You are on page 1of 4

Mở đầu:

Chào mừng thầy cô và các bạn đã đến với bài thuyết trình của tổ 2 chúng em .Hôm
nay tổ em sẽ thuyết trình về các nước phát triển trước khi đi vào bài học chúng em
có một trò chơi như sau, nhiệm vụ của các bạn là nhìn hình và đoán tên các nêu
đến trên đây và vs những ai đoán đc sẽ đc bốc thăm để nhận đc phần quà của tổ
chúng mk .(gọi ng lên trả lời).Đi vào nói về các nội dung chính.
ĐẶC ĐIỂM ĐÔ THỊ HOÁ CỦA CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN:
+ Đặc điểm của sản xuất công nghiệp đòi hỏi tập trung nhiều nhà máy, tư liệu sản xuất, nhân công và các ngành dịch vụ,
dẫn đến sự tập trung nhanh chóng dân cư và hình thành nên hàng loạt các đô thị công nghiệp.

+ Các đô thị thường được quy hoạch, xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng.

- Số dân thành thị tăng nhưng tốc độ gia tăng số dân thành thị giảm:

+ Qua nhiều thế kỉ phát triển đô thị phần lớn đã ổn định, đô thị hoá đã đạt trình độ cao nên tốc độ gia tăng số dân thành
thị ở các nước phát triển ngày càng giảm.

- Quy mô các đô thị cực lớn được đẩy mạnh phát triển: Công nghiệp và dịch vụ phát triển, quy mô sản xuất mở rộng đã
thu hút lao động đến làm việc tại các đô thị nhỏ, làm cho các đô thị này dần phát triển thành các đô thị lớn và cực lớn.

Quy mô đô thị ở các nước phát triển: dựa vào quy mô dân số
+ Đô thị nhỏ có số dân từ 0,3 đến dưới 1 triệu dân.

+ Đô thị trung bình có số dân từ 1 đến dưới 5 triệu dân.

+ Đô thị lớn có số dân từ 5 đến dưới 10 triệu dân.

+ Đô thị cực lớn (siêu đô thị) có từ 10 triệu dân trở lên.

- Xác định vị trí các siêu đô thị của các nước phát triển: Tô-ky-ô, Ô-xa-ca (Nhật Bản); Niu Oóc, Lốt An-giơ-lét (Hoa Kỳ); Pa-ri
(Pháp), Mát-xcơ-va (Nga).

-Nhìn chung quy mô dân số của các siêu đô thị ở các nước phát triển đều tăng trong giai đoạn 1950 – 2020, tuy nhiên có
thể chia làm hai thời kì:

+ Thời kỳ tăng nhanh từ 1950 – 2000: quy mô dân số của các siêu đô thị ở các nước phát triển tăng nhanh. Ví dụ như siêu
đô thị Tô-ky-ô (Nhật Bản) tăng từ 11,3 triệu người (1950) lên đến 34,5 triệu người (2000), tăng 23,2 triệu người trong 50
năm.

+ Thời kì tăng chậm và ổn định từ 2000 – 2020: trong 20 năm này, quy mô dân số của các siêu đô thị ở các nước phát triển
tăng chậm và giữ ổn định. Cụ thể như Tô-ky-ô (Nhật Bản) tăng từ 34,5 triệu người (2000) lên 37,4 triệu người (2020), chỉ
tăng 2,9 triệu người trong 20 năm.

Xu hướng đô thị hoá của các nước phát triển:


- Số dân thành thị và số lượng đô thị lớn, cực lớn tiếp tục tăng: Số dân thành thị tiếp tục tăng ở các nước đang phát triển
nhưng tốc độ gia tăng số dân thành thị có xu hướng giảm dần. Nếu như năm 2020, nhóm nước đang phát triển có 65 đô
thị lớn và cực lớn thì dự bảo đến năm 2030 sẽ tăng lên là 86 và năm 2015 sẽ là 98.
- Phát triển các đô thị vừa và nhỏ: Để giảm sức ép dân số, giải quyết việc làm và đảm bảo chất lượng môi trường của các
đô thị lớn và siêu đô thị, các nước đang phát triển sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng các đô thị vừa và nhỏ, đô thị vệ tinh xung
quanh đô thị lớn.

