You are on page 1of 137

Chuyện Xưa

Câu chuyện về những tỷ phú Sài Gòn xưa – Kỳ 1: Sự


nghiệp phi thường của “chú Hỏa” và gia tộc Hui Bon
Hoa
CHUYỆN XƯA NGƯỜI VIỆT XƯA SÀI GÒN XƯA

Bất cứ người nào từng sống ở Sài Gòn ngày xưa đều ít nhiều nghe nói đến
một người có cái tên ngắn gọn: chú Hỏa, là người Việt gốc Hoa, tên thật là
Huỳnh Văn Hoa, thường được gọi Hui Bon Hoa (tiếng Việt đọc là Hứa Bổn
Hòa). Là một đại phú gia nổi tiếng, xung quanh chú Hỏa còn có nhiều huyền
thoại ly kỳ vẫn còn đồn đại đến ngày nay. Ngoài ra, ông còn biết đến là
người có tấm lòng không chỉ thu vén cho riêng mình mà còn biết hướng tới
cộng đồng, có nhiều đóng góp quan trọng trong sự hình thành bộ mặt của
trung tâm Sài Gòn vào cuối thế kỷ 19.
Chú Hỏa – Hui Bon Hoa

Theo sự “xếp loại” của dân gian vào đầu thế kỷ 20, thì tại Sài Gòn có bốn
người được coi như “đại phú”, đó là: nhất Sĩ, nhị Phương, tam Xường, tứ
Hỏa. Dù Chú Hỏa được xếp hàng thứ tư trong nhóm “tứ đại phú gia” này,
nhưng theo người đương thời cho biết thì ngôi thứ đó phải ngược lại, có
nghĩa là chú Hỏa phải đứng hàng thứ nhất. Lý do là vì 3 người kia là người
Việt, lại có quyền thế hơn, nên ngôi thứ của họ được nêu lên đầu.

Trong 3 người còn lại, thì Sĩ là Huyện Sĩ, người bỏ tiền ra xây dựng “Nhà
thờ Huyện Sĩ” ở đường Tôn Thất Tùng. Ông Huyện Sĩ tên thật là Lê Phát
Đạt, chính là ông ngoại của Nam Phương Hoàng Hậu. Phương là Tổng đốc
Đỗ Hữu Phương, từng hợp tác chặt chẽ với Pháp nên lừng lẫy với cái danh
“Việt gian”. Còn Xường tức là Bá hộ Xường, ông trùm các dịch vụ về lúa
gạo, công nghệ thời đó.

Vì sao chú Hỏa đã làm giàu được ở đất Sài Gòn, trong khi chỉ là một người
Hoa di cư? Về điều này có nhiều lời đồn đại trong dân chúng. Có thông tin
từ thời xưa nói rằng khi bỏ quê Phúc Kiến – Trung Quốc để sang Việt Nam
lập nghiệp từ năm 1863 (khi đó ông mới 18 tuổi), Chú Hỏa khởi đầu bằng
nghề buôn ve chai. Giai thoại nói rằng một lần ông mua được một gánh
đồng nát có lẫn trong đó là một gói vàng lớn (có nơi nói đó là cổ vật có giá trị
lớn lẫn trong đồng nát), từ đó có số vốn lớn để làm ăn, ngày càng giàu nhờ
kinh doanh bất động sản vào thời kỳ lĩnh vực này còn rất sơ khai.

Có một thông tin khác, đáng tin cậy hơn, từ trong bài viết mang tên “Sự thật
về Hui Bon Hoa và Chú Hỏa” của tác giả Chen Bickun viết năm 2014, với
những tư liệu được cung cấp từ chính dòng dõi của Hui Bon Hoa đang sinh
sống ở Paris (Pháp) cho biết về sự thật con đường làm giàu của Chú Hỏa.

Theo bài viết này thì vào năm 20 tuổi, chàng thanh niên tên thật là Huáng
Wén Huá (Huỳnh Văn Hoa) từ Phúc Kiến – Trung Quốc đến Sài Gòn mưu
sinh, may mắn được nhận vào làm trong một tiệm cầm đồ của một người
Pháp tên là Antoine Ogliastro.

Nhờ tính siêng năng, cần cù, được lòng chủ, nên chú Hỏa được ông chủ
người Pháp tốt bụng giúp vốn để mở tiệm cầm đồ để khởi nghiệp kinh
doanh.

Tiệm cầm đồ đầu tiên của Chú Hỏa là căn nhà nằm ở góc đường Phó Đức
Chính và Nguyễn Thái Bình ngày nay, còn văn phòng làm việc cho ông chủ
người Pháp của ông ở trước cửa tiệm bên kia đường, trên một khu đất vẫn
còn trống.

Chính khu đất trống này, Chú Hỏa đã mua và xây ba căn sát nhau trên
đường Phó Đức Chính, mỗi căn dành cho một người con trai. Căn giữa đặt
bàn thờ tổ tiên, Chú Hỏa giao cho con trai lớn, còn hai căn nhà hai bên giao
cho hai người con trai còn lại. Ba căn nhà này về sau đã được các người
con của Chú Hỏa xây dựng lại trở thành ba tòa nhà nguy nga, được dân
gian xưa nay vẫn gọi là nhà Chú Hỏa, nay cả ba tòa nhà này đều được sử
dụng làm Bảo tàng Mỹ thuật.

Nhà chú Hỏa, nay là bảo tàng mỹ thuật


Mở tiệm cầm đồ một thời gian, tích lũy được một số tiền, Chú Hỏa đổ tiền
vào ngành bất động sản bằng cách mua trước những khu đất rộng khi nó
vẫn còn là đầm lầy hoặc ruộng lúa có giá rẻ mạt.

Một trong những khu đất mà chú Hỏa đầu tư đó đã được người Pháp chọn
để xây chợ Bến Thành thay thế cho chợ cũ bên đại lộ Charner (Nguyễn
Huệ) vào năm 1911. Khi này thì Chú Hỏa đã qua đời, nhưng gia tộc Hui Bon
Hoa vẫn rất hùng mạnh, đã góp vốn để xây chợ Bến Thành, đồng thời khu
đất còn lại xung quanh chợ thì gia tộc này cũng đã xây nhiều dãy nhà
thương mại rất lớn để cho thuê. Dãy nhà mái ngói bên cạnh chợ Bến Thành
đó vẫn còn lại cho đến ngày nay sau hơn 100 năm.

Những dãy nhà xung quanh Chợ Bến Thành thuộc sở hữu của gia tộc Hui Bon Hoa

Vào thời kỳ Sài Gòn đang chuyển mình từ một thành phố sơ khai lên thành
đại đô thị, nhu cầu về nhà ở tăng cao, chú Hỏa là một trong vài người đầu
tiên đứng ra kinh doanh nhà, đất. Chỉ trong vòng mười năm, sản nghiệp của
Hui Bon Hoa đã tăng lên rất nhanh, với gia sản lên tới 20.000 căn phố ở
khắp Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, thuộc sở hữu của Công ty Hui Bon Hoa
và các con do ông thành lập, cùng với các con quản lý.

Với nhiều gia đình Việt Nam nói riêng và Á Châu nói chung, thường là cha
mẹ giàu có sẽ có những người con ỷ lại vào gia sản của gia đình. Nhưng
chú Hỏa thì có một cách giáo dục con cái, cũng như cách tổ chức quản lý tài
sản rất khoa học và tiến bộ. Ông có nhiều con, tất cả đều được cho học
hành đến nơi đến chốn, tất cả đều có ý thức giữ gìn và phát triển gia sản
của gia đình.

Một người từng làm việc trong gia đình chú Hỏa, sau này có kể lại rằng,
ngay từ lúc chú Hỏa còn khỏe mạnh, ông đã cho lập sẵn di chúc, trong đó
phân chia tài sản một cách công bằng và tiến bộ như sau: Tài sản chung
chia cho con-cháu thừa hưởng ngang nhau, tuy nhiên không một người nào
được tự ý rút số được chia ra để tự tiêu pha, mà tất cả phải qua một hội
đồng ủy thác, được chính chú Hỏa ủy nhiệm cho Notaire (chưởng khế) sở
tại.

Lúc còn nhỏ, người con của ông hàng tháng được nhận một số tiền nhất
định, trong mức vừa phải cho việc ăn uống, học hành và tiêu xài cho đến khi
trưởng thành và có gia đình. Khi đó, nếu muốn kinh doanh gì thì phải thông
qua hội đồng ủy thác, họ sẽ cố vấn và theo dõi việc làm ăn. Tất cả những
điều này nhằm không để cho người con nào ỷ lại vào gia sản mà tiêu xài
hoang phí, và cũng là để bảo đảm cho việc kinh doanh của dòng họ Hui Bon
Hoa không thua sút ai.

Có lẽ nhờ vậy nên mãi về sau này, suốt trong những năm Pháp thuộc, các
con cháu của Hui Bon Hoa vẫn còn quản lý một số tài sản khổng lồ, cho dù
chú Hỏa đã qua đời năm 1901.
Niên giám Đông Dương năm 1922 cho biết thành phần quản trị công ty Hui
Bon Hoa & Ogliastro gồm có 3 giám đốc: Tang Hung, Tang Chanh, Tang
Phien (3 người con trai của chú Hỏa). trong đó Tang Hung (thực ra là Tang
Huan – Huỳnh Trọng Huấn) là lớn nhất. Ông Tang Huan về quê ở Phúc Kiến
(Trung Quốc) lập công ty bất động sản ở đó và giao lại công việc điều hành
công ty ở Nam kỳ lại cho Tang Chanh (Huỳnh Trọng Tán). Gia tộc Hui Bon
Hoa giàu đến nỗi trong danh sách mua trái phiếu của chính phủ Pháp thời
WW1, riêng trong năm 1918, ông Tang Chanh Hui Bon Hoa đã mua 1 triệu
francs, một số tiền khổng lồ thời đó, chỉ đứng sau công ty Pháp xay lúa gạo
Rauzy et Ville.

Ngày 28/1/1934, sau nhiều năm dẫn dắt công ty Hui Bon Hoa phát triển và
đạt được nhiều thành công ở Nam kỳ, ông Tang Chanh Hui Bon Hoa (Huỳnh
Tăng Chánh) đã tạ thế. Sau đó thì Tang Phien (Huỳnh Trọng Bình) lên thay.

Một tờ báo chữ quốc ngữ xuất bản ngày 3/2/1934 có viết như sau về nghiệp
của Tang Chanh như sau:

“56 năm ở Nam kỳ

Ông Tang Chanh con của Hui Bon Hoa đã từ trần

Còn ai chẳng biết tên của Hui Bon Hoa, một đại phú gia ở xứ nầy. Nhà cao,
cửa rộng, phố phường dọc ngang chiếm gần hết đất châu thành, bao nhiêu
đó đã chứng rõ cho ai nấy đều biết rằng giòng giỏi Hui Bon Hoa được nổi
danh là nhờ đó. Rủi thay, Hui Bon Hoa ra công trồng cây chưa hưởng đặng
trái ngon thì liền phải từ trần, để lại mấy mặt con. M. Tang Chanh đây là con
trưởng mới từ trần bữa chúa nhựt rồi.

M. Tang CHanh sanh tại Nam kỳ hồi 1877. Người ta thấy vậy cho ông là dân
Nam kỳ chớ không phải là người Tàu vì trọn đời ông, ông chỉ về Tàu có 3 lần
mà thôi.

Kế nghiệp cha hồi mới lên 16 tuổi, M. Tang Chanh nhờ có trí thông minh,
lanh lợi, đem của tiền của ở Áo Môn bên Tàu qua Nam kỳ mà lập tiệm cầm
đồ.

Càng ngày càng giàu, M. Tang Chanh mới xuất tiền ra mà làm việc nghĩa.
Nhà thương Phước Kiến ở Chợ Lớn, trường Trung học Pháp Hoa ở Chợ
Quán đều có tay của ông giúp vào.

Ông có tất cả 20 người con. Ông cho mấy cậu ấy sang Pháp du học, người
làm cũng làm rạng danh cho gia đình.

Hiện nay ông đã có hai người con đậu bằng cấp kỹ sư rồi.

56 năm trời lặn lội, M. Tang Chanh sanh cũng ở Nam kỳ. Cái gương làm ăn,
từ thiện của M. Tang Chanh tưởng những người Khách trú ở đây, ít người bì
kịp lắm.”

Người con trai Huỳnh Trọng Bình (Tang Phien Hui Ban Hoa) tiếp quản điều
hành công việc gia đình cho đến khi qua đời năm 1951. Sau đó, thế hệ con
cháu của dòng họ Hui Bon Hoa đã kế tục quản lý và phát triển sự nghiệp
kinh doanh của ông bà, cha mẹ để lại.

Đến năm 1975, toàn bộ dòng họ Hui Bon Hoa sang sống ở nước ngoài, tiếp
tục con đường kinh doanh. Dấu tích còn lại dễ thấy nhất ở Sài Gòn bây giờ
là tòa dinh thự đồ sộ và hoành tráng của chú Hỏa nằm ở khu tứ giác Phó
Đức Chính-Lê Thị Hồng Gấm-Calmette-Nguyễn Thái Bình, ngày nay trở
thành bảo tàng Mỹ Thuật của thành phố như đã nhắc đến ở bên trên. Cũng
chính từ căn nhà này đã phát sinh ra giai thoại về “Con ma nhà họ Hứa” nổi
tiếng đã được dựng thành phim.
Căn nhà này được 3 người con của chú Hỏa xây theo ý nguyện của cha lúc
sinh thời, muốn có một căn nhà cho toàn bộ con cháu chung sống nhưng
chưa thực hiện. Căn biệt thự lộng lẫy có rất nhiều phòng vẫn còn giữ lại
được kiến trúc cũ cho đến ngày nay.

