You are on page 1of 10

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Địa lí, Lớp 10


I..PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 ĐIỂM)
Câu 1: Vai trò chủ đạo của ngành sản xuất công nghiệp được thể hiện là
A. cung cấp hầu hết tư liệu sản xuất. B. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
C. sản xuất ra nhiều sản phẩm mới. D. khai thác hiệu quả tài nguyên.
Câu 2: Sản phẩm nào sau đây thuộc ngành công nghiệp cơ khí máy công cụ?
A. Ô tô. B. Máy dệt. C. Tua bin phát điện. D. Máy giặt.
Câu 3: Ngành nào sau đây thuộc công nghiệp năng lượng?
A. Khai thác Apatit. B. Luyện kim đen. C. Điện tử tiêu dùng. D. Điện lực.
Câu 4: Nhóm ngành nào sau đây không thuộc hệ thống ngành dịch vụ kinh doanh?
A. Tài chính, bảo hiểm. B. Y tế, giáo dục.
C. Dịch vụ nghề nghiệp, vận tải. D. Vận tải, thông tin liên lạc.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành giao thông vận tải?
A. Cung ứng nguyên liệu. B. Vận chuyển hàng hóa.
C. Cung cấp nhiên liệu. D. Tạo ra công cụ sản xuất.
Câu 6: Loại hình giao thông vận tải nào sau đây có tốc độ vận tải nhanh nhất?
A. Đường ô tô. B. Đường sắt. C. đường không. D. Đường biển.
Câu 7: Loại hình giao thông nào sau đây có tính cơ động cao nhất?
A. Đường sắt. B. Đường ô tô. C. Đường hàng không. D. Đường biển.
Câu 8: Loại hình vận tải nào sau đây có khối lượng luân chuyển hàng hóa cao nhất?
A. Đường biển. B. Đường sông. C. Đường ô tô. D. Đường ống.
Câu 9: Đâu không phải là hàng hoá?
A. Máy móc, thiết bị. B. Quần áo, giày dép.
C. Lương thực, thực phẩm. D. Niềm tin của con người.
Câu 10: Ngành thương mại không có vai trò nào sau đây?
A. Nối sản xuất với tiêu dùng. B. Hướng dẫn tiêu dùng.
C. Nâng cao giá trị hàng hóa. D. Tạo ra các hàng hóa mới.
Câu 11: Cán cân xuất nhập khẩu được hiểu là
A. quan hệ so sánh giá trị xuất với nhập khẩu. B. Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu
C. Tổng giá trị hàng xuất khẩu và nhập khẩu. D. Thị trường xuất nhập khẩu.
Câu 12: Loại môi trường phụ thuộc chặt chẽ vào sự tồn tại và phát triển của con người là
A. môi trường tự nhiên. B. môi trường nhân tạo. C. môi trường xã hội. D. môi trường địa lí.
Câu 13: Loại nào tài nguyên nào sau đây không đúng với cách phân loại theo thuộc tính tự nhiên?
A. Nông nghiệp. B. Sinh vật. C. Khoáng sản. D. Khí hậu.
Câu 14: Tài nguyên nào sau đây không bị hao kiệt nhưng bị ô nhiễm?
A. Bức xạ mặt trời. B. Nước trên mặt đất. C. Gió. D. Địa nhiệt.
Câu 15: Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CỦA CRÔ-A-TI-A, GIAI ĐOẠN 2010 - 2018 (Đơn vị: Tỷ USD)
Năm 2010 2015 2018
Xuất khẩu 21,6 23,0 30,8
Nhập khẩu 22,7 22,9 31,3
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Căn cứ bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của Crô-a -ti-a, giai đoạn 2010 -
2018?
A. Xuất khẩu tăng, nhập khẩu tăng. B. Xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng.
C. Xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm. D. Xuất khẩu giảm, nhập khẩu giảm.
Câu 16: Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2018 (Đơn vị: Tỷ USD)
Quốc gia Campuchia Bru-nây Lào Mianma
Xuất khẩu 15,1 7,0 5,3 16,7
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Căn cứ bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của một số quốc gia năm
2018?
