You are on page 1of 15

MỤC LỤC

1. GIỚI THIỆU CHUNG...................................................................................................2


2. GIỚI THIỆU DỰ ÁN....................................................................................................3
3. THÔNG SỐ KỸ THUẬT..............................................................................................5
4. QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ...............................................................................................6
5. QUÁ TRÌNH THI CÔNG XÂY DỰNG.......................................................................9

6. HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI – CHÍNH TRỊ.............................................12


7. TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC..................................................................................13
8. BÀI HỌC CHO RÚT CHO KSXD TƯƠNG LAI............................................14
9. TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................15

1
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
CHỦ ĐỀ

CHỢ BẾN THÀNH

1. GIỚI THIỆU CHUNG

Chợ Bến Thành là một trong những địa điểm tiêu biểu của Sài Gòn. Ít ai biết
được cái tên chợ Bến Thành lại trải qua bao thăng trầm lịch sử, qua hai lần di
dời, thay đổi địa điểm và nhiều lần xây cất, sửa chữa do bị cháy, sập, để cuối
cùng chợ nằm ở vị trí hiện nay, ngay trung tâm Sài Gòn và được xem là biểu
tượng của Sài Gòn.

Hình 1: Chợ Bến Thành vào ban đêm (Nguồn: Wikipedia)


Lý do đề tài này được chọn là vì những công trình xưa cũ luôn mang lại cho
chúng ta nhiều điều để thảo luận, đồng thời công trình cũng chính là “nhân
chứng” chứng kiến được sự thay đổi, hình thành và phát triển đất nước.

2
2. GIỚI THIỆU DỰ ÁN

Chợ Bến Thành là ngôi chợ nằm tại quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Chợ
được khởi công xây dựng từ năm 1912, hình ảnh đồng hồ ở cửa Nam của ngôi
chợ này được xem là biểu tượng không chính thức của Thành phố Hồ Chí
Minh.

Hình 2.1: Chợ Bến Thành nhìn trực diện vào ban ngày (Nguồn: Internet)
Năm 1790, thành xây xong có chu vi khoảng 4.176 mét, ba mặt giáp sông.
Sông Bến Nghé có một bến sông nằm gần thành Bát Quái, bến này dùng cho
khách vãng lai và quân nhân vào thành, vì vậy mà được gọi là Bến Thành
(bến trước khi vào thành). Gần sát bến này có một khu chợ vì thế mà chợ này
cũng được gọi là “chợ Bến Thành”. Và tên “chợ Bến Thành” chính là được
xuất phát từ đây.

3
Chợ nằm giữa các đường Phan Bội Châu - Phan Chu Trinh - Lê Thánh Tôn -
Công trường Quách Thị Trang tại phường Bến Thành. Các ngành hàng kinh
doanh chủ yếu ở đây bao gồm: quần áo, vải sợi, giày dép, thời trang, hàng thủ
công mỹ nghệ, thực phẩm tươi sống, trái cây, hoa tươi,...

Hình 2.2: Chợ Bến Thành vào năm 1912 (Nguồn: Internet)
Thời kì đầu của những năm thành lập, chợ Bến Thành đã có từ trước cả khi
người Pháp xâm chiếm Gia Định. Ban đầu, vị trí của chợ nằm bên bờ sông
Bến Nghé, cạnh một bến sông gần thành Gia Định (bấy giờ là thành Quy, còn
gọi là thành Bát Quái). Bến này dùng để cho hành khách vãng lai và quân
nhân vào thành, vì vậy mới có tên gọi là Bến Thành, và khu chợ cũng có tên
gọi là chợ Bến Thành - tên gọi chính thức vẫn được sử dụng cho đến ngày
nay.

