You are on page 1of 14

ĐỀ BÀI: Phân tích lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A.

Smith và lý thuyết lợi


thế tương đối của D.Ricacdo. Liên hệ với Việt Nam hiện nay

A. LÝ THUYẾT LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI CỦA A.SMITH

1.Bối cảnh ra đời:

1.1. Sự suy tàn của chủ nghĩa trọng thương:

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nửa cuối thế kỉ XVIII thế giới chứng
kiến sự suy tàn của chủ nghĩa trọng thương và sự hình thành trường phái kinh tế
chính trị tư sản cổ điển. Sự suy tàn này bắt nguồn từ những lý do:

Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất,

Thời kì tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang thời kỳ
sản xuất tư bản chủ nghĩa,

Trọng tâm lợi ích của giai cấp tư sản đã chuyển từ lĩnh vực lưu thông sang
lĩnh vực sản xuất.

1.2. Sự thay đổi trong nền kinh tế các nước Tây âu

Từ giữa thế kỉ XVIII, kinh tế các nước Tây u có nhiều thay đổi đáng kể:

Cuộc cách mạng công nghiệp tâm điểm từ Anh phát triển mạnh. Cuộc cách
mạng công nghiệp đã biến các nước này từ nền kinh tế sản xuất thủ công sang nền
kinh tế với công trường, xí nghiệp, nhà máy sử dụng máy móc. Vị trí của giai cấp
tư sản công nghiệp trở nên quan trọng hơn thay thế cho vị trí của thương nhân
trước đây;
Hoạt động thương mại quốc tế được mở rộng với nhiều quốc gia trên thế
giới, không chỉ bó hẹp trong phạm vi thuộc địa - chính quốc, không dựa trên cơ sở
trao đổi không ngang giá. (Do ảnh hưởng của thời kỳ Đại khám phá)

Mặt hàng xuất khẩu đa dạng hơn (thay cho len và lúa mì là những sản phẩm
chế biến như vải dệt, vật dụng bằng sắt, da thuộc, than...);

Hệ thống ngân hàng phát triển, hệ thống thương phiếu ra đời và bắt đầu phát
hành tiền tệ;

Vai trò của các doanh nghiệp được đề cao và họ có quyền tự quyết các vấn
đề liên quan đến hoạt động sản xuất của mình mà không phải chịu sự kiểm soát của
chính quyền địa phương, giáo hội hay quân đội.

Trong bối cảnh đó, học thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith ra đời.
Các nhà kinh tế học thời kì này, trong đó có Adam Smith chuyển dần đối tượng
nghiên cứu từ lưu thông sang sản xuất, nghiên cứu các vấn đề kinh tế của nền sản
xuất tư bản chủ nghĩa.

2 .Khái niệm

Lợi thế tuyệt đối của Adam Smith trong tiếng Anh gọi là: Adam Smith's
Theory of Absolute Advantage.

Quan điểm kinh tế cơ bản của lý thuyết này có nội dung là:

"Chỉ có cá nhân mới thẩm định những hành vi của mình và tư lợi không
thương tranh nhau mà hòa nhập vào nhau theo một trật tự thiên nhiên".

Theo nhà kinh tế học Adam Smith, mỗi một người khi làm công việc gì thì
chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân nhưng nếu anh ta làm tốt thì điều đó có lợi ích cho cả
tập thể, một xã hội, một quốc gia. Như vậy, sẽ có một bàn tay vô hình dẫn dắt mỗi
cá nhân hướng đến lợi ích chung ngoài ý mong đợi của anh ta.
Hệ quả của tư tưởng này là chính quyền mỗi quốc gia không cần can thiệp
vào cá nhân và các doanh nghiệp, cứ để họ tự do hoạt động.