A. Campuchia thấp hơn Lào. B. Lào thấp hơn Mianma.
C. Mianama thấp hơn Campuchia. D. Lào cao hơn Bru-nây.
Câu 17: Ngành công nghiệp nào sau đây cần nhiều lao động?
A. Cơ khí. B. Điện lực. C. Giày da. D. Năng lượng.
Câu 18: Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành công nghiệp?
A. Đất trồng. B. Khí hậu. C. Sông ngòi. D. Thị trường.
Câu 19: Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây có quy mô sản xuất lớn nhất?
A. Điểm công nghiệp. B. Vùng công nghiệp. C. Xí nghiệp công nghiệp. D. Trung tâm công nghiệp.
Câu 20: Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng thường gắn bó mật thiết với
A. trung tâm công nghiệp. B. ngành kinh tế mũi nhọn.
C. sự phân bố dân cư. D. ngành kinh tế trọng điểm.
Câu 21: Sự có mặt của một số loại hình giao thông vận tải do nhân tố nào sau đây quy định?
A. Điều kiện tự nhiên. B. Dân cư - nguồn lao động.
C. Khoa học - kĩ thuật. D. Mạng lưới sông ngòi.
Câu 22: Yếu tố nào sau đây có tác động thúc đẩy đến sự phát triển ngành giao thông đường biển?
A. Nhu cầu về nguyên liệu để sản xuất. B. Do sự mở rộng buôn bán quốc tế.
C. Sự phát triển nền kinh tế trong nước. D. Quan hệ quốc tế được mở rộng.
Câu 23: Ý nào sau đây thể hiện ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận
tải?
A. Là tiêu chí để đặt yêu cầu về tốc độ vận chuyển.
B. Quyết định sự phát triển mạng lưới giao thông vận tải.
C. Quy định mật độ, mạng lưới các tuyến đường giao thông.
D. Quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm thị trường thế giới?
A. Là một hệ thống toàn cầu. B. Nối sản xuất với tiêu dùng.
C. Không có sự liên kết lẫn nhau. D. Có sự phân công tỉ mỉ.
Câu 25: Nhiệt độ Trái Đất tăng lên gây ra hậu quả nào sau đây?
A. Nước biển dâng. B. Thủng tầng ôdôn. C. Ô nhiễm không khí. D. Ô nhiễm nguồn nước.
Câu 26: Phát biểu nào sau đây không đúng với mục tiêu của sự phát triển bền vững?
A. Đảm bảo môi trường sống lành mạnh. B. Khai thác triệt để tài nguyên thiên nhiên.
C. Nền tảng cho sự phát triển của tương lai. D. Sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Câu 27: Cho bảng số liệu: CƠ CẤU XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN NĂM 2010 VÀ 2018 (Đơn vị:%)
Năm 2010 2018
Xuất khẩu 52,6 50,3
Nhập khẩu 47,4 49,7
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về tỉ trọng xuất nhập khẩu của Nhật Bản năm 2010 và 2018?
A. Xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm. B. Nhập khẩu tăng, xuất khẩu giảm.
B. Năm 2018 xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu. D. Năm 2010 xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu.
Câu 28: Cho biểu đồ sau:
CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NUÔI TRỒNG CỦA VIỆT NAM (%)
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi tỉ trọng trong cơ cấu sản lượng thủy sản nuôi trồng của
nước ta năm 2018 so với năm 2008?
A. Cá tăng, tôm giảm, thủy sản khác giảm. B. Cá giảm, tôm giảm, thủy sản khác tăng.
C. Cá tăng, tôm và thủy sản khác tăng. D. Cá giảm, tôm và thủy sản khác tăng.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm). Cho bảng số liệu:
CÁN CÂN XUẤT NHẬP KHẨU CỦA HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2010 - 2018
(Đơn vị: Tỷ USD)
Năm 2010 2015 2018
Cán cân xuất nhập khẩu 41,1 90,0 69,7
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
a. Vẽ biểu đồ cột thể hiện cán cân xuất nhập khẩu của Hàn Quốc qua các năm.
b. Từ biểu đồ đã vẽ, nhận xét về cán cân xuất nhập khẩu của Hàn Quốc qua các năm.
