You are on page 1of 8

ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ ĐÔ THỊ HÓA

Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư nước ta hiện nay?
A. Dân số đông, nhiều thành phần dân tộc.
B. Gia tăng dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ.
C. Dân cư phân bố chưa hợp lí giữa thành thị và nông thôn.
D. Dân số có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu nhóm tuổi.
Câu 2. Vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta đang đặc biệt quan tâm đến đồng bào các dân tộc là
A. các dân tộc ít người sống tập trung ở miền núi.
B. mỗi dân tộc có những nét văn hoá riêng.
C. sự chênh lệch lớn về phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc.
D. phân bố các dân tộc đã có nhiều thay đổi.
Câu 3. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng dân số gia tăng nhanh ở nước ta là
A. mức sinh cao và giảm chậm. B. mức chết cao và ổn định.
C. sự phát triển kinh tế - xã hội. D. mức sinh cao và tăng nhanh.
Câu 4. Sự gia tăng dân số nhanh hiện nay ở nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc
A. phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
B. cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân.
C. khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
D. mở rộng thị trường tiêu thụ.
Câu 5. Hiện nay, dân số nước ta có tỉ suất sinh tương đối thấp là do
A. số người quá độ tuổi sinh đẻ ít. B. thực hiện tốt công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình.
C. đời sống nhân dân khó khăn. D. xu hướng sống độc thân ngày càng phổ biến.
Câu 6. Ở nước ta, việc đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi và phát triển
công nghiệp nông thôn nhằm
A. khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.
B. nâng cao tỉ lệ dân thành thị.
C. phân bố lại dân cư.
D. giải quyết nhu cầu việc làm của xã hội.
Câu 7. Việc phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng trên phạm vi cả nước là rất cần thiết vì
A. nguồn lao động nước ta còn thiếu tác phong công nghiệp.
B. dân cư nước ta tập trung chủ yếu ở các đồng bằng.
C. sự phân bố dân cư của nước ta không đều và chưa hợp lí.
D. tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp của nước ta hiện còn cao.
Câu 8. Vấn đề nào sau đây không phải là sức ép của dân số lên chất lượng cuộc sống ?
A. Cung cấp lương thực, thực phẩm. B. Phát triển văn hoá, y tế, giáo dục.
C. Vấn đề không gian cư trú. D. GDP bình quân theo đầu người.
Câu 9. Vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Duyên hải miền Trung. D. Đông Nam Bộ.
Câu 10. Nguyên nhân cơ bản làm Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao hơn đồng bằng sông Cửu
Long là
A. đất đai màu mỡ, phì nhiêu hơn. B. khí hậu thuận lợi hơn.
C. giao thông thuận tiện hơn. D. lịch sử định cư sớm hơn.
Câu 11. Trung du và miền núi nước ta có mật độ dân số thấp hơn vùng đồng bằng chủ yếu là vì
A. điều kiện kiện tự nhiên khó khăn hơn. B. lịch sử định cư sớm hơn.
C. nguồn lao động ít hơn. D. kinh tế - xã hội còn chậm phát triển.
Câu 12: Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra
A. khá nhanh, trình độ đô thị hóa cao. B. chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp.
C. khá muộn nhưng trình độ rất cao. D. rất nhanh và trình độ đô thị hóa cao.
Câu 13: Nước ta có tỉ lệ dân nông thôn còn lớn chủ yếu do
A. lao động nhiều, dịch vụ phát triển còn yếu. B. ngành nghề còn ít, trồng trọt chiếm ưu thế.
C. gia tăng tự nhiên còn cao, người già đông. D. công nghiệp hóa hạn chế, đô thị hóa chậm.
Câu 14: Đô thị nước ta có khả năng tạo ra nhiều việc làm cho người lao động chủ yếu do
A. có nhiều nhà đầu tư với năng lực vốn lớn. B. hoạt động công nghiệp, dịch vụ phát triển.
C. tập trung số lượng lớn lao động có trình độ. D. cơ sở vật chất kĩ thuật, giao thông hiện đại.
Câu 15: Quá trình đô thị hóa ở nước ta có đặc điểm là
A. mạng lưới cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại. B. thị trường tiêu thụ rộng lớn, phân bố đồng đều.
