tiền này được khuyên dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt
− Được nhiều tổ chức chấp nhận, ví dụ tiền do ngân hàng Đông Á phát hành cũng
sẽ được ngân hàng Sài Gòn Công Thương chấp nhận.
− Tiền này được định khoản trên hệ thống máy tính để chuyển tiền liên ngân
hàng, chuyển tiền giữa các quốc gia như kiều hối, thanh toán tiền hàng xuất
khẩu, nhập khẩu.
− Cách nhận diện: chủ sở hữu nhận diện số tiền mình đang có trên tin nhắn SMS
điện thoại, qua app, qua phần mềm internet banking, phần mềm mua hàng hoặc
ngân hàng thông báo số dư có bằng sao kê hoặc sổ phụ.
− Dễ dàng chuyển hóa từ tiền điện tử sang tiền truyền thống, như dùng thẻ ATM
rút tiền mặt tại máy ATM, rút tại quầy giao dịch ngân hàng, chuyển hóa sang sổ
tiết kiệm.
d2. Tiền điện tử do các tổ chức kinh tế phát hành
Loại tiền này còn được gọi là tiền mã hóa
Khái niệm tiền mã hóa: tiền mã hóa là một dạng tiền kỹ thuật số, cho phép các chủ
thể truyền tải giá trị trong môi trường kỹ thuật số.
Đặc trưng của loại tiền này là tổ chức nào phát hành thì chỉ có tổ chức đó chấp thuận
dùng trong giao dịch nội bộ với khách hàng của mình. Ví dụ: Tiki xu, Zalo pay, Samsung
pay, momo,…
Đặc điểm của tiền mã hóa
− Do tổ chức kinh tế phát hành
− Tiền điện tử được dùng trong thương mại điện tử, cụ thể là mua - bán hàng trực
tuyến, bán hàng qua mạng internet, webside, ứng dụng mua bán hàng trực tuyến.
− Loại tiền này được pháp luật bảo hộ, xem như 1 công cụ thanh toán không dùng tiền
mặt
− Tiền này được đảm bảo giá trị không phải bởi pháp lý như tiền pháp định, mà được
đảm bảo bởi tiền pháp định, bằng cách chủ sở hữu phải nộp tiền vào TCTD, vào đơn
vị phát hành và chuyển đổi sang thành tiền mã hóa
− Có “tỷ giá” quy đổi, thông thường tỷ giá mua bằng tỷ giá bán, theo tỷ lệ 1:1, nghĩa là
1 VNĐ đổi thành 1 đồng mã hóa.

7
− Đồng tiền của tổ chức phát hành này sẽ không có giá trị đối với đơn vị khác. Ví dụ:
không thể dùng Tiki Xu (của TiKi) để thanh toán hàng mua của Lazada (thay cho
Laza Xu).
d3. Tiền ảo
Tiền “ảo” là một dạng của tiền mã hóa.
“Ảo” ở đây được hiểu theo nghĩa như sau:
− Không được tạo, sản xuất ra bởi một nguyên tố hóa học hay vật lý nào
− Không được tạo ra bởi bất kỳ chính phủ của quốc gia nào, hay của TCTD, TCTC,
hay công ty tài chính nào.
− Con người không cảm nhận sự tồn tại của nó bằng 5 giác quan sinh học, tiền này chỉ
tồn tại trên hệ thống mạng máy tính toàn cầu.
− Không có tổ chức nào là nhà phát hành chính. Loại tiền này ra đời là nhờ máy vi tính
giải những thuật toán phức tạp, nếu giải đúng 1 thuật toán thì tiền này sẽ tự động ra
đời và báo số dư có cho người chủ của chiếc máy tính này. Hiểu nôm na cho dễ hieẻu
thì, việc tìm và tạo ra 1 đồng tiền ảo cũng giống một học sinh làm toán, nếu giải đúng
1 câu của cô giáo thì tự động sẽ được 1 điểm, nhưng đồng tiền ảo này khác với điểm
toán thuần túy ở chỗ nó có thể di chuyển giữa các quốc gia với nhau, có thể chuyển
quyền sở hữu, có thể dùng tiền pháp định để mua - bán, cho - tặng - nhận và thừa kế.
Đặc điểm của tiền ảo:
− Đồng tiền ảo phổ biến nhất thế giới là: Bitcoin (viết tắt mã giao dịch: BTC),
Ethereum (ETH)
− Là sản phẩm của công nghệ, là sản phẩm của tốc độ của bộ vi xử lý máy tính
− Không do pháp luật bảo hộ, thậm chí có nhiều quốc gia cấm sử dụng dùng trong
thanh toán, giao dịch, trong đó có Việt Nam, Trung Quốc,…
− Là tiền tệ của tương lai, không phải là tiền tệ của hiện tại
− Được xem là một loại tài sản, nếu đầu tư đúng cách và may mắn thì vẫn có thể sinh
lời.
Ưu điểm của tiền ảo
− Tiền ảo xét về bản chất nó cũng là tiền, do đó nó cũng có thể thực hiện được 1 hoặc 1
số chức năng cơ bản của tiền tệ, trong đó nổi bật nhất là chức năng thanh toán trong
giao dịch quốc tế. Ngoài ra, tiền ảo cũng đóng góp cho xã hội một số điểm như sau:

8
− Có thể chuyển tiền trực tiếp giữa các thiết bị điện tử có có kết nối internet mà không
cần thông qua bất kỳ một tổ chức trung gian tài chính hay trung tâm thanh toán bù trừ
nào
− Nhà đầu tư có thể đầu cơ, mua bán các loại đồng tiền ảo trên sàn sàn giao dịch giống
như nhà đầu tư chứng khoán mua cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán
− Không tốn phí giao dịch vì chuyển tiền mà không cần nhà trung gian
− Được xem là 1 loại tiền điện tử, tiền ảo ra đời đã góp phần thúc đẩy sản xuất, tiêu
dùng ở một số lĩnh vực nhất định. Nếu loại tiền này có thể luật hóa, có thể quản lý
bằng các quy định chặt chẽ, thì loại tiền này được dự đoán sẽ là một loại tiền tệ của
tương lai, của nền kinh tế số, kinh tế 4.0.
Nhược điểm
Cũng giống như các loại tài sản tài chính trên thị trường, tiền ảo cũng có tính 2 mặt,
vừa có ưu điểm, vừa có nhược điểm. Những nhược điểm chính của tiền ảo như sau:
− Abc

1.2. Bản chất, chức năng và vai trò của tiền tệ.
1.2.1. Bản chất của tiền tệ.
a. Bản chất về mặt kinh tế

Tiền tệ thực chất cũng chỉ là một loại hàng hóa đặc biệt, độc quyền giữ vai trò là vật
ngang giá chung để phục vụ cho quá trình trao đổi và lưu thông hàng hoá. Do đó tiền tệ phải
có đầy đủ giá trị, đó là hao phí lao động xã hội cần thiết kết tinh trong tiền tệ và giá trị sử
dụng đó là khả năng trao đổi trực tiếp với tất cả các hàng hoá khác.
Tuy nhiên để trở thành vật đại biểu chung cho của cải xã hội, tiền tệ còn phải có đủ 7 tính
chất:

Tính được chấp nhận rộng rãi: đây là tính chất quan trọng nhất của tiền tệ, người dân
phải sẵn sàng chấp nhận tiền trong lưu thông, nếu khác đi nó sẽ không đuọc coi là tiền nữa.
Kể cả một tờ giấy bạc do ngân hàng trung ương phát hành cũng sẽ mất đi bản chất của nó
khi mà trong thời kỳ siêu lạm phát, người ta không chấp nhận nó như là một phương tiện
trao đổi;
Tính dễ nhận biết: Muốn dễ được chấp nhận thì tiền tệ phải dễ nhận biết, người ta có
thể nhận ra nó trong lưu thông một cách dễ dàng. Chính vì thế những tờ giấy bạc do ngân

9
hàng trung ương phát hành được in ấn trông không giống bất cứ tờ giấy chất lương cao nào
khác;
Tính có thể chia nhỏ được: tiền tệ phải có các loại mệnh giá khác nhau sao cho ngươi
bán được nhận đúng số tiền bán hàng còn người mua khi thanh toán bằng một loại tiền có
mệnh giá lớn thì phải được nhận tiền trả lại. Tính chất này giúp cho tiền tệ khắc phục được
sự bất tiện của phương thức hàng đổi hàng: nếu một người mang một con bò đi đổi gạo thì
anh ta phải nhận về số gạo nhiều hơn mức anh ta cần trong khi lại không có được những thứ
khác cũng cần thiết không kém;
Tính lâu bền: tiền tệ phải lâu bền thì mới thực hiện được chức năng cất trữ giá trị cũng
như mới có ích trong trao đổi. Một vật mau hỏng không thể dùng đẻ làm tiền, chính vì vậy
những tờ giấy bạc được in trên chất liệu có chất lượng cao, còn tiền xu thì được làm bằng
kim loại bền chắc;
Tính dễ vận chuyển: để thuận tiện cho con người trong việc cất trữ, mang theo, tiền tệ
phải dễ vận chuyển. Đó là lý do vì sao những tờ giấy bạc và những đồng xu có kích thước,
trọng lượng rất vừa phải;
Tính khan hiếm: tiền khi phát hành cần phải được quản lý chặt chẽ, có giới hạn so với
cầu tiền của xã hội, để luôn được xem là loại hàng hoá đặc biệt, đảm bảo được giá trị trong
thanh toán, đổi chác, cất trữ;
Tính đồng nhất: tiền tệ phải có giá trị như nhau nếu chúng giống hệt nhau không phân
biệt người ta tạo ra nó lúc nào. Có như vậy tiền tệ mới tực hiện chức năng là đơn vị tính
toán một cách dễ dàng và thuận lợi trong trao đổi;
b. Bản chất về mặt xã hội

Tiền tệ là một phạm trù kinh tế khách quan, phát sinh, tồn tại và phát triển gắn liền với
sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá, nên bản thân tiền tệ cũng chứa đựng và biểu hiện các
mối quan hệ xã hội, mối quan hệ giữa người và người trong quá trình sản xuất và lưu thông
hàng hoá.
Khi tiền tệ tồn tại dưới hình thức thoát li khỏi giá trị nội tại của bản thân, đặc biệt dưới
hình thái tiền giấy, nó trở thành công cụ đắc lực phục vụ cho mục đích và quyền lợi của
người chủ sở hữu và giai cấp ccaafm quyền. Để ngăn chặn các mặt tiêu cực, luật pháp mỗi
nước đều quy định rất chặt chẽ chế độ lưu thông tiền tệ, phần lớn các nước đều xây dựng cơ
chế độc lập giữa hệ thống chính trị và cơ quan phát hành tiền.
1.2.2. Chức năng của tiền tệ.

10
Dù tiền ở bất kỳ vật gì trong nền kinh tế, nó đề có 3 chức năng cơ bản
[1] Chức năng đo lường giá trị.

Đo lường giá tri ḷ à yêu cầu trước tiên không thể thiếu của trao đổi hàng hóa. Trong
mua bán, người ta thưc ̣ hiêṇ theo nguyên tắc ngang giá. Điều kiêṇ để thưc ̣ hiêṇ đươc ̣ nguyên
tắc ngang giá là phải đo lường và xác điṇh được giá trị hàng hóa cần trao đổi. Với chức
năng đo lường giá tri,̣ tiền tệ có thể giải quyết được yêu cầu này.
- Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi tiền được sử dụng để đo lường và biểu

hiện giá trị của các hàng hóa khác.


- Thông qua việc biểu thị giá trị hàng hóa bằng thước đo chung, tiền tệ còn tạo điều kiện để

so sánh, đánh giá, lựa chọn các loại hàng hóa trên thị trường.
- Ở tầm vĩ mô, vận dụng để tính toán tổng mức GDP, GNP trong từng thời kỳ; đánh giá
hiệu quả của nền kinh tế.
- Thông thường, Nhà nước hay Chính phủ là ngườii quyết định lựa chọn thước đo giá trị và
dân chúng là ngườii sử dụng thước đo giá trị đó
- Để làm tốt chức năng đo lương giá trị, đơn vị tiền tệ của quốc gia đòi hỏi phải có các điều
kiện sau:
+ Tiền phải có đầy đủ giá trị nội tại hay phải là tiền thực.
+ Giá trị của đơn vị tiền tệ hay sức mua của đồng tiền phải ổn định hoặc ít thay đổi
theo thời gian.
Như vậy chức năng thước đo giá trị của tiền tệ cũng góp phần vào việc tăng cường tính
hiệu quả của sản xuất xã hội
[2] Chức năng phương tiện trao đổi.

Với chức năng thước đo giá trị, tiền tệ mới chỉ là thước đo, dung để đo lường và biểu
hiện giá trị hàng hóa trong quan niệm và trong ý thức. Muốn giá trị hàng hóa được thực hiện
thực sự, hàng hóa biến thành tiền tệ thực sự, tiền tệ phải thực hiện chức năng trao đổi.
Tiền tệ làm phương tiện lưu thông khi tiền tệ làm trung gian cho quá trình trao đổi
hàng hóa, sự vận động của tiền tệ gắn liền với sự vận động của hàng hóa, phục vụ cho sự
chuyển dịch quyền sở hữu hàng hoá từ chủ thể này sang chủ thể khác và tiền tệ làm phương
tiện thanh toán khi sự vận động của tiền tệ tách rời hoặc độc lập tương đối so với sự vận
động của hàng hóa, phục vụ cho quan hệ mua bán hàng hóa, thực hiện các khoản dịch vụ và
giảm trừ các khoản nợ. Chức năng này của tiền tệ bao gồm sự có mặt của tiền tệ trong

11
những quan hệ mua bán trả tiền ngay hoặc quan hệ mua bán chịu và trong những quan hệ
thanh toán khác (lương, thuế, …).
Chức năng này là chức năng cơ bản của tiền tệ. Tiền tệ không những giúp phân biệt
giữa tiền với các dạng tài sản khác (chứng khoán, bất động sản, …) mà còn biểu hiện trạng
thái động của tiền tệ. Thực hiện chức năng này, tiền tệ đã tạo điều kiện mua bán hàng hoá
thuận tiện hơn. Thực hiện chức năng làm phương tiện trao đổi, tiền tệ góp phần thúc đẩy lưu
thông hàng hoá mà qua quá trình đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.
Để tiền tệ có thể chấp nhận phổ biến làm phương tiện trao đổi, đòi hỏi tiền tệ phải thỏa
mãn các điều kiện:
- Có sức mua ổn định
- Số lượng tiền tệ đủ đáp ứng nhu cầu trao đổi,
- Cơ cấu tiền tệ phù hợp
[3] Chức năng bảo tồn và tích lũy giá trị.

- Việc bảo tồn và tích lũy giá tri đ


̣ ược phát sinh khi thu nhập vượt mức chi tiêu, số thu
nhập thặng dư cần được tích lũy.
- Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện tích lũy giá trị khi tiền tệ tạm thời về trạng thái

nằm im để dự trữ giá trị, phòng ngừa rủi ro, hoặc tích lũy để mua sắm, thực hiện các chức
năng trao đổi trong tương lai.
- Sử dụng tiền để tích lũy có những ưu điểm sau:
+ Dễ cất giữ và bảo quản
+ Có thể sinh lợi khi gửi vào ngân hàng
+ Dễ dàng huy động và thanh toán khi cần thiết
Trong thực tế tiền tệ không phải là phương tiện duy nhất để cất trữ giá trị mà có nhiều hình
thức để cất giữ giá trị như: Cổ phiếu, Trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, …
Điều kiện căn bản để cho tiền tệ có thể thực hiện tốt chức năng phương tiện cất trữ là phải
có sức mua ổn định.
Qua các chuawsc năng của tiền tện, cho thấy các chức năng của tiền tệ thể hiện bản chất của
tiền tệ, chúng không thể tách rời nhau mà có mối liên quan mật thiết trong một thể thống
nhất. Khi tiền thực hiện chức năng thước đo giá trị, tiền mới đo lường và biểu hiện giá trị
của hàng hóa, nghĩa là lao động xã hội kết tinh trong hàng hóa mới chỉ được biểu hiện. Khi
tiền thực hiện chức năng phương tiện trao đổi, khi đó giá trị của hàng hóa mới hoàn toàn
thực hiện được trọn vẹn, nghĩa là tính chất lao động xã hội của hàng hóa mới được chứng
12
minh đầy đủ. Tiền tệ thực hiện được cả hai chức năng thức đo giá trị và phương tiện trao đổi
thì mới trở thành vật trực tiếp đại biểu cho giá trị, cho của cải xã hội, do đóa mới thực hiện
chức năng phương tiện tích lũy.
Khi quan hệ trao đổi hàng hóa được mở rộng ngoài phạm vi thị trường dân tộc, hình thành
quan hệ ngoiaj thưng giữa các nước, khi quan hệ kinh tế chính trj xã hội giữa các nước phát
triển, đòi hỏi có vai trò tiền tệ tham gia phục vụ cho những mối quan hệ đó. Khi tiền tệ thực
hiện được các chức năng của nó trên phạm vi thế giới, có nghĩa là tiền tệ đã trở thành tiền tệ
thế giới. Như vậy kh làm tiền tệ thế giới, tiền tệ không chỉ là phương tiện thanh toán để trả
những khoản mua chịu, những khoản nợ vay đến hạn, những khoản chênh lệch do chi lớn
hơn thu trong cán cân thanh toán quốc tế mà còn làm phương tiện để mua hàng trong trường
hợp phải trả awgf tiền mặt, phương tiện di chuyển tài sản từ nước này sang nước khác trong
trường hợp cho vay, viện trợ, bồi thường chiến tranh,…
Tiền tệ thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền tệ thực hiện các chức năng: thước đo giá
trị, phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán, phương tiện tích lũy ở phạm vi ngoài quốc
gia.
Điều kiện để tiền làm chức năng tiền tệ thế giới
Tiền phải là tiền thực
Tiền phải trở về dạng nguyên thuỷ là vàng thoi nguyên chất
Tiền có thể là những ngoại tệ mạnh có sức mua quốc tế lớn
1.2.3. Vai trò của tiền tệ.
[1] Góp phần thúc đẩy hiệu quả của nền kinh tế: tiền tệ đóng vai trò chất bôi trơn
cho guồng máy sản xuất và lưu thông hàng hóa. Khi mức độ tiền tệ hóa càng cao thì hoạt
động giao lưu kinh tế càng diễn ra thuận lợi và trôi chảy.
[2] Công cụ tích lũy và tập trung vốn cho xã hội: tiền tệ giúp các chủ thể trong nền
kinh tế thực hiện mục tiêu tích lũy tập trung vốn dễ dàng và tiện lợi, phục vụ nhu cầu mở
rộng tái sản xuất và chi tiêu.
[3] Góp phần phát triển quan hệ kinh tế quốc tế: với chức năng tiền tệ thế giới, tiền
tệ đã trở thành công cụ hữu ích giúp một quốc gia mở rộng các quan hệ kinh tế của mình ra
thế giới, đồng thời thu hút các nguồn lực vào quốc gia mình.
[4] Công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế: tiền tệ được sử dụng làm công cụ tham chiếu
để xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô như: chính sách tài khóa, chính sách kinh tế đối
ngoại, chính sách tiền tệ, ... qua đó tác động đến các biến số kinh tế vĩ mô.

13
1.3. Các chế độ tiền tệ.
1.3.1. Khái niệm
Chế độ tiền tệ là hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ của một quốc gia do Luật pháp
Nhà nước quy định dựa trên một căn bản (bản vị tiền tệ) nhất định. Trong đó, các yếu tố
khác nhau của lưu thông tiền tệ được kết hợp với nhau một cách thống nhất.
1.3.2. Các yếu tố cấu thành của chế độ lưu thông tiền tệ.
[1] Phương tiện tiền tệ:

Là những phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán do Nhà nước quy định
như: tiền đúc, tiền giấy, bút tệ, …
Tùy thuộc vào những điều kiện khách quan về kinh tế và tập quán dùng tiền của người
dân, bao gồm: tiền đúc, tiền giấy và tiền điện tử.
[2] Đơn vị tiền tệ: đơn vị tiền tệ còn gọi là tiêu chuẩn giá cả của đồng tiền. Khi quy
định đơn vị tiền tệ, Nhà nước cần phải quy định rõ 3 yếu tố sau đây:
Tên gọi và ký hiệu đơn vị tiền tệ:

- Tên gọi đồng tiền do Nhà nước quy định như: Dollar, France, Yên, …;
- Ký hiệu đơn vị tiền tệ được mã hóa theo tiêu chuẩn ISO 4217 của Tổ chức Tiêu chuẩn
hóa quốc tế (ISO) như: USD, FRF, JPY, …;
- Ký hiệu đơn vị tiền tệ quốc gia như: $, …;
Hàm kim lượng: là trọng lượng kim loại quý (vàng, bạc) được ấn định theo pháp luật
nước sở tại cho một đơn vị tiền tệ.
Kết cấu đơn vị tiền tệ: trên cơ sở đơn vị tiền tệ được Pháp luật quy định, Nhà nước sẽ
phát hành tiền vào lưu thông theo bội số hoặc ước số của đơn vị tiền tệ.
Tiền cổ Việt Nam có các đơn vị đếm tiền lớn cơ bản là: quan, tiền và đồng. Ngoài ra
đồng còn có đơn vị đếm tiền nhỏ là: hào, xu, cắc.
[3] Cơ chế đúc tiền: là toàn bộ những quy định của Nhà nước bằng Luật pháp có liên
quan đến chế độ đúc tiền và lưu thông tiền đúc.
Phân loại:

Cơ chế đúc tiền tự do Cơ chế đúc tiền hạn chế

Áp dụng cho tiền đúc đủ giá Áp dụng cho tiền đúc không đủ giá

Tiền được đúc theo tiêu chuẩn do Nhà nước ấn Nhà nước nắm độc quyền trong việc đúc tiền

14
định

[4] Cơ chế phát hành tiền giấy: Ngân hàng trung ương là cơ quan duy nhất có quyền
phát hành tiền tệ, còn việc in ấn tiền sẽ do các cơ quan chuyên trách đảm nhận.
1.3.3. Các chế độ tiền tệ trên thế giới.
1.3.3.1. Chế độ lưu thông tiền kim loại.

[1] Chế độ đơn bản vị:


Chế độ tiền tệ chỉ sử dụng một thứ kim loại quý (vàng, bạc) làm vật ngang giá chung
(kim loại bản vị).
Từ Thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, ở La Mã và suốt thời kỳ chế độ phong kiến, đồng
đã được chọn là bản vị cho chế độ tiền tệ của nhiều nước; sau đó là bạc trong thời kỳ đầu
của chủ nghĩa tư bản đến nửa sau thế kỷ 19; từ cuối thế kỷ 18 bản vị vàng đã được áp dụng
lần đầu tiên tại nước Anh.
Tiền tệ bản vị được đúc tự do và đóng vai trò thống trị.
Phân loại:

• Chế độ đơn bản vị bạc:


- Chế độ bản vị bạc là chế độ tiền tệ của một quốc gia lấy bạc làm thước đo giá trị
và phương tiện lưu thông tiền tệ.
- Cuối thế kỷ 19, chấm dứt việc đúc bạc thành tiền bạc.
• Chế độ đơn bản vị vàng cổ điển:
- Vàng được chọn làm kim loại bản vị và được đúc tự do.
- Các dấu hiệu giá trị như giấy bạc ngân hàng được đổi ra vàng theo giá trị danh
nghĩa của nó tiền giấy khả hoán.
- Vàng được tự do nhập, xuất giữa các quốc gia.
• Chế độ bản vị vàng mới:
- Chế độ kim đỉnh bản vị: vàng chỉ được đúc thành thỏi, tiền giấy không thể trực
tiếp đổi lấy vàng, mà chỉ được đổi lấy vàng thỏi theo luật định.
- Chế độ kim hoán bản vị: tiền giấy chỉ được đổi ra vàng thông qua một ngoại tệ
mạnh như: GBP, FRF, USD, ...
[2] Chế độ song bản vị:

15
- Chế độ song bản vị là chế độ tiền tệ mà Pháp luật quy định 2 kim loại (vàng – bạc,
bạc – đồng) đồng thời làm kim loại bản vị.
- Tiền tệ bản vị được tự do đúc và có hiệu lực pháp lý chi trả vô hạn định trong
phạm vị quốc gia và quốc tế.
Phân loại:

Chế độ bản vị song song Chế độ bản vị kép

Tiền đúc bằng vàng và tiền đúc bằng bạc Tiền đúc bằng vàng và tiền đúc bằng bạc
được lưu thông tự do theo giá trị thực tế được lưu thông theo tỷ giá bắt buộc do
của chúng trên thị trường. Nhà nước quy định (tỷ giá pháp định.

[3] Chế độ ngoại tệ bản vị:

Chế độ ngoại tệ bản vị là chế độ quy định đơn vị tiền tệ quốc gia được xác định bằng
một ngoại tệ mạnh.
Áp dụng từ năm 1944 đến năm 1971 thì hoàn toàn sụp đổ.
1.3.3.2. Chế độ lưu thông tiền giấy.

[1] Nguyên nhân ra đời.

Về mặt lý thuyết: Khi tiền tệ thực hiện chức năng là phương tiện trao đổi, nó chỉ là
trung gian thanh toán chứ không phải mục đích của người bán hàng. Vì vậy, người ta không
quan tâm đến hình thức tồn tại của nó là tiền đủ giá hay bị hao mòn. Do vậy, trong chức
năng phương tiện trao đổi của tiền đã tạo khả năng cho sự ra đời của tiền giấy.
Về mặt lịch sử: Khi tiền tệ mới ra đời, để thực hiện giao dịch người ta phải cân, đong
lượng tiền phù hợp. Sau đó, để tạo thuận lợi, tiền đúc ra đời. Nhưng qua lưu thông, tiền đúc
bị hao mòn, trọng lượng thực đã tách rời trọng lượng danh nghĩa, nhưng nó vẫn thực hiện
chức năng trung gian trong trao đổi hàng hóa. Trước tình hình này, nhà nước đã phát hành
lưu thông tiền giấy là một dạng tiền dấu hiệu và chỉ mang giá trị danh nghĩa.
[2] Bản chất tiền giấy.
Tiền giấy là dạng tiền dấu hiệu được phát hành và lưu thông thay thế cho tiền đủ giá trị
khi thực hiện chức năng trung gian trong trao đổi.
Tiền giấy chỉ có giá trị danh nghĩa.
[3] Giá trị và quy luật lưu thông tiền giấy.

16
Giá trị của tiền giấy là giá trị danh nghĩa.
Giá trị đại diện danh nghĩa của một đơn vị tiền giấy là con số được ghi trên tờ giấy bạc
hay còn gọi là mệnh giá của đồng tiền.
Số lượng tiền giấy phát hành vào lưu thông cân đối với số tiền đủ giá cần thiết cho lưu
thông trong một thời gian nhất định, thì giá trị đại diện cho một đơn vị tiền giấy phù hợp với
giá trị danh nghĩa của nó.
Khi giá trị tiền giấy bị giảm sút, hiện tượng mất giá xảy ra, giá cả hàng hóa biểu hiện
qua đồng tiền mất giá sẽ trực tiếp tăng lên và ngược lại. Điều này có nghĩa, giá cả hàng hóa
thay đổi (tăng/giảm) phụ thuộc vào khối lượng giấy bạc thay đổi.
Trong lưu thông tiền vàng, khi có sự dư thừa tiền, người ta có xu hướng rút về cất giữ.
Đây là cơ chế tự điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông qua việc chuyển hóa của tiền khi
thực hiện chức năng phương tiện lưu thông và cất giữ.
[4] Chế độ lưu thông tiền giấy khả hoán.