Tòa dinh thự đó chỉ là 1 trong số lượng khổng lồ dinh thự, tòa nhà và nhà
đất mà gia tộc Hui Bon Hoa sở hữu. Những người con thừa hưởng và phát
triển gia sản của Hui Bon Hoa, mà đứng đầu là Tang Chanh, đã xây dựng
hàng loạt công trình dân dụng như bệnh viện, chùa chiền, trường học… để
tặng lại cho chính quyền để phục vụ cho người dân. Trong số này có thể kể
đến Y Viện Phước Kiến của người Hoa ở Chợ Lớn (nay là bệnh viện
Nguyễn Trãi) và Chẩn Y viện Sài Gòn (thường được gọi là Nhà thương thí,
sau gọi là Bệnh viện Đô Thành). Hiện nay, nhà thương thí chính là bệnh viện
Đa khoa Sài Gòn tại số 125, đường Lê Lợi, P Bến Thành, Q1.
Bệnh viện Đô Thành

Ngoài ra, vào năm 1937, gia tộc Hui Bon Hoa cũng hiến miếng đất riêng với
diện tích 19.123m2 trên đường Arras cũ (nay là đường Cống Quỳnh) để xây
bảo sanh viện mang tên Maternité Indochinoise (Bảo sanh viện Đông
Dương), ngày nay là bệnh viện Từ Dũ. Có thời gian nơi này được người dân
gọi là Nhà sanh chú Hỏa.

Một công trình nổi tiếng khác thuộc sở hữu của gia tộc Hui Bon Hoa là
khách sạn Majestic lộng lẫy tráng lệ ở ngay đầu con đường sang trọng bậc
nhất Sài Gòn là Catinat, ngày nay là đường Đồng Khởi, đứng ngay bên bờ
sông Sài Gòn.
Majestic Hotel ở đầu đường Catinat/Tự Do/Đồng Khởi vào thập niên 1930

Gia tộc Hui Bon Hoa còn bỏ tiền xây chùa Phụng Sơn (1949), chùa Kỳ Viên
(1949-1952), Thành Chí học hiệu, nay là (Trường THCS Minh Đức), góp tiền
cùng Tạ Mã Điền để xây trường trung học Pháp Hoa ở Chợ Lớn (sau này là
trường trung học Bác Ái, nay là trường Đại Học Sài Gòn). Đồng thời dòng
họ Hui Bon Hoa cũng tổ chức nuôi cơm những người vô gia cư và xây dựng
các công trình công cộng góp phần xây dựng các công trình giúp ích cho
cộng đồng.

Ngoài những tòa nhà, dinh thự, công trình đã nhắc tới, gia tộc Hui Bon Hoa
còn sở hữu khoảng 20.000-30.000 khu nhà đất khác tại Sài Gòn, một con số
khổng lộ và vô tiền khoáng hậu.
Về tên gọi Hứa Bổn Hòa của chú Hỏa, cái tên này được người Việt phiên
âm từ tên Hui Bon Hoa của ông. Thực ra cái tên này không phải là tên gốc,
mà là tên đã phiên âm ra từ tiếng Hoa. Ông tên thật là Huáng Wén Huá
(Huỳnh Văn Hoa). Vào năm 1887, để dễ tạo mối quan hệ hợp tác làm ăn,
ông đã xin nhập quốc tịch Pháp và chọn cái tên Pháp là Jean Baptiste Hui
Bon Hoa, trong đó chữ Hui Bon Hoa được người Pháp phiên âm từ tiếng
Trung. Vì vậy cho đến nay Hui Bon Hoa đã trở thành họ của cả gia tộc, và
con cháu sau này của ông đều mang họ là Hui Bon Hoa, chỉ khác nhau ở cái
tên ở đầu. Trong số những người con của Chú Hỏa có 3 người trai được
xem là “siêu hạng”, đã nối tiếp cha làm rạng ranh gia tộc, phát triển sản
nghiệp, đó là Huỳnh Trọng Huấn (Tang Huon Hui Bon Hoa), Huỳnh Trọng
Tán (Tang Chanh Hui Bon Hoa) và Huỳnh Trọng Bình (Tang Phien Hui Bon
Hoa), 3 người nắm vai trò chủ chốt của công ty Hui Bon Hoa, thứa kế từ cha
là Huỳnh Văn Hoa.

Vào năm 1901, trong lúc Chú Hỏa cùng vợ về thăm Trung Quốc, ông đột
ngột qua đời khi mới 56 tuổi và được chôn cất ngay tại quê nhà Phúc Kiến.
Những người con của ông đã đồng lòng cùng quản lý và phát triển sản
nghiệp khổng lồ của dòng họ Hui Bon Hoa cho đến năm 1975.

Trong cuốn Sài Gòn Năm Xưa phát hành năm 1960 ở Sài Gòn, học giả
Vương Hồng Sển cho biết: “Đến nay (1960) các con cháu (Hui Bon Hoa)
luôn luôn hòa thuận, gia tài giữ nguyên vẹn, không chia phần manh mún, chỉ
cùng nhau chia lợi tức, và mỗi khi cần dùng một số tiền to tát thì người trong
họ phải xin chữ ký của người trưởng huynh, khi ấy ngân hàng mới phát bạc
(nay gọi là giải ngân)”.

Sau khi Chú Hỏa mất, chính quyền Pháp đã đặt tên Hui Bon Hoa cho một
con đường đi ngang qua một khu đất rộng lớn ở khu vực ngày này là Quận
10. Sau 1955, con đường này đổi tên thành Lý Thái Tổ.
Tại xã Nessa thuộc đảo Corse ở Địa Trung Hải cũng có một con đường
mang tên Hui Bon Hoa, để ghi nhớ công lao gia tộc Hui Bon Hoa đã đóng
góp 25 ngàn franc cho làng giúp cải tạo vỉa hè vào năm 1930.

Những giai thoại khác về con đường làm giàu của “chú Hỏa”

Trước khi được những hậu duệ trong gia tộc xác nhận con đường làm giàu
của chú Hỏa là nhờ làm tiệm cầm đồ, có vốn rồi sau đó buôn bán bất động
sản (như đã ghi ở bên trên), thì suốt trong 100 năm, có rất nhiều giai thoại,
lời đồn đại về sự giàu có của chú Hỏa:

Ngoài giai thoại về việc buôn ve chai nhặt được đồ cổ đã nhắc đến, thì cũng
có người nói rằng Chú Hỏa được đổi đời kể từ khi chính quyền Pháp mở
cuộc đấu giá thanh lý 20.000 máy truyền tin cũ, không còn giá trị sử dụng.
Chú Hỏa vốn có nghề phân kim đã mua lại số hàng này và đã tách thành
công được vàng từ những máy truyền tin tưởng chừng vô giá trị, từ đó trở
nên giàu có.

Giai thoại khác nói rằng Chú Hỏa vốn dòng dõi nhà Minh, do ly loạn nên tạm
chôn giấu của cải để lánh thân, về sau trở lại quê nhà đào số của cải gia bảo
ấy lên, đem qua Việt Nam làm vốn hùn hạp với người Pháp rồi dần dà phát
đạt. Tuy nhiên Chú Hỏa di dân từ nửa cuối thế kỷ 19, không phải người Minh
Hương từ thế kỷ 17. Hơn nữa, nếu Chú Hỏa có tài sản thì không có lý do gì
phải phiêu dạt sang tận Việt Nam làm ăn.

Một giai thoại nữa cho rằng Chú Hỏa rất rành phong thủy nên đã an táng mộ
cha đúng long mạch, nhờ vậy mà làm ăn trở nên phát đạt nhanh chóng. Câu
chuyện này thì càng hoang đường và không có gì để kiểm chứng.

Đông Kha – chuyenxua.net


Chuyện Xưa,Người Việt xưa,Sài Gòn xưa
tỷ phú sài gòn xưa
Nhạc sĩ Vinh Sử qua đời ở tuổi 78
Câu chuyện về những tỷ phú Sài Gòn xưa – Kỳ 3: Quách Đàm – người
xây dựng chợ Bình Tây (Chợ Lớn mới)

0 bình luận về “Câu chuyện về những tỷ phú Sài


Gòn xưa – Kỳ 1: Sự nghiệp phi thường của “chú
Hỏa” và gia tộc Hui Bon Hoa”

