You are on page 1of 4

1.

Cách lập dàn ý: khái quát-cụ thể/ biểu hiện-nghệ thuật-ý nghĩa
2. Cách phân tích tác phẩm văn học/ phân tích nhận vật (4)
- Pt tác phầm: pt theo bố cục/ pt theo nhân vật/ pt theo nội dung/ pt theo kết hợp
- PT nhân vật: PT theo bố cục/ pt theo chặng đời/ Pt theo đăc điểm (ngoại hình/ tính cách/ phẩm chất/ diễn
biến tâm trạng..) kết hợp
Kiểu ở lầu ngưng bích; kết hợp pt theo bố cục và đặc điểm diễn biến tâm trạng
-Đoạn1: Kiều….
- Đoạn 2;Kiều…
- Đoạn 3:….
Nhân vật ông Hai: Pt kết hợp chặng đời +pt đặc điểm phẩm chất, tích cách
- Khi được tin làng Dầu theo giặc…..
- Khi dc tin cải chính làng Dầu không theo giặc….

Bàn về T Kiều: A đã nhận đinh bcd. Qua việc pt Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu ngưng Bích…sáng tỏ

3. Dan ý nghị luận về 1 kiến bàn về văn học


Ý 1: Giải thích nhận định
(Nhận định là nhận định về vấn đề: giá trị của văn học/ chức năng văn học/ đặc điểm p/c; đặc điểm thơ….)
Ý 2; Phân tích+chứng minh nhận định
a.Phân tích+chứng minh bằng kiến thức lí luận văn học (Bắt buộc)
b. Phân tích+chứng minh bằng kiến thức tác phẩm cụ thể (Đọc văn)

Theo nguyên tắc: biểu hiện-nghệ thuật-ý nghĩa (của tác phẩm đang phân tích)
cách phân tích tác phẩm/ cách phân tích nhân vật

Ý 3: Bàn bạc mở rộng ý kiến/ nhận định văn học


- Ý kiến đó đúng/sai
- Ý nghĩa của ý kiến
- +Ý nghĩa với người sáng tác
- +Ý nghĩa đối với tác phẩm/ thể loại….
- +Ý nghĩa với bạn đọc (người tiếp nhận)
- +Ý kiến đó đúng nhưng đã đủ chưa? Để hoàn thiện cần bổ sung….
- Để đáp ứng được yêu cầu như ý kiến đang bàn luận người nghệ sĩ cần có những phẩm chất: tài
năng- lương tâm- sức sáng tạo..

4. Vài tư liệu về Chị em Thuý Kiều Sử dụng khi bàn luận mở rộng

1. Quan niệm về vẻ đẹp của người phụ nữ xưa


Theo quan niệm của Nho giáo, “công dung ngôn hạnh” và “tam tòng tứ đức” là những tiêu chuẩn
mà xã hội phong kiến xưa đặt ra cho người phụ nữ. 

Cụm từ “Tam tòng” dùng để chỉ 3 điều mà người phụ nữ xưa buộc phải tuân theo, gồm có:

 Tại gia tòng phụ: Có nghĩa là người con gái ở nhà thì phải nghe theo lời của cha mẹ. Trong xã
hội xưa, một người con gái được đánh giá ngoan ngoãn là phải biết nghe lời bố mẹ, làm theo
những điều mà bố mẹ đề ra.
 Xuất giá tòng phu: Nghĩa là người con gái sau khi lấy chồng sẽ phải nhất quyết nghe theo lời
chồng. Họ có trách nhiệm vun vén hạnh phúc gia đình, chăm sóc con cái và giúp chồng làm
nên sự nghiệp lớn.
 Phu tử tòng tử: Nếu chồng mất thì người phụ nữ phải ở vậy để nuôi con trưởng thành và mọi
việc trọng đại trong gia đình đều do người con trai quyết định.

Còn “Tứ đức” dùng để chỉ 4 đạo đức, 4 phẩm chất cần có ở một người phụ nữ, đó là: Công –
dung – ngôn – hạnh.
Đây là 4 chuẩn mực cơ bản của người phụ nữ, là điều mà mỗi người phụ nữ cần tu luyện để
hoàn thiện mình hơn. Theo quan niệm Nho giáo, ý nghĩa công dung ngôn hạnh được hiểu như
sau:

– Công: Được hiểu là nữ công gia chánh, biết nội trợ, biết may vá thêu thùa và nuôi dạy con cái
chăm ngoan, khỏe mạnh.

