You are on page 1of 13

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI GIỮA KÌ II – MÔN ĐỊA

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Tiêu chí nào sau đây là cơ sở để đánh giá mức độ đô thị hóa giữa các quốc gia?
A. Tỉ lệ dân thành thị. B. Phát triển nông nghiệp.
C. Chất lượng cuộc sống. D. Mạng lưới giao thông.
Câu 2. Tất cả các yếu tố ở bên trong của một nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước đó,
được gọi là
A. nguồn lực tự nhiên. B. nguồn lực kinh tế - xã hội.
C. nguồn lực trong nước. D. nguồn lực ngoài nước.
Câu 3. Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế
A. có mối quan hệ hữu cơ, tương đối ổn định hợp thành.
B. có mối quan hệ hữu cơ và không ổn định hợp thành.
C. không có mối quan hệ, tương đối ổn định hợp thành.
D. luôn tồn tại độc lập và tương đối ổn định hợp thành.
Câu 4. Trong sản xuất nông nghiệp, đất trồng được coi là
A. cơ sở vật chất. B. công cụ lao động.
C. tư liệu sản xuất. D. đối tượng lao động.
Câu 5. Lúa mì phân bố tập trung ở miền
A. ôn đới. B. nhiệt đới. C. hàn đới. D. băng giá.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây đúng về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp?
A. Là sự sắp xếp và phối hợp các đối tượng nông nghiệp.
B. Làm gia tăng thêm sự lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
C. Hạn chế quá trình chuyên môn hóa trong nông nghiệp.
D. Làm gia tăng các thiên tai và gây ô nhiễm môi trường.
Câu 7. Tỉ suất tử thô không phụ thuộc nhiều vào yếu tố nào sau đây?
A. Cơ cấu theo tuổi. B. Mức sống. C. Thiên tai. D. Tâm lí xã hội.
Câu 8. Nguồn lực nào sau đây có vai trò định hướng phát triển kinh tế của mỗi quốc gia?
A. Vị trí địa lí quốc gia. B. Đường lối chính sách.
C. Tài nguyên thiên nhiên. D. Dân cư và lao động.
Câu 9. Năng suất cây trồng phụ thuộc nhiều nhất vào yếu tố nào sau đây?
A. Chất lượng đất. B. Diện tích đất. C. Sự phân bố đất. D. Cơ cấu đất.
Câu 10. Ý nghĩa của việc phân chia các vùng nông nghiệp là
A. đảm bảo tốt lương thực, thực phẩm cho mỗi gia đình.
B. tự cung, tự cấp các sản phẩm nông nghiệp trong vùng.
C. sử dụng hiệu quả các điều kiện sản xuất của các vùng.
D. loại bỏ được tính bấp bênh của sản xuất nông nghiệp.
Câu 11. Ở những nước phát triển, tỉ suất tử thô thường cao là do tác động chủ yếu của yếu tố nào sau đây?
A. Dân số già. B. Dịch bệnh C. Động đất. D. Bão lụt.
Câu 12. Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu nhất làm tăng tỉ số giới tính trong một thời gian tương đối dài ở
các quốc gia?
A. Bệnh tật. B. Tai nạn. C. Thiên tai. D. Chiến tranh.
Câu 13. Chỉ số GNI/người không có ý nghĩa trong
A. phản ánh trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia.
B. các tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng cuộc sống.
C. việc so sánh mức sống của dân cư các nước khác nhau.
D. xác định tốc độ tăng trưởng và cơ cấu của nền kinh tế.
Câu 14. Giải pháp nào sau đây phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu?
A. Tăng cường sử dụng các loại thuốc và phân bón hóa học.
B. Chuyển diện tích đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng.
C. Phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái.
D. Khai thác triệt để các điều kiện cho phát triển nông nghiệp.
Câu 15. Việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao sẽ có tác dụng trực tiếp là
A. tiết kiệm tài nguyên. B. tăng hiệu quả sản xuất.
C. tăng diện tích đất đai. D. khai tác tối đa tài nguyên.
Câu 16. Việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng ở nước ta chủ yếu do nguyên nhân nào
sau đây?
A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho người dân.
B. Bảo đảm nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm.
C. Sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu.
D. Cung cấp hầu hết tư liệu sản xuất cho các ngành.
Câu 17. Dân số thế giới tăng nhanh nhất vào khoảng thời gian nào sau đây?
A. Đầu thế kỉ XX. B. Giữa thế kỉ XX. C. Cuối thế kỉ XX. D. Đầu thế kỉ XXI.
Câu 18. Cơ cấu dân số được phân ra thành hai loại chính là
A. sinh học và trình độ. B. theo giới và theo tuổi.
C. lao động và trình độ. D. sinh học và xã hội.
Câu 19. Phát biểu nào sau đây không đúng với khái niệm đô thị hóa?
A. Tỷ lệ dân thành thị tăng. B. Tỷ lệ dân nông thôn tăng.
C. Dân cư tập trung vào các thành phố. D. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
Câu 20. Vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ các nước khác ảnh hưởng tới sự phát
triển kinh tế - xã hội của một nước, được gọi là
A. nguồn lực tự nhiên. B. nguồn lực tự nhiên - xã hội.
C. nguồn lực từ trong nước. D. nguồn lực từ ngoài nước.
Câu 21. Cơ cấu nền kinh tế nói chung bao gồm
A. nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
B. toàn cầu và khu vực, quốc gia, vùng.
C. cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu theo lãnh thổ.
D. khu vực kinh tế trong nước, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 22. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản là
A. Máy móc và các cây trồng. B. Hàng tiêu dùng và vật nuôi.
