You are on page 1of 2

BÀI THU HOẠCH

Tháp Đôi Quy Nhơn là một trong những tượng đài lịch sử quý báu, là
một phần không thể thiếu của di sản văn hóa Chàm độc đáo tại miền
Trung Việt Nam. Tháp được xây dựng vào thế kỉ XII hoặc XIII có sự
giao thoa và hội tụ của nền văn hóa Chàm và bị ảnh hưởng của văn hóa
Hindu.
Tháp Đôi được tọa lạc tại góc đường Trần Hưng Đạo với đường Tháp
Đôi, thuộc phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Tháp
Đôi hay có tên gọi khác gọi là tháp Hưng Thạnh còn trong tiếng J’rai gọi
là SRI BANOI là khu tháp của Chăm Pa gồm có hai tháp phía bắc và tháp
phía nam nằm cạnh nhau. Đây là một trong tám cụm tháp Chăm còn lại
trên đát Bình Định ngày nay, được xây dựng từ XII đến thế kỉ XIII. Đây
cũng là thời kì giao lưu thường xuyên giữa Chăm Pa và vương quốc
Khmer nên các nghệ thuật kiến trúc - điêu khắc Angkor có ảnh hưởng ít
nhiều vào kiến trúc điêu khắc tháp.
Tại thời điểm này, vương quốc Chăm Pa chịu ảnh hưởng bởi nhiều biến
động. Thông thường, theo kến trúc người Chăm Pa, một cụm tháp bao
gồm 3 tháp lớn, nhỏ. Tuy nhiên riêng với Tháp Đôi Quy Nhơn do chiến
tranh nên đã tàn phá 1 tháp nên hiện nay chỉ còn duy nhất 2 tháp: tháp lớn
cao 25m, tháp nhỏ cao 23m. Và do chịu nhiều ảnh hưởng bởi chiến tranh
trong thời gian dài, cả 2 tháp đều bị hư hại phần đỉnh và chiều cao hiện
tại: tháp lớn cao 20m, tháp nhỏ cao 18m. tháp được tạo bởi gạch nung
xếp khít nhau theo cách xây của người Chăm và cố định lại bằng một chất
kết dính siêu bền mà đến nay con người vẫn chưa lí giải được.
Đến năm 1990-1991 tháp được trùng tu, tôn tạo lài để có diện mạo như
ngày hôm nay và sau này được mở cửa rộng rãi cho khách thập phương
trong nước và ngoài quốc tế đến tham quan và trải nghiệm nền văn hóa
lâu đời tại đây. Tháp nằm trong khuôn viên có diện tích khoảng 6 nghìn
mét vuông được tô điểm với thảm cỏ xanh và những hàng cây rợp bóng
mát. Tháp Đôi là một trong những di tích kiến trúc văn hóa Chăm mang
màu sắc tôn giáo đặc sắc.
Việc tìm hiểu về lịch sử Tháp Đôi Quy Nhơn không chỉ giúp chúng ta
hiểu thêm về di sản văn hóa Việt Nam. Đây là cơ hội để chúng ta khám
phá và tôn vinh công trình kiến trúc tuyệt đẹp này, đồng thời tìm hiểu
những giai thoại và tâm hồn của người Chăm qua từng tấm gạch đỏ hoa
văn và từng dấu chạm trên những cột đá cổ kính .

You might also like