You are on page 1of 20

ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ, PHÂN BỐ DÂN CƯ Ở NƯỚC TA

I.Đông dân, nhiều thành phần dân tộc.


- Đông dân:
+ Hơn 97 triệu người (2020), thứ 3 trong khu vực ĐNÁ, thứ 15 trên thế giới.
+ Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Khó khăn: trở ngại cho phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng
cuộc sống.
- Nhiều thành phần dân tộc:
+ Có 54 dân tộc do là nơi gặp gỡ nhiều luồng di cư lớn trong lịch sử.
+ Thuận lợi: phát huy thế mạnh truyền thống sản xuất, đa dạng văn hóa, phong tục tập
quán, phát triển kinh tế, xây dựng và bảo vệ đất nước.
+ Khó khăn: chênh lệch mức sống, trình độ dân trí giữa các dân tộc.
II.Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số thay đổi.
- Dân số tăng nhanh:
+ Thời kì trước dân số tăng nhanh, xảy ra bùng nổ dân số.
+ Hiện nay, dân số tăng do quy mô dân số nước ta lớn.
+ Mỗi năm dân số nước ta tăng thêm 1 triệu người.
+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm do chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, tâm lí xã
hội.
+ Thuận lợi: có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Khó khăn: sức ép lớn trong việc phát triển kinh tế- xã hội, môi trường, tài nguyên
thiên nhiên.
- Cơ cấu dân số trẻ có sự thay đổi:
+ Cơ cấu dân số trẻ đang thay đổi, hiện đang thuộc dân số vàng
+ Nhóm tuổi trên lao động tăng do y tế phát triển, khoa học tiến bộ, đời sống được
nâng cao.
+ Thuận lợi: lao động dồi dào, nguồn dự trữ lao động lớn, lao động trẻ nên tiếp thu
nhanh kĩ thuật, công nghệ, tạo sức hút đầu tư.
+ Khó khăn: sức ép vấn đề việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống.
III.Dân cư phân bố không đều và nguyên nhân
- Đồng bằng và miền núi:
+ Dân cư tập trung nhiều ở đồng bằng ven biển, thưa ở miền núi.
+ Vùng có mật độ dân số cao nhất là Đồng bằng sông Hồng.
+ Khu vực thưa dân nhất là Tây Bắc.
+ Nguyên nhân: lịch sử dân cư, trình độ phát triển kinh tế , các nhân tố tự nhiên.
+ Ảnh hưởng: sử dụng lao động và khai thác tài nguyên.
- Thành thị và nông thôn:
+ Dân cư nước ta tập trung chủ yếu ở nông thôn, thấp thành thị.
+ Quy mô và tỉ trọng dân thành thị tăng nhanh do quá trình đô thị hóa, công nghiệp
hóa.
+ Dân cư tập trung nhiều ở nông thôn do tính chất sx kt, trình độ lao động, kinh tế
chậm chuyển dịch, đô thị hóa chậm.
LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
I. Nguồn lao động
- Số lượng:

1
+ Đông: 54,6 triệu người năm 2020, chiếm gần 65% tổng số dân.
+ Mỗi năm lao động nước ta tăng thêm 1triệu người.
+ Nguyên nhân: quy mô dân số lớn, tỉ lệ gia tăng tự nhiên vẫn còn cao.
+ Ý nghĩa: nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, thu hút đầu tư nước
ngoài.
- Chất lượng:
+ Cần cù, sáng tạo, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
+ Có khả năng thích nghi với công việc
+ Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao: thành tựu trong phát triển văn hóa,
giáo dục, y tế
- Hạn chế:
+ Thiếu tác phong công nghiệp, tính kỉ luật chưa cao
+ Nhiều lao động chưa qua đào tạo, thiếu lao động tay nghề cao
- Phân bố:
+ Không đều giữa các vùng lãnh thổ và khu vực sản xuất
+ Tập trung đông ở đồng bằng duyên hải, thưa thớt ở miền núi.
+ Lao động có tay nghề cao tập trung nhiều ở các đô thị lớn
II.Cơ cấu lao động
- Ngành kinh tế:
+ Lao động trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất do xuất phát
điểm nông nghiệp, dân tập trung ở nông thôn.
+ Xu hướng: giảm tỉ trọng Nông – Lâm – Ngư nghiệp; tăng tỉ trọng Công nghiệp xây
dựng, dịch vụ.
+ Nguyên nhân: nền kinh tế phát triển, tiến hành CNH, HĐH đất nước, trình độ lao
động tăng.
- Thành phần kinh tế:
+ Phần lớn lao động làm việc ở khu vực ngoài Nhà nước do hoạt động kinh tế đa dạng,
phù hợp với nhiều đối tượng lao động.
+ Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhỏ nhất do khuyến khích phát triển,
các hoạt động kinh tế yêu cầu trình độ. Tăng nhanh do thực hiện chính sách mở cửa,
hội nhập, nền kinh tế thị trường.
+ Nhà nước chiếm tỉ trọng thấp: tốc độ tăng chậm, lao động chuyển sang các thành
phần kt khác.
- Thành thị và nông thôn:
+ Phần lớn lao động ở nông thôn do tính chất sản xuất: sự phân bố dân cư
+ Xu hướng: giảm tỉ trọng lao động ở nông thôn, tăng tỉ trọng lđ ở thành thị
+ Nguyên nhân: quá trình CNH, đô thị hóa ở nước ta.
III.Vấn đề việc làm
- Thực trạng:
+ Vấn đề xã hội gay gắt, lao động đông, nhu cầu việc làm lớn nhưng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế còn chậm.
+ Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta còn cao.
+ Thất nghiệp nhiều ở thành thị do kinh tế chậm phát triển, phân bố chưa hợp lí, đào
tạo bất cập.
- Giải pháp:

2
+ Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
+ Thực hiên chính sách dân số, sức khỏe sinh dản.
+ Đa dạng hình thức đào tạo ld, xuất khẩu lao động.
ĐÔ THỊ HÓA
I. Đặc điểm của đô thị hóa.
- Quá trình chậm:
+ Thế kỉ thứ III trước CN: Cổ Loa là đô thị đầu tiên
+ Thế kỉ XI: Kinh thành Thăng Long.
+ Thế kỉ XX: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định.
+ Chức năng đô thị đa dạng: hành chính, quân sự, thương mại.
- Trình độ thấp:
+ Hệ thống giao thông, điện, nước
+ Công trình phúc lợi xã hội
- Tỉ lệ dân thành thị tăng:
+ Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị tăng nhưng còn chậm
+ Nguyên nhân: quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa.
- Phân bố không đều:
+ Vùng nhiều đô thị nhất: trung du và miền núi Bắc Bộ, ít nhất Đông Nam Bộ
+ Vùng có số dân đô thị nhiều nhất Đông Nam Bộ, ít nhất là Tây Nguyên
+ Tỉ lệ dân thành thị có sự chênh lệch giữa các vùng do lịch sử phát triển đô thị, tình
trạng phát triển kinh tế.
+ Các đô thị lớn tập trung chủ yếu ở các vùng có nền kinh tế phát triển.
- Phân cấp đô thị:
+ Dựa và chức năng, mật độ dân số nước ta có 6 loại.
+ Có 5 thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. HCM,
Cần Thơ.
II. Ảnh hưởng của đo thị hóa
- Tích cực
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động.
+ Thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế
+ Thị trường tiêu thụ sp hàng hóa.
+ Có sức hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
+ Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
- Tiêu cực
+ Vấn đề môi trường, việc làm, quá tải cho cơ sở hạ tầng.
+ Vấn đề nhà ở, an ninh trật tự xh
- Vấn đề đặt ra
+ Quy hoạch hoàn chỉnh, đồng bộ đô thị: nâng cao trình độ bằng cách đầu tư cơ sở hạ
tầng đô thị
+ Phát triển cân đối giữa kinh tế-xã hội và kết cấu hạ tầng đô thị
+ Đảm bảo cân đối giữa tốc độ, quy mô, lao động với sự phát triển kinh tế xã hội của
đô thị
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
I. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
- Chuyển dịch và nguyên nhân:

3
+ GDP giảm tỉ trong kvI, tăng tỉ trọng khu vực II, khu vực III cao nhưng chưa ổn định
+ Xu hướng: tích cực, đúng hướng, phù hợp với yêu cầu trong nước
+ Tỉ trọng khu vực I giảm do nhận ít vốn đầu tư, khí hậu, thiên tai, biến động thị
trường
+ TỈ trọng khu vực II tăng do quá trình CNH, HĐH, nhu cầu sản xuất.
+ GDP chuyển dịch theo ngành do thành tựu đổi mới, hòa nhập vào nền kinh tế thế
giới
- Trong khu vực I: N-L-N NGHIỆP
+ Giảm tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, tăng tỉ trọng thủy sản
+ Giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi nuôi trồng
+ Trồng trọt tỉ trọng lớn: ngành truyền thống, nhiều nguồn lực phát triển, nhu cầu
lớn
+ Chăn nuôi tăng tỉ trọng: do đa dạng nông nghiệp, phát huy lợi thế, thị trường
+ Dịch vụ tỉ trọng nhỏ: sự chuyển biến của sản xuất nông nghiệp
- Trong khu vực II: CN-XD
+ Chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất.
+ Đa dạng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường.
+ Tăng tỉ trọng CN chế biến: nguyên liệu phong phú, đáp ứng thị trường
+ Giảm tỉ trọng CN khai thác: giảm khai thác tài nguyên, giá cả thị trường
+ Tăng tỉ trọng sản phẩm chất lượng: cạnh tranh, giảm sản phẩm chất lượng thấp
- Trong khu vực III: DỊCH VỤ
+ Tăng trưởng kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị.
+ Nhiều dịch vự mới ra đời do nhu cầu sản xuất, đời sống thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.
II.Chuyển dịch cơ cấu thành phần và lãnh thổ.
- Thành phần kinh tế:
+ Giảm nhanh tỉ trong Nhà nước, giảm nhẹ ngoài nhà nước, tăng vốn đầu tư nước
ngoài
+ Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế: nắm giữ ngành, lĩnh vực then chốt.
+ Ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng cao: phát huy được năng lực sản xuất
+ Vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh: thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập
+ Xu hướng chuyển dịch: đa dạng thành phần kinh tế, phát huy năng lực sản xuất,
tăng hiệu quả đầu tư, phù hợp nền kt thị trường
- Lãnh thổ kinh tế:
+ Hình thành vùng động lực phát triển, vùng chuyên canh
+ Hình thành khu CN tập trung, khu chế xuất quy mô lớn.
+ Phát huy thế mạnh của vùng nhằm: phát huy kinh tế, hội nhập thế giới
+ Hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: phía Bắc, miền Trung, phía Nam
+ Vùng kt trọng điểm: thu hút đầu tư, lđ trong cả nước, tăng trưởng kinh tế
+ Vùng động lực phát triển: nền kinh tế phát triển, tiềm năng lớn, tăng trưởng kinh tế
cao
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
I. Lương thực, cây CN, cây ăn quả
- Sản xuất lương thực:
+ Ý nghĩa: đảm bảo lương thực cho người dân, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu chế
biến, nguồn hàng xuất khẩu.

4
+ Thuận lợi: điều kiện tự nhiên thích hợp, điều kiện kt-xh
+ Khó khăn: thiên tai, thiếu vốn, CN sau thu hoạch, thị trường,...
+ Phân bố: đứng đầu sản lượng, diện tích là vùng ĐB SCL, năng xuất là vùng ĐBSH.
+ Diện tích lúa giảm: chuyển đổi cây trồng, quá trình đô thị hóa.
+ Năng suất lúa tăng: tiến bộ khoa học kĩ thuật, giống lúa mới, chuyển đổi mùa vụ
+ Sản lượng lúa tăng: tăng vụ trồng, thâm canh
- Cây công nghiệp:
+ Vai trò: sử dụng hợp lý tài nguyên, nguyên liệu chế biến, giải quyết việc làm, xuất
khẩu
+ Thuận lợi tự nhiên: khí hậu nhiệt đới, nhiều loại đất, địa hình đa dạng
+ Thuận lợi kt-xh: lao động đông, cơ sở chế biến, thị trường, đầu tư Nhà nước
+ Khó khăn: thị trường biến động, cạnh tranh thấp, CN chế biến hạn chế
+ Cây CN lâu năm tăng giá trị, diện tích: hiệu quả kt cao, nhu cầu thị trường
+ Phát triển vùng chuyên canh gắn với CN chế biến: giảm cước vận chuyển, tiêu
thụ nguyên liệu, nâng cao chất lượng sp
- Cây ăn quả:
+ Cây ăn quả phát triển khá mạnh trong những năm gần đây
+ Điều kiện phát triển: khí hậu nhiệt đới, đất đa dạng, nhu cầu lớn
+ Diện tích tăng: đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, nhu cầu của người dân
II. Chăn nuôi lợn, gia cầm, gia súc ăn cỏ.
- Ngành chăn nuôi:
+ Chăn nuôi tăng tỉ trọng giá trị trong sản xuất nông nghiệp
+ Xu hướng: tiến mạnh sx hàng hóa, chăn nuôi công nghiệp, tăng trứng, sữa
+ Thuận lợi: thức ăn đảm bảo tốt hơn, dịch vụ thú y có nhiều tiến bộ
+ Khó khăn: giống, n.suất còn thấp, chất lượng sp chưa cao, dịch bệnh rộng, hiệu quả
chăn nuôi chưa cao
- Lợn và gia cầm:
+ Vai trò: nguồn cung cấp thịt chủ yếu cho người dân
+ Chăn nuôi lợn gia cầm tập trung chủ yế ở 2 đồng bằng lớn: thị trường tiêu thụ, thức
ăn
+ Chăn nuôi gà CN phát triển mạnh ở các đô thị lớn: thị trường tiêu thụ, cơ sở chế biến
thịt
- Gia súc ăn cỏ:
+ Vai trò: cung cấp thực phẩm, tạo sp hàng hóa, giá trị kt
+ Thuận lợi: cơ sở thức ăn, nhu cầu thị trường, kĩ thuạt chăn nuôi tiến bộ
+ Khó khăn: dịch bệnh ảnh hưởng, năng suất thấp, chất lượng sp chưa cao
+ Chăn nuôi bò sữa phát triển ven thành phố lớn: nhu cầu thị trường, cơ sở chế biến
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM
NGHIỆP
I. Thủy sản.
- Thuận lợi:
+ Đánh bắt: bờ biển dài, biển rộng, nguồn lựi hải sản phong phú, nhiều ngư trường
+ Nuôi thủy sản nước lợ, nước mặn: bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn
+ Nuôi thủy sản nước ngọt: sông, suối, ao, hồ, kênh rạch, ô trũng ở đồng bằng
+ Dân có kinh nghiệm, phương tiện ngày càng trang bị tốt, chính sách nhà nước

