You are on page 1of 6

12.

Họ Và Tên:……………………………………

Mục tiêu điểm địa :……………………………………………………

Điểm bài làm:……………………………………………………………….

Bài 12: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng với cơ cấu kinh tế nước ta?

A. Chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

B. Ngành nông nghiệp đang có tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu.

C. Kinh tế Nhà nước đóng vai trò thứ yếu trong nền kinh tế.

D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng nhỏ nhất.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta hiện nay?

A. Đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

B. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành trong GDP diễn ra rất nhanh.

C. Tỉ trọng các ngành nông – lâm – ngư nghiệp tăng qua các năm.

D. Đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu phát triển của đất nước hiện nay.

Câu 3: Điều nào sau đây phản ánh đúng nhất hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của nước ta?

A. Giảm tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.

B. Giảm tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp và công nghiệp – xây dựng, tăng tỉ trọng dịch vụ.

C. Giảm tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp và công nghiệp – xây dựng, dịch vụ chưa ổn định.
D. Giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng, dịch vụ chưa ổn
định.

Câu 4: Ở khu vực I, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta diễn ra theo hướng

A. giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng thủy sản.

B. tăng tỉ trọng thủy sản, giảm tỉ trọng chăn nuôi.

C. giảm tỉ trọng chăn nuôi, tăng tỉ trọng lương thực.

D. tăng tỉ trọng lương thực, giảm tỉ trọng thủy sản.

Câu 5: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp (theo nghĩa hẹp) nước ta diễn ra theo
hướng

A. tỉ trọng cả ngành trồng trọt và chăn nuôi đều giảm.

B. tỉ trọng cả ngành trồng trọt và chăn nuôi đều tăng.

C. tỉ trọng ngành chăn nuôi giảm, tỉ trọng ngành trồng trọt tăng.

D. tỉ trọng ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng.

Câu 6: Trong ngành trồng trọt ở nước ta, xu hướng giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công
nghiệp, nhằm

A. phát huy lợi thế về đất đai, khí hậu.

B. nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp.

C. thúc đẩy quá trình sản xuất hàng hóa.

D. tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.

Câu 7: Việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nước ta chủ yếu nhằm

A. sử dụng tốt nguồn lao động, tạo việc làm.

B. tận dụng tối đa các nguồn vốn khác nhau.

C. khai thác nhiều hơn các loại khoáng sản.

D. tăng hiệu quả đầu tư, phù hợp thị trường.

Câu 8: Ở khu vực II ở nước ta, công nghiệp đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất và đa
dạng sản phẩm để

A. phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước.


B. tận dụng các thế mạnh về tự nhiên và nguồn lao động.

C. sử dụng tốt nguồn lao động, phù hợp yêu cầu của thị trường.

D. thích nghi với tình hình thị trường, tăng hiệu quả đầu tư.

Câu 9: Trong khu vực II ở nước ta, chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra theo hướng

A. tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến và công nghiệp khai thác.

B. tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác và giảm công nghiệp chế biến.

C. giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.

D. tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.

Câu 10: Cơ cấu sản phẩm công nghiệp ở nước ta chuyển đổi theo hướng

A. tăng tỉ trọng sản phẩm trung bình, giảm tỉ trọng sản phẩm chất lượng thấp.

B. giảm tỉ trọng sản phẩm trung bình, tăng tỉ trọng sản phẩm chất lượng thấp.

C. tăng tỉ trọng các sản phẩm cao cấp, giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp.

D. giảm tỉ trọng sản phẩm cao cấp, tăng tỉ trọng các sản phẩm trung bình.

Câu 11: Cơ cấu sản xuất công nghiệp của nước ta không chuyển dịch theo hướng nào sau đây?

A. Tăng tỉ trọng sản phẩm chất lượng thấp.

B. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến.

C. Tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp.

D. Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.

