You are on page 1of 18

TRUYỆN KIỀU-NGUYỄN DU

“Lời văn tả ra hình như có máu


chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt
thấm trên tờ giấy khiến ai đọc đến
cũng phải thấm thìa, ngậm ngùi,
đau đớn đến đứt ruột…”. Nếu
không phải có con mắt trông thấu
cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả
nghìn đời thì tài nào có cái bút
lực ấy…
Mộng Liên Đường Chủ Nhân
TRAO DUYÊN

1. Kiến thức
- Bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và sự hi sinh quên mình của Kiều vì hạnh
phúc của ng¬ười thân qua lời "trao duyên" đầy đau khổ.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, sử dụng thành công lời độc thoại nội tâm .
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng
tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

3. Thái độ, phẩm chất


- Trân trọng Nguyễn Du và giá trị văn chương cổ.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Vị trí đoạn trích:
+ Thuộc phần 2 của tác phẩm: Gia biến và lưu lạc.
+ Từ câu 723- 756/ 3254 câu lục bát.
2. Bố cục: 3 phần
+ P1 (12 câu đầu): Thúy Kiều tìm cách thuyết phục, trao
duyên cho Thúy Vân.
+ P2 (14 câu tiếp): Thúy Kiều trao kỉ vật cho em và dặn dò
em.
+ P3 (8 câu còn lại): Tâm trạng đau đớn, tuyệt vọng của
Thúy Kiều.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Mười hai câu đầu: Thuý Kiều nhờ Thuý Vân thay mình trả nghĩa cho Kim
Trọng
* 2 câu đầu: hoàn cảnh đặc biệt khác thường.
- Cậy → nhờ (cậy- thanh trắc→ âm điệu nặng nề gợi sự quằn quại, đau đớn,
khó nói; nhờ- thanh bằng).
→ hàm ý hi vọng tha thiết của một lời trăng trối, có ý tựa nương, gửi gắm,
vật nài, tin tưởng nơi quan hệ ruột thịt. Nàng dùng từ này vì việc nàng cậy
nhờ vừa đột ngột vừa rất quan trọng với cả hai người.
- Chịu → nhận (tự nguyện).
→ nài ép, bắt buộc, không nhận không được.
- Lạy → thái độ kính cẩn với người bề trên hoặc với người mình hàm ơn.
- Thưa → thái độ kính cẩn, trang trọng
→ Hoàn cảnh đặc biệt khác thường: Kiều là người phiền lụy, mang ơn chính
người em gái ruột của mình
* 10 câu tiếp:
- Tương tư: tình yêu nam nữ; “gánh tương tư”→ người xưa xem tình yêu là một gánh nghĩa vụ,
gánh nặng, chữ tình đi liền với chữ nghĩa, giữa những người yêu nhau có mối duyên tiền định, sẵn có
từ kiếp trước
Câu 3→ sự dang dở, tình yêu tan vỡ.
- Mối tơ thừa – mối tình duyên Kim – Kiều → cách nói nhún mình.→ trân trọng với Vân vì nàng
hiểu sự thiệt thòi của em.
- Mặc em → phó mặc, ủy thác → vừa có ý mong muốn vừa có ý ép buộc Thúy Vân phải nhận lời.
=> Câu 3- 4: Thúy Kiều mong muốn, ép buộc Thúy Vân thay mình nối duyên cùng Kim Trọng.
- Câu 5 → 8: kể lại vắn tắt câu chuyện tình yêu của Kiều- Kim.
- Câu 9 →12: lời thuyết phục Thúy Vân của Kiều
+ Ngày xuân → phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ (tuổi trẻ)
→ Lí do thứ nhất: Thúy Vân còn trẻ.
+ Tình máu mủ (tình cảm chị em ruột thịt); Lời nước non (lời nguyện ước trong tình yêu).
→ Lí do thứ hai: Viện đến tình cảm ruột thịt, Kiều mong Vân thay mình trả nghĩa chàng Kim.
