You are on page 1of 4

SỞ GD&ĐT HÀ NỘI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2, MÔN ĐỊA LÝ 11

TRƯỜNG THPT QUỐC OAI NĂM HỌC 2022 - 2023


Thời gian làm bài : 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề thi có 04 trang)

Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 858

Phần I. Trắc nghiệm (8 điểm)


Câu 1. Trung Quốc không áp dụng chính sách, biện pháp nào sau đây trong cải cách nông nghiệp?
A. Đưa giống mới vào sản xuất. B. Giao đất cho người nông dân.
C. Tăng thêm thuế nông nghiệp. D. Cải tạo tốt hệ thống thủy lợi.
Câu 2. Nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây giúp Đông Nam Á phát triển mạnh cây lúa gạo?
A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo.
B. Có nhiều cao nguyên đất đỏ badan màu mỡ.
C. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, lượng nước dồi dào.
D. Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa gạo.
Câu 3. Các đồng bằng của Trung Quốc theo thứ tự từ bắc xuống nam là
A. Hoa Trung, Hoa Nam, Đông Bắc, Hoa Bắc. B. Hoa Nam, Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung.
C. Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam, Đông Bắc. D. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
Câu 4. Các cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là
A. lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa. B. lúa gạo, củ cải đường, hồ tiêu, mía.
C. lúa mì, dừa, cà phê, ca cao, mía. D. lúa mì, cà phê, củ cải đường, chà là.
Câu 5. Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào năm
A. 1984. B. 1995. C. 1997. D. 1967.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng về nền kinh tế Trung Quốc hiện nay?
A. Khoảng cách về kinh tế giữa các vùng ngày càng được rút ngắn.
B. Quy mô GDP ngày càng tăng và đứng hàng đầu thế giới.
C. Tốc độ tăng trưởng GDP xếp vào loại cao nhất thế giới.
D. Thu nhập bình quân theo đầu người có xu hướng tăng nhanh.
Câu 7. Khu vực Đông Nam Á tiếp giáp hai đại dương là
A. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. B. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.
C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. D. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.
Câu 8. Cho biểu đồ:

GDP CỦA PHI-LIP-PIN VÀ THÁI LAN NĂM 2015 VÀ 2019


(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thẳng kê, 2021)