5
+ CN chế biến được mở rộng, nhu cầu thị trường tiêu thụ.
- Khó khăn
+ Bão, gió mùa Đông Bắc, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường biển
+ Phương tiện chậm đổi mới, cảng chưa đáp ứng được vốn đầu tư ít, chất lượng còn
thấp
- Tình hình:
+ Giá trị và sản lượng thủy sản tăng nhanh: mở rộng thị trường, chính sách Nhà
nước, có nhiều tiềm năng đánh bắt và nuôi trồng, người dân có kinh nghiệm.
+ Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh: chủ động đucợ sản lượng, chất lượng cho thị
trường
+ Sản lượng khai thác tăng chậm: khó khăn về phương tiện, thiên tai, nguồn lợi suy
giảm
+ Cơ cấu: giảm tỉ trọng sản lượng khai thác, tăng tỉ trọng sản lượng nuôi trồng
- Phân bố:
+ Đánh bắt: mạnh nhất DHNTB và Nam Bộ
+ Nuôi trồng: nhiều nhất ở ĐBSCL, ngoài ra ĐBSH
- Mở rộng:
+ Ý nghĩa: sử dụng hợp lý tài nguyên, đa dạng sx, tạo việc làm, nguyên liệu, xuất khẩu
+ Năng suất đánh bắt thấp: phương tiện chậm đổi mới, còn lạc hậu
+ Đối tượng thủy sản đa dạng: đáp ứng nhu cầu thị trường
+ Nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm thủy sản: đầu tư CN chế biến
II. Lâm nghiệp
- Vai trò sinh thái:
+ Chống xói mòn, chắn gió, bão, nạn cát bay cát chảy, cân bằng sinh thái
+ Bảo vệ các loài sinh vật quý hiếm, điều hòa dòng chảy, chống lũ, khô hạn
- Vai trò kinh tế:
+ Tạo nguồn sống cho đồng bào dân tộc ít người, bảo vệ thủy điện, thủy lợi
+ Nguyên liệu cho CN: bảo vệ an toàn cho nhân dân miền núi, trung và hạ du
- - Tình hình:
+ Hoạt động lâm nghiệp đa dạng: lâm sinh, khai thác, chế biến
+ Trồng rừng tăng: chủ yếu lấy nguyên liệu làm giấy
+ Khai thác: gỗ, cây rừng, tre, nứa,...
+ Sản phẩm: đa dạng như giấy, đồ mỹ nghệ, bàn,...
- - Phân bố:
+ Các tỉnh miền núi nước ta
+ Vùng: Tây Bắc, Bắc Trung Bộ
+ Các vị trí đặc biệt hầu hết các vùng lãnh thổ nước ta
CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP
I. Cơ cấu ngành CN.
- Theo ngành:
+ Tương đối đa dạng (3 nhóm và 29 ngành): sản phẩm đa dạng để đáp ứng thị trường.
+ Giá trị sản xuất Công nghiệp trọng điểm (thế mạnh lâu dài, hiệu quả kinh tế - xã hội
cao, tác động mạnh đến ngành khác).
+ Chuyển dịch: thích nghi tình hình mới để hội nhập trong khu vực và thế giới
+ Hoàn thiện: xây dựng cơ cấu ngành tương đối linh hoạt, phát triển các ngành trọng

6
điểm, đầu tư chiều sâu, công nghệ.
+ Khái thác giảm: giảm khai thác tài nguyên
+ Chế biến tăng: nhiều ngành, hiệu quả cao, thị trường rộng
+ Phân phối điện, khí đốt, nước giảm: ít ngành, chưa khai thác hết sức mạnh.
- Theo lãnh thổ:
+ Mức độ tập trung công nghiệp nước ta không đều: vị trí, nhân tố tự nhiên, kinh tế
-xã hội.
+ Cao nhất là ĐBSH và vùng phụ cận, tiếp đến ĐNB và một số khu vực.
+ Khu vực tập trung công ngiệp cao thường có vị trí địa lý thuận lợi: gần cơ sở
nguyên liệu năng lượng, dân cư đông, lao động dồi dào, cơ sở hạ tầng tốt, thu hút vốn.
+ ĐNB có giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất nước do phát huy thế mạnh vốn có như
lao động, vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, nguyên liệu.
- Theo thành phần kinh tế:
+ Giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước, tăng ngoài Nhà nước và vốn đầu tư nước ngoài
+ Vốn đầu tư nước ngoài tăng: chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới
+ Chuyển dịch thành phần kinh tế: cộng cuộc đổi mới, đa dạng hóa thành phần kinh
tế.
+ Các thành phần kinh tế nước ta: phát huy cho mọi tiềm năng chi việc phát triển
sản xuất.
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG
ĐIỂM
I. Công nghiệp năng lượng
- Công nghiệp trọng điểm:
+ Thế mạnh lâu dài: cơ sở nhiên liệu phong phú (than, dầu khí, thủy năng, gió...); thị
trường tiêu thụ rộng lớn (phục vụ cho nhiều ngành kt, nhu cầu đời sống của nhân dân)
+ Hiệu quả cao: kinh tế (đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế, phục vụ
CNH, HĐH đất nước); xã hội (phục vụ đời sống nhân dân).
+ Thúc đẩy ngành khác phát triển: tác động ngành. Khác về mặt quy mô, kĩ thuật –
công nghệ, chất lượng sản phẩm.
a, Khai thác nguyên, nhiên liệu:
- Than:
+ Thế mạnh: trữ lượng lớn, nhiều loại, có giá trị cao.
+ Phân bố: than Antraxit (Đông Bắc – Quãng Ninh), than nâu (ĐBSH), than bùn
(ĐBSCL – Rừng U Minh).
+ Tình hình: sản lượng tăng do đầu tư máy móc, quản lí chặt chẽ, mở rộng thị trường
tiêu thụ.
+ Mục đích: xuất khẩu thu ngoại tệ, nhiên liệu nhà máy nhiệt điện miền Bắc.
- Dầu, khí:
+ Thế mạnh: trữ lượng lớn, nhiều mỏ dầu.
+ Phân bố: thềm lục địa phía Nam (Nam Côn Sơn, Cửu Long).
+ Mục đích: xuất khẩu thu ngoại tệ, nhiên liệu nhà máy nhiệt điện miền Bắc.
- Sản xuất điện:
+ Thế mạnh: nhiều nguồn như than, dầu mỏ, sức nước, gió, Mặt Trời.
+ Phân bố: nhiệt điện (miền Bắc than, miền Nam dầu, khí), thủy điện (sông Hồng,
Đồng Nai).

