You are on page 1of 9

Câu 1: Cơ cấu sản xuất công nghiệp của nước ta đang chuyển dịch theo hướng

A. tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến. B. tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác.
C. tăng tỉ trọng sản phẩm chất lượng thấp. D. giảm tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp.
Câu 2: Vùng nào sau đây của nước ta có ngành công nghiệp phát triển nhất?
A. Bắc Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đông Nam Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 3: Biểu hiện rõ nhất của cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở
A. mối quan hệ giữa các ngành công nghiệp trong hệ thống.
B. tỉ trọng của từng ngành so với giá trị của toàn ngành.
C. sự phân chia các ngành công nghiệp trong hệ thống.
D. số lượng các ngành công nghiệp trong toàn bộ hệ thống.
Câu 4: Ngành nào sau đây không được xem là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?
A. Luyện kim. B. Năng lượng.
C. Sản xuất hàng tiêu dùng. D. Sản xuất vật liệu xây dựng.
Câu 5: Nhiều nhà máy thuỷ điện được xây dựng ở nước ta vì
A. giá thành xây dựng thấp. B. tiềm năng thuỷ điện rất lớn.
C. không tác động tới môi trường. D. trình độ khoa học - kĩ thuật cao.
Câu 6: Ở nước ta, ngành công nghiệp nào sau đây cần ưu tiên đi trước một bước?
A. Điện lực. B. Sản xuất hàng tiêu dùng.
C. Chế biến dầu khí. D. Chế biến nông - lâm - thuỷ sản.
Câu 7: Vùng nào sau đây có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta?
A. Bắc Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 8: Vùng nào sau đây hiện có giá trị sản xuất công nghiệp thấp nhất cả nước?
A. Tây nguyên. B. Bắc Trung bộ.
C. Đông Nam Bộ. D. Duyên hải Năm Trung bộ.
Câu 9: Khu công nghiệp tập trung của nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng nào sau đây?
A. Tây Nguyên. B. Bắc Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 10: Hoạt động sản xuất công nghiệp phát triển chậm, phân bố phân tán, rời rạc ở
A. Duyên hải miền Trung. B. Đông Nam Bộ.
C. Tây Nguyên. D. Đồng Bằng sông Cửu Long.
Câu 11: Trong cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế, khu vực kinh tế nhà nước gồm hai
thành phần là
A. trung ương và địa phương. B. trung ương và tập thể.
C. địa phương và tư nhân. D. địa phương và cá thể.
Câu 12: Vùng có công nghiệp phát triển chậm, phân bố phân tán, rời rạc ở nước ta là
A. miền núi. B. ven biển. C. trung du. D. đồng bằng.
Câu 13: Vùng nào sau đây ở nước ta có ngành công nghiệp chậm phát triển nhất?
A. Tây Nguyên. B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Bắc Trung Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 14: Cơ cấu sản xuất công nghiệp của nước ta không chuyển dịch theo hướng nào sau đây?
A. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến. B. Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.
C. Tăng tỉ trọng sản phẩm chất lượng thấp. D. Tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp.
Câu 1. Cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta hiện nay
A. có cơ cấu ngành công nghiệp nước ta khá đa dạng.
B. nhóm ngành công nghiệp chế biến chiếm tỉ trọng nhỏ nhất.
C. phân bố công nghiệp nước ta tương đối đồng đều.
D. cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch rất nhanh.
Câu 2. Ngành công nghiệp hình thành tuy muộn nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng ở vùng
Đông Nam Bộ là
A. công nghiệp hóa chất. B. công nghiệp luyện kim.
C. công nghiệp đóng tàu. D. công nghiệp khai thác dầu khí.
Câu 3: Ngành công nghiệp dầu khí nước ta hiện nay
A. tập trung ở thềm lục địa phía Bắc. B. cơ sở vật chất kỹ thuật chưa tiến bộ.
C. đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước. D. thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng với thủy điện của nước ta?
A. Tiềm năng thủy điện nước ta rất lớn. B. Phân bố tập trung ở sông suối miền núi.
C. Tây Nguyên có nhiều bậc thang thủy điện. D. Thủy điện không làm thay đổi môi
trường.