Trong tác phẩm nổi tiếng của mình "Nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân
giàu có của một quốc gia", ông đã khẳng định "Sự giàu có của một quốc gia đạt
được không phải do những quy định chặt chẽ mà bởi tự do kinh doanh". Triết lí
này của Adam Smith được mọi giới chấp nhận và trở thành học thuyết ngự trị suốt
thế kỷ XIX.

Điều ảnh hưởng đến mậu dịch quốc tế xuất phát từ quan niệm "Bàn tay vô
hình" của Adam Smith. Theo ông, Chính phủ cũng không cần can thiệp vào các
hoạt động mậu dịch quốc tế. Hãy để cho nó được tự do!

Nếu xem xét ở góc độ lợi ích kinh tế và tương lai lâu dài thì đây là một quan
điểm hết sức tích cực, ngược lại với quan điểm của phái trọng thương cho rằng
Chính phủ cần phải can thiệp vào các hoạt động mậu dịch quốc tế.

Khẳng định nguyên tắc phân công lao động để tạo ra nhiều lợi nhuận là cơ
sở cho sự ra đời của lý thuyết lợi thế tuyệt đối. Theo Adam Smith, hai quốc gia
tham gia mậu dịch với nhau là tự nguyện và cả hai đều cùng phải có lợi.

(Quan điểm này khác hẳn trường phái trọng thương khi cho rằng trong mậu
dịch quốc tế, một quốc gia chỉ có thể có lợi trên sự hi sinh của một quốc gia khác).

3. Quan điểm chính của học thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith

2.1. Quan điểm của Adam Smith về hiện tượng thương mại quốc tế

Căn cứ vào thực tiễn phát triển kinh tế thời kỳ cách mạng công nghiệp bắt
đầu bùng nổ và lan rộng, Adam Smith đã phê phán tính phiến diện của học thuyết
trọng thương, đồng thời đưa ra những luận điểm mới của mình, ông cho rằng sự
giàu có của mỗi quốc gia không chỉ được đo bằng số lượng vàng, kim loại quý tích
trữ được, mà chủ yếu là do số hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra, mà giá trị của
hàng hóa do lao động quyết định (lý thuyết giá trị - lao động).

Khi giải thích hiện tượng thương mại quốc tế, Adam Smith cho rằng buôn
bán ngoại thương muốn bền vững phải mang tính chất bình đẳng (trao đổi ngang
giá) và mang lại lợi ích cho cả hai bên. Việc trao đổi hàng hóa căn cứ trên cơ sở chi
phí sản xuất ra hàng hóa đó.

Adam Smith trên cơ sở ủng hộ tự do thương mại, tự do sản xuất kinh doanh
cho rằng: mỗi quốc gia nên chuyên môn hóa trên phạm vi quốc gia và quốc tế. Một
nước sẽ có lợi nếu tập trung chuyên môn hóa sản xuất những sản phẩm mà mình có
lợi thế tuyệt đối (bao gồm cả lợi thế tự nhiên và lợi thế do tay nghề), tức là sản
phẩm có chi phí sản xuất tính theo giờ công quy chuẩn thấp hơn, rồi bán ra nước
ngoài, trao đổi lấy những sản phẩm khác mà các quốc gia nước ngoài có lợi thế
tuyệt đối. Sản xuất và trao đổi sản phẩm dựa trên cơ sở lợi thế tuyệt đối sẽ mang lại
hiệu quả kinh tế cho cả quốc gia xuất khẩu lẫn quốc gia nhập khẩu và nhờ vậy có
lợi cho cả thế giới nói chung.

Trong tác phẩm “Của cải của các dân tộc”, Adam Smith đã ví các quốc gia
với các hộ gia đình. Phương ngôn của mọi người chủ gia đình khôn ngoan là không
bao giờ tự sản xuất lấy những gì mà nếu đi mua sẽ được rẻ hơn. Người thợ may
không khi nào hì hục đóng đôi giày, mà thường đi mua ở người thợ giày. Và người
thợ giày cũng không cần loay hoay cắt may mà nhờ anh thợ may may hộ. Người
nông dân không tự làm lấy hai thứ trên, mà nhờ vào các tay thợ khéo. Mọi người
đều sẽ có lợi khi chăm chủ làm công việc mình có lợi thế hơn láng giềng và dùng
một phần số sản phẩm của mình hay tiền bán được số sản phẩm ấy để đi mua mọi
thứ cần dùng khác.

