You are on page 1of 14

CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP THEO NGÀNH + MỘT SỐ NGÀNH TRỌNG ĐIỂM

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không đúng với cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta hiện nay?

A. Có các ngành trọng điểm.

B. Tập trung một số nơi.

C. Tương đối đa dạng.

D. Có sự chuyển dịch rõ rệt.

Câu 2: Ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta không phải là ngành

A. có thế mạnh lâu dài.

B. đem lại hiệu quả kinh tế cao.

C. tác động mạnh đến việc phát triển các ngành khác.

D. dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 3: Một trong những thay đổi quan trọng của cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta là

A. nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm.

B. ưu tiên cho các ngành công nghiệp truyền thống.

C. tập trung phát triển các ngành công nghiệp nặng.

D. nổi lên một số trung tâm công nghiệp lớn.

Câu 4: Ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay không phải là

A. cơ khí – điện tử.

B. luyện kim màu.

C. vật liệu xây dựng.

D. năng lượng.
Câu 5: Ngành nào sau đây không được xem là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay?

A. Năng lượng.

B. Chế biến lương thực, thực phẩm.

A. Dệt - may.

B. Luyện kim.

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với ngành công nghiệp trọng điểm?

A. Có thế mạnh lâu dài về tự nhiên, kinh tế - xã hội.

B. Thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển.

C. Mang lại hiệu quả cao về kinh tế và xã hội.

D. Sử dụng nhiều loại tài nguyên thiên nhiên.

Câu 7: Một trong các hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta là

A. giảm tỉ trọng của các ngành công nghiệp khai thác.

B. giảm tỉ trọng của các ngành công nghiệp chế biến.

C. tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp khai thác.

D. tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.

Câu 8: Nhân tố nào sau đây là chủ yếu làm cho cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta tương đối đa
dạng?

A. Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ngày càng sâu.

B. Trình độ người lao động ngày càng được nâng cao.

C. Nguồn nguyên, nhiên liệu nhiều loại và phong phú.

D. Nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia sản xuất.

Câu 9: Cơ cấu sản phẩm công nghiệp ở nước ta ngày càng đa dạng chủ yếu là để

A. khai thác tốt hơn thế mạnh về khoáng sản.

B. tận dụng tối đa nguồn vốn từ nước ngoài.

C. phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường.

D. sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lao động.


Câu 10: Trong cơ cấu ngành công nghiệp, tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến tăng và chiếm lớn nhất là
do

A. cơ cấu ngành công nghiệp chế biến đa dạng.

B. thị trường tiêu thụ lớn, nguồn nguyên liệu phong phú.

C. giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động.

D. đảm bảo nhu cầu thiết yếu không thể thay thế được.

Câu 11: Nước ta cần phải chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nhằm

A. tránh tình trạng phát triển phiến diện, một chiều.

B. hạn chế các rủi ro do thiên tai gây ra.

C. giảm bớt nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp.

D. thích nghi với tình hình trong và ngoài nước.

Câu 12: Cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm mục tiêu chủ yếu nào sau
đây?

A. Tạo điều kiện để hội nhập vào thị trường thế giới.

B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.

C. Khai thác hợp lí những nguồn tài nguyên thiên nhiên.

D. Tạo thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng với phương hướng đặt ra để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu
ngành công nghiệp ở nước ta?

A. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.

B. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

C. Xây dựng cơ cấu ngành tương đối linh hoạt.

D. Đầu tư mở rộng không gian sản xuất và dịch vụ.

Câu 14: Nước ta cần xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt không phải để

A. thích nghi với cơ chế thị trường.

B. phù hợp tình hình phát triển của đất nước.

C. nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.


D. đáp ứng xu thế phát triển thế giới.

Câu 15: Nước ta cần phải xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt chủ yếu nhằm

A. khai thác lợi thế về tự nhiên.

B. khai thác thế mạnh về lao động.

C. nâng cao chất lượng sản phẩm.

D. thích nghi với cơ chế thị trường.

Câu 16: Biện pháp chủ yếu để công nghiệp nước ta thích nghi tốt với cơ chế thị trường là

A. phát triển các ngành trọng điểm.

B. xây dựng cơ cấu ngành linh hoạt.

C. đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị.

D. hình thành các vùng công nghiệp.

Câu 17: Yếu tố nào tác động chủ yếu đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp nước ta?