C. Các cây trồng và vật nuôi. D. Cây trồng và hàng tiêu dùng.
Câu 23. Loại cây nào sau đây được trồng nhiều trên đất phù sa?
A. Lúa gạo. B. Bông. C. Cà phê. D. Chè.
Câu 24. Phát biểu nào sau đây đúng về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp?
A. Làm gia tăng thêm sự lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
B. Hạn chế quá trình chuyên môn hóa trong nông nghiệp.
C. Đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường.
D. Làm gia tăng các thiên tai và gây ô nhiễm môi trường.
Câu 25. Nhân tố tự nhiên sinh học có tác động trực tiếp tới
A. mức sinh và nhập cư. B. xuất cư và mức tử.
C. mức sinh và mức tử. D. mức tử và nhập cư.
Câu 26. Nguồn lực nào sau đây có vai trò quyết định việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác?
A. Vốn đầu tư và thị trường. B. Khoa học và công nghệ.
C. Điều kiện tự nhiên. D. Nguồn lao động.
Câu 27. Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản mang tính mùa vụ do nhân tố chủ yếu nào sau đây?
A. Đất đai. B. Nguồn nước. C. Khí hậu. D. Sinh vật.
Câu 28. Đặc điểm của hình thức tổ chức lãnh thổ vùng sản xuất nông nghiệp tập trung là
A. sản xuất nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của gia đình.
B. hạn chế các ứng dụng khoa học kĩ thuật để bền vững hơn.
C. không có mối liên kết giữa các nông hộ, trang trại với nhau.
D. lãnh thổ có diện tích tương đối lớn, ranh giới không rõ ràng.
Câu 29. Một vùng có nhiều dân nhập cư đến thông thường có nhiều
A. lao động. B. học sinh phổ thông. C. người cao tuổi. D. trẻ em nhỏ.
Câu 30. Các nước đang phát triển phải thực hiện chính sách dân số là do
A. dân số tăng quá nhanh với phát triển kinh tế.
B. mất cân đối giữa tăng trưởng dân số với kinh tế.
C. tình trạng dư thừa lao động và vấn đề việc làm.
D. tỉ lệ phụ thuộc quá lớn và phúc lợi xã hội cao.
Câu 31. Đầu tư từ nước ngoài vào nhiều hơn đầu tư ra nước ngoài sẽ có
A. GDP lớn hơn GNI. B. GNI lớn hơn GDP.
C. GNI/người nhỏ hơn GDP/người. D. Tốc độ tăng GDP lớn hơn GNI.
Câu 32. Việc phát triển nông nghiệp xanh (hữu cơ) nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
A. Tăng trưởng bền vững gắn với bảo vệ môi trường.
B. Đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm lớn hơn.
C. Khai thác triệt để điều kiện phát triển nông nghiệp.
D. Phát triển nhanh nền nông nghiệp tự cung, tự cấp.
Câu 33. Phát biểu nào sau đây không đúng với định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai?
A. Phát triển nền nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.
B. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng khoa học.
C. Phát triển nền nông nghiệp xanh (nền nông nghiệp hữu cơ).
D. Phát triển nhanh hơn nữa nền nông nghiệp tự cung, tự cấp.
Câu 34. Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho ngành chăn nuôi còn chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu giá
trị sản xuất nông nghiệp của nước ta?
A. Công nghiệp chế biến còn hạn chế. B. Thị trường tiêu thụ sản phẩm nhỏ hẹp.
C. Trình độ khoa học - kĩ thuật chưa cao. D. Cơ sở thức ăn chăn nuôi chưa đảm bảo.
Câu 35. Châu lục nào sau đây có quy mô dân số lớn nhất trên thế giới?
A. Châu Âu. B. Châu Phi. C. Châu Á. D. Châu Mĩ.
Câu 36. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa phản ánh
A. trình độ dân trí và học vấn. B. học vấn và nguồn lao động.
C. nguồn lao động và dân trí. D. dân trí và người làm việc.
Câu 37. Tỷ lệ dân thành thị có xu hướng tăng nhanh là biểu hiện rõ nét của quá trình
A. đô thị hóa. B. hiện đại hóa. C. thương mại hoá. D. công nghiệp hóa.
Câu 38. Nguồn lực có thể được khai thác nhằm phục vụ cho
A. sự tiến bộ xã hội của một lãnh thổ nhất định.
B. nâng cao cuộc sống của một lãnh thổ nhất định.
C. phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
D. việc đảm bảo kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
Câu 39. Phát biểu nào sau đây đúng về cơ cấu kinh tế?
A. Là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận có mối quan hệ hữu cơ, tương đối ổn định hợp thành.
B. Là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận có mối quan hệ hữu cơ và không ổn định hợp thành.
C. Là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận không có mối quan hệ, tương đối ổn định hợp thành.
D. Là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận luôn tồn tại độc lập và tương đối ổn định hợp thành.
Câu 40. Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản?
A. Máy móc, thiết bị là tư liệu sản xuất chính.
B. Sản xuất ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
C. Phụ thuộc vào tự nhiên và mang tính mùa vụ.
D. Ít phụ thuộc vào trình độ khoa học - công nghệ.
Câu 41. Lúa gạo phân bố tập trung ở miền
A. nhiệt đới. B. ôn đới. C. cận nhiệt. D. hàn đới.
Câu 42. Phát biểu nào sau đây đúng về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp?
A. Làm gia tăng thêm sự lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
B. Hạn chế quá trình chuyên môn hóa trong nông nghiệp.
C. Thúc đẩy chuyên môn hóa trong sản xuất nông nghiệp.
D. Làm gia tăng các thiên tai và gây ô nhiễm môi trường.
