You are on page 1of 8

ĐỒ ÁN KIẾN TRÚC 5 – CC4

Học kỳ: 1 - NK: 2022 - 2023


Học phần: 0310140-01 - LỚP QH19
Đề tài: CHỢ “NỔI” DU LỊCH SÀI GÒN
(Sinh viên tự chọn 1 trong 2 vị trí khu đất để đặt tên công trình theo địa danh)
I. QUAN NIỆM ĐỀ TÀI:
- Chợ đặc sản là thể loại công trình thương mại có chức năng không gian mua sắm của người dân theo
hình thức trực tiếp có người phục vụ trong các đô thị, nông thôn, bố trí theo quy hoạch gần các trục giao
thông, bến xe, bến tàu thuyền. Đồng thời là loại hình chợ bán lẻ hoặc bán sỉ đặc sản vùng miền, có bố trí
sân bãi, kho tàng để nông dân hoặc công ty kinh doanh vận chuyển các sản phẩm đặc thù ở nông thôn,
các khu sản xuất đặc sản tiếp cận dễ dàng. Ngoài ra, còn kết hợp với các chức năng nghỉ chân, dịch vụ
ẩm thực, mua sắm đặc sản địa phương cho khách du lịch trong và ngoài nước.
- Thực hiện chủ trương của UBND TP.HCM về việc nghiên cứu tái hiện “con đường ven sông Sài Gòn”
nhằm khai thác cảnh quan “sông nước” và bảo tồn loại hình thương mại đặc trưng “chợ nổi trên bến
dưới thuyền” của Sài Gòn xưa, để quảng bá và xúc tiến du lịch, dịch vụ, cho TP.HCM ngày nay. Do đó
đồ án CC4 đề nghị SV nghiên cứu loại hình công trình Chợ “nổi” du lịch Sài Gòn, để đề xuất các giải
pháp nghiên cứu cho dự án nói trên, góp phần vào thu hút khách du lịch và gìn giữ vốn giàu tính lịch sử
- văn hóa của Sài Gòn – TP.HCM
- Đề tài đồ án CHỢ “NỔI” DU LỊCH SÀI GÒN yêu cầu SV nghiên cứu mô hình Chợ đặc sản kết hợp tái
hiện hình ảnh “CHỢ NỔI, TRÊN BẾN DƯỚI THUYỀN” của Sài gòn để phục vụ cho du khách mua
sắm sản phẩm, thưởng thức và trải nghiệm ẩm thực đặc trưng Sài Gòn và Nam bộ.
- Yêu cầu giải pháp thiết kế của đồ án là không gian trung bình và kết hợp mở rộng ngoài trời. Hình thức
thẩm mỹ kiến trúc đòi hỏi phù hợp với loại hình thương mại của kiến trúc Chợ truyền thống - Chợ nổi
trên bến dưới thuyền, nhưng hiện đại, mang đậm chất đặc thù du lịch sông nước theo con đường ven
sông Sài Gòn của TP.HCM.
- Đồ án yêu cầu giải pháp thông thoáng tự nhiên cho không gian chợ, kết hợp hệ thống ĐHKK cho một
phần công trình ở khu dịch vụ ẩm thực trong nhà.
II. ĐỊA ĐIỂM KHU ĐẤT XÂY DỰNG:
- Công trình nghiên cứu tại các khu vực tiếp giáp với trục đường thuộc dự án “con đường ven sông Sài
gòn” từ các kênh rạch trong nội thành của TP.HCM
- SV tự chọn 1 trong 2 khu đất ((SV tham khảo file cad của bản đồ được cung cấp để đo đạc diện tích khu
dất), để nghiên cứu có diện tích đất:

Khu đất số 1: 13.203m2 (hiện hữu là khu đất dân cư tạm bợ ven sông Kênh Tàu Hủ - Quận 8, SV
nghiên cứu theo QH của khu đất có chức năng TM-DV)
+ Phía Bắc giáp kênh Tàu Hủ và đại lộ Võ Văn Kiệt – Quận 5, có khoảng lùi thủy giới min = 17m, ở
hướng này SV được phép bố trí hướng tiếp cận đường thủy của tàu thuyền du lịch và ghe xuồng
kinh doanh theo hình thức chợ nổi theo giải pháp: hoặc bờ kè dọc mép nước của khu đất hoặc
khoét lõm một phần khu đất tiếp giáp bờ kênh để xây dựng cầu tàu nhằm đáp ứng yêu cầu của đề
bài về ý tưởng “chợ nổi du lịch trên bến dưới thuyền” du lịch đường sông
+ Phía Đông giáp công viên bờ kênh và cầu Chữ Y
+ Phía Tây giáp CT dịch vụ công cộng khác và đường khu vực số 1 (đường kết nối giữa đường Hưng
Phú và đường Bến Ba Đình) có khoảng lùi min = 6m
+ Phía Nam giáp đường Hưng Phú, có khoảng lùi min = 10m

Khu đất số 2: 14.492m2 (hiện hữu là công trình thuộc khu dân cư tạm bợ giáp bờ sông Sài Gòn ở phía
Đông Nam của bán đảo Thanh Đa, SV nghiên cứu theo QH của khu đất có chức năng TM-DV)
+ Phía Tây Nam giáp sông Sài Gòn – Khu vực Thanh Đa – Quận Bình Thạnh, có khoảng lùi hành lang
an toàn đường sông min = 10m, ở hướng này SV được phép bố trí hướng tiếp cận đường thủy của
tàu thuyền du lịch và ghe xuồng kinh doanh theo hình thức chợ nổi theo giải pháp: hoặc bờ kè
hoặc khoét lõm một phần khu đất tiếp giáp bờ kênh để xây dựng cầu tàu để đáp ứng yêu cầu của
để bài về ý tưởng “chợ nổi trên bến dưới thuyền” phục vụ du lịch đường sông
+ Phía Đông Nam giáp công viên cây xanh
+ Phía Tây Bắc giáp công trình dịch vụ công cộng khác theo QH
+ Phía Đông Bắc giáp đường QH khu vực có khoảng lùi min = 10m
- MĐXD: 35 – 40%
III. NỘI DUNG CÔNG TRÌNH:
A. Qui mô công trình gồm 1 tầng hầm hoặc bán hầm, tầng trệt, lửng và 1 tầng lầu và không gian ngoài
trời (trong đó có thể bố trí theo giải pháp thông tầng cho cả 2 tầng), SV sử dụng 1 phần diện tích mặt
nước ở các hướng theo khu đất lựa chọn để tổ chức không gian bán hàng và ẩm thực ngoài trời
B. Nội dung thiết kế:
STT TÊN PHÒNG CHỨC NĂNG DIỆN TÍCH (m2)
1. KHỐI SẢNH: có DT = 10 - 15% DT mua sắm và dịch vụ 900 – 1.000
a Sảnh chính: bố trí ở 2 hướng tiếp cận từ đường bộ và đường thủy theo đặc
điểm khu đất và phương án thiết kế
Bố trí: quầy hướng dẫn, dịch vụ khách hàng, tủ ATM 1,2 m2/tủ, quầy đổi ngoại
tệ, khu đóng gói bao bì cho khách, khu xe đẩy hoặc giỏ hành cho khách mua
sắm, không gian trưng bày sản phẩm đặc sản mới, khuyến mãi, trang trí lễ hội.
b Sảnh tầng: bố trí không gian nghỉ chân ở các tầng, các máy ATM, tủ máy bán
nước giải khát tự động, quầy dịch vụ khách hàng, quầy đổi ngoại tệ, khu đóng
gói bao bì, khu xe đẩy hoặc giỏ hàng dành cho khách
c Khu vệ sinh công cộng (nam, nữ, người khuyết tật) 36 – 40
2 KHỐI THƯƠNG MẠI (chưa tính DT khu mua sắm ngoài trời) 5.700 – 6.300
2.1 NHÀ CHỢ: là hạng mục chính của công trình, tổ chức MB theo đặc điểm 5.500 – 6000
hàng hóa, bố trí các sạp, quầy, gian hàng theo tỉ lệ sau:
a. Khu bán hàng trái cây tươi nhiệt đới chiếm 40% DT
b. Khu bán hàng trái cây chế biến nhiệt đới chiếm 20% DT
c Khu bán hàng thủy sản chế biến chiếm 20% DT
d Khu bán hàng nông sản chế biến xuất khẩu chiếm 10% DT
e Khu bán hàng hoa tươi, hoa khô và sản phẩm đồ lưu niệm thủ công chiếm 10% DT

