You are on page 1of 9

ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT- 01

Câu 1: Vùng núi và cao nguyên nước ta có dân cư thưa thớt chủ yếu là do
A. nhiều khoáng sản còn dưới dạng tiềm năng, khai thác rất khó khăn.
B. có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời hơn so với các vùng đồng bằng.
C. giao thông khó khăn, kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí thấp.
D. quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, ít các thành phố lớn và đông dân.
Câu 2: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống ở nước ta còn gặp
nhiều khó khăn?
A. Trình độ lao động thấp, phân bố lao động chưa đồng đều.
B. Quy mô dân số đông, trình độ phát triển kinh tế chưa cao.
C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, năng suất lao động cao.
D. Dân số tăng nhanh, chất lượng giáo dục còn nhiều hạn chế.
Câu 3: Dân số nước ta tập trung phần lớn ở nông thôn, chủ yếu là do
A. đô thị chưa tạo ra sức hút lao động. B. địa hình khá bằng phẳng, giáp biển.
C. trình độ phát triển kinh tế còn thấp. D. sản xuất lúa gạo cần nhiều lao động.
Câu 4. Đến năm 2035, Việt Nam sẽ có khoảng 4 triệu nam có nguy cơ độc thân, đây là hậu quả của
A. cơ cấu dân số trẻ. B. cơ cấu dân số vàng. C. chính sách dân số hiệu quả. D. mất cân bằng giới tính.
Câu 5: Khu vực đồng bằng nước ta tập trung dân cư đông đúc chủ yếu do
A. Lịch sử quần cư lâu đời, gia tăng dân số cao.  B. Có nhiều làng nghề và các khu công nghiệp.
C. Kinh tế phát triển, tự nhiên nhiều thuận lợi.  D. Đất trồng tốt, sản xuất nông nghiệp trù phú.
Câu 6: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho mật độ dân số trung bình của Đông Nam Bộ tăng nhiều nhất
cả nước trong thời gian gần đây?
A. Gia tăng dân số tự nhiên cao. B. Số người nhập cư tăng nhanh.
C. Cơ sở hạ tầng phát triển hiện đại. D. Công nghiệp phát triển nhanh.
Câu 7: Trong vùng Đồng bằng sông Hồng dân cư phân bố không đều chủ yếu là do khác nhau về
A. địa hình, nguồn nước và sự phân bố công nghiệp. B. nguồn nước, khí hậu, của hệ thống cơ sở hạ tầng.
C. điều kiện sản xuất, cư trú và mức độ đô thị hóa. D. sự phân hóa địa hình, nguồn nước và giao thông.
Câu 8: Tỉ suất sinh thô của dân số nước ta gần đây có xu hướng giảm chủ yếu do tác động của
A. chính sách dân số hiệu quả và sự phát triển kinh tế. B. thay đổi phong tục tập quán, cơ cấu dân số già hóa.
C. giáo dục dân số, nhận thức của người dân chuyển biến.D. môi trường đang ô nhiễm, điều kiện sống khó khăn.
Câu 9: Để thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình cần quan tâm trước hết đến
A. các vùng nông thôn, thành thị và hải đảo. B. các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo.
C. các vùng đồng bằng, nông thôn và trung du. D. các vùng đồng bằng, trung du và miền núi.
Câu 10: Dân số nước ta năm 2016 là 92,6 triệu người. Giả sử tốc độ gia tăng dân số là 0,86% và không đổi thì dân
số nước ta đạt 100 triệu người vào năm nào ?