7
+ Tình hình: tăng nhanh do kt phát triển, mức sống nâng cao, tiềm năng lớn.
+ Ý nghĩa: cung cấp năng lượng cho các hoạt động sx, đời sống.
II. Chế biến lương thực, thực phẩm
- CN trọng điểm:
+ Thế mạnh lâu dài: nguyên liệu phong phú (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản); thị
trường tiêu thụ rộng lớn (nhu cầu lớn trong và ngoài nước); cơ sở vật chất kỷ thuật
phát triển.
+ Hiệu quả cao: kinh tế (vốn nhỏ, thời gian hoàn vốn nhanh, tỉ trọng cao trong giá trị
sản lượng công nghiệp, hàng xuất khẩu); xã hội (giải quyết việc làm, nâng cao thu
nhập).
+ Thúc đẩy ngành khác phát triển: thúc đẩy nông nghiệp phát triển do cung cấp
nguyen liệu, thúc đẩy hoạt động dịch vụ phát triển.
- Thế mạnh:
+ Nguồn nguyên liệu phong phú.
+ Nguồn lao động dồi dào.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Phân loại:
+ Sản phẩm từ trồng trọt.
+ Sản phẩm từ chăn nuôi.
+ Sản phẩm từ thủy sản.
- Tình hình:
+ Cơ cấu ngành đa dạng, giá trị sản xuất tăng qua các năm.
+ Chiếm tỉ trọng lớn trong giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp.
+ Hình thành nhiều trong tâm công nghiệp có quy mô khác nhau.
- Phân bố:
+ Rộng khắp cả nước do nguyên liệu, lao động, thị trường.
+ Tập trung ở các vùng giàu có nguyên liệu.
VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
I. Các tổ chức lãnh thổ công nghiệp
- Vai trò:
+ Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất xã hội.
+ Thúc đẩy quá trình đổi mới kinh tế - xã hội ở nước ta.
+ Góp phần thực hiện thành công CNH, HĐH đất nước.
- Điểm công nghiệp:
+ Nhiều điểm công nghiệp, đơn lẻ gắn với các điểm dân cư.
+ Gần nguồn nguyên liệu sản xuất.
+ Nhiều ở vùng còn khó khăn như Tây Bắc, Tây Nguyên.
- Khu công nghiệp:
+ Do Chính phủ thành lập; ranh giới rõ ràng; không có dân cư sinh sống.
+ Chuyên sản xuất công nghiệp phục vụ trong và ngoài nước.
+ Phân bố không đều; tập trung nhất ĐNB, ĐBSH.
- Trung tâm công nghiệp:
+ Gắn với đô thị vừa và lớn; vị trí địa lí thuận lợi.
+ Dựa vào vai trò: (trung tâm ý nghĩa quốc gia, vùng, địa phương); dựa vào giá trị sx
(rất lớn, lớn, trung bình, nhỏ).

8
+ Phân bố không đều, tập trng ở vùng kinh tế phát triển.
- Vùng công nghiệp:
+) Nước ta có 6 vùng công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất vùng số 5.
+) Hai vùng công nghiệp lớn nhất nước là vùng công nghiệp số 2 và số 5.
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN
LIÊN LẠC
I.Giao thông vận tải
- Đường bộ:
+ Mở rộng và hiện đại hóa, huy động được nguồn vốn, tập trung đầu tư
+ Phủ kín các vùng nước ta; đã và đang hội nhập và tuyến đường trong khu vực
+ Quốc lộ 1 (1A): tuyến đường xương sống có ý nghĩa đối với việc phát triển kt-xh đất
nước
+ Đường HCM: thúc đẩy kt-xh dải đất phía tây, đặc biệt vùng Tây Nguyên
- Đường sắt:
+ Đường sắt Thống Nhất (Bắc - Nam) tạo nên trục giao thông quan trọng theo hướng
Bắc – Nam
+ Phân bố: tập trung nhiều ở miền Bắc để vận chuyển hàng hóa, nguyên nhiên liệu
+ Ý nghĩa: đường sắt Bắc – Nam phát triển kt-xh của đất nước
- Đường sông:
+ Phân bố không đều trên lãnh thổ nước ta
+ Ở hệ thống sông Hồng – Thái Bình, Mê Công – Đồng Nai, một số sông lớn miền
Trung.
+ Phương tiện chậm đổi mới, lạc hậu.
- Đường biển:
+ Điều kiện xd: đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió
+ Thúc đẩy đường biển phát triển: sản xuất phát triển, gần tuyến hàng hải quốc tế.
+ Tuyến đường chủ yếu hướng Bắc – Nam, nhiều cảng biển và cụm cảng quan trọng.
+ Khối lượng luân chuyển lớn do quãng đường dài, phương tiện giao lưu quốc tế.
- Đường hàng không:
+ Bước tiến nhanh nhờ chiến lược phát triển táo bạo, hiện đại hóa cơ sở vật chất.
+ Mở nhiều đường bay đến các nước, nâng cấp các sân bay trong nước.
- Đường ống:
+ Ngày càng phát triển cùng với sự phát triển ngành dầu khí.
+ Dầu khí từ ngoài thềm lục địa vào đất liền.
II. Thông tin liên lạc
- Bưu chính:
+ Đặc điểm: có tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp
+ Hạn chế: mạng lưới phân bố chưa hợp lý, công nghệ còn lạc hậu; quy trình nghiệp
vụ còn mang tính thủ công; thiếu lao động có trình độ cao
+ Hướng phát triển: cơ giới hóa, tự động hóa, tin học; đẩy mạnh hoạt động kinh
doanh có hiệu quả
- Viễn thông:
+ Đặc điểm: phát triển với tốc độ nhanh vượt bậc; đón đầu được cách thành tựu kĩ
thuật hiện đại.
+ Tình hình: mạng lưới viễn thông nước ta tương đối đa dạng; mạng lưới viễn thông

9
không ngừng phát triển, kết nối quốc tế.
- Mục đích:
+ Đáp ứng xu thế mở, chất lượng cuộc sống.
+ Tiếp cận nền văn minh hiện đạ, nhu cầu người tiêu dùng.
VẤN ĐỀ PHẤT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DU LỊCH
I. Thương mại.
- Nội thương:
+ Cả nước hình thành thị trường thống nhất.
+ Hàng hóa phong phú, đa dạng do sx trong nước phát triển, nhu cầu người dân.
+ Thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.
+ Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng nhanh. Tập trung ở ĐNB,
ĐBSH do kinh tế phát triển, mức sống tăng.
+ Đẩy mạnh trao đổi hàng hóa giữa các vùng kinh tế.
+ Hoạt động mạnh ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM.
- Ngoại thương:
*Xuất khẩu:
+ Giá trị xuất khẩu tăng: sản xuất phát triển, mở rộng thị trường.
+ Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm tỉ trọng cao: do có lợi thế tài
nguyên phong phú, nguồn lao động dồi dào.
+ Nông, lâm, thủy sản tỉ trọng thấp: hiệu quả kinh tế chưa cao, cạnh tranh thấp
+ Thị trường xuất khẩu lớn của nước ta là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc
*Nhập khẩu:
+ Giá trị nhập khẩu tăng: sản xuất phát triển, mức sống tăng, quan hệ quốc tế.
+ Nguyên liệu, tư liệu sản xuất chiếm tỉ trọng cao: Quá trình CNH, HĐH.
+ Tiêu dùng tỉ trọng thấp: sản xuất trong nước cơ bản đáp ứng được nhu cầu.
+ Thị trường là châu Á, Thái Bình Dương, châu Âu.
- Mở rộng
+ Thị trường xuất, nhập khẩu chủ yếu châu Á: có nhiều nét tương đồng, dễ giao lưu,
chuyển giao công nghệ
+ Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh: sx phát triển, hội nhập kt thế giới
+ Nhập nhiều châu Á: giá thành rẻ, xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ lợi nhuận cao
II. Du lịch.
+ Tài nguyên du lịch nước ta phong phú, đa dạng (tự nhiên và nhân văn).
+ Du lịch phát triển mạnh do: Chính sách, mức sống tăng, khai thác tốt các nguồn
lực.
+ Khách du lịch nội địa tăng: mức sống tăng, nhu cầu du lịch tăng.
+ Cơ sở để phát triển du lịch: tài nguyên du lịch.
+ Hình thành 3 vùng du lịch: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ
+ Hai tam giác du lịch: Hà Nội - Hải Phòng - Quãng Ninh và TPHCM - Đà Lạt - Nha
Trang.
+ Nhiều trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia, vùng.
+ Khách du lịch và doanh thu du lịch ngày càng tăng.
+ Có nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch phát triển.
TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ
I. Khai thác và chế biến khoáng sản:

10
Thuận lợi:
- Nhiều khoáng sản phong phú, đa dạng.
- Nhều loại có giá trị kinh tế cao.
Khó khăn:
- Công nghệ hạn chế, tăng phí, giái khai thác cao.
- Phân tán, quy mô nhỏ, đại hình hiểm trở.
Giải pháp:
- Hiện đại công nghệ, thu hút vốn.
- Tránh lãng phí và ô nhiễm môi trường.
Ý nghĩa:
-Tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá.
- Phát huy thế mạnh, đa dạng ngành công nghiệp.
II. Thủy điện:
Thuận lợi:
- Nhiều sông, lưu lượng lớn.
- Địa hình dốc, sức nước lớn.
Khó khăn:
- Chế độ nước sông theo mùa.
- Ảnh hưởng đến môi trường.
Giải pháp:
- Quy hoạch, rà sát công trình.
- Quan tâm đến vấn đề môi trường.
Ý nghĩa:
- Tạo động lực cho vùng phát triển.
- Cung cấp năng lượng sản xuất.
III. Cây công nghiệp cận nhiệt, dược liệu, ăn quả.
Thuận lợi:
- Nhiều loại đất khác nhau, địa hình đa dạng.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Khó khăn:
- Thiếu cơ sở chế biến, ảnh hưởng của thị trường.
- Ảnh hưởng của thiên tai vào mùa đông.
Giải pháp:
- Sản xuất tập trung, đổi mới công nghệ, kĩ thuật.
- Đẩy mạnh chế biến mở rộng thị trường.
Ý nghĩa:
- Tạo sản phẩm hàng hóa.
- Phát triển kinh tế, khai thác thế mạnh.
IV. Gia súc
Thuận lợi:
- Có nhiều nguồn thức ăn, giống vật nuôi tốt.
- Nhu cầu của thị trường tăng.
Khó khăn:
- Vận chuyển sản phẩm, thiếu cơ sở chế biến.
- Thiên tai dịch bệnh, đồng cỏ xuống cấp.

11
Giải pháp:
- Phát triển trang trại, đầu tư chế biến, cải tạo đồng cỏ.
- Chăn nuôi hàng hóa, áp dụng kĩ thuật tiến bộ.
Ý nghĩa:
- Tạo sản phẩm hàng hóa, đáp ứng thị trường.
- Phát huy thế mạnh của vùng.
V. Kinh tế biển:
Thuận lợi:
- Tài nguyên biển phong phú, đa dạng.
- Xu thế phát triển kinh tế mở.
Khó khăn:
- Ảnh hưởng của các thiên tai.
- Ô nhiễm môi trường, cơ sở hạ tầng.
Giải pháp:
- Đẩy mạnh chính sách phát triển.
- Nâng cao cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú.
Ý nghĩa:
- Phát huy nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
I. Các thế mạnh phát triển kinh tế ĐBSH
- Dịch vụ:sản xuất phát triển, nhiều đô thị, thu hút đầu tư , hàng hoá phát triển.
- Du lịch: tài nguyên đa dạng, nhiều đô thị , mức sống tăng, hạ tầng phát triển.
- Cây lúa nước: đất phù sa màu mỡ, nhiệt đới ẩm ẩm dồi dào, nguồn nước, trình độ
thâm canh, kinh nghiệm.
- Dệt may: lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng, đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật.
- Nông nghiệp: tự nhiên thuận lơi, nhu cầu thị trường , trình độ thâm canh cao.
- Công nghệ: lao động chất lượng, cơ sở vật chất kĩ thuật khá tốt, thu hút vốn.
- Chuyển dịch ngành: công nghiệp hoá mạnh, lao động chất lượng, thu hút đầu tư.
- Chăn nuôi: thức ăn đảm bảo, thị trường tiêu thụ lớn, kinh nghiệm người dân.
- Khí hậu: đa dạng cây trồng, vật nuôi, sản xuất được vụ đông.
- Hàng tiêu dùng: lao động đông , thị trường rộng, hạ tầng được đầu tư.
- Lương thực , thực phẩm: nguồn nguyên liệu đảm bảo, dân đông, cơ sở vật chất, hạ
tầng đầu tư.
- Đa dạng cơ cấu ngành: sản xuất phát triển,nhiều thế mạnh khác nhau.
- Rau vụ động: khí hậu mùa đông lạnh,đất thích hợp, nhu cầu thị trường.
- Đánh bắt thuỷ sản: gần ngư trường lớn, vùng biển rộng, có các bãi cá bãi tôm.
II. Các hạn chế phát triển kinh tế ĐBSH
- Dân số đông: gây sức ép đến vấn đề xã hội, môi trường.
- Thiên tai: bão , lũ lụt, hạn hán.
- Tài nguyên: suy thoái do khai thác quá mức.
- Nguyên liệu: thiếu nguyên liệu tại chỗ để phát triển công nghiệp.
- Chuyển dịch: chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy thế mạnh.
- Nông nghiệp: diện tích đất nông nghiệp nhỏ, nhiều khu đất bạc màu.
- Khí hậu: dịch bệnh, rét đậm, rét hại, sương muối.

