You are on page 1of 15

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THPT BÙI THỊ XUÂN


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP KHỐI 10
❖ NỘI DUNG ÔN TẬP:
1. Lí thuyết:

Bài 23: Nguồn lực phát triển kinh tế

Bài 24: Cơ cấu nền kinh tế, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế

Bài 25: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp,
thủy sản

Bài 26: Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Bài 27: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, vấn đề và định hướng phát triển nông nghiệp

2. Thực hành:
- Nhận xét bảng số liệu, biểu đồ.
- Dấu hiệu nhận biết vẽ biểu đồ cột, tròn.
❖ CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1. Nguồn lực là


A. tổng thể các yếu tố trong và ngoài nước có khả năng khai thác nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế -
xã hội của một lãnh thổ nhất định.
B. các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nhưng không thể khai thác để phục vụ cho sự phát
triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
C. các điều kiện kinh tế - xã hội, chính sách, hoạch định phát triển của quốc gia ở dưới dạng tiềm năng
và có sự thay đổi theo từng thời kì, giai đoạn nhất định.
D. các tác động từ bên ngoài, tình hình chính trị quốc tế nhưng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát
triển của một lãnh thổ nhất định.
Câu 2. Nguồn lực phát triển kinh tế của một quốc gia không phải là
A. lịch sử phát triển lãnh thổ tự nhiên.
B. các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
C. toàn bộ hệ thống tài sản quốc gia.
D. nguồn nhân lực chất lượng cao.
Câu 3. Các nguồn lực nào sau đây có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với
điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn?
A. Lao động, dân cư, công nghệ, đất đai.
B. Lao động, vốn, công nghệ, chính sách.
C. Chính sách, khoa học, đất, vị trí địa lí.
D. Chính sách, khoa học, biển, vị trí địa lí.
Câu 4. Sự phát triển nền kinh tế nước ta từ những năm đổi mới đến nay đã khẳng định vai trò của nguồn
lực nào dưới đây?
A. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.
B. Dân cư và nguồn lao động dồi dào.
C. Vốn, thị trường lao động dồi dào.
D. Chính sách, chiến lược phát triển kinh tế.
Câu 5. Nguồn lực quyết định việc sử dụng các nguồn lực khác cho phát triển kinh tế là
A. dân cư và nguồn lao động.
B. khoa học – kĩ thuật và công nghệ.
C. chính sách phát triển của một quốc gia.
D. tài nguyên thiên nhiên.
Câu 6. Nguồn vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm tổ chức và quản lí sản xuất ảnh
hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước, được gọi là
A. nguồn lực kinh tế.
B. nguồn lực ngoài nước.
C. nguồn lực tự nhiên.
D. nguồn lực trong nước.
Câu 7. Các nguồn lực trong nước chủ yếu bao gồm có
A. khoa học và công nghệ, vốn, thị trường, kinh nghiệm quản lí sản xuất.
B. khí hậu, khoa học, công nghệ, khoáng sản, kinh nghiệm quản lí sản xuất.
C. đường lối chính sách, bối cảnh quốc tế, nguồn nước, vốn, thị trường.
D. vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên, dân cư, xã hội, lịch sử, văn hóa,...
Câu 8. Trong các nguồn lực kinh tế - xã hội, nguồn lực nào quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự
phát triển của một đất nước?
A. Chính sách và xu thế phát triển.
B. Khoa học kĩ thuật và công nghệ.
C. Thị trường tiêu thụ sản phẩm.
D. Dân số và nguồn lao động.
Câu 9. Tổng thể các yếu tố trong và ngoài nước có khả năng khai thác nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh
tế - xã hội của một lãnh thổ nhất định được gọi là
A. nguồn nhân lực.
B. các nhân tố ảnh hưởng.
C. các điều kiện phát triển.
D. nguồn lực.
Câu 10. Cơ sở để phân chia nguồn lực thành các nguồn lực trong nước và ngoài nước là
A. nguồn gốc hình thành.
B. tính chất nguồn lực.
C. phạm vi lãnh thổ.
D. xu thế phát triển.
Câu 11. Các nguồn lực tự nhiên để phát triển kinh tế của các quốc gia KHÔNG bao gồm
