You are on page 1of 2

CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG:

1. Thời gian ra đời, quốc gia ra đời, tác giả:


- Thời gian ra đời: vào giữa thế kỷ 16.
- Quốc gia ra đời: tại Anh.
- Tác giả: Thomas Mun.
2. Nội dung chính của học thuyết:
- Chủ nghĩa trọng thương là một học thuyết kinh tế ủng hộ quan điểm
cho rằng các quốc gia nên khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập
khẩu.
- Học thuyết cho rằng vàng và bạc là những trụ cột chính của sự thịnh
vượng quốc gia và vô cùng cần thiết cho một nền thương mại vững
mạnh. Một quốc gia có thể có được vàng và bạc nhờ vào xuất khẩu
hàng hóa. Ngược lại, việc nhập khẩu hàng hóa từ quốc gia của quốc
gia khác đồng nghĩa với việc vàng và bạc chảy sang các quốc gia đó.
- Quan điểm chính của chủ nghĩa trọng thương là quốc gia sẽ thu được
nhiều lợi ích nhất khi duy trì thặng dư mậu dịch, nghĩa là xuất khẩu
nhiều hơn nhập khẩu. Bằng cách đó, một quốc gia có thể tích lũy vàng
và bạc, và vì vậy làm tăng của cải, uy tín, và sức mạnh quốc gia.
3. Giá trị của học thuyết:
- Những biện pháp làm tăng của cải và tài sản là dựa vào ngoại thương,
phải tuân thủ nguyên tắc: về mặt giá trị, hằng năm phải bán được cho
nước ngoài nhiều hàng hóa hơn là phần ta tiêu dùng từ họ.
4. Hạn chế của học thuyết:
- Chưa giải thích được tại sao các quốc gia lại trao đổi với nhau.
- Về dài hạn sẽ không có quốc gia nào duy trì được tình trạng thặng dư
trong cán cân thương mại và tích lũy được vàng bạc như chủ nghĩa
trọng thương đã chỉ ra.
- Đã coi thương mại như một trò chơi có tổng lợi ích bằng không, tức là
một trò chơi mà những gì một quốc gia này thu được sẽ tương đương
với những thứ mất đi của quốc gia khác. Adam Smith và Ricardo đã
chỉ ra sự thiển cận trong cách tiếp cận này.
5. Quan điểm của học thuyết về vai trò của chính phủ:
- Ủng hộ sự can thiệp mạnh mẽ của chính phủ nhằm đạt được thặng dư
trong cán cân thương mại. Những người ủng hộ chủ nghĩa trọng
thương đã không thấy lợi ích nào qua khối lượng mậu dịch lớn.

You might also like