Câu 5. Nguyên nhân chính hạn chế sự phát triển các nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí ở phía Bắc
nước ta là
A. vị trí cách xa nguồn nhiên liệu. B. việc xây dựng đòi hỏi vốn lớn.
C. các nhà máy gây ô nhiễm môi trường. D. nhu cầu về điện thấp.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không phải là nguyên nhân làm cho sản xuất điện trở thành ngành
công nghiệp trọng điểm của nước ta?
A. Nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào. B. Mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
C. Tác động mạnh mẽ đến các ngành khác. D. Vai trò chủ lực trong xuất khẩu hàng hoá.
Câu 7. Điểm nào sau đây không phải là kết quả trực tiếp của việc đầu tư theo chiều sâu, đổi mới
trang thiết bị và công nghệ trong công nghiệp?
A. Thay đổi mẫu mã, hình thức. B. Tăng năng suất lao động.
C. Hạ giá thành sản phẩm. D. Nâng cao chất lượng.
Câu 8: Sử dụng than trong sản xuất nhiệt điện ở nước ta gây ra vấn đề môi trường chủ yếu nào sau
đây?
A. Cạn kiệt khoáng sản. B. Ô nhiễm không khí.
C. Phá hủy tầng đất mặt. D. Ô nhiễm nguồn nước.
Câu 9: Sản lượng điện nước ta trong những năm gần đây tăng nhanh chủ yếu do tăng nhanh
A. sản lượng thuỷ điện. B. sản lượng nhiệt điện khí.
C. sản lượng nhiệt điện than. D. nguồn điện nhập khẩu.
Câu 10: Ý nào sau đây không phải là kết quả trực tiếp của việc đầu tư theo chiều sâu, đổi mới
trang thiết bị và công nghệ trong công nghiệp?
A. Hạ giá thành sản phẩm. B. Tăng năng suất lao động.
C. Đa dạng hóa sản phẩm. D. Nâng cao chất lượng.
Câu 11: Đâu không phải là biện pháp trực tiếp để hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta
hiện nay?
A. Nâng cao chất lượng lao động, mở rộng thị trường tiêu thụ.
B. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.
C. Ưu tiên các ngành công nghiệp trọng điểm, tăng vốn đầu tư.
D. Đa dạng hóa cơ cấu ngành công nghiệp, hạ giá thành sản phẩm.
Câu 12: Ngành công nghiệp được coi là cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng và phải đi trước một
bước trong quá trình phát triển kinh tế nước ta là
A. luyện kim. B. khai thác than. C. khai thác dầu. D. sản xuất điện.
Câu 13. Sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên ở nước ta là cơ sở để
A. phát triển các ngành công nghiệp khai thác.
B. phát triển công nghiệp với cơ cấu ngành đa dạng.
C. phát triển các ngành công nghiệp chế biến.
D. phát triển các ngành công nghiệp hàng tiêu dùng.
Câu 14: Công nghiệp chế biến sữa phát triển mạnh xung quanh các thành phố lớn do nguyên nhân
chủ yếu nào sau đây?
A. Lao động có kĩ thuật cao. B. Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt.
C. Giao thông vận tải phát triển. D. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Câu 15. Xu hướng biến động của cơ cấu công nghiệp theo ngành là
A. không thay đổi theo thời gian và không gian.
B. thay đổi phù hợp với các điều kiện cụ thể trong nước.
C. thay đổi phù hợp với các điều kiện cụ thể ở ngoài nước.
D. thay đổi phù hợp với các điều kiện cụ thể ở trong và ngoài nước.
Câu 16: Thế mạnh chủ yếu để phát triển công nghiệp của vùng núi là
A. đất trồng đa dạng, diện tích rừng lớn. B. đa dạng sinh vật, nhiều cảnh quan đẹp.
C. sông ngòi có trữ năng thủy điện lớn. D. nhiều đồng cỏ để chăn nuôi đại gia súc.
Câu 17: Ngành công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu nước ta chủ yếu tập trung ở
A. Trung du miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
C. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
Câu 18: Tác động lớn nhất của quá trình công nghiệp hóa đến nền kinh tế nước ta là
A. tạo thị trường có sức mua lớn. B. thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
C. tăng thu nhập cho người dân. D. tạo việc làm cho người lao động.
Câu 19: Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta phát triển dựa vào điều kiện thuận
lợi chủ yếu nào sau đây?
