You are on page 1of 5

TUYẾN ĐỂM DU LỊCH

TUYẾN: City Tour TP.HCM

Giảng viên: Trần Thanh Liêm


Sinh viên thực hiện: Võ Thị Thúy Quyên
Lớp: CDHD17N03
MSSV: CDHD17N0314

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2023


A. Tuyến City Tour TP.HCM.
7h45: Tập trung tại Cao Đẳng Du Lịch Sài Gòn(247A Nguyễn Thượng
Hiền, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
8h00: Di chuyển bắt đầu buổi tham quan.

BUỔI SÁNG
Nhà thờ Đức Bà – Bưu điện Thành Phố - Dinh Độc Lập.

Nhà thờ Đức Bà: Nội thất thánh đường được thiết kế thành một lòng
chính, hai lòng phụ, tiếp đến là hai dãy nhà nguyện. Thánh đường có sức
chứa khoảng 1.200 người Toà thánh đường có chu vi 91 x 35,5 m, chiều cao
21 m. Chung quanh không có tường rào bao bọc. Móng của nhà thờ thiết kế
đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc ngôi nhà thờ bên
trên. Nhìn bên ngoài, từ tường đến mái toàn bộ là một màu đỏ gạch nung
tươi mới, không hề có rêu mốc bám vào. Một kiến trúc độc đáo tạo nên vẻ
đẹp cho Sài Gòn thu hút đông đảo tín đồ hành hương.

Bưu điện Thành Phố: là điểm đến tham quan không thể thiếu của du
khách khi đến thành phố Hồ Chí Minh, một công trình kiến trúc cổ, có hơn
120 năm tuổi.

Dinh Độc Lập: Là di tích quốc gia đặc biệt được đông đảo du khách
trong nước và nước ngoài đến tham quan và là nơi hội họp, tiếp khách của
các cấp lãnh đạo trung ương cũng như của thành phố. Một công trình kiến
trúc gắn liền với lịch sử dân tộc mà bất cứ ai cũng sẽ muốn tìm hiểu.

11h15 di chuyển đến nhà hàng thuyền buồm Đông Dương dùng buổi
trưa.
Sau khi dùng buổi trưa và nghỉ ngơi.
1h00 bắt đầu di chuyển ra xe tiếp tục chuyến tham quan.

BUỔI CHIỀU
Chùa Vĩnh Nghiêm – Bảo tàng lịch sử TP.HCM – Chợ Bến Thành.
Bảo Tàng TPHCM tức Dinh Gia Long là nơi gìn giữ các hiện vật, hình
ảnh gắn liền với tên tuổi của vùng đất Sàigòn - Gia Định, là nơi tái hiện
những sự kiện trọng đại của đất nước và cũng là nhân chứng lịch sử quan
trọng trong quá trình hình thành vùng đất này tức Thành phố HCM ngày
nay. Sau khi khách du lịch trong và ngoài nước tham quan Bảo Tàng,
ngoài việc được chiêm ngưỡng một kiến trúc cổ xưa, mọi người còn cảm
nhận, hiểu biết hơn về lịch sử đấu tranh, hình thành vùng đất Sàigòn - Gia
Định hay TPHCM hiện tại
Chùa Vĩnh Nghiêm Ngôi chùa cổ kính này nằm ở số 339 Nam Kỳ Khởi
Nghĩa (gần cầu Công Lý), phường 7,quận 3. Chùa được khởi công vào
năm 1964 và hoàn thành vào năm 1971. Người vẽ cho công trình này là
kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng, có sự cộng tác của ông Lê Tấn Chuyên và
Cổ Văn Hậu.
Khuôn viên của chùa vào khoảng 6.000m2, bao gồm 3 khu chính là Tam
Quan, Tòa nhà trung tâm và các Bảo tháp. Kiến trúc mái ngói cong vút,
từng đường khắc, chạm trổ đều tỉ mỉ và tinh tế.
Chợ Bến Thành là một trong những địa điểm tiêu biểu của Thành phố
Hồ Chí Minh. Trong nhiều trường hợp, hình ảnh khu cửa nam ngôi chợ
này được xem là biểu tượng của thành phố.
4h30 tham quan và mua sắm tại chợ bến thành
6h00 tập chung ra xe và di chuyển trả khách tại điểm bắt đầu
-Điểm tham quan Bưu Điện Thành Phố
Lịch sử
Ngay sau khi đánh thành Gia Định, chiếm được vùng đất Sài Gòn, Pháp
đã thiết lập hệ thống thông tin liên lạc. Ngày 11.11.1860, “Sở dây thép”
Sài Gòn (tức Bưu điện Sài Gòn) được thành lập. Ông Phạm Văn Trung là
người Việt Nam đầu tiên làm giám đốc Bưu điện An Nam tại Sài Gòn.
Ngày 13.1.1863, Sở dây thép Sài Gòn được chính thức khánh thành và
phát hành “con cò” (người Sài Gòn xưa hay gọi con tem là con cò) đẩu
tiên. Năm 1864, dân chúng Sài Gòn bắt đầu gởi thơ qua nhà “dây thép”
(hệ thống bưu điện).

Ngày 11/11/1860, Pháp đã cho xây dựng Nhà dây thép Sài Gòn, ngay vị
trí trung tâm thành phố. Kiến trúc sư thiết kế tòa nhà này là Gustave
Eiffel, một kiến trúc sư danh tiếng đã thiết kế Tháp Eiffel, tượng Nữ thần
tự do, cầu Long Biền, cầu Tràng Tiền,…

Ngày 13/1/1863, nhà dây thép Sài Gòn chính thức khánh thành. Năm
1864, những lá thư đầu tiên có dán “con cò” (người Sài Gòn xưa gọi con
tem là con cò, “con cò” cũng là con tem đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam)
đã được gửi từ Sài Gòn đi khắp nơi và ra thế giới. Do không đủ đáp ứng
nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều của người dân. Năm 1886, Bưu điện Sài
Gòn được cho khởi công xây dựng lại theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư
Villedieu cùng phụ tá Foulhoux người Pháp.