A. 2023 B. 2024. C. 2025 D. 2026
Câu 11: Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu lao động đang làm việc theo
thành phần kinh tế nước ta là do
A. các hoạt động kinh tế chỉ diễn ra ở các thành phố lớn, cần lao động có chuyên môn cao.
B. các hoạt động kinh tế chưa đa dạng, cần lao động có trình độ kỹ thuật và công nghệ cao.
C. các hoạt động kinh tế tập trung chủ yếu công nghiệp - xây dựng, mới được khuyến khích.
D. mới được Nhà nước khuyến khích phát triển, đối tượng lao động hạn chế, ít vốn đầu tư.
Câu 12: Việc phát triển nghề thủ công truyền thống ở khu vực nông thôn nước ta hiện nay góp phần quan trọng
nhất vào
A. tận dũng quỹ thời gian nông nhàn, phân công lại lao động.
B. đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đa dạng hóa sản phẩm.
C. thay đổi phân bố dân cư trong, nâng cao thu nhập cho dân cư.
D. giải quyết việc làm, sử dụng hiệu quả quỹ thời gian lao động.
Câu 13: Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ở nước ta tăng lên từ đầu năm 2020 đến nay chủ yếu do
A. nhiều nhà máy xí nghiệp đóng cửa, thiếu vốn và nguyên liệu cho sản xuất.
B. nguồn vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh, khó khăn về công nghệ, kĩ thuật.
C. các qui định mới về thương mại của WTO, các thị trường tiềm năng biến động.
D. các hoạt động sản xuất đình trệ, thị trường thu hẹp, khó khăn tiêu thụ sản phẩm.
Câu 14. Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm chuyển dịch quá trình phân công lao động xã hội ở nước ta hiện
nay?
A. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, năng suất lao động tăng.
B. Trình độ lao động ngày càng nâng lên, qui mô nền kinh tế lớn.
C. Lao động phân bố ngày càng hợp lí hơn giữa các ngành kinh tế.
D. Đa dạng hóa sản xuất và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài.
Câu 15: Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở nông thôn nước ta nhằm
A. khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên và sử dụng tối đa lao động.
B. hạn chế việc di dân tự do từ vùng đồng bằng lên vùng đồi núi.
C. chuyển quỹ đất nông nghiệp thành đất thổ cư và chuyên dùng.
D. hình thành các đô thị, tăng tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân.
Câu 16. Giải pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta hiện nay là
A. tập trung phát triển nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp.
B. đa dạng hóa sản xuất, chú ý phát triển đến các ngành dịch vụ.
C. mở rộng và đa dạng hóa sản xuất ngành trồng trọt, chăn nuôi.
D. phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng lãnh thổ.
Câu 17. Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn nước ta giảm đi là do
A. phân bố lại lao động trong phạm vi cả nước, phát triển nông nghiệp.
B. đẩy mạnh xuất khẩu lao động, phân bố lại các ngành sản xuất.
C. sự đa dạng hóa thành phần kinh tế, các ngành sản xuất và dịch vụ.
D. nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển dịch vụ nông nghiệp.
Câu 18: Các đô thị là nơi sản xuất hàng hóa lớn chủ yếu là do
A. có sức hút đầu tư lớn, lao động có chất lượng, dân cư tập trung đông đúc.
B. tạo ra động lực cho sự tăng trưởng, giàu tài nguyên thiên nhiên, đông dân.
C. lực lượng lao động trẻ nhiều, cơ sở vật chất hiện đại, có sức hút đầu tư lớn.
D. có sức hút các nhà đầu tư, giao thông phát triển, nguồn khoáng sản nhiều.
Câu 19. Khó khăn lớn nhất trong quá trình đô thị hóa nước ta hiện nay là
A. qui mô dân số đô thị nhỏ, công nghiệp hóa chậm, các đô thị phân bố không đều.
B. hạ tầng thiếu đồng bộ, nguồn lực đầu tư còn hạn chế, kinh tế chuyển dịch chậm.
C. quá trình công nghiệp hóa không đều ở các vùng, vốn đầu tư ít, qui mô đô thị nhỏ.
D. không gian các đô thị nhỏ, dân cư phân bố không đều, cơ sở hạ tầng đô thị lạc hậu.
Câu 20: Nhân tố nào sau đây là chủ yếu nhằm đảm bảo cho sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế nước ta hiện
nay?