C. tốc độ đô thị hóa chậm, trình độ đô thị hóa thấp. D. mạng lưới đô thị phân bố đều giữa các vùng.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng với ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội nước
ta?
A. Có khả năng tạo ra việc làm và thu nhập cho lao động.
B. Tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
C. Sử dụng hạn chế những lao động có chuyên môn kĩ thuật.
D. Ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế của địa phương.
Câu 17: Đô thị ở miền núi nước ta phần lớn có quy mô vừa và nhỏ do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A. Quy mô dân số nhỏ, nền kinh tế còn chậm phát triển.
B. Mật độ dân số thấp, chức năng đô thị là hành chính.
C. Địa hình chia cắt mạnh, cơ sở hạ tầng còn hạn chế.
D. Lịch sử định cư muộn, điều kiện tự nhiên khó khăn.
Câu 18: Phân bố đô thị ở nước ta không đều giữa các vùng chủ yếu do sự khác nhau về
A. quá trình công nghiệp hóa, trình độ phát triển kinh tế.
B. mức độ tập trung dân cư, đặc điểm địa hình và khí hậu.
C. trình độ dân trí, đặc điểm về tài nguyên thiên nhiên.
D. phát triển công nghiệp và dịch vụ, đặc điểm dân cư.
Câu 19: Đô thị nước ta có khả năng đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế chủ yếu do
A. có sức hút với đầu tư trong, ngoài nước. B. cơ sở vật chất kĩ thuật, hạ tầng khá tốt.
C. thị trường tiêu thụ rộng, mức sống cao. D. quy mô dân số lớn, có lao động kĩ thuật.
Câu 20: Tác động tích cực của quá trình đô thị hóa ở nước ta không phải là
A. làm gia tăng ô nhiễm môi trường. B. làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
C. tạo động lực tăng trưởng kinh tế. D. tạo ra thêm nhiều việc làm mới.
Câu 21: Vùng nào sau đây có mật độ đô thị dày đặc nhất ở nước ta?
A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đông Nam Bộ.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 22: Thời Pháp thuộc, đô thị hóa không có đặc điểm nào sau đây?
A. Đô thị không có cơ sở để mở rộng. B. Tỉnh, huyện thường được chia với quy mô nhỏ.
C. Đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa. D. Chức năng chủ yếu là hành chính và quân sự.
Câu 23: Trình độ đô thị hóa của nước ta còn thấp biểu hiện chủ yếu ở
A. chức năng, quy mô dân số, hệ thống giao thông vận tải.
B. các loại hình dịch vụ, chức năng, quy mô của các đô thị.
C. mức sống dân cư, tỉ lệ thất nghiệp, quy mô của các đô thị.
D. tỉ lệ dân số thành thị, cơ sở hạ tầng, quy mô của các đô thị.
Câu 24: Tỉ lệ dân đô thị nước ta chiếm chưa đến 1/3 dân số là biểu hiện của đặc điểm nào sau đây?
A. Nông nghiệp phát triển mạnh mẽ. B. Điều kiện sống ở thành thị thấp.
C. Trình độ đô thị hóa còn thấp. D. Điều kiện sống ở nông thôn cao.
Câu 25: Các đô thị ở nước ta hiện nay
A. chủ yếu là kinh tế nông nghiệp. B. có tỉ lệ thiếu việc làm rất cao.
C. có thị trường tiêu thụ đa dạng. D. tập trung đa số dân cư cả nước.
Câu 26: Phát biểu nào sau đây không đúng với các thành phố và thị xã ở nước ta?
A. Tạo ra động lực cho sự tăng trưởng, phát triển kinh tế.
B. Là nơi sử dụng nhiều lao động có chuyên môn kĩ thuật.
C. Là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn, đa dạng.
D. Cơ sở vật chất kĩ thuật lạc hậu, sức hút vốn đầu tư kém.
Câu 27: Quá trình đô thị hóa ở nước ta không có đặc điểm nào sau đây?