* Sau thế chiến thứ 1: Chế độ bản vị bảng Anh

Xuất phát từ việc khối lượng vàng tại các nước giảm, do tiêu dùng cho chiến tranh,
nên không còn khả năng duy trì bản vị vàng. Do đó, Hội nghị thanh toán quốc tế được tổ
chức để đề ra phương án xây dựng chế độ bản vị Bảng Anh (£).
Các nước tư bản chủ nghĩa đã thừa nhận Bảng Anh làm đồng tiền thanh toán quốc tế
và dự trữ. Đồng tiền các nước khác mang tính chất phụ thuộc. Từ đó, đồng Bảng Anh là
đồng tiền chủ chốt của hệ thống tư bản.
Chế độ bản vị Bảng Anh được xem là chế độ bản vị vàng được cắt xén, vì vàng không
được tự do lưu thông và việc chuyển đổi giấy bạc ngân hàng ra vàng đã có những hạn chế
nhất định:
+ Các nước có tiêm lực kinh tế mạnh, sẽ áp dụng chế độ vàng thỏi.
+ Các tư bản còn lại có tiềm lực kinh tế yếu, áp dụng chế độ bản vị hối đoái vàng, tức
phải sử dụng một ngoại tệ trung gian mới đổi được ra vàng.
Chế độ bản vị bảng Anh đã đặt nước Anh vào vị trí thuận lợi. Nước Anh mặc sức phát
hành £ phục vụ cho mực đích trả nợ, viện trợ... đến lúc kho dự trữ các nước tràn ngập £,
cũng là lúc nước Anh rơi vào tình trạng lạm phát.
1929 – 1933: cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đã làm cho tốc độ dự trữ vàng của
các nước tăng. Nước Anh rơi vào tình trạng “chảy máu vàng” vì phải đảm bảo tỷ lệ chuyển

17
đổi chế độ vàng thoi. Nước Pháp dẫn đầu cơn lốc săn vàng sau 4 năm dự trữ. Ngày
21/9/1931, nước Anh tuyên bố đình chỉ chuyển đổi £ sang vàng và phá giá đồng £ so với
USD là 33%. Sau đó, nước Mỹ cũng tuyên bố đình chỉ chuyển đổi USD ra vàng, đồng thời
quốc hữu hóa dự trữ vàng của các cá nhân, tổ chức... trên toàn nước Mỹ. Ngày 30/01/1934,
Chính Phủ Mỹ tuyên bố phá giá đồng USD (41%)
Chế độ bản vị £ đã hoàn toàn sụp đổ, để đứng vững trong cạnh tranh, các nước tư bản
liên kết hình thành 3 khu vực tiền tệ như sau:
+ Khu vực đồng £ gồm các nước: Anh, 20 nước thuộc địa, nửa thuộc địa và các nước
có quan hệ thương mại tài chính với Anh như: Ai Cập, Irac, Thái Lan, Bồ Đào Nha và các
nước Bắc Âu (Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Nauy...)
* Chế độ tiền tệ sau chiến tranh thế chiến thứ 2: Chế độ bản vị USD.

Hội nghị Bretton Woods diễn ra ở Bretton Woods (New Hamshire, Hoa Kỳ) năm
1944, thống nhất mức tỷ giá cố định cho các đồng tiền chính và cho phép ngân hàng trung
ương được can thiệp vàothị trường tiền tệ. Chế độ Bretton Woods quy định một ounce vàng
có giá 35 đôla Mỹ. Hệ thống Bretton Woods kéo dài từ năm 1944 đến năm 1971.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các quốc gia đã cố gắng phục hồi lại hệ thống bản vị
vàng nhưng nó đã sụp đổ hoàn toàn trong cuộc Đại khủng hoảng của những năm 1930.
Trong hoàn cảnh đó, 730 đại biểu đến từ 44 quốc gia đã gặp nhau tại Bretton Woods, New
Hampshire, năm 1944 để xây dựng hệ thống tài chính thế giới sau chiến tranh, tránh nguy
cơ tái diễn khủng hoảng kinh tế. Tại đây, các nước đã thống nhất thành lập ra một hệ thống
tài chính được gọi là Bretton Woods – bao gồm Quỹ tiền tệ quốc tế (ÌM), Ngân hang thế
giới (WB) và chế độ tỷ giá hối đoái cố định được xây dựng quanh đồng đola Mỹ gắn với
vàng. Do tại thời điểm đó nước Hoa Kỳ chiếm hơn một nửa tiềm năng sản xuất của thế giới
và giữ gần như toàn bộ lượng vàng của thế giới nên các nhà lãnh đạo quyết định gắn các
đồng tiền thế giới với đồng đôla, đồng tiền mà tiếp sau đó được họ đồng ý đổi ra vàng ở
mức 35 USD một ounce.
Hiệp định có tên gọi Hiệp định Smithson năm 1971, nhưng cố gắng này đã thất bại.
Năm 1973, Hoa Kỳ và các quốc gia khác đã chấp thuận cho phép tỷ giá hối đoái thả nổi.
Vào năm 1971, Hoa kỳ rút khỏi Chế độ tiền tệ Bretton Woods, do hệ thống Bretton Woods
đã giới hạn hoạt động chỉ tiêu của Hoa Kỳ và thế giới, vì lượng vàng sở hữu là có hạn trong
khi nhu cầu sử dụng tiền lại lớn hơn rất nhiều. Việc Hoa Kỳ in tiền phục vụ cho việc tài trợ
cho Chiến tranh Việt Nam hoặc viện trợ cho các nước khác đã khiến USD mất giá và tăng
18
lạm phát. Để xoá bỏ sự bất hợp lý trên, vào tháng 8 năm 1971 tổng thống Hoa Kỳ Nixson đã
phải rút hẳn khỏi hệ thống Bretton Woods và tiến hành thả nổi đồng tiền.
* Chế độ lưu thông tiền giấy không chuyển đổi được ra vàng.

Sau khi chế độ bản vị USD sụp đổ, các nước chuyển sang thời kỳ áp dụng lưu thông
tiền giấy không chuyển đổi ra vàng.
Trong chế độ tiền tệ này, ngân hàng Trung ương các nước là cơ quan đại diện hợp
pháp phát hành tiền và đưa vào lưu thông.
Tiền giấy do ngân hàng Trung ương phát hành là đồng tiền pháp định thực hiện chức
năng là trung gian trao đổi với số lượng không hạn chế trong phạm vi cả nước.
1.3.3.3. Chế độ tiền tệ ở Việt Nam.
Phương tiện tiền tệ: tiền kim loại, tiền cotton, tiền polymer, tiền điện tử:
Đơn vị tiền tệ: đồng ký hiệu đ, mã ISO 4217: VND, 1 đồng = 10 hào = 100 xu.
Ngân hàng trung ương là cơ quan độc lập quyền phát hành tiền thông qua các kênh:
NSNN, hệ thống ngân hàng thương mại, nghiệp vụ thị trường mở, …
Lưu hành tiền giấy bất khả hoán, phát hành tiền dựa trên cơ sở hàng hóa.
Đang trong tình trạng dollar hóa cao.

1.3.3.4. Bút tệ SDR (Special Drawing Right)

SDR là một loại bút tệ được Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) sáng lập năm 1968;
SDR được sử dụng như một đơn vị tiền tệ quốc tế, có khả năng chuyển đổi ra ngoại tệ
mạnh.
Giá trị chính thức của SDR căn cứ vào bản vị tổng hợp của các đơn vị tiền tệ hàng đầu
của nhiều nước.
SDR thể hiện dưới hình thức ghi sổ của các quốc gia tại IMF và các nước có thẻ sử
dụng cho mục đích dự trứ và thanh toán như một loại bút tệ.
Giá trị của SDR được ấn định là 0.888671 gram vàng (tương đương hàm lượng vàng
của USD).
Ngày 01/7/1974, IMF quy định tính SDR dựa trên đồng tiền của 16 nước mà theo
thống kê phải chiếm 1% mậu dịch xuất khẩu trong thời gian từ 1968 – 1972. Đến năm 1986,
rổ tiền tệ tập trung vào 5 đồng tiền của 5 nước Mỹ, Tây Đức, Pháp, Anh và Nhật Bản. Và từ
năm 2001 đến nay, rổ tiền tệ chỉ còn lại 4 đồng tiền là USD, Euro, JPY và GBP.

19
Theo điều lệ của IMF, các nước hội viên đều được vay vốn và việc phân phối quyền sử
dụng SDR tùy thuộc vào tỷ lệ góp vốn của các thành viên tham gia và tổng số SDR mà IMF
phát hành.
Ví dụ: Mỹ là thành viên của IMF, với tỷ lệ góp vốn là 24,4%. Nếu Quỹ sử dụng tạo ra
1 tỷ SDR, thì Mỹ được phân phối sử dụng 244 triệu SDR.
1.3.3.5. Đồng tiền của khối Liên minh Châu Âu (Euro)

Sự hình thành Liên minh Châu Âu tạo ra thị trường thống nhất giữa các quốc gia thành
viên. Euro là tiền tệ thống nhất trong châu Âu có nguồn gốc từ thời kỳ đầu tiên của Liên
minh châu Âu và trong lịch sử kinh tế toàn cầu. Một mặt việc hòa nhập kinh tế thông qua
liên minh thuế quan 1968 đã có những bước tiến dài, mặt khác sự sụp đổ của hệ thống tỷ giá
hối đoái Bretton Woods dẫn đến việc tỷ giá hối đoái dao động mạnh mà theo như cách nhìn
của giới chính trị thì đã cản trở thương mại. Năm 1970 lần đầu tiên ý tưởng về một liên
minh tiền tệ châu Âu được cụ thể hóa.
Liên minh Tỷ giá hối đoái châu Âu được thành lập vào năm 1972 và sau đó là Hệ
thống Tiền tệ châu Âu vào năm 1979. Hệ thống tiền tệ châu Âu có nhiệm vụ ngăn cản việc
các tiền tệ quốc gia dao động quá mạnh. Đơn vị Tiền tệ châu Âu (tiếng Anh: European
Currency Unit – ECU), một đơn vị thanh toán, ra đời vì mục đích này và có thể xem như là
tiền thân của đồng Euro. Bước đầu tiên bắt đầu vào ngày 1 tháng 7 năm 1990, việc lưu
chuyển vốn được tự do hóa giữa các nước trong Liên minh châu Âu. Vào ngày 1 tháng 1
năm 1994 bước thứ hai bắt đầu: Viện Tiền tệ châu Âu, tiền thân của Ngân hàng Trung ương
châu Âu (ECB), được thành lập và tình trạng ngân sách quốc gia của các nước thành viên
bắt đầu được xem xét. Ngoài ra, vào ngày 16 tháng 12 năm 1995 Hội đồng châu Âu tại
Madrid (Tây Ban Nha) đã quyết định tên của loại tiền tệ mới: "Euro". Trước ngày này đã có
nhiều tên khác được thảo luận: các "ứng cử viên" quan trọng nhất bao gồm Franc châu Âu,
Krone châu Âu và Gulden châu Âu.
Tháng 05/1998, tại Bruxelles (Bỉ), Hội đồng Châu Âu đã công bố sự ra đời của Liên
minh kinh tế và tiền tệ Châu Âu gồm 11 nước thành viên trong khối EU. Các nước thành
viên phải đáp ứng việc gia nhập khu vực theo Hiệp ước Masstricht đó là:
+ Bội chi ngân sách lớn hơn 3% GDP.
+ Mức dư nợ công không vượt quá 60% GDP
+ Lạm phát không vượt quá 1,5% mức bình quân của 3 nước có mức tăng giá thấp
nhất.
20
+ Mức ổn định tỷ giá: có ít nhất 2 năm tuân thủ chế độ tỷ giá và mức biến động tỷ giá
do hệ thống tiền tệ Châu Âu quy định.
+ Lãi suất dài hạn không vượt quá 2% mức bình quân của 3 nước có mức tăng giá thấp
nhất.
+ Thành lập ngân hàng Trung ương Châu Âu (BCE) chịu trách nhiệm vận hành
chính sách tiền tệ chung Châu Âu từ ngày 01/01/1999.

+ Công bố tỷ giá hối đoái song phương cố định và vĩnh viễn giữa các đồng tiền
thành viên.

- Ngày 31/12/1998, BCE công bố chính thức tỷ giá chuyển đổi tiền từ các đồng tiền quốc
gia sang Euro. Tỷ giá này công bố 1 lần và không bao giờ thay đổi.
- Ngày 01/01/1999 đồng Euro chính thức ra đời với đầy đủ tư cách pháp lý của đồng tiền
chung – duy nhất khối EU-11.
- Ngày 04/01/1999, là ngày làm việc đầu tiên của năm 1999, đồng Euro đã có mặt tại thị
trường tài chính quốc tế.
- Từ ngày 01/01/1999 – 01/01/2002 là giai đoạn chuyển đổi của đồng Euro. Từ ngày
01/7/2002, các đồng bản tệ hoàn toàn rút khỏi lưu thông.
1.4. Thảo luận một số chủ đề liên quan
1. Tiền là gì?
2. Tại sao nói “Tiền là hàng hoá đặc biệt”?
3. Tiền tệ có các chức năng nào? Chức năng nào là cơ bản nhất vì sao?
4. Các chức năng của tiền đã được vận dụng như thế nào trong hoạt đông thực tiễn?
5. Xuất phát từ nguyên nhân nào mà vàng được thế giới hàng hóa suy tôn làm tiền tệ?
Vì sao vàng có nhiều ưu thế vượt trội so với các hàng hóa khác, nhưng ngày nay hầu hết các
nước trên thế giới lại không lưu thông tiền vàng?
6. Phân biệt tiền thật – tiền giả - tiề ảo?

21
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
Chương này sẽ giúp cho SV nắm vững các kiến thức cơ bản về nguồn gốc, quá trình
hình thành và phát triển của tài chính, bản chất, chức năng và vai trò của tài chính trong
nền kinh tế, cấu trúc và vận hành của hệ thống tài chính, cũng như việc huy động, sử dụng
và quản lý nguồn tài chính …là nền tảng lí luận căn bản để tiếp cận nội dung, tính chất của
các phạm trù tài chính và các vấn đề khác có liên quan.
2.1. Nguồn gốc và quá trình phát triển của tiền tệ.
a. Quá trình phát triển các hoạt động kinh tế là cả một quá trình lao động lâu dài
gắn liền với việc tìm kiếm những cách thức phân chia các nguồn của cải vật chất trong
xã hội, xuất phát từ 4 sự kiện cơ bản:
Lịch sử phát triển phân công lao động xã hội, cùng với quá trình phát triển của các
hoạt động kinh tế, kết quả của lao động mang tính xã hội hoá ngày càng cao.
Quá trình hình thành chế độ chiếm hữu tư nhân và nhà nước, sự phát triển xã hội hoá
lao động kéo theo sự tích tụ của cải vật chất vào tay một số người, tạo ra chênh lệch giàu
nghèo ngày càng lớn, đòi hỏi cần hình thành một cơ chếnhaf nước có đủ quyền lực dẻd điều
phối lại cho công bằng.
Sự xuất hiện của tiền tệ và nền sản xuất hàng hoá, cùng với sự hình thành các hình thái
giá trị, sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động trao đổi đã tạo điều kiện cho việc phân chia
các nguồn của cải vật chất trong xã hội trở nên dễ dàng hơn.
Việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ dành cho tiêu dùng và đầu tư, hình thành phát
sinh từ các quy luật tất yếu khách quan giữa tiêu dùng và tích luỹ của quá trình tái sản xuất
của xã hội.
b. Khái niệm về tài chính

Theo quan điểm của P.J. Drake (1980): Tài chính đơn thuần phản ánh hoạt động thu -
chi tiền tệ của Chính phủ. Nếu theo nghĩa rộng hơn, tài chính phản ánh các khoản vay và
cho vay ảnh hưởng đến mức cung tiền trên thị trường.
Theo tự điển Kinh tế học: Tài chính biểu thị vốn dưới các dạng tiền tệ (ở dạng các
khoản có thể vay mượn hay đóng góp vốn thông qua việc tạo lập, phân bổ và sử dụng các
quỹ tiền tệ để đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Theo Wikipedia: Tài chính là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của
cải xã hội dưới hình thức giá trị. Phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các

22
quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều
kiện nhất định.
Theo quan niệm khác: Phạm trù tài chính là các nguồn lực dưới dạng tiền mặt, tiền
gửi, các loại tài sản được chấp nhận trên thị trường như các công cụ trao đổi hay chuyển tải
giá trị như : cổ phiếu, trái phiếu hay các công cụ nợ....; Tài chính liên quan đến việc chu
chuyển các nguồn lực dưới dạng tiền mặt hoặc tài sản được chấp nhận trên thị trường như
các công cụ trao đổi hay chuyển tải giá trị giữa các tổ chức hay cá nhân thừa vốn đến các tổ
chức hay cá nhân cần vốn.
2.2. Bản chất của tài chính đối với nền kinh tế.
2.2.1. Nguồn tài chính.
Nguồn tài chính là cơ sở và đối tượng của các hoạt động phân phối trong nền kinh tế.
Khối lượng tiền tệ do các tổ chức, cá nhân... thực hiện sự chuyển giao với nhau được gọi là
nguồn tài chính (vốn kinh doanh, quỹ tiền tệ...)
Theo nghĩa hẹp: Nguồn tài chính là khối lượng tiền tệ có tính thanh khoản cao được
biểu thị thông qua các quỹ tiền tệ như:
+ Quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước;
+ Các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp;
+ Các quỹ tiền tệ của các định chế tài chính;
+ Quỹ tiền tệ của các hộ gia đình và các tổ chức xã hội.
Theo nghĩa rộng: ngoài khối tiền có tính thanh khoản cao, nguồn tài chính còn bao
gồm khối tiền có tính thanh khoản thấp hơn như:
+ Các loại tài sản tài chính hay chứng khoán: Khả năng chuyển đổi thành tiền của các
loại tài sản này phụ thuộc vào mức độ rủi ro của chúng, cũng như sự phát triển của hệ thống
tài chính.
+ Nguồn tài chính còn bao gồm các dạng tài sản như: bất động sản, sở hữu trí tuệ và
các loại tài sản vô hình khác có khả năng chuyển đổi thành tiền.
Nguồn tài chính bao gồm: Nguồn tài chính trong nước và nước ngoài.
[1] Nguồn tài chính trong nước:

- Thể hiện sức mạnh nội lực của một quốc gia.
- Ưu điểm: ổn định, chi phí thấp, giảm thiểu được rủi ro cho nền kinh tế do những tác động
bên ngoài.

23
- Nguồn vốn được hình thành từ việc tiết kiệm trong nền kinh tế trong nước giữ vị trí quyết
định.
- Tiết kiệm có tác động tích cực đối với tăng trưởng.
- Tiết kiệm là điều kiện cần thiết để hập thụ vốn nước ngoài có hiệu quả, giảm sức ép về
phía Ngân hàng Trung ương.
[2] Nguồn tài chính ngoài nước.

- Mang lại ngoại tệ cho nền kinh tế;


- Ẩn chứa những nhân tố tiềm tàng gây bất lợi cho nền kinh tế: nguy cơ khủng hoảng nợ,
sự tháo lui đầu tư, gia tăng tiêu dụng, giảm tiết kiệm...
- Thách thức: chính sách huy động vốn của các nền kinh tế đáp ứng nhu cầu vốn cho công
nghiệp hóa. Tuy nhiên, cũng phải kiểm soát chặt chẽ sự vận động vốn nước ngoài để
ngăn chặn khủng hoảng.
2.2.2. Bản chất của tài chính.
- Phản ánh các mối quan hệ kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân với nhau trong quá trình tạo
lập, phân phối và sử dụng các nguồn tài chính. Cụ thể:
+ Mối quan hệ giừa các doanh nghiệp và Chính phủ: qua hoạt động nộp thuế;
+ Mối quan hệ giữa Chính phủ và các tổ chức cá nhân: thông qua việc huy động vốn
bằng phát hành trái phiếu;
+ Mối quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức và các định chế tài chính : thông qua việc gửi
tiền;
+ Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và các định chế tài chính: thông qua việc vay
tiền để mở rộng sản xuất,....
- Các phương thức phân phối hoặc thu nhập của các chủ thể kinh tế dưới hình thức giá trị:
+ Phân phối theo nguyên tắc hoàn trả;
+ Phân phối hoàn trả có điều kiện và không tương xứng;
+ Phân phối không hoàn trả.
2.3. Chức năng của tài chính trong nền kinh tế thị trường.
2.3.1. Huy động vốn:
Thể hiện khả năng tổ chức, khai thác các nguồn tài chính nhằm tạo lập nguồn lực, đáp
ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế.
Chức năng huy động vốn được thực hiện trên cơ sở tương tác giữa các yếu tố:
+ Người (cá nhân, tổ chức) cần vốn;
24
+ Các nhà đầu tư;
+ Hệ thống tài chính: thị trường tài chính và các định chế tài chính;
+ Môi trường tài chính và kinh tế.
- Các yêu cầu đối với chính sách huy động vốn:

+ Về thời gian: Đáp ứng kịp thời;


+ Về kinh tế: Chí phí hợp lý
+ Về mặt pháp lý: trong khuôn khổ luật pháp cho phép.
2.3.2. Phân phối nguồn tài chính:
Phân phối nguồn tài chính thông qua việc thiết lập, sử dụng nguồn lực sẵn có để đạt
các mục tiêu phát triển trong ngắn hạn và dài hạn của các tổ chức, các nhân tham gia trong
nền kinh tế.
Khi thực hiện việc phân bổ nguồn lực tài chính, cần xây dựng chiến lược phân bổ hiệu
quả.
Quy trình chiến lược phân bổ nguồn lực tài chính:
[1] Vị trí ở hiện tại: tiến hành xem xét đánh giá môi trường kinh tế - xã hội.
[2] Mục tiêu phát triển: cần xem xét trên các khía cạnh: quản lý tốt, thể chế lành mạnh,
tăng trưởng bền vững, nguồn nhân lực. Cần xác định mục tiêu chiến lược ưu tiên, lựa chọn,
đánh đổi các mục tiêu trong sự so sánh các nguồn lực sẵn có
[3] Cách thức để đạt được mục tiêu chiến lược: Từ chiến lược chuyển thành hành động
kế hoạch và lập ngân sách, tổ chức thực hiện chiến lược để đạt mục tiêu. Điều này liên quan
đến việc thiết lập các yếu tố đầu ra, quy trình tổ chức thực hiện.
2.3.3. Kiểm tra tài chính.
Phản ánh hoạt động thu thập và đánh giá những bằng chứng về thông tin liên quan đến
quá trình huy động và phân bổ các nguồn tài chính với mục đích đảm bảo tính đúng đắn,
tính hiệu quả và hiệu lực của việc tạo lập vả sử dụng các quỹ tiền tệ.
- Kiểm tra tài chính thể hiện dưới các loại hình sau:
+ Thanh tra tài chính;
+ Kiểm toán nội bộ;
+ Kiểm toán độc lập;
+ Kiểm toán Nhà nước.
- Kiểm tra tài chính được thực hiện dựa trên sự kết hợp các yếu tố sau:

+ Chủ thể kiểm tra

25
+ Đối tượng kiểm tra
+ Cơ sở để kiểm tra
+ Phương pháp kiểm tra
+ Báo cáo, đánh giá kết quả kiểm tra.
- Đặc điểm của kiểm tra tài chính:

+ Được thực hiện thông qua các chỉ tiêu tài chính: chỉ tiêu tuyệt đối, chỉ tiêu tương
đối.
+ Được thực hiện thường xuyên
2.4. Cấu trúc hệ thống tài chính (HTTC) trong nền kinh tế thị trường.
2.4.1. Khái niệm và cơ cấu tài chính.
Là một hệ thống gồm có thị trường và các chủ thể tài chính, thực hiện chức năng gắn
kết cung – cầu về vốn lại với nhau.
Hệ thống tài chính đóng vai trò là cầu nối gắn kết các quan hệ cung – cầu vốn trong
nền kinh tế, được cấu thành chủ yếu bởi 4 thành tố:
[1] Thị trường tài chính
[2] Các định chế tài chính: là các chủ thể tham gia và kiến tạo nên thị trường tài chính.
[3] Cơ sở hạ tầng tài chính của HTTC
[4] Các công cụ tài chính: (gồm công cụ tiền tệ, công cụ nợ, công cụ vốn và công cụ
phái sinh)
Chức năng cơ bản của HTTC: tạo ra kênh chuyển tải vốn, từ người thừa vốn đến người
cần vốn.
+ Khi hệ thống hoạt động hiệu quả, sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và gia tăng phúc
lợi xã hội.
+ Thông qua HTTC, tạo cơ hội cho những người thừa vốn gia tăng khả năng sinh lợi
của đồng vốn; những người thiếu vốn sẽ có cơ hội tiếp cận vốn, thỏa mãn nhu cầu cần vốn.
Chức năng cung cấp các dịch vụ tài chính và các thông tin giao dịch về tài chính...
2.4.2. Đặc điểm các bộ phận của hệ thống tài chính.
[1] Thị trường tài chính.

Thị trường tài chính là tổng hòa các mối quan hệ cung cầu về vốn, diễn ra dưới hình
thức vay mượn, mua bán vê vốn, tiền tệ và các chứng từ có giá, nhằm chuyển dịch từ nơi
cung cấp vốn đến nơi có nhu cầu về vốn cho các hoạt động kinh tế.
Hệ thống thị trường tài chính bao gồm:
26
+ Thị trường tiền tệ: nơi diễn ra hoạt động mua bán các công cụ nợ ngắn hạn (thường
dưới 1 năm)
+ Thị trường vốn (thị trường chứng khoán): nơi diễn ra các hoạt động mua bán các
công cụ vốn (cổ phiếu, trái phiếu), công cụ nợ trung và dài hạn theo quy định của pháp luật.
[2] Các chủ thể tài chính: gồm các thể nhân và pháp nhân tài chính.

Tài chính công: Tài chính công phản ánh các quan hệ kinh tế trong phân phối nguồn
tài chính quốc gia giữa các cơ quan công quyền với các chủ thể khác trong nền kinh tế nhằm
thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
- Đặc trưng bằng các quỹ tiền tệ của các định chế tài chính thuộc khu vực công và khu vực

tư hoạt động theo nguyên tắc và cơ chế nhất định.


- Đặc điểm của tài chính công:

+ Gắn liền với sở hữu nhà nước, quyền lực chính trị.
+ Chứa đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng.
+ Hiệu quả của hoạt động thu chi tài chính không lượng hóa được.
+ Phạm vi hoạt động rộng.
Tài chính doanh nghiệp: Là các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo
lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu nhất định.
+ Đặc trưng bằng các loại vốn hay các quỹ tiền tệ phục vụ cho hoạt động đầu tư của
các công ty.
+ Chức năng: Huy động các nguồn tài chính nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp; Đóng vai trò đòn bẩy kích thích và điều tiết sản xuất kinh doanh; Là công
cụ giám sát, kiểm tra chặt chẽ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tài chính quốc tế: là hệ thống những quan hệ kinh tế nảy sinh giữa nhà nước hoặc các
tổ chức của nhà nước với các nhà nước khác, các tổ chức của các nhà nước khác, các công
dân nước ngoài và với các tổ chức quốc tế, gắn liền với dòng lưu chuyển hàng hóa và tiền
vốn trên thế giới theo những nguyên tắc nhất định.
Tài chính trung gian: Tài chính trung gian là các quan hệ kinh tế phát sinh trong nền
kinh tế xã hội nhằm đạt tới mục tiêu nhất định, bao gồm các lĩnh vực như: tín dụng, bảo
hiểm, các tổ chức tài chính trung gian, ...
Thị trường tài chính: là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán quyền sử dụng
các nguồn tài chính thông qua những phương thức giao dịch và công cụ tài chính nhất định.
27
Tài chính cá nhân và hộ gia đình: Tài chính dân cư là ngân quỹ của từng hộ gia đình,
hình thành chủ yếu từ các khoản thu nhập, tiền lương do lao động hay sản xuất kinh doanh,
từ nguồn thừa kế, biếu tặng, ... được sử dụng chủ yếu để trang trải các nhu cầu thiết yếu
trong cuộc sống và có thể đầu tư.
Tài chính của các tổ chức xã hội: Tài chính của các tổ chức xã hội bao gồm: tài chính
của các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, phụ nữ, đảng phái chính trị, hiệp hội nông dân,
hội bảo trợ ... hình thành từ sự đóng góp hội phí, ủng hộ trong và ngoài nước ... nhằm mục
đích tiêu dùng cho hoạt động của tổ chức đó.
2.4.3. Mối quan hệ giữa các bộ phận với hệ thống tài chính.
[1] Mối quan hệ giữa chủ thể tài chính với thị trường tài chính (TTTC).

Tài chính công với thị trường tài chính.

+ TTTC lành mạnh, sẽ góp phần trong việc ổn định chu kỳ kinh tế kiểm soát lạm phát,
thúc đẩy TTTC phát triển.
+ TTTC phát triển, giúp Chính phủ phối hợp các chính sách một cách hiệu quả trong
quá trình điều tiết vĩ mô.
Tài chính doanh nghiệp với thị trường tài chính.

+ Các doanh nghiệp tham gia trên TTTC với 2 khía cạnh: cung và cầu chứng khoán.
+ Các doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu; hình thành và phát
triển thị trường vốn.
+ TTTC đa dạng hóa các công cụ chuyển tải vốn cho doanh nghiệp.
Tài chính hộ gia đình với thị trường tài chính.

+ TTTC phát triển sẽ mở ra cơ hội đầu tư cho các hộ gia đình.