Câu 2 (1,0 điểm):
a. Kể tên 4 sân bay ở Việt Nam.
b. Tại sao các tuyến bay xuyên Đại Tây Dương lại sầm uất nhất?
I..PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 ĐIỂM)
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng với vai trò của ngành công nghiệp?
A. Cung cấp máy móc. B. Sản xuất hàng tiêu dùng.
C. Sản xuất lương thực. D. Cung cấp hàng xuất khẩu.
Câu 2: Sản phẩm nào sau đây thuộc ngành công nghiệp cơ khí tiêu dùng?
A. Cá đóng hộp. B. Thủy tinh. C. Da giày. D. Tủ lạnh.
Câu 3: Ngành nào sau đây thuộc công nghiệp năng lượng?
A. Khai thác dầu. B. Luyện kim đen. C. Điện tử tiêu dùng. D. Hóa chất cơ bản.
Câu 4: Ngành dịch vụ không có vai trò nào sau đây?
A. Thúc đẩy sản xuất vật chất. B. Khai thác tốt tài nguyên.
C. Tạo ra các tư liệu sản xuất. D. Tạo thêm nhiều việc làm.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của ngành giao thông vận tải?
A. Sản xuất ra khối lượng của cải vật chất rất lớn. B. Cung ứng các thiết bị, nguyên liệu cho sản xuất.
C. Phục vụ nhu cầu đi lại và sinh hoạt của người dân. D. Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, phân bố lại dân cư.
Câu 6: Ngành vận tải nào đây có tính cơ động cao nhất?
A. Đường ô tô. B. Đường biển. C. Đường sắt. D. Đường ống.
Câu 7: Đường biển có ưu điểm là
A. an toàn. B. tính cơ động cao.
C. đầu tư ít. D. chở hàng nặng.
Câu 8: Ngành vận tải nào sau đây có khối lượng vận chuyển hàng hóa cao nhất?
A. Đường biển. B. Đường sông. C. Đường ô tô. D. Đường ống.
Câu 9: Thị trường là
A. nơi cung ứng các nguyên, nhiên liệu. B. nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua.
C. nơi diễn ra hoạt động xuất và nhập khẩu. D. nơi cung cấp nhiều hàng hoá và dịch vụ.
Câu 10: Ngoại thương là ngành làm nhiệm vụ
A. trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia. B. xuất khẩu hàng hóa ra các nước trên thế giới.
C. nhập khẩu hàng hóa từ các nước trên thế giới. D. quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới.
Câu 11: Cán cân xuất nhập khẩu được gọi là nhập siêu khi
A. giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu. B. giá trị xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu.
C. giá trị xuất khẩu bằng với nhập khẩu. D. giá trị xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm.
Câu 12: Nhân tố có vai trò quyết định đến sự phát triển của xã hội loài người là
A. môi trường tự nhiên. B. môi trường xã hội. C. môi trường nhân tạo. D. phương thức sản xuất.
Câu 13: Loại tài nguyên nào sau đây đúng với cách phân loại theo công dụng kinh tế?
A. Khoáng sản. B. Sinh vật. C. Công nghiệp. D. Khí hậu.
Câu 14: Tài nguyên có thể phục hồi bao gồm
A. nước, khoáng sản. B. đất, sinh vật. C. đất, khoáng sản. D. khoáng sản, nước.
Câu 15: Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 - 2017
(Đơn vị : tỉ USD)
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu
2000 14,5 15,6
2005 32,5 36,8
2010 72,2 84,8
2017 214,0 211,1
(Nguồn: Niên giám thông kê, Tổng cục thống kê 2018)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về giá trị xuất nhập khẩu của nước ta?
A. Xuất khẩu luôn cao hơn nhập khẩu. B. Xuất siêu vào năm 2017.
C. Xuất khẩu tăng không liên tục. D. Nhập khẩu tăng không liên tục.
Câu 16: Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2018
(Đơn vị: Tỷ USD)
Quốc gia Campuchia Bru-nây Lào Mianma
Xuất khẩu 15,1 7,0 5,3 16,7
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Căn cứ bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của một số
quốc gia năm 2018?