A. Xác định cơ cấu kinh tế hợp lí, đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
B. Giảm tỉ trọng khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, tăng công nghiệp - xây dựng.
C. Chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất, tiến hành đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm.
D. Hình thành các vùng động lực phát triển và các vùng trọng điểm về kinh tế.
Câu 21: Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế nước ta có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông -
lâm - ngư nghiệp chủ yếu là do
A. dịch bệnh thường xảy ra, tự nhiên không thuận lợi và thời tiết thất thường.
B. phụ thuộc vào khí hậu, nguồn lao động thiếu kinh nghiệm, ít thị trường lớn.
C. vốn đầu tư ít, sản xuất ảnh hưởng thời tiết, dịch bệnh, biến động thị trường.
D. thiếu lực lượng sản xuất, phụ thuộc vào thiên nhiên, ảnh hưởng của thiên tai.
Câu 22. Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang Dân số, hãy cho biết đô thị loại 1 nào sau đây của nước ta do
Trung ương quản lí?
A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. B. Đà Nẵng, Huế. C. Hải Phòng, Đà Nẵng. D. Biên Hòa, Cần Thơ.
Câu 23: Cho bảng số liệu:
LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN ĐANG LÀM VIỆC HÀNG NĂM PHÂN THEO THÀNH THỊ, NÔNG
THÔN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 – 2014 (Đơn vị: triệu người)
Năm 2005 2009 2012 2014
Thành thị 10,7 12,6 15,4 16,0
Nông thôn 32,1 35,1 36,0 36,7
Nhận xét nào sau đây không đúng với lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc theo thành thị và
nông thôn nước ta, giai đoạn 2005 – 2014?
A. Lao động thành thị tăng. B. Lao động nông thôn tăng.
C. Lao động thành thị ít hơn nông thôn. D. Lao động nông thôn tăng nhanh hơn thành thị.
Câu 24. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Lâm nghiệp và thủy sản, cho biết các tỉnh có tỉ lệ diện tích rừng so
với diện tích toàn tỉnh dưới 10% (năm 2007) phân bố chủ yếu ở vùng nào của nước ta?
A. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền Trung.
Câu 25. Cho biểu đồ:

CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA (Đơn vị: %)
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế của
nước ta năm 2015 so với năm 2005?
A. Ngoài Nhà nước giảm, Nhà nước tăng nhanh.
B. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và Nhà nước tăng.
C. Nhà nước giảm, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
D. Ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm.
Câu 26. Cho bảng số liệu:
SỐ DÂN NƯỚC TA THEO GIỚI VÀ TỈ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN NƯỚC TA
2001 - 2013
Nam Nữ Tỉ lệ gia tăng dân số tự
Năm
(nghìn người) (nghìn người) nhiên (%)
2001 38684,2 40001,6 1,35
2007 41855,3 43299,6 1,21
2010 42990,7 43937,0 1,08
2013 44364,9 45394,6 1,07
Để thể hiện số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta giai đoạn 2001 – 2013, theo bảng số liệu, biểu đồ nào
sau đây là thích hợp nhất?
A. Cột. B. Đường. C. Tròn. D. Kết hợp.
Câu 27: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Dân số, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với tháp dân số
của nước ta?
A. Tỉ lệ người trên 65 tuổi năm 2007 ít hơn năm 1999.
B. Cơ cấu dân số của tháp dân số năm 1999 là dân số trẻ.
C. Cơ cấu dân số nước ta đang có xu hướng già hóa.
D. Tỉ lệ người từ 0 – 14 tuổi năm 1999 nhiều hơn năm 2007.
Câu 28. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Nông nghiệp, cho biết dừa được trồng nhiều ở tỉnh nào sau đây?