+ Các hộ gia đình (nhà đầu tư) lựa chọn danh mục đầu tư gắn liền với các hoạt động
tài chính trên TTTC.
Các định chế tài chính với TTTC.

+ Các Công ty Bào hiểm, quỹ đầu tư, công ty tài chính, công ty chứng khoán: tham
gia TTTC với tư cách là người mua và người bán để tìm kiếm lợi nhuận.

+ Các ngân hàng thương mại: là các nhà phát hành cổ phiếu, trái phiếu, làm đại lý phát
hành, bảo lãnh phát hành..., trung gian môi giới chứng khoán.

28
+ Các tổ chức có vai trò hỗ trợ nâng cao mức tín nhiệm; hoặc các tổ chức có vai trò là
bên thứ ba trong quá trình chứng khoán hóa.
[2] Mối quan hệ giữa các chủ thể tài chính.

Hoạt động tài chính công có ảnh hưởng đến các bộ phận tài chính còn lại.
Thông qua các chương trình đầu tư công, Chính phủ làm gia tăng tổng cầu xã hội.
Tác động điều tiết vĩ mô của tài chính công là hướng đến việc điều chỉnh hành vi của
các chủ thể kinh tế.

Các tổ chức, cá nhân muốn tìm kiếm nguồn tài trợ phải thông qua các dịch vụ tài chính
do các định chế tài chính cung cấp.
Các định chế tài chính phải theo dõi các hoạt động để phục vụ nhu cầu vốn cho các tổ
chức, cá nhân có yêu cầu.

2.5. Vai trò của tài chính trong nền kinh tế thị trường.
2.5.1. Công cụ phân phối sản phẩm quốc dân:
Thông qua 2 khâu phân phối đã hình thành nên những nguồn lực tài chính cho các
khâu của hệ thống tài chính.
Thông qua phân phối của tài chính, hàng loạt các quan hệ cân đối của nền kinh tế như:
cân đối tích lũy – tiêu dùng, cân đối tiết kiệm – đầu tư, ... được xác lập và thích ứng với
từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Điều tiết thu nhập giữa các địa phương, các ngành, ... đảm bảo tính công bằng xã hội
trong việc phân phối các nguồn thu nhập.
2.5.2. Công cụ quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế:
Tác động để các quan hệ kinh tế vận động theo định hướng của Nhà nước.
Hướng dẫn các hoạt động kinh doanh phù hợp với các chính sách kinh tế.
Kiểm soát và điều chỉnh các quan hệ kinh tế nhằm thích ứng với những biến động của
nền kinh tế.
2.6. Câu hỏi thảo luận và ôn tập
1. Hệ thống tài chính Việt Nam có đầy đủ các thành phần của một hệ thống tài chính
chuẩn không?
2. Tài chính hình thành và phát triển gắn liền với các sự kiện?
3. Các bộ phận cấu thành quan trọng nhất của hệ thống tài chính.
4. Tài chính đóng góp như thế nào đối với sự phát triển của xã hội?
29
CHƯƠNG 3. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Chương này tập trung nghiên cứu sự hình thành và phát triển của thị trường tài chính,
nắm vững cấu trúc tổ chức cũng như khái niệm và phân loại thị trường tài chính, các chủ
thể tham gia và các công cụ trên thị trường tài chính … tạo điều kiện cho việc đi sâu vào
tìm hiểu các hoạt động của trung gian tài chính trên thị trường tài chính.
3.1. Cơ sở hình thành thị trường tài chính.
Cùng với sự phát triển của hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hoá, sự gia tăng thu
nhập của công chúng đã góp phần làm các nguồn vốn dùng vào mục tiêu cất trữ và các nhu
cầu cần vốn để trao đổi, phát triển sản xuất trong nền kinh tế gia tăng nhanh chóng. Với tâm
lý của người thừa vốn mong muốn đồng vốn được sử dụng hiệu quả hơn, trong khi người có
nhu cầu cần vốn cũng luôn mong muốn tìm kiếm được nguồn vốn kịp thời và đủ nhưng với
chi phí hợp lý. Thị truòng tài chính đã được hình thành nhằm kết nối giữa cung – cầu vốn
trong nền kinh tế, tạo thuận lợi cho các hoạt động trao đổi hàng hoá là các công cụ tài chính
gặp nhau, qua đó góp phần điều tiết các quan hệ vốn tiền tệ trong nền kinh tế.
=> Cơ sở hình thành thị trường tài chính

- Nhu cầu giao lưu vốn trong nền kinh tế thị trường
- Sự xuất hiện của các giấy tờ có giá
- Các trung gian tài chính được hình thành và hoạt động có hiệu quả
3.1.1. Nhu cầu giao lưu vốn trong nền kinh tế thị trường.
Nguồn cầu vốn Nguồn cung vốn

− Thiếu hụt vốn sản xuất, kinh doanh của các − Vốn tạm thời nhàn rỗi của doanh nghiệp, dân cư
doanh nghiệp, nhu cầu chi tiêu của cá nhân, hộ
gia đình
− Thặng dư NSNN
− Thâm hụt ngân sách nhà nước
− Vốn viện trợ, đầu tư từ chính phủ các nước, các tổ
− Chi tiêu công, đầu tư cơ sở vật chất cho quốc
chức quốc tế
gia
− Vay nợ nước ngoài
− Trả nợ nước ngoài
− Trả nợ ODA
− Viện trợ ODA: toàn phần, 1 phần hoặc ưu đãi
lãi suất
− Thu hồi vốn đầu tư FDI − Đầu tư FDI
Khi thừa vốn:

30
Cá nhân, nhà đầu tư: đối với người muốn sinh lãi nhưng an toàn cao thì chọn hình thức gởi
tiết kiệm tại các TCTD, NHTM; nếu muốn mạo hiểm hơn nhằm kỳ vọng thu được tỷ suất lợi nhuận
lớn thì chọn mua cổ phiếu, trái phiếu và các loại hàng hóa tài chính khác. Còn nếu có một nền kiến
thức nhất định, họ có thể đầu tư trực tiếp, biến tiền nhàn rỗi thành tiền đầu tư như bất động sản,
vàng, ngoại tệ.
Doanh nghiệp với tư cách là một chủ thể có quy mô về vốn lớn hơn rất nhiều lần so với cá
nhân, ngoài việc phải tính toán sao cho bán được hàng, tạo doanh thu, doanh nghiệp còn phải cân
đối nguồn thu và chi nhằm đảm bảo cuộc sống của lực lượng lao động, nên nguồn tiền nhãn rỗi dù
lớn đến đâu vẫn phải dành ra một khoản tiền mặt đủ lớn, đủ duy trì thanh khoản nhằm chi trả thù
lao người lao động và mua nguyên vật liệu. Số tiền chưa dùng đến, có thể dùng để mua cổ phiếu,
trái phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán, đó là cách lựa chọn phổ biến mà nhiều doanh nghiệp lựa
chọn, nhất là những doanh nghiệp có vòng quay hàng tồn ngắn, đôi khi họ cần phải rút vốn về thật
nhanh.
Chính phủ: Thu chi ngân sách có liên quan trực tiếp đến hoạt động của bộ máy Nhà nước, nên
bội thu ngân sách sẽ tạo điều kiện cho Nhà nước thuận lợi cho việc chủ động, linh hoạt trong
quản lý điều hành cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Bội thu ngân sách tạo điều kiện
cho việc giảm nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài/GDP- một trong những quan hệ cân đối
kinh tế vĩ mô quan trọng, liên quan đến an toàn tài chính quốc gia của Việt Nam. Sãn sàng cung
ứng vốn cho nền kinh tế, góp phần phục hồi và tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ bình ổn lạm phát.
3.1.2. Sự xuất hiện của các giấy tờ có giá.
Quan hệ chuyển nhượng vốn làm phát sinh các công cụ tài chính, như: hợp đồng tín
dụng, trái phiếu, cổ phiếu, giấy nhận nợ, thương phiếu, ...
3.1.3. Các trung gian tài chính được hình thành và hoạt động có hiệu quả
Thị trường tài chính sẽ ảm đạm và không có sức sống nếu không có các định chế tài
chính tồn tại và hoạt động. Chính những định chế tài chính này mới là tác nhân tạo ra các
dòng chảy của các luồng vốn trong nền kinh tế, tức là tạo ra sức sống của thị trường tài
chính. Các chuyên gia tài chính thậm chí còn khẳng định không có các định chế tài chính sẽ
không có thực sự tồn tại của thị trường tài chính, tuy nhiên nếu có quá nhiều định chế tài
chính sẽ làm cho thị trường bị pha loãng, tạo ra sự ganh đua và cạnh tranh thái quá, có thể
gây tổn hại nghiêm trọng, khi gây khủng hoảng tài chính, cũng chính vì vậy mà chính phủ
nhiều nước có chính sách khuyến khích phát triển định chế tài chính theo hướng lành mạnh
và có hiệu quả.
Các định chế tài chính trong nền kinh tế bao gồm: H

31
Hệ thống ngân hàng thương mại: Hệ thống ngân hàng thương mại có vị trí rất đặc biệt
trong nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng. Nhờ có sự tồn tại và hoạt động
của các ngân hàng thương mại mà các giao dịch trên thị trường tài chính, kể cả trả giao dịch
trực tiếp và giao dịch gián tiếp được thực hiện thuận lợi, trôi chảy. Sự vận động của các
luồng vốn trong nền kinh tế được ví như sự lưu thông của các mạch máu trong cơ thể của
nền kinh tế hiện đại. Nếu không có hệ thống ngân hàng thương mại tồn tại và hoạt động thì
sự lưu thông đó sẽ bị ngưng trệ và chậm trễ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh
tế xã hội. Chính vì lẽ đó mà các nhà nghiên cứu, các chuyên gia kinh tế đều khẳng định vai
trò to lớn của hệ thống ngân hàng thương mại đối với thị trường tài
chính.

Hệ thống ngân hàng thương mại trong nền kinh tế gồm:

- Ngân hàng thương mại Nhà nước (NH công)

- Ngân hàng thương mại cổ phần

- Ngân hàng thương mại liên doanh

- Ngân hàng thương mại nước ngoài (Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và ngân hàng
100% vốn nước ngoài).

Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng: Tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm có:

- Công ty tài chính

- Công ty cho thuê tài chính

- Hệ thống tín dụng nhân dân

Tổ chức tín dụng có vai trò như hệ thống ngân hàng thương mại nhưng phạm vi hoạt động,
mức độ ảnh hưởng và quy mô không lớn.

Các định chế tài chính phi ngân hàng: Định chế tài chính phi ngân hàng cũng có vị trí
rất quan trọng trong nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng. Cách giao dịch
tài chính qua các định chế này có quy mô khá lớn góp phần làm phong phú hơn, sôi động
hơn thị trường tài chính của một quốc gia. Định chế tài chính phi ngân hàng gồm có:
- Công ty Bảo hiểm

- Công ty Chứng khoán

- Các quỹ Đầu tư

- Quỹ Bảo hiểm Xã hội v.v


32
3.1.4. Điều kiện cần thiết hình thành thị trường tài chính
- Nền kinh tế hàng hoá phát triển, tiền tệ ổn định, kiểm soát được lạm phát;
- Các công cụ tạo ra các phương tiện chuyển giao quyền sử dụng các nguồn tài chính đa
dạng.
- Hệ thống các trung gian tài chính phát triển
- Hệ thống pháp luật và quản lý nhà nước giám sát hoạt động hoàn thiện;
- Cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống thông tin kinh tế phục vụ hoàn hảo;
- Các nhà kinh doanh, quản lý am hiểu và các nha đầu tư có kiến thức, dám mạo hiểm.
3.2. Khái niệm và phân loại thị trường tài chính (TTTC)
3.2.1. Khái niệm thị trường tài chính.
TTTC là nơi diễn ra các hoạt động mua bán (giao dịch) các tài sản tài chính (các loại
giấy tờ có giá, nơi gặp gỡ các nguồn cung – cầu về vốn. Qua đó, hình thành nên giá mua –
bán các loại cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu; công cụ tài chính phái sinh (hợp đồng
kỳ hạn, tương lai, quyền chọn, ...); hình thành giá cả các loại vốn đầu tư gồm: lãi suất đi vay
– cho vay, lãi suất ngắn hạn – trung hạn và dài hạn.
Để tạo lập một môi trường sôi động của thị trường tài chính, cần có sự kết hợp của
nhiều yếu tố cơ bản sau đây:
+ Đối tượng của TTTC: Nguồn cung – cầu về vốn trong xã hội của các chủ thể kinh tế
nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tầng lớp dân cư.
+ Công cụ tham gia trên TTTC: Các loại chứng từ có giá như: trái phiếu do Nhà nước
phát hành, chứng khoán cho các doanh nghiệp cổ phần phát hành, các dạng kỳ phiếu, séc...
+ Cách thức chuyển giao: thực hiện thông qua các hình thức đầu tư vốn vào các doanh

nghiệp sản xuất kinh doanh dưới dạng đầu tư trực tiếp bằng vốn tài sản tài chính hoặc dưới
dạng đầu tư gián tiếp bằng cách mua bán các giấy tờ có giá trên các thị trường tài chính;
+ Chủ thể tham gia trên TTTC: Pháp nhân hay thể nhân đại diện cho nguồn cung – cầu
về vốn nhàn rỗi, chủ yếu là các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm,
quỹ đầu tư và đặc biệt là các công ty môi giới.
3.2.2. Vai trò và chức năng của thị trường tài chính.
3.2.2.1 Vai trò của thị trường tài chính

[1] Cân bằng về giá trị trong quá trình di chuyển vốn tiền tệ giữa các thị trường: tạo
điều kiện nối kết giữa các nhà đầu tư và người sử dụng vốn có cùng mục tiêu và lợi ích kỳ

33
vọng thông qua các phương thức điều hành mang tính chuyên nghiệp và áp dụng các kỹ
thuật công nghệ cao;
[2] Thực hiện các hoạt động môi giới kinh doanh: cung cấp các dịch vụ tài chính
chuyên nghiệp của các định chế tài chính trung gian, thị trường tài chính làm cầu nối giữa
các nhà đầu tư và người cần vốn trong quá trình mua bán trao đổi các công cụ tài chính, qua
đó hưởng chênh lệch giá;
[3] Thực hiện các hoạt động tín dụng liên thị trường: nguồn vốn huy động được trên
TTTC được nhiều tổ chức tài chính khác nhau khai thác, sử dụng nhằm đáp ứng cho các nhu
cầu đầu tư đa dạng trong nền kinh tế
[4] Tạo kênh dẫn vốn, làm cầu nối cung cầu vốn từ người không có cơ hội đầu sinh lời
sang người có cơ hội đầu tư sinh lời. Trong nền kinh tế, hiện tượng thừa vốn tạm thời và
thiếu vốn tạm thời là hiện tượng phổ biến, xảy ra thường xuyên. Hiện tượng này không
những xảy ra trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà còn phải ra ra cả trong các lĩnh vực phi
sản xuất. Nếu không có một Thị trường Tài chính tồn tại và hoạt động, thì hiện tượng thừa
vốn và thiếu vốn sẽ không được giải quyết. Trạng thái đóng băng, xơ cứng của những nơi
Thị trường tài chính thừa vốn và tình trạng thiếu vốn của những nhà kinh doanh, nhà buôn,
cũng như các nhu cầu khác trong xã hội sẽ không được giải quyết một cách hài hòa và có lợi
cho cả hai phía, nếu không có tồn tại và hoạt động của thị trường tài chính. Tình trạng lãng
phí vốn do không được điều hòa kịp thời sẽ sẽ được giải quyết triệt để hơn, nhanh chóng
hơn và hợp lý hơn nhờ cơ chế hoạt động của Thị trường Tài chính. Nghĩa là nhờ có Thị
trường Tài chính hoạt động với phạm vi rộng khắp và linh hoạt, đã tạo ra các dòng chảy của
vốn trong nền kinh tế, để tự động điều chỉnh và giải quyết yêu cầu của nền kinh tế. Nói cách
khác, thị trường tài chính sẽ tự động tìm nguồn cung ứng vốn, đồng thời khi cung ứng vốn
cho nơi có nhu cầu bằng cơ chế điều hòa lợi ích và linh hoạt. Cơ chế làm lợi cho mọi đối
tượng tham gia.
[5] Mở rộng tiết kiệm: giúp tiết kiệm chi phí thông tin, nghiên cứu và tìm hiểu thị
trường để mua bán các lại tài sản tài chính và tạo luồng quỹ chảy vào đầu tư.
Trong điều kiện còn tồn tại kinh tế hàng hóa, tiền tệ vừa là công cụ đo lường giá trị,
vừa là công cụ để phục vụ nhu cầu lưu thông trao đổi hàng hóa, đồng thời tiền tệ là phương
tiện để tích lũy giá trị. Việc tích lũy giá trị vừa là mục tiêu vừa là động lực của mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên việc tích lũy tiền tệ không chỉ đơn thuần làm việc cất
trữ tiền, mà chủ thể thực hiện tích lũy tiền tệ luôn đòi hỏi vừa phải bảo toàn giá trị vừa phải

34
gia tăng giá trị tích lũy qua thời gian. Đòi hỏi chỉ có thể được thực hiện khi có hoạt động
của thị trường tài chính. Hệ thống ngân hàng thương mại là nơi đến của những người muốn
tích lũy tiền tệ và đầu tư một cách đơn giản và an toàn, những ai mong muốn việc tích lũy
và đầu tư mạo hiểm hơn, sôi động hơn sẽ tham gia vào thị trường chứng khoán. Như vậy
nhờ có thị trường tài chính đã kích thích tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế. Tích lũy tiền
tệ: Tiết kiệm là một truyền thống của người lao động, một thói quen của mọi tầng lớp dân
cư trong xã hội dẫn đến việc tích lũy tiền tệ một cách cách thường xuyên. Tích lũy tiền tệ
thông qua hệ thống tài chính là tích lũy tiền tệ vừa có lợi ích cho người tích lũy, vừa có lợi
cho xã hội vì thị trường tài chính sẽ chuyển hóa tiền tệ tích lũy thành vốn đầu tư kinh doanh.
Đầu tư: Ngoài việc tích lũy tiền tệ như một phương thức để dành tiền cho nhu cầu tương lai,
thì đầu tư còn là một hình thái khác với mục tiêu sinh lời. Đầu tư đối với người lao động
bình thường là là làm cho đồng tiền tích lũy được bảo toàn và sinh lời dưới mọi hình thức.
Đối với các tổ chức và cá nhân, tích lũy và đầu tư sẽ mang lại lợi ích cho chính bản thân,
nhưng đối với nền kinh tế, việc này đặc biệt có ý nghĩa vì chính nhờ việc tích lũy và đầu tư
đó sẽ tác động tích cực đến toàn bộ nền kinh tế xã hội, làm cho nền kinh tế xã hội không
ngừng phát triển, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao.
[6] Gia tăng khả năng thanh khoản: bằng cách biến tiền thành trái quyền hoặc quyền
sở hữu, dựa trên quy mô lớn nhờ khả năng tâpj trung được các giao dịch trong nền kinh tế.
Hoạt động của thị trường tài chính phát triển từ những công cụ đơn giản thô sơ từ những
bước đi ban đầu, nhưng cùng với sự phát triển của các loại thị trường, trong đó có thị trường
tài chính, thì công cụ hoạt động ngày càng phong phú hơn, làm cho việc chuyển nhượng,
mua bán trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều, từ đó làm Thị trường tài chính cho các
sản phẩm tài chính có tính thanh khoản này càng cao hơn. Khi các sản phẩm tài chính có
thanh khoản cao nghĩa là:

- Khả năng chuyển hóa thành tiền cao

- Giúp chủ sở hữu các tài sản tài chính dễ dàng chuyển đổi danh mục đầu tư theo yêu
cầu.

- Tạo thuận lợi cho các công cụ tài chính lưu thông thông suốt.

[7] Thực hiện chính sách tài chính, chính sách tiền tệ của nà nước.
3.2.2.1 Chức năng của thị trường tài chính

35
[1] Hình thành giá các tài sản tài chính, thông qua hệ thống các thị trường bộ phận đa
dạng và phong phú, dưới nhiều hình thức và quy mô khác nhau nhằm kết nối các hoạt động
cung cầu vốn trong nền kinh tế;
[2] Cung cấp cơ chế cho các nhà đầu tư bán các tài sản tài chính, bang cách xây dựng
các quy chế tổ chức, giao dịch mua bán chặt chẽ, bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư và trách
nhiệm của các đơn vị sử dụng vốn, thị trường tài chính tạo điều kiện cho việc khơi thông,
mở rộng, thu hút các nguồn vốn và cung cấp các kênh dẫn vốn hiệu quả, kích thích tiết kiệm
đầu tư, đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế;
[3] Giảm chi phí tìm kiếm và chi phí thông tin, bằng các cơ chế giám sát chặt chẽ, liên
tục, tình hình tài chính kinh doanh của các chủ thể tham gia niêm yết và cung cấp kịp thời
các thông tin và định giá doanh nghiệp cho các nhà đầu tư, thị trường tài chính góp phần
nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động của nền kinh tế, làm tăng hiệu suất sử dụng vốn
và thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển;
3.2.3. Phân loại thị trường tài chính.
[1] Căn cứ vào thời gian vận động của vốn (kỳ hạn thanh toán của các chứng từ giao
dịch trên thị trường), TTTC phân thành 2 loại:

Thị trường tiền tệ: là thị trường giao dịch các loại vốn ngắn hạn, không quá 1 năm
(gồm thị trường hối đoái, thị trường liên ngân hàng, thị trường cho vay ngắn hạn của các
định chế tài chính trung gian);
Thị trường giao dịch mua bán các chứng từ có giá ngắn hạn. Thị trường giao dịch vốn
tiền tệ và vốn đầu tư tín dụng. Thị trường tiền tệ thực chất là thị trường giao dịch và tiền tệ
giữa các chủ thể để đáp ứng nhu cầu trái chiều nhau của các chủ thể đó. Thị trường tiền tệ
theo nghĩa rộng là thị trường trong đó một giao dịch về tiền vốn ngắn hạn được thực hiện.
Thị trường vốn: là thị trường giao dịch các loại vốn dài hạn, trên 1 năm (gồm thị
truòng thế chấp bất động sản, thị trường chứng khoán);
Chứng khoán thị trường tiền tệ có tính thanh khoản cao hơn chứng khoán thị trường
vốn. Tuy nhiên, chứng khoán thị trường vốn tạo ra lợi nhuận hàng năm cao hơn chứng
khoán thị trường tiền tệ.
[2] Căn cứ vào cách thức huy động vốn, TTTC phân thành 2 loại:

Thị trường công cụ nợ: Người cần vốn ở vị thế người đi vay sẽ cam kết trả lãi, thời
hạn thanh toán, và hoàn trả nợ gốc khi phát hành các công cụ nợ để huy động vốn.

36
Thị trường phát hành, mua bán các chứng khoán nợ. Đây là thị trường vay nợ, do đó
nó không làm thay đổi quyền sở hữu vốn, mà chỉ làm thay đổi quyền sử dụng vốn trong một
thời gian nhất định. Ngoại trừ Kho Bạc Nhà nước và NHTW, bất kỳ một tổ chức Tài chính
hoặc một tổ chức kinh tế nào có nhu cầu, và được phép của cơ Thị trường tài chính quan
chức năng, đều có quyền phát hành chứng khoán nợ để huy động vốn trong nền kinh tế xã
hội. Các công cụ nợ bao gồm: Công cụ nợ ngắn hạn: Các giấy tờ có giá ngắn hạn, có thời
hạn từ một năm trở lại như Tín phiếu Kho Bạc, Tín phiếu NHTW, kỳ phiếu ngân hàng,
chứng chỉ tiền gửi... Công cụ nợ dài hạn: Các giấy tờ có giá dài hạn, có thời hạn trên 1 năm
như Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu đô thị, Trái phiếu công ty.
Thị trường vốn cổ phiếu: Người cần vốn là các doanh nghiệp, kêu gọi sự góp vốn từ
các nhà đầu tư, cũng tham gia với tư cách là những người đồng sở hữu, cũng chia sẻ thu
nhập và tài sản của doanh nghiệp.
Thị trường phát hành, mua bán các chứng khoán vốn. Các công ty cổ phần, các quỹ
đầu tư, các DN Nhà nước phát hành cổ phiếu lần đầu, đều có quyền phát hành các công cụ
vốn để tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh. Cổ phiếu: Đây là công cụ chủ yếu và phổ
biến để các Công ty cổ phần tập trung vốn từ nền kinh tế xã hội. Chứng chỉ quỹ đầu tư: Đây
là công cụ tập trung vốn của các Quỹ Đầu tư.
[3] Căn cứ vào cơ cấu tổ chức, TTTC phân thành 2 loại:

Thị trường sơ cấp (hay thị trường cấp 1): là thị trường giao dịch các loại chứng khoán
mới phát hành (lần đầu tiên) giữa các tổ chức tài chính và người cần vốn. Giao dịch trên thị
trường sơ cấp cung cấp nguồn vốn cho các nhà phát hành chứng khoán.
Thị trường sơ cấp là là thị trường phát hành lần đầu các chứng từ có giá để huy động
và tập trung vốn theo yêu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế. Thị trường sơ cấp là nơi
gặp gỡ giữa người cần vốn với người có vốn, họ có thể giao dịch trực tiếp với nhau với
những cam kết chắc chắn về thời hạn, lãi suất, thanh toán… (Như phát hành Trái phiếu, Tín
phiếu, Chứng chỉ tiền gửi... ) hoặc những cam kết có tính quy tắc (Phát hành cổ phiếu phổ
thông, Chứng chỉ quỹ... ). Thị trường sơ cấp đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc huy
động và tập trung nguồn vốn cho nền kinh tế. Thị trường sơ cấp còn được gọi là thị trường
cấp I, đây là thị trường cung cấp các sản phẩm tài chính cho thị trường thứ cấp

37
Thị trường thứ cấp (hay thị trường cấp 2): là thị trường giao dịch các loại chứng
khoán sau khi đã được phát hành, giữa các tổ chức tài chính và nhà đầu tư. Giao dịch trên
thị trường thứ cấp cung cấp thanh khoản cho các nhà đầu tư.
Thị trường thứ cấp là thị trường giao dịch, mua bán trao đổi các chứng từ có giá đã
phát hành lần đầu. Thị trường thứ cấp là thị trường sôi động nhất, hấp dẫn nhất đối với nhà
đầu tư. Trên thị trường thứ cấp việc giao dịch mua bán chứng từ có giá trị, chủ yếu đáp ứng
nhu cầu đầu tư tài chính. Thị trường thứ cấp hoạt động với phạm vi thời gian và không gian
có tính liên tục, trong khi thị trường sơ cấp hoạt động theo từng đợt phát hành, có thể có
những khoảng trống giữa các giai đoạn. Sự hoạt động đan xen giữa thị trường sơ cấp và thị
trường thứ cấp vẫn hỗ trợ lẫn nhau, lại vừa làm cho thị trường tài chính hoạt động liên tục
và thông suốt.
[4] Căn cứ vào tình trạng niêm yết, TTTC phân thành 2 loại:

Thị trường tập trung: thị trường giao dịch tập trung tại Sở hoặc sàn giao dịch chứng
khoán; Giao dịch các chứng khoán đã được niêm yết.
Thị trường phi tập trung (OTC): thị trường giao dịch không tập trung tại Sở hoặc sàn
giao dịch chứng khoán, giao dịch được thực hiện bên ngoài Sở giao dịch; Giao dịch các
chứng khoán chưa được niêm yết.
[5] Căn cứ vào mức độ quản lý, TTTC phân thành 2 loại:

Thị trường chính thức: là thị trường được tổ chức và quản lý một cách hệ thống.
Thị trường không chính thức: là thị trường gồm những người cho vay lấy lãi, tổ chức
tiết kiệm và cho vay phi chính thức, hợp tác xã tínn dụng, ….
3.3. Các tổ chức tài chính.
3.3.1. Các tổ chức nhận tiền gửi:
Ngân hàng thương mại: hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi của công chúng dưới hình
thức tiền gửi, sử dụng tiền gửi đó để cho vay và thực hiện các dịch vụ tài chính khác.
Tổ chức tiết kiệm: Nhận tiền gửi được tổ chức dưới hình thức hiệp hội tiết kiệm và cho
vay hoặc ngân hàng tiết kiệm; hoạt động tương tự như ngân hàng thương mại, nhưng tập
trung chủ yếu vào khách hàng cá nhân hơn là các khách hàng công ty.
Hiệp hội tín dụng: là tổ chức phi lợi nhuận, hạn chế hoạt động trong phạm vi thành
viên của hội, sử dụng hầu hết huy động từ hội viên và cung cấp tín dụng lại cho các hội viên
khác.