A. Campuchia cao hơn Lào. B. Lào thấp hơn Mianma.
C. Mianama thấp hơn Campuchia. D. Lào thấp hơn Bru-nây.
Câu 17: Từ dầu mỏ người ta có thể sản xuất ra được nhiều loại
A. hóa phẩm, dược phẩm. B. hóa phẩm, thực phẩm. C. dược phẩm, thực phẩm. D. thực phẩm, mỹ phẩm.
Câu 18: Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành công nghiệp?
A. Đất trồng. B. Khí hậu. C. Vị trí địa lí. D. Sông ngòi.
Câu 19: Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây có quy mô sản xuất nhỏ nhất?
A. Điểm công nghiệp. B. Vùng công nghiệp. C. Khu công nghiệp. D. Trung tâm công nghiệp.
Câu 20: Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ như
thế nào?
A. Sức mua, nhu cầu dịch vụ. B. Hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ.
C. Phân bố mạng lưới ngành dịch vụ. D. Nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.
Câu 21: Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động của các phương tiện vận tải biển?
A. Khí hậu, thời tiết. B. Dân cư - nguồn lao động .
C. Phân bố công nghiệp. D. Mạng lưới sông ngòi.
Câu 22: Nhân tố nào sau đây có ảnh hưởng quyết định đối với sự phát triển và phân bố của giao thông vận tải?
A. Kinh tế. B. Dân cư - nguồn lao động.
C. Khoa học - kĩ thuật. D. Mạng lưới sông ngòi.
Câu 23: Các kênh đào được xây dựng nhằm mục đích chủ yếu để
A. nối các châu lục và các quốc gia với nhau. B. rút ngắn thời gian và khoảng cách vận chuyển.
C. hạn chế bớt tai nạn cho tầu thuyền đi trên biển. D. nối các trung tâm kinh tế trên thế giới với nhau.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm thị trường thế giới hiện nay?
A. Là một hệ thống toàn cầu. B. Nối sản xuất với tiêu dùng.
C. Không có sự liên kết lẫn nhau. D. Có sự phân công tỉ mỉ.
Câu 25: Nhiệt độ Trái Đất nóng lên do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A. Hoạt động của dòng biển nóng. B. Hiệu ứng nhà kính.
C. Ô nhiễm không khí. D. Ô nhiễm nguồn nước.
Câu 26: Biện pháp xã hội quan trọng để sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường là
A. đẩy mạnh công tác tuyên truyền và trồng rừng. B. giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường.
C. chấm dứt chạy đua vũ trang, thoát cảnh đói nghèo. D. hạn chế khai thác quá mức các nguồn tài nguyên.
Câu 27: Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN NĂM 2010 VÀ 2018
(Đơn vị:%)
Năm 2010 2018
Xuất khẩu 52,6 50,3
Nhập khẩu 47,4 49,7
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Căn cứ bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về cán cân xuất nhập khẩu của Nhật Bản năm 2010 và 2018?
A. Xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm. B. Cán cân xuất nhập khẩu cân bằng.
C. Xuất siêu vào năm 2018. D. Nhập siêu vào năm 2010.
Câu 28: Cho biểu đồ:

SỐ LƯỢT KHÁCH LUÂN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BỘ CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2015 - 2018
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê 2018)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về số lượt hành khách luân chuyển bằng đường bộ của nước ta
giai đoạn 2015 - 2018?
A. Tăng liên tục qua các năm. B. Cả giai đoạn tăng gần 1,3 lần.
C. Tăng nhưng không liên tục. D. Cả giai đoạn tăng 28 tỉ lượt khách.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CỦA CRÔ-A-TI-A, GIAI ĐOẠN 2010 - 2018
(Đơn vị: Tỷ USD)
Năm 2010 2015 2018
Xuất khẩu 21,6 23,0 30,8
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
a. Vẽ biểu đồ cột thể hiện giá trị xuất khẩu của Crô-a-ti-a qua các năm.
b. Từ biểu đồ đã vẽ, nhận xét về giá trị xuất khẩu của Crô-a-ti-a qua các năm.
