You are on page 1of 3

Lập dàn ý 12 câu đầu Trao duyên

a) Mở bài
- Tác giả: Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới. Tác phẩm
Truyện Kiều của ông được xem là kiệt tác của nền văn học được dịch ra nhiều thứ
tiếng.

- Tác phẩm: Đoạn trích “Trao duyên” là một trong những đoạn thơ mở đầu cuộc đời
lưu lạc đau khổ của Thúy Kiều sau khi phải bán mình để lấy tiền đút lót cho quan lại
cứu cha và em. Trước lúc đi xa, Kiều đã cầu xin Thúy Vân chấp nhận mối duyên thừa
thay Kiều chăm sóc cho Kim Trọng.

- Vấn đề nghị luận: Lời Thúy Kiều nhờ cậy, van xin Thúy Vân thay mình kết duyên
cùng Kim Trọng.

b) Thân bài

Chuyển đoạn: Xuất xứ, vị trí, hoàn cảnh ra đời của đoạn trích.

Luận điểm 1: Lời nhờ cậy của Thúy Kiều (2 câu đầu)
- Lời nói:

 "Cậy": đồng nghĩa với "nhờ", ngoài ra còn bao hàm ý nghĩa gửi gắm, mong đợi
mang được những sự tin tưởng về sự giúp đỡ đó. -> Âm điệu nặng nề, gợi sự
quằn quại, đau đớn, khó nói.
 "Chịu": đồng nghĩa với “nhận lời” nhưng mang một ý nghĩa nặng hơn đó là bắt
buộc phải chấp nhận, nài ép, không thể không nhận.
=> Ngôn ngữ vừa nhờ vả, vừa nài nỉ, vừa là sự ép buộc.

- Hành động, cử chỉ: "lạy", "thưa"

 Thái độ kính cẩn, trang trọng của người bề dưới đối với người bề trên hoặc với
người mình hàm ơn.
 Hành động của Kiều tạo ra sự trang nghiêm, thiêng liêng cho điều sắp nói ra.
=> Thể hiện sự thông minh, khéo léo của Thúy Kiều.

=> Nguyễn Du sử dụng từ ngữ chính xác, tinh tế diễn tả đúng tâm trạng khẩn khoản
tha thiết của việc Kiều sắp nói, chứng tỏ nó rất hệ trọng.
Luận điểm 2: Kiều kể về những nỗi bất hạnh của mình ( 6 câu tiếp )

- Cảnh ngộ của Thúy Kiều:

+ Giữa đường đứt gánh.

+ Sóng gió bất kỳ.

+ Lựa chọn giữa hiếu – tình: “ Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”.

+ Mối tơ thừa - mối tình duyên Kim - Kiều -->cách nói nhún mình.

--> trân trọng với Vân vì nàng hiểu sự thiệt thòi của em.

+ Mặc em: phó mặc, ủy thác--> vừa có ý mong muốn vừa có ý ép buộc Thúy Vân phải
nhận lời.

- Kể lại vắn tắt câu chuyện tình yêu của Kiều - Kim.

+ Khi gặp chàng Kim

+ Khi quạt ước

+ Khi chén thề

 Điệp từ “Khi” Nhấn mạnh: Tình yêu sâu nặng, gắn bó bền chặt của Kim – Kiều.

 Thể hiện tâm trạng đau đớn của Thúy Kiều khi trao lại kỉ vật cho Thúy Vân. Kỉ
vật càng đẹp,càng thiêng liêng Kiều càng đau đớn.

Luận điểm 3: Những lí do khiến Kiều trao duyên cho em ( 4 câu cuối )

- “ Ngày xuân”: Thúy Vân còn trẻ còn có tương lai

- “Tình máu mủ”:Tình chị em, tình ruột thịt thiêng liêng

- Dự cảm hạnh phúc, yên lòng.

 Sử dụng thành ngữ, ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học.

 Phẩm chất của Thúy Kiều:

+ Sắc sảo khôn ngoan.

+ Luôn nghĩ đến người khác hơn cả bản thân mình  đức hi sinh, lòng vị tha.
 Thúy Vân vẫn còn trẻ, còn cả tương lai phía trước
 “Xót tình máu mủ thay lời nước non” -> Nhắc đến cả tình cảm ruột thịt của
những người cùng huyết thống để thuyết phục em.
 “Thịt nát xương mòn”, “ Ngậm cười chín suối” -> Kiều viện đến cả cái chết để
thể hiện sự cảm kích thật sự của mình khi Vân nhận lời.
-> Lời cầu xin đầy lí lẽ và giàu sức thuyết phục khiến cho Vân không thể chối từ.

=> Thông qua tất cả những lý lẽ thấu tình đạt lí mà Kiều đưa ra cho thấy Kiều là một
người con gái thông minh và sắc sảo, đầy cảm xúc, có đức hi sinh, một người con hiếu
thảo, trọng tình nghĩa.

* Đặc sắc nghệ thuật 12 câu đầu Trao duyên


-Sử dụng từ ngữ tinh tế, tài tình, lập luận chặt chẽ
-Sử dụng các thành ngữ dân gian và hình ảnh ẩn dụ
-Sử dụng các điển tích, điển cố
-Có sử dụng các thủ pháp nghệ thuật liệt kê, ẩn dụ
-Ngôn ngữ tinh tế, chính xác, giàu sức thuyết phục
-Giọng điệu nhẹ nhàng, da diết, giàu cảm xúc.
c) Kết bài
 Khái quát nội dung và giá trị của đoạn thơ.
 Nêu cảm nhận của em.

You might also like