A. Nguồn vốn đầu tư lớn. B. Cơ sở hạ tầng phục đồng bộ.
C. Nguồn lao động có trình độ cao. D. Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.
Câu 20: Khai thác dầu khí, sản xuất điện, phân đạm từ khí là hướng chuyên môn hóa của vùng
A. Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Duyên hải miền Trung.
Câu 21: Hoạt động của các nhà máy thủy điện nước ta gặp khó khăn chủ yếu nào sau đây?
A. Sông ngòi ngắn và dốc. B. Cơ sở hạ tầng yếu kém.
C. Sự phân mùa của khí hậu. D. Thiếu lao động kĩ thuật.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng với phương hướng chủ yếu để tiếp tục hoàn thiện
ngành công nghiệp nước ta?
A. Xây dựng cơ cấu ngành tương đối linh hoạt.
B. Đầu tư theo chiều sâu và đổi mới trang thiết bị.
C. Đẩy mạnh một số ngành công nghiệp trọng điểm.
D. Chỉ điều chỉnh một số ngành theo nhu cầu thị trường.
Câu 23: Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có đặc điểm
nổi bật nào sau đây?
A. Các trung tâm lớn nhất phân bố tập trung ở ven biển.
B. Các trung tâm lớn phân bố chủ yếu ở rìa đồng bằng.
C. Nhiều trung tâm có giá trị sản lượng cao nhất cả nước.
D. Mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước.
Câu 24: Nhận định nào dưới đây không đúng về sự phân bố ngành công nghiệp nước ta?
A. Ngành công nghiệp luyện kim màu ở nước ta chỉ xuất hiện ở phía Nam.
B. Ngành luyện kim đen có sự phân bố rộng hơn so với luyện kim màu.
C. Các điểm khai thác dầu khí xuất hiện cả ở thềm lục địa và trong đất liền.
D. Công nghiệp chế biến thực phẩm là ngành có sự phân bố rộng rãi nhất.
Câu 25. Đồng bằng sông Hồng là nơi có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước ta, thể hiện
A. là vùng có tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp cao nhất trong các vùng.
B. là vùng có các trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất nước.
C. là vùng tập trung nhiều các trung tâm công nghiệp nhất cả nước.
D. là vùng có những trung tâm công nghiệp nằm rất gần nhau.
Câu 1: Trong cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta, tỉ trọng công nghiệp chế biến tăng do
nguyên nhân chủ yếu nào sau đây ?
A. Giá trị kinh tế cao hơn. B. Chính sách của Nhà nước.
C. Đáp ứng tốt yêu cầu thị trường. D. Xuất khẩu ngày càng mở rộng.
Câu 2. Biện pháp vững chắc, hiệu quả nhất để hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta là
A. ưu tiên tiên phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
B. đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.
C. đa dạng hóa cơ cấu ngành công nghiệp.
D. ưu tiên phát triển công nghiệp vùng nông thôn.
Câu 3. Nguyên nhân nào là quan trọng nhất khiến khu vực trung du và miền núi của nước ta còn
gặp nhiều khó khăn trong phát triển công nghiệp?
A. Nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế.
B. Thiếu nguồn lao động có trình độ chuyên môn cao.
C. Thị trường tiêu thụ bị cạnh tranh cao.
D. Kết cấu hạ tầng yếu kém, đặc biệt là GTVT và điện.
Câu 4. Điểm khác nhau lớn nhất giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt
điện ở miền Nam là
A. các nhà máy ở miền Nam thường có quy mô lớn hơn.
B. miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí.
C. miền Nam nằm gần vùng nguyên liệu, miền Nam nằm ven biển.
D. các nhà máy ở miền Bắc thường có quy mô lớn hơn.
Câu 5: Tỉ trọng công nghiệp chế biến trong cơ cấu ngành công nghiệp tăng chủ yếu do
A. trình độ công nghiệp cao. B. chính sách của Nhà nước.
C. đáp ứng tốt nhu cầu thị trường. D. xuất khẩu ngày càng mở rộng.
Câu 6: Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm cho sản lượng điện nước ta tăng nhanh?