2.2 KHU BÁN HÀNG NGOÀI TRỜI: bao gồm các chức năng và bố trí theo các
hình thức bán hàng ngoài trời định kỳ: bố trí theo quầy, gian hàng có dù, lều
bạt, gồm các chức năng sau:
a Nghiên cứu bán hàng theo hình thức “Chợ nổi”, bố trí cầu tàu, bờ ke hoặc ghe Không tính trong
xuồng cố định hoặc họp phiên chợ bán các trái cây Nam bộ, có bố trí lối lên MĐXD
xuống cho tàu khách du lịch đường thủy và tiếp cận với các ghe bán hàng
b Khu sảnh đón tiếp khách từ tàu khách du lịch đường thủy 100 – 120
c Các quầy dịch vụ: thẻ điện thoại, bưu phẩm, tạp chí, đổi tiền (4 - 6 quầy) 3 – 4m2/ quầy
d Tủ ATM, qui mô 6 – 8 tủ 1,2 -1,5m2 / tủ
e Các quầy giải khát, qui mô 15 – 20 chỗ ngồi, 4 – 6 quầy 6 – 9m2/ quầy
2.3 KHU VỆ SINH CỘNG CỘNG (nam, nữ, người khuyết tật): bố trí phân tán 40 – 48
hoặc kết hợp cho khu lồng chợ và khu ngoài trời
3 KHỐI DỊCH VỤ ẨM THỰC NAM BỘ: có thể bố trí trên tầng lầu hoặc phân 3.300 – 3.900
tán các tầng và kết hợp ngoài trời, gồm:
3.1 Khu Foodcourt (bán ẩm thực đặc sản miền Nam theo kiểu tự chọn): 2.200 – 2.500
- Gồm 15 - 20 quầy có bếp nấu tại từng quầy và khu ngồi ăn tập trung
- Giải pháp bố trí có thể 2 - 3 khu ăn uống theo ẩm thực vùng miền
3.2 Quán thức ăn nhanh theo phong cách Việt (Fastfood): 2 quán (tự chọn 120 - 150/ quán
thương hiệu, bố trí bếp nấu mở, quầy tính tiền, giao đồ ăn, đồ uống, không (40 – 50 chỗ)
gian ngồi của khách)
3.3 Quán cà phê theo thương hiệu Việt: 2 quán (SV tự chon 2 thương hiệu 100 - 120/ quán
chuỗi hiện nay, bố trí khu pha chế, uống tại chỗ và quầy mang đi) (50 – 60 chỗ)
3.4 Tiệm bánh tươi thương hiệu Việt (Bakery): 2- 3 quán (SV tự chọn thương 100 - 120
hiệu, bố trí khu chế biến, bán hàng và ăn uống tại chỗ) (40 – 30 chỗ)
3.5 Quán đồ uống giải khát khác theo chuỗi thương hiệu (trà sữa, chè, nước 80 – 100/quán
trái cây…): 3 – 4 quán (SV tự chọn các thương hiệu, bố trí khu chế biến, bán (20– 50 chỗ)
hàng và ăn uống tại chỗ)
3.6 KHU VỆ SINH CỘNG CỘNG (nam, nữ, người khuyết tật): bố trí phân tán 24 – 30m2 /khu
theo chức năng dịch vụ: 2 – 3 khu
4 KHỐI KHO HÀNG: bố trí ở tầng hầm, gồm 690 - 890
4.1 Kho phục vụ chợ: bố trí 1 kho lớn có chia nhiều kho nhỏ chuyên dụng (mát, 290 - 360
lạnh theo nhiều cấp nhiệt độ): 24 - 36m2 x 10 – 12 kho
4.2 Phòng phân loại, ghi giá, dán nhãn hàng hóa 150 - 180
4.3 Kho dịch vụ: bố trí nhiều kho nhỏ cho thuê dịch vụ ẩm thực: 120 - 190
12 - 24m2 x 8 – 10 kho
4.4 Kho chuyên dụng mát (để trữ các hàng hóa tươi): 20 - 24m2 /kho x 3 – 4 kho 72 - 80
(theo chế độ nhiệt độ khác nhau)
4.5 Kho thiết bị 20 - 24
4.6 Kho trung chuyển ở tầng lầu, có thang máy phục vụ, sảnh xuất hàng trung 14 - 18
chuyển: 4 - 6m2 /kho
4.7 Kho bao bì, phế thải 24 – 30
5 KHỐI QUẢN LÝ: bố trí ở các vị trí phụ hoặc tầng lầu của công trình 272 - 352
5.1 Sảnh nội bộ 12 - 16
5.2 Phòng GĐ, có vệ sinh riêng 24 - 30
5.3 Phòng Phó GĐ 20 - 24
5.4 Phòng kế toán, tài chính 30 - 36
5.5 Kho bạc (bố trí liền kề với phòng kế toán tài chính) 12 - 16
5.6 Văn phòng làm việc (bố trí theo kiểu dạng phòng lớn) 60 - 80
5.7 Phòng thay đồ và vệ sinh nhân viên (nam, nữ): 12 x 2 khu 24 - 30
5.8 Phòng I.T (máy chủ-Server) 20 - 24
5.9 Phòng tiếp thị, quảng cáo và dịch vụ khách hàng 30 - 36
5.10 Phòng họp nội bộ kết hợp tiếp khách, 40 chỗ 40 - 60
6 KHỐI KỸ THUẬT PHỤ TRỢ: bố trí tầng hầm 420 - 514
6.1 Phòng thường trực và kiểm soát báo cháy trung tâm 24 - 30
6.2 Khu kỹ thuật (trạm điện, phòng điện trung tâm, phòng ĐHKK trung tâm, 100 - 120