4
3. THÔNG SỐ KỸ THUẬT

Chợ mới được hãng thầu Brossard et Maupin khởi công xây dựng từ năm
1912, đến năm 1914 thì xây xong. Chợ rộng hơn 13.000m2 với nền đất đá
ong. Lễ khai thị diễn ra trong 3 ngày 28 đến 30/3/1914 với rất nhiều lễ hội
văn hóa ẩm thực cùng các gian hàng, thu hút 100.000 người Sài Gòn và các
tỉnh lân cận đến vui chơi. Có 4 cửa lớn là:
- Cửa Nam: Nằm trên đường Place Cuniac, tên đặt theo viên Xã Tây (Ủy viên
Hội đồng) Cuniac, người đã đề ra công việc lấp ao. Người Việt thì quen gọi
đó là Bùng binh Chợ Bến Thành. Đến thời VNCH tên đường được đổi thành
“Công trường Cộng Hòa”, “Công trường Diên Hồng”. Đến ngày nay được đổi
thành “Công Trường Quách Thị Trang.
- Cửa Bắc: Nằm trên đường Espagne. Đến thời VNCH tên đường đó được đổi
thành đường Lê Thánh Tôn và được giữ nguyên tên cho đến ngày nay.
- Cửa Đông: Nằm trên đường Viénot. Đến thời VNCH tên đường được đổi
thành đường Phan Bội Châu và được giữ nguyên tên cho đến ngày nay.
- Cửa Tây: Nằm trên đường Schroeder. Đến thời VNCH đường được đổi tên
thành đường Phan Chu Trinh và được giữ nguyên tên cho đến ngày nay.

5
Hình 3.1: Chợ Bến Thành nhìn từ trên cao (Nguồn: Internet)

Hình 3.2: Chợ Bến Thành vào năm 1920-1929 (Nguồn: Internet)

6
4. QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ

Khi người Pháp đánh chiếm Sài Gòn, chợ cũng như một số công trình khác bị
cháy, nên năm 1860 người Pháp cho xây chợ mới lùi sâu vào bên trong (nay
là trường đào tạo cán bộ ngân hàng trên đường Nguyễn Huệ). Ngôi chợ được
xây bằng cột gạch, sườn gỗ và lợp lá. Năm 1870, chợ bị cháy một gian và làm
lại bằng cột gạch và khung sắt, mái lợp ngói. Chợ là nơi giao nhau giữa hai
đường thủy là kênh lớn (nay là đường Nguyễn Huệ) và rạch Cầu Sấu (nay là
đường Hàm Nghi). Ghe thuyền có thể cập bến bên này hoặc bên kia nên việc
mua bán diễn ra tấp nập, nhộn nhịp. Chữ Bến Thành xuất phát từ Bến nước và
Thành thị (Thành Quy).

Những năm đầu 1900, Sài Gòn bắt đầu phát triển mạnh; cũng như nhiều TP
lớn trên thế giới, chính quyền tìm đất để xây các công trình đại diện như nhà
hát, tòa thị chính và chợ trung tâm. Tới năm 1908 mới chọn được địa điểm
xây dựng chợ mới tại ao Bồ Rệt (Marais de Boresse), một khu đầm lầy ẩm
thấp. Ngôi chợ mới có tên gọi là Le Marche Central, người Việt gọi là chợ Sài
Gòn hay chợ mới Bến Thành do hãng thầu Brossard et Maupin xây dựng từ
năm 1912 đến tháng 3/1914. Kết cấu ban đầu của chợ Bến Thành là khung cột
dầm bê tông, lợp ngói. Lần sửa chữa năm 1952, người ta cho lắp đặt thêm 12
bức tranh bằng gốm Biên Hòa vào bốn mặt cửa chợ…

Hình 4.1: Vị trí chợ Bến Thành cũ trong bản đồ Sài Gòn, Nam Kỳ năm 1878
(Nguồn: Tạp chí Kiến trúc)

Có lẽ, rất ít người Sài Gòn còn nhớ một sự kiện vào năm 1971 có liên quan
đến ngôi chợ Bến Thành. Vào năm 1964, trong đề án thiết lập Trung Tâm
Thương mại Sài Gòn, kiến trúc sư Lê Văn Lắm có nhận định: “Lối kiến trúc
chợ Bến Thành từ năm 1913 đến nay (1964) không còn hợp thời, công việc
buôn bán quá tấp nập... Trong tương lai nên chỉnh đốn kiến trúc chợ Sài Gòn

7
và việc thương mại đặc biệt dành mua bán các thực phẩm: thịt cá rau cải, trái
cây, đồ hộp...”

