You are on page 1of 2

KIẾN THỨC LỊCH SỬ 12 CB

2. Quá trình xây dựng và phát triển của các nước ĐNÁ.

a. Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN

Chiến lược kinh tế hướng nội Chiến lược kinh tế hướng ngoại
Thời
Những năm 50-60 của thế kỉ XX Những năm 60-70 của thế kỉ XX
gian

Nhanh chóng xoá bỏ nghèo nàn, lạc Khắc phục hạn chế của chiến lược kinh tế
Mục tiêu hậu, xây dựng nông nghiệp kinh tế tự hướng nội, thúc đẩy kinh tế phát triển
chủ. nhanh.

Công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu: Công nghiệp hoá lấy xuất khẩu làm chủ
đẩy mạnh phát triển các ngành công đạo: mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư
Nội dung nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng nội và kĩ thuật nước ngoài, tập trung sản xuất
địa thay thế hàng nhập khẩu, chú hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại
trọng thị trường trong nước. thương.

Làm cho bộ mặt kinh tế - xã hội các nước


biến đổi to lớn. Tỷ trọng công nghiệp và
Đáp ứng nhu cầu cơ bản của nhân dân
mậu dịch đối ngoại tăng nhanh, tốc độ tăng
Thành trong nước, góp phần giải quyết nạn
trưởng kinh tế khá cao. Đặc biệt Singapore
tựu thất nghiệp.
đã trở thành “Con rồng” kinh tế nổi trội
nhất Đông Nam Á.

- Thiếu vốn nguyên liệu và công nghệ,


chi phí cao dẫn đến thua lỗ. Phụ thuộc vào vốn và thị trường bên ngoài
- Tệ nạn tham nhũng, đời sống người quá lớn, đầu tư bất hợp lí…
Hạn chế
lao động còn khó khăn,
- Chưa giải quyết được vấn đề tăng  Khủng hoảng tài chính 1997
trưởng kinh tế, công bằng xã hội.

-1-
KIẾN THỨC LỊCH SỬ 12 CB

b. Sự ra đời và phát triển của ASEAN.


- Hoàn cảnh ra đời:
+ Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á bước vào thời kì phát triển kinh
tế và văn hóa
 tăng cường hợp tác giữa các nước.
+ Các nước Đông Nam Á muốn hạn chế ảnh hưởng và sự can thiệp của các nước lớn
ngoài khu vực.
+ Xu thế khu vực hóa mở rộng, cách mạng khoa học - kỹ thuật diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt
là sự thành công của Khối thị trường chung châu Âu.
+ Tháng 8-1967, Hiệp hội các nước ĐNÁ (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc
(TháiLan), với 5 nước In-đô .., Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin, Thái Lan tham gia.

b. Mục tiêu: Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa
các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.

c. Hoạt động
- 1967 – 1976:
+ Là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác còn lỏng lẻo, chủ yếu trên lĩnh vực chính trị.
+ Chưa có vị trí trên trường quốc tế.
- 1976 – 1991:
+ Hiệp ước Balli (2/1976) đánh dấu sự khởi sắc của ASEAN.
+ Tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị.
- 1991 – nay:
+ Quá trình mở rộng thành viên được đẩy mạnh.
+ Mở rộng quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa.
+ 2007: Hiến chương ASEAN được kí kết xây dựng ASEAN thành cộng đồng vững
mạnh.
+ 2015, Cộng đồng ASEAN được thành lập.
- Nội dung Hiệp ước Bali: Hiệp ước thân thiện và hợp tác đã xác định nguyên tắc cơ
bản trong quan hệ các nước:
+ Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
+ Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau.
+ Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.

d. Vai trò:
- Là tổ chức hợp tác toàn diện và chặt chẽ của khu vực Đông Nam Á.
- Góp phần xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định cùng phát triển.
- Đạt được nhiều thành tựu to lớn, nền kinh tế các nước thành viên phát triển mạnh.
- Mở rộng quan hệ quốc tế và vị thế của ASEAN trên trường quốc tế ngày càng nâng cao.

-2-

You might also like