You are on page 1of 8

CHUYỂN DỊCH CC KINH TẾ

Câu 1: Sự thay đổi tỉ trọng các ngành trong cơ cấu GDP ở nước ta chủ yếu là do:
A. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ngày càng được đẩy mạnh.
B. Nước ta thu hút ngày càng nhiều các dự án đầu tư nước ngoài.
C. Xu thế phát triển của nền kinh tế và đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
D. Cơ cấu công nghiệp cũ đã lạc hậu trước thực tiễn của công cuộc Đổi mới.
Câu 2: Xu hướng chuyển dịch trong nội bộ các ngành kinh tế cho thấy các ngành kinh tế nước ta đang:
A. Tạo ra ngày càng nhiều các sản phẩm mới có giá trị xuất khẩu.
B. Phát triển cấn đối, toàn diện hơn phù hợp với xu thế hội nhập.
C. Phát triển kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa.
D. Ngày càng hợp lí hơn giữa các ngành và các vùng lãnh thổ.
Câu 3: Trong khu vực I có xu hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, tăng tỷ trọng
ngành thủy sản chủ yếu là do:
A. Thành tựu của công cuộc Đổi mới và yếu tố thị trường.
B. Tác động của chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
C. Xu hướng chung của thế giới và khu vực.
D. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, đô thị hóa.
Câu 4: Trong ngành nông nghiệp, tỉ trọng ngành chăn nuôi có xu hướng tăng nhanh chủ yếu là do:
A. Chính sách “Đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính”.
B. Lai tạo được nhiều giống mới cho năng suất cao.
C. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi được đảm bảo.
D. Nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Câu 5: Trong ngành trồng trọt, xu hướng là giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp
nhằm mục đích chính là:
A. Phát huy lợi thế về đất đai, khí hậu.
B. Chuyển nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa.
C. Nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp.
D. Tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.
Câu 6: Có sự chuyển dịch cơ cấu ngành ở khu vực II chủ yếu là do:
A. Nguồn tài nguyên ngày càng hạn chế. B. Chính sách công nghiệp hóa và thị trường.
C. Xu hướng chung của khu vực và thế giới. D. Chất lượng cuộc sống ngày càng cao.
Câu 7: Có sự chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế nước ta thời gian qua là do:
A. Chính sách công nghiệp hóa. B. Mở cửa, phát triển kinh tế nhiều thành phần.
C. Do sự chuyển dịch cơ cấu lao động. D. Do sự phân bố tài nguyên không đều.
Câu 8: Tỉ trọng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh chủ yếu là do:
A. Kết quả của công cuộc Đổi mới và hội nhập
B. Kinh tế Nhà nước và ngoài Nhà nước giảm nhanh.
C. Đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần.
D. Xu thế tất yếu của nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập.
Câu 9: Sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta thời gian qua chủ yếu là do:
A. Phát huy thế mạnh từng vùng. B. Chính sách công nghiệp hóa.
C. Do sự chuyển dịch cơ cấu lao động. D. Xu hướng chung của thế giới.
Câu 10: Thành phần kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta hiện nay do
A. quản lí các ngành và lĩnh vực then chốt. B. chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.
C. có nhiều doanh nghiệp đã được hình thành. D. chi phối hoạt động nhiều thành phần kinh tế.
Câu 11: Phát triển bền vững về kinh tế ở nước ta biểu hiện ở
A. cơ cấu hợp lí và vốn đầu tư nước ngoài lớn. B. tốc độ tăng trưởng cao và có cơ cấu hợp lí.
C. Tốc độ tăng trưởng cao và kéo dài liên tục. D. cơ cấu ổn định và tăng trưởng trung bình.
Câu 12: Kết quả nào sau đây là lớn nhất của quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế ở nước ta?
A. Hình thành các vùng động lực và khu công nghệ cao.
B. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành các khu chế xuất.
C. Hình thành các vùng chuyên canh và khu công nghiệp.
D. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân hóa các vùng sản xuất.