A. Cà Mau. B. Thái Bình. C. Nam Định. D. Hà Tĩnh.
Câu 29. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Công nghiệp trọng điểm, cho biết trung tâm công nghiệp chế biến
lương thực, thực phẩm nào sau đây có ngành chế biến đường sữa, bánh kẹo?
A. Thái Nguyên. B. Phan Thiết. C. Buôn Ma Thuột. D. Thủ Dầu Một.
Câu 30. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Lâm nghiệp và thủy sản, cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng
thủy sản nuôi trồng lớn hơn cả?
A. Bến Tre. B. An Giang. C. Sóc Trăng. D. Bạc Liêu.
Câu 31. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Lâm nghiệp và thủy sản, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng
về sự phân bố ngành thủy sản nước ta?
A. Ngành thủy sản phát triển mạnh ở các tỉnh ven biển, cơ cấu ngành nghiêng về khai thác.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh cả ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản.
C. Vùng đồng bằng sông Cửu Long có ngành thủy sản phát triển nhất.
D. Các tỉnh miền núi có ngành thủy sản kém phát triển, sản lượng thấp.
Câu 32. Cho biểu đồ sau:

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê 2016)
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Tốc độ tăng dân số thành thị và nông thôn nuớc ta giai đoạn 1998-2014.
B. Sự thay đổi số dân thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 1998-2014
C. Sự thay đổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 1998-2014.
D. Sự thay đổi quy mô và cơ cấu dân số nước ta giai đoạn 1998-2014.
Câu 33: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Kinh tế chung, cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây không
thuộc vùng Bắc Trung Bộ?
A. Nghi Sơn. B. Vũng Áng. C. Hòn La. D. Vân Phong.
Câu 34: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Nông nghiệp, cho biết tỉnh nào có diện tích trồng lúa so với diện
tích trồng cây lương thực dưới 60 % ?
A. Bình Thuận. B. Ninh Thuận. C. Tây Ninh. D. Bình Phước.
Câu 35: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Công nghiệp chung, cho biết mỏ nào sau đây không phải là mỏ
dầu?
A. Tiền Hải. B. Bạch Hổ. C. Rạng Đông. D. Hồng Ngọc.
Câu 36: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Công nghiệp trọng điểm, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp
chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây có quy mô vừa của vùng đồng bằng Sông Hồng?
A. Hải Phòng, Nam Định. B. Nam Định, Hạ Long. C. Hải Phòng, Hải Dương. D. Hải Dương, Nam
Định.
Câu 37: Căn cứ vào Atlat trang Dân số, hãy cho biết các đô thị nào sau đây là đô thị loại 2 ở nước ta?
A. Đà Nẵng. B. Quy Nhơn. C. Hải Phòng. D. Đồng Hới
Câu 38: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Kinh tế chung, cho biết tỉnh nào sau đây không thuộc Duyên hải
Nam Trung Bộ?
A. Huế. B. Khánh Hóa. C. Bình Thuận. D. Phú Yên.
Câu 39: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Nông nghiệp, cho biết tỉnh nào sau đây có diện tích trồng cây công
nghiệp hàng năm lớn hơn cây công nghiệp lâu năm?
A. Gia Lai. B. Lâm Đồng. C. Đắk Lắk. D. Phú Yên.
Câu 40: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Công nghiệp chung, cho biết ngành công nghiệp nào sau đây có ở
trung tâm Cà Mau?
A. Dệt. B. Luyện kim đen. C. Cơ khí. D. Sản xuất ô tô.
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT- 04
Câu 1: Giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết tốt tình trạng thất nghiệp ở nước ta trong tình hình hiện nay là
