You are on page 1of 6

BÀI 26.

CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP


Câu 1. Khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước là
A. Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận. B. Duyên hải NamTrung Bộ.
C. Tây Nguyên. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 2. Theo cách phân loại hiện hành nước tac ó
A. 2 nhóm với 28 ngành. B. 3 nhóm với 29 ngành.
C. 4 nhóm với 30 ngành. D. 5 nhóm với 31 ngành.
Câu 3. Cơ cấu sản xuất ngành công nghiệp của nước ta đang chuyển dịch theo hướng nào sau đây?
A. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến. B. Tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác.
C. Tăng tỉ trọng sản phẩm chất lượng thấp. D. Giảm tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp.
Câu 4. Ngành nào sau đây không phải là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?
A. Năng lượng. B. Chế biến lương thực - thực phẩm.
C. Dệt may. D. Hàng không, vũ trụ.
Câu 5. Trung tâm công nghiệp quan trọng nhất của Đông Nam Bộ là
A. Tp. Hồ Chí Minh. B. Biên Hòa. C. Vũng Tàu. D. Thủ Dầu Một.
Câu 6. Ở nước ta, ngành công nghiệp nào sau đây cần ưu tiên đi trước một bước?
A. Điện lực. B. Sản xuất hàng tiêu dùng.
C. Chế biến dầu khí. D. Chế biến nông - lâm - thuỷ sản.
Câu 7. Vấn đề phát triển công nghiệp ở một số vùng của nước ta hiện nay đang gặp khó khăn chủ yếu là
do
A. tài nguyên khoáng sản nghèo. B. nguồn lao động có tay nghề ít.
C. cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế. D. điều kiện phát triển thiếu đồng bộ.
Câu 8. Cơ cấu sản phẩm công nghiệp của nước ta ngày càng đa dạng chủ yếu nhằm
A. khai thác tốt hơn thế mạnh về khoáng sản. B. tận dụng tối đa nguồn vốn từ nước ngoài.
C. phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường. D. sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lao động.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây cho thấy công nghiệp năng lượng là ngành trọng điểm ở nước ta?
A. Cơ cấu sản lượng điện có thay đổi nhanh chóng.
B. Phát triển dựa trên thế mạnh vô tận về tài nguyên.
C. Các nguồn năng lượng sạch đang được phát triển.
D. Tác động mạnh mẽ tới các ngành kinh tế khác.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng với phương hướng chủ yếu để tiếp tục hoàn thiện ngành công
nghiệp nước ta?
A. Xây dựng cơ cấu ngành tương đối linh hoạt.
B. Đầu tư theo chiều sâu và đổi mới trang thiết bị.
C. Đẩy mạnh một số ngành công nghiệp trọng điểm.
D. Chỉ điều chỉnh một số ngành theo nhu cầu thị trường.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây không phải là phương hướng chủ yếu để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành
công nghiệp ở nước ta hiện nay ?
A. Đẩy mạnh phát triển ở tất cả các ngành công nghiệp.
B. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
C. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và côngnghệ.
D. Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt.
Câu 12. .Phát biểu nào sau đâykhôngđúng với một đặc điểm quan trọng của các ngành công nghiệp trọng
điểm của nước ta hiện nay
A. Đem lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội. B. Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu ngành.
C. Có tác động đến sự phát triển các ngành khác. D. Có thế mạnh lâu dài trong sự phát triển.
Câu 13. Ý nghĩa chủ yếu nhất của việc thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển công nghiệp ở nước ta là
A. giải quyết vấn đề thất nghiệp, thiếu việc đang gay gắt.
B. tăng nguồn hàng xuất khẩu để tăng nguồn thu ngoại tệ.
C. hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật cho ngành công nghiệp
D. tăng tích lũy vốn cho nền kinh tế ở các giai đoạn tiếp theo.
Câu 14. Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp của nước ta hiện
nay là
A. nguồn tài nguyên thiên nhiên. B. nguồn nhân lực trình độ cao.
C. vị trí địa lý, thị trường tiêu thụ. D. sự đồng bộ của các điều kiện.
Câu 15. .Biểu hiện rõ rệt nhất của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta thời gian gần
đây là
A. đẩy mạnh ngành công nghiệp khai khoáng tạo nguồn hàng xuất khẩu.
B. tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến tăng, ngành công nghiệp khai thác giảm.
C. giá trị ngành công nghiệp chế biến tăng, ngành công nghiệp khai thác giảm.
D. ngành công nghiệp chế biến có tỉ trọng cao hơn ngành công nghiệp khai thác.
Câu 16. Phát biểu nào sau đây không phải là nguyên nhân làm cho sản xuất điện trở thành ngành công
nghiệp trọng điểm của nước ta?
A. Nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào. B. Mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
C. Tác động mạnh mẽ đến các ngành khác. D. Vai trò chủ lực trong xuất khẩu hàng hoá.
Câu 17. Phát biểu nào sau đây không phải là kết quả trực tiếp của việc đầu tư theo chiều sâu, đổi mới
trang thiết bị và công nghệ trong công nghiệp.
A. Hạ giá thành sản phẩm. B. Đa dạng hóa sản phẩm.
C. Tăng năng suất lao động. D. Nâng cao chất lượng sản phẩm.
Câu 18. Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm mục tiêu chủ yếu nào sau đây?
A. Tạo điều kiện để hội nhập vào thị trường thế giới.
B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
C. Khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
D. Tạo thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động.
Câu 19. Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp nhờ
A. giàu có nhất nước về nguồn tài nguyên thiên nhiên.
B. có dân số đông, lao động dồi dào và có trình độ tay nghề cao.
C. khai thác một cách có hiệu quả các thế mạnh vốn có.
D. có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước.
Câu 20. Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp nước
ta?
A. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và côngnghệ.
B. Tập trung vào phát triển nhiều ngành sản xuất khácnhau.
C. Gắn với nhu cầu thị trường tiêu thụ trong và ngoàinước.
D. Đào tạo và nâng cao trình độ tay nghề cho người laođộng.
Câu 21. Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2015-2020
Năm 2015 2017 2018 2019 2020
Than (triệu tấn) 41,6 38,4 42,3 47,1 48,3
Dầu thô (triệu tấn) 18,7 15,5 13,9 13,1 11,4
Điện (tỉ kwh) 15,8 19,1 20,9 22,7 23,5
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2020, Nhà xuất bản Thống kê, 2021)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng với sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của nước ta,
giai đoạn 2015-2020?
A. Sản lượng than tăng, điện giảm. B. Sản lượng dầu thô tăng nhanh nhất.
C. Sản lượng than giảm, dầu thô giảm. D. Sản lượng than tăng, điện tăng.
Câu 22. Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2015-2020
Năm 2015 2017 2018 2019 2020
Than (triệu tấn) 41,7 38,4 42,4 47,2 48,4
Dầu thô (triệu tấn) 18,7 15,5 13,9 13,1 11,5
Điện (tỉ kwh) 15,8 19,2 20,9 22,7 23,5
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2020, Nhà xuất bản Thống kê, 2021)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng với tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm công
nghiệp của nước ta, giai đoạn 2015-2020?
A. Sản lượng điện có tốc độ tăng chậm nhất.
B. Tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô cao nhất.
C. Tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô giảm liên tục.
D. Sản lượng than có tốc độ tăng nhanh nhất.
Câu 23. Cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta đa dạng là do
A.nguồn lao động dồi dào, có trình độ cao. B. tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng.
C. nguyên liệu từ nông – lâm – thủy sản dồi dào. D. có nguồn nguyên, nhiên liệu phong phú, dồi dào.
Câu 24. Tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến của nước ta trong những năm vừa qua tăng vì
A. đây là ngành công nghiệp trọng điểm được ưu tiên đi trước.
B. thích nghi với tình hình mới và hội nhập vào thị trường thế giới.
C. tăng về giá trị sản xuất song chậm hơn các ngành công nghiệp khác.
D. đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và có tốc độ tăng trưởng nhanh.
Câu 25. Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2015-2020
Năm 2015 2017 2018 2019 2020
Than (triệu tấn) 41,7 38,4 42,4 47,2 48,4
Dầu thô (triệu tấn) 18,7 15,5 13,9 13,1 11,5
Điện (tỉ kwh) 15,8 19,2 20,9 22,7 23,5
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2020, Nhà xuất bản Thống kê, 2021)
Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô và điện của nước ta giai đoạn
2015-2020, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Cột. B. Tròn. C. Miền. D. Đường.