Câu 13: Ý nghĩa chủ yếu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta hiện nay là
A. hình thành ngành trọng điểm và hiện đại hóa sản xuất.
B. phát huy thế mạnh và đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế.
C. tạo hàng hóa xuất khẩu và giải quyết được việc làm.
D. phát triển sản xuất hàng hóa và bảo vệ môi trường.
Câu 14: Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh trong thời gian qua chủ yếu do
A. thị trường tiêu thụ nội địa mở rộng, lao động giá rẻ.
B. nguồn lao động dồi dào, trình độ đã được nâng cao.
C. đẩy mạnh công nghiệp hóa, tăng năng suất lao động.
D. chính sách của Nhà nước, tăng trưởng kinh tế nhanh.
Câu 15: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nước ta đang
chuyển dịch tích cực?
A. Phát triển sản xuất hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
B. Thị trường xuất khẩu mở rộng, nội thương đang phát triển mạnh.
C. Chính sách mở cửa, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
D. Quy hoạch lãnh thổ, chất lượng nguồn lao động được cải thiện.
Câu 16: Việc hình thành các vùng kinh tế động lực ở nước ta nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hội nhập quốc tế.
B. Phát triển kinh tế và tăng cường hội nhập quốc tế.
C. Tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân.
D. Phân hóa sản xuất giữa các vùng và tạo việc làm.
Câu 17: Ý nghĩa xã hội của việc thu hút đầu tư nước ngoài đối với nước ta là
A. tăng cường hiện đại hóa cơ sở hạ tầng. B. giải quyết việc làm cho người lao động.
C. tạo vốn cho quá trình công nghiệp hóa. D. sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu.
Câu 18: Đặc điểm nào sau đây không còn đúng với sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta?
A. Nước ta đã hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế.
B. Đông Nam Bộ là vùng phát triển công nghiệp mạnh nhất cả nước.
C. Đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm số hai về sản xuất lương thực.
D. Trên phạm vi cả nước đã hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm.
Câu 19: Thành phần kinh tế nào sau đây có tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP ở nước ta hiện nay?
A. Kinh tế Nhà nước. B. Kinh tế ngoài Nhà nước.
C. Kinh tế tư nhân. D. Kinh tế cá thể.
Câu 20: Ý nào sau đây không đúng khi nói về khu vực kinh tế ngoài Nhà nước?
A. Tỉ trọng trong cơ cấu GDP ngày càng giảm. B. Chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong cơ cấu GDP.
C. Thành phần kinh tế đa dạng nhất. D. kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng cao nhất.
NÔNG NGHIỆP: TRỒNG TRỌT VÀ CHĂN NUÔI

Câu 1: Thuận lợi lớn nhất để đẩy mạnh sản xuất trồng trọt ở nước ta là:
A. Đất trồng và khí hậu. C. Lao động và thị trường.
B. Đất trồng và nguồn nước. D. Lao động và chính sách.
Câu 2: Thuận lợi lớn nhất để đẩy mạnh sản xuất lúa ở nước ta là:
A. Đất trồng và sinh vật. C. Lao động và thị trường.
B. Đất trồng và nguồn nước. D. Lao động và chính sách.
Câu 3: Những năm cuối thế kỉ 20, diện tích trồng lúa nước ta tăng nhanh là do:
A. Diện tích các cây trồng khác còn hạn chế. C. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
B. Khai hoang, thâm canh tăng vụ. D. Công nghiệp hóa và đô thị hóa còn chậm.
Câu 4: Gần đây, diện tích trồng lúa ở nước ta đang giảm chủ yếu là do:
A. Chuyển sang trồng các loại cây khác. B. Vai trò của lúa không quan trọng như trước đây.
C. Khả năng mở rộng diện tích còn hạn chế. D. Chuyển đổi sang quỹ đất chuyên dùng và thổ cư.
Câu 5: Biện pháp chủ yếu nhất làm cho năng suất lúa tăng nhanh là:
A. Khai hoang, tăng vụ trong năm. B. Thâm canh, sử dụng giống mới.
C. Cải tạo đất, tăng vụ trong năm. D. Thâm canh, khai hoang.
Câu 6: Sản lượng lúa nước ta thời gian qua tăng nhanh và liên tục chủ yếu là do:
A. Năng suất lúa tăng mạnh. C. Đầu tư vốn cho nông nghiệp.
B. Diện tích lúa tăng nhanh. D. Đẩy mạnh khai hoang, cải tạo đất.
Câu 7: Sản lượng lương thực bình quân/ người ở nước ta tăng liên tục là do:
A. Dân số tăng chậm B. Sản lượng lúa tăng mạnh
C. Sản lượng lúa tăng nhanh hơn dân số D. Năng suất lúa tăng.
Câu 8: Sản lượng lương thực bình quân/ người ở nước ta tăng chậm là do:
A. Dân số tăng chậm C. Dân số tăng còn nhanh.
B. Sản lượng lúa tăng mạnh D. Năng suất lúa tăng.
Câu 9: Hai yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển cây công nghiệp là
A. Đất đai và thị trường. C. Địa hình và khí hậu.
B. Đất đai và khí hậu. D. Thị trường và lao động.
Câu 10: Hai yếu tố quan trọng nhất ảnhhưởng đến sự phát triển ngành trồng cây công nghiệp nước ta là
A. Đất đai và thị trường. C. Địa hình và khí hậu.
B. Đất đai và khí hậu. D. Thị trường và lao động.
Câu 11: Khó khăn lớn nhất trong phát triển cây công nghiệp lâu năm ở nước ta là:
A. Mùa khô kéo dài. C. Công nghiệp chế biến còn lạc hậu.
B. Cơ sở vật chất thiếu thốn. D. Thị trường thế giới không ổn định.
Câu 12: Gần đây cây ăn quả phát triển khá nhanh chủ yếu là do:
A. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất. C. Diện tích trồng lúa ngày càng giảm.
B. Giá trị kinh tế và nhu cầu thị trường. D. Khai hoang mở rộng diện tích.
Câu 13: Trong thời gian gần đây, cây công nghiệp lâu năm ở nước ta được phát triển mạnh mẽ chủ yếu
do
A. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. C. Thị trường mở rộng.
B. Đất đai thích hợp. D. Lao động dồi dào.
Câu 14: Nguyên nhân nào sau đây làm cho cây công nghiệp lâu năm ở nước ta đóng vai trò quan trọng
nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp?
A. Năng suất cao hơn cây công nghiệp hàng năm. B. Có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển.
C. Có nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm. D. Giá trị sản xuất cao hơn nhiều cây hàng năm.
Câu 15: Yếu tố tự nhiên nào quan trọng nhất dẫn đến sự khác nhau về phân bố cây chè và cây cao su ở
nước ta?
A. Khí hậu. C. Đất đại.
B. Địa hình. D. Nguồn nước.
Câu 16: Vấn đề sản xuất lương thực thực phẩm là mối quan tâm thường xuyên của nước ta chủ yếu do
A. giá gạo trên thị trường thường xuyên biến động.
B. nước ta có nhiều thiên tai, nguy cơ mất mùa cao.
C. là nguồn hàng xuất khẩu chủ lực để thu ngoại tệ.
D. nhu cầu nội địa luôn lớn và có xu hướng tăng lên.
Câu 17: Biện pháp quan trọng nhất để tăng sản lượng lương thực ở nước ta là
A. mở rộng diện tích đất. C. đẩy mạnh thâm canh.
B. đẩy mạnh khai hoang. D. đẩy mạnh chế biến.
Câu 18: Giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở nước ta là
A. phát triển vùng chuyên canh với công nghiệp chế biến.
B. thay đổi cơ cấu mùa vụ để hạn chế ảnh hưởng thiên tai.
C. đa dạng hóa các nông sản gắn với thị trường xuất khẩu.
D. mở rộng thị trường và phát triển công nghiệp chế biến.
Câu 19: Diện tích cây công nghiệp hàng năm nước ta giảm trong thời gian gần đây chủ yếu do