A. khoáng sản.
B. lao động.
C. khí hậu.
D. sinh vật.
Câu 12. Để phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, loại nguồn lực có vai trò quyết định là
A. ngoài nước.
B. tài nguyên.
C. trong nước.
D. vị trí địa lí.
Câu 13. Nguồn lực kinh tế - xã hội có vai trò nào sau đây?
A. Lựa chọn chiến lược phát triển đất nước phù hợp với từng giai đoạn.
B. Làm giàu có về nguồn tài nguyên cung cấp nguyên liệu cho sản xuất.
C. Tạo ra động lực thúc đẩy các cơ sở sản xuất hình thành và phát triển.
D. Vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ phát triển kinh tế.
Câu 14. Nguồn lực tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn cho việc trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển
giữa các quốc gia là
A. tự nhiên.
B. ngoại lực.
C. vị trí địa lí.
D. kinh tế - xã hội.
Câu 15. Đâu KHÔNG phải là bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế?
A. cơ cấu ngành kinh tế.
B. cơ cấu thành phần kinh tế.
C. cơ cấu lãnh thổ kinh tế.
D. cơ cấu bộ phận kinh tế.
Câu 16. Thành phần nào sau đây KHÔNG được xếp vào cơ cấu lãnh thổ của một quốc gia?
A. toàn cầu và khu vực. C. dịch vụ.
B. quốc gia. D. vùng.
Câu 17. Cơ cấu thành phần kinh tế phản ánh được rõ rệt điều gì sau đây?
A. Trình độ phát triển lực lượng sản xuất.
B. Việc sử dụng lao động theo ngành.
C. Trình độ phân công lao động xã hội.
D. Việc sở hữu kinh tế theo thành phần.
Câu 18. Đặc điểm nào sau đây thể hiện cơ cấu kinh tế phân theo khu vực của các nước đang phát triển?
A. Tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng rất cao.
B. Tỉ trọng nông nghiệp còn cao, tỉ trọng công nghiệp đã tăng.
C. Tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng có xu hướng giảm.
D. Tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp có xu hướng tăng.
Câu 19. Cơ cấu lãnh thổ là kết quả của quá trình nào sau đây?
A. Quá trình thu hút vốn đầu tư theo lãnh thổ.
B. Quá trình khai thác tài nguyên theo lãnh thổ.
C. Quá trình phân bố dân cư theo lãnh thổ.
D. Quá trình phân công lao động theo lãnh thổ.
Câu 20. Sau năm 1986 nước ta có một bước nhảy vọt về nền kinh tế. Nền kinh tế nước ta phát triển
mạnh là nhờ vào nguồn lực nào dưới đây?
A. Nguồn vốn đầu tư, thị trường ngoài nước.
B. Chính sách, chiến lược phát triển kinh tế.
C. Vị trí địa lí, khí hậu và các dạng địa hình.
D. Dân cư và nguồn lao động chất lượng.
Câu 21. Cơ cấu nền kinh tế KHÔNG bao gồm các bộ phận nào dưới đây?
A. Toàn cầu và khu vực, quốc gia, vùng.
B. Khu kinh tế cửa khẩu, cảng biển và đặc khu kinh tế.
C. Nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ.
D. Khu vực kinh tế trong nước, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 22. Cơ cấu thành phần kinh tế gồm có
A. khu vực kinh tế trong nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
B. khu vực kinh tế trong nước, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ.
C. khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, công nghiệp - xây dựng.
D. khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, nông - lâm - ngư nghiệp.
Câu 23. Nhận định nào sau đây KHÔNG đúng với GNI?
A. Tổng thu nhập từ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng.
B. Là thước đo dùng để đánh giá thực lực kinh tế ở mỗi quốc gia.
C. Thể hiện số lượng của cải tạo ra bên trong quốc gia.
D. GNI là thước đo tổng hợp nhất của nền kinh tế.
Câu 24. Tổng thu nhập quốc gia viết tắt là
A. FDI.
B. GNI.
C. HDI.
D. GDP.
Câu 25. Cơ cấu ngành kinh tế KHÔNG phản ánh
A. trình độ phân công lao động xã hội.
B. việc sử dụng lao động theo ngành.
C. trình độ phát triển lực lượng sản xuất.
D. việc sở hữu kinh tế theo thành phần.
Câu 26. Tổng sản phẩm trong nước viết tắt là
A. FDI.
B. GNI.
C. GDP.
D. HDI.
Câu 27. Nhận định nào sau đây KHÔNG đúng về vai trò của nguồn lực tự nhiên đối với sự phát triển
kinh tế xã hội?
A. Là cơ sở tự nhiên của mọi quá trình sản xuất.
B. Tài nguyên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển.