A. Các đô thị có quy mô khác nhau. B. Phân bố các độ thị có sự khác nhau.
C. Diễn ra chậm nhưng trình độ cao. D. Diễn ra chậm chạp, trình độ thấp.
Câu 28: Quá trình đô thị hóa ở nước ta trong giai đoạn 1965 đến 1972 bị chững lại vì
A. tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhanh. B. chính sách thu hút dân cư về nông thôn.
C. các đô thị bị chiến tranh phá hoại. D. chính sách hạn chế di dân vào thành thị.
Câu 29: Các đô thị ở nước ta thường có chức năng là
A. trung tâm kinh tế. B. trung tâm hành chính.
C. trung tâm văn hóa. D. trung tâm tổng hợp.
Câu 30: Khu vực đô thị thu hút được nhiều vốn đầu tư dựa trên lợi thế chủ yếu về
A. nguồn lao động trình độ cao, cơ sở hạ tầng hiện đại.
B. thị trường tiêu thụ rộng, giàu tài nguyên thiên nhiên.
C. hệ thống giao thông hiện đại, chính sách ưu đãi.
D. nguồn nguyên liệu cho sản xuất tại chỗ phong phú.
Câu 31: Phát biểu nào sau đây thể hiện tác động tích cực của quá trình đô thị hóa tới xã hội nước ta?
A. Tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. B. Cơ sở vật chất kĩ thuật được tăng cường.
C. Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. D. Giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường đô thị.
Câu 32: Đô thị đã tác động như thế nào đến vấn đề xã hội ở nước ta?
A. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. B. Tăng cường khả năng thu hút đầu tư.
C. Tạo việc làm mới, nâng cao đời sống. D. Thúc đẩy sự phát triển các vùng khác.
Câu 33: Phát biểu nào sau đây đúng với đô thị hóa ở nước ta hiện nay?
A. Tỉ lệ dân thành thị giảm. B. Trình độ đô thị hóa thấp.
C. Số dân đô thị nhiều hơn nông thôn. D. Đô thị phân bố đồng đều ở các vùng.
Câu 34: Tác động tích cực của đô thị hóa đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta thể hiện ở
A. tỉ lệ dân thành thị ngày càng tăng. B. hình thành nhiều đô thị quy mô lớn.
C. tỉ trọng khu vực I và II tăng nhanh. D. công nghiệp và dịch vụ phát triển.
Câu 35: Nước ta có tỉ lệ dân thành thị còn thấp chủ yếu do
A. dịch vụ ít đa dạng, mức sống dân cư chưa cao. B. kinh tế phát triển chậm, công nghiệp hạn chế.
C. lao động nông nghiệp nhiều, ít thay đổi nghề. D. trình độ đô thị hóa thấp, sức hấp dẫn còn yếu.
Câu 36: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phân bố không đều mạng lưới đô thị của nước ta là
A. quy mô dân số và trình độ phát triển nền kinh tế.
B. điều kiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kinh tế.
C. trình độ phát triển kinh tế và tính chất nền kinh tế.
D. quá trình công nghiệp hóa và phát triển nền kinh tế.
Câu 37: Ở đô thị nước ta tiêu thụ mạnh các sản phẩm hàng hóa chủ yếu do
A. cơ sở hạ tầng khá tốt, giao thương thuận lợi. B. dân cư tập trung đông, chất lượng sống cao.
C. dịch vụ đa dạng, việc kinh doanh phát triển. D. mật độ dân số cao, thu hút nhiều vốn đầu tư.
Câu 38: Tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa của nước ta là
A. khó khăn cho việc khai thác tài nguyên. B. gây lãng phí nguồn lao động có trình độ.
C. gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường. D. cản trở quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Câu 39: Các đô thị lớn của nước ta tập trung ở các vùng kinh tế phát triển do nguyên nhân chủ yếu nào sau
đây?
A. Mật độ dân số cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực.
B. Quy mô dân số lớn, các đô thị đều có chức năng tổng hợp.
C. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, cơ sở hạ tầng đồng bộ.
D. Lịch sử định cư lâu đời, điều kiện tự nhiên rất thuận lợi.
Câu 40: Tác động tiêu cực của đô thị hóa ở nước ta không thể hiện ở
A. tăng nguy cơ thất nghiệp. B. gia tăng các tệ nạn xã hội.
C. di dân tự do từ nông thôn vào thành thị. D. đô thị hóa xuất phát từ công nghiệp hóa.
Câu 41: Tác động của đô thị hoá đến phát triển kinh tế của nước ta không thể hiện ở việc
A. tạo ra nhiều việc làm cho nhân dân. B. tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất kĩ thuật.
C. thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. D. thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển.