38
3.3.2. Tổ chức không nhận tiền gửi:
Công ty tài chính: Huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán và sử dụng vốn
huy động để cho vay. Hoạt động cho vay giống như ngân hàng thương mại, nhưng tập trung
chủ yếu vào một phân khúc thị trường cụ thể nào đó.
Quỹ đầu tư hỗ tương: Huy động vốn bằng cách bán cổ phần cho các nhà đầu tư và sử
dụng vốn huy động để đầu tư chứng khóan trên thị trường tài chính.
Công ty chứng khoán: Cung cấp đa dạng các loại dịch vụ tài chính như môi giới, kinh
doanh, tư vấn và bao tiêu chứng khoán.
Công ty bảo hiểm: Huy động vốn bằng cách bán chứng nhận bảo hiểm cho công chúng
và sử dụng vốn huy động này để đầu tư trên thị trường tài chính.
Quỹ hưu bổng: hình thành từ tiền đóng góp của công ty và đại diện Chính phủ và được
sử dụng để đầu tư trên thị trường tài chính. Vốn gốc và lãi của quỹ này được sử dụng chi trả
cho người lao động dưới hình thức lương hưu.
3.4. Các công cụ trên thị trường tài chính.
3.4.1. Các công cụ tài chính trên thị trường vốn (thị trường chứng khoán)
[1] Chứng khoán nợ hay trái phiếu (Bonds)
Là chứng nhận nợ dài hạn do Chính phủ hoặc các doanh nghiệp phát hành, cam kết với
người cho vay (người mua trái phiếu) rằng sẽ chi trả lợi tức định kỳ và hoàn lại vốn gốc tại
thời điểm đáo hạn. Trên giấy chứng nhận này có ghi mệnh giá, lãi suất được hưởng và thời
gian đáo hạn.
Mệnh giá (Par value): là giá danh nghĩa của trái phiếu, được in trên tờ trái phiếu, đại
diện cho số vốn gốc được hoàn trả cho trái chủ tại thời điểm đáo hạn.
- Mệnh giá của trái phiếu được xác định phụ thuộc vào số tiền huy động trong kỳ và số trái
phiếu phát hành.
- Lãi suất trái phiếu: là lãi suất danh nghĩa (Coupon interest rates) quy định mức lãi nhà
đầu tư được hưởng hàng năm.
- Giá mua trái phiếu: Là khoản tiền thực tế mà người mua bỏ ra để có quyền sở hữu trái
phiếu. Giá mua có thể bằng hoặc cao hơn hoặc thấp hơn mệnh giá trái phiếu.
- Thời hạn của trái phiếu: là số năm mà theo đó người phát hành trái phiếu đáp ứng những
điều kiện của nghĩa vụ. Thời hạn là ngày chấm dứt sự tồn tại của khoản nợ người phát
hành sẽ thu hồi trái phiếu bằng cách hoàn trả khoản vay gốc.

39
[2] Chứng khoán vốn hay cổ phiếu (Stocks): chứng nhận đầu tư và sở hữu một phần
trong công ty cổ phẩn.
Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt. Vốn của doanh nghiệp được
hình thành từ việc góp vốn của nhiều người (gọi là cổ đông - Shareholder) qua việc mua cổ
phần. Cổ đông nhận một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu (Stock), thường
được gọi là cổ phiếu phổ thông (Common stocks).
Cổ phiếu là giấy chứng nhận góp vốn. Do đó, không có kỳ hạn và không được hoàn lại
vốn. Tuy nhiên, cổ phiếu có thể được chuyển nhượng quyền sở hữu cho nhà đầu tư khác
trên thị trường thông qua việc mua bán.
Mệnh giá cổ phiếu = Vốn điều lệ / tổng số cổ phần đăng ký phát hành.
Các loại cổ phiếu: Cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.
[3] Chứng chỉ quỹ: Là loại chứng khoán dưới hình thức chứng chỉ hoặc bút toán ghi
sổ do công ty quản lý quỹ thay mặt Quỹ công chúng phát hành, xác nhận quyền sở hữu hợp
pháp của người đầu tư đối với một hoặc một số đơn vị quỹ của một Quỹ công chúng (là Quỹ
có chứng chỉ quỹ được phát hành ra công chúng).
3.4.2. Các công cụ tài chính trên thị trường tiền tệ.
[1] Tín phiếu kho bạc (Treasury bill/ T-bill):

Là chứng khoán có thời hạn không quá 1 năm. Do Kho bạc nhà nước phát hành để huy
động vốn bù đắp thiếu hụt tạm thời cho ngân sách.
Tín phiếu không phải trả lãi, mà được bán với mức giá chiết khấu so với mệnh giá. Lợi
suất của tín phiếu Kho bạc phụ thuộc vào chệnh lệch giữa giá bán và giá mua tín phiếu.
Tín phiếu kho bạc có đặc điểm sau:

- Có thời hạn dưới 12 tháng

− Có tính thanh khoản cao, được chuyển nhượng một cách thuận lợi. Dễ dàng chuyển hóa
thành tiền

− Tín phiếu kho bạc có thể được phát hành bằng hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ. Tín
phiếu kho bạc có thể phát hành qua một trong hai kênh sau:

Tín phiếu kho bạc được phát hành qua kênh thị trường mở, với khối lượng lớn (bán
buôn) và có tính chất định kỳ.Theo phương thức đấu thầu cạnh tranh lãi suất hoặc không
không cạnh tranh lãi suất.

Tín phiếu kho bạc được phát hành trực tiếp cho người mua không thông qua đấu thầu
với lãi suất cố định
40
[2] Tín phiếu công ty/ Thương phiếu (Commercial paper):
Là chứng khoán ngắn hạn, do các công ty lớn và rất uy tín phát hành để huy động vốn
có thời hạn ngắn.
Là loại công cụ nợ không có đảm bảo và được phát hành để huy động vốn ngắn hạn
nhằm đầu tư vào hàng tồn khi và khỏan phải thu.
Tín phiếu công ty không có thị trường thứ cấp sẵn sàng hoạt động nhằm đáp ứng nhu
cầu thanh khoản. Do vậy, các nhà đầu tư thường mua tín phiếu Kho bạc và giữ cho đến khi
đáo hạn. Tuy nhiên, đôi khi, nhà đầu tư cũng có thể bán lại cho nhà môi giới hoạc nhà kinh
doanh, những người trước đó đã giúp nhà đầu tư mua tín phiếu.
[3] Chứng chỉ tiền gửi (Certificate of deposit): Là một loại công cụ nợ ngắn hạn,
được giao dịch trên thị trường tiền tệ. Do các tổ chức nhận tiền gửi phát hành.
- Mệnh giá của chứng chỉ tiền gửi thường rất cao, nên người mua thường là các công ty cổ
phần.
- Chứng chỉ tiền gửi thường có thời hạn từ 2 tuần đến 1 năm.
- Được giao dịch trên thị trường sơ cấp và thứ cấp nhằm cung cấp khả năng thanh toán cho
nhà đầu tư.
[4] Hợp đồng/thỏa thuận mua lại (Repurchase agreement – repo):
Là loại công cụ nợ, giao dịch trên thị trường tiền tệ; thường được gọi là Repo;
Là hợp đồng thỏa thuân giữa 2 bên, theo đó bên bán chứng khoán mà họ sở hữu, kèm
theo cam kết sẽ mua lại chứng khoán đó sau này ở một mức giá nhất định vào một thời điểm
nhất định.

[5] Kỹ quỹ liên bang (Federal funds):


Là một công cụ thị trường tiền tệ tại Mỹ;
- Cho phép các tổ chức nhận tiền gửi có thể vay và cho vay quỹ ngắn hạn với nhau;
- Lãi suất đối với Quỹ liên bang thường thấp hơn tín phiếu Kho bạc, nhưng không nhiều.
- Các ngân hàng thương mại là những người tham gia sôi động nhất trên thị trường quỹ
liên bang;
- Các nhà môi giới hoạt động như trung gian trên thị trường, nhằm làm cho các ngân hàng
nào có nhu cầu muốn bán quỹ (cho vay) có thể gặp và đáp ứng nhu cầu của ngân hàng
thương mại có nhu cầu mua (vay) quỹ.
[6] Chấp nhận/Thuận nhận của ngân hàng (Banker’s acceptance):
41
- Là một công cụ trên thị trường tiền tệ;
- Là một cam kết, trong đó ngân hàng chấp nhận sẽ thanh toán số tiền vào một ngày trong
tương lai.
- Thường được sử dụng trong giao dịch thương mại quốc tế. Các nhà xuất khẩu thường ưa

chuộng các ngân hàng hoạt động như một người bảo lãnh trước khi giao hàng cho nhà
nhập khẩu chưa có uy tín tín dụng.
[7] Tiền gửi dollar ngoại biên (Eurodollar deposit): Tiền gửi dollar tại các ngân
hàng nằm ngoài lãnh thổ Hoa kỳ.
3.4.3. Các công cụ trên thị trường tài chính phái sinh.
Công cụ phái sinh (Derivative Securities) hay chứng khoán phái sinh là loại tài sản tài
chính có dòng tiền trong tương lai hoàn toàn phụ thuộc vào giá trị của một hay một số tài
sản tài chính khác. Trên thị trường giao dịch phái sinh có 4 hình thức giao dịch phái sinh cơ
bản là lãi suất, thanh toán, thanh toán đơn lẻ, thanh toán phức hợp;
❖ Đặc điểm của các công cụ phái sinh
- Thể hiện dưới dạng các hợp đồng mua bán đã được chuẩn hoá về chủng loại hàng hoá,
giá trị hợp đồng, thời hạn thanh toán, …
- Ra đời từ các giao dịch chứng khoán và được quyền chuyển đổi sang chứng khoán thông
qua các hoạt động mua bán trên thị trường tài chính;
- Là các công cụ tiền tệ thứ cấp có giá trị thị trường, người nắm giữ được quyền mua hoặc
bán các chứng khoán gốc;
- Được phát hành nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận
hoặc tạo ra lợi nhuận;
- Giá trị của công cụ phái sinh bắt nguồn từ một số tài sản cơ sở khác như giá cả hàng hoá,
tỉ giá ngoại tệ, trị giá cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số chứng khoán, lãi suất, hợp đồng tương
lai, hợp đồng quyền chọn;
❖ Các loại công cụ phái sinh
[1] Hợp đồng kỳ hạn (Forward): Là hợp đồng mua/bán một số lượng nhất định đơn
vị tài sản cơ sở ở trong một thời hạn xác định trong tương lai, với một mức giá xác định tại
một thời điểm thỏa thuận trong hợp đồng.
- Thời gian kể từ khi ký hợp đồng đến ngày thanh toán, gọi là kỳ hạn của hợp đồng. Giá áp

dụng trong ngày thanh toán hợp đồng gọi là giá kỳ hạn.

42
[2] Hợp đồng tương lai (Future): Là hợp đồng mua/bán một số lượng nhất định đơn
vị tài sản cơ sở ở một thời điểm xác định trong tương lai theo một mức giá xác định tại một
thời điểm thỏa thuận trong hợp đồng.
- Thời điểm xác định trong tương lai gọi là ngày đáo hạn hợp đồng. Giá áp dụng trong
ngày thanh toán hợp đồng gọi là giá tương lai.
* Phân biệt hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai:

Hợp đồng tương lai Hợp đồng kỳ hạn

- Thỏa thuận mua bán thông qua người môi


- Thỏa thuận mua bán trực tiếp giữa 2 bên mua
giới.
và bán.
- Mua/ bán trên thị trường tập trung.
- Mua/ bán trên thị trường phi tập trung
- Các khoản lời/lỗ được tính hàng ngày theo
- Được thanh toán vào ngày đáo hạn
giá thị trường.

[3] Hợp đồng quyền chọn (Option): Là loại hợp đồng cho phép người mua có quyền,
nhưng không bắt buộc, được mua/bán:
+ Một số lượng xác định các đơn vị tài sản cơ sở;
+ Tại hay trước một thời điểm xác định trong tương lai;
+ Với mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng.
- Có các loại quyền chọn sau đây:
+ Quyền chọn cho phép được mua gọi là quyền chọn mua (Call option)
+ Quyền chọn cho phép được bán gọi là quyền chọn bán (Put option)
- Đối với quyền chọn mua: có người mua chọn mua và người bán quyền chọn mua.
- Đối với quyền chọn bán: có người mua chọn bán và người bán quyền chọn bán.
- Quyền chọn kiểu châu Âu: chỉ thực hiện vào ngày đáo hạn hợp đồng.
- Quyền chọn kiểu Mỹ: có thể thực hiện vào bất kỳ tại thời điểm nào trước khi đáo hạn.

[4] Hợp đồng hoán đổi (Swaps): Là thỏa thuận trao đổi dòng tiền tại một thời điểm
nhất định trong tương lai tuân theo một số quy tắc nhất định.
3.5. Câu hỏi thảo luận và ôn tập
1. Cơ sở hình thành thị trường tài chính
2. Phân biệt sự khác nhau giữa thị trường tài chính sơ cấp và thứ cấp?
3. Phân biệt sự khác nhau giữa cổ phiếu và trái phiếu
43
44
CHƯƠNG 4. CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH
Chương này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các trung gian tài
chính, đặc điểm, vai trò và phân loại trung gian tài chính, sau đó tìm hiểu về cơ chế hoạt
động của một số trung gian tài chính, định chế tài chính.
4.1. Khái niệm trung gian tài chính.
Các trung gian tài chính là những định chế tài chính có chức năng chu chuyển vốn
trong nền kinh tế. Trung gian tài chính được xem như là chiếc cầu nối giữa các chủ thể thừa
vốn và thiếu vốn với nhau.
Trong nền kinh tế, khi số lượng và mức độ tiết kiệm của các chủ thể ngày càng gia
tăng, đồng thời quy mô sản xuất không ngừng mở rộng, vượt quá khả năng về nguồn vốn,
thì nhu cầu về vốn sẽ phát sinh. Do đó, sẽ có sự ra đời và phát triển các hình thức điều tiết
vốn giữa các chủ thể với nhau.
Quá trình điều tiết vốn thông qua 2 hình thức sau:
Điều tiết vốn trực tiếp: Các chủ thể thừa vốn, trực tiếp tài trợ nhu cầu vốn cho các chủ
thể cần vốn. (Thông qua việc mua các loại chứng khoán do các chủ thể cần vốn phát hành
trên thị trường sơ cấp).
Điều tiết vốn gián tiếp: Các chủ thể thừa vốn thông qua các trung gian tài chính để tài
trợ cho các chủ thể cần vốn.
 Trung gian tài chính là những định chế tài chính có chức năng chu chuyển vốn trong

nền kinh tế; là chiếc cầu nối kết giữa các chủ thể thừa vốn và thiếu vốn với nhau. Sơ
đồ. Các trung gian tài chính thực hiện việc chu chuyển vốn

Những người tiết kiệm và cần vốn cuối cùng:

- Hộ gia đình
- Doanh nghiệp
- Chính phủ
45
Các trung gian tài chính

- Định chế nhận tiền gửi


- Định chế tiết kiệm theo hợp đồng
- Các trung gian đầu tư
4.2. Đặc điểm của trung gian tài chính.
Các trung gian tài chính là cơ sở kinh doanh tiền tệ và giấy tờ có giá, được tổ chức và
hoạt động để đạt những mục đích sinh lợi nhất định.
Nhìn ở góc độ này, các trung gian tài chính có đặc điểm như một đơn vị kinh doanh. Hoạt
động của các trung gian tài chính được thể hiện qua các giai đoạn sau:

+ Giai đoạn 1: Huy động nguồn tiền từ những người tiết kiệm cuối cùng, các trung
gian tài chính phát hành các loại tài sản tài chính của riêng nó như trái phiếu, kỳ phiếu,
chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm, tài khoản thanh toán để thu hút tiền nhàn rỗi của xã hội.
+ Giai đoạn 2: Các trung gian tài chính tiến hành mua lại các loại tài sản tài chính do
những đơn vị cần vốn cuối cùng phát hành như thương phiếu, trái phiếu, hợp đồng bảo
hiểm, hợp đồng vay nợ...
Các trung gian tài chính đảm nhận những hoạt động trung gian như sau:
[1] Trung gian mệnh giá: thực hiện huy động các khoản tiền tiết kiệm có quy mô
nhỏ, tập trung thành quỹ cho vay có quy mô lớn để tài trợ cho những người cần vốn.
[2] Trung gian rủi ro ngầm định: các trung gian tài chính phát hành những loại
chứng khoán thứ cấp tương đối an toàn, dễ lưu hoạt để thu hút tiền tiết kiệm của những
người không chấp nhận rủi ro; còn các trung gian tài chính lại chấp nhận những loại chứng
khoán sơ cấp có rủi ro cao, do những người cần vốn phát hành.
[3] Trung gian kỳ hạn: Các trung gian tài chính huy động những khoản tiền tiết kiệm
có những kỳ hạn khác nhau. Sau đó, chuyển hóa tài trợ cho những người cần vốn với những
kỳ hạn khác nhau.
[4] Trung gian thanh khoản: Những người nắm giữ các loại chứng khoán lưu hoạt,
khi có nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt, có thể đến các trung gian tài chính chuyển đổi thành
tiền mặt.
[5] Trung gian thông tin: bằng những kỹ năng của mình, các trung gian tài chính
thay thế những người tiết kiệm tiếp cận thông tin và đánh giá khả năng của người cần vốn
cuối cùng, để đánh giá và đặt vốn đầu tư một cách có hiệu quả.

46
4.3. Phân loại các trung gian tài chính
4.3.1. Căn cứ vào đặc điểm hoạt động, các trung gian tài chính có các loại hình chủ
yếu như sau:
[1] Ngân hàng thương mại
[2] Các loại quỹ tiết kiệm, quỹ tín dụng
[3] Các công ty Bảo hiểm
[4] Các công ty Tài chính
[5] Các loại quỹ hỗ tương.
4.3.2. Căn cứ vào mức độ thực hiện các chức năng trung gian, các trung gian tài chính
được chia thành 3 loại:
[1] Các định chế nhận tiền gửi: là các định chế tài chính hoạt động chủ yếu và
thường xuyên là nhận tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân, sau đó sử dụng nguồn vốn này để cho
người cần vốn vay.
- Các ngân hàng thương mại;
- Các tổ chức tiết kiệm;
- Các hiệp hội cho vay;
- Các ngân hàng tiết kiệm hỗ tương
[2] Các định chế tiết kiệm theo hợp đồng:
- Các công ty bảo hiểm nhân thọ;
- Các công ty bảo hiểm phi nhân thọ;
- Các quỹ hưu trí
[3] Các định chế trung gian đầu tư:
- Các loại quỹ đầu tư/hỗ tương

- Các quỹ hỗ tương thị trường tiền tệ

- Các công ty tài chính

4.4. Vai trò của các trung gian tài chính trong nền kinh tế thị trường.
4 4.1. Chu chuyển nguồn vốn, chuyển đổi thời gian đáo hạn các tài sản tài chính.
Trong nền kinh tế mở, các trung gian tài chính có thể huy động vốn đầu tư thông qua các
kênh sau:

[1] Kênh huy động vốn đầu tư từ trong nước:


Các trung gian tài chính huy động vốn đầu tư từ trong nước, bằng việc khai thác các
nguồn vốn tiết kiệm nằm ở các khâu tài chính doanh nghiệp, tài chính các tổ chức xã hội và
47
tài chính các hộ gia đình, thông qua việc phát hành các sản phẩm tài chính như trái phiếu,
chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm, hợp đồng bảo hiểm....
Huy động vốn đầu tư qua thị trường vốn trong nước bằng việc phát hành chứng khoán
trên thị trường chứng khoán.
[2] Kênh huy động vốn đầu tư ở nước ngoài
Tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để thực hiện cho vay theo
các chương trình tín dụng chỉ định của các nhà tài trợ nước ngoài. ODA có ưu điểm về chi
phí sử dụng, nhưng về phía tiếp nhận nguồn vốn phải chấp nhận một số ràng buộc về thủ tục
chuyển giao vốn, có cả 2 mặt tốt/xấu.
Huy động vốn đầu tư thông qua thị trường quốc tế bằng việc phát hành chứng khoán
trên TTTC quốc tế.
Ưu điểm: mở ra cho các trung gian tài chính 1 thị trường vốn rộng lớn. Tuy nhiên vẫn
còn một số khó khăn và thách thức, đặc biệt là các tiêu chuẩn tín nhiệm của chứng khoán để
được chấp nhận tại TTTC quốc tế.
4 4.2. Giảm chi phí giao dịch của xã hội, chi phí hợp đồng và xử lý thông tin
Chi phí giao dịch bao gồm: chi phí liên quan đến tiền và thời gian để thực hiện giao
dịch tài chính như: chi phí nghiên cứu thị trường, hoa hồng cho người môi giới, chi phí quản
lý, chi phí thông tin...
Các trung gian tài chính có những cải tiến về nghiệp vụ kinh doanh để giảm chi phí và
cho phép những người tiết kiệm nhỏ và những người đi vay vốn nhận được lợi ích từ việc
mở rộng thị trường tài chính.
Các trung gian tài chính có ưu thế tạo ra kinh tế quy mô thông qua việc tập trung
những quỹ tiền tệ có quy mô nhỏ của từng cá nhân tiết kiệm, đa dạng hóa các nghiệp vụ sử
dụng vốn.
Với lợi thế nguồn vốn huy động lớn, khi thực hiện mua/bán chứng khoán với khối
lượng giao dịch lớn hay thực hiện đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro, các
trung gian tài chính có thể làm giảm được rất nhiều chi phí giao dịch trên mỗi đơn vị đồng
vốn so với các đơn vị nhỏ lẻ.
4 4.3. Khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính
Rủi ro thông tin bất cân xứng: xảy ra do sự lựa chọn đối nghịch trước khi giao dịch
vốn, theo hướng các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn thường đưa ra mức lãi suất huy động

48
vốn rất cao. Trong khi các nhà đầu tư cung ứng vốn lại muốn biết thật rõ lịch sử, đặc điểm
hoạt động của doanh nghiệp, nên không sẵn lòng cung cấp vốn vì e ngại rủi ro.
Rủi ro đạo đức: Xảy ra khi thực hiện giao dịch vốn.
Người đi vay có đầy đủ thông tin hơn về quá trình sử dụng vốn, nên họ thường che
giấu thông tin và thực hiện những hoạt động gây rủi ro cao, khiến cho người cho vay khó có
thể thu hồi được các khoản vốn vay của họ. Chính vì rủi ro này, người cho vay không thể
kiểm soát được hoạt dộng của người vay. Do đó, họ sẽ không sãn lòng cung cấp vốn cho
người cần vốn.
Thông thường, các HĐ cho vay thường có lãi suất cố định, các nhà vay vốn sử dụng
vốn vay vào mục đích khác để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn, do đó rủi ro xảy ra sẽ cao hơn.
Mà người cho vay không có khả năng để giám sát các hoạt dộng của người đi vay.
+ Vấn đề rủi ro đạo đức còn xảy ra trong các hợp đồng vốn. Đó là vấn đề giữa người
chủ và người đại diện. Thông thường, người đại diện chỉ sở hữu một phần vốn, còn người
chủ doanh nghiệp là người có số vốn góp lớn, nhưng họ không tham gia vào công việc quản
lý. Sự tách rời quyền sở hữu doanh nghiệp và kiểm soát doanh nghiệp sẽ dẫn đến rủi ro đạo
đức. Người đại diện chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân họ hơn là lợi ích của chủ sở hữu.
+ Tính hợp lý và tồn tại của các trung gian tài chính là khả năng giải quyết vấn đề
thông tin bất cân xứng. Các trung gia tài chính sẽ chuyên môn hóa trong việc đánh giá rủi ro
tiềm tàng của người đi vay, kiểm soát được các hoạt động đầu tư của người đi vay. Hay nói
cách khác, các trung gian tài chính có vị thế tốt hơn để đưa ra quyết định cung cấp các
khoản nợ một cách hợp lý. Các trung gian tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho các quỹ tiền
tệ nhàn rỗi của xã hội dịch chuyển từ người thừa vốn đến người thiếu vốn, cải thiện tính
hiệu quả của tiến trình này.
4 4.4. Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và tiêu chuẩn cuộc sống xã hội
[1] Lợi ích đối với người tiết kiệm: Tập trung được nguồn vốn nhàn rỗi của nhiều
người, biến nó thành đồng vốn sinh lợi; khắc phục được những khó khăn mà người thừa vốn
gặp phải khi thực hiện đầu tư trực tiếp đơn lẻ” thiếu kinh nghiệm, thiếu thông tin, hạn chế
khi tiếp cận TTTC, chi phí giao dịch cao...; đa dạng hóa các sản phẩm tài chính; phân tán rủi
ro.
[2] Lợi ích đối với người vay vốn: Từ việc làm giảm chi phí giao dịch; gắn kết nhu
cầu của người cho vay và đi vay; chuyển hóa nguồn vốn tiết kiệm ngắn hạn để đáp ứng nhu

49
cầu vốn vay dài hạn; đa dạng hóa các sản phẩm tài chính; tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp có quy mô nhỏ tiếp cận vốn vay... sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho xã hội.
Câu hỏi thảo luận và ôn tập

1. Trình bày khái niệm và đặc điểm của các định chế tài chính trung gian.
2. Phân tích điểm khác nhau cơ bản giữa định chế ngân hàng thương mại và các định
chế phi ngân hàng. Tại sao nói ranh giới giữa các tổ chức này ngày càng mờ nhạt?

50
CHƯƠNG 5. HỆ THỐNG CÁC NGÂN HÀNG
Chương này giúp sinh viên nắm vững nguồn gốc hình thành và phát triển, vai trò,
chức năng của NHTW, NHTM, các nghiệp vụ chủ yếu của NHTM
5.1. Ngân hàng Trung ương
5.1.1. Quá trình ra đời của ngân hàng Trung ương (NHTW).
a. Khái niệm NHTW:
NHTWlà cơ quan độc quyền phát hành tiền và thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về tiền tệ và hoạt động ngân hang với mục tiêu nhằm ổn định giá trị tiền tệ, góp phần đảm
bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy sự phát
triển kinh tế xã hội ổn định. NHTW có nhiều tên gọi khác nhau.
NHTW gắn với tên quốc gia như Pháp quốc ngân hang, Ngân hàng Nhật bản, Ngân
hàng Thái Lan, Ngân hàng Anh quốc, …
NHTW gắn với các cơ quan quản lý về tiền tệ như Cơ quan tiền tệ Singapore, Viện
phát hành tiền, …

NHTW gắn với tên của các cục dự trữ tiền tẹ hay ngân hàng dự trữ như Cục Dự trữ
Liên bang Hoa kỳ (Fed), Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ, Ngân hàng Dự trữ Newzeland, Ngân
hàng Dự trữ Australia, ...
Tại Việt Nam tên gọi của NHTW được pháp luât quy định là Ngân hàng nhà nước Việt
Nam

b. Quá trình hình thành của Ngân hàng Trung ương


Ngân hàng Trung ương hình thành từ ngân hàng phát hành, trải qua 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ NHTM thành ngân hàng phát hành độc quyền.
Vào thế kỷ XVIII, xuất phát từ sự cạnh tranh và quá trình tập trung vốn giữa các
NHTM. Sự phát triển quá mức của các ngân hàng phát hành tư nhân dẫn đén nền kinh tế
chính trị lủng đoạn, đòi hỏi cần phải có một nag hàng làm nghiệp vụ phát hành tiền, có khả
năng đứng ra thực hiện giao dịch với các NHTM và các TCTD khác bằng việc nhận tiền gửi
và tiếp vốn cho vay.
Để ổn định nền kinh tế, nhà nước buộc phải can thiệp bằng cách chỉ định một số nag
hàng được độc quyền phát hành, đồng thời chịu trách nhiệm trợ cấp vốn cho các NHTM
khác khi gặp khó khăn.