Câu 43. Nguyên nhân nào là quan trọng nhất dẫn đến tỉ suất tử thô trên thế giới có xu hướng giảm?
A. Tâm lí xã hội, nền kinh tế phát triển nhanh. B. Thu nhập được cải thiện.
C. Kinh tế phát triển, tiến bộ về y tế - khoa học. D. Đảm bảo được hòa bình.
Câu 44. Nguồn lực nào sau đây có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia?
A. Tự nhiên. B. Vị trí địa lí. C. Kinh tế - xã hội. D. Khoa học.
Câu 45. Quy mô sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào
A. chất lượng đất. B. diện tích đất. C. nguồn nước tưới. D. độ nhiệt ẩm.
Câu 46. Đặc điểm của hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trang trại là
A. sản xuất nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của gia đình.
B. chủ yếu là sản xuất hàng hoá, quy mô đất đai và vốn lớn.
C. ra đời dựa trên tinh thần tự nguyện của các hộ nông dân.
D. gồm các địa phương tương tự nhau về điều kiện sinh thái.
Câu 47. Một vùng có nhiều dân xuất cư thông thường không có nhiều
A. thanh niên. B. phụ nữ. C. người già. D. trẻ em.
Câu 48. Tỉ suất giới tính của trẻ em mới sinh ra ở các nước đang phát triển thường cao chủ yếu là do tác động
của
A. tự nhiên - sinh học. B. tâm lí, tập quán.
C. chính sách dân số. D. hoạt động sản xuất.
Câu 49. Thông thường những nước có vốn đầu tư ra nước ngoài cao thì
A. GNI lớn hơn GDP. B. GNI nhỏ hơn GDP.
C. GNI/người nhỏ hơn GDP/người. D. Tốc độ tăng GDP lớn hơn GNI.
Câu 50. Biện pháp để đẩy nhanh nền nông nghiệp hàng hoá trong nền kinh tế hiện đại là
A. nâng cao năng suất và chất lượng các cây công nghiệp lâu năm.
B. hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hoá nông nghiệp.
C. phát triển quy mô diện tích các loại cây công nghiệp hằng năm.
D. tích cực mở rộng thị trường xuất khẩu tất cả các loại nông sản.
Câu 51. Phát biểu nào sau đây không đúng với định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai?
A. Phát triển nông nghiệp gắn với thị trường.
B. Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
C. Phát triển thích ứng với biến đổi khí hậu.
D. Hạn chế phát triển nền nông nghiệp hữu cơ.
Câu 52. Ngành nuôi trồng thủy sản nước ta đang phát triển với tốc độ nhanh hơn ngành khai thác chủ yếu do
A. nguồn lợi thủy sản tự nhiên đã cạn kiệt do khai thác bừa bãi.
B. biến đổi khí hậu nghiêm trọng gây suy giảm nguồn thủy sản.
C. chậm đổi mới về các phương tiện tàu thuyền để khai thác.
D. đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường và công nghiệp chế biến.
Câu 53: Quốc gia có quy mô dân số lớn nhất thế giới hiện nay là
A. Hoa Kì. B. Liên bang Nga. C. Trung Quốc. D. Ấn Độ.
Câu 54: Đặc điểm quy mô dân số thế giới là
A. đông và vẫn tiếp tục tăng B. đông và có xu hướng giảm.
C. nhỏ và có xu hướng tăng. D. nhỏ và có xu hướng giảm.
Câu 55: Cơ cấu dân số theo tuổi là tập hợp những nhóm người được sắp xếp theo
A. nam so với tổng dân. B. nữ so với tổng dân.
C. dân số nam hoặc nữ. D. nhóm tuổi nhất định.
Câu 56: Cơ cấu dân số theo lao động là tương quan tỉ lệ giữa các bộ phận lao động trong
A. tổng nguồn lao động xã hội. B. tổng số dân số của quốc gia.
C. tổng người hoạt động kinh tế. D. lao động có việc làm cố định.
Câu 57: Đô thị hóa là quá trình
A. mở rộng, phát triển mạng lưới đô thị. B. thu hẹp mạng lưới đô thị.
C. giảm dân số sống khu vực thành thị. D. hạn chế lối sống thành thị.
Câu 58: Gia tăng dân số thực tế là biểu thị
A. tỉ suất sinh thô của một lãnh thổ. B. tỉ suất tử thô của một lãnh thổ.
C. sự gia tăng dân số của một lãnh thổ. D. tỉ suất nhập cư của một lãnh thổ.
Câu 59: Việc phân loại nguồn lực dựa vào các căn cứ chủ yếu nào sau đây?
A. Vai trò và thuộc tính. B. Nguồn gốc và phạm vi.
C. Mức độ ảnh hưởng. D. Thời gian và công dụng.
Câu 60: Nguồn lực ngoài nước bao gồm
A. tài nguyên thiên nhiên. B. đường lối chính sách.
C. vốn đầu tư nước ngoài. D. lực lượng lao động.
Câu 61: Cơ cấu kinh tế theo ngành là
A. tập hợp các ngành tạo nên nền kinh tế. B. bao gồm các thành phần kinh tế.
C. kết quả phân công lao động xã hội. D. hình thành dựa trên chế độ sở hữu.
Câu 62: Tư liệu sản xuất của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản là
A. cây trồng và vật nuôi. B. khoáng sản và nước.
C. đất trồng và mặt nước. D. đất và sinh vật.
Câu 63: Cây lương thực chính trên thế giới là
A. lúa gạo, cà phê, ngô. B. lúa gạo, lúa mì và ngô.
C. lúa mì, cao su, ngô. D. ngô, đỗ tương, lạc.
Câu 64: Cây lúa gạo phân bố nhiều nhất ở miền
A. nhiệt đới, hàn đới. B. nhiệt đới, cận nhiệt.
C. ôn đới, cận cực. D. cận nhiệt, ôn đới.
Câu 65: Loại cây nào sau đây phân bố chủ yếu ở khu vực cận nhiệt?
A. Mía. B. Cà phê. C. Cao su. D. Chè.
Câu 66: Ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào
A. giống vật nuôi. B. chuồng trại. C. nguồn thức ăn. D. nơi chăn thả
Câu 67: Nuôi trồng thủy sản nước ngọt phát triển chủ yếu ở
A. châu Âu. B. châu Mỹ.
C. châu Á. D. châu Úc.
Câu 68: Mục đích chủ yếu của trang trại là
A. tự cung tự cấp. B. đa dạng nông sản.
C. sản xuất hàng hóa. D. khai thác thế mạnh.
Câu 69: Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU DÂN SỐ HOẠT ĐỘNG THEO KHU VỰC KINH TẾ, NĂM 2020
