You are on page 1of 4

Thương mại và du lịch

I, Thương mại
1. Nội thương
- là hoạt động buôn bán giữa các vùng trong cả nước
- Có nhiều thay đổi: Cả nước là một thị trường thống nhất, hàng hóa đa dạng, tự do lưu thông, các chợ hoạt động tấp nập cả thành thị
và nông thôn
- Sự ptr của nội thương thể hiện qua tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng:
+ Giai đoạn 1995-2007 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng nhanh và liên tục từ 121160 tỉ đồng lên 746159
tỉ đồng (gấp 6,2 lần)
+ Hoạt động nội thương có sự tham gia của thành phần KT NN, ngoài NN và có đầu tư NN. Trong đó thành phần KT có vốn đầu tư NN
tăng mạnh (d.c)
- Đường lối đổi mới: do nước ta đang trong QT hội nhập vào nền KT khu vực
- Hoạt động nội thương phân bố ko đều:
+ Tập trung chủ yếu ở vùng ĐNB, ĐBSH, ĐBSCL và các tỉnh QN, Đà nẵng, Nha Trang
+ Hoạt động nội thương kém ptr ở TDMNBB, Tây Nguyên (quy mô ds, các ngành sx)
- HN và TPHCM là 2 trung tâm thương mại (buôn bán) lớn nhất và đa dạng nhất tập trung các chợ lớn, siêu thị, trung tâm thương mại…
2. Ngoại thương
a)Vai trò
- Là hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng nhất nước ta
- Có tác dụng giải quyết đầu ra cho sản phẩm, đổi mới công nghệ, mở rộng sx với CLC
- Góp phần giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân
b)Tình hình ptr
* Khái quát
- Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều chuyển biến rõ rệt( cải cách về cơ chế, thủ tục hành chính)...
- Tổng giá trị X-N-K tăng nhanh và liên tục(d.c)
- Thị trường buôn bán mở rộng theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, mở rộng thị trường với tất cả quốc gia và vùng lãnh thổ trên
thế giới
* Xuất khẩu
- Biểu đồ 2 nửa tròn=> biểu đồ cột ghép=>lược đồ phía dưới
- Các mặt hàng xk gồm: CN nặng và KS, CN nhẹ và tiểu thủ CN, N-L-TS
=> Trong đó hàng CN nhẹ và tiểu thủ CN chiếm tỉ lệ cao nhất, hàng NLTS tỉ lệ còn thấp
- Giá trị XK tăng nhanh và tăng liên tục từ 14,5 tỉ dola năm 2000 lên 48,6 tỉ dola năm 2007, tăng …tỉ dola
- Thị trường XK chủ yếu: Mỹ, NB, TQ..
- Hạn chế của các mặt hàng xuất khẩu: chủ yếu hàng sơ chế, hàng qua chế biến còn ít, giá trị chưa cao
* Nhập khẩu
- Các mặt hàng xk: máy móc, thiết bị phụ tùng, nguyên nhiên liệu, hàng tiêu dùng
- Trong đó nguyên liệu nhập khẩu với tỉ lệ cao nhất(64%), hàng tiêu dùng nhập khẩu tỉ lệ nhỏ nhất(7,4%)
- Giá trị nhập khẩu tăng nhanh, liên tục(15,6%-62,8%)
- Thị trường nhập khẩu:Châu Á, TBD, Châu Âu
Câu 1: Trị giá XNK nước ta tăng vì:
- Gtri XNK tăng do nước ta đang trong quá trình CNH, nhu cầu NK máy móc, tư liệu sx lớn
+) Sx trong nước ngày càng ptr, sp đa dạng, nhiều mặt hàng XK có giá trị
+) Nước ta thực hiện chính sách mở cửa hội nhập, VN trở thành thành viên của tổ chức KTTG, tham gia vào những tổ chức KTTG, tham
gia vào những tổ chức KT KV-> thị trường mở rộng. Nhiều mặt hàng xuất khẩu thâm nhập vào thị trường khó tính(CEO, Nhật Bản)
Câu 2: Vì sao nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường KV Châu Á-Thái Bình Dương?