Câu 2 (1,0 điểm):
a. Kể tên 4 cảng biển ở Việt Nam.
b. Tại sao phần lớn các hải cảng lớn trên thế giới lại phân bố chủ yếu ở hai bờ Đại Tây Dương?
I..PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 ĐIỂM)
Câu 1: Vai trò của công nghiệp đối với nông nghiệp được thể hiện là
A. Tạo ra các thị trường mới. B. Nâng cao giá trị sản phẩm.
C. Thay thế các sản phẩn nông nghiệp. D. Giảm bớt số vụ trong năm.
Câu 2: Sản phẩm nào sau đây thuộc ngành công nghiệp cơ khí thiết bị toàn bộ?
A. Ô tô. B. Thiết bị kỹ thuật điện. C. Cá hộp. D. Máy giặt.
Câu 3: Ngành nào sau đây thuộc công nghiệp năng lượng?
A. Khai thác than. B. Luyện kim đen. C. Điện tử tiêu dùng. D. Hóa chất cơ bản.
Câu 4: Ngành dịch vụ nào sau đây thuộc nhóm dịch vụ tiêu dùng?
A. Hoạt động đoàn thể. B. Hành chính công. C. Hoạt động buôn, bán lẻ. D. Thông tin liên lạc.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng với vai trò của ngành giao thông vận tải đối với đời sống nhân dân?
A. Tạo mối giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới.
B. Tạo các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương.
C. Góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa ở vùng xa.
D. Phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong và ngoài nước.
Câu 6: Ngành vận tải nào sau đây có khối lượng luân chuyển lớn nhất?
A. Đường biển. B. Đường ô tô. C. Đường sông. D. Đường không.
Câu 7: Loại động vật nào sau đây có thể dùng làm phương tiện vận chuyển ở vùng sa mạc?
A. Bồ câu. B. Tuần lộc. C. Lạc đà. D. Ngựa.
Câu 8: Ngành vận tải nào sau đây có khả năng phối hợp tốt nhất với các ngành khác?
A. Đường sắt. B. Đường ô tô. C. Đường sông. D. Đường biển.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng về thị trường?
A. Hoạt động theo quy luật cung cầu. B. Nơi diễn ra hoạt động mua và bán.
C. Thường xuyên có sự biến động. D. Luôn cân bằng giữa cung và cầu.
Câu 10: Ngành nội thương không có vai trò nào sau đây?
A. Chuyên môn hóa sản xuất theo lãnh thổ. B. Phân công lao động xã hội theo lãnh thổ.
C. Phục vụ nhu cầu của cá nhân trong xã hội. D. Gắn thị trường trong nước với thế giới.
Câu 11: Nếu giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu thì được gọi là
A. nhập siêu. B. xuất siêu. C. đang cân bằng. D. dần cân bằng.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng với môi trường nhân tạo?
A. Phụ thuộc vào con người. B. Phát triển theo quy luật riêng.
C. Bao gồm các quan hệ xã hội. D. là kết quả lao động của con người.
Câu 13: Loại tài nguyên nào sau đây đúng với cách phân loại theo công dụng kinh tế?
A. Khoáng sản. B. Sinh vật. C. Nông nghiệp. D. Khí hậu.
Câu 14: Tài nguyên nào sau đây thuộc nhóm tài nguyên không thể phục hồi?
A. Khoáng sản. B. Đất. C. Nước. D. Sinh vật.
Câu 15: Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CỦA CRÔ-A-TI-A, GIAI ĐOẠN 2015 - 2018
(Đơn vị: Tỷ USD)
Năm 2010 2015 2018
Xuất khẩu 21,6 23,0 30,8
Nhập khẩu 22,7 22,9 31,3
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Căn cứ bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của Crô-a -ti-a, giai đoạn
2015 - 2018?