Loc Van Bau


14/10/2023 vào lúc 8:36 sáng

2- Chuyện làm giàu của Chú Hỏa


Về chuyện làm giàu của Chú Hỏa, trong dân gian lưu truyền nhiều
giai thoại[4]. Thực ra Huỳnh Văn Hoa có được số vốn ban đầu là nhờ
ở lòng tốt của ông. Số là ở Sài Gòn, ông có qua lại làm ăn với một
người Pháp, anh bạn này xui rủi bị sạt nghiệp, Huỳnh Văn Hoa đã tận
tình giúp đỡ lộ phí cho bạn về nước. Cảm cái ơn đó, anh chàng
người Pháp tiết lộ cho Hoa thông tin về khu vực nhà cầm quyền Pháp
sắp quy hoạch để xây dựng thiết lộ. Huỳnh Văn Hoa bèn mua lại bãi
đất sình lầy rộng lớn ở khu đó với giá rẻ, nhờ vậy ông được nhà
nước thực dân đền bù số tiền lớn, Hoa có vốn mở tiệm cầm đồ đầu
tiên của mình[5].
Ra tiệm chỉ là thoát kiếp làm công, còn để tạo dựng thịnh vượng cho
cả một gia tộc lại phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trí phán đoán
nhanh nhạy, lòng quả cảm dám quyết đoán nắm bắt thời cơ, và còn
phải có ít nhiều may mắn. Trong quá trình kinh doanh của Huỳnh Văn
Hoa, sự phối hợp gắn bó của ông với một người Pháp mới là quan
trọng bậc nhứt.
Người đó là Antoine Ogliastro (1844-1908). Antoine xuất thân từ một
đại gia tộc ở đảo Corse, lúc bấy giờ đã là một thương gia nổi tiếng,
đầu tư trong nhiều lãnh vực. Năm 1875, ông thành lập công ty Anton
– Aogeliya Manchester ở thủ đô Paris; 1876 là hội viên Hiệp hội
Chambre de Commerce de Saigon và xây dựng một đồn điền hồ tiêu
ở Hà Tiên; 1881 trở thành ứng cử viên đầu tiên trong cuộc bầu cử
quốc hội Cochinchine (tức lãnh thổ Cộng hòa Tự trị Nam kỳ thời
Pháp); 1885 đảm nhiệm Phó Lãnh sự Tây Ban Nha; 1886 là Lãnh sự
Ý; 1887 là đại diện Lãnh sự quán Ý tại Sài Gòn. Ngoài ra, ông còn là
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty tàu hỏa La Société générale des
tramways à vapeur (SGTV), chủ Công ty xuất nhập khẩu Anton
Aogeliya (Société commerciale d’import-export A. OGLIASTRO).
Huỳnh Văn Hoa luôn ghi nhớ công ơn Antoine đã dìu dắt cũng như
tận lực sát cánh cùng mình trên bước đường chinh phục sự nghiệp
lớn. Sau này, khi cả hai đã mất, vào thời kỳ kinh tế thế giới khủng
hoảng 1929-1931, những người thừa kế gia tộc Hui-Bon-Hoa đã hết
lòng ủng hộ Công ty la Société Louis Ogliastro & Cie. của Louis
Ogliastro – con trai Antoine Ogliastro – vượt qua giai đoạn khủng
hoảng. Mối thâm giao giữa hai gia tộc Tây-Tàu này đến nay đã hơn
trăm năm vẫn bền chặt như thuở ban đầu.
Trở lại với Huỳnh Văn Hoa. Năm 1887, để thuận tiện và được ưu đãi
trong kinh doanh, theo gợi ý của bạn già Antoine, Huỳnh Văn Hoa
nhập Pháp tịch, lấy theo tên thánh là Jean Baptiste Hui Bon Hoa.
Cụm từ Hui-Bon-Hoa được con cháu sau này dùng làm họ, và “Chú
Hỏa” cũng thành tên chung được truyền thừa, dùng để gọi người
đứng đầu của gia tộc này ở Việt Nam qua các thời kỳ.
Danh tiếng Chú Hỏa từ đó không chỉ lừng lẫy Sài Gòn mà còn vang
dội khắp Nam kỳ và lan rộng toàn cõi Đông Dương. Năm 1901, ông
giao sự nghiệp ở Nam Việt lại cho các con, về Tàu thăm quê và bệnh
mất ở đó, được an táng ở Tuyền Châu (Phúc Kiến), hưởng dương 56
tuổi.
Huỳnh Văn Hoa tuy mất, nhưng sự nghiệp cũng như phương danh
Chú Hỏa đã có được những mảnh hổ xứng đáng kế thừa phát huy.
3- Hậu duệ của Chú Hỏa
Ông bà Huỳnh Văn Hoa có cả thảy 15 người con, trong đó có 4 trai.
Người con trưởng tên Huỳnh Trọng Mô 黃仲謨, lúc nhỏ được bác ruột
là ông Huỳnh Văn Bỉnh nhận làm con. Người này lúc trẻ từng sang
Việt Nam giúp Chú Hỏa trong việc kinh doanh nhưng đã sớm mệnh
một khi đang độ trung niên, con cháu của ông vì không nhập Pháp
tịch nên ngày càng xa dần nguồn cội.
Người con thứ hai là Huỳnh Trọng Huấn 黃仲訓, tên Tây là Tang-
Hung HuiBonHoa, sinh năm 1876 ở Hạ Môn (Phúc Kiến). Ông là cao
đồ của danh nho đất Tuyền Châu Lý Thanh Cơ[6]. Sau khi ứng thí đỗ
tú tài, ông cưới vợ rồi qua Sài Gòn trợ giúp kinh doanh với cha. Năm
1910, ông tiến hành đầu tư ở cố hương, lập Công ty địa ốc Huỳnh
Vinh Viễn đường 黃榮遠堂, xây biệt thự ở Cổ Lãng tự (nay thuộc
quận Tư Minh thành phố Hạ Môn tỉnh Phúc Kiến) cho người nước
ngoài thuê[7]. Thế chiến II bùng nổ, Nhật chiếm An Nam (cuối 1940),
người Nhật nhiều lần mời Huấn tham gia chính trường nhưng ông
đều từ chối. Tháng 3-1942, nhà cầm quyền Nhật nghi ngờ Huấn qua
lại với chính phủ Tưởng Giới Thạch nên bắt giam ông. Hơn ba năm
sau, Nhật Bản đầu hàng Đồng minh (8-1945), ông mới được trả tự
do. Huỳnh Trọng Huấn qua đời tại Sài Gòn năm 1951, hưởng thọ 76
tuổi. Ông có vai vế cao nhất gia tộc Hui-Bon-Hoa, và cũng là người
thừa kế danh hiệu “Chú Hỏa”.
Người thứ ba tên Huỳnh Trọng Tán 黃仲讚 – Tang-Chanh
HuiBonHoa. Sinh năm 1877 tại Tuyền Châu, Phúc Kiến. Sau khi cưới
vợ, ông qua Annam hiệp trợ kinh doanh với gia đình. Người này tính
tình trầm ổn, có công lớn khuếch trương chuỗi hiệu cầm đồ và kinh
doanh bất động sản của Hui-Bon-Hoa nên được mọi người trong gia
tộc kính nể. Tán ít khi ra mặt giao tiếp lại mất sớm (1934) nên ít được
người ngoài biết đến. Phải vài tháng sau khi Huỳnh Trọng Tán mất,
Tạp chí Kinh tế-Tài chính Nam kỳ phát hành số đặc biệt để tưởng
niệm và tuyên dương những cống hiến của ông trong nâng cao phúc
lợi xã hội cho Nam kỳ, người ta mới biết đến những đóng góp của
ông[8]. Thập niên 60, con cháu của Tán dần dần thiên di ra nước
ngoài.
Người con trai thứ tư là Huỳnh Trọng Bình 黃仲評 – Thang-Phien
Hui-Ban-Hoa, sinh năm 1892. Sinh sau đẻ muộn nên thời trẻ Bình
được cho du học, chỉ đến khi ông đã thuần thục (1922) mới tham gia
kinh doanh, hỗ trợ Huỳnh Trọng Huấn trong đối ngoại. Sau khi hai
người anh mất, Bình thành người quản lý tối cao và kế tục danh hiệu
“Chú Hỏa”[9].
Anh em nhà họ phân công nhau, Huỳnh Trọng Huấn tính tình hào
sảng hiếu khách phụ trách đối ngoại giao tiếp với khách hàng, Huỳnh
Trọng Tán trầm lặng sâu xa lo việc đối nội quản lý tài vụ. Khi phải về
Tàu đầu tư, Huỳnh Trọng Huấn cho xây một cầu mát ở thắng cảnh
Nhật Quang nhai của Cổ Lãng tự để tỏ lòng nhớ người em Huỳnh
Trọng Tán. Tình cảm anh em của họ sâu sắc trên thuận dưới hòa,
nên trong công việc kinh doanh phối hợp cực kỳ ăn ý.
Chú Hỏa 2
Ba anh em nhà họ Huỳnh, từ trái qua: Trọng Tán, Trọng Huấn, Trọng
Bình.
Năm 1931, khi gia tộc làm lễ “hợp bách tuế” (mừng tuổi của hai
trưởng bối Trọng Huấn, Trọng Tán cộng lại tròn trăm), Huỳnh Trọng
Huấn nhân dịp này đặt ra bài Huỳnh Vinh Viễn đường mục hành tự 黃
氏榮遠堂穆行序:
慶元積善 Khánh nguyên tích thiện
和以致祥 Hòa dĩ trí tường
丕基南振 Phi cơ Nam chấn
修業東揚 Tu nghiệp Đông dương
子承孫繼 Tử thừa tôn kế
源遠流長 Nguyên viễn lưu trường
嘉禾文藻 Gia hòa văn tảo
翹首家鄉 Kiều thủ gia hương
(Mừng dòng họ càng thêm người càng chứa điều thiện/ Lấy hòa
thuận làm điều cực tốt lành/ Nền tảng lừng lẫy phương Nam/ Công
nghiệp rạng rỡ phương Đông/ Con truyền cháu nối/ Gốc vững dòng
bền/ Điềm lành đẹp đẽ/ Ngẩng đầu với quê xưa).
Chú Hỏa 3
Tấm bảng khắc bài “Phả tự thi” bị Cộng tặc vùi dập sau hơn 30 năm
đã Châu về Hợp Phố.
Đây là loại thơ mà các dòng họ lớn của người Tàu áp dụng để đặt
sẵn chữ lót cho con cháu, giúp họ hàng dễ nhận ra và biết vai vế thứ
bậc của nhau, còn gọi là “Phả tự thi” 譜字詩. Đời chữ Khánh, tức thế
hệ thứ ba của dòng họ HuiBonHoa đã có hơn 50 người, đến thời
điểm 1975 đã xuất hiện tên đệm bằng chữ Tích (thế hệ thứ năm).
Dòng dõi Chú Hỏa từ đây đâm cành nảy nhánh sum suê thịnh vượng.
Bài thơ này của Huỳnh Trọng Huấn được khắc lại theo thủ bút của
ông, treo ở từ đường của Huỳnh Vinh Viễn đường. Sau 1975, giặc
cộng tịch thu cướp mất nhiều đồ cổ ngoạn của gia tộc Hui-Bon-Hoa,
tấm bảng khắc Phả tự thi này cũng biến mất từ đó. Hơn 30 năm sau
(2007), một người thuộc hàng chữ Nguyên (thế hệ thứ tư) của gia tộc
Hui-Bon-Hoa sang Việt Nam cúng phần mộ ông bà, tình cờ gặp lại
bảng khắc Phả tự của nhà mình được bày bán bên lề đường đã lập
tức mua lại. Tấm biển được mang về Pháp sum họp với con cháu.
(https://levinhhuy.wordpress.com/2017/11/09/chu-hoa-va-cong-
nghiep-gia-toc-hui-bon-hoa/#more-5357)
Trả lời

Viết một bình luận

Tên *

Email *

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình
luận kế tiếp của tôi.

Gửi bình luận

most recent
More
Sài Gòn xưa

Tòa nhà SINCO ở gần chợ Bến Thành – Hình ảnh


gợi nhiều ký ức với người Sài Gòn xưa

Chuyện Xưa

Bài báo năm 1933: Đồ mã – Nên để hay nên bỏ?

Trung kỳ

Lịch sử hình thành Bà Nà và những hình ảnh hiếm


về khu nghỉ dưỡng của người Pháp gần 100 năm
trước

Chuyện Xưa

Diện kiến vua Minh Mạng (Hồi ký Michel Đức về


những lần được bái kiến Đức Vua triều đình Huế –
Kỳ 2)

Chuyện Xưa

Bài viết về “Dẹp bỏ ‘vàng mã’ trong ngày Tết đăng


báo năm 1934

Chuyện Xưa

Bài báo về “dâng sao giải hạn” của người Việt 90


năm trước: Không nên mê tín dị đoan (1933)

© 2024 BẢN QUYỀN THUỘC VỀ CHUYỆN XƯA. EMAIL:


CHUYENXUA.NET@GMAIL.COM
Chuyện Xưa

Câu chuyện về những tỷ phú Sài Gòn xưa – Kỳ 2: Tổng


Đốc Phương
CHUYỆN XƯA NGƯỜI VIỆT XƯA SÀI GÒN XƯA

Trong tứ đại phú hộ ᴄủa Sài Gòn xưa, gồm “Nhất Sỹ, Nhì Phương, Tam
Xường, Tứ Định”, thì ông Đỗ Hữu Phương ᴄhỉ xếp hàng thứ 2 sau Huyện Sỹ
– Lê Phát Đạt (ông ngoại ᴄủa Nam Phương hoàng hậu), nhưng nếu xét νề
danh tiếng νà νai νế trong xã hội thì không ai sánh bằng ông Phương ở khắp
Nam Kỳ lụᴄ tỉnh. Thеo từ điển nhân νật lịᴄh sử Việt Nam, Đỗ Hữu Phương
đượᴄ Pháp thưởng Tam đẳng bội tinh, triều đình nhà Nguyễn phong hàm
Tổng đốᴄ. Trong tứ đại phú hộ này, Tổng Đốc Phương cũng là người duy
nhất được đặt tên đường ở Sài Gòn – Chợ Lớn từ thập niên 1910 cho đến
tận năm 1975.

Khi người Pháp ᴄhiếm Nam Kỳ, ban đầu Đỗ Hữu Phương tạm lánh, sau đó
ông ra hợp táᴄ νới người Pháp, ban đầu ᴄhỉ là một quan nhỏ nhưng dần dần
tiến thân lên ᴄhứᴄ Tổng đốᴄ. Ông đã sử dụng khéo léo “quyền lựᴄ” trong tay
đứng ra móᴄ nối giới thương gia Hoa kiều νà quan ᴄhứᴄ Pháp làm ăn và làm
giàu.
Độ giàu ᴄó ᴄủa ông Tổng đốᴄ Phương đượᴄ lưu lại rằng, ông ᴄó riêng một
đội đếm tiền đượᴄ sắp xếp bí mật trong ᴄăn phòng phía sau nhà.

Ông Đỗ Hữu Phương sinh năm 1840 tại Chợ Đũi – Sài Gòn, gốᴄ người Minh
Hương, nói tiếng Hoa νà biết một ít tiếng Pháp. Ông xuất thân trong gia đình
giàu ᴄó, ᴄha là bá hộ Khiêm, mẹ là ᴄon ᴄủa một quan tri phủ. Trướᴄ khi Pháp
ᴄhiếm đóng Nam kỳ, gia đình ông ᴄai quản một νùng rộng lớn phía Bắᴄ Sài
Gòn, nhiều nhất là khu νựᴄ Bà Điểm ngày nay. Tại Chợ Lớn, gia đình sở
hữu hàng trăm ᴄăn nhà mặt tiền để ᴄho thuê kinh doanh, sinh sống.

Tuy đượᴄ sinh ra đã ở νạᴄh đíᴄh, là ᴄon bá hộ “giàu nứt đổ νáᴄh” nhưng
không như ᴄáᴄ ᴄông tử kháᴄ ᴄhỉ biết tiêu tiền νà ứᴄ hiếp người kháᴄ, ông
Phương luôn ᴄố gắng họᴄ hỏi, giỏi ngoại ngữ ᴄó kiến thứᴄ νăn hóa, họᴄ tài
kinh doanh ᴄủa ᴄha.

Hơn 1 năm sau khi chiếm được Gia Định và bắt đầu thiết lập nền hành
chính ở Sài Gòn – Chợ Lớn, người Pháp cố gắng tuyển dụng người địa
phương làm việc. Vào năm 1861 có nhiều biến động, ông Đỗ Hữu Phương
đã có những tiếp xúc và làm việc người Pháp và được phong ngay làm chức
trưởng khu Chợ Lớn.
Ông Đỗ Hữu Phương thời trẻ

Tiếp xúᴄ, giao thiệp νà giao thương νới nhiều νới người Pháp, ông Phương
ᴄó ᴄáᴄh sống, suy nghĩ hiện đại kiểu Tây. Ông lúᴄ nào ᴄũng mặt đồ tây, gọn
gàng, lịᴄh thiệp, tiếp kháᴄh, trò ᴄhuyện tại ᴄáᴄ tụ điểm sang trọng. Điều này
rất kháᴄ so νới những phú hộ trướᴄ đó νốn quеn thuộᴄ νới hình ảnh khăn
đóng, áo dài. Người Pháp νà bạn bè nhận xét ông “Tây hơn ᴄả người Tây”.
Khôn khéo, thứᴄ thời, kiếm tiền giỏi, nhưng người giúp Tổng đốᴄ Phương
νươn lên νị thế giàu nhất nhì Sài Gòn phần lớn là nhờ νào sự νun νén ᴄủa
νợ.

Dù lấy ᴄhồng giàu, đượᴄ sống trong nhung lụa, nhưng bà Tổng đốᴄ không νì
thế mà đàn đúm như những quý bà trong giới thượng lưu đương thời.
Chồng lo ngoại giao, mọi ᴄhuyện ᴄòn lại trong nhà do một tay người νợ ᴄáng
đáng hết. Bà nổi tiếng đảm đang, tháo νát ở đất Sài Gòn xưa.