2.2. Quan điểm của Adam Smith về vai trò của nhà nước
Về vai trò của Nhà nước, Adam Smith coi trọng “Bàn tay vô hình”, tức: Nhà
nước không nên can thiệp vào nền kinh tế nói chung, hoạt động thương mại nói
riêng, mà để chúng tự vận động theo các quy luật kinh tế khách quan. Adam Smith
quan niệm hệ thống các quy luật kinh tế khách quan đó là một “trật tự tự nhiên”.
Nền kinh tế cần phải được phát triển trên cơ sở tự do kinh tế (tự do sản xuất, tự do
liên doanh, liên kết, tự do mậu dịch). Hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa
được phát triển theo sự điều tiết của bàn tay vô hình. Vì vậy, Nhà nước nên hạn
chế can thiệp vào nền kinh tế càng nhiều càng tốt. Vai trò của Nhà nước chỉ nên là
tối thiểu với ba chức năng chính: đảm bảo hòa bình để phát triển kinh tế, vai trò
của một người bảo hộ tạo môi trường tự do cạnh

tranh cho các quy luật kinh tế khách quan hoạt động, cung ứng hàng hóa
công cộng: an ninh, quốc phòng, giao thông.

4. Đánh giá học thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith

4.1 Ưu điểm học thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith

Học thuyết về lợi thế tuyệt đối là bước tiến bộ vượt bậc so với thuyết trọng
thương:

Giải thích bản chất kinh tế và ích lợi trong thương mại quốc tế

Giải thích được sự phát triển của thương mại quốc tế hai chiều giữa các quốc
gia thời kỳ đầu công nghiệp hóa ở châu u.

Học thuyết đã được các quốc gia sử dụng trong một số trường hợp, lợi thế
tuyệt đối là cơ sở để các quốc gia xác định hướng chuyên môn hóa và trao đổi các
mặt hàng trong thương mại quốc tế.

Học thuyết khuyến khích tự do thương mại, tự do định giá trao đổi, có tác
dụng lành mạnh hóa và thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển.
4.2 Nhược điểm học thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith

Chỉ giải thích được một phần thương mại quốc tế giữa các nước đều phải có
lợi thế tuyệt đối nhưng khác nhau về mặt hàng có lợi thế (chủ yếu là các nước công
nghiệp thời kì đầu của cuộc cách mạng công nghiệp) mà không giải thích được
quan hệ thương mại giữa các nước công nghiệp (có lợi thế tuyệt đối ở hầu hết các
mặt hàng) với các nước đang phát triển (hầu như không có lợi thế tuyệt đối ở mặt
hàng nào hoặc có rất ít lợi thế tuyệt đối).

Học thuyết được xây dựng dựa trên cơ sở thương mại hàng hóa: hàng đổi
hàng giản đơn, trong khi thương mại quốc tế ngày nay còn gồm cả thương mại dịch
vụ.

Học thuyết chưa tính toán hết được các yếu tố trong thương mại quốc tế như
vận tải, văn hóa, sở thích...