- Đây là KV gần nước ta nên thuận lợi giao thông và thông thương
- Là KV đông dân và tốc độ ptr nhanh
- là KV có mqh buôn bán truyền thông lâu đời
- Trình độ KHKT của các nước Châu Á ko cao lắm, yêu cầu tiêu chuẩn hàng hóa ít khắt khe hơn so với các nước Châu Âu, Châu Mỹ, nên
phù hợp với sự ptr của VN
- Là KV có nhiều nét tương đồng về văn hóa và thị hiếu
Câu 3: Vì sao trong ñ năm qua nó ta nhập siêu vì?
- Nước ta đang trong QT CNH - HĐH đất nước , nhu cầu NK thiết bí, máy móc, đầu tư xây dựng CSHT cho ptr KT
- Nền KT nc ta ptr mạnh, trong khi nguồn ngliệu trong nc chưa đảm bảo nên phái nhập ngliệu, đb cho ñ ngành CN kĩ thuật cao.
- Nc ta ds đông, tăng nhanh, mức sống ngày càng cao trong ĐK KT ptr chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên phải nhập các mặt hàng tiêu dùng
cao cấp
- Trong khi đó, hàng XK chủ yêu là ngliệu, nông sản nhiều khi mới chỉ sơ chế, giá thấp
=> gtrị NK > gtrị XK =>nhập siêu
Câu 4: Vì sao nhóm hàng CN nhẹ & tiểu thủ CN chiếm tỉ trong cao nhất trong các nhóm hàng XK?
- Nước ta có nguồn lđ dài dào, giá nhân công rẻ.
- Ngành này vốn đầu tư ít, thgian quay vòng vốn nhanh, hiệu quả KT cao, CS khuyến khích ptr của NN
- Mặt ‡ 1 số sp tiêu dùng luôn cải tiến về mẫu mã, phù hợp thị hiếu , thị trường XK nên có sức canh tranh lớn trên thị trường XK .
Câu 5: HN & TPHcM có ñ đkiện thuận lợi nào để trở thành các trung tâm TM, DV lớn nhất cả nước?
- Có vị trí đb thuận lợi , là 2 đầu mối gt lớn nhất cả nước
- Đây là 2 trung tâm KT lớn nhất cả nước
- Đây là 2 tphố động dân nhất cả nước
- Tập trung những TNDL
Câu 6: Vì sao nhóm hàng CN nhẹ và tiểu thủ CN chiếm tỉ trong cao nhất trong XK ?
- Nước ta có nguồn Lđ dôi dào, giá nhân công rẻ
- Ngành này vốn đầu tư ít , thgian quay vòng vốn nhanh, hiệu quả KT cao, CS khuyến khích ptr của NN
- Mặt khác 1 số sp tiêu dung luôn cải tiến về mẫu mã, phù hợp thị hiếu, thị trường XK nên có sức cạnh tranh lớn trên thị trường XK.
Câu 7: Vì sao ngoại thương là hoạt động KT đối ngoại quan trong nhất ở nước ta hiện nay?
- Nền KT càng ptr & mở của thì hđ ngoại thương càng quan trong.
- Ngoại thương góp phần giải quyết đâu ra cho các ngành sx
- Góp phầm đổ mới cnghệ, mở rộng sx và CLC
- Góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống
Câu 8: Dựa vào Atlat ĐLVN. Kể tên các mặt hàng XK & NK của nc ta & gthích.
Giải thích.
*Xuất Khẩu
- XK hàng CN nặng & KS vì nc ta giàu TN KS .