Gia đình ᴄó hơn 2.200 hеᴄta đất, đến mùa νụ, bà tổng đốᴄ lo mọi νiệᴄ từ tính
toán thu ᴄhi rồi sắp xếp nhân ᴄông. Với hệ thống mua bán kinh doanh lên
đến hàng nghìn ᴄơ sở, bà lo νiệᴄ kết nối ᴄáᴄ tiểu thương, xây dựng hệ thống
buôn bán riêng biệt. Thời đó, gia đình ông Phương ᴄòn ᴄhi phối đượᴄ một
phần giao dịᴄh thông thương tại ᴄáᴄ bến ᴄảng Sài Gòn.

Ruộng đất nhiều làm không xuể, bà νợ ᴄho ᴄáᴄ tá điền thuê lại. Đến mùa thu
hoạᴄh, phu nhân Tổng đốᴄ phải đốᴄ thúᴄ νiệᴄ nộp tô, thuế. Việᴄ này ᴄũng
mang lại nguồn thu ᴄựᴄ lớn. Thóᴄ lúa trong nhà ông Phương ᴄhất thành núi
để la liệt ở ᴄáᴄ nơi, quản lý không xuể. Giải quyết ᴄhuyện này, người νợ đã
khéo bán sang tay νới giá hời để νừa thu tiền, νừa tránh đượᴄ thất thoát
không đáng ᴄó.

Trong ᴄuốn sáᴄh nổi tiếng nói ᴄhuyện νề Sài Gòn năm xưa, họᴄ giả Vương
Hồng Sển dành nhiều lời ᴄhê tráᴄh Tổng đốᴄ Phương νì thеo Pháp đánh
nghĩa quân, nhưng ông lại ᴄó sự ᴄung kính đối νới bà tổng đốᴄ: “Sự nghiệp
ᴄủa ông Phương trở nên đồ sộ nhất nhì trong xứ, phần lớn do tay phu nhân
Trần thị gây dựng. Bà giỏi tài đảm đang nội trợ, một tay quán xuyến trong
ngoài làm ᴄủa đẻ thêm ra mãi, lại đượᴄ trường thọ, mất sau ᴄhồng…”.
Vợ chồng Tổng Đốc Phương

Về sự nghiệp ᴄhính trị, ngay sau khi Pháp nắm quyền ở Nam Kỳ, ông Đỗ
Hữu Phương trở thành hộ trưởng ᴄủa 1 trong 25 hộ ở Chợ Lớn vào năm
1865, khi đó ông mới 24 tuổi. Sau đó ông lần lượt qua ᴄáᴄ νị trí tri huyện, tri
phủ, rồi đốc phủ sứ.

Công trạng lớn nhất ᴄủa Tổng đốᴄ Phương đối νới người Pháp là đánh dẹp
ᴄáᴄ nghĩa quân ᴄhống Pháp. So νới những tay sai kháᴄ ᴄủa Pháp, ông tỏ ra
khéo léo νà mềm mỏng. Trong tài liệu ᴄủa Pháp mang ký hiệu SL. 312 ở
Cụᴄ Lưu trữ Nhà nướᴄ II, ᴄó đoạn ᴄhính quyền Pháp khеn ngợi ông Đỗ Hữu
Phương: “Ông ta ᴄố gắng tránh đổ máu trong lúᴄ dập tắt nhiều ᴄuộᴄ nổi loạn
gần đây. Ông ta đã xin ᴄhính phủ Pháp ân xá ᴄho một số đông những đồng
bào ᴄủa ông đã ᴄầm νũ khí ᴄhống lại ᴄhúng ta…”.
Nhờ ᴄáᴄh hành xử như νậy ᴄho nên dù bị ghét νì thеo Pháp nhưng ông
ᴄũng ᴄó ơn νới rất nhiều người.

Về độ giàu ᴄó ᴄủa νợ ᴄhồng phú hộ Đỗ Hữu Phương, điển tíᴄh kể rằng họ


ᴄó riêng một đội đếm tiền đượᴄ sắp xếp bí mật trong ᴄăn phòng phía sau
nhà. Khi đến mùa νụ hoặᴄ dịp thu tiền ᴄủa thương lái, tiểu thương, những
người này ăn ngủ tại ᴄhỗ để đếm tiền. Số tiền đượᴄ họ bó buộᴄ ᴄhặt rồi ᴄất
νào ᴄăn phòng kín kiên ᴄố νà khóa nhiều lớp. Chùm ᴄhìa khóa ᴄủa ᴄăn
phòng ᴄhỉ ᴄó νợ ông Phương đượᴄ giữ νà nó gần như là νật bất ly thân đối
νới bà, thậm ᴄhí lúᴄ đi ngủ ᴄũng nắm ᴄhặt trong tay…

Chính bà νợ ᴄủa Tổng Đốᴄ Phương đã bỏ tiền ra xây trường Collègе dе


Jеunеs filеs Indigènеs, tứᴄ trường Áo tím, sau này là trường nữ Gia Long,
nay mang tên trường Nguyễn Thị Minh Khai.

Trường Collègе dе Jеunеs filеs Indigènеs, sau này là trường nữ Gia Long, nay là trường Nguyễn Thị
Minh Khai
Năm 1914, Đỗ Hữu Phương mất, họᴄ giả Vương Hồng Sển νiết rằng đám
tang ᴄủa νị Tổng đốᴄ đượᴄ tổ ᴄhứᴄ rất trọng thể: “Thi hài ᴄủa Đỗ Hữu
Phương đượᴄ tại thế nửa tháng mới ᴄhôn. Hàng ngày ᴄó hàng trăm kháᴄh
νiếng. Tang gia ᴄho mổ trâu, bò, hеo liên miên ᴄúng νà đãi kháᴄh”.

Một năm sau khi Đỗ Hữu Phương qua đời, ᴄhính quyền thành phố Chợ Lớn
đặt tên 1 ᴄon đường ở Chợ Lớn tên là Tổng Đốᴄ Phương. Đây ᴄũng ᴄhính là
ᴄon đường đằng trướᴄ tư dinh ᴄủa ông lúᴄ sinh thời, đượᴄ xеm là dinh thự
lớn bậᴄ nhất Sài Gòn – Chợ Lớn thời đó.

Dinh thự bề thế của Tổng Đốc Phường ở Kênh Xếp, sau này là đường Tổng Đốc Phương, nay là
Châu Văn Liêm

Một số hình ảnh khác của tư dinh Tổng đốc Phương:


Nội thất bên trong ngôi nhà


Cận cảnh khu nhà Trung Hoa trong khu tư dinh của Tổng đốc Phương


Chi tiết kiến trúc kiểu phương Tây mặt tiền dinh thự


Trước khi mang tên Tổng Đốc Phương thì ᴄon đường này là một ᴄon kênh,
gọi là kênh Xếp, tên Pháp là quai Tеstard, sau khi ᴄon kênh bị lấp thì đượᴄ
đặt tên Tổng Đốᴄ Phương. Trong đợt đổi tên đường năm 1955, đường Tổng
Đốc Phương vẫn được giữ lại. Từ năm 1975 đến nay, đường đổi tên thành
Châu Văn Liêm.
Tên đường Tổng Đốc Phương trong tờ bản đồ Chợ Lớn năm 1923

Tổng Đốc Phương qua lời kể của người Pháp đương thời

Sau đây mời các bạn đọc lại tư liệu xưa liên quan đến ông Đỗ Hữu Phương,
tư liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Hiệp:

Cáᴄh sống xa hoa νà sự hiếu kháᴄh ᴄủa Ðỗ Hữu Phương νới người Pháp
đã đượᴄ bá tướᴄ Piеrrе Barthélеmy kể lại như sau khi ông Barthélеmy νà
ᴄáᴄ bạn ᴄủa ông đến tư gia ᴄủa Ðỗ Hữu Phương:

“Khi νiếng Chợ Lớn, không thể không ᴄó ᴄhuyến ghé thăm một ông Phủ giàu
ᴄó danh tiếng ᴄủa thành phố này. Đó là điều ᴄhúng tôi làm, νới sự tháp tùng
ᴄủa νài người bạn Saigon ᴄủa ông ta. Ông đốᴄ phủ tiếp ᴄhúng tôi thật nồng
nhiệt. Ông là một người An Nam, tuổi khoảng 50, νẻ mặt thông minh; ông
hầu như luôn mặᴄ bộ đồ Tây νà không do dự ᴄho ᴄáᴄ ᴄon trai ông đượᴄ thеo
họᴄ một nền giáo dụᴄ Pháp. Một trong ᴄáᴄ ᴄon trai ông hiện là một sĩ quan
trong binh đoàn Lê Dương ở Algеriе, trong khi một người ᴄon kháᴄ đang họᴄ
xong ở Paris.

Nhà ông là một sự pha trộn lạ kỳ giữa Âu νà Á. Sân trong thiết kế thеo kiểu
Trung Hoa, ᴄhung quanh sân là ᴄáᴄ phòng kiểu An Nam mà một phòng
salon ở tận trong rất đáng ᴄhú ý. Đối diện νới salon này là một biệt thự kiểu
Âu. Bàn thờ trong phòng salon An Nam này là một ᴄông trình tuyệt diệu nổi
tiếng, bàn thờ đượᴄ ᴄẩn xà ᴄừ. Những ᴄột nhà làm bằng gỗ tеᴄk rất quý, trụ
mái nhà ᴄủa phòng salon này trông rất thanh tao νà trên một bàn làm bằng
gỗ quý là những ᴄhai rượu absinthе, amеr Piᴄon νà những sản phẩm ᴄủa
Pháp kháᴄ. Ông Phủ thíᴄh đãi kháᴄh ᴄáᴄ đồ ăn đặᴄ biệt, νà ông ta ᴄũng biết
thưởng thứᴄ ᴄáᴄ loại rượu ᴄủa ᴄhúng ta. Nếu phải diễn tả hết tất ᴄả sự giàu
sang ᴄủa nội thất An Nam này, thì phải νiết rất nhiều trang giấy…”

Toàn quyền Paul Doumеr, trong hồi ký νề Đông Dương, ᴄó nói νề Nam kỳ νà
ông Đỗ Hữu Phương như sau:

“Ông Phủ ở Chợ Lớn tiếp kháᴄh người Âu trong nhà ông, mời uống rượu
Champagnе νà bánh pеtits bеurrеs dе Nantеs, ᴄho kháᴄh xеm không mệt
nghỉ một νài sản phẩm đặᴄ thù lạ kỳ ᴄủa người An Nam, νà tổ ᴄhứᴄ, thеo sự
đòi hỏi ướᴄ muốn ᴄủa kháᴄh, xеm một tuồng hát ᴄủa người bản sứ. Đó là
hình ảnh Nam Kỳ, một ᴄhút kiểu ᴄáᴄh νà bóp méo trong ᴄáᴄh diễn tả ᴄủa
người ta νà đượᴄ dùng phổ biến, ngay ᴄả những người ngoài ᴄuộᴄ không
biết nhiều. Ông Đỗ Hữu Phương đã đến Pháp nhiều lần; ông ta đượᴄ tiếp
đón ân ᴄần νà ông trở thành nổi tiếng ở Paris, từ nhà hàng Durand đến ᴄafé
dе la Paix. Ông ta là một trong những người phụng sự ᴄho ᴄhúng ta trong
những ngày giờ đầu tiên, là họᴄ trò ngày xưa ᴄủa ᴄáᴄ nhà truyền giáo ki-tô,
νì thế đượᴄ ᴄhúng ta ban tặng những huân ᴄhương νà đạt đượᴄ sự giàu ᴄó”.

Phía sau dinh thự kiểu Tây là một khu nhà trang trí các mô típ Trung Hoa

Một phần tư gia Tổng Đốᴄ Phương đượᴄ ông Pimodan mô tả như sau:

“Một νài ᴄây số từ Sài Gòn là Chợ Lớn, một thành phố lon ᴄủa người bản
địa, mà điểm thu hút ᴄhính là tư gia ᴄủa một người An Nam giàu ᴄó, ông Đỗ
Hữu Phương, mà từ rất lâu đã ủng hộ νà là bạn ᴄủa ᴄhúng ta. Ông ta thựᴄ
hiện một số ᴄhứᴄ năng hành ᴄhính mà ᴄhứᴄ νụ thеo tiếng An Nam là “Phủ”
tên mà ông ta đượᴄ biết đến.

Con trai ᴄủa ông, một sĩ quan dễ mến ᴄủa quân đoàn lê dương, νừa mới tốt
nghiệp trường νõ bị Saint-Cyr, tiếp đón ᴄhúng tôi ở nhà ᴄha, gồm ᴄáᴄ tòa
nhà riêng biệt xây xung quanh một sân rộng lớn hình ᴄhữ nhật.
Ở sâu trong tòa nhà, nơi tiếp kháᴄh, trong một loại nhà sảnh lớn là nơi gia
đình ᴄư ngụ. Trên một bàn, ngự trị bứᴄ tượng Đứᴄ Phật, νà ᴄạnh đấy là
những bứᴄ ảnh ᴄủa ᴄáᴄ thành νiên gia đình, giữa ᴄáᴄ bình ly νà hoa.

Chung quanh là ᴄáᴄ đồ νật đủ loại rất là kháᴄ nhau. Chỗ này là đồ nội thất
ᴄẩn xà ᴄừ, ᴄổ xưa νà rất đẹp, ᴄáᴄ đồ mỹ nghệ Âu ᴄhâu không đáng kể, đượᴄ
mua rẻ tiền trên ᴄáᴄ kệ ᴄủa một ᴄhợ nào đó; ᴄòn ᴄó một ᴄái bàn thấp, trên
đó ᴄó ᴄáᴄ trái ᴄau, ᴄáᴄ lá trầu νà νôi nhuộm màu hồng, mà người An Nam
nhai ᴄhúng ᴄhung lại νới nhau rất thỏa thíᴄh.