Câu 12: Cơ cấu sản xuất công nghiệp của nước ta đang chuyển dịch theo hướng

A. tăng tỉ trọng sản phẩm chất lượng thấp.

B. đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp.

C. tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác.

D. giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến.

Câu 13: Việc đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của nước ta chủ yếu nhằm

A. khai thác thế mạnh về tự nhiên.


B. góp phần phát triển xuất khẩu.

C. tận dụng thế mạnh lao động.

D. đáp ứng nhu cầu thị trường.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với sự chuyển dịch cơ cấu của khu vực III (dịch vụ) ở
nước ta?

A. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời.

B. Đã có những bước tăng trưởng ở một số mặt.

C. Tỉ trọng của khu vực III trong cơ cấu GDP ổn định.

D. Dịch vụ về lĩnh vực phát triển đô thị tăng trưởng nhanh.

Câu 15: Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời ở nước ta hiện nay chủ yếu do

A. nhu cầu sản xuất, đời sống đa dạng.

B. cơ cấu dân số theo tuổi có thay đổi.

C. các nguồn vốn đầu tư tiếp tục tăng.

D. cơ sở hạ tầng được hoàn thiện hơn.

Câu 16: So với yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của nước ta diễn ra

A. còn chậm nhưng đáp ứng được.

B. khá nhanh nhưng chưa đáp ứng.

C. còn chậm và còn chưa đáp ứng được.

D. khá nhanh và đã đáp ứng được.

Câu 17: Biểu hiện của việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta là

A. các vùng sản xuất chuyên canh được mở rộng.

B. phát triển nhiều khu công nghiệp tập trung.

C. các vùng kinh tế trọng điểm được hình thành.

D. tăng tỉ trọng của công nghiệp và xây dựng.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây đúng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta hiện nay?
A. Tốc độ chuyển dịch diễn ra còn chậm.

B. Nhà nước quản lí các ngành then chốt.

C. Đáp ứng đầy đủ sự phát triển đất nước.

D. Còn chưa theo hướng công nghiệp hóa.

Câu 19: Ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta là

A. tăng cường hội nhập vào nền kinh tế của khu vực.

B. thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng của nền kinh tế.

C. khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.

D. sử dụng hợp lí nguồn lao động dồi dào trong nước.

Câu 20: Nhân tố chủ yếu tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta hiện nay là

A. thị trường tiêu thụ rộng, có nhu cầu lớn.

B. tài nguyên thiên nhiên dồi dào, đa dạng.

C. quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

D. nguồn lao động đông đảo, trình độ cao.

Câu 21: Biểu hiện nào sau đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế ở nước ta?

A. Tỉ trọng kinh tế tư nhân có xu hướng giảm.

B. Kinh tế ngoài Nhà nước có xu hướng giảm tỉ trọng.

C. Kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tỉ trọng tăng nhanh nhất.

Câu 22: Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta chuyển biến rõ rệt chủ yếu do

A. chuyển sang nền kinh tế thị trường.

B. thúc đẩy sự phát triển công nghiệp.

C. lao động dồi dào và tăng hàng năm.

D. tăng trưởng kinh tế gần đây nhanh.

Câu 23: Phát biểu nào sau đây đúng về chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế của nước ta hiện nay?
A. Hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế.

B. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời và phát triển.

C. Lĩnh vực kinh tế then chốt do Nhà nước quản lí.

D. Tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng tăng.

Câu 24: Biểu hiện của sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế ở nước ta đã hình thành

A. ngành công nghiệp chế biến; viễn thông, tư vấn đầu tư.

B. các vùng chuyên canh, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất.

C. khu chế xuất, dịch vụ chuyển giao công nghệ, vùng kinh tế trọng điểm.

D. vùng kinh tế trọng điểm, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất.

Câu 25: Biểu hiện của sự chuyển dịch lãnh thổ kinh tế ở nước ta là?

A. Các khu công nghiệp tập trung và các vùng chuyên canh được hình thành.

B. Nhiều hoạt động dịch vụ mới ra đời và hình thành các vùng động lực.

C. Tỉ trọng của công nghiệp chế biến tăng, công nghiệp khai thác giảm.

D. Nhà nước quản lí các ngành kinh tế và các lĩnh vực kinh tế then chốt.

You might also like