Ví dụ:

Lợi thế tuyệt đối theo Theo năng suất lao động:

NSLĐ gạo của Việt Nam là 2 tạ

NSLĐ gạo của Campuchia là 1 tạ

►Việt Nam có lợi thế tuyệt đối về gạo so với Campuchia (2 > 1)

Lợi thế tuyệt đối theo chi phí lao động:

Chi phí LĐ gạo của Việt Nam là 1/2

Chi phí LĐ gạo của Campuchia là 1

►Việt Nam có lợi thế tuyệt đối về gạo so với Campuchia (1/2 <1)
B-LÍ THUYẾT LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI

1. Bối cảnh ra đời của học thuyết của David Ricardo

Học thuyết của David Ricardo ra đời trong thời kì cách mạng công nghiệp
đã hoàn thành, khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xác lập địa vị thống
trị hoàn toàn với hai giai cấp tư sản và vô sản đối lập nhau; phân công lao động xã
hội phát triển, mâu thuẫn giai cấp bộc lộ rõ ràng hơn. sống trong thời kì này, David
Ricardo có thể nhìn nhận và phân tích các quy luật vận động của chủ nghĩa tư bản
và nhìn rõ hơn mâu thuẫn giai cấp trong xã hội tư bản chủ nghĩa cũng như vạch ra
cơ sở kinh tế của những mâu thuẫn đó. Ông đã nhận thấy những hạn chế trong học
thuyết của Adam Smith và phát triển nó thành học thuyết lợi thế so sánh/lợi thế
tương đối (comparative advantage).

Ý tưởng về lợi thế so sánh (lợi thế tương đối) được đề cập đến lần đầu tiên
bởi Robert Torrens (1780 - 1864, người Anh) vào năm 1815 trong bài viết về
thương mại mặt hàng ngô (An essay on the external com trade). Robert kết luận
rằng, nước Anh có lợi khi sản xuất các mặt hàng khác để đổi lấy ngô từ Ba Lan cho
dù Anh có thể sản xuất ngô rẻ hơn Ba Lan. Tuy nhiên, lý thuyết lợi thế so sánh chỉ
thật sự gắn liền với tên tuổi của David Ricardo khi ông phát triển nó trong tác
phẩm nổi tiếng năm 1817 “Những nguyên lý của kinh tế chính trị và thuế khóa”.

2. Quan điểm chỉnh của học thuyết của David Ricardo

Nếu thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith không giải thích được quan hệ
thương mại diễn ra giữa hai nước mà lợi thế tuyệt đối dồn hết về một bên, thì theo
David Ricardo:

- Thương mại quốc tế vẫn có thể diễn ra giữa hai quốc gia mà lợi thế tuyệt
đối dồn hết về một phía. Một nước có hiệu quả sản xuất thấp hơn (chi phí cao hơn)
trong sản xuất hầu hết các loại sản phẩm thì vẫn có thể tham gia vào phân công lao
động quốc tế và trao đổi ngoại thương, thông qua chuyên môn hóa sản xuất và xuất
khẩu những sản phẩm có lợi thế so sánh.

- Một quốc gia có lợi thế so sánh khi quốc gia đó có khả năng sản xuất một
hàng hóa với mức chi phí cơ hội thấp hơn so với các quốc gia khác; Chi phí cơ hội
của việc sản xuất ra một hàng hóa là số lượng hàng hóa khác phải hi sinh khi
chúng ta sử dụng nguồn lực để sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa đó. Lợi thế so
sánh xác định thông qua tính toán chi phí cơ hội để sản xuất ra một đơn vị sản
phẩm trên cơ sở so sánh chi phí sản xuất các loại sản phẩm khác nhau.

4. Đánh giá học thuyết của David Ricardo

4.1 Ưu điểm học thuyết của David Ricardo

Thuyết lợi thế so sánh (lợi thế tương đối) tiến bộ hơn rất nhiều so với thuyết
lợi thế tuyệt đối (lợi thế tuyệt đối trở thành trường họp đặc biệt của lợi thế so
sánh). Do đó, thuyết này được ứng dụng rất rộng và phát triển cho đến ngày nay.
Có thể nói thương mại quốc tế giữa các nước hiện nay chủ yếu dựa trên khai thác
các mặt hàng có lợi thế so sánh.

Ngoài ứng dụng trong thương mại quốc tế, thuyết lợi thế so sánh còn được
ứng dụng trong nghiên cứu phân công lao động giữa các vùng, địa phương, thậm
chí các tổ đội, cá nhân trong doanh nghiệp, tổ chức.