+ Thành ngữ “thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối” (chỉ cái chết)
→ Lí do thứ ba: Được vậy thì Kiều có chết cũng được mãn nguyện, thơm lây vì em đã giúp mình
sống trọn nghĩa với chàng Kim.
=> Phẩm chất của Thúy Kiều: + Sắc sảo khôn ngoan.
+ Luôn nghĩ đến người khác hơn cả bản thân mình → đức hi sinh, lòng vị tha.
2. Mười bốn câu tiếp
* Câu 13 – 14:
- Thúy Kiều trao kỉ vật tình yêu cho Thúy Vân: chiếc vành, bức tờ mây.
→ Với người ngoài cuộc: ko có giá trị vật chất đáng kể.
→ Với Thúy Kiều: quý giá, gợi tình cảm sâu nặng, lời thề ước thiêng liêng của Kim-
Kiều. của chung → của Kim, Kiều, nay còn là của Vân =>tiếc nuối, đau đớn.
Kiều chỉ có thể trao duyên (nghĩa) nhưng tình ko thể trao → ko thanh thản → nghĩ
đến cái chết.
- Của tin : phím đàn, mảnh hương nguyền → những vật gắn bó, gợi tình yêu Kim-
Kiều.
Trao kỉ vật cho em, lí trí Kiều bảo phải trao nhưng tình cảm thì muốn níu giữ. Biết
bao giằng xé trong hai chữ “của chung” ấy. Biết bao tiếc nuối, đớn đau. Nàng tự
nhận mình là “người mệnh bạc”- người có số phận bất hạnh. Nàng chỉ có thể phó
thác cho Vân việc nối mối duyên dang dở với Kim Trọng để trả nghĩa cho chàng chứ
ko thể trao tình yêu. Nên sau khi trao kỉ vật, trao duyên rồi nhưng nàng ko tìm được
sự thanh thản. Nàng coi mình như đã chết…
* Câu 15-24 : Tưởng tượng cái chết cô độc của mình (quên Vân để độc thoại chính mình)
- Cảnh sum họp của Kim Trọng – Thúy Vân >< Linh hồn cô độc, bất hạnh của Thúy Kiều.
→ tình yêu thủy chung, mãnh liệt, ý thức ngày càng rõ hơn về bi kịch của Thúy Kiều.
- Ngày xưa → thời gian quá khứ xa xôi→ thời gian tâm lí, chia cuộc đời Kiều làm hai mảng
đối lập : Quá khứ (hạnh phúc )>< Hiện tại (thảm khốc)
→ Quá khứ đã trở thành ảo ảnh vô cùng xa xôi.
- Hàng loạt những từ nói về cái chết : hồn, nát thân bồ liễu, dạ đài, thác oan → nỗi đau đớn
tuyệt vọng và dự cảm tương lai bất hạnh của Kiều.
“Mất người … thác oan” → Kiều vẽ ra viễn cảnh tương lai đối lập giữa một bên là cảnh sum
vầy của Kim Trọng – Thúy Vân với một bên là linh hồn cô độc, bất hạnh của nàng. Vậy là
dù có chết nàng vẫn ko quên được mối tình với chàng Kim. Nói cách khác đó là một tình
cảm bền chặt, thủy chung, mãnh liệt. Nàng ý thức ngày càng rõ hơn về bi kịch của mình nên
đã chuyển từ đối thoại sang độc thoại nội tâm. Trong khi dự cảm về viễn cảnh tương lai
mình phải chết oan, chết hận, hồn tả tơi bay vật vờ trong gió, ko siêu thoát được, nhưng vẫn
mang nặng lời thề, Kiều như càng dần quên sự có mặt của em để độc thoại.
=> Liên hệ đến câu chuyện về anh Trương Chi (giải thích câu “Dạ đài … thác oan”). Trương
Chi còn tìm được sự đồng cảm của Mị Nương sau khi chàng chết nhưng với Kiều bi kịch
tình yêu ko được giải quyết vì đó mới chỉ là ảo giác của mai sau.