Dự án của kiến trúc sư Lê Văn Lắm không thực hiện được, tuy nhiên, Chính
quyền Sài Gòn vẫn nung nấu ý định cải tạo và mở rộng chợ Bến Thành theo
nhận định của Tòa Đô chánh được ghi lại trong tạp chí Thế Giới Tự Do: “Sài
Gòn phát triển quá mạnh, trong khi đó chợ búa ở Sài Gòn, nhất là chợ Bến
Thành, vẫn ở trong tình trạng của mấy mươi năm về trước, không có một
bước tiến quan trọng nào”. Năm 1971 dân số Sài Gòn có khoảng hai triệu
người và thành phố chỉ có ba trung tâm thương mại lớn là: Tax, Sài Gòn
Departo và Crystal Palace (Thương xá Tam Đa). Tuy nhiên những trung tâm
thương mại này là những nơi bán hàng xa xỉ chứ không có kiểu... "chợ búa"
như chợ Bến Thành và chợ Sài Gòn cũ, chợ Bình Tây (Chợ Lớn mới) nên
Chính quyền Sài Gòn quyết tâm biến đổi chợ Bến Thành trở nên hiện đại, phù
hợp với yêu cầu phát triển và mang tính thẩm mỹ.

Hình 4.2: Mô hình chợ Bến Thành (Nguồn: Internet)

Một cuộc thi đề án kiến trúc xây dựng lại ngôi chợ này được công bố vào cuối
tháng 10 năm 1970 và kết thúc vào ngày 21/4/1971. Có 8 đề án dự thi và ngày
10/9/1971 tòa Đô chánh Sài Gòn trao giải nhất cho kiến trúc sư Huỳnh Kim
Mãng (hiện kim là 1.500.000 đồng). Không có giải nhì chỉ có giải ba trị giá
400 ngàn cho kiến trúc sư Nguyễn Huy và Trần Phong Lưu (hợp tác). Giải
Khuyến khích trao cho kiến trúc sư Nguyễn Kỳ, Đào Trọng Cường và
Nguyễn Hữu Sơn.

8
Hình 4.3: Đề án của KTS Huỳnh Kim Mãng thiết kế (Nguồn: Internet)

5. QUÁ TRÌNH THI CÔNG XÂY DỰNG

Khu chợ được xây dựng vào giữa năm 1872 do nhà thầu Albert Mayer thực
hiện, với cấu kết cấu bằng gỗ, lợp ngói, sàn lót đá granite. Khu chợ này góp
phần giải quyết nhu cầu sử dụng cấp thiết của thành phố, nhưng còn rất khiêm
tốn so với hình dung của các ủy viên về một khu thương mại “xứng tầm” Sài
Gòn. Nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng cho thành phố bị chững lại vì chiến tranh
Pháp-Phổ (1870–1871) khiến cho các khoản đầu tư kinh phí bị gián đoạn.
Nhiều công trình quan trọng như Bưu điện Trung tâm Thành phố cũng bị đình
trệ trong các thập niên 1870 và 1880.

Đến năm 1893, mãi hai thập niên sau chiến tranh Pháp-Phổ, việc xây dựng
các tòa nhà công cộng trong thành phố mới xuất hiện lại trong các cuộc thảo

9
luận của Hội đồng. Để kiến tạo diện mạo mới cho thành phố, thị trưởng đã đề
xuất xây dựng ba công trình là nhà hát, tòa thị chính và chợ trung tâm. Nhà
hát Thành phố được hoàn thành bảy năm sau đó, Tòa thị chính (Hôtel de
Ville) được hoàn thành năm 1908, còn khu chợ trung tâm tiếp tục bị trì hoãn
vì nhiều vấn đề gây tranh cãi.

Hình 5.1 : Ao Bồ Rệt trong họa đồ Gaston Pusch (1898). Họa đồ này cho thấy sự
tương phản về cảnh quan giữa những ngôi nhà tường lợp ngói đỏ với các túp lều
mái lá của cư dân. (Nguồn: tài khoản Flickr manhhai)

Địa điểm dành cho khu chợ mới được ấn định tại khu vực ao Bồ Rệt (marais
Boresse), một khu vực đầm lầy tù đọng khổng lồ ngay trong thành phố, nơi
những người địa phương nghèo khổ nhất sinh sống trong những ngôi nhà lợp
mái lá dựng ngay trên khu đất lầy.

Khu vực vốn từng có nhiều kênh rạch thông với sông Sài Gòn, dòng thủy
triều đều đặn lên xuống mỗi ngày giúp cuốn trôi chất thải sinh hoạt và giúp
cho cảnh quan luôn tươi mới, sạch sẽ. Tuy nhiên, những hoạt động phát triển
nhà đất từ giữa thế kỷ 19 đến những năm 1890 đã khiến cho các con rạch dần
trở nên tắc nghẽn. Ao Bồ Rệt cũng từng nối liền với sông Sài Gòn qua kênh
rạch Cầu Sấu, nhưng đến những năm 1867–1868, kênh này bị lấp thành
đường Canton (nay là Đại lộ Hàm Nghi). Tất nhiên, khu ao nước trũng ở cuối
dòng kênh trở thành đầm lầy nước tù đầy muỗi mòng.