A. Nhiều nhà máy điện có quy mô lớn đi vào hoạt động.
B. Đáp ứng việc xuất khẩu điện sang các nước láng giềng.
C. Nước ta có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp điện lực.
D. Nhu cầu điện để phục vụ sản xuất và đời sống ngày càng lớn.
Câu 7: Cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm mục đích chủ yếu
nào sau đây?
A. Hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới. B. Thích nghi với thay đổi của thị trường khu
vực.
C. Phù hợp với xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa. D. Thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp.
Câu 8: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho mức độ tập trung công nghiệp hạn chế ở khu
vực trung du, miền núi nước ta?
A. Sự phân hóa tài nguyên thiên nhiên. B. Hạ tầng giao thông vận tải hạn chế.
C. Vị trí địa lí không có nhiều thuận lợi. D. Thiếu lao động có trình độ kĩ thuật.
Câu 9: Công nghiệp ở trung du và miền núi nước ta còn gặp nhiều hạn chế trong phát triển là do
A. vị trí địa lí không thuận lợi. B. nghèo tài nguyên khoáng sản.
C. thiếu lao động có tay nghề. D. điều kiện phát triển thiếu đồng bộ.
Câu 10: Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp của nước ta
hiện nay là
A. nguồn tài nguyên thiên nhiên. B. nguồn nhân lực trình độ cao.
C. vị trí địa lý, thị trường tiêu thụ. D. sự đồng bộ của các điều kiện.
Câu 11. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thiếu ổn định về sản lượng điện của các nhà máy thủy điện ở
Việt Nam là do
A. sông ngòi ngắn và dốc. B. sự phân mùa của khí hậu.
C. nhu cầu tiêu thụ điện thay đổi theo mùa. D. sông nhỏ, lượng nước ít.
Câu 12. Tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến của nước ta tăng nhanh trong những năm qua là do
A. là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta.
B. thích nghi với tình hình mới và hội nhập vào thị trường thế giới.
C. đem lại hiệu quả cao về kinh tế-xã hội và có tốc độ tăng trưởng nhanh.
D. làm tăng về giá trị sản xuất, song chậm hơn các ngành công nghiệp khác.
Câu 13: Khó khăn lớn nhất đối với việc khai thác tiềm năng thuỷ điện nước ta là
A. chủ yếu là sông ngòi ngắn và dốc. B. lượng nước không ổn định trong năm.
C. thiếu kinh nghiệm trong khai thác. D. trình độ khoa học - kĩ thuật còn thấp.
Câu 14: Cơ cấu sản phẩm công nghiệp của nước ta ngày càng đa dạng chủ yếu là để
A. khai thác tốt hơn thế mạnh về khoáng sản. B. tận dụng tối đa nguồn vốn từ nước ngoài.
C. phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường. D. sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lao động.
Câu 15. Khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển công nghiệp ở khu vực miền Trung nước ta là
A. lãnh thổ nhỏ hẹp, nhiều thiên tai. B. thiếu lao động trình độ cao.
C. mạng lưới cơ sở hạ tầng còn yếu kém. D. tài nguyên thiên nhiên hạn chế.
Câu 16. Điều kiện nào sau đây ít hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công
nghiệp ở nước ta hiện nay?
A. Chính sách phát triển công nghiệp. B. Thị trường tiêu thụ sản phẩm.
C. Chất lượng nguồn lao động. D. Cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng.
Câu 17. Nguyên nhân sản lượng công nghiệp khai thác than ở nước ta tăng khá nhanh trong giai
đoạn gần đây?
A. Nhu cầu than trong sinh hoạt và đời sống ngày càng tăng.
B. Do nước ta phát triển mạnh các nhà máy nhiệt điện.
C. Mở rộng thị trường tiêu thụ và đầu tư trang thiết bị khai thác hiện đại.
D. Thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 18: Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp chủ yếu do