4.2 Nhược điểm học thuyết của David Ricardo

Học thuyết chưa tính đến các yếu tố ngoài lao động ảnh hưởng đến lợi thế
của hàng hóa và trao đổi ngoại thương như: sự thay đổi công nghệ, chi phí vận tải,
bảo hiểm hàng hóa và hàng rào bảo hộ thương mại.
Những giả định của Ricardo khi phân tích mô hình thương mại giản đơn
giữa hai quốc gia có nhiều điểm không thực tế (giống Adam Smith).

Như vậy, mặc dù còn nhiều hạn chế song lý thuyết lợi thế so sánh của David
Ricardo là sự phát triển của lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith. Nó góp
phần giải thích nguyên nhân của phần lớn thương mại quốc tế đang diễn ra hiện
nay và là nền tảng để các quốc gia xác định hướng chuyên môn hóa sản xuất cũng
như tăng khả năng cạnh tranh cho mình trên thị trường thế giới. Khái niệm lợi thế
so sánh đã trở thành khái niệm trọng yếu của thương mại quốc tế. Nhà kinh tế học
được giải thưởng Nobel năm 1970 - Paul Samuelson đã viết: “Mặc dù có những
hạn chế, lý thuyết lợi thế so sánh vẫn là một trong những chân lý sâu sắc nhất của
mọi môn kinh tế học. Các quốc gia không quan tâm đến lợi thế so sánh đều phải trả
một cái giá rất đắt bằng mức sống và tăng trưởng kinh tế của chính mình”.

LIÊN HỆ Ở VIỆT NAM

Lợi thế tuyệt đối

2011-2018 là giai đoạn tăng trưởng vượt bậc về kim ngạch xuất khẩu và
nhập khẩu của Việt Nam; trong đó, tăng trưởng xuất khẩu vượt mục tiêu đề ra, góp
phần quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Xuất khẩu trong 8 năm tăng gấp
2,51 lần (từ 96,91 tỷ USD năm 2011 lên 243,48 tỷ USD vào năm 2018). Việt Nam
đã nhanh chóng cải thiện vị thế trên bản đồ xuất nhập khẩu thế giới.Để đạt được
những thành quả đó, Việt Nam đã tận dụng những lợi thế sẵn có, thúc đẩy trao đổi
hàng hóa đặc biệt là các hàng hóa trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp của Việt
Nam như : gạo, cafe, hồ tiêu, mây tre đan, xuất khẩu cá da trơn,...Các hàng hóa
xuất khẩu ngày càng được nâng cao về chất lượng,đa dạng về chủng loại đáp ứng
nhu cầu về số lượng và chất lượng của khách hàng.
Nước ta là một nước nông nghiệp, có đến 70% dân số lao động trong lĩnh
vực này. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân, đóng góp khoảng 24% GDP, gần 30% giá trị hàng hóa xuất
khẩu.

Diện đất trồng lớn và nguồn lao động dồi dào đã giúp ngành nông lâm ngư
nghiệp Việt Nam sản xuất ra được nhiều hàng hóa và xuất khẩu.Ngành sản xuất lúa
gạo của Việt Nam đã đạt được những thành quả to lớn, góp phần quan trọng đưa
Việt Nam từ cảnh thiếu ăn, đói nghèo phải nhập khẩu lương thực trở thành một
trong 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới với lượng xuất khẩu trung
bình hàng năm khoảng 6 triệu tấn gạo. Thị trường gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt
khoảng 44 triệu tấn, trong đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50% về
sản lượng. Năm 2018, diện tích cà phê của cả nước rất lớn khoảng 720.000 ha tập
trung chủ yếu ở Dak Lak , Lâm Đồng, Gia Lai ,Sơn La. Đây cũng là nơi tập trung
các nhà máy chế biến.