51
Như vậy giai đoạn đầu các ngân hàng phát hành đóng cả hai vai trò, vừa là NHTM,
vừa thực hiện chức năng của NHTW (các vai trò này chỉ được thực hiện thông qua sự chỉ
định của nhà nước)
Giai đoạn 2: Từ ngân hàng phát hành độc quyền thành ngân hàng TW.
Từ cuối thế kỷ XIX, đặc biệt sau tổng khủng hoảng thế giới năm 1929 – 1933 và trong
chiến tranh thế giới lần thứ hai. Nhận thấy được vai trò to lớn của việc độc quyền phát hành
tiền trong quá trình điều tiết hoạt động kinh tế vĩ mô, hầu hết chính phủ các nước đều đã
thực hiện quốc hữu hoá các ngân hàng phát hành thành NHTW thuộc sở hữu nhà nước,
đồng thời thực hiện chức năng độc quyền phát hành tiền và quản lý nhà nước về các mặt
tiền tệ tín dụng ngân hàng.
Trong giai đoạn này, NHTW đã trở thành một chủ thể độc lập, riêng biệt thực hiện đầy
đủ chức năng riêng có của mình
Từ khi NHTW ra đời, việc thực thi chính sách tiền tệ của chính phủ các nước trở nên
ổn định hơn.
5.1.2. Bản chất của ngân hàng Trung ương.
Ngân hàng TW là ngân hàng phát hành công quản, có thể biệt lập hoặc phụ thuộc
Chính Phú; vừa thực hiện chức năng độc quyền phát hành giấy bạc ngân hàng vào lưu
thông, vừa thực hiện quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng.
Ngân hàng TW còn có chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, chính sách
tiền tệ ...bằng các biện pháp hành chính hoặc thông qua các nghiệp vụ mang tính chất kinh
doanh có đem lại lợi nhuận. Tuy nhiên, tính kinh doanh này chỉ là phương tiện để nâng cao
hiệu quả của các công tác quản lý, chứ không phải mục đích hoạt động của NHTW.
NHTW là 1 định chế tài chính có 2 tính chất: doanh nghiệp và quản lý hành chính.
5.1.3. Mô hình tổ chức ngân hàng Trung ương.
[1] Ngân hàng Trung ương độc lập với Chính phủ.
Chính phủ không có quyền can thiệp vào hoạt động của ngân hàng TW, đặc biệt trong
việc xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ.
Theo mô hình này, NHTW là một định chế chịu sự lãnh đạo và kiểm soát của Quốc
hội, NHTW được độc lập trong việc hoạch định, điều tiết và thực thi chính sách tiền tệ. =>
nhằm phòng tránh nhà nước lợi dụng việc phát hành tiền để bội chi nhằm lủng đoạn nền
chính trị, gây ra những ảnh hưởng xấu đến toàn bộ đời sống kinh tế xã hội

52
Mặc dầu độc lập nhưng NHTW và chính phủ vẫn có mối quan hệ hợp tác với nhau
nhưng không chi phối nhau
Mô hình này được áp dụng khá phổ biến, đặc biệt ở các nước thuộc Châu Âu và Bắc
Mỹ. Một số nước ở Nam Mỹ, Nam Phi và một số nước ở Châu Á áp dụng thành công mô
hình này, như các nước Hoa Kì, Anh, Đức, Nhật Bản (Ví dụ: Hệ thống Dự trữ liên bang
Hoa Kỳ; Ngân hàng Dự trữ liên bang Đức).
Quan điểm ủng hộ NHTW độc lập cho rằng, cần một sự phân quyền giữa cơ quan tạo
tiền (NHTW) và cơ quan tiêu tiền của nhà nước (Bộ tài chính) trong nền kinh tế. Việc để
NHTW chịu sự quản lý của nhà nước khiến chính sách tiền tệ có thể bị nhà nước sử dụng để
hỗ trợ cho các chính sách kinh tế => Không phải bao giờ cũng tối ưu trong quá trình phân
bổ nguồn lực như: tốc độ tăng cung tiền, lạm phát, thâm hụt NS. Tuy nhiên, tính độc lập hạn
chế của NHTW cũng làm phát sinh một số khó khăn:
Về mặt tài chính (financial independence), chủ sở hữu là nhà nước nên khả năng
NHTW sẽ tài trợ chi tiêu thông qua các khản vay, quan hệ giữa chính sách tiền tệ và tài
chính công sẽ lẫn lộn lên nhau.
Về nhân sự (personnel independence), nhà nước cử đại diện tham gia vào hệ thống
quản trị của NHTW, do đó cũng coa ảnh hưởng nhất định đối với việc bổ nhiệm/miễn
nhiệm các nhân sự chủ chốt và các quyết định về mặt chính sách.
Về mặt chính sách (policy independence), NHTW sẽ rất khó khan thực hiện được tính
độc lập về mục tiêu và độc lập về công cụ.
[2] Ngân hàng Trung ương trực thuộc với Chính phủ
Chính phủ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng TW, thông qua việc bổ
nhiệm các thành viên của bộ máy điều hành ngân hàng TW.
Mô hình này được xây dựng trên quan điểm cho rằng chính sách tiền tệ là một bộ phận
của chính sách kinh tế tài chính quốc gia. Theo mô hình này NHTW là một cơ quan của bộ
máy chính quyền, là công cụ trong chính sách kinh tế của chính phủ. NHTW chịu trách
nhiệm thực hiện các chính sách tiền tệ theo chỉ thị của chính phủ. Chính phủ ảnh hưởng rất
lớn đến hoạt động của NHTW, thông qua việc bổ nhiệm các thành viên của bộ máy điều
hành NHTW.
Mô hình này được áp dụng phổ biến ở các nước thuộc khối XHCN trước đây và một
số nước ở Đông Á: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Indonesia, Việt Nam. Luật Ngân hàng
nhà nước Việt Nam năm 2010 khẳng định “ NHNNVN là cơ quan ngang bộ của Chính phủ,

53
là NHTW của nước CHXHCNVN ...... Ngân hàng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của NHTW vầ phát hành
tiền, ngân hàng của các TCTD và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ”.
Quan điểm ủng hộ mô hình này, khi phê phán mô hình NHTW độc lập cho rằng:
- Chính sách tiền tệ là một bộ phận hữu của hệ thống chính sách kinh tế bao gồm tài khoá,
thương mại, lao động và việc làm, …
- Về mặt chính trị, không thẻ chấp nhận một tổ chức có quyền lực rất cao như NHTW
nhưng lại không được bầu theo cơ chế dân chủ;
- Không phân biệt rõ giữa tính độc lập với tính chịu trách nhiệm và đối thoại, như việc
NHTW cần phải báo cáo cho cơ quan lập pháp
5.1.4. Chức năng của ngân hàng Trung ương.
[1] Độc quyền phát hành giấy bạc ngân hàng và điều tiết khối lượng tiền cung
ứng.
- Giấy bạc ngân hàng do Ngân hàng TW phát hành độc quyền.
- Tiền đúc: có thể do NHTW hoặc Kho bạc phát hành.
- Bút tệ: được tạo ra bở các ngân hàng trung gian.
- NHTW là cơ quan nhà nước nắm các công cụ thực thi chính sách tiền tệ, qua đó có thể
điều tiết khả năng cung ứng tiền của các chủ thể khác.
Hoạt động cung ứng tiền của NHTW tác động trực tiếp đến mức độ tăng/giảm tổng cung
tiền tệ trong nền kinh tế, từ đó tác động đến tiêu dùng và sản xuất.

- NHTW kiểm soát toàn bộ tiền cung ứng, tổ chức công tác điều hòa lưu thông tiền tệ,
kiểm soát quá trình tạo tiền của ngân hàng trung gian, nhằm vừa đảm bảo phương tiện
trao đổi vừa đảm bảo kiểm soát lạm phát.
[2] Ngân hàng TW là ngân hàng của các ngân hàng.
NHTW mở tài khoản và nhận tiền gửi của các ngân hàng trung gian: pháp luật quy
định và mang lại một phần lợi ích cho ngân hàng trung gian. Tiền các ngân hàng trung gian
gửi vào NHTW có 2 dạng:
+ Tiền gửi dự trữ bắt buộc: áp dụng bắt buộc đối với các ngân hàng có huy động vốn
từ tiền gửi của công chúng.
+ Tiền gửi thanh toán. Để đáp ứng nhu cầu thanh toán thường xuyên giữa các ngân
hàng với nhau và điều chỉnh mức dự trữ bắt buộc khi cần thiết. Ngoài ra, NHTW có thể tận
dụng nguồn vốn dư thừa tạm thời này để thực hiện chức năng của mình.
54
- NHTW cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian.
- NHTW thực hiện việc quản lý nhà nước đối với hệ thống ngân hàng.
[3] Ngân hàng TW là ngân hàng của nhà nước.
- Thuộc sở hữu nhà nước;
- Tham gia xây dựng chiến lược phát triển kinh tế;
- Là cơ quan quản lý nhà nước về các mặt tiền tệ, tín dụng, ngân hàng;
- Nhận tiền gửi của Kho bạc nhà nước, tổ chức thanh toán giữa kho bạc với ngân hàng
trung gian, làm đại lý phát hành các loại trái phiếu nhà nước, quản lý dự trữ quốc gia và
cho Chính phủ vay để cân bằng thu – chi ngân sách trong trường hợp cần thiết.
❖ Chính sách tiền tệ và công cụ thực thi chính sách tiền tệ.
[1] Khái niệm về chính sách tiền tệ.
Chính sách tiền tệ là tổng hòa các phương thức, mà qua đó ngân hàng TW tác động
đến khối lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế bằng các hoạt động của mình, nhằm thực
hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước trong một thời kỳ nhất định.
Chính sách tiền tệ là một bộ phận quan trọng trong hệ thống các chính sách kinh tế -
tài chính vĩ mô của Chính phủ.
[2] Mục tiêu của chính sách tiền tệ.
- Phát triển kinh tế; Gia tăng sản lượng
- Tạo việc làm.
- Kiểm soát lạm phát
[3] Những công cụ để thực thi chính sách tiền tệ.
[3.1.] Tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
- Là tỷ lệ phần trăm trên lượng tiền gửi mà ngân hàng trung gian huy động được từ công
chúng.
- Kiểm soát cung tiền.
[3.2] Lãi suất.
- Lãi suất là giá cả của vốn. Do đó, việc thay đổi vốn sẽ dẫn đến chi phí tín dụng biến đổi
theo. Từ đó, tác động đến việc thu hẹp hay mở rộng khối lượng tín dụng trong nền kinh
tế.
- NHTW trực tiếp kiểm soát lãi suất thị trường bằng việc quy định mức lãi suất thị trường

như:
+ Lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay theo từng kỳ hạn;

55
+ Quy định sàn lãi suất tiền gửi; trần lãi suất cho vay để tạo khung lãi suất giới hạn.
+ Công bố lãi suất cơ bản với biên độ giao dịch
- NHTW áp dụng chính sách tự do hóa để lãi suất tự hình thành theo cơ chế thị trường.

NHTW có thể gián tiếp can thiệp thông qua chính sách:
+ Công bố lãi suất cơ bản để hướng dẫn lãi suất thị trường
+ Sử dụng công cụ lãi suất tái cấp vốn và kết hợp với lãi suất thị trường mở để can
thiếp và điều chỉnh lãi suất thị trường.
[3.3] Thị trường mở:
NHTW mua/bán các chứng từ có giá trên thị trường tài chính công cộng, nhằm mục
tiêu điều chỉnh lượng tiền trong lưu thông.
[3.4] Tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái là đại lượng biểu thị mối tương quan về mặt giá trị giữa hai đồng tiền.
Hay tỷ giá hối đoái là giá cả của 1 đơn vị tiền tệ nước này được biểu thị bằng một đơn vị
tiền tệ nước khác.
Sự biến đổi của tỷ giá hối đoái có tác động đến hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu;
hoạt động sản xuất kinh doanh; hoạt động tiêu dung thông qua sự biến đổi của giá cả hàng
hóa. Do đó, tỷ giá hối đoái là một công cụ để NHTW thực thi chính sách tiền tệ của mình.
NHTW có thể ấn định tỷ giá hối đoái cố định hoặc thả nổi tỷ giá theo quan hệ cung-
cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.
[3.5] Hạn mức tín dụng.
NHTW quy định một hạn mức tăng trưởng tín dụng tối đa cho các ngân hàng trung
gian trong một thời gian nhất định.
5.2. Các ngân hàng thương mại
5.2.1. Các khái niệm liên quan đến ngân hàng thương mại.
Theo Luật các Tổ chúc tín dụng số 47/2010/QH-12, ban hành năm 2010,
Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động
ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức
tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động
ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình
ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.

56
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi
nhuận.
5.2.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại (NHTM).
NHTM là tổ chức duy nhất được phép huy động tiền gửi thanh toán và tiền gửi ngắn
hạn, được mở tài khoản giao dịch, được phát hành các phương tiện thanh toán;
Khác với các doanh nghiệp, trên bảng cân đối kế toán của các NHTM, giá trị tiêu sản
luôn lớn hơn giá trị tích sản;
Đối tượng hoạt động là các tài sản tài chính, dưới dạng các giấy tờ có giá, các công cụ
nợ, có thể mua bán trên thị trường tài chính
5.2.3. Chức năng của ngân hàng thương mại.
[1] Trung gian tài chính.
NHTM đóng vai trò trung gian khi thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán, kinh
doanh ngoại tệ, chứng khoán, hoạt động môi giới khác...
Trung gian giữa các khách hàng với nhau;
Trung gian giữa NHTW (Ngân hàng nhà nước) và công chúng
* Trung gian tín dụng:
NHTM là cầu nối giữa những người thừa vốn với những người thiếu vốn;
Thông qua việc huy động khai thác các khoản tiền nhàn rỗi tạm thời trong nền kinh tế,
NHTM đã hình thành được quỹ cho vay cấp tín dụng cho nền kinh tế. Với chức năng này,
NHTM vừa là người đi vay vừa là người cho vay.
Xuất phát từ đặc điểm tuần hoàn vốn tiền tệ trong quá trình tái sản xuất xã hội, NHTM
là một tổ chức kinh doanh về tiền tệ, tín dụng, nắm bắt tình hình cung- cầu về vốn tín dụng,
NHTM sẽ thực hiện chuyển giao vốn một cách hiệu quả.

- Tổ chức kinh tế - Tổ chức kinh tế


- Doanh nghiệp Huy động vốn NHTM Cấp tín dụng - Doanh nghiệp
- Tổ chức xã hội - Tổ chức xã hội
- Hộ gia đình, dân Đầu tư vốn - Hộ gia đình, dân cư…
cư…

57
Với chức năng này, NHTM thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Huy động các nguồn vốn từ các chủ thể tiết kiệm, có vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế: nhận

tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn; Tiền gửi tiết kiệm; trái phiếu của các cá nhân, tổ chức...
dưới hình thái tiền tệ; Phát hành kỳ phiếu để huy động vốn trong xã hội.
- Cấp tín dụng đầu tư, đáp ứng nhu cầu vốn cho các chủ thể trong nền kinh tế: cho vay

ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; Chiết khấu thương phiếu, giấy tờ có giá; Cho vay tiêu
dùng, cho vay trả góp....
- Đối với người gửi tiền: tạo ra thu nhập thông qua lãi suất tiền gửi.

- Đối với người vay tiền: Đáp ứng nhu cầu về vốn kinh doanh, tiêu dùng, thanh toán...

- Đối với ngân hàng: Tạo thu nhập, để tồn tại và phát triển.

- Đối với nền kinh tế: Điều tiết vốn; Tạo việc làm, gia tăng sản lượng, kích thích quá trình

luân chuyển vốn, thức đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh...
* Trung gian thanh toán.
Mở tài khoản tiền gửi giao dịch cho khách hàng: các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đều
có thể mở và sử dụng tài khoản tại bất kỳ ngân hàng nào. Thủ tục mở tài khoản phải chặt
chẽ, đơn giản, đảm bảo bí mật, an toàn cho khách hàng.
Quản lý và cung cấp phương tiện thanh toán cho khách hàng: giấy chuyển tiền, ủy
nhiệm chi, séc, thư tín dụng... đáp ứng yêu cầu linh hoạt, tiện lợi, dễ sử dụng.
Tổ chức và kiểm soát quy trình thanh toán giữa các khách hàng: để đảm bảo yêu cầu
thanh toán nhanh chóng, chính xác và tiện lợi. Khách hàng có quyền lựa chọn phương thức
thanh toán cho từng giao dịch thích hợp.

- Tổ chức kinh tế
- Tổ chức kinh tế Giấy báo - Doanh nghiệp
Lệnh trả
- Doanh nghiệp - Tổ chức xã hội
- Tổ chức xã hội - Hộ gia đình, dân
tiền qua NHTM Có
- Hộ gia đình, dân cư…
cư…
tài khoản

* Cung cấp các dịch vụ tài chính


Tư vấn tài chính: đánh giá khả năng vay mượn, nguồn thu nhập của dự án đầu tư; Xây
dựng chương trình vay mượn trung hạn, dài hạn; Phát triển chính sách quản lý nợ và các
giải pháp cải thiện hạn mức tín dụng; Nhận định tình hình nhu cầu thị trường về từng loại

58
trái phiếu; Rà soát khuôn khổ luật pháp liên quan đến việc vay nợ và các hình thức vay nợ;
Thu hút sự chú ký của công chúng đối với các đợt phát hành...
Môi giới tài chính: môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý danh
mục đầu tư và bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Lưu ký chứng khoán;
Mở tài khoản kỳ quỹ kinh doanh chứng khoán;
Ngân quỹ và chuyển tiền thanh toán;
Ủy thác, bảo quản, thu –chi hộ, mua bán hộ;
Dịch vụ ngân hàng điện tử
[2] Chức năng tạo tiền: Các NHTM sang tạo ra bút tệ, góp phần gia tăng khối tiền tệ
thông qua cơ chế tín dụng, phục vụ nhu cầu chu chuyển và phát triển kinh tế. Chức năng tạo
tiền ám chỉ khả năng tạo ra bút tệ của NHTM
Theo IMF, khối tiền tệ của một quốc gia bao gồm: tiền giấy, tiền kim loại, tiền gửi
không kỳ hạn ở ngân hàng hay còn gọi là bút tệ.
Tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi định kỳ không được xem là bộ phận của khối tiền tệ mà
chỉ được xem là “chuẩn tiền” vì tính chất kém thanh khoản của bộ phận này.
Xuất phát từ chức năng thủ quỹ, chức năng trung gian tín dụng và chức năng trung
gian thanh toán cỉa ngân hàng thương mại, trên cơ sở thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn,
nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt, ngân hàng thương mại có một khả năng đặc biệt,
đó là khả năng tạo tiền (bút tệ).
❖ Quá trình tạo tiền của ngân hàng thương mại.
Để tìm hiểu xem quá trình tạo tiền của ngân hàng thương mại diễn biến như thế nào,
Ví dụ: Ngân hàng thương mại A nhận một khoản tiền gửi ban đầu là 1.000 triệu đồng
từ khách hàng I. Bảng cân đối tài của ngân hàng thương mại A sau khi nhận tiền gửi như
sau:
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG A
Đơn vị tính: Triệu đồng
TÀI SẢN NGUỒN VỐN
Tiền dự trữ 1.000 Tiền gửi của khách hàng 1.000

59
Giả sử tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với khoản tiền gửi này là 10%. Ngân hàng thương mại
A sau khi trích lập dự trữ bắt buộc, đem toàn bộ số tiền còn lại cho vay chuyển khoản. Bảng
cân đối tài sản của Ngân hàng thương mại A sau khi cho vay như sau:
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG A
Đơn vị tính: Triệu đồng
TÀI SẢN NGUỒN VỐN
- Dự trữ bắt buộc 100
Tiền gửi của khách hàng I 1.000
- Cho vay 900
Cộng 1.000 Cộng 1.000

Giả sử khách hàng vay của Ngân hàng thương mại A dùng số tiền vay 900 triệu đồng
để thanh toán chuyển khoản cho khách hàng tiền gửi của ngân hàng thương mại B, gọi là
khách hàng II. Khi đó, bảng cân đối tài sản của Ngân hàng thương mại B sau khi nhận được
tiền gửi từ khách hàng II như sau:
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG B
Đơn vị tính: Triệu đồng
TÀI SẢN NGUỒN VỐN
Tiền dự trữ 900 Tiền gửi của khách hàng II 900
Cộng 900 Cộng 900
Ngân hàng thương mại B sau khi nhận tiền gửi của khách hàng II sẽ tiến hành trích lập
dự trữ bắt buộc 10%, sau đó đem toàn bộ số tiền còn lại cho vay bằng chuyển khoản. Bảng
cân đối tài sản của Ngân hàng thương mại B sau khi cho vay như sau:
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG B
Đơn vị tính: Triệu đồng
TÀI SẢN NGUỒN VỐN
- Dự trữ bắt buộc 90
Tiền gửi của khách hàng II 900
- Cho vay 810
Cộng 900 Cộng 900

Giả sử khách hàng vay của Ngân hàng thương mại B dùng số tiền vay 810 triệu đồng
để thanh thoán chuyển khoản cho khách hàng tiền gửi của ngân hàng thương mại C, gọi là

60
khách hàng III. Khi đó, bảng cân đối tài sản của Ngân hàng thương mại C sau khi nhận
được tiền gửi của khách hàng III như sau:
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG C
Đơn vị tính: Triệu đồng
TÀI SẢN NGUỒN VỐN
Tiền dự trữ 810 Tiền gửi của khách hàng III 810
Cộng 810 Cộng 810
Ngân hàng thương mại C sau khi nhận được tiền gửi của khách hàng III sẽ tiến hành
trích lập dự trữ bắt buộc 10%, sau đó đem toàn bộ số tiền còn lại cho vay bằng chuyển
khoản. Bảng cân đối tài sản của ngân hàng thương mại C sau khi cho vay như sau:
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG C
Đơn vị tính: Triệu đồng
TÀI SẢN NGUỒN VỐN
- Dự trữ bắt buộc 81
Tiền gửi của khách hàng III 810
- Cho vay 729
Cộng 810 Cộng 810

Nếu quá trình tiếp tục tiếp diễn như trên thì tổng tiền gửi trong toàn hệ thống ngân
hàng thương mại sẽ được mở rộng biểu hiện qua hàng mở rộng tiền gửi sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Dự trữ bắt buộc Cho vay tối đa bằng
Ngân hàng Tiền gửi ban đầu
(10%) chuyển khoản
A 1.000 100 900
B 900 90 810
C 810 81 729
…. … … …
Tổng cộng 10.000 1.000 9.000

Để tính tổng các cột trên thì chúng ta dựa vào công thức tính tổng của một cấp số nhân
lùi vô hạn, thể hiện qua bảng sau:

61
Tiền dự trữ bắt Cho vay tối đa bằng
Ngân hàng Tiền gửi
buộc chuyển khoản
M M.r M.(1-r)
M.(1 – r)
M.

Trong đó: S1 là số hạng đầu tiên


q là công bội
5.2.4. Phân loại ngân hàng
[1] Căn cứ vào phạm vi hoạt động và tính chất kinh tế
Ngân hàng thương mại chuyên doanh: là NHTM hoạt động trên từng lĩnh vực kinh
tế như: công nghiệp, thương nghiệp, nhà đất, ... Hoạt động của các NHTM này hướng tới sự
độc quyền của thị trường tín dụng.
Ngân hàng thương mại hỗn hợp: hoạt động theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, nhằm
mục đích tối đa hóa lợi nhuận.
[2] Căn cứ vào tính chất sở hữu.
NHTM nhà nước: thuộc sở hữu nhà nước, vốn tự có do ngân sách nhà nước cấp phát
ban đầu khi mới thành lập.
NHTM cổ phần: Vốn điều lệ ngân hàng được hình thành theo cơ chế góp vốn cổ
phần. Trong quá trình kinh doanh, nếu cần mở rộng quy mô, ngân hàng có thể phát hành
thêm cổ phiếu mới. Cơ chế quản lý điều hành năng động, với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
cho nhà đầu tư.
NHTM liên doanh: Cơ chế góp vốn liên doanh giữa các đối tác trong nước (nhà nước
hoặc NHTM quốc doanh) và ngoài nước. Trụ sở được đặt trong nước; Cơ chế vận hành
trong khuôn khổ pháp lý trong nước.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Do ngân hàng nước ngoài thành lập, trụ sở đặt
trong nước, hoạt động theo luật pháp trong nước. Vốn điều lệ do ngân hàng chính quốc cung
ứng theo quy định của ngân hàng TW nước sở tại.

62
NHTM nước ngoài: NHTM được thành lập với 100% vốn nước ngoài, có trụ sở chính
được đặt trong nước và hoạt động theo luật pháp trong nước. Các ngân hàng này có thể mở
nhiều chi nhánh qua các quốc gia khác.
[3] Căn cứ vào chiến lược kinh doanh.
Ngân hàng bán buôn: là ngân hàng chỉ giao dịch và cung cấp dịch vụ cho các đối
tượng là công ty, không giao dịch với khách hàng cá nhân.
Ngân hàng bán lẻ: là ngân hàng chỉ giao dịch và cung cấp dịch vụ cho các đối tượng
là khách hàng cá nhân.
Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ: là ngân hàng giao dịch và cung cấp dịch vụ cho
các đối tượng vừa là công ty, vừa là khách hàng cá nhân.

5.2.5. Hoạt động kinh doanh của NHTM


Các hoạt động chủ yếu của NHTM:
- Hoạt động huy động vốn
- Hoạt động cấp tín dụng
- Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
- Các hoạt động khác
Các loại nghiệp vụ kinh doanh của NHTM
Căn cứ vào đối tượng khách hàng
- Nghiệp vụ khách hàng doanh nghiệp
- Nghiệp vụ khách hàng cá nhân
Căn cứ vào khả năng sinh lời
- Nghiệp vụ không sinh lời
- Nghiệp vụ sinh lời
Căn cứ vào lãi suất hình thành
- Nghiệp vụ truyền thống
- Nghiệp vụ hiện đại
Căn cứ và mục tieu hạch toán
- Nghiệp vụ nội bảng
- Nghiệp vụ ngoại bảng
5.3. Thảo luận một số chủ đề liên quan
1. Vì sao cần thiết phải có ngân hàng Trung ương trong hệ thống ngân hàng của một
quốc gia.
63
2. Tại sao nhà nước không phát hành tiền một cách thoả mái mà chỉ phát hành một mức

giới hạn ?
3. Phân biệt sự khác nhau giữa NHTM với các Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

4. Phân tích vai trò của tín dụng trong nền kinh tế.

5. Phân tích ưu điểm và hạn chế của mô hình ngân hàng trung ương trực thuộc chính

phr và mô hình ngân hàng trung ương độc lập với chính phủ?
6. Ngân hàng trung ương cấp yisn dụng cho các ngân hàng thương mại như thế nào?

64
CHƯƠNG 6. LẠM PHÁT VÀ LÃI SUẤT
Chương này giúp ta tìm hiểu lý thuyết về cung cầu tiền, lạm phát là gì? cách tính lạm
phát, các nguyên nhân nào gây ra lạm phát và những kinh nghiệm trong kiềm chế lạm phát.
Ngoài ra còn tìm hiểu về bản chất, vai trò, phân loại của lãi suất, cách xác định lãi xuất
thực và phương pháp xác định lãi suất.
6.1. Cung và cầu tiền.
6.1.1. Lý thuyết về cầu tiền.
a. Khái niệm: Cầu tiền tệ là tổng khối tiền tệ mà các tổ chức và cá nhân cần nắm giữ
nhằm thoả mãn các nhu cầu trong đời sống hàng ngày.
Mức cầu tiền tệ được cấu thành chủ yếu bởi 3 nhu cầu cơ bản:
- Nhu cầu về đầu tư
- Nhu cầu tiêu dùng
- Nhu cầu dự phòng, tích lũy.
b. Các học thuyết xác định mức cầu tiền tệ

[1] Quy luật lưu thông tiền tệ của K. Marx.