Năm 1886, Bưu điện Sài Gòn được xây cất lại với qui mô hiện đại thay
thế cho trụ sở và khu nhà ở cũ, tòa nhà bưu điện thành phố được xây dựng
lại theo đề án của kiến trúc sư người Pháp là Vilơdic.. Đến năm 1891, trụ
sở mới của Bưu điện Sài Gòn được chính thức khánh thành. Trước đó,
đường dây thép Sài Gòn – Qui Nhơn – Đà Nẵng – Huế – Vinh – Hà Nội
dài 2000 km đã được chính thức hoàn thành (vào ngày 22.3.1888). Năm
1889 mở thêm đường liên lạc điện báo Sài Gòn – Băng Cốc để phục vụ
cho giới kinh doanh thương mại. Từ ngày 1.7.1894 Sài Gòn bắt đầu sử
dụng hệ thống điện thoại.
Ngày nay hệ thống bưu chính viễn thông trở nên quen thuộc với mọi
người dân nhưng từ nửa đầu thế kỷ 20 trở về trước hệ thống bưu điện vẫn
còn xa lạ đối với nhiều người dân Sài Gòn.

Kiến trúc bên trong toà nhà Bưu điện


Toà nhà Bưu điện Sài Gòn là một trong những công trình kiến trúc nổi
tiếng của thành phố, có nhiều đặc trưng của phong cách kiến trúc châu Âu
và châu Á quyện vào nhau. Tòa nhà tọa lạc bên hông Vương cung Thánh
đường (Nhà thờ Ðức Bà) ở quảng trường Công Xã Paris. Nhà Bưu điện
được xây dựng xong, trở thành một loại hình dịch vụ lạ và gây ấn tượng
rất mạnh với dân chúng.
Vẻ đẹp độc đáo của toà nhà bưu điện thành phố càng được tôn lên vì
trước mặt nó có một công trình lộng lẫy là Nhà thờ Đức Bà với tháp
chuông cao vút. Từ đó đến nay, tòa nhà này luôn là trung tâm bưu điện
của thành phố.
Tòa nhà nổi bật với sự bố cục cân đối của các hạng mục công trình
mang tính thẩm mỹ cao. Các chi tiết cân đối, chia đều ra hai bên, đối
xứng nhau qua một “trục” trung tâm. Mặt tiền có kết cấu hình khối, với
vòm cung phía trên các cửa. Hệ thống cột, trụ chính, phụ, mái hiên đều có
kết cấu hình khối vuông. Trên mỗi đầu trụ, cột được chạm khắc hoa văn,
phù điều công phu, tỉ mỉ. Ở mặt tiền tòa nhà có hệ thống đường viền,
đường chỉ là những chuỗi hoa văn chạy ngang, tạo nên vẻ đẹp, sự cân đối
và làm cho tòa nhà có vẻ như không cao lắm.

Kiến trúc mái vòm rất độc đáo


Bên ngoài, phía trước tòa nhà trang trí theo từng ô hình chữ nhật, trên đó
ghi danh những nhà phát minh ra ngành điện tín và ngành điện. Trong số
những tên được khắc trên các ô hình chữ nhật có Tổng thống của Hoa Kỳ
Benjamin Franklin, nhà phát minh người Ý Alesandro Volta, nhà vật lý
người Anh Michael Faraday, nhà toán học người Pháp Galvani và nhiều
cái tên nổi tiếng khác chưa kể đến.

Trên các ô có đắp hình các nam nữ đội vòng nguyệt quế, trên vòng cung
ngôi nhà có chiếc đồng hồ lớn.

Bên trong tòa nhà là hệ thống vòm cung sát cửa chính và vòm cung dài
bên trong. Vòm cung lớn được chống đỡ bởi bốn trụ sắt nằm bốn góc,
mỗi cột chống đỡ bốn kèo sắt tỏa ra bốn phía. Vòm cung dài được chịu
lực bởi hai hàng trụ sắt hai bên. Các điểm tiếp nối giữa trụ và kèo sắt
được thiết kế công phu, chạm khắc thành những chi tiết có hoa văn đẹp.
Với hệ thống vòm cung này, tòa nhà trở nên cao, rộng rãi và thoáng mát,
thích hợp với một nơi thường có nhiều người ra vào.
Trên vòm mái trong tiền sảnh của toà nhà có hai bản đồ lịch sử. Tấm
bên phải là bản đồ Sài Gòn và xung quanh năm 1892, bên trái là bản đồ
đường dây điện của Việt Nam và Campuchia năm 1936

Ông Dương Văn Ngộ ( sinh năm 1930), cựu nhân viên bưu điện từ năm
1952 được cho là người viết thư thuê (giúp) cuối cùng ở Sài Gòn. Dù đã
nghỉ hưu được 24 năm nhưng ông lão thành thạo cả hai thứ tiếng Anh,
Pháp vẫn còn làm việc tại đây. Tâm niệm của “người viết thư cho công
chúng” là được phục vụ người dân cho tới lúc không còn đủ sức khỏe,
cũng như giúp mọi người nhớ tới thư tay như một chút hoài niệm về thời
Internet vắng bóng.

You might also like