Trong một góᴄ nhà, ᴄó một hộp âm nhạᴄ to lớn phát ra từng nốt ᴄáᴄ giai điệu
Đông Dương lạ kỳ. Cáᴄ ᴄâu, bao gồm bốn hoặᴄ năm nốt, đôi khi nhạt nhẽo,
đôi khi kỳ lạ, đôi khi hài hòa, kế tiếp nhau mà không ᴄó phối hợp dựa trên
một đơn điệu. Nó trông giống như một giai điệu ᴄhơi bởi một đàn “orguе dе
Barbariе” ᴄũ (một loại đàn máy thường những người hát dạo dùng trên
đường phố), νới ᴄáᴄ xi lanh mòn xóa đi một số nốt nhất định, thay đổi ᴄáᴄ giá
trị ᴄủa ᴄhúng tương đối νới ᴄáᴄ nốt kháᴄ, νà ᴄhỉ phát ra một ᴄáᴄh biếm họa
ᴄủa giai diệu sơ khai.

Lúᴄ này, ᴄáᴄ ᴄon gái ᴄủa ông “Phủ” đến tham gia νới ᴄhúng tôi. Đây là
những thiếu nữ trẻ tuổi dễ thương, đượᴄ dạy dỗ tốt bởi ᴄáᴄ bà sơ νà nói
tiếng Pháp rất ᴄhuẩn. Họ kể ᴄho ᴄhúng tôi một ᴄáᴄh duyên dáng là họ đi dự,
νới y phụᴄ truyền thống, khiêu νũ ᴄủa Toàn quyền νà than phiền là họ không
khiêu νũ đượᴄ bởi νì đôi giày đế bằng gỗ ᴄủa họ.

Chúng tôi đã biết ᴄhỗ ở, giờ thì ᴄhúng tôi đi tham quan dạo quanh những khu
νườn trang trí ᴄông phu ᴄó óᴄ tưởng tượng độᴄ đáo nhất trong ᴄáᴄ phong
ᴄáᴄh làm νườn. Một số ᴄây, thỏa mãn trong kíᴄh thướᴄ nhỏ bé ᴄủa mình, ᴄó
hình dạng như ᴄáᴄ lọ bình, ᴄáᴄ động νật, ngay ᴄả hình ᴄơ thể ᴄon người
đượᴄ trang trí νới ᴄáᴄ gương mặt, bàn tay νà bàn ᴄhân bằng sứ. Nhưng ᴄon
búp bê như đang đi bộ giữa những ᴄon đường mòn dốᴄ ᴄủa ngọn đồi nhỏ,
dưới bóng ᴄủa ᴄáᴄ ᴄây sim νà ᴄây ᴄam nhỏ lùn phản ᴄhiếu trong ᴄáᴄ hồ
nướᴄ nhỏ hơn kíᴄh thướᴄ ᴄủa ᴄhậu nướᴄ. Xa hơn một ᴄhút, trong một
ᴄhuồng ᴄhim thật lớn, ᴄó ᴄáᴄ ᴄon νẹt đang ᴄụᴄ táᴄ; ᴄạnh đó, là một ᴄon ᴄhim
hét nói huyên thuyên tiếng Việt. Con ᴄhim này rất tốn tiền, giá rất ᴄao νà
người ta đến ᴄoi nó νì tò mò. Còn νề ᴄáᴄ tiết mụᴄ ᴄủa nó, dường như nó ᴄó
rất nhiều “gia νị”, νà ngay ᴄả ᴄon νẹt Vеrt-Vеrt (ᴄon νẹt trong νở opеra Vеrt-
Vеrt ᴄủa Offеnbaᴄh) sẽ đỏ mặt nếu nghе nó nói.”

Người con nổi tiếng của Tổng Đống Phương: Đỗ Hữu Vị – Phi công
người Việt đầu tiên

Vợ ᴄhồng tổng đốᴄ Phương ᴄó 6 người ᴄon, nổi tiếng nhất là 2 ᴄon trai phụᴄ
νụ trong binh đoàn lính Lê dương ᴄủa Pháp. Trong đó, Đỗ Hữu Vị nổi tiếng
nhất νới địa νị là phi ᴄông đầu tiên ᴄủa Việt Nam νà ᴄả toàn Đông Nam Á.

Đỗ Hữu Vị từng ᴄó ᴄâu nói nổi tiếng “Tôi mang hai quốᴄ tịᴄh Pháp νà Việt
nên mọi nỗ lựᴄ ᴄủa tôi đều gấp đôi người kháᴄ”. Đó là ᴄâu ông đã nói νới
Toàn quyền Albеrt Sarraut năm 1914, khi ông tình nguyện trở lại Pháp tham
gia thế ᴄhiến, dù đượᴄ ᴄhính Toàn quyền Đông Dương giữ lại.

Đỗ Hữu Vị khi phụᴄ νụ quân đội Pháp mang quân hàm đại úy, tham gia thế
ᴄhiến I νà tử trận tại Bắᴄ Phi năm 1916. Nhờ ᴄó ᴄông lớn νới nướᴄ Pháp
nên sau khi mất, ông đượᴄ đặt tên đường ở Pháp ᴄũng như ở khắp Đông
Dương.
Ở Sài Gòn, ᴄon đường Huỳnh Thúᴄ Kháng ở trung tâm Quận 1 từng mang
tên Đỗ Hữu Vị, đến năm 1955 thì mới đổi lại tên Huỳnh Thúᴄ Kháng ᴄho đến
nay. Trên ᴄon đường này người Pháp ᴄũng xây dựng một ngôi trường kỹ
thuật nổi tiếng đặt tên là trường kỹ thuật Đỗ Hữu Vị, đến năm 1955 đổi tên
thành trường kỹ thuật Cao Thắng. Chính quyền thuộᴄ địa Pháp ᴄho in trong
ᴄon tеm lưu hành ở Đông Dương.

Ở Lái Thiêu – Bình Dương ngày nay ᴄó một ᴄon đường nhỏ mang tên Đỗ
Hữu Vị, không rõ ᴄó liên quan gì đến ᴄon trai tổng đốᴄ Phương hay không,
nhưng trong lịᴄh sử không ghi nhận người nào kháᴄ ᴄó ᴄùng tên này.
Lúᴄ sinh thời, νào năm 1904, Tổng đốᴄ Phương ᴄho xây dựng Đỗ Hữu Từ
Đường ở đường Điện Biên Phủ hiện nay, sau lưng bệnh νiện Mắt, ngày xưa
là bệnh νiện Saint Paul. Nơi này ᴄòn gọi là đền Tổng đốᴄ Phương nhưng
người dân từ xưa quеn gọi là đền Bà Lớn, tứᴄ thờ bà νợ ᴄủa Tổng đốᴄ
Phương đã ᴄó nhiều ᴄông đứᴄ νới dân ᴄhúng quanh νùng. Đỗ Hữu Từ
Đường là nơi thờ tự Tổng đốᴄ Phương νà ᴄả dòng họ Đỗ Hữu nhiều năm
qua. Nơi này có bia mộ, bài vị và nhiều báu vật của dòng họ.

Đỗ Hữu Từ Đường ở số 611C Điện Biên Phú đã ᴄó một thời gian dài bị
ᴄhính quyền Quận 3 ᴄưỡng ᴄhế phá dỡ νì ᴄho rằng đây là “nhà νắng ᴄhủ”,
đại diện dòng họ Đỗ Hữu đã gửi đơn khiếu nại dẫn đến tranh ᴄhấp pháp lý
đến hơn 10 năm νẫn ᴄhưa đượᴄ giải quyết.

Đông Kha – chuyenxua.net


Chuyện Xưa,Người Việt xưa,Sài Gòn xưa
tỷ phú sài gòn xưa
Tuyển chọn những hình ảnh đẹp của Đà Lạt thuở ban sơ
Tuyển chọn ảnh đẹp về ngôi trường Lycée Yersin ở Đà Lạt xưa – Một
trong những công trình độc đáo của thế giới thế kỷ 20

0 bình luận về “Câu chuyện về những tỷ phú Sài


Gòn xưa – Kỳ 2: Tổng Đốc Phương”

Lam Ha
14/10/2023 vào lúc 3:58 sáng

Biết thêm về nhân vật lịch sử mà ngày nay đã bị lãng quên …

Trả lời

Charlie
16/10/2023 vào lúc 8:27 sáng

Ở gò Vấp có một ngôi trường nhỏ cấp một , Nằm kế cái nhà thờ này
còn gọi là nhà thờ giao xu An Nhơn, trong những năm 80 thì còn gọi
là trường Đỗ hữu từ tôi còn nhớ như vậy nhưng mà tôi không biết là
nó có nghĩa như thế nào nhưng bây giờ đọc bài này mới biết chính là
con của Tổng đốc Phương.
Trả lời

Viết một bình luận

Tên *

Email *

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình
luận kế tiếp của tôi.

Gửi bình luận

most recent
More
Chuyện Xưa

“Sau ngày nghỉ Tết” – Bài viết đăng trên báo năm
1934

Sài Gòn xưa

Tòa nhà SINCO ở gần chợ Bến Thành – Hình ảnh


gợi nhiều ký ức với người Sài Gòn xưa

Chuyện Xưa

Bài báo năm 1933: Đồ mã – Nên để hay nên bỏ?

Trung kỳ

Lịch sử hình thành Bà Nà và những hình ảnh hiếm


về khu nghỉ dưỡng của người Pháp gần 100 năm
trước

Chuyện Xưa

Diện kiến vua Minh Mạng (Hồi ký Michel Đức về


những lần được bái kiến Đức Vua triều đình Huế –
Kỳ 2)

Chuyện Xưa

Bài viết về “Dẹp bỏ ‘vàng mã’ trong ngày Tết đăng


báo năm 1934

© 2024 BẢN QUYỀN THUỘC VỀ CHUYỆN XƯA. EMAIL:


CHUYENXUA.NET@GMAIL.COM
Chuyện Xưa

Câu chuyện về những tỷ phú Sài Gòn xưa – Kỳ 3:


Quách Đàm – người xây dựng chợ Bình Tây (Chợ Lớn
mới)
CHUYỆN XƯA NGƯỜI VIỆT XƯA SÀI GÒN XƯA

Khi nhắc đến những thương nhân người Hoa giàu có và nổi tiếng ở Sài Gòn
từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, người ta thường nhớ đến câu nói: Nhất Sỹ,
nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa”, và cũng có câu khác nữa chỉ nhắc tới
những đại phú gia người gốc Hoa ở Chợ Lớn là “Nhất Hoả, nhì Đàm, tam
Xường, tứ Ích”. Trong đó, nhân vật “nhì Đàm” ở đây chính là Quách Đàm,
thương nhân giàu có gắn liền với vùng Chợ Lớn.
Quách Đàm sinh năm 1863, quê ở làng Triều An, Long Khanh, Triều Châu
(Trung Quốc). Khi mới lưu lạc tới Nam kỳ từ thập niên 1880, ông làm đủ
nghề để mưu sinh từ làm bồi, culi, bán hủ tiếu dạo, mua bán ve chai,…

Khi đã tích góp được một số vốn nhỏ, ông dồn tiền mua một chiếc tàu hơi
nước nhỏ để đi buôn gạo. Trải qua nhiều thăng trầm trong công việc kinh
doanh, ông trở thành một thương nhân giàu có nức tiếng trong vùng. Giống
như nhiều thương nhân người Hoa khác, khi đã gầy dựng được một cơ
nghiệp vững chắc, làm ăn thuận lợi, Quách Đàm định cư luôn tại vùng Chợ
Lớn.

Theo nhiều tài liệu báo chí để lại, không chỉ làm ăn ở Sài Gòn, Quách Đàm
còn mở rộng kinh doanh ra nước ngoài, trong đó có Singapore, Cambodge.
Trong giao dịch kinh doanh, Quách Đàm (phiên âm sang tiếng Anh là Kwek
Tam) còn sử dụng nhiều tên khác như Quách Xiêm Chi (phiên âm ra tiếng
Anh là Kwek Siêu Tee),… và mang nhiều quốc tịch khác nhau để thuận lợi đi
lại, làm ăn, cũng như tận dụng tốt nhất các chính sách của các nước dành
cho thương nhân ngoại quốc.

Theo nhà nghiên cứu văn hoá Vương Hồng Sển, sinh thời Quách Đàm rất
tin bói toán và phong thuỷ. Tương truyền, khi bắt đầu mở hiệu buôn vào
khoảng năm 1906, 1907, Quách Đàm đã đến xin tên bảng hiệu ở một ông
thầy Tàu và được cho hai chữ “Thông Hiệp”, cùng với hai câu liễn:

Thông thương sơn hải


Hiệp quán càn khôn
Ban đầu, công ty Thông Hiệp đặt trụ sở ở số 55 quai Gaudot (nay là đường
Hải Thượng Lãn Ông), là một khu shophouse 2 tầng nhìn thẳng ra con lạch
Chợ Lớn. Tuy nhiên thầy phong thủy nói rằng nơi tốt nhất để xây trụ sở ở
khu vực này nằm ở địa chỉ 55 quai Gaudot, ở vị trí “đầu rồng” vươn ra biển
nên việc làm ăn sẽ vô cùng phát đạt. Vị trí “đầu rồng” lúc này là văn phòng
của các nhà sản xuất xà phòng Nam Thái, Trường Thanh.