Câu 26. Ngành công nghiệp nước ta tiếp tục được đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ chủ yếu nhằm
A. nâng cao về chất lượng và hạ giá thành sảnphẩm. B. phù hợp tình hình phát triển thực tế của đất
nước.
C. đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinhtế. D. đápứngnhucầuthịtrườngtrongvàngoàinước.

BÀI 27. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM
Câu 1. Trong cơ cấu sản lượng điện của nước ta hiện nay, tỉ trọng lớn nhất thuộc về.
A. thuỷ điện. B. điện nguyên tử.
C. nhiệt điện từ than. D. nhiệt điện từ điêzen - khí.
Câu 2. Các nhà máy nhiệt điện ở phía Bắc nước ta hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn nhiên liệu nào sau
đây ?
A. Khí đốt. B. Dầu nhập nội. C. Than. D. Năng lượng mới.
Câu 3. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta không có ngành nào sau đây?
A. gỗ và lâm sản. B. sản phẩm trồng trọt.
C. sản phẩm chăn nuôi. D. thủy, hải sản
Câu 4. Ngành công nghiệp được coi là ngành thuộc cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng và phải đi trước
một bước là ngành
A. luyện kim. B. sản xuất điện.
C. khai thác than. D. khai thác dầu khí.
Câu 5. Than nâu tập trung nhiều nhất ở khu vực nào của nước ta?
A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Trung du miền núi Bắc Bộ. D. Duyên hải miền Trung.
Câu 6. Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm không phải
vì đây là ngành
A. có thế mạnh phát triển lâu dài. B. mang lại hiệu quả kinh tế cao.
C. cần nguồn lao động đông, trình độ cao. D. tác động mạnh đến các ngành khác.
Câu 7. Các cơ sở chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt tập trung ven các đô thị lớn của nước ta là do
A. gần nguồn nguyên liệu và cơ sở vật chất - kĩ thuật hiện đại.
B. có lực lượng lao động đông đảo và gần nguồn nguyên liệu.
C. gần thị trường tiêu thụ rộng và nguồn nguyên liệu dồi dào.
D. gần các cơ sở chăn nuôi bò sữa quy mô lớn, thị trường rộng.
Câu 8. Ngành công nghiệp chế biến thủy sản nước ta tập trung chủ yếu tại
A. vùng nguyên liệu. B. các đô thị lớn.
C. cảng biển lớn. D. khu vực đông dân.
Câu 9. Các cơ sở chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tập trung ven các đô thị lớn của nước ta là do
A. gần nguồn nguyên liệu và cơ sở vật chất - kĩ thuật hiện đại.
B. có lực lượng lao động đông đảo và gần nguồn nguyên liệu.
C. gần thị trường tiêu thụ và nguồn nguyên liệu.
D. gần các cơ sở chăn nuôi bò sữa quy mô lớn.
Câu 10. Cơ sở để phân chia các ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản thành các phân ngành
khác nhau là
A. đặc điểm sử dụng lao động. B. nguồn gốc nguyên liệu.
C. công dụng của sản phẩm. D. giá trị kinh tế - xã hội.
Câu 11. Điểm khác nhau cơ bản giữa nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc với miền Nam là
A. miền Nam có rất nhiều các thành phố lớn.
B. miền Bắc được xây dựngsớm hơn miền Nam.
C. miền Nam thường có quy mô nhỏ hơn miền Bắc.
D. miền Bắc chạy bằng than, miền Nam bằng dầu khí.
Câu 12. Thế mạnh lớn nhất của ngành công nghiệp dệt may nước ta là
A. vốn đầu tư không nhiều và sử dụng nhiều lao động nữ.
B. hệ thống máy móc không cần hiện đại và chi phí thấp.
C. nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
D. truyền thống từ lâu đời với kinh nghiệm rất phong phú.
Câu 13. Vấn đề cấp bách được đặt ra trong phát triển công nghiệp ở nước ta hiện nay là tình trạng
A. gây ô nhiễm môi trường. B. mất đất làm nông nghiệp.
C. chênh lệch giàu nghèo lớn. D. đe dọa ngành truyền thống.
Câu 14. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nước ta phát triển chủ yếu dựa vào
A. thị trường tiêu thụ rất rộng lớn. B. cơ sở vật chất kỹ thuật rất tốt.
C. nguồn lao động dồi dào, giá rẻ. D. nguồn nguyên liệu phong phú.
Câu 15. Các trung tâm công nghiệp chế biến sản phẩm cây công nghiệp của nước ta chủ yếu phân bố ở
A. các thành phố lớn. B. gần nguồn nguyên liệu.
C. gần đường giao thông. D. nơi tập trung đông dân cư.
Câu 16. Tác động chủ yếu của việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến đến sản xuất nông nghiệp
nước ta là
A. ổn định và phát triển các vùng chuyên canh. B. nâng cao chất lượng lao động của nông thôn.
C. mở rộng thị trường trong nước và quốc tế. D. đa dạng hóa các mặt hàng nông sản quan
trọng.