A. định hướng, phân luồng và đa dạng hóa các loại hình đào tạo.
B. phân bố lại dân cư, kiểm soát tốt việc gia tăng nguồn lao động.
C. thực hiện tốt chính sách dân số, phân bố lại nguồn lao động.
D. đẩy mạnh liên kết đào tạo, tăng cường xuất khẩu lao động.
Câu 2. Cơ cấu lao động nước ta có sự chuyển dịch theo ngành chủ yếu là do
A. nhiều lao động phổ thông, hoạt động phi nông nghiệp phát triển.
B. hội nhập kinh tế sâu rộng, lao động đông đảo, sản xuất đa dạng.
C. sản xuất công nghiệp, dịch vụ mở rộng, trình độ lao động tăng.
D. ứng dụng nhiều tiến bộ kĩ thuật, phát huy truyền thống sản xuất.
Câu 3. Khu vực thành thị nước ta có tỉ lệ thất nghiệp cao chủ yếu là do
A. nghề phụ kém phát triển, mật độ dân số cao, nông nghiệp chủ yếu.
B. dân đông, ứng dụng nhiều kĩ thuật trong sản xuất, dịch vụ hạn chế.
C. lao động đông, yêu cầu trình độ, đào tạo ngành nghề chưa phù hợp.
D. sử dụng lao động chưa hiệu quả, sản xuất kém đa dạng, dân cư đông.
Câu 4: Đông Nam Bộ có tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn Đồng bằng sông Hồng chủ yếu là do
A. Hoạt động kinh tế nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp phát triển hơn.
B. có chính sách giải quyết việc làm hợp lí, đa dạng hóa hoạt động sản xuất.
C. số dân nhập cư đến vùng Đông Nam Bộ thấp hơn Đồng bằng sông Hồng.
D. tập trung nhiều trung tâm công nghiệp lớn, cơ cấu kinh tế tiến bộ hơn.
Câu 5. Nước ta có tỉ lệ dân nông thôn cao chủ yếu là do
A. lao động nông nghiệp nhiều, dịch vụ đa dạng, công nghiệp hóa muộn.
B. nông nghiệp chiếm ưu thế, ít ngành nghề, lao động thủ công còn nhiều.
C. năng suất lao động thấp, kinh tế chậm phát triển, mức sống chưa cao.
D. đô thị hóa chậm, công nghiệp hạn chế, số lao động nông nghiệp lớn.
Câu 6: Tỉ trọng lao động khu vực dịch vụ ở nước ta ngày càng tăng chủ yếu do
A. quá trình đô thị hóa phát triển mạnh, tỉ lệ dân thành thị tăng.
B. năng suất lao động xã hội ngày càng cao, kinh tế phát triển.
C. dân số đông và tăng nhanh, chất lượng cuộc sống ở mức cao.
D. đầu tư phát triển nhanh ngành du lịch và giao thông vận tải.
Câu 7: Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế
nước ta chủ yếu là do
A. chính sách ưu đãi, khuyến kích phát triển của Nhà nước, thu nhập cao.
B. các hoạt động kinh tế đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng lao động.
C. chính sách mở cửa hội nhập, đầu tư lớn, thu nhập cao và luôn ổn định.
D. không yêu cầu trình độ, thu nhập ổn định, ứng dụng khoa học kĩ thuật.
Câu 8: Năng suất lao động ở khu vực thành thị nước ta cao hơn nông thôn chủ yếu do
A. trình độ lao động, tính chất nền kinh tế, ứng dụng công nghệ.
B. chất lượng lao động, trình độ phát triển kinh tế, dân số đông.
C. công nghiệp và dịch vụ là hai ngành chính, trình độ lao động.
D. cơ sở vật chất kĩ thuật và hạ tầng tốt, thu hút nhiều vốn đầu tư.
Câu 9: Biện pháp chủ yếu nhằm giải quyết tình trạng thất nghiệp ở nước ta hiện nay là