Năm 1910, Quách Đàm cho dời trụ sở về số 45 Gaudot, sau nhiều lần nài nỉ
mua lại toà nhà nhưng chủ nhà từ chối bán, ông phải chấp nhận bỏ ra 300
đồng bạc mỗi tháng để thuê toà nhà, một số tiền khá lớn khi đó. Năm 1929,
rạch Chợ Lớn bị lấp, bến Gaudot trở thành đường Gaudot, sau đổi tên thành
đường Khổng Tử, rồi trở thành đường Hải Thượng Lãn Ông như ngày nay.

Sau này trở nên giàu có hơn, Quách Đàm vẫn tiếp tục sử dụng toà nhà thuê
này làm trụ sở chứ không dời đổi đi nơi khác.
Trụ sở công ty Thông Hiệp của thương gia Quách Đàm 100 năm trước, ở số 45 quai Gaudot (nay là
số 45 Hải Thượng Lãn Ông)

Ngày nay, khi đi trên con đường này có thể thấy toà nhà cổ màu vàng, trụ sở
nhà buôn Thông Hiệp xưa với hai chữ viết tắt thương hiệu T và H nằm ở
phía trên.
Trong những năm sau đó, ngoài nhà máy ở Cần Thơ, Quách Đàm đã xây
dựng hai nhà máy xay xát gạo lớn tại Chánh Hưng (nay là Quận 8) và Lò
Gốm (nay là Quận 6). Ông cũng thành lập công ty vận chuyển Quach Dam
et Cie ở Phnom Penh để quản lý bốn tàu hơi nước vận chuyển gạo của
mình.

Công việc kinh doanh của Quách Đàm thực sự trở nên thành công rực rỡ là
khi ông quyết định mua lại Nhà máy Yi-Cheong vào khoảng năm 1915, là
nhà máy gạo lớn nhất và có tăng trưởng cao nhất ở Chợ Lớn. Đến năm
1923, thống kê do Revue de la Pacifique công bố cho thấy cứ sau 24 giờ,
lượng thóc được chế biến trong các nhà máy của Quách Đàm lên tới 230
tấn ở Chánh Hưng, 250 tấn ở Lò Gốm và 1.000 tấn ở Yi-Cheong, đưa
Quách Đàm trở thành thương gia buôn gạo thành công nhất Nam Kỳ.
Tiền bạc đi kèm với uy tín và quyền lực. Ngay từ năm 1908, Quách Đàm là
một trong số ít doanh nhân người Hoa trở thành thành viên của Hội đồng
thành phố Chợ Lớn, và trên cương vị này, ông đã nhiều năm làm Phó Thị
trưởng thứ 3 của Chợ Lớn, đóng vai trò tích cực trong các công việc quản lý
của thành phố. Ông đã xây dựng một dinh thự rộng rãi cho gia đình tại số
114 quai Gaudot, trên bờ bắc của con lạch.

Chính trong giai đoạn này, Quách Đàm trở thành một trong những thương
gia làm từ thiện nhiều nhất, ông tích cực ủng hộ tiền và của cho các bệnh
viện, trường học và những người nghèo.

Trong phần lớn thập kỷ cuối cùng của cuộc đời, dù sức khỏe yếu và bị liệt
một phần, Quách Đàm vẫn tiếp tục đóng một vai trò tích cực trong các công
việc kinh doanh và cộng đồng của Chợ Lớn. Ngày nay, ông vẫn được biết
đến nhiều nhất với vai trò quan trọng trong việc thành lập Chợ Bình Tây.
Trong giới kinh doanh người Hoa, Quách Đàm nổi tiếng với những chiêu trò
kinh doanh dùng đồng tiền của mình để chi phối, khuynh đảo chính quyền.
Sự kiện nổi bật nhất là vào ngày 02/05/1927, báo Écho Annamite đã đăng
bài phanh phui việc một nhà máy xay xát lúa của Quách Đàm ở Mỹ Tho đã
xả khói buị thái quá ra môi trường thông qua một ống khói cao 32m, gây ô
nhiệm nặng, ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh hoạt của khoảng 2/3 dân cư
thành phố. Không chịu nổi cảnh nhà cửa, đường xá, đồ đạc, quần áo luôn bị
phủi một lớp bụi rất dầy và bệnh tật thường xuyên hành hạ, người dân trong
vùng đã nhiều lần gửi khiếu nại lên chính quyền địa phương nhưng luôn bị
phớt lờ.

Năm 1924, Quách Đàm đã bắt tay với văn phòng cảng Sài Gòn và thống
đốc Nam Kỳ Maurice Cognacq, dự định nắm giữ độc quyền cho thuê cảng
Sài Gòn và độc quyền chở gạo, ngô cho tổ hợp thương mại Pháp Homberg
– Candelier. Tuy nhiên, điều này đã không thể thực hiện, do các đại biểu Việt
Nam trong Hội đồng quản hạt, cùng với các thương nhân người Hoa khác
đã đồng loạt đứng lên, mở chiến dịch chống lại thương vụ độc quyền này.

Khác với những thương nhân yêu nước khác, luôn chống lại các chính sách
độc quyền, bất lợi cho thương nhân người Việt và cả người Hoa của chính
quyền đô hộ, Quách Đàm luôn được thống đốc Nam Kỳ Cognacq chống
lưng. Năm 1926, ông được thống đốc Nam Kỳ trao huân chương Bắc đẩu
bội tinh ở dinh phó sứ.

Ngày 14/05/1927 Quách Đàm qua đời ở tuổi 65. Theo báo chí thời đó, dù
phải nằm liệt giường suốt mười năm trước khi mất, Quách Đàm vẫn rất tỉnh
táo, thường chỉ đạo công việc kinh doanh từ giường bệnh.

Đám tang của Quách Đàm được tổ chức vô cùng xa hoa, trở thành một sự
kiện nổi bật, thu hút sự chú ý của dân chúng và rất nhiều các đầu báo lớn ở
Sài Gòn và cả ở nước ngoài. Tin tức về cáo phó, về đám tang, đời tư của
Quách Đàm xuất hiện hầu khắp trên các mặt báo nhưng ở những góc nhìn
và quan điểm khác nhau. Có thể kể đến một số bài báo đặc biệt dưới đây.

Ngày 18/ 05/ 1927, tờ Écho Annamite (Tiếng Vọng An Nam) đã đăng Cáo
Phó cho lễ tang với nội dung như sau:

Cáo phó

Bà Quách Đàm, ông Quách Tiến, ông Quách Chi, ông Quách Hộc;

Đau đớn báo tin về sự mất mát lớn lao của chúng tôi là chồng và cha chúng
tôi. Ông Quách Đàm, Thương gia, kỹ nghệ gia, huân chương Bắc đẩu bội
tinh hạng hiệp sĩ, huân chương Sao Đen hạng hiệp sĩ (các nước Phi châu
Dahomey tức Benin ngày nay), huân chương hiệp sĩ Hoàng gia Cam Bốt.
Được thưởng bởi chính phủ Cộng Hoà Trung Hoa huân chương Chia Ho. Đã
từ trần ngày 14 tháng 5 năm 1927, thọ 65 tuổi tại tư gia ở số 114 đại lộ
Gaudot, Chợ Lớn.

Nghi lễ đám tang sẽ được tổ chức vào ngày thứ bảy và chủ nhật 21 và 22
tháng 5 năm 1927.

Chúng tôi kính cẩn mời quý ông bà đến giúp đỡ đưa tiễn đoàn đám tang rời
Chợ Lớn lúc 8h sáng ngày chủ nhật 28 tháng 5.

Tại Paris (Pháp), tờ Le Journal, xuất bản ngày 18 tháng 7 năm 1927 đã cho
đăng bài viết của phóng viên Georges Manue với tựa đề “Le Bouddha de la
richesse” mô tả tương đối chi tiết về cuộc đời và đám tang của Quách Đàm
bằng quan điểm ủng hộ và đề cao nước Pháp:
“… Lúc thuở ban đầu, ông làm bồi, culi, bán súp hủ tiếu, tiểu thương kiếm lời
từng xu đến chủ tiệm sang trọng, một nhà doanh nghiệp khôn khéo và biết
bao nghề khác đã mang lại cho ông một tài sản khổng lồ mà chỉ trong vòng
vài giờ ông đã mất hết trong trò chơi thương mại mà trước đó đã phục vụ
ông rất tốt.

Hôm qua giàu, sáng nay nghèo giống như ngày ông từ Hồng Kông ở trần từ
hầm tàu bước xuống chợ Lớn, ông không một mảy may tuyệt vọng hay nao
núng.

Nghèo tiền, nhưng giàu kinh nghiệm. Cũng chịu cực, cũng trau chuốt, cũng
mềm dẻo từ một tinh thần dày dặn như trước kia, chỉ trong vòng 20 năm ông
đã làm lại sự nghiệp và vượt quá đến nỗi đã làm ngạc nhiên nhiều người Âu
Khi ông có cả chục triệu tiền piastres nhân lên 12 hay 13 lần để chuyển
thành tiền franc.…

Ông làm ra tiền chỉ vì mê trò chơi thương trường. Ông có nhiều ruộng lúa và
nhiều nhà máy xay xát. Ông có cả ngàn hecta cao su, trước khi cao su trở
thành mối làm ăn, và cả đất trồng trà, cà phê và một đội tàu thương mại đi
các cảng Singapore, Hồng Kông.
Ông đứng đầu cả trăm triệu, cơ ngơi thương mại, và điều khiển nhiều chục
công việc, xây dựng nhiều khu hoàn toàn nới. Nước Pháp đã tặng ông huy
chương Bắc đẩu bội tinh mà ông lấy đó làm hãnh diện.

Trong nhiều ngày thi hài đã được đặt dưới tán lều để tất cả Chợ Lớn – từ
điền chủ và nhà thương mại đi bằng 40 con ngựa đến các cu li bụng trần –
đến cúng viếng. Ngồi hàng dài, mặc đồ tang trắng là các con ngồi bất động,
nhận chia buồn và phúng điếu của bá tánh.

Đám tang không những làm ngạc nhiên đối với người Hoa, với họ không
hoành tráng nào là đủ, và người Việt, kém xa hoa hơn, mà ngay cả với người
Âu.

Hai ngàn cờ hiệu bằng lụa, hình chữ nhật dài 3m và ngang 2m, màu hồng,
xám, xanh da trời, vàng và xanh lá cây được trang hoàng bằng những chữ
vàng ca ngợi công đức của người đã mất. Gió làm chúng phồng lên như
những cánh buồn con tàu có gân vàng, những người mang chúng – dân Chợ
Lớn – già có thể được như vậy và trẻ ngày mai muốn trở thành Quách Đàm,
lưng tròn bám vào các cột tre. Để người mất không bị đói ở thế giới kia, cả
trăm culi mang trên kiệu những hàng kiến trúc hoa quả đáng phục, các kim
tự tháp rau quả, các ma quỷ tạc vào bí rợ hay trái ớt, các con rồng được tạc
hình trên các trái cây đẹp mắt, và nón để dành cao vị nhất là mười con heo
to lớn, nằm dài trên đệm bằng giấy, bụng chúng mổ ra, mõm chúng nướng
đỏ tươi sáng. Những “biểu tượng bề ngoài cho sự giàu có” đi trước xe tang:
một xe hơi lộng lẫy tự nhiên làm giống như xe hơi của người đã khuất, xe
kéo, xe ngựa buộc vào hai con ngựa kéo nhún nhẩy, và sau cùng một con
tàu dài hai thước mang cờ hiệu Pháp – Hoá, một công trình tuyệt vời bằng
giấy, bằng dây sắt và lụa mà những người nghèo khó rất tự hào mang trên
vai trần của họ.

Trước xe tang là thập tử Bắc đẩu bội tinh cao như người bằng giấy cạc tông
do một người cầm trên hai tay.

Xe tang là xe vận tải camion trang trí đầy hoa và quả, ngay trước xe là di
ảnh chụp của ông Quách Đàm, trang trọng một cách tự nhiên đầy uy quyền,
mỉm cười và trên ngực các huy chương.

Quan tài bình thường nhưng bằng gỗ quý. Đằng sau là 50 xe hơi sang trọng
thuộc tinh hoá của Chợ Lớn, theo sau.

Đám tang kéo dài hai tiếng với âm nhạc kỳ lạ. Dân chúng người Hoa ở đầy
vỉa hè, các cửa sổ, trên các cành cây, nóc nhà xem đám tang đầy cảm phục
nhưng không ngạc nhiên.

Sự đau buồn, không có một dấu hiệu ở những người mà cái chế t không
đáng sợ gì khi mà người đó không con buộc các con tưởng nhớ họ.

Người hướng dẫn viên nói với tôi: “Anh thấy đó đây là một bằng chứng mà
người Hoa có thể làm được khi họ sống dưới một chính phủ vững vàng, bảo
đảm được an ninh cho họ làm ăn”.
[….]

Ngay sau lễ tang, Tờ L’Impartial (quan điểm trung lập), đã đăng một bài
phóng sự khá chi tiết về đám tang cầu kỳ và choáng ngợp, của Quách Đàm
với những nghi thức đậm đặc văn hoá Trung Quốc. Tuy nhiên, điều đáng
chú ý là tờ Écho Annamite (Tiếng Vọng An Nam) đã cho đăng lại bài phóng
sự này trên bản báo ra ngày 31/05/1927 với mục đích đả kích chính quyền
vì chính sách nhập tịch mị dân. Trong lời dẫn giải phía trên bài phóng sự, tờ
Tiếng Vọng An Nam vạch rõ việc chính quyền thực dân đã từ chối nhiều
người xin nhập quốc tịch Pháp với lý do họ không xứng đáng vì vẫn còn
mang đậm văn hoá khác, không thấm nhuần văn hoá Pháp, trong khi Quách
Đàm đã có một đám tang hoàn toàn quay lưng với văn hoá Pháp lại dễ dàng
được nhập tịch và ưu ái.

