You are on page 1of 21

Khảo sát mô hình chợ nổi miền

Tây Nam Bộ
Nhóm 5

Giảng viên: TS.Lê Thị Vân


Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học
MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài


- Chợ nổi miền sông nước Nam Bộ chứa đựng giá
trị văn hóa đặc sắc, thể hiện trong tập quán sinh
hoạt, phương thức mua bán trao đổi hàng hóa rất
đặc trưng của người dân địa phương Đồng bằng
sông Cửu Long, hài hòa lợi ích các bên:
“Thương hồ - nhà nông - du khách - nhà nước”,
cần bảo tồn và phát triển. Có nhiều bài viết
quảng bá cho chợ nổi, nhưng bài viết về “mô
hình chợ nổi” thì chưa có. Do đó chọn đề
tài….là góp phần quảng bá cho một mô hình
chợ đã đang và sẽ tiếp tục phát triển.
2.Mục đích, mục tiêu NC:
- Mục đích : Quảng bá mô hình chợ nổi miền Tây
Nam bộ
- Mục tiêu : làm nổi bật mô hình chợ (lịch sử hình
thành, đặc điểm, lợi thế, hạn chế, giải pháp)
3.Lịch sử vấn đề nghiên cứu
- Có một số bài viết về chợ nổi miền Tây : Chợ nổi miền Tây - văn hóa
sông nước miền Tây Nam Bộ; Kinh nghiệm đi chợ Nổi cho khách tới du
lịch miền Tây; Chợ nổi Cái Răng; Chợ nổi Cà Mau, v.v..
- Các bài viết đề cập đến phương thức mua bán, thời gian hoạt động, sự độc
đáo của chợ nổi , kinh nghiệm du lịch,v.v..Các vấn đề đặt ra khá sâu sắc,
nêu bật được đặc điểm của chợ nổi,v.v..
- Tuy vậy chưa nêu bật được tính MÔ HÌNH của chợ nổi. Vì thế bài viết
của chúng tôi vừa kế thừa được những phân tích của những bài viết trước,
vừa đưa các chợ vào mô hình để khảo sát, tìm ra những hoạt động có tính
chung nhất của các chợ nổi miền Tây Nam Bộ.
4.Đối tượng, phạm vi NC
-Mô hình chợ nổi miền Tây
Phạm vi nghiên cứu:
Các chợ khu vực miền Tây Nam Bộ
- Chợ nổi Long Xuyên (An Giang)
- Chợ nổi Trà Ôn (Vĩnh Long)
- Chợ nổi Ngã Năm (Sóc Trăng)
- Chợ nổi Vĩnh Thuận (Kiên Giang)
- Chợ nổi Năm Căn (Cà Mau)
- Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ)
- Chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang)
- Chợ nổi Châu Đốc (An Giang)
- Chợ nổi Phong Điền (Cần Thơ)
5. Phương pháp nghiên cứu

- PP thu thập và xử lý thông tin (Định


tính và định lượng) : quan sát, khảo sát,
phiếu điều tra, phỏng vấn, lượng hóa,
biểu đồ,…)