3. Tám câu cuối
- Ý thức về hiện tại : Bây giờ = Trâm gãy bình tan,;Phận bạc như vôi; Nước chảy, hoa trôi.
→ Những thành ngữ chỉ sự tan vỡ, dở dang, bạc bẽo, trôi nổi của tình duyên và số phận con
người.
- Hàng loạt các câu cảm thán : tình yêu mãnh liệt >< sự chia biệt vĩnh viễn.→ nỗi đau đớn,
tuyệt vọng đến mê sảng. “Người mệnh bạc”(phần trên) → người phụ bạc. “Lạy” (lạy tình
quân) → tạ lỗi→ vĩnh biệt.
- Hai lần gọi tên Kim Trọng→ tức tưởi, nghẹn ngào, đau đớn trong mê man bấn loạn.
→ Kiều quên đi nỗi đau của mình mà nghĩ nhiều đến người khác → đức hi sinh cao quý.
*8 câu cuối, Kiều chuyển hẳn sang độc thoại nội tâm mang tính chất đối thoại với người
vắng mặt (Kim Trọng). Hàng loạt các câu cảm thán gợi tình yêu mãnh liệt nhưng sự chia
biệt là vĩnh viễn. Bi kịch càng lên cao, Kiều càng đau đớn, tuyệt vọng đến mê sảng, quên cả
ý tứ thống thiết gọi người vắng mặt là chàng Kim.
Thúy Kiều từ chỗ nhận là người mệnh bạc, giờ lại tự nhận là người phụ bạc chàng Kim. Vì
vậy, đang độc thoại, nàng quay sang đối thoại tưởng tượng với Kim Trọng, gọi tên chàng
trong đớn đau đến mê sảng. Cái lạy ở đây khác cái lạy ở phần đầu. Kiều nhận tất cả lỗi về
mình nhưng nào nàng có lỗi gì … Những dòng tiếp đoạn trích này, ta còn thấy nàng đau đớn
, tuyệt vọng đến ngất đi : “Cạn lời hồn ngất máu say/ Một hơi lặng ngắt, đôi tay giá đồng”…
III. TỔNG KẾT 1. Nghệ thuật
- Miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật.
- Ngôn ngữ độc thoại nội tâm sinh động.
2. Ý nghĩa văn bản :
- Vẻ đẹp nhân cách của Thúy Kiều thể hiện qua nỗi đau đớn khi duyên tình tan vỡ sự hi sinh
đến quên mình vì hạnh phúc của người thân.
- Qua tâm trạng Thuý Kiều, đoạn trích cho thấy sức cảm thông lạ lùng của đại thi hào
Nguyễn Du với thân phận bi kịch và khát vọng tình yêu của con người.
Đề: Bi kịch và vẻ đẹp nhân cách của Thuý Kiều qua trích đoạn Trao duyên
Mở bài: Tác giả, tác phẩm, đề thi
Giải thích:Bi kịch
Vị trí đoạn trích: Phần 2: gia biến lưu lạc
Ý1:Kiều là người con gái thông minh, sắc sảo, khéo léo (lời nhờ vả, lời thuyết phục)
Ý2: Kiều là người con gái hiếu thảo, giàu ân tình, thuỷ chung (người con hiếu thảo; giàu ân
tình thủy chung)
Ý 3: Kiều là người con gái giàu đức hi sinh và lòng vị tha (nhận mình là người phụ bạc;
quên đi nỗi đau của mình chỉ nghĩ cho người khác)
Đánh giá- Kết bài
CHÍ KHÍ ANH HÙNG
(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du )
 
I. Mức độ cần đạt
1. Kiến thức
- Ước mơ công lí của Nguyễn Du gửi gắm qua hình tư­ợng Từ Hải, một con ng­ười có phẩm chất và chí khí phi th­
ường.
- Sáng tạo đặc sắc trong việc xây dựng hình t­ượng anh hùng Từ Hải.