12
- Đất: suy thoái, cường độ sử dụng cao, bạc màu.
III. Giải pháp phát triển kinh tế ĐBSH
- Công nghiệp: sử dụng công nghệ mới, tăng thiết bị hiện đại, thu hút vốn.
- Chăn nuôi: phát triển trang trại gắn với chế biến và thị trường, dịch bệnh.
- Sử dụng đất: đẩy mạnh thâm canh và tăng vụ trồng.
- Lương thực thực phẩm: thay đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, ứng sụng kĩ thuật trong
sản xuất.
- Giải quyết việc làm: đa dạng hoạt động sx, chuyển dịch cơ cấu ngành.
- Du lịch: tạo sản phẩm du lịch đặc thù, quảng báo du lịch, thu hút danh nghiệp đầu tư.
- Nông nghiệp: ứng dụng khoa học kĩ thuật, đẩy mạnh thâm canh, tạo sản phẩm đa
dạng.
- Phát huy thế mạnh: chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lí, khai thác hiệu quả các nguồn
lợi
IV. Ý nghĩa phát triển kinh tế ở ĐBSH.
- Trồng trọt: tạo sản phẩm hàng hóa. khai thác hiệu quả tài nguyên.
- Nông nghiệp: sản xuất hàng hóa,nâng cao hiệu quả kinh tế, khai thác tốt thế mạnh tự
nhiên.
- Công nghiệp: thúc đẩy tăng kinh tế, giải quyết vấn đề xã hội, thu hút đầu tư.
- Dịch vụ: tăng trưởng kinh tế, thu hút vốn đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Trồng cây vụ đông: đáp ứng thị trường, đa dạng sản phẩm, khắc phục tính mùa vụ.
- Du lịch: khai thác hiệu quả tài nguyên, tăng trưởng kinh tế.
- Chăn nuôi lợn: phát huy thế mạnh, đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: tăng trưởng kinh tế, giải quyết vấn đề xã hội, bảo vệ
môi trường.
- Chuyển dịch ngành trong khu vực II: tăng hiệu quả đầu tư, phát huy hiệu quả kinh
tế
TÂY NGUYÊN.
I. Cây công nghiệp ở Tây Nguyên
- Thuận lợi: Cây công nghiệp nhiệt đới: - Đất bazan màu mỡ, phân bố rộng , khí hậu
xích đạo
- Cây công nghiệp cận nhiệt:
+ Đất đai màu mỡ, khí hậu mát mẻ, nhiều cao nguyên trên 1.000 m
- Khó khăn:
+ Mùa khô sâu sắc, kéo dài dẫn đến thiếu nước tưới
+ Thiếu công nghiệp chế biến, giao thông nhiều hạn chế
- Giải pháp:
+ Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đầu tư chế biến, đẩy mạnh xuất khẩu,
+ Đa dạng cây trồng mở rộng có kế hoạch ,khai thác hợp lý tài nguyên
- Ý nghĩa:
+ Tạo sản phẩm hàng hóa, khai thác tốt thế mạnh tự nhiên
+ Thúc đẩy phát triển kinh tế nâng mức sống cho người dân
II. Lâm nghiệp ở Tây Nguyên
- Thuận lợi:
+ Diện tích và độ che phủ rừng lớn. có lực lượng quản lý
+ Nhiều loại gỗ quý, đất thích hợp

13
- Khó khăn:
+ Nạn chặt phá rừng, tình trạng cháy rừng
+ Khai thác chưa hợp lý, cơ sở chế biến còn hạn chế
- Giải pháp:
+ Đẩy mạnh chế biến gỗ, lâm sản, khai thác hợp lý trồng mới
+ Thay đổi nhiều chính sách phù hợp
- Ý nghĩa:
+ Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tăng giá trị kinh tế
+ Nâng cao đời sống cho người dân, bảo vệ môi trường sinh thái
III. Thủy điện kết hợp thủy lợi ở Tây Nguyên
- Thuận lợi:
+ Địa hình cao nguyên có tính phân bậc
+ Địa chất ổn định, nhiều sông chảy ra
- Khó khăn:
+ Sự phân mùa của khí hậu, quy hoạch chưa tốt
+ Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái
- Giải pháp:
+ Quy hoạch hợp lý, rà soát công trình
+ Chú ý đến môi trường sinh thái
- Ý nghĩa:
+ Cung cấp năng lượng cho sản xuất, phát triển công nghiệp
+ Thúc đẩy kinh tế xã hội, tạo cảnh quan du lịch, nước tưới mùa khô, nuôi trồng thủy
sản
BẮC TRUNG BỘ
I. Lâm nghiêp Bắc Trung Bộ
- Thuận lợi:
+ Đất feralit ở đồi núi phía Tây, diện tích rừng và độ che phủ rừng lớn
+ Có lâm trường quản lý, có nhiều cơ sở chế biến
- Khó khăn:
+ Thiếu lực lượng quản lý, có nhiều cơ sở chế biến
+ Tình trạng cháy rừng, nạn chặt phá rừng
- Giải pháp:
+ Đẩy mạnh phát triển côngnghieepj chế biến gỗ và lâm sản
+ Trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng, phát triển rừng phòng hộ
- Ý nghĩa:
+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm
+ Nguyên liệu cho chế biến, hạn chế thiên tai, bảo vệ động vật
II. Nông nghiệp Bắc Trung Bộ
- Thuận lợi:
+ Gia súc lớn: đồng cỏ gò đồi trước núi, nhu cầu thị trường tăng
+ Cây công nghiệp lâu năm: đất badan, cơ sở chế biến, nhu cầu thị trường
+ Cây công nghiệp hằng năm: đất pha cát ở đồng bằng ven biển, địa hình
- Khó khăn:
+ Diện tích đất canh tác ít, đất kém màu mữ
+ Kỹ thuật còn hạn chế, trình độ thâm canh còn thấp

14
+ Ảnh hưởng của thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, gió tây khô nóng
- Giải pháp:
+ Gia súc lớn: phát triển trang trại, áp dụng tiến bộ kĩ tuật, mở rộng thị trường
+ Cây công nghiệp lâu năm: thâm canh, kỹ thuật mới, đẩy mạnh chế biến và dịch vụ
+ Cây công nghiệp hằng năm: sản xuất tập trung, tăng chế biến, mở rộng thị trường
- Ý nghĩa:
+ Gia súc lớn: phát huy thế mạnh, tạo sản phẩm hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường
+ Cây công nghiệp lâu năm: phát huy thế mạnh, sản phầm hàng hóa, thúc đẩy tăng
trưởng
+ Cây công nghiệp hằng năm: tăng thu nhập, sử dụng tài nguyên đất, đáp ứng thị
trường
III. Ngư nghiệp Bắc Trung Bộ
- Thuận lợi:
+ Nuôi trồng: có các vũng vịnh, đần phá, bãi triều, cửa sông
+ Đánh bắt: có nhiều bãi cá, bãi tôm, vùng biển rộng
- Khó khăn:
+ Thủy sản ven bờ suy giảm, phương tiện chậm đổi mới, công suất nhỏ
+ Ảnh hưởng cuả thiên tai, vấn đề ôn nhiễm môi trương biển
- Giải pháp:
+ Nuôi trồng: đổi mới công nghệ, kỹ thuật, đẩy mạnh chế biến, thị trường, dịch bệnh
+ Đánh bắt: đổi mới phương tiện , tăng cường bảo quản, đẩy mạnh chế biến, thị
trường
- Ý nghĩa:
+ Nuôi trồng: tăng trưởng kinh tế, thay đổi kinh tế ven biển.sản phầm hàng hóa
+ Đánh bắt xa bờ: tăng sản lượng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khẳng định chủ quyền
IV. Công nghiệp Bắc Trung Bộ
- Thuận lợi:
+ Có các cảng biển sâu, giao thôngddang nâng cấp.
+ Nguyên liệu khá dồi dào, lao động đông, tương đối rẻ.
- Khó khăn:
+ Hạn chế về điều kiện kỹ thuật, vốn đầu tư.
+ Hạn chế cơ sở hạ tầng, năng lượng chưa đảm bảo.
- Giải pháp:
+ Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thu hút vốn đầu tư.
+ Đảm bảo về năng lượng, đào tạo nguồn lao động.
- Ý nghĩa:
+ Thúc đẩy kinh tế phát triển, thu hút vốn đầu tư.
+ Khai thác tốt các nguồn lực, thúc đẩy CNH.
IV. Cơ sở hạ tầng Bắc Trung Bộ
- Thuận lợi:
+ Cảng biển: vịnh nước sâu, thu hút đầu tư, hàng hóa tăng, gần đường hàng hải quốc
tế.
+ Đường bộ: dài, kết nối các vùng, các nước láng giềng, thuận lợi cho giao lưu.
+ Cơ sở hạ tầng: nhà nước quan tâm, đầu tư, thu hút vốn.
+ Nhiều loại hình có chất lượng thấp, thiếu công nghệ thiếu vốn.