- PP phân tích, so sánh

- PP khái quát, tổng hợp

- PP liên ngành (nếu có): văn hóa, lịch sử,


truyền thông, mỹ thuật,…
6.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học:
+ Đóng góp lý luận cho PP nghiên cứu khoa học
+Góp phần chứng minh lý thuyết “mô hình”
- Ý nghĩa thực tiễn :
+ Góp phần gìn giữ công việc và thu nhập của người dân miền
Tây Nam bộ
+ Góp phần quảng bá du lịch chợ nổi miền Tây Nam bộ
+Góp phần giữ gìn, phát triển nét văn hóa đặc sắc của vùng sông
nước Việt Nam
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1:
Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài
CHƯƠNG 2:
Mô hình chợ nổi miền Tây Nam bộ
CHƯƠNG 3:
Một số giải pháp cho mô hình chợ nổi miền Tây Nam bộ
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI
2.1. Giới thuyết khái niệm
- Khái niệm về chợ:
Chợ chính là nơi diễn ra hoạt động mua
bán hàng hoá và dịch vụ bằng tiền tệ hoặc
hiện vật (hàng đổi hàng). Chợ ra đời từ
rất sớm trong lịch sử loài người, khi mà
con người đã sản xuất được hàng hoá
nhiều hơn nhu cầu của họ, nên phải mang
nó đi trao đổi với người khác để lấy một
loại hàng hoá nào đó. Đây cũng có thể là
nơi diễn ra các hoạt động nghiên cứu, giới
thiệu, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm - dịch
vụ.
- Khái niệm chợ Nổi:
Chợ nổi là một loại hình chợ thường xuyên xuất hiện tại vùng
sông nước, được coi là tuyến giao thông chính. Nơi cả người
bán và người mua đều dùng ghe/ thuyền làm phương tiện vận
tải hàng hoá và di chuyển. Địa điểm có chợ nổi thường tại các
khúc sông không rộng quá mà cũng không hẹp quá.
- Khái niệm Mô hình là một hệ thống được hình dung trong óc
hoặc được thực hiện bằng vật phản ánh hay tái tạo lại đối
tượng nghiên cứu. Tóm lại, mô hình là vật trung gian dùng để
nghiên cứu đối tượng (vật gốc) nhằm hướng tới mục đích nhất
định nào đó.
- Giới thuyết Mô hình chợ Nổi:
+ Chợ Nổi miền Tây Nam Bộ tự phát là
do những người buôn bán trên sông,
cùng với những người nông dân làm
vườn địa phương và một số người buôn
bán nhỏ lẻ tại địa phương hình thành
nên.
+ Người bán và người mua đều giao
thương trên ghe, xuồng,bè… trong một
khoảng thời gian nhất định.Chợ nhộn
nhịp nhất vẫn là buổi sáng. Ghe xuồng
này mua xong nhường chỗ cho ghe
xuồng khác đến.
+ Chợ không có sự quản lý hành chính
nên việc thu thuế cũng không chặt chẽ.
- Khái niệm ghe, xuồng
+Ghe là phương tiện di chuyển trên sông
có boong ghe chiếm hơn nửa chiều dài
của thân ghe. Phần boong ghe này dùng
làm nơi để người trên ghe ngồi nghỉ
ngơi. Trong khi đó, nửa ghe phía trước
khá rộng nên được dùng để chứa hàng
hóa. Cấu tạo của 1 chiếc ghe còn có thêm
bánh lái nằm dưới lườn sau đầu lái và
cần điều khiển. Nhưng đặc điểm mà
nhiều du khách chọn để phân biệt ghe và
xuồng chính là trước mũi ghe nào cũng
có vẽ hình 1 đôi mắt, để trừ ác thú, yêu
ma.
+ Xuồng có thiết kế nhỏ gọn hơn ghe. Xuồng thường có
chiều dài khoảng 4m, rộng từ 1 – 1,5m và chở được
khoảng 4 – 6 người. Các loại xuồng được đặt theo cấu
tạo, như xuồng 3 lá thì được ghép lại từ 3 mảnh ván, 1
mảnh ván ở giữa, 2 mảnh ván ở 2 bên hông, xuồng 5 lá
được ghép từ 5 mảnh ván (cải tiến hơn xuồng 3 lá) nên
mức độ rung lắc khi di chuyển được hạn chế đến mức
tối đa. Hiện nay, người dân miền Tây còn sử dụng một
loại xuồng máy có gắn động cơ để di chuyển nhanh
hơn.
- Khái niệm Cây Bẹo
Cây sào còn được gọi là cây Bẹo. Theo “Từ điển phương
ngữ Nam bộ”, bẹo là một động từ có nghĩa “chưng ra, đưa
ra để khêu gợi”: “bẹo mặt” là chường mặt ra để trêu tức;
“bẹo hình bẹo dạng” là phô trương hình dáng, chưng diện
màu sắc có ý khoe khoang. Đây là một nét nổi bật trong
cách thức mua bán ở chợ nổi miền Tây. Hầu hết, các ghe
sẽ cắm một vài cây sào ngay phía trước mũi xuồng, ghe
của mình và treo lên đó một một vài loại nông sản mà
mình bán. Chẳng hạn như nếu ghe nào bán cam thì sẽ treo
vài quả cam, nếu ghe nào bán xoài thì treo vài quả xoài,
nếu ghe nào bán chuối thì sẽ treo vài quả chuối,…
2.2. Vai trò của chợ nổi miền Tây Nam bộ

- Chợ nổi là nơi gặp gỡ giữa sản phẩm của ngành nông nghiệp
với sản phẩm của ngành thủ công nghiệp, ngành công nghiệp;
- Chợ nổi là điểm trung chuyển hàng hóa giúp gắn kết giữa
khu vực thành thị với vùng nông thôn. 
- Chợ nổi góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại, dịch vụ,
du lịch ở vùng phát triển.
- Chợ nổi mang bản sắc văn hóa miền Tây Nam Bộ
2.3.Xây dựng mô hình NC