A. Có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước.
B. Giàu có nhất nước về nguồn tài nguyên thiên nhiên.
C. Khai thác triệt để các lợi thế tài nguyên thiên nhiên.
D. Dân số đông, lao động dồi dào, trình độ tay nghề cao.
Câu 19. Sản lượng điện của nước ta tăng nhanh và liên tục là do
A. nhu cầu tiêu thụ lớn, nhiều nhà máy phát điện.
B. nước ta có tiềm năng lớn để phát triển các nhà máy điện.
C. nguồn lao động chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển.
D. thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn.
Câu 20: Ngành công nghiệp nước ta tiếp tục được đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ chủ yếu
nhằm
A. nâng cao về chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
B. phù hợp tình hình phát triển thực tế của đất nước.
C. đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
D. đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
Câu 21: Nước ta cần phải xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt chủ yếu
nhằm
A. khai thác lợi thế về tài nguyên. B. khai thác thế mạnh về lao động.
C. nâng cao chất lượng sản phẩm. D. thích nghi với cơ chế thị trường.
Câu 22: Đường dây 500 KV được xây dựng nhằm mục đích
A. tạo ra mạng lưới điện phủ khắp các vùng trong cả nước.
B. đưa điện về phục vụ cho nông thôn, vùng núi, vùng sâu.
C. kết hợp giữa nhiệt điện và thuỷ điện thành mạng lưới điện quốc gia.
D. khắc phục tình trạng mất cân đối về điện năng của các vùng lãnh thổ.
Câu 23: Khó khăn lớn nhất của việc khai thác thuỷ điện của nước ta là
A. sông ngòi nước ta nhiều nước, giàu phù sa.
B. khí hậu có sự phân hoá theo chiểu Bắc Nam.
C. sông ngòi ngắn dốc, tiềm năng thuỷ điện thấp.
D. chế độ nước sông thất thường theo chế độ mưa.
Câu 24: Nhân tố quan trọng nhất tác động đến sự phân bố các cơ sở chế biến lương thực thực
phẩm ở nước ta là
A. thị trường tiêu thụ và cơ sở hạ tầng. B. nguồn nguyên liệu và lao động.
C. nguồn lao động và thị trường tiêu thụ. D. nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
Câu 25. Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho công nghiệp khai thác dầu khí nhanh chóng
trở thành ngành công nghiệp trọng điểm trong thời gian qua ở nước ta?
A. Tạo ra nhiều việc làm. B. Mang lại hiệu quả kinh tế cao.
C. Có thị trường tiêu thụ rộng. D. Thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài
Câu 1. Yếu tố chủ yếu nào sau đây giúp Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về hoạt
động công nghiệp?
A. Khai thác một cách có hiệu quả các thế mạnh vốn có.
B. Có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước.
C. Giàu có nhất nước về nguồn tài nguyên thiên nhiên.
D. Có dân số đông, lao động dồi dào và có trình độ tay nghề cao.
Câu 2. Yếu tố đặc biệt quan trọng làm cho các vùng trung du và miền núi của nước ta còn gặp
nhiều khó khăn trong phát triển công nghiệp hiện nay là
A. giao thông vận tải kém phát triển. B. thiếu tài nguyên khoáng sản.
C. vị trí địa lí không thuận lợi. D. nguồn lao động có trình độ thấp.
Câu 3. Giải pháp quan trọng đã giúp Đông Nam Bộ đảm bảo đủ nguồn năng lượng trong thời gian
vừa qua là
A. xây dựng thêm nhiều nhà máy thủy điện mới.
B. tận dụng nguồn điện từ đường dây 500KV Bắc – Nam.
C. xây dựng nhà máy điện chạy bằng tuốc bin khí.
D. nhập khẩu năng lượng từ các nước láng giềng.
Câu 4: Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp
nước ta?
A. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.
B. Tập trung vào phát triển nhiều ngành sản xuất khác nhau.
C. Gắn với nhu cầu thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
D. Đào tạo và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động.
Câu 5: Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm mục tiêu chủ yếu nào sau
đây?
A. Tạo điều kiện để hội nhập vào thị trường thế giới.
B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
C. Khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
D. Tạo thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động.
Câu 6: Ý nghĩa chủ yếu nhất của việc thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển công nghiệp ở nước
ta là
A. giải quyết vấn đề thất nghiệp, thiếu việc đang gay gắt.
B. tăng nguồn hàng xuất khẩu để tăng nguồn thu ngoại tệ.
C. hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật.
D. tăng tích lũy vốn cho nền kinh tế.
Câu 7. Nguyên nhân chủ yếu nhất làm vùng Tây Bắc gặp nhiều khó khăn trong phát triển công
nghiệp?