Trong mắt của các nhà quy hoạch thời thuộc địa, ao Bồ Rệt là một trong
những chướng ngại cho công trình họ vừa cất công tạo dựng được. Việc biến
khu vực này thành một khu thương mại sẽ giúp cải thiện cảnh quan và điều

10
kiện sống trong thành phố, đồng thời đặt khu chợ trung tâm tại đây sẽ hợp lý
hơn là khu vực đường Nguyễn Huệ (ngày nay) vốn đang trở nên chật chội.

Hình 5.2: Sau nhiều thập niên quy hoạch, khu vực đầm lầy Bồ Rệt đã được chuyển
đổi thành khu chợ trung tâm, với các dãy nhà phố kinh doanh tụ hội xung quanh.
Hình ảnh: Léon Ropion, khoảng những năm 1920, thuộc Bộ sưu tập C Neykov.
(Nguồn: Tài khoản Flickr manhhai)

Năm 1893, Hội đồng quyết định thông qua kế hoạch xây chợ mới, ước tính trị
giá 400.000 Franc. Những tranh cãi về chi phí lại tiếp tục làm cho tiến độ bị
trì trệ, hai công trình Nhà hát và Tòa thị chính được ưu tiên nhiều hơn, mãi
đến năm 1907, Hội đồng mới bắt đầu xem xét lại việc xây dựng chợ, lúc này
chi phí lại tiếp tục gia tăng. Năm 1908, Hội đồng thông qua kế hoạch xây
dựng với giá thành tăng cao.

Sau nhiều thập kỷ chờ đợi, khu chợ trung tâm cuối cùng cũng được hoàn
thành vào năm 1914. Sự kiện khánh thành chợ Bến Thành từ ngày 28/3 đến
30/3 năm 1914

11
6. HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI - CHÍNH TRỊ

Chợ Bến Thành mang lại rất nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa, kinh tế cho đất
nước. Sau đây là một số hiệu quả mà công trình đã mang lại:
- Chợ Bến Thành tạo cho nhân dân công ăn việc làm, nhờ chợ mà nhiều gia
đình có nơi để làm ăn thoát khỏi nghèo đói.
- Là nơi khách du lịch đến thăm quan, mua hàng tạo nguồn thu nhập cho
người dân trong nước.
- Nơi đây còn giúp quảng bá các đặc sản, hình ảnh người dân Việt Nam chất
phát cho bạn bè các nước gần xa

12
7. TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC

Bên cạnh những mặt tích cực, chợ Bến Thành được xem là nơi nổi tiếng đối
với khách du lịch khi đến Việt Nam, cho nên các anh chị tiểu thương thường
hét giá cao dẫn đến khách du lịch cũng như người dân trong nước, họ càng
ngày càng ít đến đây.

13
8. BÀI HỌC CHO RÚT CHO KSXD TƯƠNG LAI

Chúng ta cần phải khảo sát thật kĩ nơi được xây dựng để khi thi công thì
không phải bị ảnh hưởng xấu đến sản phẩm sau thi công.

Chọn vật liệu thích hợp để phù hợp với thời tiết cũng như địa hình nơi xây
dựng.

14
9. TÀI LIỆU THAM KHẢO

 https://saigoneer.com/vn/heritage/17464-t%E1%BB%AB-%C4%91%E1%BA
%A7m-l%E1%BA%A7y-l%C3%AAn-bi%E1%BB%83u-t%C6%B0%E1%BB
%A3ng-l%C6%B0%E1%BB%A3c-s%E1%BB%AD-ch%E1%BB%A3-b
%E1%BA%BFn-th%C3%A0nh-qua-c%C3%A1c-th%E1%BB%9Di-k
%C3%AC
 https://vnexpress.net/cho-ben-thanh-khong-dac-sac-4117973.html
 https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A3_B%E1%BA%BFn_Th
%C3%A0nh
 http://benthanhmarket.vn/about/gioi-thieu-ve-cho-ben-thanh.html
 https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/tiep-tuc-bao-ton-va-ton-tao-
khu-vuc-cho-ben-thanh.html
 https://kienviet.net/2015/2/26/sai-gon-chuyen-doi-cua-pho-ban-do-an-do-dang-
cho-ben-thanh

15

You might also like