You are on page 1of 8

CHỢ BẾN THÀNH

I. Lịch sử hình thành


 Vị trí
- Cửa Nam: (cổng chính)
nằm ở đường Lê Lợi
- Đặc biệt nơi cửa Nam còn
đặt tháp đồng hồ 3 mặt
được giữ nguyên từ lúc
khởi dựng, thu hút rất
nhiều người đến check-in
chụp ảnh.
- Mặt hàng: các mặt hàng
vải vóc và thực phẩm khô.
- Cửa Bắc: Nằm trên
đường Rue d’Espagne (thời
pháp). Đến thời VNCH: tên
đường được đổi thành
đường Lê Thánh Tôn và
được giữ nguyên tên cho
đến ngày nay.
- Mặt hàng: hàng thực
phẩm tươi sống, trái cây.
-Cửa Đông:Nằm trên đường
rue Viénot (thời Pháp). Đến
thời VNCH tên đường được
đổi thành đường Phan Bội
Châu và được giữ nguyên tên
cho đến ngày nay.
- Mặt hàng : các loại mỹ phẩm
và bánh kẹo đầy màu sắc.

- Cửa Tây: Nằm trên đường


rue Schroeder (thời Pháp) và
đến thời VNCH đường đựơc
đổi tên thành đừơng Phan
Chu Trinh và được giữ
nguyên tên cho đến ngày nay.
- Mặt hàng : giày dép, hàng
mỹ nghệ, đồ lưu niệm…
 Nguồn gốc tên gọi chợ “Bến Thành”:

Bản đồ Sài Gòn năm 1790 do người Pháp vẽ, ở chính giữa
là thành Bát Quái.
-Nguyên thủy, chợ Bến Thành đã có từ trước khi người
Pháp xâm chiếm Gia Định.
-Ban đầu, vị trí của chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, cạnh
một bến sông gần thành Gia Định (bấy giờ là thành Quy,
còn gọi là thành Bát Quái).
- Bến này dùng để cho hành khách vãng lai và quân nhân
vào thành, vì vậy mới có tên gọi là Bến Thành, và khu
chợ cũng có tên gọi là chợ Bến Thành.
II. Lịch sử phát triển
a) Chợ Cũ – địa điểm đầu tiên của chợ Bến Thành:
- Thời kỳ đầu, chợ Bến Thành được xây bằng gạch, sườn
gỗ, lợp tranh, phố chợ nhà cửa trải dọc theo bến sông.
- Khu chợ này tụ tập trăm thứ hàng hóa, dọc bến sông ghe
buôn lớn nhỏ đến đậu nối liền.

Hình ảnh chợ Bến Thành cuối thế kỷ 19


-Năm 1860, người Pháp đã cho xây dựng lại chợ Bến
Thành ở địa điểm cũ. Ngôi chợ được xây bằng cột gạch,
sườn gỗ và lợp lá tranh.
- Đến tháng 7/1870, chợ bị cháy mất một gian, phải xây lại
bằng cột gạch, sườn sắt và lợp bằng mái ngói.
- Để tránh tai họa, người Pháp đã cho phá chợ và lựa chọn
một địa điểm mới để xây dựng một khu chợ lớn và kiên cố
hơn. Địa điểm được lựa chọn nằm gần ga xe lửa Mỹ Tho,
tức là địa điểm chợ Bến Thành ngày nay.
Quầy bánh mì trên đường Hàm Nghi sầm uất trước năm 1975

DÃy tiệm thịt quay chợ Cũ nổi tiếng trước 1975

Dãy tiệm thịt quay chợ cũ nổi tiếng trước 1975


b) Chợ Mới – Địa điểm thứ hai và cũng là vị trí hiện nay
của chợ Bến Thành:

Chợ Bến Thành do một người Pháp chụp năm 1964


- Khu vực xây chợ, vốn là một cái ao sình lầy cũ, gọi là
ao Bồ Rệt (Marais Boresse), được người Pháp cho lấp
đi. Khuôn viên chợ quy hoạch bốn mặt bởi bốn con
đường.
c) Chợ Bến Thành ngày nay

- Báo chí lúc đó gọi lễ khánh thành chợ là “Tân Vương


Hội”. Khu chợ mới được hoàn thành vẫn mang tên gọi
là chợ Bến Thành. Từ ngày 1/7/1985 đến ngày
15/8/1985, chợ Bến Thành được tu sửa và hoạt động
cho đến bây giờ.
- Khu chợ mới này vẫn mang tên gọi Bến Thành. Hai con
đường bên hông chợ mãi đến năm 1940 còn là bến xe
đò miền Đông và miền Tây. Về sau, bến xe này mới
được dời đi chỗ khác.
- Chợ Bến Thành hoạt động liên tục trong 70 năm. Từ
ngày 1 tháng 7 đến 15 tháng 8 năm 1985, chợ Bến
Thành được cải tạo và sữa chữa lớn.
III. Đặc điểm chợ Bến Thành
- Với diện tích trên 13.000m2, chợ bán bán chủ yếu các
mặt hàng quần áo, vải sơi, giày dép, thời trang, hàng
thủ công mỹ nghệ, thực phẩm tươi sống, trái cây và hoa
tươi. Ngoài ra, chợ còn rất phong phú với các quán ăn
vặt, món ăn đậm chất các vùng ở miền Nam.

ĐỒ LƯU NIỆM

SẠP ĂN UỐNG

SẠP HÀNG TIÊU DÙNG

You might also like