A. Xuất khẩu tăng, nhập khẩu tăng. B. Giá trị nhập khẩu tăng gần 1,4 lần.
C. Giá trị xuất khẩu tăng gần 1,4 lần. D. Xuất khẩu giảm, nhập khẩu giảm.
Câu 16: Cho bảng số liệu:
GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2016
(Đơn vị: USD)
Năm 2016
Ma-lai-xi-a 9 508
Xin-ga-po 52 962
Mi-an-ma 1 196
Việt Nam 2 215
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh GDP bình quân đầu người của một số quốc gia, năm
2016
A. Xin-ga-po thấp nhất. B. Ma-lai-xi-a cao nhất. C. Mi-an-ma thấp nhất. D. Việt Nam thấp nhất.
Câu 17: Ngành công nghiệp nào sau đây được coi là ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của các quốc gia?
A. Thực phẩm. B. Năng lượng.
C. Điện tử - tin học. D. Sản xuất hàng tiêu dùng.
Câu 18: Nhân tố nào sau đây không ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành công nghiệp?
A. Đất trồng. B. Khoáng sản. C. Lao động. D. Thị trường.
Câu 19: Các trung tâm công nghiệp thường được phân bố đâu?
A. Thị trường lao động rẻ. B. Giao thông thuận lợi.
C. Vùng nguyên liệu lớn. D. Những thành phố lớn.
Câu 20: Các ngành dịch vụ phát triển do các nhân tố chủ yếu nào sau đây?
A. Kinh tế phát triển, mức sống cao. B. Cơ cấu dân số, phong tục tập quán.
C. Phân bố dân cư và cơ cấu dân số. D. Mạng lưới quần cư và cơ sở hạ tầng.
Câu 21: Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán có ảnh hưởng đến
A. hiệu quả các ngành dịch vụ. B. mức độ tập trung ngành dịch vụ.
C. hình thức tổ chức mạng lưới dịch vụ. D. trình độ phát triển ngành dịch vụ.
Câu 22: Sự phân bố mạng lưới đường ô tô thường gắn với
A. hoang mạc. B. khu đông dân cư. C. miền núi. D. vùng thưa dân.
Câu 23: Vận tải hành khách chịu ảnh hưởng sâu sắc của nhân tố nào sau đây?
A. Điều kiện tự nhiên. B. Phân bố dân cư. C. Cơ sở hạ tầng. D. Đặc điểm khí hậu.
Câu 24: Thị trường hoạt động theo quy luật
A. cung và cầu. B. mua và bán. C. sản xuất và tiêu dùng. D. xuất và nhập.
Câu 25: Hiện tượng nào sau đây không phải là biểu hiện của tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường?
A. Thủng tầng ô dôn. B. Nhiệt độ Trái Đất tăng. C. Gia tăng hạn hán. D. Cạn kiệt khoáng sản.
Câu 26: Nguyên nhân lớn nhất gây ô nhiễm môi trường không khí là
A. Rác thải từ sinh hoạt. B. Khí thải từ công nghiệp.
C. Phá rừng, làm rẫy. D. Sử dụng thuốc hóa học.
Câu 27: Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA HÀN QUỐC, NĂM 2016
(Đơn vị: %)
Nông nghiệp Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ
2,2 38,6 59,2
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu GDP của Hàn Quốc, năm 2016?
A. Dịch vụ chiếm tỉ trọng nhỏ nhất. B. Công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng lớn nhất.
C. Nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhất. D. Cơ cấu GDP cân đối giữa các ngành.

Câu 28: Cho biểu đồ sau:

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2008 - 2016
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam gso.gov.vn)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về xuất nhập khẩu của Nhật Bản, giai đoạn 2008 - 2016?
A. Xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm. B. Xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng.
C. Xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm. D. Xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ NHẬP KHẨU CỦA CRÔ-A-TI-A, GIAI ĐOẠN 2010 - 2018
(Đơn vị: Tỷ USD)
Năm 2010 2015 2018
Nhập khẩu 22,7 22,9 31,3
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
a. Vẽ biểu đồ cột thể hiện giá trị nhập khẩu của Crô-a-ti-a qua các năm.
b. Từ biểu đồ đã vẽ, nhận xét về giá trị nhập khẩu của Crô-a-ti-a qua các năm.
Câu 2 (1,0 điểm):
a. Kể tên 4 tuyến đường quốc lộ (đường ô tô) ở Việt Nam.
b. Tại sao đường ô tô phát triển mạnh ở Tây Âu và Bắc Mĩ?