A. Đầu tư theo chiều sâu đổi mới trang thiết bị.

B. Tập trung vào phát triển nhiều ngành sản xuất khác nhau.

C. Gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

D. Đào tạo nâng cao trình độ tay nghề người lao động.

Câu 18: Ngành công nghiệp nước ta tiếp tục đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ chủ yếu nhằm

A. nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

B. đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

C. phù hợp tình hình phát triển thực tế của đất nước.

D. đáp ứng thị trường trong và ngoài nước.

Câu 19: Biện pháp chủ yếu để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp nước ta là

A. thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia.

B. xây dựng cơ cấu ngành tương đối linh hoạt.

C. đầu tư theo chiều sâu, đổi mới công nghệ.


D. đảm bảo nguyên liệu, chú trọng xuất khẩu.

Câu 20: Điểm nào sau đây không phải là kết quả trực tiếp của việc đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang
thiết bị và công nghệ trong công nghiệp?

A. Nâng cao chất lượng sản phẩm.

B. Nâng cao trình độ lao động.

C. Hạ giá thành sản phẩm.

D. Tăng năng suất lao động.

Câu 21: Chuyên môn hóa công nghiệp cụm Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả là

A. vật liệu xây dựng, phân hóa học, luyện kim.

B. cơ khí, luyện kim, khai thác than.

C. cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng.

D. hóa chất, giấy, cơ khí.

Câu 22: Chuyên môn hóa sản xuất cụm Đáp Cầu - Bắc Giang là

A. vật liệu xây dựng, khai thác than.

B. vật liệu xây dựng, phân bón hóa học.

C. khai thác than, luyện kim màu.

D. khai thác than, hóa chất.

Câu 23: Những ngành nào sau đây là chuyên môn hóa của cụm công nghiệp Đông Anh – Thái Nguyên?

A. Cơ khí, khai thác than.

B. Thủy điện, vật liệu xây dựng.

C. Hóa chất, giấy.

D. Cơ khí, luyện kim.

CâU 24: Dệt may, điện, vật liệu xây dựng là chuyên môn hóa sản xuất của cụm công nghiệp nào sau đây?

A. Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa.

B. Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả.

C. Đáp Cầu - Bắc Giang.


D. Việt Trì - Lâm Thao - Phú Thọ

Câu 25: Hóa chất, giấy là chuyên môn hóa sản xuất của của cụm công nghiệp nào sau đây?

A. Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa.

B. Đông Anh – Thái Nguyên.

C. Việt Trì – Lâm Thao.

D. Hòa Bình – Sơn La.

Câu 26: Vùng dẫn đầu cả nước về tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp là

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 27: Dọc theo Duyên hải miền Trung, trung tâm công nghiệp quan trọng nhất là

A. Nghệ An.

B. Đà Nẵng.

C. Huế.

D. Nha Trang.

Câu 28: Sự thiếu đồng bộ của các yếu tố tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, thị trường, kết cấu hạ
tầng, vị trí địa lí đã làm cho hoạt động công nghiệp

A. không tạo ra sản phẩm.

B. phát triển chậm và rời rạc.

C. chỉ phát triển khai khoáng.

D. chỉ phát triển công nghiệp chế biến.

Câu 29: Phương hướng quan trọng để thúc đẩy sự phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi nước
ta là

A. thu hút lao động có trình độ từ vùng khác đến.

B. đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.


C. ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp truyền thống.

D. liên kết, hợp tác với vùng đồng bằng trong công nghiệp.

Câu 30: Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta là kết quả tác động của các nhân tố

A. vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, lao động, thị trường, kết cấu hạ tầng.

B. sự phân bố không đều của tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản.

C. sự đầu tư nước ngoài vào các khu vực và các vùng có sự khác nhau.

D. tài nguyên thiên nhiên, vốn đầu tư, thị trường và cơ sở vật chất kĩ thuật.

Câu 31: Ở nước ta, cơ cấu công nghiệp khu vực Nhà nước gồm

A. Trung ương, địa phương.

B. Trung ương, tập thể.

C. địa phương, tư nhân.

D. địa phương, cá thể.

Câu 32: Ở nước ta, cơ cấu công nghiệp khu vực ngoài Nhà nước gồm

A. địa phương, tư nhân.

B. tư nhân, cá thể, tập thể.

C. địa phương, tư nhân, cá thể.

D. địa phương, cá thể, tập thể.

Câu 33: Ở nước ta, công nghiệp năng lượng bao gồm 2 phân ngành là

A. khai thác than và sản xuất điện.

B. khai thác dầu khí và sản xuất điện.

C. khai thác nguyên, nhiên liệu và sản xuất điện.

D. khai thác nguyên, nhiên liệu và thủy điện.

Câu 34: Hoạt động nào sau đây không thuộc ngành công nghiệp năng lượng nước ta?