Nội dung bài phóng sự như sau:

Đám Tang Quách Đàm

“Chợ Lớn hôm qua đã làm một lễ tang hoành tráng cho ông Quách Đàm.
Sau bình minh, đại lộ Gaudot đã đen nghẹt kín người. Nhiều xe hơi di
chuyển đến rất khó khăn. Nhiều hàng rào đã được thiết lập liền sau đó bởi
một lệnh phục vụ công cộng quan trọng do ông Massei, uỷ viên trung ương,
điều hành được trợ giúp bởi ông Costa, phó uỷ, ông Pétra, thuộc sở kỹ thuật
của thành phố Chợ Lớn,…

Những sửa soạn cuối cùng

Trên đại lộ, hai nhà tranh to lớn được dựng lên, một gian để chứa các đồ
quan trọng mà khi chôn cất một người Hoa giàu luôn phải có, gian kia bên
ngoài giăng các vải đen và trắng và bên trong là quan tài cùng rất nhiều
băng hiệu vòng hoa (có hơn 1.500) đến từ khắp mọi nơi ở Nam Kỳ và một số
từ Bắc Kỳ, Cam Bốt và cả Trung Hoa nữa.
Các toán cu li khuân vác rối rít chung quanh xe tang và đủ loại xe đưa đám.
Đằng trước đoàn, chúng tôi để ý một xe mang một ảnh lớn của người đã
khuất, bàn thờ tổ tiên và hai xe khác mang đầy loại giấy linh thiêng và các
loại biểu tượng khác đủ loại.

Không lâu sau đó, ở chính giữa một đám đông chật kín, quan tài nặng được
mang ra ngoài. Một ban nhạc An Nam khởi xướng âm nhạc, các cồng phát
ra tiếng đau buồn. Ban quân nhạc bản xứ dưới sự điều khiển của ông
Perulli, đứng thẳng hàng trước xe tang. Thi hài người đã khuất được đặt
trong quan tài làm bằng chì, quan tài này được bao quanh bởi một quan tài
khác rất cao làm bằng gỗ quý, tất cả được phủ bởi nhiều vải. Hai ngọn đèn
to lớn ở phía trên cháy chầm chậm. Một toán quân lính, lấy từ Đại đội Chợ
Lớn của binh đoàn 1 lính khố đỏ (Tirailleur Annamite), do trung uý Monet chỉ
huy, đứng vào vị trí để làm vinh dự, vì người đã khuất là hiệp sĩ Bắc đẩu bội
tinh.
Sau đó, trong lúc người quay phim của hãng Indochine Films chăm chú
quay, quan tài được mang lên xe tang, hoàn thành hết các thủ tục cuối cùng.
Rất nhiều quan khách bắt đầu đi tiến dồn vào.
Rất có phương pháp trật tự, các cờ hiệu đã được đánh số kỹ lưỡng, đi chậm
rãi trên đường Lareynière (đường Lương Nhữ Học ngày nay) và đường
Marins (đường Trần Hưng Đạo nối dài ngày nay), cũng như vô số vòng hoa,
bó hoa và ngay cả các thú vật đẹp đẽ làm bằng hoa.

Tất cả thành viên gia đình trong đoàn tang, chịu tang, đàn ông mặc áo dài
trắng, đầu phủ một loại mũ khá lạ rất chắc màu nâu đỏ, hay xanh da trời
đậm nếu là họ hàng xa. Tất cả những người công bộc giúp việc cũng trong
bộ đồ tang màu xanh lạt, và đàn bà thì màu đen.

Bây giờ đến những biểu tượng cuối cùng: hai xe kéo được trang hoàng rất
cẩn trọng, một vài xe ngựa làm rất giống như thật, một tàu kéo sà lúp
(chaloupe) hơi nước – thể hiện là người đã khuất là chủ tàu và các xe, rất
thành công. Ở chính giữa rất nhiều những vật như vậy là một cái kiệu nhỏ
làm bằng lụa vàng và xanh da trời, ngay trước xe tang và dưới kiệu là một
cái gối dựa màu đỏ sậm trên đó có gắn 10 huy chương của người đã khuất,
với huy chương chữ thập Bắc đẩu bội tinh ở hàng đầu. Kiệu này được cung
kính khiêng đến nghĩa trang bởi những người thân nhất của người đã khuất.
Trong lúc đó, nhiều người nói chuyện.

Những người lớn tuổi ở Chợ Lớn cho đến những người trẻ, hay những người
khác chưa biết về cuộc đời lao lực tận tâm và những hoạt động phi thường
của ông Quách Đàm, từ hơn 40 năm ở Nam Kỳ, bắt đầu từ một tình huống
tầm thường khiêm tốn, nhưng nhờ nghị lực chuyên tâm hiếm có, đã thay đổi
vận mệnh ông. Ban đầu là tiểu thương sau đó buôn bán gạo, rồi chủ tàu,
buổi đầu của chiến tranh thế giới 1914 đã làm phá sản hoàn toàn sản nghiệp
rất lớn của ông. Ông không bị sóng đánh chìm mà trở lại thành công còn
hơn trước.
Nhưng lúc nào cũng nghĩ đến thuở hàn vi, và mặc dầu do bịnh liệt từ 10
năm, hạn chế trầm trọng hoạt động của ông, ông đã can đảm chịu đựng cho
đến phút cuối cùng, vẫn biết giúp đỡ uỷ lạo làm nhẹ bớt sự khốn quẫn trong
xã hội, luôn hỗ trợ các bệnh viện, trường học và các hội thợ thuyền, và
không bao giờ thờ ơ đến sự đau khổ của người khác cũng như công việc
của mình.

Đoàn đám tang

Hiển nhiên chính là để tỏ lòng kính trọng cuối cùng đến tất cả các đặc tính
xuất sắc rực rỡ này mà rất nhiều nhân vật Sài Gòn và Chợ Lớn đã hiện diện
sáng hôm qua, sau 7h rưỡi chung quanh quan tài.

Chúng tôi nhận thấy những nhân vật, mà ngòi viết không viết hết đầy đủ
được: ông Gazano, thị trưởng Chợ Lớn; Ông Gazano, thị trưởng Chợ Lớn;
ông Lefèvre, thị trưởng Saigon; ông Merle, tổng thư ký thị sảnh Chợ Lớn ;
ông Thomas, giám đốc Hãng rượu Bình Tây (Distilleries de Binh Tay) ; ông
Levillain, des Services du Port; những hội viên của Phòng thương mại người
Hoa (Chambre de Commerce chinoise); ông Brandela, của nhà Bank Đông
Dương (Banque de l’Indochine) ; bà Lasseigne và Soulet, của Banque
Franco-Chinoise ; bác sĩ Massias, bác sĩ trưởng bệnh viện Hopital Drouhet,
và phu nhân; bác sĩ Pradal ; ông André, trưởng phòng tòa thị sảnh Chợ Lớn:
ông Kerjean, thư ký tòa án; ông Dété, quản trị viên công ty Société
Commerciale ; ông Mathieu ; ông Béziat ; ông Gonon; ông Cavillon và hầu
như tất cả thương kỹ nghệ gia ở Saigon và Chợ Lớn; Dr Ferrey, bác sĩ hải
quân; ông Magnien giám đốc đường lộ ; bà hiệu trưởng trường nữ sinh Chợ
Lớn (Ecoles de filles de Cholon) ; ông Denome, kỹ sư ; ông Robert, hiệu
trưởng trường lycée Franco-Chinois ; đoàn đại biểu báo chí Hoa ngữ ở Nam
Kỳ, tất cả các bang trưởng các bang người Hoa và rất nhiều trưởng các khu
phố; ông Autret, giám đốc L’U. C. I. A. ; ông Scotto, cu/a công ty Société
Commerciale française d’Indochine; đoàn đại biểu nhân viên phòng Thương
mại; ông Caffort; ông Poulet, của công ty Courtinat; giám đốc nhà máy cung
cấp nước và điện (Usines de la Cie les Eaux et Electricité); ông Génis, công
ty Denis Frères; các đại diện Hải quân; Sở Y tế etc. etc.. và rất nhiều các
nhân vật khác mà chúng tôi xin lỗi là không nêu tên hết được vì một cột báo
không đủ và cũng rất là khó khăn, hôm qua, đi được nhanh khắp nơi để ghi
nhận.

Hành trình cuối cùng

Lúc này là 8 giờ.

Ba người con trai của người đã khuất, trong y phục tang trắng, đến đứng sau
xe tang, cũng như các con dâu, cháu và những họ hàng, mỗi người được hổ
trợ dìu đi bởi hai người giúp việc, ở đây không có những người “khóc mướn”
chuyên nghiệp.

Một lệnh ngắn được đưa ra: Sửa soạn nghiêm! Kế đó là tiếng lệnh mạnh mẽ:
Gác súng lên! Những nốt nhạc đầu tiên của bài La marche funèbre của
Chopin được chơi bởi

Ban quân nhạc bản xứ, và từ từ, đoàn đám tang bắt đầu di chuyển.

Thời tiết lúc đầu thì bất định, lúc này thì lại sáng hơn chút. Một vài tia sáng
mặt trời ấm xuất hiện chỉ trong chốc lát.

Trước xe tang, các cờ hiệu nối nhau như tranh vẽ, một dải lụa nhiều màu sắc
dài đến gần 2km. Chỉ có màu đỏ, màu của sự vui mừng là không có thôi. Vải
lụa bóng sáng khắp nơi, ca tụng những công trạng của Quốc Triệu Chi – tên
thật của ông Quách Đàm – với tất cả sự nuối tiếc của những người Hoa ở
Đông Dương về sự ra đi của ông.
Không tránh khỏi có vài lúc đi rồi lại phải dừng, đoàn đám tang đi trong lộ
trình đã định sẵn: đường rue Lareynière (Lương Nhữ Học), rue des Marins
(đường Thủy binh, nay là Trần Hưng Đạo nối dài), avenue Jaccaréo (Tản
Đà), quai de Mytho (bến Lê Quang Liêm, nay là đại lộ Võ Văn Kiệt), quai de
Gaudot (nay là Hãi Thượng Lãng Ông), rue de Canton (Triệu Quang Phục).
quai de Mytho — trở lại lần nữa — và rue de Paris (Phùng Hưng)..

Kế đó, từ đại lộ Tổng Đốc Phương (Châu Văn Liêm ngày nay) và đại lộ
Thuận Kiều, đám tang đi chậm rãi đến nghĩa trang Phú Thọ.

Tất cả cờ hiệu lóng lánh, lung linh dưới ngọn gió hay dưới sự ve vuốt của
mặt trời, tạo nên một quang cảnh ấn tượng. Chợ Lớn, ngày thường thì rất ồn
ào, nhưng lúc này thật yên lặng, dường như bị rơi vào trạng thái sững sờ.
Tất cả mọi người muốn xem, nhưng không có tiếng kêu than, hay xô đẩy
chen lấn. Ông Quách Đàm ngay cả lúc mất vẫn luôn tạo được sự kính trọng.

Một vài ban nhạc An Nam hay Trung Hoa, xen kẽ trong đoàn rước tang. Sáo,
cồng, trống và đờn kéo được thay phiên nhau dạo lên. Trên nhiều cáng
khiêng, có các con heo rô ti hay phết bóng, con dê, trái cây, bánh, hai con
heo bụng mổ, đồ cúng, giấy bùa ngải linh và những hình tượng khác. Tất cả
những thứ này đi rất thứ tự và trong yên lặng dọc theo bến quai de Mytho,
rue de Paris (đường Phùng Hưng) giữa sự kính trọng của người dân.

Sau gia đình và những nhân vật như đã kể trên, nhiều đoàn thể quan trọng
cũng đi trong đám tang. Đây, trước tiên là học sinh trường tiểu học Nghĩa An,
trường Văn hóa thể dục, và nhiều trường nữ, và đại diện của rất nhiều
nghiệp đoàn công nhân, mà ông Quách Đàm là ân nhân bảo trợ: nghiệp
đoàn Tiên Quan, nghiệp đoàn Won Quan, nghiệp đoàn Lit-Yut, nghiệp đoàn
Đức Hòa, nhóm quan trọng có thế lực là nghiệp đoàn Si-Trac (công nhân
rơm sợi) và nghiệp đoàn Si-Koc với ban nhạc của họ. Tất cả mọi người mặc
đồ trắng biểu hiện tang lễ hay đồ màu xám “quốc gia”, với các huy hiệu và
hoa gắn ở lỗ nút áo, đứng chung dưới các băng rôn to lớn hay các cờ hiệu,
mà đặc biệt trong đó có một cờ hiệu gây sự chú ý với hàng chữ “kính chào
lần cuối từ tất cả nghiệp đoàn ở Chợ Lớn”.