Câu 42: Phát biểu nào sau đây thể hiện tác động tích cực của quá trình đô thị hóa tới kinh tế nước ta?
A. Tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. B. Cơ sở vật chất kĩ thuật không đảm bảo.
C. Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. D. An ninh trật tự xã hội diễn biến phức tạp.
Câu 43: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự phân bố số lượng các đô thị ở Việt Nam?
A. Chủ yếu ở vùng đồng bằng và ven biển. B. Chủ yếu ở vùng đồi trung du và miền núi.
C. Chủ yếu ở vùng đồi trung du và ven biển. D. Chủ yếu ở vùng đồng bằng và đồi trung du.
Câu 44: Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh trong những năm gần đây là do
A. kết quả của việc di dân tự do từ nông thôn ra thành thị.
B. tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thành thị cao hơn nông thôn.
C. sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế và quy hoạch, mở rộng các đô thị.
D. cơ sở hạ tầng đô thị phát triển ở mức cao so với khu vực và thế giới.
Câu 45: Đô thị nước ta có khả năng đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế chủ yếu do
A. có sức hút với đầu tư trong, ngoài nước. B. cơ sở vật chất kĩ thuật, hạ tầng khá tốt.
C. thị trường tiêu thụ rộng, mức sống cao. D. quy mô dân số lớn, có lao động kĩ thuật.
LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM, CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
Câu 1: Sự thay đổi cơ cấu sử dụng lao động xã hội của nước ta chủ yếu do
A. phân công lao động giữa các ngành chưa hợp lí.
B. tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật và quá trình đổi mới.
C. phân công lao động trong từng ngành chưa hợp lí.
D. tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, trình độ lao động đã nâng cao.
Câu 2: Khó khăn lớn nhất do sự tập trung lao động đông ở các đô thị lớn của nước ta là
A. bảo vệ môi trường. B. đảm bảo phúc lợi xã hội.
C. giải quyết việc làm. D. khai thác nguồn tài nguyên.
Câu 3: Ở khu vực thành thị, tỉ lệ thất nghiệp cao hơn nông thôn vì
A. Dân nông thôn đổ xô ra thành thị tìm việc làm.
B. Thành thị đông dân hơn nên lao động nhiều hơn.
C. Chất lượng lao động ở thành thị thấp hơn ở nông thôn.
D. Đặc trưng hoạt động kinh tế ở thành thị khác nông thôn.
Câu 4: Để người lao động có thể tự tạo việc làm và tham gia vào các đơn vị sản xuất dễ dàng hơn, nước ta cần
chú trọng biện pháp nào sau đây?
A. Đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu. B. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
C. Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất. D. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo lao động.
Câu 5: Lao động nước ta hiện nay
A. tăng nhanh, còn thiếu việc làm. B. đông đảo, thất nghiệp còn rất ít.
C. chủ yếu công nhân kĩ thuật cao. D. tập trung toàn bộ ở công nghiệp.
Câu 6: Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế của nước ta thay đổi chủ yếu do
A. đẩy mạnh công nghiệp hóa, thu hút đầu tư. B. tăng cường hiện đại hóa, mở rộng dịch vụ.
C. phát triển kinh tế thị trường, toàn cầu hóa. D. khai thác các thế mạnh, tăng trưởng kinh tế.
Câu 7: Tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn nước ta vẫn còn gay gắt do nguyên nhân nào sau đây?
A. Lao động có kĩ thuật cao chiếm tỉ lệ thấp. B. Tình trạng di cư từ nông thôn ra thành thị.
C. Sản xuất nông nghiệp mang tính tự túc, tự cấp. D. Sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ cao.
Câu 8: Việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta vì
A. tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm trên cả nước còn cao.
B. nguồn lao động dồi dào trong khi nền kinh tế chưa phát triển.
C. số lượng lao động cần giải quyết việc làm hàng năm nhiều.
D. nguồn lao động dồi dào trong khi chất lượng lao động thấp.
Câu 9: Việc phát triển nghề thủ công truyền thống ở khu vực nông thôn hiện nay góp phần quan trọng nhất vào
vấn đề nào sau đây?
A. thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa. B. đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
C. thay đổi phân bố dân cư trong vùng. D. giải quyết sức ép về vấn đề việc làm.
Câu 10: Biện pháp chủ yếu để giảm bớt tỉ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn nước ta là
A. phân bố lại lao động trong phạm vi cả nước. B. chuyển nhà máy từ thành thị về nông thôn.
C. đẩy mạnh hợp tác và xuất khẩu lao động. D. đa dạng hoá các hoạt động kinh tế nông thôn.
Câu 11: Tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn nước ta ngày càng tăng nhờ
A. thanh niên nông thôn đã bỏ ra thành thị tìm việc làm.
B. việc đa dạng hoá cơ cấu kinh tế nông thôn.
C. việc thực hiện công nghiệp hoá nông thôn.
D. chất lượng lao động ở nông thôn đã được nâng lên.
Câu 12: Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta hiện nay là
A. phân bố lại dân cư, nguồn lao động trong cả nước.
B. tăng cường liên kết, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
C. xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất lớn.
D. đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ ở đô thị.
Câu 13: Việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta vì
A. tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp cao. B. nhu cầu rất lớn về lao động có trình độ.
C. các tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng. D. phần lớn lao động vẫn trong nông nghiệp.
Câu 14: Lao động nước ta chủ yếu tập trung ở các ngành nông - lâm - thuỷ sản là do
A. thực hiện đa dạng hoá hoạt động sản xuất ở nông thôn.
B. các ngành này có cơ cấu đa dạng, trình độ sản xuất cao.
C. tỉ lệ lao động thủ công còn cao, sử dụng công cụ thô sơ.
D. sử dụng nhiều máy móc và cơ giới hóa trong sản xuất.
Câu 15: Tỉ trọng lao động khu vực II và III ngày càng tăng chủ yếu là do
A. khu vực I làm ăn không có hiệu quả.
B. nước ta đang đẩy mạnh quá trình hội nhập và mở cửa.
C. tác động của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
D. khu vực II và III luôn có hiệu quả cao.
Câu 16: Đặc điểm nổi bật của lao động nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là có
A. trình độ thâm canh cây lương thực cao nhất cả nước.
B. trình độ cao trong khai thác, chế biến thủy hải sản.
C. khả năng thích ứng nhanh với cơ chế thị trường.
D. kinh nghiệm trong đấu tranh, chinh phục tự nhiên.
Câu 17: Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến vấn đề thiếu việc làm ở nước ta?
A. Chất lượng lao động chưa đáp ứng yêu cầu. B. Có nhiều đô thị tập trung dân cư đông đúc.
C. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. D. Phân bố dân cư, nguồn lao động chưa hợp lí.
Câu 18: Việc tập trung nhiều lao động ở các thành phố lớn gây khó khăn chủ yếu nào sau đây?
A. Thiếu lao động ở nông thôn. B. Việc bố trí, sắp xếp việc làm.
C. Hạn chế khả năng thu hút đầu tư nước ngoài. D. Phát triển các ngành đòi hỏi kĩ thuật cao.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây đúng với nguồn lao động của nước ta?
A. Phần lớn lao động có tác phong công nghiệp. B. Lực lượng đông đảo, lao động bổ sung lớn.
C. Số lượng, chất lượng lao động phân bố đều. D. Lao động đã qua đào tạo chiếm tỉ lệ rất lớn.
Câu 20: Hạn chế lớn nhất của nguồn lao động nước ta hiện nay là
A. thể lực còn rất hạn chế. B. số lượng quá đông đảo.
C. trình độ vẫn còn hạn chế. D. số lượng tăng rất nhanh.
Câu 21: Phương hướng trước tiên để lực lượng lao động trẻ ở nước ta sớm trở thành nguồn lao động có chất
lượng là
A. có kế hoạch giáo dục, đào tạo hợp lí. B. lập nhiều cơ sở giới thiệu việc làm.
C. tổ chức các hoạt động hướng nghiệp. D. mở rộng các ngành, nghề thủ công.
Câu 22: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho thu nhập bình quân của lao động nước ta thuộc loại thấp
so với thế giới?
A. Năng suất lao động chưa cao. B. Tỉ lệ lao động nông nghiệp còn lớn.
C. Hệ thống cơ sở hạ tầng lạc hậu. D. Lao động thiếu tác phong công nghiệp.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng về chất lượng nguồn lao động nước ta?