- Hàng CN nhẹ và tiếu thủ CN vì có nhiều lơi thế về nguồn Lđ đông dồi dào, giá vẻ, có nhiều làng nghề thủ công truyền thống
- Hàng N-L-TS vì có nhiều ĐK thuận lợi để ptr tuy nhiên nhóm hàng này tỉ lệ còn thấp là do chủ yếu là hàng XK mới qua sơ chế ,hàng chế
biến ít & chưa đáp ứng yêu cầu về ATTP
* Nhập khẩu
- Máy móc, thiết bị, nguyên nhiên liệu với tỉ vệ cao do nc ta đang trong QT CNH, HĐH nên phải nhập nhẩu các mặt hang này
- Hàng tiêu dùng NK vs tỉ lệ nhỏ do đây là nhóm hàng trong nước đã sx dc nhiều nên chỉ NK ñ mặt hàng thiếu
II. Du lịch
1. Vai trò
- Đóng góp lớn vào CC GDP. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lđ
- Góp phần khai thác có hiệu quả nguồn TN du lịch tự nhiên và nhân văn
- Góp phần mở rộng giao lưu giữa nước ta với các nước trên TG
- Tạo công ăn việc làm nâng cao thu nhập, đời sống nhân dân
- Giúp con người nắm vững hơn lịch sử văn hóa dân tộc mình và dân tộc khác. Qua đó giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, giữ gìn
bản sắc dân tộc
- Tăng cường sức khỏe nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân
2. Các nhân tố ảnh hưởng
a) TN du lịch
*TN du lịch tự nhiên
- Di sản TNTG: Vịnh Hạ Long(QN), Phong Nha Kẻ Bàng (Quảng Ninh), danh thắng Tràng An(Ninh Bình)
-Địa hình: Nước ta có nhiều dạng địa hình đồi núi, đồng bằng, bờ biển, hải đảo tạo nên nhiều cảnh quan đẹp hấp dẫn khách du lịch :
Các dạng địa hình caxto độc đáo(CN Đồng Văn, Phong Nha-Quảng Ninh), Địa hình bờ biển từ B-N có 125 bãi biển trong đó có nhiều
bãi biển đẹp, nổi tiếng(Nha Trang, Phúc Quốc), nhiều đảo ven bờ có nhiều gtri DL=> Thuận lợi xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng
- Nước
+ Hệ thống sông, hồ có gtri du lịch(d/c)
+ Nhiều nguồn nước khoáng thiên nhiên(d.c) có giá trị thu hút khách du lịch
- Khí hậu:
+ phân hóa theo mùa, theo độ cao, theo vĩ độ
=> sự đa dạng về khí hậu
+ Những vùng núi cao như Sapa, Đà Lạt, Tam Đảo…trở thành điểm DL hấp dẫn
- Sinh vật: có nhiều vườn QG(d.c), khu dự trữ sinh quyển(d.c), thắng cảnh(d.c) là cơ sở để ptr loại hình du lịch sinh thái
* TN du lịch nhân văn:
- Di sản văn hóa tg: Di tích Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, Cố Đô Huế
- DI tích văn hoá lịch sử: Hang Pác Bó, nhà tù Sơn La
- Các lễ hội truyền thống: Đền Hùng, chùa Hương
- Văn hóa nghệ thuật dân gian, ẩm thực: tuồng, chèo, cải lương
b) ĐK KTXH
- Dân đông, KT ptr, clcs ngày càng được nâng cao nên nhu cầu du lịch tăng
- CSHT, VCKT phục vụ du lịch ngày càng ptr: hệ thống gtvt, bcvt, nhà hàng khách sạn, cơ sở vui chơi, giải trí…
- Đường lối mở cửa, quan hệ ngoại giao với các nước trên tg=> thu hút khánh DL NN
- Môi trường chính trị ổn định, an ninh đảm bảo
3. Tình hình ptr và phân bố
- Du lịch ptr nhanh khẳng định vị thế của mình trong cc nền KT và đóng góp vào GDP
- GĐ 1995-2007: Tổng số khách(khách quốc, nội địa), doanh thu từ du lịch tăng nhanh, tăng liên tục nhưng tốc độ tăng khác nhau
+ Tổng số khách du lịch tăng nhanh và tăng liên tục(d.c)
+ Khách nội địa tăng nhanh, tăng liên tục(d.c)
+ Khách quốc tế tăng nhanh, tăng liên tục(d.c)
=> Khách nội địa tăng nhanh hơn khách quốc tế(d.c)
- Doanh thu du lịch tăng nhanh(d.c)
- CC khách du lịch gđ 2000-2007 có sự thay đổi(d.c)
+ Tỉ trọng khách các quốc gia: ĐNÁ, NB, HQ, HK, Pháp, Ôxtrâylia tăng
+ Giảm còn lại trừ Anh
- Du lịch phân bố rộng khắp cả nước do nước ta có nguồn TN du lịch phong phú, phân bố rộng khắp
- Trên cả nước đã hình thành 4 các trung tâm du lịch quốc gia, trung tâm dl vùng(d.c)
Câu 1. Trình bày những thuận lợi để phát triển ngành du lịch?