15
- Giải pháp:
+ Thu hút nguồn vốn đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, tập trung đầu tư.
+ Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ ,chính sách phát triển.
+ Tăng cường công tác đào tạo nhân lực.
- Khó khăn:
+ Chưa phát huy hết tiềm năng của loại hình vận tải.
+ Khả năng liên kết giữa các loại hình vận tải chưa cao.
+ Nhiều loại hình có chất lượng thấp, thiếu công nghệ, thiếu vốn.
- Ý nghĩa:
+ Cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải): phát triển kinh tế, đẩy mạnh giao lưu, thu hút
đầu tư.
+ Cảng nước sâu: thu hút đầu tư, tăng khả năng vận chuyển hàng hóa, đẩy mạnh xuất
khẩu.
+ Đường Hồ Chí Minh: phát triển kinh tế phía tây, phân bố dân cư, hình thành đô thị
mới.
+ Khu kinh tế ven biển: thu hút đầu tư, sản xuất hàng hóa, chuyển dịch công nghiệp,
xuất khẩu.
+ Tuyến đường ngang, cửa khẩu: tăng cường giao thông, hợp tác với các nước láng
giềng.
+ Tuyến đường Bắc- Nam: tăng khả năng vận chuyển, thúc đẩy giao lưu kinh tế - xã
hội.
+ Sân bay: đáp ứng xu thế mở, phát huy kinh tế - văn hóa, tăng lượng du khách.
V. Du lịch Bắc Trung Bộ
- Thuận lợi:
+ Tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú.
+ Nhu cầu du lịch tăng, cơ sở hạ tầng ngày đầu tư.
- Khó khăn:
+ Hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch, các cơ sở lưu trú.
+ Ảnh hưởng của thiên tai, vấn đề môi trường.
- Giải pháp:
+ Nâng cấp cơ sở hạ tầng, đa dạng loại hình, sản phẩm du lịch độc đáo
+ Đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch, chính sách phù hợp, tăng công nghệ
- Ý nghĩa:
+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
+ Khai thác thế mạnh giải quyết việc làm
DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
I. Tổng hợp kinh tế biển DHNTB
- Thuận lợi:
+ Thủy sản:
• Đánh bắt: ngư nghiệp, bãi cá, tôm;
• Nuôi trồng: vũng, vịnh, bãi triều, đầm phá.
+ Du lịch biển: nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, nhu cầu khách tăng.
+ Hàng hải: gần đường hàng hải quốc tế, nhiều vũng vịnh nước sâu, kín gió.
+ Khoáng sản: muối biển chất lượng tốt nhất nước, có dầu khí thềm lục địa phía nam.
- Khó khăn:

16
+ Thủy sản: thủy sản ven bờ suy giảm, giá trị chưa cao, môi trường ảnh hưởng.
+ Du lịch biển: cơ cấu hạ tầng còn hạn chế, sản phẩm chưa đa dạng, vấn đề môi
trường.
+ Hàng hải: nhiều cảng nhỏ, hạn chế vốn, ảnh hưởng của thiên tai.
+ Khoáng sản: ít loại, giá trị chưa cao, phân bố phân tán.
- Giải pháp:
+ Thủy sản: đánh bắt xa bờ, đổi mới phương tiện: nuôi trồng: kỹ thuật mới, tăng chế
biến.
+ Du lịch:cải thiện cơ sở hạ tầng, đa dạng các loại hình, sản phẩm, liên kết điểm du
lịch.
+ Hàng hải: thu hút đầu tư, nâng cấp cảng biển, đẩy mạnh giao lưu,, tăng cường xuất
khẩu.
+ Khoáng sản: quy hoạch, khai thác hợp lí, tăng cường chế biến sản phẩm có giá trị
cao.
- Ý nghĩa:
+ Thủy sản: cung cấp sản phẩm hàng hóa, giải quết việc làm, nâng cao mức sống.
+ Du lịch biển: phát huy thế mạnh, tài nguyên, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
+ Hàng hải: tạo thế mở cửa, thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
+ Khoáng sản: cung cấp nguyên nhiên liệu cho công nghiệp, giá trị xuất khẩu.
II. Công nghiệp và cơ sở hạ tầng DHNTB
- Thuận lợi:
+ Công nghiệp: thu hút đầu tư, có nhiều cảng biển, lao động tăng.
+ Giao thông vận tải: vị trí thuận lợi, liên kết được các vùng kinh tế, đang thu hút đầu
tư.
- Khó khăn:
+ Công nghiệp: ít nguyên, nhiên liệu, thiếu vốn, kĩ thuật, cơ sở năng lượng hạn chế.
+ Giao thông vận tải: nhiều loại hình có chất lượng thấp, thiếu công nghệ, thiếu vốn.
- Giải pháp:
+ Công nghiệp: thu hút đầu tư, đảm bảo cơ sở năng lượng, trình độ năng lực.
+ Giao thông vận tải: thu hút đầu tư,nâng cấp hệ thống đường, tăng cường công nghệ
mới.
- Ý nghĩa:
+ Công nghiệp: tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, thúc đẩy công nghiệp hóa.
+ Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải: hình thành cơ cấu kinh tế, mở cửa, phát triển
kinh tế.
+ Tuyến đường ngang: mở rộng hậu phương cảng, kinh tế mở, đẩy mạnh giao lưu.
+ Tuyến đường Bắc- Nam: tăng vai trò trung chuyển, đẩy mạnh giao lưu kinh tế- xã
hội.
+ Nâng cấp sân bay: phát triển kinh tế, thu hút du khách, đáp ứng xu thế mở.
ĐÔNG NAM BỘ
I. Công nghiệp ở Đông Nam Bộ.
- Đứng đầu giá trị sản xuất công nghiệp.
- Có thế mạnh dầu khí ở thềm lục địa.
- Thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài.
- Nổi bật nhất nước ta về công nghệ cao.