phòng máy phát điện dự phòng, phòng máy bơm, các bể nước, hầm phân),
Chú ý: chỉ nghiên cứu vị trí không cần thể hiện từng phòng ốc
6.3 Phòng thu và xử lý rác thải 36 - 40
6.4 Phòng nhân viên bảo trí cơ điện cơ điện (M&E) 20 - 24
6.5 Khu đậu xe tải chở hàng: 30m2/xe x 2 xe tải 15 tấn 60
6.6 Khu đậu xe nhân viên: 3m2/xe x 60 - 80 xe máy 180 - 240
7 KHU ĐẬU XE KHÁCH Qui ước theo tỉ
- Bố trí 50% ở tầng hầm và 50% ở ngoài trời gần các lối vào chính lệ: 70% xe ô tô và
- Tính toán theo tiêu chuẩn: 100m2 DT sàn tm-dv/ 1 chỗ đậu xe ô tô 30% xe máy
- Xe ô tô tính toán quy đổi thành xe ô tô bus phục vụ các tour du lịch có
quy mô: 16 – 45 chỗ
8 HỆ THỐNG GIAO THÔNG TRONG CÔNG TRÌNH
- Khách: Thang bộ kết hợp thang thoát hiểm, thang cuốn chú ý ở các vị
trí > 25m cần bố trí thang thoát hiểm riêng biệt và phải có cửa
- Bố trí 1 thang máy thang trượt: phục vụ cho người khuyết tật và vận
chuyển hàng nặng và cồng kềnh cho khách mua sắm
-Nội bộ: Thang bộ - Thang máy phục vụ (2 x 2,2m).
- Đường dốc (Ramp) vào hầm có độ dốc i ≤ 18% (đi thẳng), ≤ 13% (đi
cong), Ram cho người khuyết tật ở các lối vào có i ≤ 8% (1/12)
- Diện tích giao thông đi lại của khách: 20 - 25% diện tích chính (có
thể bố trí xen lẫn vào các khu sảnh, giải khát, dịch vụ…)
IV. YÊU CẦU THIẾT KẾ
1. Tổ chức phân khu các không gian bán hàng tổ chức trong nhà và ngoài trời, gồm các hình thức:
- Kiểu Chợ truyền thống được đầu tư theo hình thức “Chợ đặc sản phục vụ du lịch, được quản lý của các
Công ty kinh doanh du lịch (theo nguyên tắc hình thức có nhân viên phục vụ, thu tiền tại quầy riêng hoặc
quầy tập trung, sắp xếp bố cục theo loại sản phẩm, thuận tiện khách hàng tiếp xúc trực tiếp)
- Kiểu Chợ ngoài trời theo hình thức “Chợ nổi trên bến dưới thuyền” do các người dân các vùng miền
lân cận kinh doanh trên ghe xuồng hoặc bố trí trên khu đất xây dựng khu ngoài trời giáp bờ sông, kênh
rạch, tái hiện hình ảnh chợ xưa và chợ nổi của Sài Gòn & Nam bộ.
2. Tổ chức phân khu chức năng các không gian dịch vụ ẩm thực: theo giải pháp 1 tầng riêng biệt hoặc phân tán
theo các không gian bán hàng để khách có thể sử dụng dễ dàng khi mua sắm. Đồng thời cần chú ý tổ chức lối
vào cho các dịch vụ ẩm thực để đảm bảo các giờ hoạt động khác nhau, đồng thời kết nối các lối vào thương
mại để tăng khả năng tiếp xúc nhiều hơn
3. Chiều cao công trình phụ thuộc chiều cao không gian bán hàng, chiều cao trần kỹ thuật và giải pháp kết cấu
mái. Trong đó, chiều cao không gian bán hàng: 4,5 - 6m, chiều cao trần kỹ thuật: 0,6 – 0,8m (bố trí các
hệ thống thông gió, ĐKKK, cấp điện, camera, IT, báo cháy chữa cháy, …)
4. Tổ chức giao thông nhập hàng từ bên ngoài, từ kho trung tâm đến các kho trung chuyển ở các tầng lầu không
chồng chéo. Giao thông khách đường bộ và đường thủy, người khuyết tật, khách hàng có hàng cồng kềnh, di
chuyển giữa các tầng thuận tiện. Giao thông nội bộ dễ kiểm soát, khép kín, không trùng với khách.
5. Hình thức kiến trúc thể hiện được các tính chất đặc thù loại hình Chợ: hiện đại, hấp dẫn, ấn tượng, chú ý các
yếu tố quảng cáo thương hiệu du lịch kết hợp thương mại “chợ nổi du lịch Sài gòn”
6. Giải pháp kết cấu chịu lực chính và vật liệu vỏ bao che tự chọn nhưng chú ý cần áp dụng giải pháp mái kết
cấu nhà nhịp lớn (không được sử dụng mái bằng BTCT), vật liệu bao che hiện đại, công nghệ mới và phù
hợp khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của TP.HCM

V. TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG THỂ HIỆN


1. Trình tự
Buổi 1 Buổi 2 Buổi 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Buổi 10, 11 Buổi 12
- SV nghe giảng đề -SV nộp bài GVHD sửa bài theo SV hoàn thiện - SV nộp bài tại Họa
theo lịch TKB Họa cảo nhóm tại Họa thất phương án thiết kế thất theo lịch TKB
- GVHD phổ biến -GVHD và GVHD thông - GVHD chấm bài
nội dung thực hiện chấm điểm qua các thành phần tập trung theo lớp
Họa cảo bản vẽ tại Họa thất
ĐIỂM TỔNG KẾT HỌC PHẦN = 25% điểm BÀI HỌA CẢO + 75% điểm BÀI ĐỒ ÁN

2. Nội dung thể hiện


HỌA CẢO: thể hiện trên 1 bản vẽ khổ giấy A1, tỉ lệ tự chọn, thể hiện vẽ máy hoặc vẽ tay, SV nghiên
cứu các nội dung sau:
Phân tích sơ bộ về đặc điểm khu đất xây dựng: Giao thông tiếp cận – Qui hoạch kiến trúc, cảnh quan, môi
trường xung quanh – Hướng nhìn từ bên ngoài đến công trình
Phác thảo ý tưởng thiết kế sơ bộ: MBTT (thể hiện rõ khu chợ ngoài trời, phương án tiếp cần từ hướng
sông, khu “chợ nổi trên bến dưới thuyền”), MB sơ bộ các tầng có phân khu chức năng và thể hiện các
nút giao thông, sơ đồ MC, phối cảnh sơ phác hoặc mô hình

Thời gian nộp bài: nộp bài đầu giờ học của buổi họa thất 2 theo TKB, GVHD chấm điểm (tính 25%), nếu SV
không nộp Họa cảo sẽ bị dừng thực hiện tiếp theo của đồ án