A. Sản xuất điện.

B. Khai thác than.


C. Khai thác boxit.

D. Khai thác dầu khí.

Câu 35: Ở nước ta ngành công nghiệp nào sau đây được coi là ngành thuộc cơ sở hạ tầng đặc biệt quan
trọng, phải đi trước một bước?

A. Công nghiệp khai thác than.

B. Công nghiệp khai thác dầu khí.

C. Công nghiệp sản xuất điện.

D. Công nghiệp luyện kim.

Câu 36: Công nghiệp năng lượng được coi là ngành công nghiệp trọng điểm nước ta chủ yếu do

A. đáp ứng nhu cầu người dân, phục vụ sản xuất và xuất khẩu.

B. dễ dàng thu hút đầu tư nước ngoài, nhu cầu nước ngoài lớn.

C. có nguồn tài nguyên, nhiên liệu phong phú để sản xuất điện.

D. có thế mạnh lâu dài, hiệu quả cao, thúc đẩy ngành khác phát triển.

Câu 37: Ở nước ta, than antraxit tập trung ở khu vực

A. Quảng Ninh.

B. Cà Mau.

C. Bà Rịa – Vũng Tàu.

D. Quảng Ngãi.

Câu 38: Ở nước ta, than nâu phân bố nhiều nhất ở vùng

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Đông Nam Bộ.

C. Đồng bằng sông Hồng.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 39: Ở nước ta, than bùn tập trung nhiều nhất ở vùng

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Đông Nam Bộ.


C. Đồng bằng sông Hồng.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 40: Trong những năm gần đây, sản lượng khai thác than nước ta liên tục tăng do

A. trình độ lao động được nâng cao, nhu cầu thị trường tăng.

B. mở rộng thị trường tiêu thụ, đầu tư thiết bị khai thác hiện đại.

C. phát hiện thêm nhiều mỏ than có trữ lượng lớn.

D. tăng cường hợp tác với nước ngoài về khai thác.

Câu 41: Hai bể trầm tích có triển vọng về trữ lượng và khả năng khai thác dầu khí lớn nhất nước ta là

A. Cửu Long và Nam Côn Sơn.

B. Cửu Long và Trường Sa.

C. Cửu Long và sông Hồng.

D. Cửu Long và Thổ Chu - Mã Lai.

Câu 42: Nhà máy lọc dầu đầu tiên được xây dựng ở nước ta là

A. Nghi Sơn.

B. Bình Sơn.

C. Dung Quất.

D. Côn Sơn.

Câu 43: Điều nào sau đây không đúng với công nghiệp khai thác dầu khí ở nước ta?

A. Có giá trị đóng góp hàng năm lớn.

B. Là ngành có truyền thống lâu đời.

C. Có sự liên kết chặt chẽ với nước ngoài.

D. Có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại.

Câu 44: Trong cơ cấu sản lượng điện của nước ta hiện nay, tỉ trọng lớn nhất thuộc về

A. nhiệt điện, điện gió.

B. thuỷ điện, điện gió.


C. nhiệt điện, thuỷ điện.

D. thuỷ điện, điện nguyên tử.

Câu 45: Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp điện lực của nước ta hiện nay?

A. Nhiên liệu cho sản xuất điện ở miền Trung là khí tự nhiên.

B. Sản lượng thủy điện và nhiệt điện chiếm tỉ trọng lớn nhất.

C. Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp điện.

D. Hàng loạt nhà máy điện có công suất lớn đang hoạt động.

Câu 46: Sản lượng điện nước ta tăng nhanh trong những năm qua, không phải do

A. đưa các nhà máy thủy điện mới vào hoạt động.

B. đưa vào hoạt động các nhà máy điện khí.

C. nguồn điện nhập khẩu tăng nhanh.

D. nhu cầu điện đối với sản xuất, xuất khẩu tăng.

Câu 47: Cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn ở nước ta thay đổi từ thủy điện sang nhiệt điện chủ yếu
do

A. không xây dựng thêm các nhà máy thủy điện mới.

B. đưa vào khai thác các nhà máy nhiệt điện công suất lớn.

C. trữ lượng nước của các dòng sông ngày càng suy giảm.

D. nhu cầu điện đối với sản xuất và xuất khẩu tăng.

Câu 48: Đường dây siêu cao áp 500 kV nước ta truyền tải điện từ

A. Hòa Bình đến Plây Ku.

B. Hòa Bình đến Hà Tĩnh.

C. Hòa Bình đến Cà Mau.

D. Hòa Bình đến TP. Hồ Chí Minh.

Câu 49: Việc xây dựng đường dây tải điện siêu cao áp 500 kV từ Hòa Bình đi Phú Lâm nước ta nhằm mục
đích chủ yếu là

A. khắc phục tình trạng mất cân đối về điện năng của các vùng lãnh thổ.
B. kết hợp giữa nhiệt điện và thủy điện tạo thành mạng lưới điện quốc gia.