– Dung: Chỉ “dung nhan”, đề cập đến vẻ đẹp hình thức của người phụ nữ. Đó là vẻ kín đáo, thùy
mị, nết na, đảm đang,… như ca dao ca ngợi:

“Những người thắt đáy lưng ong

Vừa khéo chiều chồng vừa khéo nuôi con”. 

– Ngôn: Là những lời nói nhã nhặn, kín đáo, dễ nghe, nhỏ nhẹ, gọi dạ bảo vâng,… kèm theo đó là
những cử chỉ phù hợp, cư xử đúng phép tắc, nói đúng chỗ, đúng lúc; thể hiện sự đoan trang,
thanh lịch của người phụ nữ.

– Hạnh: Đây là đức tính cuối cùng trong “tứ đức” của người phụ nữ và được xem là quan trọng
nhất. Hạnh dùng để chỉ đạo đức, lòng chung thủy son sắt, lòng nhân hậu, giữ trọn nề nếp gia
phong,… Đức hạnh đó của người phụ nữ được thể hiện qua các mối quan hệ với cha mẹ, con
cái, vợ – chồng,…

2. Bàn luận 2

Khi tạo ra nhân vật, nhà văn thường nhằm khái quát tính cách của con người, và mỗi nhân vật
khái quát những tính cách khác nhau, thuộc về những môi trường khác nhau của đời sống. Qua Thúy
Kiều và Thúy Vân, Nguyễn Du không nhằm so sánh, không phân biệt ai làm nền cho ai nổi bật, mà
chính là nhằm khắc họa hai hình tượng nhân vật với những đặc điểm tính cách và số phận riêng. Cả hai
nhân vật Thúy Vân và Thúy Kiều hiện lên như những hình tượng lý tưởng, hoàn thiện hoàn mỹ, được
miêu tả bằng bút pháp ước lệ, bằng các chất liệu so sánh cao đẹp mượn từ thiên nhiên. Tuy nhiên, đáng
chú ý là khi miêu tả chân dung, bằng ngòi bút tài hoa của mình, Nguyễn Du làm nổi bật được thần thái
của từng nhân vật. Thần thái gắn với tính cách, tính cách làm nổi lên dự cảm về số phận - những điều sẽ
được tác giả miêu tả về sau. Đó là hai người phụ nữ, hai thân phận đàn bà vốn cùng xuất thân từ nơi
“Êm đềm trướng rủ màn che” nhưng những biến cố gia đình rồi sẽ biến họ thành những số phận khác
nhau. Đặt nhân vật trong sự soi chiếu từ tổng thể mạch truyện như thế, người đọc mới mong có thể đến
gần hơn với tấm lòng cụ Nguyễn qua những câu “Kiều” trong từng trích đoạn.

Nguyễn Du tả Thúy Vân không chỉ tả ngoại hình, mà ngoại hình ấy gắn với phẩm chất. Vẻ đẹp
của Thúy Vân là vẻ đẹp vượt lên nhan sắc, vừa hài hòa phúc hậu, vừa nền nã sang quý, khiến khắp đất trời ai
ai cũng cảm mến, nể vì. Không còn là miêu tả khách quan nữa, cụ Nguyễn đã dành những lời đẹp nhất bộc
lộ cảm xúc ngợi ca con người “khác vời” cả về nhan sắc và đức hạnh ấy:

“Vân xem trang trọng khác vời/ Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang/ Hoa cười ngọc thốt đoan trang/
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”!
Chẳng phải tác giả thiên về tả ngoại hình Thúy Vân mà bỏ qua phẩm hạnh, mà phải thấy con người có nhan
sắc khác thường và phẩm hạnh sang quý đến như vậy thì chẳng còn gì để bút mực phải nói thêm. Còn với
Thúy Kiều thì khác. Vân đã đẹp, Kiều lại “càng” tuyệt mỹ: “Kiều càng sắc sảo mặn mà/ So bề tài sắc lại là
phần hơn/ Làn thu thủy, nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh/ Một hai nghiêng nước
nghiêng thành/ Sắc đành đòi một, tài đành họa hai…”. Nguyễn Du viết “lại là phần hơn” trong cái ngữ điệu
thể hiện cái tâm thế vừa ngắm vẻ đẹp này lại được ngắm vẻ đẹp khác, bộc lộ cảm hứng ngợi ca/ tung hô sắc
tài vượt ngưỡng của con người, chứ không phải có ý so sánh hơn - kém giữa hai nàng. Nhan sắc vượt
ngưỡng, phẩm hạnh hơn người và đa tài thiên bẩm - tất cả đều “phát tiết ra ngoài”, những điều đó oái oăm
thay lại gắn với kiếp “đoạn trường”, lại là cái cớ chuốc lấy những ghét ghen. Dự cảm về kiếp “đoạn trường”
ấy đã được bộc lộ khi tác giả khắc họa tài sáng tạo âm nhạc của Kiều. Với nàng, nghệ thuật như là tiếng nói
huyền bí của nội tâm: “Khúc nhà tay lựa nên chương/ Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân”. Bắt đầu tả
chân dung Kiều là “Kiều càng…”, khép lại dòng thơ khắc họa chân dung nàng thì “…lại càng não nhân”!
Cho nên, có thể thấy, cùng với giọng điệu tụng ca/ tung hô sắc tài của nhân vật, chữ nghĩa Nguyễn Du còn
có gì đó như muốn đay đả “số mệnh” trong khi nói đến cái “ghen” cái “hờn” của liễu, của hoa. Ngợi ca
Thúy Vân, Nguyễn Du ngợi ca một người con gái có số phận coi như “êm đềm” giữa đời thường. Ngợi ca
Thúy Kiều, Nguyễn Du ngợi ca sắc tài phẩm hạnh trong một thân phận bị nhấm chìm dưới đáy xã hội, thân
phận gái làng chơi; Nguyễn Du đứng về phía nước mắt, đứng về phía cái đẹp, cái thiện bị cuộc đời đối
xử bất công, bị chà đạp bầm dập. Cả hai người con gái sắc nước hương trời, phẩm hạnh hơn người
sinh trưởng từ cuộc sống yên bình khuôn phép đều xứng đáng hưởng hạnh phúc. Nhưng rồi, “ phận
đàn bà” hóa ra “Lời rằng bạc mệnh…”! Nguyễn Du dành sự trân trọng, yêu thương cho cả hai nhân
vật như nhau, trong mọi hoàn cảnh, “có đâu thiên vị người nào”…

Cách diễn đạt giàu hình ảnh


Cách trích dẫn và đưa dẫn chứng sao cho liền mạch
Cách phân tích tp: đặt trong tổng thể các mối tương quan với các tp khác cùng thời kì/ cùng giai
đoạn/ bối cảnh xã hội
5. Đặt trong bối cảnh xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ hà khắc “nhất nam viết hữu, thập
nữ viết vô”, trong khi các nhà thơ còn mải mê, đắm đuối trong “thi dĩ ngôn chí” “văn dĩ tải
đạo” của bậc nam nhi đại trượng phu “Công danh nam tử còn vướng nợ-Luống thẹn tai
nghe chuyện Vũ Hầu” (Thuật Hoài-Phạm Ngũ Lão”) hoặc ung dung tìm cách sống nhàn:
“Một mai một cuốc một cần câu-Thơ thẩn dầu ai vui thú nào” (Nhàn-Nguyễn Bỉnh Khiêm);
Nguyễn Du đã nhỏ máu đầu ngọn bút ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ…Đó chẳng phải là
giá trị nhân đạo…..

VHvn X- xv: chủ nghĩa yêu nước sang thế kỉ 18=con người- người phụ nữ: T Kiều: Cung oán ngâm khúc;
Chinh phụ ngâm; Người con gái Nam Xương
- XHPK VN khủng hoảng- thối nát
- Nôi chiến liên miên: con người- khổ-- người phụ nữ
Khái quát văn học VN X-19

Xã hội như thế nào văn học sẽ như thế: Vh – hiện thực: VH tấm gương khổng lồ kéo lê ---

1945-1975
� Cuộc chiến vệ quốc: người lính trung tâm van học
� Công cuộc xd chủ nghĩa xã hội ở miền bắc: người lao động – thời đại mới
� Bỏ quên khăn tay- cầm chạy theo- trả lại- đang yêu- lao động

You might also like