I..PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 ĐIỂM)
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng với vai trò chủ yếu của công nghiệp?
A. Tạo ra khối lượng của cải lớn. B. Cung cấp hàng xuất khẩu chủ yếu.
C. Sử dụng tiết kiệm tài nguyên. D. Cung cấp tư liệu sản xuất cho ngành khác.
Câu 2: Sản phẩm nào sau đây thuộc ngành công nghiệp cơ khí chính xác?
A. Ô tô. B. Thiết bị kỹ thuật điện. C. Cá hộp. D. Máy giặt.
Câu 3: Ngành nào sau đây không thuộc công nghiệp năng lượng?
A. Khai thác than. B. Sản xuất xi măng. C. Khai thác dầu. D. Sản xuất điện.
Câu 4: Các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, dịch vụ nghề nghiệp thuộc về nhóm
ngành
A. dịch vụ công. B. dịch vụ tiêu dùng. C. dịch vụ kinh doanh. D. dịch vụ cá nhân.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng với vai trò của ngành giao thông vận tải?
A. Tạo ra hàng hóa giá trị. B. Vận chuyển hàng hóa.
C. Cung cấp năng lượng. D. Tạo ra công cụ sản xuất.
Câu 6: Ngành vận tải nào đây ít chịu ảnh hưởng của địa hình nhất?
A. Đường ô tô. B. Đường biển. C. Đường không. D. Đường sắt.
Câu 7: Ngành vận tải nào sau đây có tính cơ động cao nhất?
A. Đường sắt. B. Đường không. C. Đường ô tô. D. Đường biển.
Câu 8: Khí thải của giao thông vận tải đường hàng không gây nên hậu quả chủ yếu nào sau đây?
A. Nguy cơ thủng tầng ô dôn. B. Hiệu ứng nhà kính.
C. Mưa axít. D. Giảm bức xạ Mặt Trời.
Câu 9: Theo quy luật cung - cầu, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả
A. tăng. B. giảm. C. ổn định. D. biến động.
Câu 10: Nội thương là ngành làm nhiệm vụ nào sau đây?
A. Trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia. B. Trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một khu vực.
C. Trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia. D. Gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới.
Câu 11: Nếu giá trị nhập khẩu lớn hơn giá trị xuất khẩu thì được gọi là
A. nhập siêu. B. xuất siêu. C. đang cân bằng. D. dần cân bằng.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng với môi trường tự nhiên?
A. Phụ thuộc vào con người. B. Phát triển theo quy luật tự nhiên.
C. Bao gồm các quan hệ xã hội. D. là kết quả lao động của con người.
Câu 13: Loại tài nguyên nào sau đây không đúng với cách phân loại theo thuộc tính tự nhiên?
A. Du lịch. B. Sinh vật. C. Khoáng sản. D. Khí hậu.
Câu 14: Tài nguyên nào sau đây thuộc nhóm tài nguyên không bị hao kiệt?
A. Khoáng sản. B. Đất. C. Nước. D. Sinh vật.
Câu 15: Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á, NĂM 2019
(Đơn vị: Triệu USD)
Quốc gia Xuất khẩu Nhập khẩu
Ma-lai-xi-a 3 788,8 7 290,9
Phi-li-pin 3 729,7 1 577,4
Xin-ga-po 3 197,8 4 091,0
Thái Lan 5 272,1 11 655,6
(Nguồn: theo Niên giám thống kê Việt Nam sơ bộ 2019)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng với cán cân xuất khẩu, nhập khẩu của các quốc gia, năm 2019?