Theo K.Marx, mức cầu tiền tệ phụ thuộc vào tổng giá cả hàng hóa và dịch vụ đang lưu
thông, tăng trưởng kinh tế và vòng quay của mức cung tiền giao dịch.
Ông cho rằng: “Số lượng tiền cần thiết cho lưu thông tỉ lệ thuận với số lượng hàng hoá
đang lưu thông, mức giá và tỉ lệ nghịch với tốc độ lưu thông tiền tệ trong một thời gian nhất
định”. Ông đã khái quát mức cầu tiền qua công thức sau:

Kc =

Kc: Khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông


H: Tổng giá cả hàng hóa
V: Tốc độ lưu thông tiền tệ
KT: là tiền thực trong lưu thông (lượng tiền chủ động cung ứng trong lưu thông)
➔ đảm bảo quan hệ cân đối
+ KT > Kc -> thừa tiền
+ KT < Kc -> thiếu tiền
[2] Thuyết số lượng tiền tệ của Fisher và các nhà kinh tế thuộc ĐH Cambridge

65
* Theo quan điểm Fisher: Số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông có mối quan hệ
với tổng thu nhập danh ngĩa của nền kinh tế, thông qua tốc độ chu chuyển của tiề tệ hay
vòng quay trung bình của tiền trong một năm.
Tổng giá cả hàng hóa và dịch vụ = Tổng khối lượng chi trả: M.V = P.Q
M: khối lượng tiền lưu hành (tiền mặt, các phương tiện thanh toán trên tài khoản séc)
V: tốc độ lưu hành của lượng tiền trong lưu thông
P: mức giá trung bình
Q: tổng lượng hàng hóa và dịch vụ được trao đổi
V là một hằng số; Cầu tiền được xác định bởi: Mức thu nhập danh nghĩa và thói quen
tiến hành các giao dịch của dân chúng và nguồn cung ứng tiền vào lưu thông tăng/giảm là
do chính sách phát hành của NHTM. Tuy nhiên do tốc độ lưu thông tiền tệ tương đối ổn
định nên cầu tiền tệ thuần tuý là một hàm số thu nhập, còn lãi suất không làm ảnh hưởng
đến cầu tiền tệ. Thực chất của sự tăng giảm nguồn cung ứng tiền vào lưu thông là do chính
sách phát hành tiền của NHTW.
* Theo quan điểm của các nhà kinh tế ĐH Cambridge
Trên cơ sở phát triển lý thuyết số lượng tiền tệ của Fisher, các nhà kinh tế học thuộc
trường phái Cambridge cho rằng, mức cầu tiền tệ trong nền kinh tế phụ thuộc vào 2 thuộc
tính cơ bản của tiền là:
Tiền tệ hoạt động như một phương tiện trao đổi, công chúng cần nắm giữ tiền để tiến
hành giao dịnh
Tiền tệ hoạt động như một phương tiện cất giữ tài sản, nếu việc nắm giữ tiền để làm
tài sản dự trữ gia tang, sẽ làm cho mức cầu tiền tệ trong nền kinh tế cũng sẽ tăng, sẽ làm cho
mức cầu tiền tệ trong nền kinh tế cũng sẽ tăng lên hay sẽ làm cho vòng quay của tiền bị
giảm xuống.
Từ đó đưa ra phương trình: MV = Y = GNP -> V = Y/M
Trong đó:

GNP (Gross National Products): là thu nhập danh nghĩa gồm các giao dịch đã phát
sinh sau cùng;
V: là tốc độ quay vòng của đồng tiềntrong lưu thông, nhóm cho rằng V tuy cũng có
thay đổi, nhưng rất chậm
Nếu cung tiền (M) tăng nhanh hơn khả năng cung của nền kinh tế (Q), thì sẽ có sự gia
tăng về giá (P) ->lạm phát.
66
=> Mức cầu tiền trong nền kinh tế chủ yếu có mqh tỉ lệ với thu nhập, yếu tố lãi suất
tuy không liên quan nhưng cũng có những ảnh hưởng gián tiếp nhất định
[3] Thuyết ưa thích thanh khoản của J.M. Keynes.
Keynes cho rằng, mọi người nắm giữ tiền xuất phát từ 3 động cơ chính:
- Động cơ giao dịch hằng ngày phục vụ cho đời sống;
- Động cơ dự phòng chi tiêu phục vụ cho các nhu cầu đột xuất, bất ngờ và có quan hệ tỉ lệ
thuận với thu nhập;
- Động cơ đầu cơ phục vụ cho các nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận.
Ông còn cho rằng, tiền tệ là phương tiện cất giữ tài sản nhưng mức độ giữ tiền nhiều
hay ít phụ thuộc vàothu nhập và lãi suất, trong đó lãi suất đóng vai trò rất quan trọng, đặc
biệt là động cơ đầu cơ
Lãi suất chịu ảnh hưởng tỷ lệ nghịch với lượng tiền đưa vào lưu thông;
- Lãi suất chịu ảnh hưởng từ sự ưa thích tiền mặt

-> M = L (r)
Với M: khối lượng tiền tệ
L: hàm số ưa chuông tiền mặt
r: lãi suất
Phương trình của Keynes: M = M1 +M2 = L1 (r1) + L2 (r2)
L1 (r1): Hàm số tiền mặt xác định M1, tương ứng với lãi suất r1
L2 (r2): Hàm số tiền mặt xác định M2, tương ứng với lãi suất r2
-> Sự ưa thích tiền mặt là hàm số của lãi suất.
-> Nhà nước dùng chính sách điều chỉnh lãi suất để điều chỉnh mức cầu tiền tệ.
[4] Thuyết số lượng tiền tệ của Milton – Friedman (Chicago)

-> chủ nghĩa tiền tệ mới, Ông cho rằng nhu cầu về tiền tệ là hàm số với nhiều biến số,
trong đó có tác động của các yếu tố như: mức giá cả hàng hoá dịch vụ, mức thu nhập thực
tế, lãi suất thực tế, chỉ số giá cả, cơ cấu tài sản, sự ưa thích cá nhân, ...
Cầu tièn tệ trong nền kinh tế là một hàm số tài sản khác so với lợi tức dự tính của tài
sản là tiền. Từ đó, ông đưa ra hàm cầu tiền tệ:
Md = f(yn,i) -> Md = f(yn)
yn: thu nhập danh nghĩa
i: lãi suất danh nghĩa
Sự khác nhau giữa học thuyết của J.M.Keynes và M.Friedman
67
Hai học thuyết cùng xuất phát từ một mục tiêu nhưng khi kết luận về cách thức hành
xử trong chính sách tiền tệ thì trái ngược nhau:
- Kynes cho rằng lãi suất là yếu tố quyết định của cầu tiền tệ còn Friedmand gợi ý những
thay đổi của lãi suất sẽ có tác động nhất định đến cầu tiền tệ
- Tính chất của cầu tiền tệ theo Kynes thì cầu tiền tệ là nhân tố nội sinh, còn Friedman thì
cầu tiền tệ là nhân tố ngoại sinh của sản xuất
- Mức cầu tiền tệ theo Keynes là hàm lãi suất, theo Friedman -> Mức cầu tiền biểu hiện
qua hàm thu nhập
6.1.2. Các khối tiền trong lưu thông.
a. Khái niệm về mức cung tiền
Mức cung tiền tệ (Monetary supply) là toàn bộ khối tiền tệ đã đượccung ứng cho nền
kinh tế trong một thời kỳ xác định, nhằm đảm bảo đáp ứng các nhu cầu sản xuất, lưu thông
hàng hoá cũng như các nhu cầu chi tiêu trao đổi khác của nền kinh tế và xã hội.
b. Cấu thành của mức cung tiền
[1] Các loại tiền trong nền kinh tế:
Tiền có tính thanh khoản cao.
+ Tiền pháp định
+ Tiền gửi không kỳ hạn
Tiền tài sản.
+ Tiền gửi có kỳ hạn
+ Tài khoản tiền gửi ở thị trường tiền tệ
+ Các chứng từ nợ ngắn hạn được mua bán trên thị trường tiền tệ
+ Các loại tiền tài sản khác
[2] Phép đo tổng lượng tiền trong nền kinh tế hiện đại.
Mức cung tiền tệ hiện nay cũng có nhiều cách đo lường khác nhau, tuỳ theo cách đo
lường mà mức cung tiền sẽ có những ý nghĩa nhất định đối với quá trình quản lý nền kinh
tế. Khối tiền tệ cung ứng thuộc đối tượng của chính sách tiền tệ quốc gia, về cơ bản gồm:
Khối M1:
+ Tiền pháp định
+ Tiền gửi không kỳ hạn hay tiền gửi thanh toán có thể phát hành séc + Séc du lịch
Khối M2:
+ M1

68
+ Các loại tiền gửi có kỳ hạn loại nhỏ + Tiền gửi tiết kiệm
+ Các chứng từ nợ ngắn hạn
+ Tiền gửi thị trường tiền tệ ngắn hạn
Khối M3: + M2
+ Các loại tiền gửi có kỳ hạn loại lớn
+ Các chứng từ nợ, tiền gửi thị trường tiền tệ dài hạn
Khối M4 (L): Nhiều nước phát triển khác còn có phép đo về tổng lượng tiền (nước
Anh gọi là M4, Mỹ và một số nước khác gọi là L)
+ M3
+ Các loại chứng khoán, chứng từ có khả năng hoán chuyển trên thị trường tài chính.
6.1.3. Các chủ thể cung ứng tiền cho nền kinh tế.
[1] Ngân hàng Trung ương.
- Phát hành qua kênh ngân sách nhà nước (Cho NSNN vay do bội chi).
- Phát hành qua kênh tín dụng (Cho NHTM vay qua tái cấp vốn, tái chiết khấu).

- Phát hành qua thị trường mở (Mua các giấy tờ có giá trên thị trường mở).
- Phát hành qua thị trường vàng và ngoại tệ (Mua ngoại tê, vàng trên thị trường ngoại hối,
thị trường hối đoái).
Cơ sở để NHNN cung ứng tiền cho nền kinh tế căn cứ vào:
- Chỉ số trượt giá của nền kinh tế;
- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế;
- Thâm hụt ngân sách
- Thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế
[2] Ngân hàng trung gian: NHTM cung ứng tiền vào nền kinh tế dưới hình thức bút
tệ, thông qua cơ chế tín dụng tạo tiền.
[3] Các chủ thể khác: Thị trường tài chính phát triển, nhà nước và các doanh nghiệp
cũng có thể được coi là chủ thể cung ứng tiền cho nền kinh tế. (thông qua các chứng từ có
giá mà nhà nước và các doanh nghiệp phát hành)
6.2. Lạm phát.
6.2.1. Các luận thuyết về lạm phát.
[1] Luận thuyết “Lạm phát lưu thông tiền tệ”
- Tiêu biểu J.Bondin và M.Friedman: Lạm phát là đưa nhiều tiền thừa vào lưu thông làm
cho giá cả tăng lên.

69
- Theo quan điểm này, “Lạm phát trong mọi lúc mọi nơi là hiện tượng của lưu thông tiền
tệ; “Lạm phát sẽ xuất hiện khi nào số lượng tiền tệ trong lưu thông tăng lên với nhịp độ
nhanh hơn so với sản xuất”.
[2] Luận thuyết “Lạm phát cầu dư thừa tổng quát”
- Hơbec Gớtxo: “Lạm phát là một dãy tình huống tồn tại của cầu dư thừa”
Các tác giả theo luận thuyết tiền tệ ở Mỹ lý giải “LP là cầu dư thừa” thường xuyên phát
hành tiền quá mức sinh ra, nguyên nhân chủ yếu của LP là do những vi phạm quá trình
tái SX nằm trong lĩnh vực tiền tệ
- Theo J.M. Keynes: chỉ khi nào có toàn dụng, sử dụng hết nhân công và năng lực sản xuất,
mới tạo nên cầu dư thừa và giá cả hàng hóa tăng lên từ cầu cá biệt làm thay đổi cầu tổng
quát và mức giá chung, từ đó gây ra lạm phát.
Theo Friedman, LP xảy ra bất kỳ khi nào, trong khi Keynes thì cho rằng chỉ khi nào có
toàn dụng nhân công và năng lực SX.
[3] Luận thuyết “Lạm phát giá cả”
- Theo J.P. Luthering, L.V. Chandeler, D.C. Cliner “Bất kỳ thời kỳ nào mà giá hàng hóa
tăng không kể lâu hay mau, có tính chất chu kỳ hay đột xuất đều là thời kỳ lạm phát”.
6.2.2. Khái niệm lạm phát:
Lạm phát là một phạm trù kinh tế khách quan, phát sinh từ chế độ lưu thông tiền giấy.
Lạm phát là sự tràn ngập tiền thừa trong lưu thông, dẫn đến sự gia tăng giá cả hàng
hóa và sự gia tăng cao liên tục trong một thời gian dài.
Lạm phát là sự suy giảm quá đáng trong sức mua của đồng tiền. Sức mua của đồng
tiền được đo lường bởi sự biến đổi nghịch đảo của mức giá chung.
Tiền giấy là tiền dấu hiệu giá trị, được phát hành vào lưu thông, thay thế cho tiền đủ
giá, nhằm thực hiện vai trò trung gian trao đổi. Tiền giấy không có giá trị nội tại, chỉ có giá
trị danh nghĩa. Do đó, khi thừa tiền, người ta không có xu hướng giữ lại trong tay những
đồng tiền mất giá, lượng tiền thừa ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Quan điểm của nhiều nhà kinh tế: nếu pháp luật ấn định tỷ lệ đảm bảo tối thiểu của
tiền tệ là 40%, khi ngân hàng phát hành tiền quá mức, khi đó tỷ lệ đảm bảo sẽ giảm xuống
mức thấp hơn -> Lạm phát
Quan điểm khác: Lạm phát là sự mất cân đối giữa tiền và hàng hóa trong nền kinh tế.
Phương trình Fisher: M.V = P.Y

70
- Khi tổng hàng hóa dịch vụ Y = constant, Lượng tiền lưu hành M tăng, P trung bình

tăng. Và nếu tố độ lưu thông tiền tệ V tăng, thì P càng tăng nhanh
- Cần có biện pháp để cân đối lượng tiền và hàng hóa trong nền kinh tế.

- Quan điểm khác: Lạm phát là sự tăng giá của các loại hàng hóa (tư liệu tiêu dung, hàng

hóa và sức lao động). Lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí tăng.
- Vậy lạm phát là gì?

Lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết làm cho chúng
bị mất giá, giá cả của các loại hàng hóa tăng lên đồng loạt.
Lạm phát có những đặc trưng:
+ Hiện tượng giá tăng quá mức của lượng tiền có trong lưu thông, dẫn đến đồng tiền bị
mất giá
+ Mức giá cả chung tăng lên.
➔ Khi tính tỷ lệ lạm phát, các nhà kinh tế học sử dụng chỉ số giá cả (CPI)

➔ Chỉ số CPI cho biết mức thay đổi giá cả của một giỏ hàng hóa tiêu dùng (thực phẩm,

chất đốt, nhà cửa, quần áo, vận tải và y tế) so với năm gốc cụ thể.
Ngoài ra còn có thể sử dụng chỉ số giá sản xuất; Chỉ số giảm lạm phát GDP để tính
lạm phát.
Chỉ số giảm lạm phát GDP đo lường sự khác biệt giữa GDP theo giá hiện hành và giá
cố định cùng các thành phần của nó.
Ví dụ: Nếu GDP tăng theo mức cố định là 2%, mức giá danh nghĩa hiện hành là 5%,
mức lạm phát của nền kinh tế là 3%.
- Lạm phát là tình trạng mức giá chung tăng lên

- Giảm phát là tình trạng mức giá chung giảm xuống

- Giảm lạm phát là sự sụt giảm của tỷ lệ lạm phát

- Tỷ lệ lạm phát phản ánh tốc độ tăng gia ở thời điểm này so với thời điểm trước đó (quý,

năm...)
❖ Các đặc trưng cơ bản của lạm phát:
- Sự thừa tiền do NHTW cung cấp tiền tệ quá mức vào trong lưu thông, vượt quá nhu cầu
cần thiết của nền kinh tế.
- Sự tăng giá đồng bộ và liên tục của tất cả các hàng hoá, dịch vụ trong nền kinh tế, kéo
theo là sự mất giá của tiền giấy;

71
- Sự phân phối lại của cải vật chất xã hội thông qua những biến động của giá cả, của tất cả
các hàng hoá, dịch vụ, trong khi thu nhập, tiền lương của người lao động không thay đổi
làm cho cuộc sống của mọi người bị suy giảm;
- Sự bất ổn về kinh tế - xã hội, lạm phát làm cơ cấu kinh tế bị mất cân đối, khoảng cách
chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn, lòng tin của người dân vào hệ thống tiền tệ và
chính trị bị sụt giảm, trật tự trị an bị rối loạn, khó kiểm soát;
6.2.3. Phân loại lạm phát
[1] Lạm phát vừa phải: (một chữ số): tỷ lệ lạm phát dưới 10%. Giá tăng chậm, đồng
tiền tương đối ổn định.
Còn gọi là lạm phát nước kiệu hay một con số.
Lạm phát này thường được các nước duy trì như một chất xúc tác, để thúc đẩy nền
kinh tế phát triển
[2] Lạm phát cao (phi mã): (hai – ba chữ số) Tỷ lệ 10%-999%. Khi lạm phát phi mã,
đồng tiền mất giá nhanh, gây tác động không tốt đến sự phát triển kinh tế - xã hội
[3] Siêu lạm phát (Siêu tốc): (trên ba chữ số): từ 1000% trở lên. Gây tác hại nghiêm
trọng đến nền kinh tế
Người ta ví lạm phát siêu tốc như cơn bênh ung thư gây chết người
[4] Ngoài ra, người ta còn phân loại lạm phát dựa vào việc so sánh 2 chỉ tiêu:
Tỷ lệ tăng giá và tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ. Theo cách này, lạm phát xảy ra ở 2 giai đoạn
sau:
- Giai đoạn 1: Tỷ lệ tăng giá nhỏ hơn tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ. Một bộ phận của khối tiền
gia tăng về cơ bản đáp ứng nhu cầu lưu thông tiền tệ của nên kinh tế.
- Giai đoạn 2: Tỷ lệ tăng giá lớn hơn tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ.
Lý do, lạm phát với tỷ lệ cao kéo dài đã làm nền kinh tế suy thoái. Hệ quả là khối
lượng tiền phát hành vượt mức khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông. Trong trường hợp
này, lạm phát gây nguy hiểm trầm trọng cho nền kinh tế.
6.2.4. Cách tính tỷ lệ lạm phát:
Công thức tính:

Tỷ lệ lạm phát năm t(%) =

* Có 3 loại chỉ số giá dùng để tính lạm phát:

72
[1] Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): Phản ánh tốc độ thay đổi giá trung bình của các mặt
hàng tiêu dùng chính trong nền kinh tế. Nó được tính theo giá bán lẻ của người tiêu dùng.
[2] Chỉ số giá sản xuất (PPI): Phản ánh tốc độ thay đổi giá trung bình của các sản
phẩm thuộc ba nhóm ngành chính: lương thực thực phẩm, chế tạo, khai khoáng. Nó được
tính theo giá bán buôn.
[3] Chỉ số giá toàn bộ hay chỉ số giá giảm phát theo GDP: Phản ánh tốc độ thay đổi giá
trung bình của phần lớn các loại hàng hóa được tính vào GDP.
6.2.5. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát
[1] Lý thuyết lạm phát do cầu dư thừa (do cầu kéo):
Khi mức tổng cầu tăng nhanh hơn so với mức tổng cung do: hộ gia đình, doanh
nghiệp, chính phủ, người nước ngoài tự ý thay đổi mức chi tiêu của mình hoặc ngân hàng
TW tăng mức cung tiền.
AD = C + I + G + (X-M)

Người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn (do lãi suất giảm, thuế giảm, thu nhập tăng..), các
DN đầu tư nhiều hơn ( do kỳ vọng tăng trưởng tương lai), Chính phủ chi tiêu nhiều hơn (do
thực hiện chính sách trợ cấp xã hội, kích cầu để phát triển kinh tế)
Thuyết trọng tiền cho rằng việc gia tăng mức cung tiền là nguyên nhân chính của lạm
phát.
Nguyên nhân thúc đẩy lạm phát do cầu kéo có liên quan đến nhiều yếu tố:
- Sự gia tăng của thâm hụt ngân sách
- Tổng cung của một số hàng hoá chủ yếu hoặc đại bộ phận các hàng hoá trên thị trường
không thay đổi hoặc giảm trong khi nhu cầu về những hàng hoá này lại tăng lên hoặc
không đổi làm cho giá cả tăng lên;
- Tổng càu nền kinh tế tăng do các nguyên nhân khác như sự gia tang thu nhập thực tế của
các hộ gia đình, sự gia tăng cung tiền do chính sách mở rộng tiền tệ của NHTW, chênh
lệch ngày càng lớn giữa giá cả hang hoá trong nước và nước ngoài,
[2] Lý thuyết lạm phát cho chi phí (lạm phát chi phí đẩy)
Chi phí sản xuất tăng hoặc năng lực sản xuất giảm.
Chi phí gia tăng một cách độc lập so với tổng cầu.
Chi phí gia tăng trong thời kỳ kinh tế bùng nổ là làm phát do cầu kéo (tiền lương tăng vì nhu
cầu mở rộng nhanh, chỉ phản ánh sức ép thị trường, đây là lạm phát cầu kéo, dẫn đến chi phí
tăng.
73
Các trường hợp lạm phát do chi phí đẩy như sau:
- Tiền lương gia tăng do áp lực từ quyền lực công đoàn, chính sách tăng lương của Chính
phủ, vì thế đẩy giá cả tăng.
- Lợi nhuận: Nếu doanh nghiệp có quyền lực thị trường (độc quyền, nhóm độc quyền), có
thể đẩy giá tăng lên độc lập với tổng cầu để kiếm lợi nhuận cao hơn.
- Nhập khẩu lạm phát: Nguyên vật liệu nhập khẩu, nếu chi phí nguyên vật liệu tăng, không
thuộc sự kiểm soát trong nước, doanh nghiệp phải mua nguyên vật liệu với giá cao, vì các
lý do:
+ Tỷ giá hối đoái: đồng nội tệ bị mất giá
+ Thay đổi giá cả hàng hóa: Giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới tăng cao, chi phí
nguyên vật liệu từ các nước sẽ tăng.
+ Những cú sốc từ bên ngoài: Cuộc khủng hoảng về nhiên liệu, nguyên liệu cơ bản
(dầu mỏ, sắt thép...), làm cho giá cả hầng hóa này tăng, và đẩy chi phí hàng hóa trong nước
tăng theo.
+ Thiếu hụt nguồn tài nguyên: Nguồn tài nguyên thiếu hụt, giá tăng cao, gia tăng chi
phí cho doanh nghiệp, đẩy giá cả tăng theo.
Vì chi phí tăng cao, nên giá cả tăng và lạm phát chi phí đẩy đã xảy ra, đây là 1 hiện
tượng tiền tệ do chính sách tiền tệ mở rộng.
[3] Lạm phát tài chính, lạm phát tín dụng: xảy ra khi có tình trạng bội chi cao và
liên tục từ NSNN. Do thực hiện các chính sách đầu tư tràn lan kém hiệu quả, chính sách
thuế duy trì cao quá mức khiến thu nhập và đời sống của nhân dân bị suy giảm, các hoạt
động sản xuất gặp nhiều khó khan khiến giá cả gia tăng,…
[4] lạm phát do những nguyên nhân liên quan đến sự thiếu hụt mức cung: xảy ra
khi nền kinh tế bị mất cân đối nghiêm trọng, tăng trưởng kinh tế chậm, hoạt động sản xuất
bị sút kém, kéo dài, kết quả làm ngân sách quốc gia bị thâm hụt, hệ thống tài chính rối loạn.
[5] Lạm phát do hệ thống chính trị bị khủng hoảng: xảy ra khi xuất hiện một laotj
các chấn động về kinh tế chính trị xã hội, gây tác động lớn đến tâm lý của công chúng
[6] Lạm phát do nhà nước chủ động: xảy ra khi nhà nước chủ động sử dụng lạm
phát làm công cụ để thực thi chính sách kinh tế.
[7] Lạm phát do in quá nhiều tiền:
Thực tế nguyên nhân do in quá nhiều tiền là một lý do làm gia tăng tổng cầu bởi
vì nó làm giảm lãi suất, dẫn tới kích thích đầu tư và tiêu dùng. Tuy nhiên, do tính đặc
74
thù và phổ biến của nó nên ta tách ra thành một nguyên nhận riêng để phân tích. Tên
tuổi của người tiên phong nghiên cứu về vấn đề này gắn với một công thức rất nổi
tiếng, thể hiện mối quan hệ giữa cung tiền và lạm phát.
[8] Lạm phát quán tính:
Lạm phát quán tính (Inertial Inflation) là loại lạm phát do mức lạm phát của thời
kỳ trước đó gây nên. Nếu lạm phát cứ đều đặn thì các chủ thể trong nền kinh tế có thể
được dự đoán và do đó các mức giá trong các hợp đồng tiền lương và tài sản sẽ được
điều chỉnh, điều này lại tiếp tục duy trì một mức lạm phát quán tính. Có thể gọi lạm
phát quán tính là lạm phát kỳ vọng. Ở Việt Nam, lạm phát quán tính luôn là tác nhân
quan trọng gây nên tình trạng lạm phát cao trong một số năm gần đây.
Lạm phát quán tính có xu hướng thay đổi cùng tỷ lệ với những sự kiện kinh tế
gây ra nó thay đổi ví dụ như tăng lương cơ bản ở Việt Nam
6.2.6. Tác động của lạm phát
[1] Tác động phân phối lại thu nhập và của cải.
- Khi lạm phát xảy ra, những người có tài sản và đang vay nợ là có lợi, vì giá các loại tài
sản đều tăng lên, và giá trị đồng tiền thì lại giảm.
- Ngược lại, những người làm công ăn lương, những người gửi tiền, những người cho vay
là bị thiệt hại.
-> tránh thiệt hại, điều chỉnh lãi suất sao cho phù hợp với tỷ lệ lạm phát.
Ví dụ: lãi suất thực là 5%, tỷ lệ tăng giá là 8% thì lãi suất danh nghĩa là 13%
Giữa người đi vay và người cho vay: Khi lạm phát xảy ra người gửi tiền chịu thiệt hại
vì giá trị khoản tiền mà họ gửi bị giảm giá do lạm phát và khoản lợi tức họ nhận được có thể
không đủ bù đắp so với tỉ lệ tăng của lạm phát. Ngược lại, người vay tiền là bên có lợi khi
lạm phát xảy ra.
Giữa người hưởng lương và người trả lương: Trong khoảng thời gian ngắn, khi các
khoản lương chưa kịp thay đổi theo hợp đồng mới, thì người trả lương là người có lợi khi
lạm phát xảy ra. Ngược lại, người hưởng lương (thường là người lao động) lại chịu thiệt hại
khi lạm phát xảy ra vì mức lương họ nhận không thay đổi trong khi sức mua của đồng tiền
lại bị sụt giảm.
Giữa Chính phủ và dân chúng: Lạm phát có thể xuất phát từ nguyên nhân khách quan
(thường là lạm phát từ phía cung) hoặc do sự tác động chủ quan của Ngân hàng trung ương

75
thông qua việc in và phát hành tiền ra công chúng. Khi Ngân hàng trung ương phát hành
quá nhiều tiền, sẽ gây ra sự suy giảm giá trị mỗi đồng tiền; chúng ta gọi là đồng tiền mất
giá. Tức là lạm phát xảy ra. Đây chính là khoản thuế vô hình làm cho đồng tiền trong túi
mỗi người dân vơi đi; ngược lại, Ngân hàng trung ương thu được khoản lợi kếch sù nhờ sự
chênh lệch giữa giá trị ghi trên mỗi đồng tiền và chi phí thực để sản xuất ra đồng tiền đó
[2] Tác động đến phát triển kinh tế (sản lượng) và việc làm
Trong điều kiện nền kinh tế chưa đạt mức toàn dụng, lạm phát vừa phải sẽ thúc đẩy
phát triển kinh triển kinh tế vì nó có tác dụng làm tăng khối tiền tệ trong lưu thông, cung cấp
thêm vốn cho các đơn vị SXKD, kích thích tiêu dùng của Chính phủ và nhân dân.
Lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ nghịch biến.
Theo nhà kinh tế học, A.W Phillips đưa ra “Lý thuyết đánh đổi giữa lạm phát và việc
làm” lạm phát tăng thất nghiệp giảm và ngược lại
[3] Các tác động khác:
Đối với cơ cấu kinh tế: dễ bị mất cân đối các nhà đầu tư hướng tới kinh doanh tại
những lĩnh vực hàng hóa có giá cả tăng cao, chu kỳ ngắn, thời gian thu hồi vốn nhanh và
ngược lại. Hoặc vì lý do đầu tư tích trữ...
Đối với hiệu quả kinh tế: Gây thiệt hại ở nhiều mặt.
Thiệt cho ngân sách Nhà nước (do sản xuất bị suy giảm), nguồn tiền trong xã hội bị sụt
giảm; gây bất lợi cho nền kinh tế.
6.2.7. Biện pháp kiềm chế lạm phát
[1] Tác động lên cầu:
- Chính sách tài khóa thu hẹp: cắt giảm chi tiêu ngân sách chính nhà nước, tăng thuế.

- Chính sách thắt chặt tiền tệ:

+ Đóng băng tiền tệ: thắt chặt thực hiện các nghiệp vụ tái chiết khấu, tái cấp vốn, giới
hạn tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng...
+ Nâng lãi suất: thu hút tiền mặt trong dân cư và doanh nghiệp vào ngân hàng; lãi suất
cho vay tăng sẽ giảm khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng.
+ Nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc: giảm khả năng tạo tiền của ngân hàng.
[2] Tác động lên cung
- Kiềm chế giá cả: Gia tăng nhập khẩu, chống lại sự khan hiếm của hàng hóa trong nước;
- Quản lý thị trường, chống đầu cơ tích trữ hàng hóa...