(Đơn vị: %)
Tiêu chí Khu vực I Khu vực II Khu vực III
Thế giới 26,9 23,0 50,1
Các nước phát triển 3,0 22,9 74,1
Các nước đang phát triển 32,1 23,1 44,8
(Nguồn: https://www.gso.gov.vn)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về tỉ trọng cơ cấu dân số hoạt động theo khu vực kinh tế, năm
2020?
A. Khu vực III của các nước phát triển thấp hơn các nước đang phát triển.
B. Khu vực I của các nước đang phát triển cao hơn của các nước phát triển.
C. Khu vực III của các nước đang phát triển cao hơn trung bình của thế giới.
D. Khu vực II của các nước đang phát triển thấp hơn của các nước phát triển.
Câu 70: Tỉ suất sinh thô không phụ thuộc nhiều vào yếu tố nào sau đây?
A. Tự nhiên - sinh học. B. Biến đổi tự nhiên. C. Phong tục tập quán. D. Tâm lí xã hội.
Câu 71: Châu Á có dân số đông nhất thế giới là do
A. có tốc độ gia tăng tự nhiên cao. B. dân từ châu Âu di cư sang nhiều.
C. tăng trưởng kinh tế luôn rất cao. D. chuyển từ nông thôn lên thành thị.
Câu 72: Phát biểu nào sau đây là ảnh hưởng tích cực của quá trình đô thị hóa?
A. Gia tăng tình trạng thất nghiệp. B. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
C. Tỉ lệ dân thành thị tăng tự phát. D. Tăng giá cả hàng tiêu dùng.
Câu 73: Nguồn lực nào sau đây có vai trò quyết định việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác?
A. Vốn đầu tư và thị trường. B. Khoa học và công nghệ.
C. Điều kiện tự nhiên. D. Nguồn lao động.
Câu 74: Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ của một quốc gia không bao gồm
A. vùng kinh tế. B. khu chế xuất.
C. điểm sản xuất. D. ngành sản xuất.
Câu 75: Tổng thu nhập quốc gia (GNI) là tổng giá trị của tất cả các sản phẩm vật chất và dịch vụ
A. được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong 1 năm.
B. do tất cả các công dân của một quốc gia tạo ra trong 1 năm.
C. được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ châu lục trong 1 năm.
D. được con người sản xuất ra trên phạm vi toàn cầu trong 1 năm.
Câu 76: Nhân tố nào sau đây vừa là lực lượng sản xuất, vừa là nguồn tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản?
A. Quan hệ sở hữu ruộng đất. B. Tiến bộ khoa học - công nghệ.
C. Công nghiệp chế biến sản phẩm. D. Dân cư và nguồn lao động.
Câu 77: Việc phát triển nông nghiệp xanh (hữu cơ) nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
A. Tăng trưởng bền vững gắn với bảo vệ môi trường.
B. Đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm lớn hơn.
C. Khai thác triệt để điều kiện phát triển nông nghiệp.
D. Phát triển nhanh nền nông nghiệp tự cung, tự cấp.
Câu 78: Bò sữa được nuôi nhiều xung quanh các thành phố lớn chủ yếu do có
A. nguồn thức ăn dồi dào. B. thị trường tiêu thụ lớn.
C. công nghiệp phát triển. D. cơ sở hạ tầng phát triển.
Câu 79: Ý nghĩa của việc phân chia các vùng nông nghiệp là
A. đảm bảo tốt lương thực, thực phẩm cho mỗi gia đình.
B. tự cung, tự cấp các sản phẩm nông nghiệp trong vùng.
C. sử dụng hiệu quả các điều kiện sản xuất của các vùng.
D. loại bỏ được tính bấp bênh của sản xuất nông nghiệp.
Câu 80: Cho bảng số liệu:
TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN THẾ GIỚI, GIAI ĐOẠN 1900 - 2020
(Đơn vị: %)
Năm 1900 1950 1970 1990 2000 2020
Tỉ lệ dân thành thị 13,6 29,6 36,6 43,0 46,7 56,2
Tỉ lệ dân nông thôn 86,4 70,4 63,4 57,0 53,3 43,8
(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Theo bảng số liệu, để thể hiện cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 1900 - 2020, dạng
biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Kết hợp. B. Tròn. C. Miền. D. Cột.
Câu 81. Dân số thế giới tập trung nhiều nhất ở châu lục nào sau đây?
A. Châu Phi. B. Châu Âu. C. Châu Á. D. Châu Mĩ.
Câu 82. Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và số người nhập cư được gọi là
A. gia tăng dân số. B. gia tăng cơ học. C. gia tăng tự nhiên. D. quy mô dân số.
Câu 83. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa phản ánh
A. trình độ dân trí và học vấn.
B. học vấn và nguồn lao động.
C. nguồn lao động và dân trí.
D. dân trí và người làm việc.
Câu 84. Biểu hiện của quá trình đô thị hoá là
A. tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh.
B. tỉ lệ dân nông thôn không giảm.
C. tỉ lệ dân thành thị giảm nhanh.
D. tỉ lệ dân nông thôn tăng nhanh.
Câu 85. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là
A. hiệu số giữa tỉ suất sinh và tỉ suất tử.
B. tổng số giữa tỉ suất sinh và tỉ suất tử.
C. hiệu số giữa người xuất cư, nhập cư.
D. tổng số giữa người xuất cư, nhập cư.
Câu 86. Động lực phát triển dân số là
A. tỉ suất sinh thô. B. số người nhập cư.
C. gia tăng tự nhiện. D. gia tăng cơ học.
Câu 87. Căn cứ vào yếu tố nào sau đây để phân chia thành nguồn lực trong nước và ngoài nước?
A. Nguồn gốc. B. Phạm vi lãnh thổ. C. Mức độ ảnh hưởng. D. Thời gian.
Câu 88. Căn cứ vào nguồn gốc, nguồn lực có thể phân loại thành
A. Vị trí địa lí, kinh tế - xã hội, ngoài nước. B. Vị trí địa lí, kinh tế - xã hội, trong nước.
C. Vị trí địa lí, tự nhiện, kinh tế - xã hội. D. Kinh tế - xã hội, trong nước, ngoài nước.
Câu 89. Nguồn lực ngoài nước là