A. Tài nguyên khoáng sản nghèo, khoáng sản khó khai thác.
B. Thiếu đồng bộ tài nguyên, lao động, kết cấu hạ tầng, thị trường.
C. Nguồn lao động có tay nghề ít, dân cư phân tán, thưa thớt.
D. Kết cấu hạ tầng còn yếu và vị trí không thuận lợi, thưa dân.
Câu 8. Việc chuyển dịch cơ cấu công nghiệp nước ta chủ yếu nhằm
A. sử dụng tốt nguồn lao động, tạo việc làm.
B. tận dụng tối đa các nguồn vốn khác nhau.
C. đẩy nhanh đô thị hóa, phân bố lại dân cư.
D. tăng hiệu quả đầu tư, phù hợp với thị trường.
Câu 9: Tỉ trọng công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước giảm trong giá trị sản xuất
công nghiệp chủ yếu là do
A. có ít ngành và chưa khai thác hết những thế mạnh vốn có.
B. hiệu quả kinh tế chưa cao, thiếu lao động, nguồn vốn nhỏ.
C. thiếu nguồn tài nguyên, thị trường tiêu thụ nhỏ, thiếu vốn.
D. ít lực lượng lao động tham gia, thiếu vốn và ít khoáng sản.
Câu 10: Tỉ trọng công nghiệp khai thác giảm trong giá trị sản xuất công nghiệp nước ta chủ yếu là
do
A. thiếu vốn đầu tư, tài nguyên cạn kiệt, thiếu lao động.
B. không đáp ứng nhu cầu thị trường, tốn nhiều chi phí.
C. chính sách của Nhà nước sử dụng tiết kiệm tài nguyên.
D. nguồn tài nguyên suy giảm, thiếu lực lượng lao động.
Câu 11. Biện pháp nào sau đây là chủ yếu để sản phẩm công nghiệp của nước ta hiện nay đáp ứng
tốt yêu cầu thị trường?
A. Chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm.
B. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động và đẩy mạnh xuất khẩu.
C. Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, chú ý sản phẩm chất lượng cao.
D. Thu hút vốn đầu tư, tập trung phát triển công nghiệp chế biến.
Câu 12: Đẩy mạnh đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ trong công nghiệp chủ yếu nhằm
A. nâng cao về chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
B. đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
C. phù hợp tình hình phát triển thực tế của đất nước.
D. đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
Câu 13: Nhân tố nào sau đây là chủ yếu làm cho cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta tương đối
đa dạng?
A. Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ngày càng sâu.
B. Trình độ người lao động ngày càng được nâng cao.
C. Nguồn nguyên, nhiên liệu nhiều loại và phong phú.
D. Nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia sản xuất.
Câu 14: Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp khác nhau giữa các vùng chủ yếu là do
A. ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng, vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên.
B. sự phân hóa về nguồn vốn đầu tư, vị trí địa lí, thị trường tiêu thụ.
C. sự phân hóa về nguồn lao động và nguồn tài nguyên thiên nhiên.
D. điều kiện phát triển công nghiệp có sự khác nhau giữa các vùng.
Câu 15: Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp là kết quả tác động của các nhân tố chủ yếu là
A. điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên, dân cư và lao động.
B. nguồn lao động, cơ sở vật chất-kĩ thuật, thị trường, nguồn tài nguyên.
C. vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, chính sách phát triển của công nghiệp.
D. vị trí địa lí, tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội.
Câu 16: Các khu vực có mức độ tập trung công nghiệp thấp chủ yếu là do
A. thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật cao, thiếu vốn, cơ sở vật chất.
B. thiểu nguồn nguyên liệu, cơ sở hạ tầng yếu kém và thị trường tiêu thụ.
C. thiếu lực lượng lao động, nguồn nguyên liệu sản xuất, các vốn đầu tư.
D. thiếu nguồn vốn trong và ngoài nước, lực lượng lao động, nguyên liệu.
Câu 17: Tỉ trọng công nghiệp chế biến tăng trong giá trị sản xuất công nghiệp nước ta chủ yếu là
do
A. nguồn nguyên liệu phong phú, vốn đầu tư rất lớn, thị trường rộng.
B. lực lượng lao động trình độ cao, thị trường tiêu thụ được mở rộng.
C. có nhiều ngành, hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
D. nguồn nguyên liệu phong phú, thị trường rộng, lao động trình độ.

You might also like