2. Kĩ năng-năng lực
- Củng cố kĩ năng đọc - hiểu một đoạn thơ trữ tình.
- Biết cảm thụ và phân tích những câu thơ hay.
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm, đoạn trích, các kiến thức liên môn như lịch sử, địa
lí, GDCD…
- Năng lực đọc – hiểu các đoạn trích trong Truyện Kiều;
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về nhân vật;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của đoạn trích;
- Năng lực phân tích, so sánh hình ảnh Từ Hải và Thuý Kiều trong đoạn trích;
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học.
- Năng lực đọc diễn cảm…
3. Thái độ
- Giáo dục lí tưởng sống cao đẹp của tuổi trẻ
- Cảm phục, ngưỡng mộ vẻ đẹp của người anh hùng;
I. TÌM HIỂU CHUNG
1- Vị trí đoạn trích
Đoạn trích từ câu 2213 đến câu 2230 của Truyện Kiều : Từ Hải
từ biệt Thuý Kiều ra đi lập sự nghiệp lớn.
2- Đọc và giải thích từ khó
3- Bố cục: 2 đoạn
- Bốn câu đầu: Khát vọng lên đường
- 14 câu cuối:
+ 12 câu tiếp: cuộc đối thoại giữa Thuý Kiều và Từ Hải; tính
cách anh hùng của Từ Hải.
+ 2 câu cuối: Từ Hải dứt áo ra đi.
II- Đọc hiểu: Hình tượng nhân vật Từ Hải
a. Khát vọng lên đường:(4 câu đầu)
- Thời điểm: Tình yêu nồng nàn, say đắm và cuộc sống hạnh phúc của Thúy
Kiều - Từ Hải.
- Từ ngữ, hình ảnh
+ “Trượng phu”: người đàn ông có chí khí ( bậc anh hùng) → hàm ý khâm
phục ca ngợi
+ “lòng bốn phương”: cụm từ chỉ không gian rộng lớn → Lập công danh, sự
nghiệp, tung hoành trong thiên hạ.
+ “Thoắt” dứt khoát mau lẹ, kiên quyết.
- Tư thế:
+ Thanh gươm yên ngựa: một mình, một gươm, một ngựa.
+ Thẳng rong: đi liền một mạch.
 khát khao được vẫy vùng, tung hoành bốn phương là sức mạnh tự nhiên
không có gì ngăn cản nổi. Tư thế oai phong, lẫm liệt hào hùng sánh ngang
với trời đất  cảm phục, ngợi ca lí tưởng của người anh hùng
b- Lí tưởng anh hùng của Từ Hải (phần còn lại)
- Lời của Thuý Kiều: muốn đi theo Từ Hải để cùng chia sẻ, tiếp sức và cùng
gánh vác khó khăn cùng chồng
- Lời của Từ Hải:
+ Từ Hải chối từ mong muốn của Thúy Kiều (không quyến luyến, bịn rịn,
không vì tình yêu mà quên đi lí tưởng cao cả)
+ Trách nhẹ nhàng; Động viên
+ Tin tưởng; Hứa hẹn với Kiều về tương lai
+ Khẳng định quyết tâm, niềm tin tưởng vào tương lai, sự nghiệp.
+ Hình ảnh “chim bằng” là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho người anh hùng
có lí tưởng cao đẹp, phi phàm, mang tầm vóc vũ trụ
 Từ dáng vẻ, suy nghĩ đến hành động tư thế của Từ Hải toát lên vẻ đẹp phi
thường của người anh hùng có ý chí, mục đích sống rõ ràng, niềm tin vào
năng lực của bản thân.
 Ước mơ công lý của Nguyễn Du được gửi gắm qua nhân vật Từ Hải
.
III. Tổng kết 1. Nghệ thuật
Khuynh h­ướng lí t­ưởng hoá ng­ười anh hùng bằng bút pháp ­ước lệ
và cảm hứng vũ trụ ; trong đó, hai phương diện ­ước lệ và cảm hứng
vũ trụ gắn bó chặt chẽ với nhau.