A. lịch sử - văn hóa. B. đường lối chính sách.
C. nguồn vốn đầu tư. D. vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 90. Bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu nền kinh tế, phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất là
A. cơ cấu ngành kinh tế. B. cơ cấu thành phần kinh tế.
C. cơ cấu lãnh thổ. D. cơ cấu lao động.
Câu 91. Tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là
A. nguồn nước, khí hậu B. đất đai, mặt nước C. địa hình, cây trồng. D. sinh vật, địa hình.
Câu 92. Nhân tố ảnh hưởng sâu sắc nhất đến tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp là
A. đất đai. B. khí hậu. C. địa hình. D. sinh vật.
Câu 93. Khu vực châu Á gió mùa là nơi nổi tiếng về cây
A. lúa nước. B. ngô. C. khoai tây. D. lúa mì.
Câu 94. Cây cà phê thích hợp nhất đất nào sau đây?
A. Phù sa mới. B. Đất đen. C. Đất ba dan. D. Phù sa cổ.
Câu 95. Loại vật nuôi nào sau đây thuộc gia súc lớn?
A. Trâu. B. Lợn. C. Cừu. D. Dê.
Câu 96. Hình thức chăn nuôi nào sau đây là biểu hiện của nền nông nghiệp hiện đại?
A. Chăn nuôi chăn thả. B. Chăn nuôi chuồng trại.
C. Chăn nuôi công nghiệp. D. Chăn nuôi nửa chuồng trại.
Câu 97. Yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng quyết định đến tỉ suất sinh của một quốc gia?
A. Tự nhiên - sinh học. B. Chính sách dân số. C. Phong tục tập quán. D. Tâm lí xã hội.
Câu 98. Yếu tố có tính quyết định đến việc phân bố dân cư trên thế giới không đều là sự khác nhau về
A. phát triển kinh tế - xã hội. B. tâm lí, phong tục tập quán,
C. các điều kiện thiện nhiện. D. lịch sử quần cư, chuyển cư.
Câu 99. Một vùng có nhiều dân nhập cư đến thông thường có nhiều
A. lao động nam. B. lao động nữ.
C. người cao tuổi. D. trẻ em nhỏ.
Câu 100. Phát biểu nào sau đây không đúng với ảnh hướng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội?
A. Góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
B. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
C. Làm ổn định lâu dài tình hình phân bố dân cư.
D. Làm thay đổi các quá trình hôn nhân ở đô thị.
Câu 101. Nguồn lực nào sau đây có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia?
A. Khoa học công nghệ. B. Đường lối chính sách.
C. Tài nguyên thiện nhiện. D. Dân cư và lao động.
Câu 102. Chỉ số GNI/người không có ý nghĩa trong
A. phản ánh trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia.
B. các tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng cuộc sông.
C. việc so sánh mức sông của dân cư các nước khác nhau.
D. xác định tốc độ tăng trưởng và cơ cấu của nền kinh tế.
Câu 103. Vai trò nào sau đây không đúng với ngành sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản?
A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
B. Cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.
C. Tạo ra nhiều máy móc, thiết bị cho sản xuất.
D. Tạo ra các mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ.
Câu 104. Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có tiến bộ vượt bậc nhờ vào
A. kinh nghiệm trong sản xuất. B. công nghiệp chế biến thức ăn.
C. giống cây trồng năng suất cao. D. thuận lợi về khí hậu, nguồn nước.
Câu 105. Định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai là
A. thích ứng biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
B. gắn với thị trường giữa các địa phương và các vùng.
C. tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động.
D. đẩy mạnh công nghiệp chế biến, đẩy mạnh xuất khẩu.
Câu 106. Vai trò của ngành nuôi trồng thuỷ sản không phải là
A. cung cấp nguồn đạm động vật bổ dưỡng cho con người.
B. nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm.
C. tạo ra các mặt hàng xuất khẩu có giá trị như tôm, cua, cá.
D. cơ sở đảm bảo an ninh lương thực bền vững của quốc gia.
Câu 107. Phát biểu nào sau đây không đúng với hình thức tổ chức sản xuất trang trại trong nông nghiệp?
A. Đẩy mạnh sản xuất chuyên môn hoá.
B. Tập trung vào các nông sản có lợi thế.
C. Thuê mướn lao động làm ở trang trại.
D. Tư liệu sản xuất thuộc sở hữu nhà nước.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu,
thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Cho thông tin sau:
Biểu thị sự gia tăng dân số của một lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm), được
thể hiện bằng tổng của gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học, đơn vị tính là %.
a) Gia tăng dân số thực tế là sự chênh lệch giữa số người nhập cư và số người xuất cư trong một khoảng thời
gian nhất định.
b) Gia tăng dân số thực tế có thể ảnh hưởng đến các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường.
c) Gia tăng dân số thực tế được tính bằng công thức: Gia tăng dân số thực tế = Tỷ suất sinh thô - Tỷ suất tử
thô.
d) Có nhiều biện pháp để kiểm soát gia tăng dân số thực tế.
Câu 2. Cho bảng số liệu:
TỔNG SỐ DÂN, SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ SỐ DÂN NÔNG THÔN CỦA THẾ GIỚI
GIAI ĐOẠN 1970 - 2020 (Đơn vị: triệu người)
Năm 1970 1990 2010 2020
Thế giới 3700 5372 6975 7795
Thành thị 1354 2290 3595 4379
Nông thôn 2346 3037 3362 3416