Giải pháp
Mô hình
bảo tồn và
chợ nổi
PT

↓ ↓

Lịch sử
Đánh giá
hình thành
chung
và PT

↓ ↓

Đặc điểm
chung
Chương II: MÔ HÌNH CHỢ NỔI MIỀN TÂY

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển


- Chợ nổi được hình thành đầu tiên ở vùng đất phía Bắc sông Hậu
vào thế kỉ XVIII, sau đó chợ nổi phát triển ra khắp vùng cùng với
quá trình khai thông, nạo vét, đào kênh mới, đồng thời gắn liền
với quá trình lập làng, lập ấp, đẩy mạnh khai hoang, sản xuất, phát
triển đô thị.
- Thuở ban đầu, trên chợ nổi chỉ mua bán các mặt hàng nông sản,
dần dần các mặt hàng thủ công truyền thống, hàng gia dụng thiết
yếu, nhu yếu phẩm, thức ăn đồ uống, hoa kiểng, giống cây trồng
theo thời gian cũng ra đời trên các chợ nổi. Như vậy, sự phát triển
của chợ nổi gắn liền với quá trình phát triển của nền sản xuất xã
hội khi mà vai trò của nó không chỉ dừng lại ở việc phân phối, tiêu
thụ sản phẩm của ngành nông nghiệp mà còn đối với sản phẩm
của ngành tiểu thủ công nghiệp và ngành công nghiệp.
- Khi cơ chế thị trường xuất hiện chợ nổi có chức năng phân phối,
tiêu thụ đa ngành hàng và hoạt động mua bán trở nên chuyên
nghiệp hơn khi mà nhiều thương lái biết sử dụng công nghệ thông
tin và truyền thông trong việc tìm hiểu thị trường mua bán thông
qua bạn hàng và người dân địa phương
2.2. Đặc điểm của chợ nổi.

- Do cấu trúc địa lý, chợ họp trên sông (NỔI)


- Buôn bán hàng hóa trên các ghe, xuồng, thường
đông đúc nhất vào thời gian 5-7 giờ sáng. Cận Tết
Nguyên đán cũng đông đúc như chợ Tết trên bờ.
- Điểm đặc biệt của chợ - chỉ cần có một chiếc ghe
và sản phẩm hàng hóa là có thể họp chợ mua bán.
- Bảng hiệu đặc biệt : CÂY BẸO, cây sào . Hàng
hóa ngày càng phong phú.
4.3. Ưu điểm của chợ nổi

• Hàng hóa rẻ hơn siêu thị.


• Hàng tươi ngon
• Ghe thuyền chở hàng dễ di chuyển trên sông
• Tạo ra nhiều cách mưu sinh trên sông nước
• Tính MÔ HÌNH rõ ràng

4.4. Nhược điểm của chợ nổi.


• Do chưa quản lý chặt chẽ, nên di chuyển giờ cao điểm
gây ra kẹt tàu .
• Chưa được đa dạng hàng hóa.
• Còn chặt chém khách du lịch
• Chất thải bị vứt thẳng xuống nước gây ô nhiễm.
• PR và Truyền thông chưa được chú trọng
Chương III: GIẢI PHÁP
Bảo tồn và Phát triển

-An toàn giao thông; an toàn vệ sinh thực


phẩm
-Làm sạch môi trường không có nguồn rác
thải trên sông
-Đa dạng hóa mặt hàng
-Chính sách hỗ trợ vay vốn, tạo đầu ra xuất
khẩu cho các thương hồ
- Tổ chức Festival cho chợ nổi
-Truyền thông trên tất cả các phương tiện
KẾT LUẬN

- Chợ nổi là giao thương kinh tế quan trọng, là kết tinh văn hóa của người dân và
miền Tây Nam Bộ. Với địa hình nổi bật là một vùng sông nước, việc người dân tận
dụng nơi đây để buôn bán, du lịch, góp phần làm độc đáo văn hoá của nước ta.
-Để làm nổi bật vấn đề mô hình chợ nổi, nhóm chúng tôi đã đi điền dã, sử dụng
các phương pháp NC (3 PP chính) để đưa ra được kết quả NC (lịch sử hình thành
và PT của chợ nổi, đặc điểm, và đánh giá những ưu điểm, hạn chế của chơ nổi.
- Từ đó đưa ra một số giải pháp giúp các nhà quản lý bảo tồn và phát triển mô hình
chợ nổi ngày một tốt hơn.
- Đề tài khảo sát của chúng tôi chỉ là bước đầu, còn nhiều hướng mở ra để NC về
chợ nổi :Thay đổi phương thức hoạt đổng kinh doanh; Vấn đề giao thông ở chợ
nổi; Tiềm năng du lịch của chợ nổi; v,v…
Trích dẫn tài liệu
tham khảo
1. Vũ Cao Đàm (TB 2019). Phương pháp
nghiên cứu khoa học, NXB khoa học và kĩ
thuật. H.
2. Giáo trình Quan hệ công chúng (2010), Học
viện Tài chính. HCM
3. Nguyễn Trọng Nhân (2012) “Bước đầu tìm
hiểu khu vực chợ nổi” –Tạp chí Kinh tế số 6-
tháng 4 năm 2018
4.Trần Ngọc Thêm (2015), Cơ sở văn hóa Việt
Nam , Nxb Giáo dục. H.

You might also like