A. cơ sở vật chất chậm đổi mới, trình độ lao động thấp.
B. ảnh hưởng của thiên tai, đất đồng bằng bị suy thoái.
C. chuyển đổi mục đích sử dụng đất, công nghiệp chế biến hạn chế.
D. tác động của quá trình đô thị hóa, vốn đầu tư hạn chế.
Câu 20: Một số cây ăn quả nhiệt đới có giá trị xuất khẩu tăng nhanh trong thời gian gần đây chủ yếu do
A. nhu cầu mở rộng, ứng dụng khoa học công nghệ.
B. vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến.
C. xuất khẩu chủ lực, thế mạnh tự nhiên cho sản xuất.
D. chính sách của Nhà nước, lao động có kinh nghiệm.
Câu 21: Biện pháp nào sau đây là chủ yếu để hạn chế rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp ở
nước ta?
A. Mở rộng diện tích trồng trọt. B. Đưa giống mới vào sản xuất.
C. Đa dạng hóa cơ cấu cây trồng. D. Quy hoạch vùng chuyên canh.
Câu 22: Nguyên nhân chính làm cho hiệu quả chăn nuôi của nước ta chưa thật cao và chưa ổn định là:
A. Giá cả sản phẩm trên thị trường cao. C. Hình thức nuôi cổ truyền là chủ yếu.
B. Chất lượng nguồn thức ăn kém. D. Dịch bệnh bùng phát.
Câu 23: Đối với ngành chăn nuôi, khó khăn nào sau đây chưa được khắc phục?
A. Dịch bệnh đe dọa lan tràn trên diện rộng.
B. Hiệu quả chăn nuôi chưa thật cao và ổn định.
C. Giống gia súc, gia cầm cho năng suất vẫn thấp.
D. Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi không được bảo đảm.
Câu 24: Chăn nuôi gia cầm ở nước ta tăng mạnh, chủ yếu nhờ vào
A. Cơ sở thức ăn được đảm bảo. C. Nhiều giống cho năng suất cao.
B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. D. Nguồn lao động dồi dào.
Câu 25: Yếu tố quan trọng đầu tiên trong việc đẩy mạnh chăn nuôi gia súc theo quy mô lớn là
A. Tăng cường nguồn thức ăn chế biến tổng hợp.
B. Mở rộng và cải tạo các đồng cỏ.
C. Tận dùng các phụ phẩm của lương thực hoa màu.
D. Lai tạo giống và đảm bảo dịch vụ thú y.
Câu 26: Khó khăn lớn nhất mà ngành chăn nuôi gặp phải hiện nay là:
A. Diện tích đồng cỏ nhỏ, phân tán, năng suất thấp.
B. Nhiều dịch bệnh phức tạp, lây lan trên diện rộng.
C. Giống gia súc, gia cầm chất lượng chưa cao.
D. Công nghệp chế biến thức ăn chăn nuôi còn hạn chế.
Câu 27: Nhân tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi là:
A. Thị trường tiêu thụ. B. Cơ sở thức ăn.
C. Nguồn vốn đầu tư. D. Chính sách phát triển.
Câu 28: Chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông
Cửu Long chủ yếu là do:
A. Nguồn thức ăn đảm bảo và thị trường tiêu thụ lớn.
B. Khí hậu phù hợp và dịch vụ thú y phát triển.
C. Nguồn vốn đầu tư lớn và cơ sở chế biến phát triển.
D. Lao động đông và cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện.
Câu 29: Chăn nuôi gà công nghiệp phát triển mạnh ở các tỉnh giáp các thành phố lớn (Hà Nội, TP. Hồ
Chí Minh) chủ yếu là do:
A. thị trường và công nghiệp chế biến.
B. Thuận tiện cho việc vận chuyển sản phẩm.
C. Hệ thống chuồng trại phát triển hiện đại.
D. Lao động đông và cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện.
Câu 30: Đàn bò sữa ở nước ta phát triển khá mạnh ở ven các thành phố lớn chủ yếu là do tác động của
yếu tố:
A. Gần thị trường tiêu thụ và cơ sở chế biến.
B. Nguồn thức ăn đảm bảo và dịch vụ thú y tốt.
C. Giống vật nuôi đảm bảo và lao động có kinh nghiệm.
D. Cơ sở hạ tầng tốt và nguồn vốn lớn.
Câu 31: Trâu nuôi nhiều nhất ở Trung du miền núi Bắc Bộ chủ yếu là do:
A. Nhu cầu của thị trường ngày càng tăng.
B. Có nhiều đồng cỏ, trâu ưa ẩm, chịu được lạnh.
C. Còn nhiều nơi trong vùng nuôi trâu để lấy sức kéo.
D. Dịch vụ thú y và công nghiệp chế biến khá phát triển.
Câu 32: Ở Trung du miền núi Bắc Bộ số lượng đàn trâu nhiều hơn đàn bò là do:
A. Có nhiều đồng cỏ phân bố trên các cao nguyên có độ cao 600 - 700m.
B. Trâu ưa ẩm, chịu được lạnh, thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng.
C. Còn nhiều nơi trong vùng nuôi trâu để lấy sức kéo phục vụ nông nghiệp.
D. Dịch vụ thú ý và công nghiệp chế biến ngày càng phát triển.
Câu 33: Đàn bò nước ta nuôi nhiều nhất ở Bắc Trung Bộ chủ yếu là do:
A. Bò thích hợp với khí hậu nóng khô. B. Thức ăn chế biến ngày càng phong phú.
C. Thị trường tiêu thụ mở rộng. D. Công nghiệp chế biến phát triển.
Câu 34: Xu hướng nổi bật nhất của ngành chăn nuôi nước ta hiện nay là
A. ứng dụng tiến bộ khoa học và kĩ thuật. C. tăng tỉ trọng sản phẩm không giết thịt.
B. đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa. D. phát triển mạnh dịch vụ về giống, thú y.
Câu 35: Nguyên nhân chủ yếu làm cho tổng đàn lợn nước ta có xu hướng giảm trong thời gian gần đây

A. hình thức chăn nuôi nhỏ, dịch vụ thú y kém phát triển.
B. thị trường biến động, dịch bệnh đe dọa trên diện rộng.
C. sức mua nội địa hạn chế do ảnh hưởng Covid - 19, thiếu đầu tư.
D. cơ sở thức ăn chưa đảm bảo, công nghiệp chế biến hạn chế.
Câu 36: Phát triển chăn nuôi lợn theo quy mô công nghiệp ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn chủ yếu
do
A. thị trường bấp bênh, thiếu vốn và kinh nghiệm quản lí.
B. thức ăn hạn chế, giống năng suất thấp và dịch bệnh nhiều.
C. giống năng suất thấp, thị trường bấp bênh và thức ăn hạn chế.
D. thiếu vốn đầu tư, hạn chế về công nghệ và nguồn thức ăn.
Câu 37: Khó khăn chủ yếu của ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay là
A. nguồn đầu tư còn hạn chế, thiên tai thường xuyên tác động xấu.
B. hình thức chăn nuôi nhỏ, phân tán vẫn còn phổ biến ở nhiều nơi.
C. công nghiệp chế biến còn hạn chế, dịch bệnh đe dọa ở diện rộng.
D. cơ sở chuồng trại có quy mô còn nhỏ, trình độ lao động chưa cao.
Câu 38: Yếu tố có tác động chủ yếu đến sản xuất theo hướng hàng hóa trong ngành chăn nuôi ở nước ta
hiện nay là
A. trình độ lao động được nâng lên. C. dịch vụ thú y đã có nhiều tiến bộ.
B. nhu cầu của thị trường tăng nhanh. D. nhiều giống mới có năng suất cao.
Câu 39: Mục đích chủ yếu của việc chăn nuôi lợn và gia cầm ở nước ta là
A. tạo nguyên liệu cho sản xuất dược phẩm. C. cung cấp phân bón hữu cơ cho trồng trọt.
B. cung cấp thực phẩm cho dân số đông. D. tạo các nguồn hàng xuất khẩu chủ lực.
Câu 40: Chăn nuôi vịt đàn phát triển mạnh nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là do
A. thức ăn dồi dào, diện tích mặt nước rộng. B. thức ăn dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.
C. thức ăn dồi dào, khí hậu thích hợp. D. thị trường tiêu thụ lớn, chế biến phát triển.

You might also like