a) Tổng số dân của thế giới tăng liên tục qua các năm.
b) Số dân nông thôn tăng nhanh hơn số dân thành thị.
c) Tỉ lệ dân thành thị năm 2020 thấp nhất so với các năm.
d) Tỉ lệ dân thành thị tăng do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa.
Câu 3. Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU GDP PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA HOA KỲ VÀ ẤN ĐỘ, NĂM 2020
(Đơn vị: %)
Quốc gia
Hoa Kỳ Ấn Độ
Ngành kinh tế
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 0,9 18,3
Công nghiệp và xây dựng 18,1 23,5
Dịch vụ 81,0 58,2
a) Tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản cao nhất trong cơ cấu GDP của Hoa Kỳ nhưng thấp hơn Ấn
Độ.
b) Tỉ trọng dịch vụ cao nhất trong cơ cấu GDP của Ấn Độ và cao hơn Hoa Kỳ.
c) Tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản thấp nhất trong cơ cấu GDP của Ấn Độ nhưng cao hơn Hoa
Kỳ.
d) Biểu đồ tròn là dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của Hoa Kỳ và
Ấn Độ năm 2020.
Câu 4. Cho thông tin sau:
Đất trồng và mặt nước là tư liệu sản xuất chủ yếu của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Đối tượng
của nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản là các sinh vật, các cơ thể sống. Sản xuất thường được tiến hành trong
không gian rộng.
a) Đất trồng và mặt nước là tư liệu sản xuất chủ yếu của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
b) Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chỉ có thể sản xuất trong không gian hẹp.
c) Nông nghiệp chỉ có thể sản xuất ra các loại cây trồng.
d) Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản là một ngành sản xuất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Câu 5. Cho thông tin sau:
Biểu thị sự gia tăng dân số của một lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm), được
thể hiện bằng tổng của gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học, đơn vị tính là %.
a) Gia tăng dân số thực tế luôn dương.
b) Gia tăng dân số thực tế không chịu ảnh hưởng bởi tỷ lệ sinh thô.
c) Gia tăng dân số thực tế là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm và giải quyết.
d) Gia tăng dân số thực tế chỉ ảnh hưởng đến các nước đang phát triển.
Câu 6. Cho bảng số liệu:
TỔNG SỐ DÂN VÀ SỐ DÂN THÀNH THỊ CỦA THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1950 - 2020
(Đơn vị: triệu người)
Năm 1950 1970 1990 2020
Tổng số dân 2536 3700 5372 7795
Số dân thành thị 751 1354 2290 4379
a) Tổng số dân tăng nhanh hơn số dân thành thị.
b) Số dân thành thị tăng ít hơn tổng số dân.
c) Tỉ lệ dân thành thị năm 1950 thấp hơn tỉ lệ dân nông thôn.
d) Tỉ lệ dân thành thị tăng, tỉ lệ dân nông thôn giảm do tốc độ tăng số dân thành thị chậm hơn nông thôn.
Câu 7. Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU GDP PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA ANH VÀ IN-ĐÔ-NÊ-XI-A, NĂM 2020
(Đơn vị: %)
Quốc gia
Anh In-đô-nê-xi-a
Ngành kinh tế
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 0,6 13,7
Công nghiệp, xây dựng 17,1 38,3
Dịch vụ 72,8 44,4
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 9,5 3,6
a) Tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản thấp nhất trong cơ cấu GDP của Anh và thấp hơn In-đô-nê-xi-
a.
b) Tỉ trọng dịch vụ cao nhất trong cơ cấu GDP của In-đô-nê-xi-a nhưng thấp hơn Anh.
c) Tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản thấp nhất trong cơ cấu GDP của In-đô-nê-xi-a và cao hơn
Anh.
d) Biểu đồ đường là dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu GDP của Anh và In-đô-nê-xi-a năm 2020.
Câu 8. Cho thông tin sau:
Đất trồng và mặt nước là tư liệu sản xuất chủ yếu của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Đối tượng
của nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản là các sinh vật, các cơ thể sống. Sản xuất thường được tiến hành trong
không gian rộng.
a) Đối tượng của nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản là các cây trồng vật nuôi.
b) Lâm nghiệp chỉ có thể sản xuất ra các loại cây rừng.
c) Sản phẩm thủy sản chỉ là các loài nuôi trồng ở môi trường nước.
d) Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản có thể sản xuất ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con
người.
Câu 9. Cho thông tin sau:
Trên quy mô toàn thế giới, gia tăng dân số thực tế chính là gia tăng dân số tự nhiên; còn ở các châu lục và
quốc gia, gia tăng dân số thực tế phụ thuộc vào cả gia tăng dân số sự nhiên và gia tăng dân số cơ học.
a) Gia tăng dân số tự nhiên là sự chênh lệch giữa tỷ suất sinh thô và tỷ suất tử thô.
b) Gia tăng dân số cơ học không ảnh hưởng đến gia tăng dân số thực tế ở các châu lục và quốc gia.
c) Gia tăng dân số thực tế là tổng số của gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học.
d) Gia tăng dân số thực tế là thước đo chính xác nhất để đánh giá mức độ phát triển của một quốc gia.
Câu 10. Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU DÂN SỐ HOẠT ĐỘNG THEO KHU VỰC KINH TẾ NĂM 2020 (Đơn vị: %)
Tiêu chí Khu vực I Khu vực II Khu vực III
Thế giới 26,9 23,0 50,1
Các nước phát triển 3,0 22,9 74,1
Các nước đang phát triển 32,1 23,1 44,8
a) Ở các nước phát triển, tỉ trọng dân số hoạt động trong khu vực III cao nhất.
b) Ở các nước đang phát triển, tỉ trọng dân số hoạt động trong khu vực I thấp nhất.
c) Tỉ trọng dân số hoạt động trong khu vực II ở các nước phát triển cao hơn các nước đang phát triển nhưng
thấp hơn thế giới.
d) Tỉ trọng dân số hoạt động trong khu vực II ở các nước đang phát triển thấp nhất do phần lớn các nước
mới ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa.
Câu 11. Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU GDP PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA CA-NA-ĐA VÀ Ê-TI-Ô-PI-A,
NĂM 2020 (Đơn vị: %)
Quốc gia
Ca-na-đa Ê-ti-ô-pi-a
Ngành kinh tế
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 1,7 35,5
Công nghiệp, xây dựng 24,6 23,1
Dịch vụ 66,9 36,8
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 6,8 4,6
a) Tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản cao nhất trong cơ cấu GDP của Ê-ti-ô-pi-a và cao hơn Ca-na-
đa.
b) Tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản thấp nhất trong cơ cấu GDP của Ca-na-đa và thấp hơn Ê-ti-ô-
pi-a.
c) Tỉ trọng dịch vụ thấp nhất trong cơ cấu GDP của Ca-na-đa nhưng cao hơn Ê-ti-ô-pi-a.
d) Biểu đồ tròn là dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu GDP của Ca-na-đa và Ê-ti-ô-pi-a năm 2020.
Câu 12. Cho thông tin sau:
Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và có tính mùa vụ. Tuy nhiên,
với sự phát triển của khoa học - công nghệ, sự phụ thuộc của ngành vào điều kiện tự nhiên ngày càng giảm.
a) Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
b) Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản có tính mùa vụ rõ rệt.
c) Với sự phát triển của khoa học - công nghệ, sự phụ thuộc của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
vào điều kiện tự nhiên ngày càng tăng.
d) Khoa học - công nghệ phát triển giúp ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ngày càng có năng suất
cao và giảm ảnh hưởng của thiên tai.
Phần III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn.