76
- Nhà nước bán vàng và ngoại tệ: thu hút tiền mặt trong lưu thông, ổn định giá vàng, ổn
định tỷ giá hối đoái, từ đó ổn định giá cả các mặt hàng khác.
[3] Các biện pháp củng cố bộ máy vĩ mô
- Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đúng đăn;
- Điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế, định hướng phát triển các ngành xuất khẩu mũi nhọn;
- Nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lí nhà nước;
- Soát xét lại chính sách thu chi thường xuyên của NSNN. Thực hiện chiến lược thị trường
cạnh tranh hoàn toàn;
6.3. Lãi suất
6.3.1. Khái niệm lãi suất
- Lãi suất là giá cả mà người đi vay phải trả cho việc sử dụng vốn của người cho vay trong
một khoảng thời gian nhất định.
- Nếu gọi số tiền vay là tiền gốc, thì tỷ lệ % tính trên tiền gốc mà người đi vay phải trả cho
người cho vay, được gọi là lãi suất.
6.3.2. Nguồn gốc hình thành lãi suất.
[1] Cơ sở hình thành lãi suất
Tiền là hàng hoá đặc biệt, là thước đo giá trị, là phương tiện trao đổi phổ biến trong
lưu thông. Việc nắm giữ tiền cho phép có thể sử dụng trao đổi lấy bất kì hàng hoá nào mong
muốn. Vì vậy, lãi suất chính là giá trị thời gian của tiền tệ được hình thành xuất phát từ sự
ưa thích có tiền trong hiện tại hơn là tiền trong tương lai.
=> Theo giá trị thời gian: Lãi suất là sự thanh toán cho việc sử dụng tiền theo thời gian
Nhu cầu đầu tư, để đáp ứng sự phát triển không ngừng của các hoạt động sản xuất
kinh doanh và lưu thông trao đổi hàng hoá. Vì vậy lãi suất chính là chi phí cơ hội của tiền tệ
được hình thành xuất phát từ những lợi ích có thể thu được từ việc nắm giữ tiền tệ;
-=> Theo chi phí: Lãi suất là chi phí cơ hội của việc sử dụng tiền theo thời gian
Xét về thực chất lãi suất là một phần lợi tức được chia lại từ quá trình sản xuất và kinh
doanh;
[2] Các yếu tố cấu thành lãi suất tín dụng thị trường:
+ Chi phí vốn không có rủi ro căn cứu vào trái phiếu kho bạc;
+ Lạm phát kì vọng
+ Mức độ rủi ro trong đầu tư
+ Tính thanh khoản

77
+ Hiện giá
6.3.3. Phân loại lãi suất.
[1] Căn cứ vào giá trị thực của tiền lãi thu được
Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất chưa trừ đi tỷ lệ lạm phát, thường được thông báo
chính thức trong các quan hệ tín dụng.
Lãi suất thực: Đo lường sức mua của tiền lãi nhận được, được tính toán bằng việc điều
chỉnh lãi suất danh nghĩa, có tính đến lạm phát. Lãi suất thực phản ánh chính xác thu nhập
thực tế từ tiền lãi nhận được hay chi phí thực phải trả cho các khoản vay.
[2] Căn cứ vào tính chất các khoản vay
Lãi suất tiền gửi: là lãi suất đầu vào mà ngân hàng phải trả cho khách hàng gửi tiền;
Lãi suất cho vay: được áp dụng để tính lãi tiền vay mà khách hàng phải trả cho ngân
hàng;
Lãi suất chiết khấu: là lãi suất cho vay của NHTM dưới hình thức ứng trước tiền vay
cho các chúng từ thanh toán chưa đến hạn thanh toán hoặc thương phiếu ở các NHTM
nhưng thoả mãn được các điều kiện chiết khấu theo quy định
Lãi suất tái chiết khấu: áp dụng khi NHTW tái cấp vốn cho các ngân hàng dưới hình
thức chiết khấu lại các giấy tờ có giá ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán của ngân hàng
thông qua thị trường mở.
Lãi suất liên ngân hàng: là lãi suất vay và cho vaylaaxn nhau giữa các NHTM trên thị
trưởng liên ngân hàng;
Lãi suất cơ bản: là mức lãi suất mà các ngân hàng sử dụng làm cơ sở để ấn định mức
lãi suất kinh doanh. Lãi suất cơ bản do NHTW quyết định căn cứ vào các mục tiêu đã định
trước từ chính sách tiền tệ, được sử dụng làm cơ sở để ấn định lãi suất kinh doanh cho các tổ
chức tín dụng; có thể được NHTW công bố theo mức trần hoặc mức sàn; tuy nhiên, nhìn
chung việc xác định lãi suất cơ bản đều căn cứ trên cơ sở cung cầu thị trường và đuọc sử
dụng như là mức lãi suất tối thiểu cho vay;
[3] Căn cứ vào thời hạn tín dụng
Lãi suất ngắn hạn: là mức lãi suất huy động hoặc cho vay áp dụng cho các quan hệ tín
dụng có thời hạn dưới 1 năm.
Lãi suất trung và dài hạn: là mức lãi suất huy động hoặc cho vay áp dụng cho các
quan hệ tín dụng có thời hạn trên 1 năm
[4] Căn cứ vào tính chất ổn định của lãi suất

78
Lãi suất cố định: là mức lãi suất được giữ cố định do tác động chủ quan. Mức lãi suất
thường không thay đổi, bất kể sự thay đổi của các yếu tố kinh tế;
Lãi suất biến đổi: là mức lãi suất được thả nổi do những tác động khách quan, tuỳ
thuộc hoàn toàn vào biến động từ các hoạt động cung cầu trên thị trường;
6.3.4. Phương pháp xác định lãi suất cơ bản.
[1] Tính lãi đơn.
Lãi suất đơn là mức lãi suất áp dụng theo phương thức việc hoàn trả số tiền cho vay
được thực hiện một lần vào cuối mỗi kỳ hạn vay;
Gọi: i (%) là lãi suất của một kỳ (tháng, quý, năm...)
PV: Số tiền gốc để xác định lãi suất
n: số kỳ tính lãi
Tổng số tiền gốc và lãi phải trả là FV = PV (1 + i*n)
Ví dụ 1: Bà Thu ký gửi 10 triệu đồng vào tài khoản định kỳ, được trả lãi suất
7%/năm. Bạn hãy cho biết, sau 5 năm số tiền gốc và lãi Bà Thu nhận được là bao
nhiêu, nếu ngân hàng trả lãi đơn?
[2] Tính lãi kép.
Lãi suất kép là mức lãi suất áp dụng theo phương thức nhập lãi của kỳ trước vào gốc
để tính lãi cho kỳ hạn sau, trên cơ sở tính đến giá trị tái đầu tư của lợi tức thu được trong
thời hạn sử dụng tiền vay;
Gọi: i (%) là lãi suất của một kỳ (tháng, quý, năm...)
PV: Số tiền gốc để xác định lãi suất
n: số kỳ tính lãi
Tổng số tiền gốc và lãi phải trả là: FV = PV (1+ i )n

Ví dụ 2: Bà Thu ký gửi 10 triệu đồng vào tài khoản định kỳ, được trả lãi suất
7%/năm. Bạn hãy cho biết, sau 5 năm số tiền gốc và lãi Bà Thu nhận được là bao
nhiêu, nếu ngân hàng trả lãi kép?
Ví dụ 3: Ông Nam ký gửi 10 triệu đồng vào tài khoản định kỳ, được trả lãi suất
7%/năm. Bạn hãy cho biết, sau 5 năm số tiền gốc và lãi ông Nam nhận được là bao
nhiêu, tính các trường hợp sau:
a. Nếu ngân hàng trả lãi đơn?
b. Nếu ngân hàng trả lãi kép theo kỳ?
79
c. Nếu ngân hàng trả lãi kép theo quý?
d. Nếu ngân hàng trả lãi kép theo tháng?
[3] Tính lãi suất đến hạn
Lãi suất đến hạn là mức lãi suất được xác định theo từng kỳ hạn nhưng việc hoàn trả
lãi chỉ được thực hiện một lần khi đáo hạn;
FV = PV*(1+i)
Ví dụ 4: Vay 100 triệu đồng, lãi suất 15% năm.
Số tiền phải trả sau một năm sẽ là:
FV= 100x (1+15%) = 115 triệu đồng
[4] Tính lãi suất hoàn vốn
Lãi suất hoàn vốn là lãi suất làm cân bằng giá trị hiện tại của tiền thu nhập nhận được
trong tương lai từ một khoảng đầu tư với giá trị hôm nay của khoản đầu tư đó;

Lãi suất hoàn vốn


= -1
Ví dụ: Một khách hàng đầu tư 800 triệu đồng vào một cổ phiếu . Dự kiến sau 3 năm
bán lại sẽ nhận được số tiền 1.300 triệu đồng.
Lãi suất hoàn vốn đầu tư sau 3 năm

-1 1.300 = 800x (1 + i)3


i = 17,56% =
Lãi suất hoàn vốn
đầu tư là: 17,5% năm
6.4. Các yếu tố tác động đến lãi suất
Rủi ro vỡ nợ: Hầu hết các loại chứng khoán đều có mức độ rủi ro vỡ nợ nhất định. Đó
là tình trạng xảy ra khi người phát hành chứng khoán mất khả năng thanh toán các nghĩa vụ
của họ đối với người nắm giữ chứng khoán khi bị phá sản. Mặc dù nhà đầu tư luôn có thể
mua các loại trái phiếu chính phủ (được xem là không có rủi ro vỡ nợ, vì lúc nào chính phủ
cũng có thể đáp ứng nhu cầu thanh toán thông qua thu thuế hoặc thậm chí in thêm tiền để trả
nợ), nhà đầu tư vẫn có thể nắm giữ các loại chứng khoán khác, nếu như lợi tức từ các chứng
khóan đó đủ bù đắp cho rủi ro mà họ phải gánh chịu. Do vậy, khi các yếu tố khác không đổi,
một loại chứng khoán có rủi ro cao hơn sẽ phải đem lại cho nhà đầu tư một mức lợi ích lớn

80
hơn để có thể vay nợ được trên thị trường. Rủi ro vỡ nợ đặc biệt quan trọng đối với các
chứng khoán dài hạn, khi nhà đầu tư phải chịu đựng rủi ro vỡ nợ với thời gian lâu hơn.
Kỳ hạn thanh toán: các loại chứng khoán có kỳ hạn thanh toán dài hơn dẫn tới rủi ro
cao hơn, tính thanh khoản thấp hơn, do vậy phải thanh toán một mức lãi suất cao hơn cho
người nắm giữ chứng khoán.
6.5. Lãi suất ở Việt Nam
Thị trường trái phiếu chính phủ ở Việt Nam chưa phát triển, do vậy, lãi suất của các
loai trái phiếu chính phủ trên thị trường tài chính chưa phải là lãi suất chuẩn trong nền kinh
tế.
Loại lãi suất quan trọng hơn nhiều đó là lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay của các
ngân hàng thương mại. Thay đổi trong lãi suất huy động, lãi suất cho vay của các ngân hàng
thương mại thể hiện sự tác động của cung, cầu vốn trên thị trường.
Lãi suất của các ngân hàng thương mại cũng chịu ảnh hưởng bởi việc điều hành lãi
suất thị trường của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). Thông qua cơ chế lãi suất cơ
bản, NHNN sẽ khống chế được trần lãi suất huy động và cho vay của các NHTM không
được vượt quá 150% lãi suất cơ bản. Riêng đối với hoạt động cho vay tiêu dùng, các NHTM
được phép áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận, tức là ngân hàng và khách hàng tự thỏa thuận
lãi suất vay nợ, lãi suất cho vay có thể vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố.
Ngoài lãi suất cơ bản, NHNN cũng công bố lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn
hàng tháng như là một công cụ để thực thi chính sách tiền tệ của NHNN.
Ngoài ra, lãi suất thị trường cũng chịu ảnh hưởng của chính sách tỷ giá của NHNN, do
các NHTM có thể huy động và cho vay cả bằng nội tệ và ngoại tệ, tình trạng thị trường
ngoại hối, tỷ giá cũng sẽ tác động tới lãi suất huy động và cho vay cả bằng nội tệ, ngoại tệ
của các NHTM.
6.6. Thảo luận một số chủ đề liên quan và bài tập
1. Tại sao các quốc gia luôn cố gắng kiểm soát lạm phát ở mức vừa phải?
2. Tại sao những yêu cầu liên tục về việc tăng lương có thể dẫn tới vòng xoáy giữa tiền
lương và lạm phát?
3. Sự cần thiết khi nghiên cứu giá trị tiền theo thời gian. Tại sao người ta nói một đồng
của ngày hôm nay có giá trị hơn một đồng trong tương lai?
4. Tại sao người ta cho rằng khi có tiền thì doanh nghiệp phải đầu tư ngay?

81
5. Ông A gửi 100 triệu vào tài khoản ngân hàng. Ngân hàng công bố lãi suất là
8%/năm. Bạn hãy cho biết số tiền lãi ông A nhận được tại thời điểm đáo hạn trong
câc trường hợp sau:
a. Gửi 2 năm, ngân hàng trả lãi đơn
b. Gửi 5 năm. Ngân hàng ghép lãi theo quý
c. Gửi 3 năm, ngân hàng ghép lãi 6 tháng 1 lần
d. Xác định lãi suất thực mà ông A nhận được trong các trường hợp trên.

82
CHƯƠNG 7. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Chương này giúp tìm hiểu về khái niệm, vai trò, chức năng và cơ cấu tổ chức tài chính
doanh nghiệp, cũng như nghiên cứu về các hình thức hoạt động doanh nghiệp, những
quan hệ tài chính phát sinh trong doanh nghiệp, ảnh hưởng của chúng đến thu nhập
và hoạt động doanh nghiệp
7.1. Một số khái niệm trong doanh nghiệp.
7.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp.
Theo Paul A. Samuelson (GS ĐH Massachuset) và William D. Nordhaus (GS Kinh tế
ĐH Yale): Doanh nghiệp là đơn vị sản xuất cơ bản trong một nền kinh tế tư bản hoặc hỗn
hợp.
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện chức năng kinh doanh, vì mục tiêu tìm
kiếm lợi nhuận.
Hoạt động doanh nghiệp là sự kết hợp giữa các nhân tố đầu vào như vốn và lao động,
để tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và tiêu thụ trên thị trường.
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định,
được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt
động kinh doanh (Theo Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH ngày 29/11/2005)
7.1.2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp
- Tổ chức huy động và phân phối các nguồn lực tài chính có hiệu quả.
- Huy động và đảm bảo đầy đủ, kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm và hiệu quả.
- Giám sát, kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp
- Tạo lập các đòn bẩy kinh tế để kích thích điều tiết các hoạt động kinh tế trong doanh
nghiệp.
- Kiểm tra đánh giá các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp.
- Đầu tư kinh doanh vốn
- Hoạch định chiến lược tài chính
- Tham gia đánh giá, lựa chọn các dự án đầu tư và kế hoạch kinh doanh.

83
- Xác định nhu cầu vốn, tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ cho các hoạt
động của doanh nghiệp.
- Tổ chức sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có; quản lý chặt chẽ thu, chi vốn bằng tiền,
thường xuyên đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
- Thực hiện tốt việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh
nghiệp.
- Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
- Thực hiện dự báo và kế hoạch hóa tài chính.
7.1.3. Các hình thức hoạt động doanh nghiệp:
[1] Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động:
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phi tài chính
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh donah tiền tệ, chứng khoán.
[2] Căn cứ vào quy mô hoạt động:
- Doanh nghiệp siêu nhỏ
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ: quy mô vốn, lao động, doanh thu.

Bảng phân loại doanh nghiệp tại Việt Nam


Doanh nghiệp siêu
Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
nhỏ

Quy mô Khu vực Tổng Tổng nguồn


Số lao Số lao động
nguồn vốn Tổng vốn hoặc Số lao động tham
động tham tham gia
hoặc Tổng nguồn vốn Tổng DT/1 gia BHX
gia BHXH BHXH
DT/1 năm năm

Tổng NV dưới
I. Nông, lâm nghiệp và 10 người Tổng NV Dưới 100 100 tỷ hoặc
Dưới 3 tỷ Dưới 200 người
thủy sản trở xuống dưới 50 tỷ người Tổng DT/năm
dưới 200 tỷ

Tổng NV dưới
II. Công nghiệp và xây 10 người Tổng NV Dưới 100 100 tỷ hoặc
Dưới 3 tỷ Dưới 200 người
dựng trở xuống dưới 50 tỷ người Tổng DT/năm
dưới 200 tỷ

84
Tổng NV Tổng NV
Tổng NV dưới
dưới 3 tỷ dưới 50 tỷ
III. Thương mại và dịch 10 người 100 tỷ hoặc
hoặc Tổng hoặc Tổng Dưới 50 người Dưới 100 người
vụ trở xuống Tổng DT/năm
DT/năm DT/năm
dưới 300 tỷ
dưới 10 tỷ dưới 100 tỷ

Nguồn: Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018

Doanh nghiệp lớn: công ty, tổng công ty, tập đoàn kinh tế...... Ưu thế vốn lớn, cong
nghệ hiện đại, năng suất cao, chi phí thấp... Tuy nhiên, tính linh hoạt kém, khó chuyển đổi
kịp thời những thay đổi nhanh của thị trường.
[3] Căn cứ vào tính chất mục tiêu kinh doanh.
Doanh nghiệp hoạt động công ích: cung ứng dịch vụ công cộng, xã hội, vì cộng đồng,
không coi trọng mục tiêu lợi nhuận.
Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh: theo nhu cầu trường, vì lợi nhuận.
[4] Căn cứ vào phương thức quản lý doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp hoạt động độc lập: tự chịu trách nhiệm về nguồn vốn riêng của mình,
có tư cách pháp nhân độc lập.
- Doanh nghiệp hoạt động phụ thuộc: hoạt động một số hoạt động theo ủy quyền của
doanh nghiệp cấp trên, có quan hệ tài chính phụ thuộc, chịu sự kiểm soát bởi doanh nghiệp
cấp trên.
[5] Căn cứ hình thức sở hữu doanh nghiệp:
Doanh nghiệp sở hữu nhà nước: là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều
lệ.
Doanh nghiệp cổ phần (Công ty cổ phần): doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty
được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần
của doanh nghiệp được gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ
tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Doanh nghiệp TNHH một thành viên (1 tổ chức hoặc 1 người) và TNHH 2 thành viên
trở lên (không vượt quá 50 thành viên): là doanh nghiệp mà các thành viên trong công ty
chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn
điều lệ của công ty.

85
Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ
được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân, không được phát hành chứng khoán.
Công ty hợp danh: là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu của
công ty, cùng kinh doanh dưới một cái tên chung (gọi là thành viên hợp danh). Thành viên
hợp danh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ
của công ty. Ngoài ra trong công ty hợp danh còn có các thành viên góp vốn, không được
phát hành chứng khoán.
Nhóm công ty: là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích
kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác: Công ty mẹ - công ty con;
Tập đoàn kinh tế; ...
7.2. Cấu trúc tài chính doanh nghiệp
Cấu trúc tài chính doanh nghiệp là các mô hình tài chính của doanh nghiệp đuọc xây
dựng trong một chu kỳ kinh doanh, dựa trên cơ sở gắn liền với các mục tiêu chiến lược cho
từng thị trường và từng thời gian cụ thể.
7.2.1 Cấu trúc vốn tài sản.
[1] Khái niệm: là những phương tiện, tài sản, các yếu tố vật chất mà doanh nghiệp
phải sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình.
Vốn tài sản thể hiện dưới những hình thái khác nhau, tùy theo công dụng tính năng và
thời gian sử dụng.
Doanh nghiệp nước ngoài: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vốn 100%, được
thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài.
Vốn tài sản không thể bị mất đi mà phải được bảo toàn và phát triển.
[2] Vốn tài sản cố định (TSCĐ):
- Có thời hạn sử dụng dài
- Có giá trị lớn
- Đặc điểm của TSCĐ:
+ Tham gia nhiều vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, không thay đổi hình thái vật chất.
+ Giá trị TSCĐ bị giảm dần do chúng bị hao mòn (giảm dần về giá trị và giá trị sử
dụng).
+ Có 2 loại hao mòn (cho cả 2 loại TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình): hao mòn hữu
hình (giảm về mặt giá trị và giá trị sử dụng) và vô hình (sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật...)

86
- Vốn cố định tham gia nhiều vào chu kỳ kinh doanh và luân chuyển dần dần vào từng
phần trong giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mỗi chu kỳ kinh doanh.
[3] Vốn tài sản lưu động.
- Biểu hiện bằng tiền về tài sản lưu động của doanh nghiệp phục vụ cho quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khi tham giá vào quá trình kinh doanh, tài sản lưu động luôn vận hành, thay thế và
chuyển hóa lẫn nhau quá các công đoạn của quá trình kinh doanh.
- Chỉ tham gia một chu kỳ kinh doanh.
- Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị vào trong giá trị sản phẩm, được thu hồi toàn bộ
1 lần, sau khi doanh nghiệp tiêu thụ các hàng hóa dịch vụ và kết thúc vòng tuần hoàn luân
chuyển vốn.
[4] Tài sản đầu tư tài chính:
* Căn cứ vào tính chất kinh tế:
- Hoạt động đầu tư mua bán các loại chứng khoán có giá trị như: cổ phiếu, trái phiếu...
nhằm tìm kiếm lợi nhuận.
- Hoạt động góp vốn liên doanh: góp vốn đầu tư vào một doanh nghiệp khác, hoặc
cùng một doanh nghiệp khác thực hiện kinh doanh
- Hoạt động cho thuê tài chính.
* Căn cứ vào thời gian hoàn vốn:
- Đầu tư tài chính ngắn hạn: các hoạt động đầu tư có thời gian thu hồi vốn không quá 1
năm.
- Đầu tư tài chính dài hạn: các hoạt động đầu tư có thời gian thu hồi vốn trên 1 năm.
7.2.2 Cấu trúc nguồn tài trợ.
[1] Vốn chủ sở hữu:
- Vốn điều lệ: vốn đóng góp ban đầu của các chủ sở hữu.
- Nguồn vốn bổ sung từ lợi nhuận sau thuế.
- Nguồn vốn bổ sung bằng cách kết nạp thêm thành viên mới.
[2] Nguồn vốn tín dụng và chiếm dụng.
- Tín dụng ngân hàng.
- Tín dụng thương mại.
- Huy động bằng cách phát hành trái phiếu.
- Thuê tài sản.

87
- Nguồn vốn chiếm dụng hợp pháp.
7.3. Lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp.
Kế hoạch dài hạn: 5, 10 năm hoặc xa hơn.
Kế hoạch đầu tư nhằm tạo lập tài sản cố định, công cụ lao động và phương tiện kinh
doanh cần thiết của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải dự báo nhu cầu, thị hiếu thị trường,
sản phẩm có thể thay thế trong tương lai... nhằm đầu tư thích hợp và có hiệu quả.
Kế hoạch cơ cấu vốn: kế hoạch khai thác nguồn lực tài chính cho những hoạt động
thường xuyên và lâu dài; hoạt động có tính thời vụ.
Kế hoạch phân phối lợi nhuận: kế hoạch sử dụng lợi nhuận của doanh nghiệp cho nhu
cầu tái đầu tư và chia lợi ích kinh tế cho người sở hữu.
Kế hoạch tài chính ngắn hạn: (thời hạn dưới 1 năm): là quá trình cụ thể hoa từng năm
cho kế hoạch dài hạn.
7.4. Quản lý Chi phí, Thu nhập và Lợi nhuận của doanh nghiệp.
7.4.1. Quản lý chi phí kinh doanh
Chi phí kinh doanh là những tiêu hao vật chất trong quá trình sản xuất bao gồm các chi
phí nguyên vật liệu, nhân công, năng lượng, sản xuất chung, bán hang và quản lý doanh
nghiêp;
Quản lý chi phí kinh doanh là xây dựng và kiểm soát định mức tiêu haochi phí cho
mỗi đơn vị sản phẩm hoặc công việc được tạo ra;
[1] Phân loại chi phí kinh doanh
- Căn cứ theo yếu tố cấu thành
- Căn cưa theo khoản mục
- Căn cứ theo cách tính nhập chi phí vào giá thành sản phẩm
- Căn cứ theo sự biến đổi sản lượng
[2] Quản lý chi phí trong doanh nghiệp
- Chi phí lao động trực tiếp
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí chung
7.4.2. Thu nhập của doanh nghiệp
Là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh
mang lại.; là cơ sở kinh tế tạo lập nguồn tài chính của doanh nghiệp. Thu nhập tồn tại dưới 2
dạng:

88
[1] Khối lượng tiền tệ mà doanh nghiệp thực thu từ hoạt động đầu tư.
[2] Số nợ phải thu phát sinh trong quá trình cung ứng hàng hóa.
- Thu nhập các bộ phận sau:
[1] Doanh thu về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng.
[2] Thu nhập hoạt động đàu tư tài chính: đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh, cổ
phần, cho thuê tài chính...
[3] Thu nhập khác: Khoản thu không dự tính được trước, khoản thu không thường
xuyên: thu về nhương bán, thanh lý TSCĐ; thu tiền phạt vi phạm hợp đồng; nợ khó đồi; nợ
không xác định được chủ...
7.4.2. Lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Phần chênh lệch giừa thu nhập và chi phí tương ứng được gọi là lợi nhuận.
- Lợi nhuận là phần kết quả cuối cùng của chu kỳ kinh doanh.
[1] Phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp:
- Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho Nhà nước theo quy định.
- Bù đắp những khoản chi phí không được tính vào chi phí hoạt động như: chi phí sản
phẩm sai hỏng, các khoản bị phạt do vi phạm hợp đồng...
- Tạo lập các quỹ doanh nghiệp.
- Chia lợi tức cho chủ sở hữu của doanh nghiệp.
[2] Các quỹ của doanh nghiệp:
Quỹ đầu tư phát triển: quỹ sử dụng để đầu tư mở rộng, phát triển kinh doanh; đổi mới
thiết bị công nghệ, điều kiện làm việc; nghiên cứu khoa học, đào tạo nâng cao trình độ
chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ cho CBCNV của doanh nghiệp.
Quỹ dự phòng tài chính: bù đặp chênh lệch từ những tổn thất, thiệt hại về tài sản do
thiên tai, rủi ro trong kinh doanh không được tính trong giá thành và đền bù của cơ quan bảo
hiểm.
Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm: dùng cho việc trợ cấp cho người lao động có
thời gian làm việc từ 1 năm trở lên bị mất việc; chi cho việc đào tạo lại chuyên môn kỹ thuật
nghiệp vụ....
Quỹ phúc lợi: dùng để đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa, bổ sung vốn xây dựng công
trình phúc lợi công cộng của doanh nghiệp.

89
Quỹ khen thưởng: dùng để cho các khoản thưởng cuối năm hoặc thường kỳ cho
CBCNV trong doanh nghiệp..., thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích trong hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Câu hỏi ôn tập:

1. Phân biệt sự khác nhau giữa chỉ tiêu thu nhập và lợi nhuận của doanh nghiệp
2. Các vai trò quan trọng của tài chính doanh nghiệp
3. Các đặc diểm cơ bản của tài sản cố định
4. Phân biệt khái niệm vốn pháp định, vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu.