- Cải tạo và nâng cấp các đô thị, phát triển các đô thị sinh thái: Hiện đại hoá và hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị như cấp
thoát nước, xử lý chất thải, rác thải, cảnh quan đô thị được xây dựng theo hướng thân thiện với môi trường, các đô thị
xanh đô thị sinh thái được xây dựng ngày càng nhiều.

4. câu hỏi
Câu hỏi 1: Ý nào sau đây không phải là biểu hiện về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước phát triển?

A. Đầu tư ra nước ngoài nhiều

B. Dân số đông và tăng nhanh

C. GDP bình quân đầu người cao

D. Chỉ số phát triển ccon người ở mức cao

Đáp án: B

Câu hỏi 2: Các nước phát triển có đặc điểm là:

A. GDP bình quân đầu người cao, đầu tư ra nước ngoài nhiều, HDI cao

B. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi, đầu tư ra nước ngoài nhiều, GDP bình quân đầu người cao.

C. Chỉ số HDI ở mức cao, GDP bình quân đầu người cao, thu hút vốn đầu tư nước ngoài

D. Trình độ dân trí cao, GDP lớn, khoa học công nghệ phát triển

Đáp án: A

Câu 3:Ở nhóm nước phát triển, người dân có tuổi thọ trung bình cao, nguyên nhân chủ yếu là do:

A. Môi trường sống thích hợp

B. Chất lượng cuộc sống cao

C. Nguồn gốc gen di truyền


D. Làm việc và nghỉ ngơi hợp lí

Đáp án: B

Giải thích : Ở nhóm nước phát triển, người dân có tuổi thọ trung bình cao, nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng cuộc
sống cao, các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe phát triển.

Câu 4: Nguyên nhân cơ bản tạo nên sự khác biệt về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế giữa nhóm nước phát triển và
đang phát triển là

A. Trình độ phát triển kinh tế

B. Sự phong phú về tài nguyên

C. Sự đa dạng về thành phần chủng tộc

D. Sự phong phú về nguồn lao động

Đáp án: A

Giải thích : Do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước nên đã tạo nên sự khác nhau cơ bản về cơ cấu
GDP phân theo khu vực kinh tế giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển. Các nước phát triển có khu vực I chiếm tỉ
trọng rất nhỏ và khu vực II, III chiếm tỉ trọng rất lớn; còn các nước đang phát triển thì ngược lại.

Câu 5: Ý nào sau đây không phải là biểu hiện về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước phát triển?

A. Đầu tư ra nước ngoài nhiều

B. Dân số đông và tăng nhanh

C. GDP bình quân đầu người cao

D. Chỉ số phát triển con người ở mức cao

Đáp án:B

Câu 6: Các nước phát triển tập trung chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

A. Bắc Mĩ, Tây Âu, Ô-xtrây-li-a.

B. Nam Mĩ, Tây Âu, Ô-xtrây –li-a.

C. Bắc Mĩ, Đông Nam Á, Tây Âu.

D. Bắc Mĩ, Đông Á, Ô–xtrây-li-a.

Đáp án: A

Giải thích: Các nước phát triển là những quốc gia có nền kinh tế ở trình độ cao, thu nhập bình quân đầu người lớn, chỉ số
HDI cao => các nước này tập trung chủ yếu ở khu vực Bắc Mĩ (Hoa Kì, Canada), Tây Âu (Anh, Pháp, Ý, Thụy Sĩ, Đức…) và Ô-
xtrây-li-a.
Câu 7: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm nào?

A. Khu vực II rất cao, khu vực I và III thấp.

B. Khu vực I rất thấp, khu vực II và III cao.

C. Khu vực I và III cao, khu vực II thấp.

D. Khu vực I rất thấp, khu vực III rất cao.

Đáp án: D

Giải thích:

Trong cơ cấu kinh tế:

+ Các nước phát triển khu vực dịch vụ chiếm tỉ lệ rất lớn, nông nghiệp rất nhỏ.

+ Các nước đang phát triển tỉ lệ ngành nông nghiệp còn cao.

You might also like