Câu 17. Sự thiếu ổn định về sản lượng điện của các nhà máy thủy điện ở nước ta chủ yếu là do
A. sông ngòi ngắn dốc. B. cơ sở hạ tầng còn yếu.
C. sự phân mùa của khí hậu. D. lưu lượng nước sông nhỏ.
Câu 18. Hiệu quả kinh tế lớn nhất của sự phát triển ngành công nghiệp điện lực ở nước ta là
A. thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở trung du, miền núi.
B. phục vụ tất cả các ngành kinh tế, nâng cao năng suất lao động.
C. tác động đến các ngành kinh tế khác về mặt quy mô, kĩ thuật, chất lượng.
D. tạo ra việc làm cho lao động, phục vụ đời sống nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa.
Câu 19. Ý nghĩa lớn nhất của việc phát triển công nghiệp nhiệt điện ở nước ta là
A. giải quyết tốt hơn nhu cầu năng lượng và vấn đề việc làm.
B. giải quyết nhiều việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống.
C. tăng nhanh GDP và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
D. sử dụng hợp lí tài nguyên, tạo tiền đề cho công nghiệp hóa.
Câu 20. Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG MUỐI BIỂN VÀ NƯỚC MẮM CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2015-2020
Năm 2015 2017 2018 2019 2020
Muối biển (nghìn tấn) 1061,0 648,5 996,5 945,0 1205,5
Nước mắm (triệu lit) 339,5 373,7 374,8 378,8 377,0
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2021)
Theo bảng số liệu, để thể hiện sản lượng muối biển và nước mắm của nước ta giai đoạn 2015 - 2020,
dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Cột. B. Miền. C. Đường. D. Kết hợp.
Câu 21. Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG MUỐI BIỂN VÀ NƯỚC MẮM CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2015-2020
Năm 2015 2017 2018 2019 2020
Muối biển (nghìn tấn) 1061,0 648,5 996,5 945,0 1205,5
Nước mắm (triệu lit) 339,5 373,7 374,8 378,8 377,0
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2021)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi sản lượng muối biển và nước mắm của nước
ta giai đoạn 2015-2020?
A. Muối biển tăng liên tục. B. Nước mắm tăng liện tục.
C. Muối biển tăng nhanh hơn. D. Nước mắm tăng nhanh hơn.
Câu 22. Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG ĐIỆN PHÁT RA PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA
(Đơn vị: triệu kwh)
Năm 2010 2015 2017 2019 2020
Nhà nước 67 678 133 081 165 548 184202 190412
Ngoài Nhà nước 1 721 7 333 12 613 19713 24100
Đầu tư nước ngoài 22 323 17 535 13 432 23508 20898
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2021)
Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng điện phân theo thành phần kinh tế của nước ta
giai đoạn 2010 - 2020, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Cột. B. Miền. C. Đường. D. Tròn.
Câu 23. Giải pháp nào sau đây có tác động chủ yếu đến việc phát triển khai thác dầu khí ở nước ta?
A. Nâng cao trình độ của nguồn lao động. B. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dầu thô.
C. Tăng cường liên doanh với nước ngoài. D. Phát triển mạnh công nghiệp lọc hóa dầu.
Câu 24. Cho biểu đồ:
CƠ CẤU SẢN LƯỢNG ĐIỆN PHÁT RA PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA
NĂM 2015 VÀ 2020

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2021)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu sản lượng điện phát ra phân theo thành phần
kinh tế của nước ta năm 2015 và 2020?
A. Thành phần nhà nước chiếm tỉ trọng cao nhất.
B. Thành phần có vốn đầu tư nước ngoài giảm tỉ trọng.
C. Thành phần ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng nhỏ nhất.
D. Thành phần ngoài nhà nước có xu hướng tăng tỉ trọng.

You might also like