2. Ý nghĩa văn bản
Lí t­ưởng anh hùng của Từ Hải và ước mơ công lí của Nguyễn Du.
Đề: Cảm nhận về nhân vật Từ Hải trong “Chí khí anh hùng”
Hệ thống phần tách ý
Ý 1: Từ Hải- người anh hùng có chí khí phi thường
Ý 2: Từ Hải với lí tưởng cao đẹp khát khao một sự nghiệp lớn
Ý 3: Từ Hải ý thức rõ ràng về tài năng, nghĩa vụ lí tường của mình
và quyết tâm thực hiện lí tưởng đó (vượt qua níu kéo của tình cảm
cá nhân)
Luyện tập: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Nàng rằng:Phận gái chữ tòng,
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi
Từ rằng “Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đừơng.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
/ Nêu ý chính văn bản trên? Xét ở góc độ giao tiếp, văn bản sử dụng ngôn ngữ
gì ?
2/ Lời của Thuý Kiều trong văn bản gợi nhớ đến câu nói gì theo quan niệm
phong kiến ? Tại sao nàng xin đi theo Từ Hải ?
3/ Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong văn bản?
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8-10 câu), nêu cảm nhận của anh/chị về lí
tưởng cao đẹp cùa người anh hùng Từ Hải.
1.Ý chính của văn bản: Thuý kiều xin đi theo Từ Hải. Từ Hải đáp lại bằng lời trách nhẹ
nhàng và lời hứa hẹn một tương lai tươi sáng với sự nghiệp phi thường.
Xét ở góc độ giao tiếp, văn bản sử dụng ngôn ngữ đối thoại.
2. Lời của Thuý Kiều trong văn bản gợi nhớ đến câu nói theo quan niệm phong kiến: tại gia
tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử ( quan niệm tam tòng)
Kiều xin đi theo Từ Hải vì nàng muốn gắn kết với Từ Hải không phải chỉ bằng tình tri kỉ,
nam nữ mà bằng nghĩa vợ-chồng. Nàng muốn mình là một phần của cuộc đời Từ để có một
chỗ dựa trong cuộc đời- một nét tâm lí rất chân thật ở người con gái yếu đuối có cảnh ngộ
như nàng. Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp lòng chung thuỷ của Kiều.
3. Biện pháp tu từ trong văn bản :
Phép liệt kê : mười vạn tinh binh, chiêng dậy đất, tinh rợp đường
Phép điệp cúa pháp : Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đừơng.
Nói quá : chiêng dậy đất, tinh rợp đường
Hoán dụ : mặt phi thường ( anh hùng)
Hiệu quả nghệ thuật: thông qua hàng loạt biện pháp tu từ về từ và tu từ cú pháp, tác giả thể
hiện niềm tin, lí tưởng cao cả của anh hùng. Đó là một lí tưởng đẹp. Lí tưởng gắn liền với
một quan điểm sống tích cực, một cách sống vượt ra mọi khuôn khổ trói buộc của đời
thường để đạt tới mục tiêu cao cả.
+ Lí tưởng cao đẹp của Từ Hải được thế hiện ở khát vọng xây
dựng công danh sự nghiệp.
+ Trong lời nói với Kiều, Từ tự tin khẳng định về một tương lai
thành công, muộn thì cũng không quá một năm, chàng nhất định
trở vế với cả một cơ đồ to lớn. Những hình ảnh tiếng chiêng dậy
đất, bóng tinh rợp đường là tưởng tượng của Từ về tương lai, vì
nó mà Từ dứt áo ra đi.
+ Xuất phát chỉ với thanh gươm yên ngựa, Từ đã hướng đến
tương lai rực rỡ, điều đó chứng tỏ người anh hùng rất quyết tâm
để lập thân, lập nghiệp và sẽ nỗ lực hết mình để biến lí tưởng
thành hiện thực huy hoàng.

You might also like