a. Nước ta giàu các nguồn tài nguyên du lịch
- TN du lịch tự nhiên - TN du lịch nhân văn: Atlat
b. KTXH
- Dân cư, nguồn lđ - CSVCKT, HT - Chính sách
Câu 2: Tại sao Hà Nội trở thành trung tâm du lịch thuộc loại lớn nhất nước ta
* Hà Nội có vị trí địa lý thuận lợi
- Nằm trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
- Vị trí là thủ đô của cả nước. Trung tâm chính trị, kinh tế, KHKT, văn hóa - xã hội của cả nước.
-Nằm trong tam giác tăng trưởng du lịch Phía Bắc (HN-HP-QN)
* Tài nguyên du lịch của Hà Nội rất phong phú, đa dạng
Tài nguyên du lịch tự nhiên
- Hệ thống hồ ở Hà Nội(Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm)
- Một số danh lam thắng cảnh gần Hà Nội như
+ Dọc quốc lộ 1: Rừng Cúc Phương, Hoa Lư - Bích Động (Ninh Bình)
+ Dọc quốc lộ 2: Hồ Đại Lải, Tam Đảo (Vĩnh Yên), Đền Hùng (Phú Thọ)
+ Dọc quốc lộ 3: Hải Phòng, Hạ Long, Cát Bà
+ Dọc quốc lộ 6: Chùa Hương, Ba Vì, thủy điện Hòa Bình, suối khoáng Kim Bôi (Hoa Bình)
Tài nguyên du lịch nhân văn
- Thăng Long - Hà Nội là nơi hình thành nhà nước Âu Lạc đầu tiên, là thủ đô của nước ta thời Lý (1010)
- Hà Nội là mảnh đất địa linh nhân kiệt
- Nhiều di tích lịch sử, văn hóa kiến trúc nghệ thuật: Văn Miếu QTD, Thành cổ loa, Hồ Gươm, chùa Một cột, Lăng chủ tịch Hồ Chí
Minh...
- Tập trung nhiều lễ hội, đặt biệt vào mùa xuân
- Nhiều làng nghề truyền thống: Gốm sứ - Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, đức vàng (Định Công), đúc đồng (Ngũ Xá)...
- Nhiều đặc sản nối tiếng: Phở Hà Nội, bánh cuốn (Thanh Trì), bánh tôm(Hô Tây)
* Kinh tế xã hội.
- Dân đông, kinh tế phát triển thúc đẩy du lịch tại thủ đô.
- CSVCKT phục vụ du lịch tốt nhất cả nước : Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng nhất của các tỉnh Phía Bắc, tập trung các tuyến
giao thông huyết mạch đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng không. Hệ thống nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại, khu vui
chơi, giải trí phát triển hiện đại...
- Chính sách thu hút khách du lịch của thủ độ và cả nước.
Câu 3. Giải thích vì sao nước ta phát triển mạnh du lịch sinh thái?
* Nước ta có nguồn TN du lịch sinh thái phong phú, đa dạng.
- Di sản thiên nhiên thế giới.
- Địa hình
- Sinh vật
- Nước:
- Khí hậu:
* Nhu câu du lịch sinh thái của du khách lớn, đặc biệt là khách quốc tế
* CSVCKT hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái được xây dựng và ngày càng hoàn thiện: Cơ sở lưu trú, nhà nghỉ khách sạn, nhà hàng được
xây dựng tối hơn. Các công ti lữ hành, tua du lịch sinh thái mới đã được khám phá.. GTVT phát triển mạnh phục vụ du lịch: sân bay
quốc tế, cảng biển quốc tế.
* Phát triển du lịch sinh thái sẽ góp phần giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng nguồn thu lớn cho nền kinh tế.

You might also like