You are on page 1of 3

TRƯỜNG PHÁI TRỌNG THƯƠNG

1) Hoàn cảnh
- Ra đời và phát triển vào những năm thế kỉ XV, XVI, XVII ở Anh và ở Pháp,
gắn liền với thời kì mà chế độ phong kiến Châu Âu tan rã và CNTB mới
hình thành. Lúc này, phân công lao động xã hội phát triển ạnh mẽ tạo ra mối
quan hệ mật thiết giữa các vùng, miền, lãnh thổ và các quốc goa, biểu hiện
rõ nét ở sản xuất hàng hóa.
- Cùng với những phát kiến mới về địa lí và phát triển hàng hải đã thúc đẩy
việc giao thương quốc tế rộng mở . Mở đầu từ việc tìm ra con đường biển từ
Tây Âu sang Ấn Độ, Christophe Columbus tìm ra châu Mỹ làm cho mậu
dịch quốc tế phát triển mạnh mẽ mở ra cho các nước Tây Âu khả năng mới
để làm giàu. Tiếp đến là nững cuộc chiến tranh cướp bóc thuộc địa, bán nô
lệ và chiến tranh thương mại v.v.. đã dẫn đến những thương nghiệp thế giới
phát triển
- Thương nghiệp từ chỗ chỉ đóng vai trò môi giới giữa những nhà sản xuất
nhỏ, sự phát triển của sản xuất đã tạo ra ưu thế cho thương nghiệp, thương
nghiệp chi phối cả công nghiệp và nông nghiệp. Ngườ ta thu được món lợi
lớn do cướp bóc và thương mại. Vì vậy, họ cho rằng của cải sinh ra từ
thương mại nên hình thành từ tư tưởng Trọng thương
2) Nội dung, đặc điểm
a) Nội dung: Chủ nghĩa Trọng thương là một cương lĩnh, đường lối kinh tế của
giai cấp tư sản trong thời kì tích lũy nguyên thủy TBCN

- Quan điểm về của cải : Coi tiền tệ ( vàng và bạc) là biểu hiện của tài sản và sự
giàu có của một quốc gia. Một quốc gia càng có nhiều tiền thì càng giàu có,
còn hàng hóa chỉ là phương tiện để làm tăng khối lượng tiền tệ

-Quan điểm về thương mại: Khối lượng tiền tệ chỉ có thể được gia tăng bằng
con đường ngoại thương. Trong ngoại thương thì phải thực hiện chính sách xuất
nhiều mà nhập ít và lợi nhuận thương nghiệp là kết quả của sự trao đổi không
ngang giá ( mua rẻ, bán đắt, lừa lọc ...)

-Quan điểm về vai trò kinh tế nhà nước : Đề cao vai trò nhà nước trong việc
phát triển kinh tế, thương nhân cần dựa vào nhà nước phối hợp bảo vệ thương
nhân.
b) Các giai đoạn phát triển lý thuyết tiền tệ :
- Giai đoạn I (thế kỉ XV- giữa thế kỉ XVII)- giai đoạn sơ kì:

+ đồng nhất của cải với tiền tệ nói chung

+ Sử dụng các biện pháp : cấm xuất khẩu tiền (vàng và bạc), tích lũy tiền , hạn
chế việc nhập khẩu hàng hóa để giữ vững khối lượng tiền trong nước, yêu cầu
nhà nước phải tích cực điều tiết lưu thông tiền tệ v.v.

 Các nhà Trọng thương ủng hộ tuyệt đối sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt
động kinh tế, thời kì này là thời kì “tích lũy tiền tệ” của CNTB
- Giai đoạn II ( thế kỉ XVI-XVII): giai đoạn chủ nghĩa Trọng thương thật sự
hình thành ( K.Marx)

+ “ Bảng cân đối thương mại” : các nhà trọng thương hiểu tiền không phải là
của cải nói chung mà là tiền thu được do bán số sản phẩm dư thừa được sản
xuất ra thông qua ngoại thương sau khi đã thỏa mãn nhu cầu trong nước

+ Do sự phát triển của sản xuất hàng hóa trong nước và thế giới, học thuyết tiền
tệ không còn đáp ứng được nữa và thay thế bằng học thuyết trọng thương
thương mại

+ Nguyên tắc nổi tiếng giai đoạn này là : bán nhiều, mua ít , có như vậy tiền sẽ
tự động chảy vào trong nước mà không cần sự can thiệp của nhà nước

 Qua 2 giai đoạn, học thuyết Trọng thương đưa ra các biện pháp có ý nghĩa
rất lớn trong việc tăng cường khối lượng tiền tệ các nước.Học thuyết Trọng
thương đã đoạn tuyệt với những tư tưởng cổ truyền được sinh ra trên cơ sở
tự nhiên , nó ca ngợi thương nhân, đặt vấn đề lợi nhuận và đứng trên lĩnh
vực lưu thông để giải quyết các vấn đề đó.

3) Ưu điểm, hạn chế


a) Ưu điểm

-  Lần đầu tiên trong lịch sử, các hiện tượng kinh tế được giải thích bằng
những lý luận. Trước đó, tư tưởng kinh tế chủ yếu được giải thích bằng tôn
giáo, kinh nghiệm…
- Đề cao vai trò của thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế.  Quan điểm
này có thể được coi là một cuộc cách mạng về nhận thức từ trào lưu tư tưởng
phong kiến thời kỳ đó coi trọng tự cung tự cấp.
- Nhận thức vai trò của Nhà nước với tư cách là chủ thể chủ đạo trong quan hệ
kinh tế quốc tế và các công cụ chính sách để phát triển kinh tế.
b) Hạn chế

-  Quan niệm chưa đúng về  nguồn gốc của sự giàu có: Giàu là phải có nhiều
tiền bạc, muốn có nhiều tiền thì phải xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu. Hạn
chế rất lớn của chủ nghĩa trọng thương đó là đã quá coi trọng tiền tệ (vàng,
bạc), đã đứng trên lĩnh vực thô sơ của lưu thông hàng hoá để xem xét nền
sản xuất TBCN.
- Quan niệm chưa đúng về lợi nhuận trong thương mại: lợi nhuận là kết quả
của sự lừa gạt và trao đổi không ngang giá,
- Chưa nêu lên bản chất bên trong của hiện tượng kinh tế: quốc gia này giàu
lên nhờ quốc gia khác nghèo đi, một nước có thặng dư thương mại thì nước
kia phải thâm hụt. CNTT không giải quyết những vấn đề như cơ cấu TMQT
xác định như thế nào, chuyên môn hóa sản xuất và trao đổi có thể mang lại
lợi ích gì.

You might also like