Thời gian qua các DN ngày càng chủ động tham gia tìm kiếm thị trường,
tích cực hội nhập. Theo Tổng cục Hải quan, năm 2018 có 85,6 nghìn DN có hoạt
động xuất nhập khẩu hàng hóa, trong khi năm 2017 mới chỉ có 79,8 nghìn DN.
Ước tính đến năm 2020, Việt Nam sẽ có 100 nghìn DN xuất nhập khẩu hàng hóa…
Tất cả các thị trường mà Việt Nam có ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA)
đều ghi nhận sự tăng trưởng vượt trội, thị phần xuất khẩu tại các thị trường trọng
điểm được khẳng định.Năm 2018 tăng trưởng xuất khẩu trên nhiều thị trường, đạt
mức hai con số như: Xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 41,2 tỷ USD, tăng 16,6% so
với năm 2017; Xuất khẩu sang thị trường ASEAN đạt 24,74 tỷ USD, tăng 13,9%;
Xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 18,85 tỷ USD, tăng 11,8%, xuất khẩu sang Hàn Quốc
đạt 18,2 tỷ USD, tăng 22,8%. Nhiều mặt hàng xuất đã khẩu tận dụng tốt cơ hội từ
cắt giảm thuế quan tại các thị trường có FTA để tăng trưởng. Sau khi Hiệp định
AANZFTA có hiệu lực, với mức thuế suất thuế nhập khẩu về 0%, xuất khẩu điều
sang Australia tăng trưởng bình quân đạt 12,9%/năm; Thủy sản đạt 6,9%/năm; Hồ
tiêu xuất khẩu sang Nhật Bản tăng trưởng đạt 12,8%/năm; Cà phê đạt 8,0%/năm
sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực; hay hồ tiêu xuất khẩu sang Ấn Độ tăng
trưởng đạt 14,3%/năm, thủy sản đạt 12,3% năm sau khi Hiệp định FTA có hiệu
lực; sau khi Hiệp định Việt Nam EAEU có hiệu lực, hạt điều xuất khẩu sang Liên
bang Nga tăng 59,6%, rau quả tăng 19,9%, dệt may tăng 53,5%...

Lợi thế tương đối

Thứ nhất, từ sự phân tích và lập luận ở trên cho thấy: lợi thế so sánh của
Việt Nam là các lợi thế tĩnh hay còn gọi các lợi thế cấp thấp, nếu các lợi thế này
không có khả năng tái sinh thì nó sẽ mất dần đi. Điều này thấy rất rõ ở hai lợi thế
mà Việt Nam đang có là tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động dồi dào. Mặc
dầu Việt Nam được coi là một đất nước phong phú về các loại khoáng sản, nhưng
nếu tính theo mức đầu người thì không phải là nước giàu khoáng sản. Về lao động,
Việt Nam có nguồn lao động trẻ dồi dào, tuy nhiên lực lượng này lại chưa quen với
lối lao động công nghiệp, việc tiếp cận công nghệ mới còn hạn chế . Do đó chất
lượng lao động không cao, thế nhưng tiền công lao động lại quá cao nếu tính theo
năng suất.