C. phục vụ nhu cầu về điện năng cho vùng nông thôn, biên giới, hải đảo.

D. tạo ra mạng lưới điện phủ kín khắp cả nước, đưa đất nước phát triển.

Câu 50: Việc xây dựng nhiều nhà máy thủy điện ở nước ta gây ra vấn đề chủ yếu nào sau đây về tài
nguyên và môi trường?

A. Hạ thấp mực nước ngầm.

B. Thu hẹp diện tích rừng.

C. Ô nhiễm nguồn nước.

D. Ô nhiễm đất đai.

Câu 51: Điểm khác nhau cơ bản giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt điện ở
miền Nam nước ta là

A. các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc thường có quy mô lớn hơn.

B. các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam được xây dựng sớm hơn.

C. sự phân bố giữa vùng nguyên liệu với các nhà máy sản xuất.

D. miền Bắc sử dụng than, miền Nam sử dụng dầu, khí.

Câu 52: Việc phát triển các nhà máy điện sử dụng than làm nhiên liệu ở nước ta chủ yếu gây ra vấn đề
môi trường nào sau đây?

A. Ô nhiễm không khí.

B. Ô nhiễm đất đai.

C. Ô nhiễm nước ngầm.

D. Ô nhiễm nước mặt.

Câu 53: Sản phẩm nào sau đây của nước ta thuộc công nghiệp chế biến thủy, hải sản?

A. Nước mắm.

B. Cà phê nhân.

C. Gạo, ngô.

D. Đường mía.

Câu 54: Sản phẩm nào sau đây của nước ta thuộc công nghiệp chế biến sản phẩm trồng trọt?
A. Thịt hộp.

B. Nước mắm.

C. Rượu, bia.

D. Sữa hộp.

Câu 55: Sản phẩm nào sau đây của nước ta thuộc công nghiệp xay xát?

A. Cà phê nhân.

B. Nước mắm.

C. Đường mía.

D. Gạo, ngô.

Câu 56: Chế biến lương thực, thực phẩm là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta
với thế mạnh quan trọng nhất là

A. không đòi hỏi công nghệ hiện đại.

B. nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.

C. lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.

D. không đòi hỏi lao động có trình độ cao.

Câu 57: Chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta chủ yếu do có

A. sản phẩm phong phú, hiệu quả kinh tế cao, phân bố rộng khắp.

B. cơ cấu đa dạng, thúc đẩy nông nghiệp phát triển, tăng thu nhập.

C. tỉ trọng lớn nhất, đáp ứng nhu cầu rộng, thu hút nhiều lao động.

D. thế mạnh lâu dài, hiệu quả cao, thúc đẩy ngành khác phát triển.

Câu 58: Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta phát triển chủ yếu dựa vào

A. vị trí nằm gần các trung tâm công nghiệp.

B. nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.

C. mạng lưới giao thông thuận lợi.

D. cơ sở vật chất - kĩ thuật được nâng cấp.


Câu 59: Yếu tố nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
nước ta có cơ cấu đa dạng?

A. Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển.

C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và nhiều thành phần kinh tế tham gia.

D. Nhiều thành phần kinh tế cùng sản xuất và nguyên liệu phong phú.

Câu 60: Các đô thị lớn ở nước ta không phải là nơi tập trung chủ yếu công nghiệp chế biến

A. tôm, cá đóng hộp và đông lạnh.

B. sữa, các sản phẩm từ sữa.

C. rượu, bia, nước ngọt.

D. thịt, các sản phẩm từ thịt.

Câu 61: Ở nước ta, các nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm thường phân bố theo quy luật nào?

A. Gắn liền với các vùng chuyên canh, các vùng nguyên liệu.

B. Gắn liền với thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.

C. Các cơ sở sơ chế biến gắn với vùng nguyên liệu, các cơ sở thành phẩm gắn với thị trường.

D. Tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao.

Câu 62: Công nghiệp chế biến cà phê của nước ta phân bố chủ yếu ở vùng nào sau đây?

A. Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

D. Tây Nguyên.

Câu 63: Công nghiệp chế biến chè của nước ta phân bố chủ yếu ở vùng nào sau đây?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

You might also like