You are on page 1of 1

1.

Sơ lược về lịch sử, nguồn gốc và ý nghĩa của gánh hàng rong trong đời sống hằng ngày
của người Việt ở TP. HCM
* Lịch sử:
- Những gánh hàng rong đã cùng “cộng sinh” với nếp sống văn minh giữa chốn đô thị tấp
nập, nhộn nhịp đã hàng trăm năm qua.
- Vào thời điểm binh biến, ly loạn vào năm 1960, nhiều người từ những vùng quê lên Sài Gòn
để kiếm sống và mưu sinh => làm cho Sài Gòn trở thành một nét văn hóa đặc trưng trên
đường phố.
- Hàng rong xuất hiện và hình thành từ trên 100 năm.
- Đầu TK XX, rất nhiều nhiếp ảnh gia đã ghi lại những khoảnh khắc hoạt động buôn bán hàng
rong trên những ngóc ngách của thành phố.
* Nguồn gốc:
- Xuất phát từ họp chợ, là nơi mà người ta mang và gánh vác món hàng để bán và trao đổi
hàng hóa với người khác.
- Để có thể tăng thu nhập, thường người ta sẽ mang những món hàng của họ đến từng nhà,
từng con hẻm, những nơi mà tập trung đông người để buôn bán.
* Ý nghĩa:
- Đằng sau những đôi gánh ấy là những mảnh đời, là công việc mưu sinh đầy lương thiện, và
là ước mơ của rất nhiều gia đình có hoàn cảnh kém may mắn.
- Ngoài những việc mưu sinh đầy vất vả, họ còn phải chống chọi với bao hiểm nguy và cạm
bẫy trên đường phố: gặp bọn bắt cướp, bọn hút chích, lo bị phạt trên đường cấm…
2. Những điểm khác biệt giữa gánh hàng rong ngày xưa và ngày nay:
* Gánh hàng rong ngày xưa:
- Những người gánh hàng rong thường gánh những món ăn như phở, gánh bánh mì, hột vịt
lộn, … trong trang phục áo bà ba kết hợp thêm nón lá mang đậm chất phụ nữ Việt Nam.
- Khi rao bán một món hàng nào đó, thường sẽ đăng lên trên báo giấy
- Tiếng rao như tạo cho họ một thói quen như được cố định sẵn, mặc dù đó là một cuộc mưu
sinh đầy khổ cực và là một vòng tròn luẩn quẩn của cuộc đời. Nhưng đối với nhiều người,
đặc biệt là những đứa trẻ thì những tiếng rao gắn liền với sự cồn cào khi đói bụng, nhốn
nháo khi mong muốn hay đòi mua quà vặt.
* Gánh hàng rong ngày nay:
- Với sự phát triển của kinh tế ngày nay, dường như máy móc đã thay thế phần lớn sức
người. Nhưng gánh hàng rong vẫn còn xuất hiện giữa phố xá hiện đai.
- Những người buôn bán hàng rong thường sẽ rao bán bằng loa mà đã thu âm sẵn thay vì
rao bằng miệng như hồi xưa.
- Xuất hiện nhiều món ăn hơn, đa dạng và đặc sắc hơn nhưng đâu đó vẫn giữ những nét
truyền thống từ thời xa xưa.
- Rất nhiều bạn trẻ, những người có tâm hồn ăn uống vẫn ghé qua những quán hàng rong
vỉa hè mặc dù là ở thành phố này vẫn xuất hiện các cửa hàng quán ăn, đồ ăn vặt.
- Trong mắt của những khách du lịch nước ngoài: Là một hình ảnh rất mới lạ và độc đáo,
mang lại sự thích thú cho những du khách nước ngoài khi họ đặt chân đến.
3. Thực trạng của những gánh hàng rong xuất hiện tại TP.HCM:
* Thực trạng:
- Buôn bán hàng rong ngày nay đang làm mất mỹ quan, vẻ đẹp của một thành phố vốn hiện
đại và năng động như thế => Những người buôn bán thường hay xả rác bừa bãi, rải rác khắp
nơi.
- Quán hàng rong thường khó đáp ứng dược những nhu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm:
+ Đồ ăn bị ảnh hưởng rất nhiều bởi ruồi nhặng, khói bụi, …
+ Bàn ghế không dược vệ sinh kỹ càng, chỗ ngồi tạm bợ.
+ Người bán hàng rong ít để ý đến bố trí sọt rác.
+ Giá cả cạnh tranh: Có những chỗ giá cả rất phải chăng, nhưng cũng có những chỗ bán với
giá rất cao. Nguyên liệu và chất lượng thì chưa chắc đảm bảo, tiềm ẩn gây nguy hai cho sức
khỏe là vô cùng lớn.
- Gây lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường, làm mất mỹ quan, trật tự đô thị.
- Những người buôn bán hàng rong thì chặt chém khách hàng, chèo kéo tạo nên một ấn
tượng xấu trong mắt người khác, đặc biệt là với bạn bè quốc tế.

You might also like