Câu 1. Biết tổng số dân của Mi-an-ma là 55,5 triệu người, sản lượng lúa là 26,3 triệu tấn (năm 2021). Hãy cho
biết sản lượng lúa bình quân theo đầu người của Mi-an-ma năm 2021 là bao nhiêu kg/người? (làm tròn kết quả
đến hàng đơn vị của kg/người)
Câu 2. Cho bảng số liệu:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO KHU VỰC
KINH TẾ NƯỚC TA, NĂM 2021
(Đơn vị: Nghìn tỷ đồng)
Năm 2021
Tổng số 8479,7
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 1065,1
Công nghiệp và xây dựng 3177,9
Dịch vụ 3494,3
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 742,4
Căn cứ vào bảng số liệu trên, tính tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trong cơ cấu GDP của
nước ta năm 2021 (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của %)
Câu 3. Cho bảng số liệu:
TRỮ LƯỢNG THAN CỦA CÁC CHÂU LỤC TRÊN THẾ GIỚI, NĂM 2019
(Đơn vị: tỉ tấn)
Châu lục Trữ lượng
Châu Á 329,9
Châu Âu 297,3
Châu Mỹ 271,0
Châu Đại Dương 156,7
Châu Phi 14,8
Căn cứ vào bảng số liệu trên, tính tổng trữ lượng than của các châu lục năm 2019. (làm tròn kết quả đến
hàng đơn vị của tỉ tấn)
Câu 4. Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN PHÂN THEO CHÂU LỤC, NĂM
2019
(Đơn vị: tỉ USD)
Năm 2019
Châu Á 2236,9
Châu Âu 333,6
Châu Mỹ 496,3
Châu Phi 403,9
Châu Đại Dương 40,6
Theo bảng số liệu, tính tỉ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản của châu Á so với toàn thế
giới. (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của %)
Câu 5. Tỉ lệ sinh của Thái Lan là 9‰, tỉ lệ tử là 8‰ (năm 2021). Hãy cho biết tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của
Thái Lan năm 2021 là bao nhiêu %?
Câu 6. Biết tổng diện tích rừng của Hoa Kỳ là 3,1 triệu km 2, tỉ lệ che phủ rừng là 31,6% (năm 2020). Hãy cho
biết diện tích tự nhiên của Hoa Kỳ là bao nhiêu triệu km2?
Câu 7. Biết tổng số dân của Thái Lan là 65,2 triệu người, sản lượng lúa là 33,6 triệu tấn (năm 2021). Hãy cho
biết sản lượng lúa bình quân theo đầu người của Thái Lan năm 2021 là bao nhiêu kg/người? (làm tròn kết quả
đến hàng đơn vị của kg/người)
Câu 8. Cho bảng số liệu:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO KHU VỰC
KINH TẾ NƯỚC TA, NĂM 2021 (Đơn vị: Nghìn tỷ đồng)
Năm 2021
Tổng số 8479,7
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 1065,1
Công nghiệp và xây dựng 3177,9
Dịch vụ 3494,3
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 742,4
Căn cứ vào bảng số liệu trên, tính tỉ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP của nước ta năm 2021 (làm tròn
kết quả đến hàng đơn vị của %)
Câu 9. Cho bảng số liệu:
TRỮ LƯỢNG DẦU MỎ CỦA CÁC CHÂU LỤC TRÊN THẾ GIỚI, NĂM 2019 (Đơn vị: tỉ tấn)
Châu lục Trữ lượng
Châu Á 123,8
Châu Âu 16,6
Châu Mỹ 87,2
Châu Đại Dương 0,3
Châu Phi 16,6
Căn cứ vào bảng số liệu trên, tính tổng trữ lượng dầu mỏ của các châu lục năm 2019. (làm tròn kết quả đến
hàng đơn vị của tỉ tấn)
Câu 10. Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN PHÂN THEO
CHÂU LỤC, NĂM 2019 (Đơn vị: tỉ USD)
Năm 2019
Châu Á 2236,9
Châu Âu 333,6
Châu Mỹ 496,3
Châu Phi 403,9
Châu Đại Dương 40,6
Theo bảng số liệu, tính tỉ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản của châu Âu so với toàn
thế giới. (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của %)
Câu 11. Tỉ lệ sinh của Việt Nam là 16‰, tỉ lệ tử là 6‰ (năm 2021). Hãy cho biết tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên
của Việt Nam năm 2021 là bao nhiêu %?
Câu 12. Biết tổng diện tích rừng của khu vực Đông Nam Á là 2 triệu km 2, tỉ lệ che phủ rừng là 44,4% (năm
2020). Hãy cho biết diện tích tự nhiên của khu vực Đông Nam Á là bao nhiêu triệu km2?
Câu 13. Biết tổng số dân của Phi-lip-pin là 110,2 triệu người, sản lượng lúa là 20,1 triệu tấn (năm 2021). Hãy
cho biết sản lượng lúa bình quân theo đầu người của Phi-lip-pin năm 2021 là bao nhiêu kg/người? (làm tròn kết
quả đến hàng đơn vị của kg/người)
Câu 14. Cho bảng số liệu:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO KHU VỰC
KINH TẾ NƯỚC TA, NĂM 2021 (Đơn vị: Nghìn tỷ đồng)
Năm 2021
Tổng số 8479,7
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 1065,1
Công nghiệp và xây dựng 3177,9
Dịch vụ 3494,3
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 742,4
Căn cứ vào bảng số liệu trên, tính tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu GDP của nước ta
năm 2021 (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của %)
Câu 15. Cho bảng số liệu:
TRỮ LƯỢNG DẦU MỎ MỘT SỐ QUỐC GIA Ở KHU VỰC TÂY NAM Á (Đơn vị: tỉ tấn)
Quốc gia Trữ lượng
I-ran 21,7
I-rắc 19,6
Cô-oét 14,0
Ô-man 0,7
Ca-ta 2,6
A-râp Xê-út 40,9
Các tiểu Vương quốc A-rập Thống Nhất 13,0
Quốc gia khác trong khu vực 0,7