ĐỒ ÁN: thể hiện trên 3 – 4 bản vẽ khổ giấy A1, đóng tập, thể hiện vẽ máy, SV thể hiện các thành phần
bản vẽ sau:
1 SV thể hiện tóm tắt phân tích đặc điểm khu đất và ý tưởng thiết kế
2 MBTT (thể hiện bãi đậu xe, giao thông, kích thước khu đất và hướng) TL 1/500 - 1/400
3 MB khai triển tổng thể (MB tầng trệt trên khuôn viên khu đất, thể hiện rõ các TL 1/200
giao thông tiếp cận, sân bãi, không gian bán hàng ngoài trời, khu chợ nổi trên
bến dưới thuyền)
4 MB các tầng lầu, lửng (có bố trí quầy hàng, tên phòng và diện tích) TL 1/200
5 MB tầng hầm hoặc bán hầm (có bố trí chỗ đậu xe, khu kỹ thuật phụ trợ) TL 1/200
6 MĐ từ hướng trục đường chính và MĐ từ hướng đường thủy của khu đất (thể TL 1/200
hiện cao độ, trục định vị, kích thước)
7 2 MC qua sảnh chính và nút giao thông đứng, qua bờ sông thể hiện mép nước TL 1/200 – 1/100
và phương án tiếp cận từ sông và chợ nổi (thể hiện cao độ, trục định vị, kích
thước)
8 2 chi tiết cấu tạo đặc thù (mái không gian lớn, vỏ bao che, thiết bị đặc thù) TL 1/10 - 1/20
9 Phối cảnh công trình nhìn từ các trục đường chính của khu đất, hoặc phối cảnh
tổng thể (vẽ màu)
10 Mô hình: Khuyến khích thực hiện (tùy theo chất lượng GV có thể + điểm) TL tự chọn
Chú ý: Nếu các thành phần bản vẽ trên vượt quá khổ giấy A1, sinh viên có thể thu nhỏ để bố cục
vừa khổ giấy, nhưng phải thể hiện thước tỉ lệ xích kèm theo.
3. Thời gian nộp bài: nộp bài đầu giờ học của buổi học họa thất B12 theo TKB
8g – 8g30 Thứ Tư, ngày 14/12/2022
➔ Nhóm GVHD theo lớp sẽ chấm bài chung tại Họa thất
➔ Sau khi có kết quả, ĐA có điểm ≥ 8đ, SV nộp file về Email KKT: doankientruc@uah.edu.vn
định dạng file: DACC4-Chodacsandulich-(hotensinhvien)-MSSV-HK1-21-22
Chú ý: nếu SV không nộp file đồ án sẽ không được công nhận điểm

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:


1. TCVN 9211: 2012 – Chợ, Trung tâm thương mại – Tiêu chuẩn thiết kế
2. Tổ chức không gian kiến trúc các loại công trình công cộng – Vũ Duy Cự - NXBXD – 2001
3. QCVN 04:2013/BXD – Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về Nhà ở và công trình cộng cộng – P2: Siêu thị và
Trung tâm thương mại (Dự thảo)
4. TCVN 3991:2012 – Phòng cháy chữa cháy trong công trình Thương mại
5. QCVN 01: 2021/BXD - Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia - Qui hoạch xây dựng
6. QCVN 06: 2021/BXD - Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia – An toàn cháy cho nhà và công trình
7. QCVN 10: 2014/BXD - Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia – Công trinh xây dựng đảm bảo người khuyết tật tiếp
cận sử dụng
8. QCVN 13: 2018/BXD - Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia - Gara Ô tô
9. Tài liệu nội bộ Chuyên đề TM – DV - Thầy Văn Tấn Hoàng

VII. ĐỒ ÁN PHẠM VI:


- SV bị cấm nộp nếu sửa bài không đủ thời lượng (80%).
- Đồ án thể hiện không đúng yêu cầu bản vẽ kỹ thuật
- Đồ án thể hiện sai khổ giấy và số lượng theo qui định đề bài.

Duyệt TP.HCM, ngày 31 tháng 10 năm 2022


Phụ trách BM CTCC GV biên soạn

Th.S. KTS Nhan quốc Trường ThS. KTS. Văn Tấn Hoàng
BẢN ĐỒ KHU ĐẤT SỐ 1
BẢN ĐỒ KHU ĐẤT SỐ 2

You might also like