C. Vừa phục vụ trực tiếp cuộc sống, phát triển kinh tế.
D. Điều kiện quyết định sự phát triển nền sản xuất.
Câu 28. GDP và GNI bình quân đầu người là tiêu chí để
A. đánh giá chất lượng cuộc sống và tuổi thọ ở mỗi quốc gia.
B. thể hiện sự phụ thuộc vào nền kinh tế, dân cư ở các nước.
C. thể hiện mức độ tiện nghi, giáo dục và tính chất kinh tế.
D. đánh giá trình độ phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống.
Câu 29. GNI đánh giá điều gì ở mỗi quốc gia?
A. nguồn tài nguyên.
B. thực lực kinh tế.
C. nguồn lao động.
D. vốn đầu tư.
Câu 30. Tiến bộ khoa học - công nghệ ảnh hưởng đến
A. năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
B. điều tiết sản xuất và ảnh hưởng đến tính chuyên môn hóa.
C. sự phân bố và quy mô của hoạt động sản xuất nông nghiệp.
D. quy mô, hiệu quả sản xuất và thúc đẩy sản xuất hàng hóa.
Câu 31. Nguồn thức ăn KHÔNG ảnh hưởng nhiều đến
A. hình thức chăn nuôi.
B. giống các vật nuôi.
C. phân bố chăn nuôi.
D. cơ cấu vật nuôi.
Câu 32. Nguồn nước có ảnh hưởng thế nào đến sự phân bố và phát triển của nông nghiệp?
A. Cơ cấu sản xuất, mùa vụ, tính ổn định sản xuất.
B. Quy mô, phương hướng sản xuất nông nghiệp.
C. Quy mô, cơ cấu, năng suất cây trồng, vật nuôi.
D. Sự phân bố, quy mô của sản xuất nông nghiệp.
Câu 33. Đặc điểm điển hình của sản xuất nông nghiệp, nhất là ngành trồng trọt là
A. quy mô sản xuất trên một diện tích lớn.
B. sản xuất phụ thuộc vào điều kiện xã hội.
C. đã trở thành ngành sản xuất hàng hóa.
D. sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ.
Câu 34. Địa hình có ảnh hưởng thế nào đến sự phân bố và phát triển của nông nghiệp?
A. Quy mô, phương hướng sản xuất nông nghiệp.
B. Quy mô, cơ cấu, năng suất cây trồng, vật nuôi.
C. Sự phân bố, quy mô của sản xuất nông nghiệp.
D. Cơ cấu sản xuất, mùa vụ, tính ổn định sản xuất.
Câu 35. Cơ sở vật chất - kĩ thuật ảnh hưởng đến
A. sự phân bố và quy mô của hoạt động sản xuất nông nghiệp.
B. điều tiết sản xuất và ảnh hưởng đến tính chuyên môn hóa.
C. quy mô, hiệu quả sản xuất và thúc đẩy sản xuất hàng hóa.
D. năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
Câu 36. Quy mô sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào
A. nguồn nước tưới.
B. diện tích đất.
C. chất lượng đất.
D. độ nhiệt ẩm.
Câu 37. Vai trò quan trọng nhất của ngành sản xuất nông nghiệp là
A. nguồn thức ăn quan trọng cho ngành chăn nuôi.
B. sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu.
C. cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
D. cung cấp lương thực thực phẩm cho con người.
Câu 38. Khí hậu có ảnh hưởng thế nào đến sự phân bố và phát triển của nông nghiệp?
A. Cơ cấu sản xuất, mùa vụ, tính ổn định sản xuất.
B. Quy mô, phương hướng sản xuất nông nghiệp.
C. Quy mô, cơ cấu, năng suất cây trồng, vật nuôi.
D. Sự phân bố, quy mô của sản xuất nông nghiệp.
Câu 39. Đặc điểm nào sau đây của đất trồng ít ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp?
A. Tính chất đất.
B. Độ phì đất.
C. Màu sắc đất.
D. Quỹ đất.
Câu 40. Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có sự tiến bộ vượt bậc nhờ vào
A. điều kiện khí hậu, nguồn nước, ánh sáng.
B. kinh nghiệm trong sản xuất, chăn nuôi.
C. giống cây trồng, vật nuôi ngày càng đa dạng.
D. sự phát triển của công nghiệp chế biến.
Câu 41. Nguồn nước ngọt ảnh hưởng trực tiếp đến
A. điều tiết sản xuất và ảnh hưởng đến tính chuyên môn hóa.
B. quy mô, hiệu quả sản xuất và thúc đẩy sản xuất hàng hóa.
C. năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
D. sự phân bố và quy mô của hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Câu 42. Nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa có biểu hiện nào sau đây?
A. Đẩy mạnh sản xuất quảng canh để không ngừng tăng sản xuất.
B. Tập trung vào sản xuất các sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước.
C. Sử dụng nhiều lao động và công cụ thủ công vào trong sản xuất.
D. Hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp.