17
- Cơ sở quan trọng là năng lượng.
- Vấn đề chú ý là môi trường.
- Vị trí thuận lợi, giáp nhiều vùng kinh tế.
- Nguồn lao dộng lành nghề.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật, hạ tầng phát triển.
- Có các nhà máy nhiệt điện, thủy điện.
- Nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Đổi mới khoa học công nghệ.
II. Nông nghiệp và lâm nghiệp ở Đông Nam Bộ.
* Nông nghiệp:
- Thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu.
- Thay đổi giống cây trồng để tăng năng xuất.
- Ứng dụng kĩ thuật, công nghệ trồng mới.
- Diện tích cây công nghiệp lâu năm lớn.
- Có đất xám, badan phát triển câu lâu năm.
- Có khí hậu cận xích đạo phát triển cây lâu năm.
- Mùa khô sâu sắc kéo dài, thiếu nhiều nước.
- Cây công nghiệp chủ yếu là nhiệt đới.
- Địa hình chủ yếu là bán bình nguyên.
- Thủy lợi tăng diện tích đất trồng, hệ số sử dụng.
* Lâm nghiệp:
- Bảo vệ rừng thượng nguồn.
- Phục hồi phát triển rừng ngập mặn.
- Bảo vệ nghiêm ngặt vườn quốc gia.
- Bảo tồn hệ sinh thái, chống thiên tai.
III. Dịch vụ và kinh tế biển ở Đông Nam Bộ.
*Dịch vụ:
- Dịch vụ có tỉ trọng ngày càng cao.
- Dịch vụ ở ĐNB đa dạng.
- Dịch vụ có tốc độ tăng trưởng đứng đầu cả nước.
- Vùng phát triển hiệu qảu ngành dịch vụ.
- Thu hút nhiều vốn đầu tư trong ngành dịch vụ.
- Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời.
*Kinh tế biển:
- Du lịch biển có nhiều bãi biển đẹp
- Đánh bắt thủy sản có biển rộng, ngư trường
- Giao thông vận tải biển có cảng nước sâu
- Khoáng sản biển có dầu khí thềm lục địa
- Thế mạnh tổng hợp kinh tế biển
- Chú ý môi trường trong phát triển dầu khí
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
I. Thế mạnh phát triển vùng ĐBSCL
- Nuôi trồng thủy sản: Mạng lưới sông, kênh rạch, rừng ngập mặn, nha cầu tăng
- Giao thông thủy: Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày
- Trồng cây ăn quả: Nhu cầu thị trường, đát phù sa, áp dugj các kỹ thuật tiến bộ

18
- Nuôi gia cầm: Nguồn thức ăn dồi dào, thị trường rộng lớn
- Trồng cây lúa: Điều kiện tự nhiên thích hợp, ứng dụng khoa học kĩ thuật
- Đánh bắt hải sản: Có ngư trường trọng điểm, vùng biẻn rộng, bãi cá bãi tôm
- Phát triển du lịch: Diện tích rừng lớn, nhiều phong cảnh đẹp, nhu cầu du khách tăng
- Tự nhiên: Đất phù sa màu mỡ, khú hậu cận xích đạo, sông ngòi dày đặc
- Sông ngòi, kênh rạch: Phát triển giao thông đường thủy, nuôi trồng thủy sản nước
ngọt, nước tưới
- Rừng ngập mặn: Diẹn tích nập mặn lớn, có nhiều vai trò kinh tế, sinh thái
II. Hạn chế phát triển vùng ĐBSCL
- Đất: Phần lớn đất phèn, đất mặn, đất chặt khó thoát nước.
- Xâm nhập mặn, phèn:Mùa khô kéo dài, chế độ nước sông, thủy triều, xản xuất con
người.
- Mùa khô kéo dài: Thiếu nước ngọt sản xuất, sinh hoạt , xâm nhập mặn lấn sâu
- Lũ:Phá hoại mùa màng, công trình, dịch bệnh, hoạt động sản xuất
- Khoáng sản: Thiếu khoáng sản cho phát triển công nghiệp
- Nuôi thủy sản: Xâm nhập mặn, dịch bệnh, ảnh hưởng giá cả thị trường
- Rừng ngập mặn: Suy giảm do nuôi trồng thủy sản, cháy rừng, khai khẩn đất
- Cây trồng:xâm nhập mặn, thiếu nước, hạn hán, tác động của thị trường
- Ngập lụt: Mưa lớn, triều cường tác động mạnh, địa hình thấp
- Thiếu nước ngọt: Mùa khô kéo dài, chế dọo nước sông thay đổi thay đổi, ô nhiễm
nước
III. Ý nghĩa phát triển vùng ĐBSCl
- Cải tạo đất phèn, đất mặn: Tăng hiệu quả sử dụng đất, phát triển kinh tế-xã hội
- Giao thông thủy: gắn kết địa phương, vận chuyển hàng hóa, nhu cầu đi lại
- Sử dụng hợp lí tự nhiên:Khai thác hiệu quả tự nhiên, thúc đẩy kinh tế-xã hội
- Phát triển thủy sản: Tạo sản phẩm hàng hóa, khai thác thế mạnh
- Sản xuất lương thực:Đáp ứng nhu cầu thị trường, khai thác thế mạnh tự nhiên
- Sống chung với lũ: Khai thác các nguồn lợi, thích ứng với tự nhiên
- Tài nguyên rừng: Phục vụ sản xuất, cân bằng sinh thái, hạn chế nhiễm mặn
- Nước ngọt mùa khô:Cải tạo đất trồng, dáp ứng nhu cầu dân, tưới tiêu cây trồng
- Chuyển dổi cây trồng:Nhu cầu thị trường, tăng hiệu quả kinh tế, sử dụng hợp lí tự
nhiên
- Nuôi trồng thủy sản: Đáp ứng nhu cầu thị trường, khai thác thế mạnh, nâng cao mức
sống
- Công nghệ nông nghiệp:Nâng cao hiệu quả, tăng năng suất, chất lượng, đpas ứng nh
câu
- Rừng ngập mặn:Ngăn xâm nhập mặn, phòng chống thiên tai, sinh thái, kinh tế
- Du lịch sinh thái: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, khai thác tốt tài nguyên, tạo việc
làm
- Chuyển đổi mùa vụ:Tăng hiệu quả kinh tế, thích ứng tự nhiên, khai thác thế mạnh
- Phát triển cây ăn quả: Khai thác hiệu qảu tự nhiên, nhu cầu thị trường, hiệu qảu
kinh tế
IV. Giải pháp phát triển vùng ĐBSCL
- Xâm nhập mặn: Phát triển thủy lợi, thay đổi cơ cấu sản xuất, tăng rừng ngập mặn
- Tăng năng suất cây trồng: Ứng dụng khoa học công nghệ kĩ thuật, sử dụng giống

19
tốt
- Ứng phó với lũ:Chuyển đổi mùa vụ, thay đổi cơ cấu cây trồng, chủ động đón lũ
- Ứng phó thiên tai: Chuyển đổi cây trồng, bó trí mùa vụ hợp lí,cải tạo tự nhiên
- Giải quyết nước ngọt:Xây dựng các hồ chứa nước, đầu tư hạ tầng, cấp nước liên
vùng
- Biến đổi khí hậu:Thay đổi cơ cấu sản xuất, sử dụng hợp lí tự nhiên
- Sử dụng tự nhiên:Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cải tạo đất, bảo vệ rừng
- Nước biển dâng:Sử dụng đất hợp lí, thay đổi cơ cấu sản xuất
- Giá trị thủy sản:Đầu tư công nghệ chế biến, đẩy mạnh xuất khẩu, sản phẩm
- Sản xuất lương thực: Cải tạo tự nhiên, ứng dụng khoa học công nghệ, kĩ thuật,
giống tốt
- Cải tạo đất:Thủy lợi, phân bón thích hợp, lực chọn cây trồng, bảo vệ rừng
- Rừng ngập mặn:Trồng và bả vệ rừng, qaunr lí cặt chẽ, chính sách hợp lí
- Nuôi thủy sản:Nâng cao kĩ thuật, thâm canh, phòng dịch bệnh, chú ý môi trường
- Chăn nuôi: Cải tiến giống, chế biến , nuôi tập tung, mở rộng thị trường
- Phát triển cây ăn quả: Xây dựng vùng chuyên canh, mở rộng thị trường, đầu tư
công nghệ

20

You might also like