A. đẩy mạnh liên kết đào tạo và tăng cường xuất khẩu lao động.
B. phân bố lại dân cư và kiểm soát việc gia tăng nguồn lao động.
C. thực hiện tốt chính sách dân số và phân bố lại nguồn lao động.
D. phát triển các loại hình đào tạo và đa dạng hóa ngành sản xuất.
Câu 10. Quá trình phân công lao động xã hội nước ta chậm chuyển biến chủ yếu là do
A. phân bố lao động không đều giữa các ngành, thành phần kinh tế, giữa các địa phương.
B. quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp, phân bố lao động chưa đều.
C. chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, chất lượng, năng suất và thu nhập của lao động thấp.
D. qui mô dân số lớn, cơ cấu dân số trẻ, tốc độ gia tăng dân số giảm nhưng vẫn còn cao.
Câu 11: Tây Bắc có mật độ dân số thấp nhất cả nước chủ yếu do
A. thường xuyên chịu nhiều thiên tai. B. nông nghiệp là ngành kinh tế chính.
C. thiếu nước sinh hoạt vào mùa đông. D. hệ thống cơ sở hạ tầng còn hạn chế.
Câu 12: Tây Nguyên có mật độ dân số thuộc nhóm thấp nhất ở nước ta chủ yếu do
A. thường xuyên chịu nhiều thiên tai. B. nông nghiệp là ngành kinh tế chính.
C. hoạt động dịch vụ chưa đa dạng. D. hạ tầng hạn chế và chưa đồng bộ.
Câu 13. Tây Bắc có mật độ dân số thấp hơn so với Đông Bắc là do
A. địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, lịch sử khai thác muộn.
B. nhiều thiên tai, địa hình hiểm trở, tài nguyên khoáng sản không nhiều.
C. nền kinh tế lạc hậu hơn, địa hình hiểm trở, cơ sở vật chất kĩ thuật còn nghèo.
D. khí hậu khắc nghiệt, nhiều thiên tai, là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người.
Câu 14. Nguyên nhân chủ yếu làm cho Đông Nam Bộ có mật độ dân số cao là
A. khai thác lãnh thổ sớm, công nghiệp phát triển mạnh mẽ.
B. có mức độ tập trung công nghiệp, dịch vụ cao nhất cả nước.
C. trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao, chính sách kinh tế năng động.
D. khí hậu cận xích đạo gió mùa, đất ba dan màu mỡ phân bố tập trung.
Câu 15: Đông Nam Bộ có sức hấp dẫn lớn với dân cư trên cả nước chủ yếu do
A. chất lượng cuộc sống cao, có các khu chế xuất, nhiều dầu mỏ.
B. ít ảnh hưởng của bão, là vùng chuyên canh lớn, đất ở còn nhiều.
C. kinh tế phát triển nhất cả nước, nhiều đô thị lớn, thu nhập cao.
D. vị trí thuận lợi, chính sách phân bố lại dân cư, chính trị ổn định.
Câu 16. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính ở Việt Nam cao là do
A. chính sách dân số cùng với tư tưởng trọng nam khinh nữ.
B. tác động của nền kinh tế nông nghiệp cần nhiều con trai.
C. tiến bộ về kĩ thuật y tế trong lựa chọn thai nhi.
D. tâm lí xã hội người Việt Nam thích đông con.
Câu 17: Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ TRUNG BÌNH PHÂN THEO GIỚI TÍNH CỦA NƯỚC TA
(Đơn vị: Triệu người)
Năm
2010 2021
Giới tính
Nam 43,0 49,1
Nữ 44,0 49,4
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2021, NXB Thống kê, 2022)
Theo bảng số liệu, cho biết tỉ số giới tính của nước ta năm 2010 và năm 2021 lần lượt là
A. 97,7% và 99,4%. B. 49,4% và 49,3%. C. 50,6% và 50,7%. D. 102,3% và 102,9%.
Câu 18. Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh trong những năm gần đây do