A. cần cù, sáng tạo, ham học hỏi. B. nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.
C. có tác phong công nghiệp cao. D. chất lượng lao động đang nâng lên.
Câu 24: Tỉ lệ lao động ở khu vực thành thị nước ta ngày càng tăng là do
A. đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa. B. mức sống của dân cư nông thôn thấp.
C. cơ cấu kinh tế nông thôn chậm chuyển dịch. D. thành thị có gia tăng dân số tự nhiên còn cao.
Câu 25: Xuất khẩu lao động có ý nghĩa như thế nào trong giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta?
A. Giúp phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
B. Góp phần đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.
C. Đa dạng các loại hình đào tạo lao động trong nước.
D. Hạn chế tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm.
Câu 26: Quá trình phân công lao động xã hội ở nước ta chậm chuyển biến, chủ yếu là do
A. cơ sở hạ tầng kinh tế chưa phát triển đồng bộ. B. tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm còn cao.
C. năng suất và thu nhập của lao động còn thấp. D. chưa sử dụng triệt để quỹ thời gian lao động.
Câu 27: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho trình độ lao động nước ta còn thấp?
A. Khả năng tự học thấp, công nghiệp hóa diễn ra chậm.
B. Trình độ phát triển kinh tế thấp, đào tạo còn hạn chế.
C. Cơ cấu dân số trẻ, vốn đầu tư cho đào tạo nghề còn ít.
D. Giáo dục phát triển chưa đều, đa số dân cư ở nông thôn.
Câu 28: Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng hiệu quả nguồn lao động nước ta không có nội dung
nào sau đây?
A. Tăng cường xuất khẩu lao động. B. Có chính sách chuyển cư phù hợp.
C. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp. D. Kiềm chế tốc độ gia tăng dân số.
Câu 29: Biện pháp chủ yếu để giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị nước ta là
A. đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. B. phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ.
C. phân bố lại lao động trong phạm vi cả nước. D. đẩy mạnh hợp tác đầu tư, xuất khẩu lao động.
Câu 30: Đặc điểm nào sau đây không hoàn toàn đúng với nguồn lao động nước ta?
A. Có ý thức tự giác và có tinh thần trách nhiệm cao.
B. Có kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
C. Có khả năng tiếp thu, vận dụng khoa học kĩ thuật tốt.
D. Cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất đa dạng.
Câu 31: Chất lượng nguồn lao động của nước ta ngày càng được nâng cao chủ yếu là do
A. số lượng lao động trong các công ty liên doanh tăng lên.
B. những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.
C. mở thêm nhiều các trung tâm đào tạo và hướng nghiệp.
D. phát triển mạnh ngành công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
Câu 32: Người lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm sản xuất nhất trong lĩnh vực
A. du lịch. B. nông nghiệp. C. công nghiệp. D. thương mại.
Câu 33: Biện pháp quan trọng nhất để giảm sức ép việc làm ở khu vực thành thị là
A. đẩy mạnh quá trình đô thị hóa. B. chuyển cư tới các vùng khác.
C. đẩy mạnh xuất khẩu lao động. D. xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí.
Câu 34: Ý nghĩa chủ yếu của việc đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở nước ta là
A. giảm sức ép việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ.
B. tăng thu ngoại tệ, tăng cường hợp tác, nâng cao dân trí.
C. thu hút đầu tư, giảm sức ép việc làm, nâng cao mức sống.
D. tăng thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư.
Câu 35: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi nhằm mục đích xã hội chủ yếu nào sau đây?
A. Hạ tỉ lệ gia tăng dân số ở khu vực này. B. Phát huy truyền thống sản xuất của người dân.
C. Tăng dần tỉ lệ dân thành thị trong cơ cấu. D. Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng.
Câu 36: Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn nước ta hiện nay là
A. đẩy mạnh xuất khẩu lao động. B. đa dạng hóa các hoạt động kinh tế nông thôn.
C. đẩy mạnh thâm canh tăng vụ. D. lao động đến các thành phố tìm kiếm việc làm.
Câu 37: Lao động nước ta đang có xu hướng chuyển từ khu vực Nhà nước sang khu vực khác chủ yếu do