 Thứ hai, so với các nước ASEAN, hoạt động thương mại và đầu tư của Việt
Nam vẫn ở trình độ thấp. Theo số liệu thống kê năm 2007 của WTO, trong 50 nền
kinh tế của thế giới 9 Phần I: Các lý thuyết kinh tế được đưa ra phân tích thì Việt
Nam được xếp thứ 50 cuối danh sách. Đáng chú ý là các nước ASEAN 4:
Singapore, Malaysia, Thái Lan và Indonesia lần lượt theo thứ tự là 14,19, 25 và 32.
Trong điều kiện tương đồng về cấu tạo tài nguyên thì lợi thế dựa trên điều kiện sản
xuất cấp thấp sẽ nhỏ bé. Nếu chỉ dựa vào lợi thế này thì thương mại của Việt Nam
trong ASEAN chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ và được coi là kém phát triển. Nguyên nhân
chính không phải ở chỗ có sự tương đồng về cấu tạo tài nguyên gây ra mà là ở chỗ
các điều kiện sản xuất vốn có của các quốc gia ASEAN hơn hẳn Việt Nam. Hiện
tại lợi thế so sánh cấp thấp (sản xuất ra sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố lao động,
giá trị gia tăng thấp) đang là một nhân tố quan trọng hấp dẫn các nhà đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam. Nhưng nếu chỉ đơn thuần dựa vào lợi thế này thì Việt Nam
khó có khả năng thay đổi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu công nghiệp ở mức
độ cao hơn. Hơn nữa, điều kiện tự do của AFTA, cùng với sự phát triển nhiều loại
hình công nghệ mới, sẽ hướng các công ty xuyên quốc gia đầu tư vào những nước
có các điều kiện và lợi thế sản xuất cấp cao hơn (gọi là lợi thế động bao gồm vốn,
công nghệ cao, nhân công lành nghề, cơ sở hạ tầng hiện đại…). Trên cơ sở các
hoạt động sản xuất, các công ty xuyên quốc gia có thể tận dụng triệt để lợi thế và
điều kiện sản xuất của các quốc gia đã có, nhằm tạo ra các sản phẩm hoàn chỉnh,
các linh kiện và chi tiết… tại các quốc gia trong điều kiện tự do mậu dịch. 

Thứ ba, giá cả của các loại hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra chủ yếu
dựa trên lợi thế về điều kiện sản xuất cấp thấp (nguyên liệu thô, gia công và sơ
chế) luôn rẻ hơn so với các mặt hàng chế biến dựa trên lợi thế về các điều kiện sản
xuất cấp cao hơn (lao động được đào tạo, công nghệ trung bình thích hợp). Hiện tại
Việt Nam đang xuất khẩu dầu thô, gạo, khoáng sản… nếu không đi thẳng vào công
nghệ hiện đại sử dụng lao động dồi dào để sản xuất hàng xuất khẩu thì Việt Nam sẽ
phải chịu thiệt thòi về giá hàng xuất khẩu (giá trị gia tăng thấp). Thực tế đó đã
được chứng minh qua nhiều năm. 

Tuy nhiên những phân tích trên đây không có nghĩa là Việt Nam phải từ bỏ
các lợi thế so sánh cấp thấp, mà cần hiểu lợi thế so sánh cấp thấp chỉ tồn tại trong
một thời gian ngắn. Về lâu dài, Việt Nam cần học tập kinh nghiệm của Nhật Bản,
NIES mau chóng chuyển từ lợi thế so sánh cấp thấp sang lợi thế so sánh cấp cao
hơn (sản xuất ra sản phẩm cần nhiều vốn, lao động phải được đào tạo, công nghệ
trung bình và cao, năng suất lao động cao và giá trị gia tăng trong sản phẩm lớn).
Trong mô hình: lợi thế so sánh trong trường hợp nhiều mặt hàng, thời kỳ đầu của
quá trình công nghiệp hoá Việt Nam chỉ có lợi thế so sánh cấp thấp, biểu hiện sản
xuất ở một số nhóm hàng, mặt hàng sử dụng nhiều lao động và lợi thế về tài
nguyên tự nhiên. Nhưng với quá trình phát triển (công nghiệp hoá, hiện đại hoá),
Việt Nam sẽ có một bước chuyển rất căn bản: mở rộng lợi thế so sánh ra nhiều mặt
hàng, nhóm hàng có giá trị cao. Muốn vậy phải kết hợp đồng thời nhiều yếu tố: vị
trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên sẵn có và nguồn nhân lực phong phú,
trong đó nguồn nhân lực là một yếu tố rất quan trọng cho việc thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh phát triển hiện nay, bởi nó tạo ra
bước nhảy vọt về năng suất.

You might also like