A. Các quốc gia xuất siêu là Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan.
B. Các quốc gia xuất siêu là Ma-lai-xi-a, Phi-li-pin, Xin-ga-po.
C. Các quốc gia nhập siêu là Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-li-pin.
D. Các quốc gia nhập siêu là Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan.
Câu 16: Cho bảng số liệu:
GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2016
(Đơn vị: USD)
Năm 2016
Ma-lai-xi-a 9 508
Xin-ga-po 52 962
Mi-an-ma 1 196
Việt Nam 2 215
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng khi so sánh GDP bình quân đầu người của một số quốc gia,
năm 2016
A. Xin-ga-po cao nhất. B. Việt Nam thấp nhất.
C. Mi-an-ma thấp nhất. D. Ma-lai-xi-a cao hơn Việt Nam.
Câu 17: Khoáng sản nào sau đây được coi là “vàng đen” của nhiều quốc gia?
A. Than. B. Dầu mỏ. C. Sắt. D. Mangan.
Câu 18: Nhân tố nào sau đây không ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành công nghiệp?
A. Khoáng sản. B. Khí hậu. C. Lao động. D. Thị trường.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm khu công nghiệp tập trung?
A. Có ranh giới rõ ràng. B. Gắn với các đô thị lớn.
C. Đồng nhất với một điểm dân cư. D. Có ranh gới và dân cư sinh sống.
Câu 20: Nhân tố ảnh hưởng lớn nhất tới sức mua, nhu cầu của ngành dịch vụ là
A. quy mô, cơ cấu dân số. B. mức sống và thu nhập thực tế.
C. phân bố dân cư và mạng lưới quần cư. D. truyền thống văn hóa, phong tục tập quán.
Câu 21: Yếu tố tự nhiên nào sau đây ít ảnh hưởng đến hoạt động của ngành giao thông vận tải?
A. khí hậu. B. địa hình. C. sông ngòi. D. sinh vật.
Câu 22: Địa hình nhiều đồi núi ở Việt Nam có ảnh hưởng như thế nào đến ngành giao thông vận tải?
A. Đường ô tô là phù hợp nhất. B. Đường sắt phù hợp nhất.
C. Đường hàng không phù hợp nhất. D. Đường biển phù hợp nhất.
Câu 23: Nhân tố nào sau đây có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải?
A. Điều kiện tự nhiên. B. Phân bố dân cư các đô thị lớn.
C. Cơ sở hạ tầng. D. Sự phát triển các ngành kinh tế.
Câu 24: Người tiêu dùng thường mong
A. thị trường biến động. B. cung nhỏ hơn cầu. C. cung và cầu cân bằng. D. cung lớn hơn cầu.
Câu 25: Vấn đề môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu vì nó ảnh hưởng đến
A. một quốc gia. B. một khu vực. C. một châu lục. D. toàn thế giới.
Câu 26: Phát triển bền vững là sự phát triển
A. tạo nền tảng cho sự phát triển tương lai. B. đảm bảo kinh tế phát triển nhanh.
C. giải quyết được vấn đề việc làm. D. không làm ảnh hưởng đến môi trường.
Câu 27: Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA THÁI LAN, NĂM 2016
(Đơn vị: %)
Nông nghiệp Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ
8,3 35,9 55,8
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu GDP của Thái Lan, năm 2016?
A. Dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất. B. Công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng lớn nhất.
C. Nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất. D. Cơ cấu GDP cân đối giữa các ngành.
Câu 28: Cho biểu đồ:
SỐ LƯỢT KHÁCH LUÂN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BỘ CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2015 - 2018.

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê 2018)
Căn cứ vào biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về số lượt hành khách luân chuyển bằng đường bộ của nước ta giai
đoạn 2015 - 2018?
A. Đều tăng qua các năm. B. Đều giảm qua các năm .
C. Tăng giảm không liên tục. D. Ổn định qua các năm.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Cho bảng số liệu sau:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2010 - 2018
(Đơn vị: Tỉ USD)
Năm 2010 2015 2018
Xuất khẩu 72,2 162,0 243,7
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
a. Vẽ biểu đồ cột thể hiện giá trị xuất khẩu của Việt Nam qua các năm.
b. Từ biểu đồ đã vẽ, nhận xét về giá trị xuất khẩu của Việt Nam qua các năm.
Câu 2 (1,0 điểm):
a. Kể tên 4 tỉnh/thành phố của Việt Nam có cảng biển.
b. Tại sao đường ô tô là loại hình giao thông vận tải phổ biến nhất ở nước ta?

You might also like