Căn cứ vào bảng số liệu trên, tính tổng trữ lượng dầu mỏ của các quốc gia ở khu vực Tây Nam Á. (làm tròn
kết quả đến hàng đơn vị của tỉ tấn)
Câu 16. Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN PHÂN THEO
CHÂU LỤC, NĂM 2019 (Đơn vị: tỉ USD)
Năm 2019
Châu Á 2236,9
Châu Âu 333,6
Châu Mỹ 496,3
Châu Phi 403,9
Châu Đại Dương 40,6
Theo bảng số liệu, tính tỉ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản của châu Mỹ so với toàn
thế giới. (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của %)
Câu 17. Tỉ lệ sinh của Mi-an-ma là 20‰, tỉ lệ tử là 9‰ (năm 2021). Hãy cho biết tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên
của Mi-an-ma năm 2021 là bao nhiêu %?
Câu 18. Biết tổng diện tích rừng của khu vực Mỹ Latinh là 9,32 triệu km 2, tỉ lệ che phủ rừng là 46,5% (năm
2020). Hãy cho biết diện tích tự nhiên của khu vực Mỹ Latinh là bao nhiêu triệu km2?
IV. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Cho bảng số liệu: Số dân và số dân thành thị của thế giới giai đoạn 1950-2020
(Đơn vị: triệu người)
Năm
1950 1970 1990 2020
Số dân
Thế giới 2536 3700 5372 7795
Trong đó: Số dân thành thị 751 1354 2290 4379
(Sách giáo khoa Địa lí 10)
a) Tính tỉ lệ dân thành thị của thế giới giai đoạn 1950-2020.
b) Từ bảng số liệu, em hãy nhận xét về quy mô dân số thế giới và tỉ lệ dân thành thị của thế giới giai đoạn
trên.
Câu 2: (1 điểm) Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao lúa nước lại được trồng nhiều ở Đồng bằng
sông Hồng?

Câu 3. (2.0 điểm). Cho bảng số liệu sau:

Giá trị xuất nhập khẩu hàng hoá của Hoa Kì giai đoạn 2000- 2020

Đơn vị: Tỉ USD

Năm 2000 2005 2010 2020

Xuất khẩu 781,9 901,1 1278,5 1424,9

Nhập khẩu 1259,3 1732,7 1969,2 2406,9

a. Tính cán cân xuất nhập khẩu của Hoa Kì giai đoạn trên.

b. Nhận xét giá trị xuất, nhập khẩu của Hoa Kì giai đoạn trên.

Câu 4. Trình bày vai trò, đặc điểm ngành nông nghiệp?

Câu 5. Phân biệt GDP và GNI? Ý nghĩa của GDP VÀ GNI bình quân đầu người?

Câu 6. Đô thị hoá là gì? Ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế - xã hội – môi trường?

You might also like