Trang 1/4 - Mã đề 858


Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi GDP năm 2019 so với năm 2015 của Phi-lip-pin
và Thái Lan?
A. Phi-lip-pin tăng gấp hai lần Thái Lan. B. Thái Lan tăng và Phi-lip-pin giảm.
C. Phi-lip-pin tăng chậm hơn Thái Lan. D. Thái Lan tăng ít hơn Phi-lip-pin.
Câu 9. Thuận lợi lớn nhất để Trung Quốc phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là
A. máy móc hiện đại, nguyên liệu nhiều. B. nguyên liệu phong phú, dân cư đông.
C. nguyên liệu dồi dào và phân bố rộng. D. dân cư đông đúc, máy móc hiện đại.
Câu 10. Cơ chế hợp tác của ASEAN không phải là thông qua
A. liên kết vùng. B. diễn đàn. C. hiệp ước. D. hội nghị.
Câu 11. Nguyên nhân chính làm cho ngành khai thác hải sản ở các nước Đông Nam Á chưa phát huy được
lợi thế là
A. môi trường biển ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng.
B. thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên tai.
C. chưa chú trọng phát triển các ngành kinh tế biển.
D. phương tiện khai thác thô sơ, chậm đổi mới.
Câu 12. Đặc điểm nào sau đây không đúng với tự nhiên của Đông Nam Á biển đảo?
A. Khí hậu nóng ẩm và có gió mùa hoạt động. B. Nhiều đồi núi, có núi lửa hoạt động.
C. Dầu mỏ và khí đốt có trữ lượng lớn. D. Đồng bằng rộng lớn, đất cát pha là chủ yếu.
Câu 13. Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng là điều
kiện thuận lợi để
A. hợp tác cùng phát triển. B. phát triển du lịch.
C. hội nhập quốc tế. D. ổn định chính trị.
Câu 14. Phát biểu nào sau đây không đúng với các quốc gia trong ASEAN hiện nay?
A. Phong tục, tập quán có sự tương đồng. B. Có trình độ phát triển giống nhau.
C. Tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia. D. Chú trọng việc bảo vệ môi trường.
Câu 15. Đặc điểm chung của khí hậu khu vực Đông Nam Á là
A. khô, nóng. B. phân mùa. C. nóng, ẩm. D. lạnh, ẩm.
Câu 16. Miền Đông Trung Quốc có kiểu khí hậu chủ yếu là
A. ôn đới lục địa và ôn đới gió mùa. B. cận nhiệt đới và ôn đới gió mùa.
C. cận nhiệt đới và ôn đới lục địa. D. nhiệt đới và xích đạo gió mùa.
Câu 17. Diện tích rừng ở các nước Đông Nam Á có nguy cơ bị thu hẹp chủ yếu do
A. khai thác không hợp lí và cháy rừng. B. cháy rừng và phát triển nhiều thủy điện.
C. mở rộng đất trồng đồi núi và cháy rừng. D. kết quả của việc trồng rừng còn hạn chế.
Câu 18. Dân tộc nào chiếm số dân đông nhất ở Trung Quốc?
A. Hồi. B. Choang. C. Hán. D. Tạng.
Câu 19. Công nghiệp chế biến thực phẩm của Đông Nam Á phát triển dựa trên các thế mạnh chủ yếu nào
sau đây?
A. Nguồn vốn đầu tư nhiều và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
B. Nguồn lao động rất dồi dào và cơ sở vật chất kĩ thuật tốt.
C. Nguồn lao động dồi dào và cơ sở hạ tầng khá hiện đại.
D. Nguồn nguyên liệu phong phú và thị trường tiêu thụ rộng.
Câu 20. Trung Quốc đã áp dụng biện pháp chủ yếu nào sau đây để thu hút đầu tư nước ngoài?
A. Thành lập các đặc khu kinh tế. B. Mở các trung tâm thương mại.
C. Phát triển kinh tế thị trường. D. Tiến hành cải cách ruộng đất.
Câu 21. Nguyên nhân chủ yếu làm cho mức tiêu thụ điện bình quân đầu người ở Đông Nam Á còn thấp?
A. Chất lượng cuộc sống dân cư thấp. B. Công nghiệp chưa phát triển mạnh.
C. Trình độ đô thị hóa còn chưa cao. D. Ngành điện hoạt động còn hạn chế.

Trang 2/4 - Mã đề 858


Câu 22. Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC
(Đơn vị: %)
Năm 1985 1995 2004 2010 2019
Xuất khẩu 39,3 53,5 51,4 53,1 56,4
Nhập Khẩu 60,7 46,5 48,6 46,9 45,6
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2019, NXB Thống kê 2020)
Để thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2019, theo bảng
số liệu, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Cột. B. Tròn. C. Miền. D. Đường.
Câu 23. Một trong những thế mạnh của hầu hết các nước Đông Nam Á là
A. phát triển chăn nuôi. B. phát triển thủy điện.
C. phát triển lâm nghiệp. D. phát triển kinh tế biển.
Câu 24. Các dân tộc ít người của Trung Quốc phân bố rải rác ở khu vực nào sau đây?
A. Dọc biên giới phía nam. B. Vùng núi cao phía tây.
C. Các thành phố lớn. D. Các đồng bằng châu thổ.
Câu 25. Những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là kết quả của
A. công cuộc đại nhảy vọt. B. cải cách trong nông nghiệp.
C. công cuộc hiện đại hóa. D. cuộc cách mạng văn hóa.
Câu 26. Một số sản phẩm công nghiệp của Đông Nam Á đã có được sức cạnh tranh trên thị trường thế giới
chủ yếu là nhờ vào việc
A. có sự liên kết và hợp tác sản xuất giữa các nước.
B. đầu tư vốn để đổi mới nhiều máy móc, thiết bị.
C. tăng cường công nhân có trình độ kĩ thuật cao.
D. liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài.
Câu 27. Các nước đứng hàng đầu về xuất khẩu lúa gạo trong khu vực Đông Nam Á là
A. Thái Lan, Ma-lai-xi-a. B. Lào, In-đô-nê-xi-a.
C. Thái Lan, Việt Nam. D. Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a.
Câu 28. Cho biểu đồ:

0396752282
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA THÁI LAN VÀ VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2015 - 2021
(Số liệu theo Niên giám thống kê ASEAN 2022, https://www.aseanstats.org)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về thay đổi tổng sản phẩm trong nước năm 2021 so với năm
2015 của Thái Lan và Việt Nam?
A. Thái Lan tăng và Việt Nam giảm. B. Thái Lan tăng nhiều hơn Việt Nam.
C. Việt Nam tăng và Thái Lan giảm. D. Việt Nam tăng nhanh hơn Thái Lan.
Câu 29. Một trong những hạn chế lớn của lao động các nước Đông Nam Á là
A. Lao động không cần cù, siêng năng. B. Lao động trẻ, thiếu kinh nghiệm.
Trang 3/4 - Mã đề 858
C. Thiếu sự dẻo dai, năng động. D. Thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao.
Câu 30. Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á NĂM 2021
Quốc gia Lào Mi-an-ma Thái Lan Việt Nam
Diện tích (nghìn km2) 230,8 652,8 510,9 331,3
Dân số (nghìn người) 7 337,8 55 295,0 65 213,0 98 506,2
(Nguồn: Niên giám thống kê ASEAN 2022, https://www.aseanstats.org)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh mật độ dân số của một số quốc gia?
A. Lào cao hơn Việt Nam. B. Việt Nam cao hơn Thái Lan.
C. Thái Lan thấp hơn Mi-an-ma. D. Mi-an-ma thấp hơn Lào.
Câu 31. Cho bảng số liệu:
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2018
Quốc gia Bru-nây Cam-pu-chia Lào Mi-an-ma
Xuất khẩu (tỷ đô la Mỹ) 7,0 15,1 5,3 16,7
Nhập khẩu (tỷ đô la Mỹ) 5,7 15,5 6,2 19,3
(Nguồn: Niên thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Dựa vào bảng số liệu, hãy cho biết quốc gia nào sau đây xuất siêu vào năm 2018?
A. Cam-pu-chia. B. Bru-nây. C. Mi-an-ma. D. Lào.
Câu 32. Cho biểu đồ:

0396752282
0396752282 GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CỦA BRU-NÂY, GIAI ĐOẠN 2015 - 2021
(Số liệu theo Niên giám thống kê ASEAN 2022, https://www.aseanstats.org)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về thay đổi giá trị xuất khẩu, nhập khẩu năm 2021 so với năm
2015 của Bru-nây?
A. Xuất khẩu tăng ít hơn nhập khẩu. B. Nhập khẩu tăng gấp hai lần xuất khẩu.
C. Xuất khẩu tăng chậm hơn nhập khẩu. D. Nhập khẩu tăng và xuất khẩu giảm.

Phần II: Tự luận (2 điểm) Cho bảng số liệu:


Số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực của châu Á năm 2019
Số khách du lịch đến Chi tiêu của khách du lịch
STT Khu vực
(nghìn lượt) (triệu USD)
1 Đông Á 170300 185737
2 Đông Nam Á 138600 66432
3 Tây Nam Á 112380 83721
(Nguồn: UNWTO)
1. Tính mức bình quân chi tiêu của mỗi lượt khách du lịch ở mỗi khu vực.
2. So sánh và nhận xét về số khách và chi tiêu của khách du lịch quốc tế ở khu vực Đông Nam Á với
khu vực Đông Á và Tây Nam Á.
------ HẾT ------
Trang 4/4 - Mã đề 858

You might also like