90
CHƯƠNG 8. TÀI CHÍNH CÔNG
Chương này nghiên cứu những vấn đề cơ bản về tài chính công, sự hình thành và phát
triển, khái niệm của tài chính công, tìm hiểu các công cụ huy động và các chính sách tài
chính công của nhà nướ, nắm vững các kiến thức về tài chính công, chính sách ngân sách
và hệ thống các công cụ quản lý ngân sách nhà nước, chính sách thu, chi của ngân sách
nhà nước.
8.1. Những vấn đề cơ bản về tài chính công.
8.1.1 Sự hình thành và phát triển của tài chính công.
Tài chính công hình thành cùng với sự ra đời và phát triển của nhà nước và lưu thông
tiền tệ. Quá trình phát triển các quan điểm, nhận thức và cơ chws vận hành tài chính công
nhìn chung có 2 giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất – Tài chính công cổ điển
Hình thành vào trước thế kỷ XIX, trong giai đoạn này nhà nước giữ vai trò trung lập,
chỉ thực hiện các nhiệm vụ, chức năng truyền thống, thị trường phát triển mang tính tự phát,
cạnh tranh tự do. Các chính sách phân phối thu nhập của nhà nước không gây ảnh hưởng
đến thị trường.
Hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh thể hiện qua: Quy mô
tài chính công nhỏ, tính trung lập, không can thiệp vào kinh tế, hoạt động độc lập với quá
trình kinh tế (lập kế hoạch, …), thuế duọc xem là nguồn thu quan trọng nhất.
Giai đoạn thứ hai – Tài chính công hiện đại
Hình thành sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, trong bối cảnh kinh tế không ổn định,
cùng với những tiến bộ công nghệ, thị trường phát triển mạnh mẽ, nền kinh tế thường
xuywwn mất ổn định do ảnh hưởng bởi tính chu kỳ. Nhà nước buộc phải can thiệp sâu vào
các hoạt động kinh tế xã hội thông qua hệ thống luật pháp và các công cụ kinh tế, đồng thời
cũng gia tang huy động các nguồn lực để tài trợ các nhu cầu chi tiêu. Thể hiện qua quy mô
so với GDP ngày càng lớn, mất dần tính trung lập (can thiệp và độc lập tương đối), các công
cụ tài chính cũng ngày càng đa dạng mang đặc tính toàn cầu.
8.1.2 Khu vực công
Theo quan niệm của Quỹ tiền tệ Thế giới và kết hợp với các đặc điểm tổ chức hành
chính của Việt Nam, khu vực công bao gồm:
- Khu vực Chính phủ
91
- Các Công ty công:
+ Công ty công phi tài chính: doanh nghiệp Nhà nước
+ Công ty công tài chính: Ngân hàng Trung ương và Ngân hàng thương mại nhà nước.
Trong khu vực công, chưc năng Chính phủ được xác định thông qua các hoạt động
liên quan đến việc thực hiện chính sách công thông qua việc cung cấp hàng hóa công và tái
phân phối thu nhập xã hội.
Các hoạt động của Chính phủ được tài trợ cơ bản thông qua thuế và các khoản bắt
buộc khác vào khu vực phi chính phủ.
Khu vực Chính phủ gồm tất cả các định chế phi lợi nhuận, phi thị trường, được kiểm soát và
tài trợ bởi Chính phủ. Những đơn vị Chính phủ gồm các đơn vị có tính pháp nhân từ Trung
ương đến địa phương mà thực hiện các chức năng của Chính phủ như là hoạt động cơ bản.

8.1.3 Tài chính công.


[a]. Khái niệm:

Tài chính công tồn tại với nhiều khái niệm theo các quan điểm khác nhau:
- Đồng nhất tài chính công với các kỹ thuật tài chính vĩ mô
- Đồng nhất tài chính công với các hoạt động thu chi bằng tiền của nhà nước
- Đồng nhất tài chính công với các lĩnh vực phân tích thuế và chính sách chi tiêu của
chính phủ
Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu chi bằng tiền do nhà nước tiến hành, nó
phản ánh hệ thống các quan hệ nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các quay công,
nhằm phục vụ việc thực hiện các chức năng của nhà nước và đáp ứng các nhu cầu, lợi ích
chung của toàn xã hội.
[b] Đặc điểm của tài chính công

Gắn liền với sở hữu nhà nước, quyền lực chính trị của nhà nước
Nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định đến quá trình tạo lập và sử dụng quỹ công
đặc biệt là quỹ ngân sách nhà nước. Các quyết định của nhà nước được thể chế bằng luật do
cơ quan quyền lực cao nhất phê chuẩn. Việc tạo lập và sử dụng quỹ công phụ thuộc vào
quan điểm của nhà nước và các mục tiêu kinh tế-xã hội quốc gia đặt ra trong từng thời kỳ.
Chứa đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng
Tài chính công phản ánh quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể khác nhau
trong nền kinh tế trong việc phân phối nguồn tài chính quốc gia nên hoạt động tài chính
92
công phản ánh các quan hệ lợi ích giữa nhà nước với các chủ thể khác nhau trong nền kinh
tế, trong đó lợi ích tổng thể được đặt lên hàng đầu và chi phối các quan hệ lợi ích khác
Hiệu quả của hoạt động thu chi tài chính công không lượng hoá được
Chủ yếu mang tính chất không hoàn lại trực tiếp nên không thể đánh giá hiệu quả một
cách cụ thể, chính xác. Tuy nhiên, hiệu quả của tài chính công có thể xác định một cách
tương đối thông qua các chỉ tiêu kinh tế-xã hội như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất
nghiệp, hộ nghèo, tỷ lệ thất học...
Phạm vi hoạt động rộng
Tài chính công gắn liền với các việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước,
được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, xã hội, quốc phòng,
an ninh,... Hoạt động thu chi tài chính công có tác động đến thu nhập của hầu hết các chủ
thể trong nền kinh tế kể cả chủ thể đầu tư hay tiêu dùng. Tuy nhiên, phạm vi và mức độ tác
động tuỳ thuộc vào chính sách tài chính công, bối cảnh kinh tế-xã hội quốc gia trong từng
thời kì và tuỳ thuộc vào từng chủ thể.
[c] Vai trò của tài chính công

Huy động nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu phục vụ cho hoạt động kinh tế,
chính trị xã hội của nhà nước
Tài chính công là công cụ điều tiết, quả lý vĩ mô nền kinh tế
+ Công cụ để diều tiết thị trường, bình ổn giá và kiềm chế lạm phát
+ Công cụ có hiệu lực của nhà nước để điều chỉnh thu nhập, góp phần giải quyết các
vấn đề xã hội.
8.2. Ngân sách nhà nước
8.2.1. Khái niệm ngân sách nhà nước.
Ngân sách nhà nước, hay ngân sách Chính phủ, là một phạm trù kinh tế và là phạm trù
lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính.
Thuật ngữ "Ngân sách nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội
ở mọi quốc gia. Song quan niệm về ngân sách nhà nước lại chưa thống nhất, người ta đã đưa
ra nhiều định nghĩa về ngân sách nhà nước tùy theo các trường phái và các lĩnh vực nghiên
cứu.
Sự hình thành và phát triển của ngân sách nhà nước gắn liền với sự xuất hiện và phát
triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ trong các phương thức sản xuất của cộng đồng và nhà

93
nước của từng cộng đồng. Nói cách khác, sự ra đời của nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng
hóa - tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của ngân sách nhà nước.
Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Ngân
sách Trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và
các cơ quan khác ở trung ương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành
chính các cấp có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân.
Thực chất, Ngân sách nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với
quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước tham
gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước
trên cơ sở luật định.
Ngân sách nhà nước là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia. Nó bao gồm
những quan hệ tài chính nhất định trong tổng thể các quan hệ tài chính quốc gia, cụ thể:
• Quan hệ tài chính giữa nhà nước và công dân;
• Quan hệ tài chính giữa nhà nước với doanh nghiệp;
• Quan hệ tài chính giữa nhà nước với tổ chức xã hội;
• Quan hệ tài chính giữa nhà nước với quốc tế.
Ở Việt Nam, theo luật Ngân sách nhà nước (2015): NSNN là toàn bộ các khoản thu
chi của nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định, do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết đinh để bảo đảm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ
của nhà nước.
8.2.2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước
Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế - chính
trị của nhà nước, và việc thực hiện các chức năng của nhà nước, được nhà nước tiến hành
trên cơ sở những luật lệ nhất định;
Hoạt động ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính, nó thể
hiện ở hai lãnh vực thu và chi của nhà nước;
Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, luôn chứa đựng những lợi ích
chung, lợi ích công cộng;
Ngân sách nhà nước cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác. Nét khác biệt
của ngân sách nhà nước với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, nó được chia
thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới được chi dùng cho những mục đích đã
định;

94
Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn
trả trực tiếp là chủ yếu
8.2.3. Vai trò của Ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội,
an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Cần hiểu rằng, vai trò của ngân sách nhà
nước luôn gắn liền với vai trò của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định. Đối với nền kinh
tế thị trường, ngân sách nhà nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh
tế, xã hội.
Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát
triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội.
[1] Huy động các nguồn tài chính của ngân sách nhà nước để đảm bảo nhu cầu chi
tiêu của nhà nước
[2] Quản lí điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Ngân sách nhà nước là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích
phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền. Trước hết, Chính phủ sẽ hướng hoạt
động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo mà chính phủ đã hoạch định để hình
thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.
Thông qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà nước sẽ cung cấp kinh phí đầu tư cho cơ sở
kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo
môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế (có thể thấy rõ nhất tầm quan trọng của điện lực, viễn thông, hàng không
đến hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp). Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các
doanh nghiệp Nhà nước là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ
cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo. Và trong những điều kiện
cụ thể, nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển
của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang
cơ cấu mới hợp lý hơn. Thông qua hoạt động thu, bằng việc huy động nguồn tài chính thông
qua thuế, ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện vai trò định hướng đầu tư, kích thích hoặc
hạn chế sản xuất kinh doanh
[3] Về mặt kinh tế
Kích thích sự tăng trưởng kinh tế theo sự định hướng phát triển kinh tế xã hội thông
qua các công cụ thuế và thuế suất của nhà nước sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển

95
thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp. Ngoài ra nhà nước còn dùng ngân sách nhà nước
đầu tư vào cơ sở hạ tầng tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt
động
[4] Về mặt xã hội
Vai trò điều tiết thu nhập giữa các tần lớp dân cư trong xã hội. Trợ giúp trực tiếp dành
cho những người có thu nhập thấp hay có hoàn cảnh đặc biệt như chi về trợ cấp xã hội, trợ
cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu, các khoản chi phí để thực
hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng bào bão lụt.
[5] Về mặt thị trường
Nhà nước sẽ sử dụng ngân sách nhà nước như một công cụ để góp phần bình ổn giá cả
và kiềm chế lạm phát. Nhà nước chỉ điều tiết những mặt hàng quan trọng những mặt hàng
mang tính chất chiến lược. Cơ chế điều tiết thông qua trợ giá, điều chỉnh thuế suất thuế xuất
nhập khẩu, dự trữ quốc gia. Thị trường vốn sức lao động: thông qua phát hành trái phiếu và
chi tiêu của chính phủ. Kiềm chế lạm phát: Cùng với ngân hàng trung ương với chính sách
tiền tệ thích hợp NSNN góp phần điều tiết thông qua chính sách thuế và chi tiêu của chính
phủ.
8.2.4. Thu ngân sách nhà nước (NSNN)
8.2.4.1. Khái niệm: Để có kinh phí chi cho mọi hoạt động của mình, nhà nước đã đặt ra các
khoản thu (các khoản thuế khóa) do mọi công dân đóng góp để hình thành nên quỹ tiền tệ
của mình. Thực chất, thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để
tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm thỏa
mãn các nhu cầu của nhà nước.

Ở Việt Nam, đứng về phương diện pháp lý, thu NSNN bao gồm những khoản tiền Nhà
nước huy động vào ngân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Về mặt bản chất,
thu NSNN là hệ thống những quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá
trình Nhà nước huy động các nguồn tài chính để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của
Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của mình. Thu NSNN chỉ bao gồm những
khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn
trả trực tiếp cho đối tượng nộp. Theo Luật NSNN hiện hành, nội dung các khoản thu NSNN
bao gồm:
- Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật;

96
- Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước;

- Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân;

- Các khoản viện trợ;

- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

8.2.4.2. Đặc điểm thu ngân sách nhà nước

- Thu ngân sách nhà nước là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Mọi khoản thu của nhà nước đều được thể chế
hóa bởi các chính sách, chế độ và pháp luật của nhà nước;
- Thu ngân sách nhà nước phải căn cứ vào tình hình hiện thực của nền kinh tế; biểu hiển ở
các chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội GDP, giá cả, thu nhập, lãi suất, v.v...

- Thu ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là
chủ yếu.
Nội dung thu ngân sách nhà nước
[1] Thu thuế
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước do Luật quy định đối với các pháp
nhân và thể nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Thuế phản ánh các quá trình
phân phối lại thu nhập trong xã hội, thể hiện các mối quan hệ tài chính giữa nhà nước với
các pháp nhân và thể nhân trong phân phối các nguồn tài chính và là công cụ cơ bản thực
hiện phân phối tài chính.
[2] Thu phí và lệ phí
Phí và lệ phí là khoản thu có tính chất bắt buộc, nhưng mang tính đối giá, nghĩa là phí
và lệ phí thực chất là khoản tiền mà mọi công dân trả cho nhà nước khi họ hưởng thụ các
dịch vụ do nhà nước cung cấp. So với thuế, tính pháp lý của phí và lệ phí thấp hơn nhiều.
Phí gắn liền với vấn đề thu hồi một phần hay toàn bộ chi phí đầu tư đối với hàng hóa dịch
vụ
công cộng hữu hình. Lệ phí gắn liền với việc thụ hưởng những lợi ích do việc cung
cấp các dịch vụ hành chính, pháp lý cho các thể nhân và pháp nhân.
[3] Các khoản thu từ các hoạt động kinh tế của nhà nước
Thu nhập từ vốn góp của nhà nước vào các cơ sở kinh tế có vốn góp thuộc sở hữu nhà
nước;
97
Tiền thu hồi vốn tại các cơ sở của nhà nước;
Thu hồi tiền cho vay của nhà nước.
[4] Thu từ hoạt động sự nghiệp
Các khoản thu có lãi và chênh lệch từ các hoạt động của các cơ sở sự nghiệp có thu của nhà
nước.

[5] Thu từ bán hoặc cho thuê tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu nhà nước

Khoản thu này mang tính chất thu hồi vốn và có một phần mang tính chất phân phối
lại, vừa có tính chất phân phối lại, vừa có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản quốc
gia vừa tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Các nguồn thu từ bán hoặc cho thuê tài sản,
tài nguyên, thiên nhiên; thu về bán tài sản thuộc sở hữu nhà nước.
[6] Thu từ phạt, tịch thu, tịch biên tài sản
Các khoản thu này cũng là một phần thu quan trọng của thu ngân sách nhà nước và
được pháp luật quy định...
[7] Vay nợ Chính phủ
Vay ngắn hạn và dài hạn dùng bù đắp thiếu hụt ngân quỹ tạm thời của Ngân hàng nhà
nước, thời hạn vay dưới 1 năm.
Vay trung và dài hạn: bù đắp bội chi ngân sách hoặc tài trợ cho các công trình cơ sở hạ
tầng mà hiệu quả mang lại sau thời gian dài. Thời hạn vay từ 1 – 10 năm cho khoản vay
trung hạn và 10-20 cho các khoản vay dài hạn.
Các khoản vay có thể trong nước hoặc ngoài nước, cụ thể:
[7.1] Vay nợ trong nước:
Vay nợ trong nước được thực hiện bằng cách phát hành trái phiếu Chính phủ, dưới các
hình thức sau:
- Tín phiếu kho bạc
- Trái phiếu kho bặc
- Trái phiếu đầu tư
- Phương thức đàu thầu
- Phương thức bảo lãnh phát hành
- Phương thức tiêu thụ qua các đại lý
- Phương thức phát hành trực tiếp
[7.2] Vay nợ ngoài nước:

98
Vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là hoạt động hợp tác phát triển giữa nhà nước
hoặc chính phủ với nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và
các tổ chức liên quốc gia hoặc liên Chính phủ.
Vay thương mại nước ngoài: vay trực tiếp, vay tín dụng xuất khẩu, phát hành trái
phiếu chính phủ ra thị trường vốn quốc tế, trong khuôn khổ hạn mức vay thương mại hàng
năm. Nguồn vay này chỉ được sử dụng cho các mục đích cho vay lại đối với chương trình,
dự án đầu tư phát triển trọng điểm của nhà nước có nhu cầu nhập khẩu thiết bị, công nghệ,
có khả năng hoàn vốn trực tiếp và trả nợ vay, hoặc để đảo nợ nước ngoià của Chính phủ
theo nguyên tắc đảm bảo có lợi với chi phí thấp nhất cho ngân sách.
8.2.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng thu ngân sách nhà nước

Thu nhập GDP bình quân đầu người: đây là nhân tố quyết định đến mức động viên của
NSNN;
Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế: đây là chi tiêu phản ánh hiểu quả của đầu tư phát
triển kinh tế, tỉ suất này càng lớn thì nguồn tài chính càng lớn. Do đó, thu NSNN phụ thuộc
vào mức độ trang trải các khoản chi phí của nhà nước;
Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên: đây là yếu tố làm tăng thu NSNN, ảnh hưởng
đến việc năng cao tỉ suất thu;
Tổ chức bộ máy thu ngân sách: nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thu.

8.2.5. Chi ngân sách nhà nước


8.2.5.1. Khái niệm chi ngân sách nhà nước

Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm
đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định.
Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập
trung vào ngân sách nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Do đó, Chi ngân sách
nhà nước là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho
từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của nhà nước.
8.2.5.2. Quá trình của chi ngân sách nhà nước

Quá trình phân phối: là quá trình cấp phát kinh phí từ ngân sách nhà nước để hình
thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng;

99
Quá trình sử dụng: là trực tiếp chi dùng khoản tiền cấp phát từ ngân sách nhà nước mà
không phải trải qua việc hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng
8.2.5.3. Đặc điểm của chi ngân sách nhà nước

Chi ngân sách nhà nước gắn với bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính
trị, xã hội mà nhà nước đảm đương trong từng thời kỳ;
Chi ngân sách nhà nước gắn với quyền lực nhà nước, mang tích chất pháp lí cao;
Các khoản chi của ngân sách nhà nước được xem xét hiệu quả trên tầm vĩ mô;

Các khoản chi của ngân sách nhà nước mang tính chất không hoàn trả trực tiếp là chủ
yếu;
Các khoản chi của ngân sách nhà nước gắn chặt với sự vận động của các phạm trù giá
trị khác như giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tiền lương, tín dụng, v.v... (các phạm trù thuộc
lĩnh vực tiền tệ).
8.2.5.4. Nội dung của chi ngân sách nhà nước

[1] Theo chức năng nhiệm vụ, chi ngân sách nhà nước gồm:
Chi tích lũy: Chi cho tăng cường cơ sở vật chất như đầu tư phát triển kinh tế và kết cấu
hạ tầng, trong đó phần lớn là xây dựng cơ bản, khấu hao tài sản xã hội
Chi tiêu dùng: Không tạo ra sản phẩm vật chất để xã hội sử dụng trong tương lại (chi
bảo đảm xã hội), bao gồm:
Giáo dục; Y tế; Công tác dân số;
Khoa học và công nghệ; Văn hóa; Thông tin đại chúng;
Thể thao; Lương hưu và trợ cấp xã hội;
Các khoản liên quan đến can thiệp của chính phủ vào các hoạt động kinh tế;
Quản lý hành chính; An ninh, quốc phòng; Các khoản chi khác;
Dự trữ tài chính; Trả nợ vay nước ngoài, lãi vay nước ngoài.
[2] Căn cứ vào mục đích, nội dung
Nhóm 1: Chi tích lũy của ngân sách nhà nước là những khoản chi làm tăng cơ sở vật
chất và tiềm lực cho nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế; là những khoản chi đầu tư phát triển
và các khoản tích lũy khác.
Nhóm 2: Chi tiêu dùng của ngân sách nhà nước là các khoản chi không tạo ra sản
phẩm vật chất để tiêu dùng trong tương lai; bao gồm chi cho hoạt động sự nghiệp, quản lý
hành chính, quốc phòng, an ninh...
100
[3] Căn cứ theo yếu tố thời hạn và phương thức quản lý
Nhóm chi đầu tư phát triển là các khoản chi dài hạn nhằm làm tăng cơ sở vật chất
của đất nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Nhóm chi thường xuyên bao gồm các khoản chi nhằm duy trì hoạt động thường
xuyên của nhà nước.
+ Chi sự nghiệp: Sự nghiệp kinh tế, chi sự nghiệp văn hoá xã hội (khoa học công nghệ,
giáo dục đào tạo, y tế, ván hóa nghệ thuật thể thao, sự nghiệp xã hội (trợ cấp người già, ốm
đau...)
+ Chi quản lý nhà nước
+ Chi quốc phòng, an ninh trật tự xã hội
Nhóm chi trả nợ và viện trợ bao gồm các khoản chi để nhà nước thực hiện nghĩa vụ
trả nợ các khoản đã vay trong nước, vay nước ngoài khi đến hạn và các khoản chi làm nghĩa
vụ quốc tế (trong nước và nước ngoài).
Nhóm chi dự trữ là những khoản chi ngân sách nhà nước để bổ sung quỹ dự trữ nhà
nước và quỹ dự trữ tài chính.

8.2.5.5. Cân đối thu chi ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước cân bằng: là nguồn huy động vừa đủ để trang trải tiêu dùng.
Ngân sách nhà nước bội thu (thặng dư): Thu ngân sách lớn hơn chi ngân sách.
Ngân sách nhà nước bội chi (thâm hụt): là tình trạng khi tổng chi tiêu của NSNN vượt
quá các khoản thu "không mang tính hoàn trả" của NSNN.
Để phản ánh mức độ thâm hụt ngân sách người ta thường sử dụng chỉ tiêu tỉ lệ thâm
hụt so với GDP hoặc so với tổng số thu trong NSNN.
8.2.5.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến khoản chi ngân sách nhà nước

Chế độ xã hội là nhân tố cơ bản;


- Sự phát triển của lực lượng sản xuất;
- Khả năng tích lũy của nền kinh tế;
- Mô hình tổ chức bộ máy của nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, xã hội của nhà
nước trong từng thời kỳ, sự biến động của các phạm trù giá trị (giá cả, tỷ giá hối đoái, tiền
lương,…)
8.2.5.7. Nguyên tắc tổ chức chi ngân sách nhà nước

101
Nguyên tắc thứ nhất: gắn chặt các khoản thu để bố trí các khoản chi: nếu vi phạm
nguyên tắc này dẫn đến bội chi NSNN, gây lạm phát mất cân bằng cho sự phát triển xã hội;
Nguyên tắc thứ hai: đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả trong việc bố trí các khoản
chi tiêu của NSNN;
Nguyên tắc thứ ba: theo nguyên tắc nhà nước và nhân dân cùng làm, nhất là các khoản
chi mang tính chất phúc lợi xã hội;
Nguyên tắc thứ tư: tập trung có trọng điểm: đòi hỏi việc phân bổ nguồn vốn từ nsnn
phải tập trung vào các chương trình trọng điểm, các ngành mũi nhọn của nn;

Nguyên tắc thứ năm: phân biệt rõ nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của các cấp theo
quy định của luật;
Nguyên tắc thứ sáu: phối hợp chặt chẽ với khối lượng tiền tệ, lãi suất, tỷ giá hối đoái.
8.2.5.8. Giải pháp khắc phục: dưới đây là các biện pháp Chính phủ sử dụng để bù đắp bội
chi:

- Tăng thu, giảm chi ngân sách nhà nước;


- Vay nợ trong nước và nước ngoài để bù đắp sự thâm hụt;
- Tăng phát hành trái phiếu chính phủ và tín phiếu kho bạc - Phát hành tiền giấy
8.3. Các định chế ngoài ngân sách
8.3.1. Quỹ dự trữ nhà nước:
- Là loại quỹ tiền tệ có tính chất tích lũy đặc biệt. Quỹ này được hình thành và sử dụng
trong các trường hợp:
+ Thực hiện các giải pháp khẩn cấp nhàm phòng chống thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn trên
diện rộng...
+ Khắc phục hậu quả của thiên tai, hỏa hoạn... đối với các thiệt hại về tài sản của nhà
nước; Hỗ trợ khắc phục hậu quả của các tổ chức và dân cư.
+ Thực hiện nhiệm vụ quan trọng về an ninh quốc phòng
+ Thực hiện các nhiệm vụ để bình ổn thị trường, giá cả và lưu thông tiền tệ.
8.3.2. Quỹ hỗ trợ của nhà nước:
Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Cấp bảo lãnh tín dụng cho
khách hàng thuộc một số đối tượng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quy định của
pháp luật; hợp tác xã, chủ trang trại, hộ nông dân, nghư dân.... thực hiện các dự án thủy sản,

102
chăn nuôi.... Các hộ gia đình kinh doanh cá thể. Quỹ bảo lãnh tín dụng là tổ chức tài chính
không vì mục tiêu lợi nhuận, đảm bảo hoàn vốn và bù đắp chi phí.
Quỹ đầu tư phát triển địa phương: vốn từ ngân sách địa phương; vốn từ ngân sách
Trung ương cấp cho địa phương; Huy động nguồn vốn của xã hội thông qua phát hành trái
phiếu đầutư của chính quyền địa phương và vay nợ trực tiếp với nước ngoài
8.3.3. Bảo hiểm xã hội:
- Quỹ hưu trí và trợ cấp: áp dụng cho những người lao động trong xã hội.

- Quỹ bảo hiểm y tế: áp dụng cho tất cả các tầng lớp cư dân trong xã hội.

- Nguồn tài chính được hình thành từ người lao động, người sử dụng lao động, và hỗ trợ từ
ngân sách nhà nước.

8.4. Chính sách tài chính công quốc gia


8.4.1. Chính sách thu ngân sách nhà nước
Chính sách thu NSNN nhằm hướng đến các mục tiêu:

- Hoàn thiện cơ cấu thuế, cơ chế hành thu theo hướng hợp lý, tạo ra sự chuyển biến về
chất trong chính sách thuế và tương đồng với khu vực về trình độ quản lý thuế;
- Mở rộng quan hệ vay vốn, đặc biệt là các nguồn vốn ưu đãi, đồng thời xử lý tốt nợ cũ
và nợ đang phát sinh để nâng cao uy tín và lành mạnh hoá môi trường vay vốn
- Xây dựng chiến lược quản lý nợ vay dài hạnn của nhà nước, tương quan chặt chẽ với
chính sách và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở tầm vi mô và vĩ mô;
- Nâng cao khả năng hoạch định chính sách, năng lực quản lý điều hành hệ thống pháp
luật cũng như hệ thống thông tin dữ liệu về vay nợ, trả nợ nước ngoài.
8.4.2. Chính sách chi ngân sách nhà nước
Chính sách chi NSNN nhằm hướng đến các mục tiêu:

- Tôn trọng kỷ luật tài chính tổng thể;


- Nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực;
- Đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động
- Đẩy mạnh chính sách xã hội hoá các quan hệ tài chính;
- Găn kết nhóm chi thường xuyên và chi đầu tư trong phân phối nguồn lực tài chính;
- Thực hành triệt để chính sách tiết kiệm, thiết lập mục tiêu, khoản chi, cải cách hành
chính, chuyển chi dịch vụ kinh tế từ cấp phát sang hoàn lại vốn, tái cấu trúc các doanh
nghiệp nhà nước;
103
- Tăng chi NSNN cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để thu hút vốn của xã hội vào
tang trưởng kinh tế
8.4.3. Chính sách cân đối và xử lý bội chi ngân sách nhà nước
Chính sách cân đối và xử lý bội chi NSNN nhằm hướng đến các mục tiêu:

- Khống chế mức bội chi NSNN dưới 5%


- Các khoản thu NSNN phải xác định trên cơ sở tăng trưởng chắc chắn ổn định;
- Tăng cường dự phòng, dưh trữ tài chính để chủ động hơn tránh tính thời vụ;
- Tiết kiệm chi trong tiêu dùng nhà nước;
- Quản lý chặt chẽ bội chi NSNN cho đầu tư phát triển kinh tế, NSNN phải được sử
dụng có hiệu quả để có điều kiện trả nợ.
8.4.4. Chính sách vay nợ nước ngoài
Chính sách vay nợ nước ngoài nhằm hướng đến các mục tiêu:
- Mức vay phải đặt trong tầm kiểm soát của chính sách vĩ mô;
- Đảm bảo được quan hệ cân đối giữa tiết kiệm – đầu tư – bội chi NSNN
- Xây dựng các dự án mới, dựa trên chiến lược phát triển tổng thể hoàn thiện
- Từng bước giảm dần nợ công.
Câu hỏi thảo luận và ôn tập

1. Các đặc điểm cơ bản của tài chính công?. Đặc điểm của ngân sách nhà nước
2. Nêu các loại phí quan trọng nhất tại Việt Nam hiện nay
3. Nêu các loại lệ phí quan trọng nhất tại Việt Nam hiện nay

104
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Thị Mỹ Dung (2012), Giáo trình nhập môn tài chính tiền
tệ. NXB Giáo dục Việt Nam.

[2] Nguyễn Minh Kiều (2014), Tiền tệ ngân hàng. NXB Lao động xã hội.

[3] Lê Thị Tuyết Hoa, Đặng Văn Dân (2017), Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ. NXB
Kinh tế, Tp.HCM.

[4] Sử Đình Thành, Vũ Thị Minh Hằng (2008), Nhâp ̣ môn tài chinh -Tiền tệ. NXB Lao
động xã hội.

[5] Huỳnh Quốc Khiêm, Bài giảng “Nhâp ̣ môn Tai chinh – Tiền tê”̣, Đaị học Ngân hàng
TPHCM.

[6] Tự điển Wikipedia. Có thể download tại: https://vi.wikipedia.org

105

You might also like