You are on page 1of 2

Câu 1: Sự khác nhau kinh tế công nghiệp giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Nguyên nhân của sự khác nhau


đó.

- Đàng ngoài:
+ Thời Mạc Đăng Doanh no đủ, được mùa
+ Khi chiến tranh diễn ra: nông nghiệp bị mất mùa, đói kém, sa sút nghiêm trọng, nhân dân đói khổ,
phiêu tán
*Nguyên nhân:
+ chính quyền ko quan tâm đến sản xuất nông nghiệp
+ do chiến tranh kéo dài --> nông nghiệp bị phá hoại
- Đàng trong:
+ Nông nghiệp phát triển rõ rệt, hình thành tầng lớp địa chủ mới.
+ Đầu thế kỉ XVIII, cuộc sống nhân dân bắt đầu bần cùng nhưng ko nghiêm trọng như Đàng ngoài.
*Nguyên nhân:
+ Các chúa Nguyễn có nhiều chính sách khai hoang lập làng
+ Năm 1698, lập phủ Gia Định (Nguyễn Hữu Cảnh), lập ra nhiều làng, xóm mới.
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nông nghiệp.
Câu 2: Nét mới của tình hình nông nghiệp nước ta thời kì này.

- Đàng Ngoài: Nông nghiệp sa sút nghiêm trọng

- Đàng Trong: Nông nghiệp phát triển

Câu 3: Nét mới của tình hình thủ công nghiệp nước ta thời kì này.

Các nghề thủ công nghiệp dần được phát triển mạnh ở các làng xã, được hình thành và mở rộng các làng
nghề thủ Công nghiệp nổi tiếng ở trong nước ta

Câu 4: Tại sao từ thế kỉ 17 đến đầu thế kì 18, đô thị hưng thịnh nhưng nửa sau thế kỉ 18, đô thị lại suy
tàn?

Sự hưng thịnh của Phố Hiến là do có nhiều năm giao thương với nước ngoài, cùng các chính sách về kinh
tế - xã hội và an ninh quốc gia của triều đình phong kiến đương thời. Tuy nhiên, Phố Hiến cũng chỉ hưng
thịnh trong thời gian khoảng 100 năm, sau đó suy tàn. Sự suy tàn của Phố Hiến được lý giải bằng nhiều
luận điểm khác nhau (biến đổi của sông Hồng, chiến tranh, chính sách thuế...); nhưng vấn đề cơ bản
chưa được đề cập đến là nhà nước phong kiến và người dân Phố Hiến lúc đó chưa phát huy được nguồn
lực con người để hội nhập, phát triển. Cụ thể là, với 20 phường, trong đó có 8 phường làm nghề thủ
công (bia Chùa Chuông, năm 1711), nhưng các mặt hàng tơ, lụa, đồ gốm sứ... chất lượng cao sản xuất tại
Phố Hiến không có mà phải nhập từ Thăng Long và các vùng lân cận để bán cho người nước ngoài. Là đô
thị buôn bán sầm uất sau Thăng Long, nhưng Phố Hiến không có những làng nghề thủ công sản xuất các
mặt hàng tinh sảo như vàng bạc Châu Khê, gốm sứ Bát Tràng, tơ lụa Vạn Phúc, đúc đồng Đại Bái... và
thiếu những nghệ nhân tài trí, như Đặng Huyền Thông, Bùi Thị Hý đã tạo ra sản phẩm gốm Chu Đậu tinh
sảo xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới từ thế kỷ XVI.
Câu 5: Tại sao thời kì này chính trị biến động, chiến tranh liên miên nhưng thủ công nghiệp, thương
nghiệp phát triển?

* Thời kì này chính trị: biến động, như thủ công nghiệp, thương nghiệp lại phát triển do:

* Các làng nghề thủ công nổi tiếng đã đạt tới đỉnh cao, đồng thời đây cũng chính là bước tiến lớn cho
nền kinh tế nước ta => Sự phát triển của thủ công nghiệp đã thúc đẩy buôn bán mở rộng phát triển.

* Thương nghiệp

- Nội thương

+ Hình thành các mạng lưới sông Ngòi

+ Nhiều đô thị xuất hiện

- Ngoại thương

+ Chúa Trịnh – Nguyễn mở rộng giao thương

+ Mở rộng trao đổi, thực dân phương Tây rất thích buôn bán, giao thương với nước ta.

Câu 6: Hình ảnh xuất hiện sau tờ tiền 20000 đồng là hình ảnh gì? Vì sao công trình đó lại được lựa chọn?
Ý nghĩa của việc lựa chọn là gì?

- Hình ảnh xuất hiện sau tờ tiền 20000 đồng là hình ảnh Chùa Cầu do thương nhân Nhật Bản xây dựng từ
đầu thế kỉ XVII ở Hội An (Quảng Nam)

- Lí do lựa chọn:

+ Năm 1990, chùa Cầu đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

+ Là tài sản vô giá, chính thức đc chọn là biểu tượng của Hội An.

- Ý nghĩa:

+ Tôn vinh giá trị văn hóa và lịch sử của Hội An.

+ Thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó của cộng đồng.

You might also like