A. kết quả của việc di dân tự do từ nông thôn ra thành thị.
B. tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở thành thị cao hơn nông thôn.
C. sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế và quy hoạch, mở rộng các đô thị.
D. cơ sở hạ tầng đô thị phát triển ở mức cao so với khu vực và thế giới.
Câu 19: Các đô thị ở nước ta có khả năng đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế chủ yếu do
A. hạ tầng tốt, thị trường rộng, sức hút đầu tư lớn, lao động có chất lượng.
B. thị trường rộng, mức sống cao, công nghiệp phát triển, nhiều việc làm.
C. quy mô dân số lớn, trình độ lao động cao, hạ tầng tốt, dân cư phân bố đều.
D. có sức hút đầu tưlớn, thị trường đa dạng, nhu cầu đa dạng, lịch sử lâu đời.
Câu 20: Việc hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế ở nước ta nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
A. Thu hút các nguồn đầu tư, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.
B. Tăng cường chất lượng nguồn lao động và hội nhập quốc tế.
C. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, sản xuất các hàng xuất khẩu.
D. Tập trung phát triển công nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Câu 21. Ý nào sau đây không đúng khi nói về chất lượng tăng trưởng nền kinh tế của nước ta những năm qua?
A.tăng về số lượng nhưng chậm chuyển biến về chất lượng sản phẩm.
B. có giá thành sản phẩm hạ, cạnh tranh hiệu quả trên thị trường quốc tế.
C. hiệu quả hinh tế còn thấp,sức cạnh tranh của nền kinh tế còn chưa cao.
D. tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm,chưa đảm bảo phát triển bền vững.
Câu 22. Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ THÀNH THỊ TRUNG BÌNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Đơn vị: nghìn người)
Vùng 2010 2012 2013 2014
Đồng bằng sông Hồng 6050,4 6339 6341,7 6735,6
Đồng bằng sông Cửu Long 4077,1 4233,8 4302,7 4361,5
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Nhận xét nào dưới đây đúng với sự thay đổi số dân thành thị của hai vùng trong bảng số liệu trên?
A. Đều có biến động phức tạp. B. Đồng bằng sông Cửu Long đông hơn, tăng chậm hơn.
C. Đồng bằng sông Hồng tăng nhanh hơn. D. Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn.
Câu 23. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Dân tộc, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về các
dân tộc ở nước ta?
A. Phân bố không đều. B. Phân bố xen kẽ.
C. 6 dân tộc ít người có số dân trên 1 triệu người. D. 5 dân tộc ít người có số dân dưới 1 nghìn người
Câu 24: Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang Dân số, hãy cho biết những đô thị nào sau đây có quy mô dân số
từ 10 vạn người trở lên?
A. Sầm Sơn, Cửa Lò, Đông Hà. B. Hà Nội, Việt Trì, Thái Nguyên.
C. Việt Trì, Thái Nguyên, Yên Bái. D. Cần Thơ, Mỹ Tho, Trà Vinh.
Câu 25. Cho bảng số liệu sau:
SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ TRONG DÂN SỐ CẢ NƯỚC
GIAI ĐOẠN 1990 - 2009
Năm Số dân thành thị (triệu người) Tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước (%)
1990 12,9 19,5
1995 14,9 20,8
2000 18,8 24,2
2003 20,9 25,8
2005 22,3 26,9
2009 25,4 29,6
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Để thể hiện sự thay đổi số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta trong giai đoạn 1990 – 2009, biểu đồ nào
sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ kết hợp cột, đường. C. Biểu đồ cột. D. Biểu đồ đường.
Câu 26. Cho biểu đồ sau:
TỈ LỆ LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC ĐÃ QUA ĐÀO TẠO
CỦA THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2014

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2014, Nhà xuất bản Thống kê, 2015)
Căn cứ vào biểu đồ trên, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tỉ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo của
thành thị và nông thôn nước ta, giai đoạn 2005 – 2014?
A. Thành thị tăng liên tục. B. Nông thôn cao hơn thành thị.
C. Thành thị tăng nhiều hơn nông thôn. D. Nông thôn tăng nhiều hơn thành thị.
Câu 27. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Nông nghiệp, cho biết mía được trồng nhiều ở tỉnh nào sau đây?