Câu 43. Ở các nước đang phát triển, ngành chăn nuôi còn chiếm tỉ trọng nhỏ trong nông nghiệp KHÔNG
phải là do
A. cơ sở thức ăn không ổn định.
B. cơ sở vật chất - kĩ thuật, dịch vụ chăn nuôi hạn chế.
C. thiếu lao động cả về số lượng và chất lượng.
D. công nghiệp chế biến chưa thật phát triển.
Câu 44. Đặc điểm nào sau đây đúng với cây lúa gạo?
A. Khí hậu nóng, ẩm, đất phù sa và cần nhiều phân bón.
B. Khí hậu ấm, khô, cần nhiệt độ thấp vào thời kì đầu sinh trưởng
C. Khí hậu nóng, đất ẩm, dễ thoát nước, nhiều công chăm sóc.
D. Khí hậu ấm, khô, cần nhiều phù sa và công chăm sóc.
Câu 45. Loại cây nào sau đây trồng nhiều ở miền ôn đới và cận nhiệt?
A. Cao su.
B. Củ cải đường.
C. Mía.
D. Cà phê.
Câu 46. Sản xuất trang trại được tiến hành theo hình thức nào?
A. đa canh.
B. độc canh.
C. thâm canh.
D. quảng canh.
Câu 47. Trang trại KHÔNG có đặc điểm nào sau đây?
A. Tổ chức và quản lí sản xuất kém.
B. Có quy mô sản xuất tương đối lớn.
C. Mục đích sản xuất nông sản hàng hóa.
D. Có sử dụng người lao động làm thuê.
Câu 48. Vùng nông nghiệp là lãnh thổ sản xuất nông nghiệp không nhất thiết phải có sự tương đối đồng
nhất về
A. Phong tục, tập quán.
B. Cơ sở vật chất kĩ thuật nông nghiệp.
C. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
D. Điều kiện sinh thái nông nghiệp.
Câu 49. Đặc điểm sinh thái của cây ngô là ưa khí hậu
A. nóng, thích nghi với sự dao động khí hậu.
B. ấm, khô, đất đai màu mỡ, nhiều phân bón.
C. nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, phù sa.
D. nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.
Câu 50. Cây cao su thích hợp nhất với loại đất nào sau đây?
A. Phù sa mới.
B. Đất đen.
C. Phù sa cổ.
D. Đất ba dan.
Câu 51. Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng với tình hình trồng rừng trên thế giới?
A. Chất lượng rừng trồng cao hơn tự nhiên.
B. Trồng rừng góp phần bảo vệ môi trường.
C. Trồng rừng để tái tạo tài nguyên rừng.
D. Diện tích trồng rừng ngày càng mở rộng.
Câu 52. Ý nào sau đây KHÔNG thể hiện vai trò của ngành trồng trọt?
A. Cung cấp lương thực - thực phẩm cho người dân.
B. Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.
C. Là cơ sở để phát triển ngành thuỷ sản.
D. Là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.
Câu 53. Đối tượng của ngành lâm nghiệp là
A. phân bố không gian rộng lớn và chủ yếu ở vùng núi.
B. tiến hành trên quy mô rộng, hoạt động ở ngoài trời.
C. các cơ thể sống, có chu kì sinh trưởng dài và chậm.
D. đóng vai trò quyết định trong sản xuất lâm nghiệp.
Câu 54. Đặc điểm sinh thái của cây lúa mì là ưa khí hậu
A. nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.
B. ấm, khô, đất đai màu mỡ, nhiều phân bón.
C. nóng, thích nghi với sự dao động khí hậu.
D. nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, phù sa.
Câu 55. Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nào sau đây là kết quả tất yếu của kinh tế hộ gắn với
sản xuất hàng hóa?
A. Hộ gia đình.
B. Hợp tác xã.
C. Vùng nông nghiệp.
D. Trang trại.
Câu 56. Cây lương thực chính của miền nhiệt đới (đặc biệt là khu vực châu Á gió mùa) là
A. lúa gạo.
B. lúa mì.
C. lúa mạch.
D. ngô.
Câu 57. Cây cà phê thích hợp nhất loại đất nào sau đây?
A. Phù sa mới.
B. Đất đen.
C. Phù sa cổ.
D. Đất ba dan.
Câu 58. Nguyên nhân chủ yếu làm cho tài nguyên rừng của thế giới hiện nay bị suy giảm nghiêm trọng
là do
A. khai thác quá mức, cháy rừng.
B. chiến tranh xảy ra nhiều nơi.
C. các thiên tai thiên nhiên nhiều.
D. thiếu sự chăm sóc và bảo vệ.
Câu 59. Đâu KHÔNG phải là vai trò của ngành thủy sản?
A. Cung cấp nhiên liệu cho ngành luyện kim.
B. Cung cấp thực phẩm cho con người.
C. Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
D. Bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia.
Câu 60. Nguồn thức ăn đối với chăn nuôi đóng vai trò
A. cơ sở
B. quyết định.
C. thứ yếu.
D. quan trọng.
Câu 61. Giải pháp nào sau đây KHÔNG phải để khắc phục tính mùa vụ trong nông nghiệp?
A. Xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí.
B. Đẩy mạnh cơ giới hoá, hóa học hóa.
C. Đa dạng hoá sản xuất (tăng vụ, gối vụ).
D. Phát triển nhiều ngành nghề dịch vụ.
Câu 62. Ý nào sau đây KHÔNG thể hiện vai trò của ngành thuỷ sản?
A. Đảm nhận chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sống và cảnh quan
B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, dược phẩm.
C. Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị của một số quốc gia.
D. Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Câu 63. Đặc điểm nào sau đây KHÔNG đúng với sản xuất nông nghiệp?
A. Đối tượng sản xuất của nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi.
B. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế.
C. Sản xuất phụ thuộc nhiều vào đất đai, khí hậu, sinh vật, nước.
D. Sản xuất bao gồm giai đoạn khai thác tài nguyên và chế biến.
Câu 64. Đâu KHÔNG phải là vai trò của ngành chăn nuôi?
A. Cung cấp nguồn thực phẩm dinh dưỡng cao (thịt, trứng, sữa).
B. Đảm nhận chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sống và cảnh quan
C. Là nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm.
D. Chăn nuôi kết hợp với trồng trọt tạo ra nền nông nghiệp phát triển bền vững.
Câu 65. Tiền đề quan trọng nhất để tiến hành trồng trọt là
A. đất trồng.
B. khí hậu.
C. địa hình.
D. nguồn nước.
Câu 66. Hình thức chăn nuôi gia cầm phổ biến nhất hiện nay là
A. tập trung công nghiệp.
B. bán chuồng trại.
C. chăn thả.
D. chuồng trại.
Câu 67. Đặc điểm nào sau đây KHÔNG đúng với hình thức vùng nông nghiệp?
A. Là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
B. Sản xuất nông nghiệp theo hướng quảng canh, độc canh.
C. Sản xuất sản phẩm chuyên môn hóa dựa trên thế mạnh của vùng.
D. Có sự tương đối đồng nhất về điều kiện kinh tế - xã hội.
Câu 68. Ý nào sau đây KHÔNG đúng khi nói về vai trò của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản?
A. Cung cấp lương thực, thực phẩm và lâm sản cho nhu cầu xã hội.
B. Tạo thêm nhiều việc làm và góp phần tăng thu nhập cho người dân.
C. Thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở mỗi quốc gia.
D. Giữ gìn cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Câu 69. Định hướng quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất nông
nghiệp là
A. ứng dụng mạnh mẽ công nghệ.
B. hình thành các cánh đồng lớn.
C. sử dụng tối đa sức lao động.
D. tăng cường hợp tác sản xuất.
Câu 70. Yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất làm cho các nước đang phát triển, đông dân coi đẩy mạnh
nông nghiệp là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu?
A. Sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu.
B. Cung cấp hầu hết tư liệu sản xuất cho các ngành.
C. Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho con người.
D. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm.
Câu 71. Hình thức nào sau đây thể hiện một nền nông nghiệp hiện đại, phát triển?
A. Luân canh.
B. Quảng canh.
C. Thâm canh.
D. Xen canh.
Câu 72. Hình thức tổ chức lãnh tổ nông nghiệp cao nhất là gì?
A. Vùng nông nghiệp.
B. Hợp tác xã nông nghiệp.
C. Khu nông nghiệp công nghệ cao.
D. Thể tổng hợp nông nghiệp.
Câu 73. Trong nông nghiệp, trang trại là hình thức sản xuất
A. nhỏ.
B. lớn.
C. cơ sở.
D. đi đầu.
Câu 74. Ý nghĩa của việc phân chia các vùng nông nghiệp là
A. loại bỏ được tính bấp bênh, không ổn định trong sản xuất nông nghiệp.
B. đảm bảo lương thực, thực phẩm cho vùng, tạo mặt hàng xuất khẩu.
C. sử dụng hiệu quả các tiềm năng và thế mạnh của vùng.
D. nhằm tạo điều kiện thúc đẩy liên kết trong sản xuất nông nghiệp.
Câu 75. Mục đích chủ yếu của trang trại là
A. đẩy mạnh cách thức tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ.
B. phát triển sản xuất nông nghiệp ở quy mô diện tích rộng.
C. sản xuất theo hướng chuyên môn hóa và thâm canh sâu.
D. sản xuất nông phẩm hàng hóa theo nhu cầu của thị trường.
Câu 76. Cho Biểu đồ:

Tỉ trọng nông-
21 lâm- ngư nghiệp 17.1
42.3 Tỉ trọng công 45.8
nghiệp - xây dựng
36.7 Tỉ trọng dịch vụ 37.2

Năm 2010 Năm 2017


CƠ CẤU GDP PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA VIỆT NAM NĂM 2010 VÀ 2017 (%)
Căn cứ biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của
nước ta năm 2010 và 2017?
A. Tỉ trọng nông – lâm - ngư nghiệp tăng, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ giảm.
B. Tỉ trọng nông – lâm - ngư nghiệp và công nghiệp- xây dựng giảm, dịch vụ tăng.
C. Tỉ trọng nông – lâm - ngư nghiệp giảm, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng.
D Tỉ trọng nông – lâm - ngư nghiệp giảm, công nghiệp - xây dựng tăng, dịch vụ không đổi.
Câu 77. Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1950 – 2013

Sản phẩm 1950 1960 1970 1980 1990 2003

Than (triệu tấn) 1.820 2.603 2.936 3.770 3.387 5300

Dầu mỏ (triệu tấn) 523 1.052 2.336 3.066 3.331 3904

Thép (triệu tấn) 189 346 594 682 770 870

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam)


Nhận xét nào sau đây KHÔNG đúng:
A. Sản lượng than, dầu mỏ và thép đều tăng lên liên tục qua các năm.
B. Sản lượng dầu mỏ tăng nhanh nhất so với các sản phẩm còn lại.
C. Sản lượng than tăng chậm nhất so với các sản phẩm còn lại.
D. Sản lượng thép tăng chậm hơn dầu mỏ và tăng nhanh hơn than.

Câu 78. Cho bảng số liệu:


GDP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 - 2010
(Đơn vị: nghìn tỉ đồng)
Phân theo thành phần kinh tế
Năm Tổng số Khu vực Khu vực ngoài Khu vực có
nhà nước nhà nước vốn đầu tư nước ngoài
1990 41,9 13,3 27,1 1,5
1995 228,9 92,0 122,5 14,4
2000 441,7 170,2 212,9 58,6
2010 2157,7 722,0 1054,0 381,7
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2010, NXB Thống kê, 2011)
Theo bảng số liệu, để thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm
1990 và năm 2010, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Cột. B. Tròn. C. Miền. D. Đường.
Câu 79. Cho bảng số liệu:
MẬT ĐỘ DÂN SỐ CỦA CÁC QUỐC GIA, NĂM 2019 (Đơn vị: người/km2)

Quốc gia Trung Quốc Việt Nam Nhật Bản In-đô-nê-xi-a


Mật độ dân số 146 291 334 140

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Căn cứ bảng số liệu, để thể hiện mật độ dân số của các quốc gia, năm 2019, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Miền. B. Cột. C. Tròn. D. Đường.
Câu 80. Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CỦA CRÔ-A-TI-A, GIAI ĐOẠN 2015 - 2018
(Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ - USD)

Năm 2010 2015 2018


Xuất khẩu 21,6 23,0 30,8
Nhập khẩu 22,7 22,9 31,3

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Căn cứ bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của Crô-a -ti-a, giai đoạn 2015 -2018?
A. Xuất khẩu tăng, nhập khẩu tăng. B. Xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng.
C. Xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm. D. Xuất khẩu giảm, nhập khẩu giảm

- HẾT -

You might also like