A. thực hiện nền kinh tế mở, thu hút đầu tư nước ngoài.
B. các chính sách tinh giảm biên chế của nhà nước.
C. kinh tế từng bước chuyển sang cơ chế thị trường.
D. tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Câu 38: Việc làm đang là vấn đề nan giải ở Đồng bằng sông Hồng chủ yếu do
A. lao động trồng trọt đông, dịch vụ còn chưa đa dạng.
B. mật độ dân số cao, phân bố dân cư không đồng đều.
C. dân đông, tài nguyên tự nhiên bị khai thác quá mức.
D. nguồn lao động dồi dào, kinh tế chuyển dịch chậm.
Câu 39: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của nước ta thay đổi chủ yếu do
A. chuyên môn hóa, nâng cao trình độ lao động. B. công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
C. hiện đại hóa, thu hút nguồn đầu tư nước ngoài. D. đô thị hóa, phát triển mạnh hoạt động dịch vụ.
Câu 40: Biện pháp quan trọng nhất để giảm sức ép việc làm ở Đồng bằng sông Hồng là
A. đẩy mạnh xuất khẩu lao động. B. xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí.
C. chuyển cư tới các vùng khác. D. đẩy mạnh quá trình đô thị hóa.
Câu 41: Ý nghĩa chủ yếu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta hiện nay là
A. hình thành ngành trọng điểm và hiện đại hóa sản xuất.
B. phát huy thế mạnh và đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế.
C. tạo hàng hóa xuất khẩu và giải quyết được việc làm.
D. phát triển sản xuất hàng hóa và bảo vệ môi trường.
Câu 42: Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta tăng nhanh chủ yếu do
A. tận dụng tốt thế mạnh của nguồn lao động. B. đường lối mở cửa, hội nhập của nước ta.
C. Việt Nam trở thành thành viên của WTO. D. khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
Câu 43: Thành phần kinh tế Nhà nước có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta hiện nay là do
A. chi phối hoạt động của tất cả các ngành kinh tế.
B. nắm giữ các ngành kinh tế then chốt của quốc gia.
C. có số lượng doanh nghiệp lớn nhất cả nước.
D. chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.
Câu 44: Việc giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
A. Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa. B. Phát huy lợi thế về đất đai, khí hậu.
C. Nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp. D. Tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.
Câu 45: Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nước ta đang dịch chuyển theo hướng nào sau đây?
A. Hình thành các vùng chuyên canh lớn. B. Có nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời.
C. Tăng tỉ trọng của công nghiệp chế biến. D. Giảm tỉ trọng của công nghiệp khai thác.
Câu 46: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nước ta đang chuyển dịch
tích cực?
A. Phát triển sản xuất hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
B. Thị trường xuất khẩu mở rộng, nội thương đang phát triển mạnh.
C. Chính sách mở cửa, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
D. Quy hoạch lãnh thổ, chất lượng nguồn lao động được cải thiện.
Câu 47: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ khu vực I của nước ta hiện nay là
A. các ngành trồng cây lương thực, chăn nuôi tăng dần tỉ trọng.
B. giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản.
C. tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp, giảm tỉ trọng ngành thủy sản.
D. tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi.
Câu 48: Ý nghĩa chủ yếu của việc hình thành vùng chuyên canh nông nghiệp ở nước ta là
A. tạo lượng nông sản lớn, phát triển hàng hóa. B. thúc đẩy áp dụng công nghệ, tăng năng suất.
C. sử dụng hiệu quả đất đai, bảo vệ môi trường. D. khai thác các thế mạnh, tăng trưởng kinh tế.
Câu 49: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho nước ta thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài?
A. Vị trí thuận lợi, xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa.
B. Có lợi thế về tài nguyên, lao động, chính sách phát triển.
C. Cơ sở hạ tầng được cải thiện, an ninh chính trị ổn định.
D. Chính sách phát triển, cơ sở vật chất kĩ thuật cải thiện.
Câu 50: Việc tăng tỉ trọng các sản phẩm có chất lượng trong từng ngành công nghiệp của nước ta chủ yếu
nhằm
A. phù hợp với chuyển dịch cơ cấu ngành. B. khai thác hợp lí thế mạnh nguyên liệu.
C. tận dụng thế mạnh lao động. D. đáp ứng yêu cầu của thị trường.

You might also like