A. Hậu Giang. B. Lào Cai. C. Cao Bằng. D. Cà Mau.
Câu 28. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Công nghiệp trọng điểm, cho biết trung tâm công nghiệp chế biến
lương thực, thực phẩm nào sau đây có ngành chế biến sản phẩm chăn nuôi?
A. Yên Bái. B. Phan Thiết. C. Tây Ninh. D. Cần Thơ.
Câu 29. Cho biểu đồ sau:

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?


A. Tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản của nước ta, giai đoạn 2000 - 2016.
B. Tỉ trọng sản lượng thủy sản của nước ta, giai đoạn 2000 - 2016.
C. Sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta, giai đoạn 2000 - 2016.
D. Sản lượng thủy sản của nước ta, giai đoạn 2000 - 2016.
Câu 30. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Kinh tế chung, hãy cho biết khu kinh tế ven biển Nhơn Hội thuộc
vùng kinh tế nào sau đây?
A. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Vùng Tây Nguyên. C. Vùng Đông Nam Bộ. D. Vùng Bắc Trung Bộ.
Câu 31. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang Nông nghiệp, hãy cho biết tỉnh có diện tích trồng cây công nghiệp
lâu năm cao nhất?
A. Đắc Nông. B. Lâm Đồng. C. Bình Thuận. D. Ninh Thuận.
Câu 32. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Công nghiệp chung, hãy cho biết trung tâm công nghiệp Đà Nẵng
bao gồm những ngành công nghiệp nào?
A. Cơ khí, dệt may, hóa chất –phân bón, điện tử, đóng tàu.
B. Cơ khí, dệt may, hóa chất –phân bón, điện tử, chế biến nông sản.
C. Cơ khí, dệt may, hóa chất –phân bón, điện tử, luyện kim màu.
D. Cơ khí, dệt may, hóa chất –phân bón, điện tử, sản xuất ô tô.
Câu 33: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Dân số, cho biết tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất trong các tỉnh
sau đây?
A. Gia Lai. B. Kon Tum. C. Đắk Lắk. D. Lâm Đồng.
Câu 34: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Nông nghiệp, cho biết tỉnh nào sau đây có số lượng trâu lớn hơn
bò?
A. Phú Thọ B. Vĩnh Phúc: C. Lạng Son. D. Bắc Giang.
Câu 35: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Công nghiệp trọng điểm, cho biết than được khai thác ở địa điểm
nào sau đây?
A.Vàng Danh. B. Tiền Hải C. Hồng Ngọc. D. Bach Hổ
Câu 36: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Kinh tế chung, cho biết tỉnh nào sau đây có khu kinh tế ven biển?
A. Vĩnh Long. B. Hậu Giang. C.Trà Vinh. D. Đồng Tháp.
Câu 37: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Công nghiệp chung, cho biết ngành công nghiệp nào sau đây có ở
trung tâm công nghiệp Sóc Trăng?
A. Luyện kim đen. B. Sản xuất ôtô. C. Hóa chất, phân bón. D. Chế biến nông sản
Câu 38: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Công nghiệp trọng điểm, cho biết trung tâm công nghiệp chế biến
lương thực, thực phẩm nào sau đây có quy mô lớn? 
A. Vinh.  B. Cần Thơ.  C. Tây Ninh. D. Hà Nội.
Câu 39. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Lâm nghiệp và thủy sản, cho biết các tỉnh có tỉ lệ diện tích rừng so
với diện tích toàn tỉnh dưới 10% (năm 2007) phân bố chủ yếu ở vùng nào của nước ta?
A. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền Trung.
Câu 40. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Lâm nghiệp và thủy sản, cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng
thủy sản nuôi trồng lớn hơn cả?
A. Bến Tre. B. An Giang. C. Sóc Trăng. D. Bạc Liêu.

You might also like