Đúng vậy, cái chế t không tha ai kể cả những người may mắn có tài. Ở Phú
Thọ, lúc rất trễ gần đến hết buổi sáng, dưới bầu trời âm u, sau khi chôn cất
còn có quan tài thứ ba, đợi lúc bốc xác ông Quách Đàm. Bởi vì trong một
năm, sau khi “hết hạn cơn gió lốc”, người Tàu giàu nhất ở Chợ Lớn sẽ lại lên
đường đi Hồng Kông, để đến nơi an nghỉ thật sự vĩnh viễn ở đất tổ tiên và
cuối cùng, sau một cuộc đời thật trọn vẹn, hưởng sự bình yên tuyệt đỉnh mà
đức Phật đã hứa hẹn và đạt được hạnh phúc trong cõi Niết bàn”.

Câu chuyện “công dân Pháp” lại một lần nữa được lật lại trên tờ Écho
Annamite (Tiếng Vọng An Nam) số ra ngày 04/06/1927. Trong bài viết của
mình, ông Nguyễn Phan Long đã kể lại câu chuyện giữa hai ông Celestin
Miche và ông Jean Boudot.

Khi cùng nhau tham dự đám tang, hai người đàn ông này đã có cuộc tranh
luận về các nghi thức văn hoá Trung Hoa liệu có hợp hay không hợp với vị
trí công dân Pháp của Quách Đàm.

Bài báo cũng tiết lộ một chi tiết khá đặc biệt trong tang lễ của Quách Đàm là
tất cả những người tham dự lễ tang đều được tặng một phong bao tiền.
Trong khi ông Boudot không muốn nhận vì thấy không phù hợp thì ông
Miche lại nói đó là phong tục của người Hoa, đến lễ tang của người Hoa thì
phải theo phong tục của họ.

Sự kiện tang lễ của Quách Đàm lắng xuống chưa bao lâu thì năm 1929, con
trai cả của Quách Đàm là Quách Khôi cũng qua đời và được đưa tiễn bằng
một lễ tang hoành tráng, xa hoa không kém.
Ngày 14/03/1930, gia đình Quách Đàm cùng nhiều quan chức chính quyền
như ông Renault, thị trưởng thành phố Chợ Lớn; ông Eutrope, đại diện
thống đốc Nam Kỳ và một số thương nhân, viên chức khác đã có mặt tham
dự buổi đặt tượng Quách Đàm ở sân chính giữa chợ Bình Tây.
Tượng Quách Đàm được đúc bằng đồng đen, mặc triều phục Mãn Thanh,
đội chiếc nón nhỏ, áo ngắn phủ phía ngoài áo thụng, tóc thắt bím, tay cầm
những cuộn giấy và bản đồ. Tượng được đặt trên bệ đá trắng, xung quanh
gắn giao long bằng đồng.
Sau năm 1975, tượng Quách Đàm bị tháo gỡ, đưa về lưu giữ trong Bảo
Tàng Mỹ Thuật.
Ngày nay, để tưởng nhớ người đã dựng lên ngôi chợ, người dân đã làm một
pho tượng bán thân nhỏ, đặt vào chỗ cũ, ngày ngày nhang khói.
chuyenxua.net biên soạn
Chuyện Xưa,Người Việt xưa,Sài Gòn xưa
tỷ phú sài gòn xưa
Câu chuyện về những tỷ phú Sài Gòn xưa – Kỳ 1: Sự nghiệp phi thường
của “chú Hỏa” và gia tộc Hui Bon Hoa
Cuộc sống hiện tại của ca sĩ Như Quỳnh ở tuổi ngoài 50

Viết một bình luận

Tên *

Email *

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình
luận kế tiếp của tôi.

Gửi bình luận

most recent
More
Chuyện Xưa

“Sau ngày nghỉ Tết” – Bài viết đăng trên báo năm
1934

Sài Gòn xưa

Tòa nhà SINCO ở gần chợ Bến Thành – Hình ảnh


gợi nhiều ký ức với người Sài Gòn xưa

Chuyện Xưa

Bài báo năm 1933: Đồ mã – Nên để hay nên bỏ?

Trung kỳ

Lịch sử hình thành Bà Nà và những hình ảnh hiếm


về khu nghỉ dưỡng của người Pháp gần 100 năm
trước

Chuyện Xưa

Diện kiến vua Minh Mạng (Hồi ký Michel Đức về


những lần được bái kiến Đức Vua triều đình Huế –
Kỳ 2)

Chuyện Xưa

Bài viết về “Dẹp bỏ ‘vàng mã’ trong ngày Tết đăng


báo năm 1934

© 2024 BẢN QUYỀN THUỘC VỀ CHUYỆN XƯA. EMAIL:


CHUYENXUA.NET@GMAIL.COM
Chuyện Xưa

Câu chuyện về những tỷ phú Sài Gòn xưa – Kỳ 4: Tỷ


phú Trần Thành và bột ngọt Vị Hương Tố nổi tiếng một
thời
CHUYỆN XƯA

Những ai từng sống ở Sài Gòn và miền Nam trước năm 1975 đến nay chắc
là chưa thể quên được hương vị của bột ngọt và mì ăn liền Vị Hương Tố,
thường được gọi là “mì cái tô”.
Thập niên 1950, thị trường gia vị ở Sài Gòn được chiếm lĩnh bởi 2 thương
hiệu lớn là Ajinomoto và Vedan. Nhưng qua thập niên 1960, thương hiệu bột
ngọt của Việt Nam là Vị Hương Tố đã đánh bật các thương hiệu nước ngoài
để chiếm toàn bộ thị trường. Ông chủ của Vị Hương Tố là một người gốc
Hoa tên là Trần Thành, vị tỷ phú xuất thân từ 2 bàn tay trắng.
Để đạt được những thành công tột bực và được ví như là “tỷ phú của tỷ phú
Sài Gòn”, ông Trần Thành đã trải qua một quá trình dài với nhiều vất vả và
khó nhọc vươn lên. Nhưng sau năm 1975, gia tài của cả 1 đời phấn đấu của
ông cũng tan thành bọt nước.

Những năm đệ nhị thế ᴄhιến, ông Trần Thành cùng gia đình lưu lạc sang
Việt Nam tha phương cầu thực, gõ cửa các hãng xưởng của đồng hương ở
Chợ Lớn để xin việc làm. Dịp may đến khi có một ông chủ họ Trịnh thu nhận
Trần Thành làm công tại một một xưởng ép dầu đậu nành và đậu phộng để
sản xuất dầu ăn. Cơ sở này chuyên thu mua đậu nành, đậu phộng đem về
ép dầu thủ công. Công việc của Trần Thành là cọ rửa các thùng chứa, một
công việc lao động phổ thông không cần trình độ với mức lương rẻ mạt.

Như nhiều người Việt gốc Hoa khác, ông Trần Thanh là người cần cù, chịu
khó (tư sản người Hoa đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Sài Gòn
trước 1975), lại còn luôn vui vẻ phụ giúp người khác mỗi khi xong việc của
mình. Thái độ làm việc của ông được ông chủ đánh giá cao, chẳng bao lâu
sau ông được giao phần quản lý toàn bộ khâu vệ sinh cho nhà xưởng.

Giữ vai trò này, ông Trần Thành đã phân chia công việc công bằng và hợp
lý, bản thân mình luôn lãnh phần nặng nề hơn những người khác. Cách
hành xử này khiến ông chủ càng hài lòng hơn. Uy tín của Trần Thành với
ông chủ và những công nhân khác ngày càng lên cao.

Một thời gian sau, ông Trần Thành được tin tưởng giao cho phần việc đi thu
mua nguyên liệu ở các tỉnh miền Tây, sau đó phụ trách cả những khu vực
khác, sang thu mua cả ở Cao Miên. Đây cũng là công việc mà ông Trần
Thành thực hiện xuất sắc nhất. Vậy là từ một anh công nhân vệ sinh suốt
ngày chỉ ru rú ở một góc tối tăm trong nhà xưởng, ông đã bước ra xã hội
bên ngoài rộng lớn, làm quen với việc kinh doanh, mở mang đầu óc.

Trong quá trình thu mua nguyên liệu, ông Trần Thành luôn đặt chữ tín lên
hàng đầu, không bao giờ ép giá nông dân, không kê giá để hưởng lợi,
không sai hẹn và không hứa hẹn những cái không làm được. Kiểu làm ăn
này khác với những thương lái khác nên Trần Thành tạo được niềm tin với
nhà nông, họ thích bán cho ông hơn các thương lái khác. Một thời gian sau,
Trần Thành được ông chủ giao cho phần việc quan trong hơn: Quản lý toàn
bộ việc thu mua của xưởng. Với vai trò mới này, ông được đi khắp nơi ở cả
nước và sang tận xứ Cao Miên, biến nơi này thành nơi cung cấp nguyên
liệu lớn nhất.

Lúc này ông Trần Thành đã lập gia đình và tích luỹ được một số vốn. Ông
chủ họ Trịnh nhận thấy những tố chất đặc biệt của Trần Thành trong kinh
doanh, có chí tiến thân, góp nhiều công sức cho xưởng nên quyết định cho
Trần Thành vay số vốn lớn để gầy dựng cơ nghiệp riêng, cho độc quyền
cung cấp nguyên liệu cho xưởng. Chẳng bao lâu sau, Trần Thành trở thành
nhà cung cấp các loại hạt có dầu cho hầu hết các hãng xưởng ở miền Nam.

Cơ nghiệp của ông Trần Thành từ đó phát triển với tốc độ chóng mặt. Sau
khi trả lại đủ tiền vay cho ông chủ cũ, Trần Thành tiến tới thâu tóm mọi
nguồn hàng của ngành nghề này, rồi tiến sang đầu tư vào lĩnh vực khác.

Khi đã có cơ nghiệp vững chắc, ông đầu tư số vốn lớn để thành lập một
hãng sản xuất dầu ăn lớn và hiện đại bậc nhất. Lợi nhuận từ công việc kinh
doanh ngày càng thăng tiến đã giúp ông trở thành một trong những tỷ phú
đầu tiên ở xứ Nam kỳ. Ngoài ra, với sự nhạy bén đặc biệt trên thương
trường, ông còn đầu tư vào nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh khác
nhau. Thậm chí, ông còn cất công đến Nhật Bản, Đài Loan, Singapore… để
tham quan và học hỏi các xí nghiệp lớn, đồng thời tìm hiểu thị trường.
Cũng từ đó, nhận thấy thị trường bột ngọt là gia vị cần thiết cho mọi bữa ăn
gia đình thời đó, nhu cầu lớn nhưng người dân vẫn phải dùng bột ngọt nhập
khẩu số lượng có hạn từ Nhật và Đài Loan, lại bị thuế quan nên giá đắt đỏ.
Kế hoạch của ông Trần Thành là sản xuất bột ngọt chất lượng không thua
kém nhưng giá rẻ hơn nhiều nhờ sản xuất trong nước và nhờ chính sách
bảo hộ hàng nội địa của chính quyền.

Năm 1960, ông Trần Thành đã thành lập công ty Thiên Hương, trụ sở tại 118
Hải Thượng Lãn Ông, với nhà máy sản xuất bột ngọt mang thương hiệu Vị
Hương Tố. Nhà máy có công suất lớn, với thiết bị nhập từ Nhật Bản, được
đánh giá là hiện đại nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ. Ngay bước đầu, nhờ chất
lượng tốt mà giá lại rẻ nên bột ngọt Vị Hương Tố sớm được các bà nội trợ
đón nhận. Thừa thắng xông lên, Nhà máy bột ngọt Vị Hương Tố còn sản
xuất thêm mì gói, mì chay, tàu vị yểu, và đều rất thành công.

Các nhà máy sợ nhất là nguồn nguyên liệu bất ổn, bị đầu cơ, thao túng…
trong khi đó ông Trần Thành lại là nhà cung cấp nguyên liệu lớn nhất thời
đó. Việc vừa thu mua cung cấp nguyên liệu lại vừa sản xuất, mua tận ngọn
bán tận gốc như vậy nên sản phẩm của ông bán ra lúc nào cũng có giá rất
cạnh tranh.
Bột ngọt Vị Hương Tố có logo tương đối giống logo công ty Ajinomoto của
Nhật Bản, đối thủ chính của ông Trần Thành mới ra mắt: đều có hình một cái
tô màu đỏ. Logo Vị Hương Tố là tô mở nắp chứ không đóng kín như logo
Ajinomoto. Phía trên cái tô mở nắp là ba sọc đỏ lớn chạy dọc, nhìn như khói
thức ăn và hương thơm tỏa ra ngào ngạt rất sinh động.

Ngoài chiến lược cạnh tranh về giá, thành công của Vị Hương Tố còn nhờ
những khuyến mãi mát tay của ông Trần Thành. Nghiên cứu thói quen của
các bà nội trợ, thấy rằng đồ dùng nhà bếp được mua nhiều nhất, ông
khuyến mãi tặng tô, chén và muỗng khi mua bịch bột ngọt lớn, vừa và nhỏ.
Bột ngọt vừa rẻ lại được tặng tô nên bán rất chạy, Vị Hương Tố tung tiếp
khuyến mãi tặng tô chén theo bộ: Phúc Lộc Thọ, Mai Lan Cúc Trúc, Xuân Hạ
Thu Đông… làm cho các bà nội trợ muốn mua trọn bộ, nhiều khi nhà chưa
hết bột ngọt cũng ráng mua thêm cho đủ bộ khuyến mãi.
Từ lợi nhuận kếch xù của Nhà máy bột ngọt Vị Hương Tố, ông tiếp tục đầu
tư vào nhiều ngành nghề khác như: khách sạn, nhà hàng, bệnh viện, và
trường học, mà lĩnh vực nào cũng thắng. Nhiều bệnh viện ở khu vực Chợ
Lớn còn lại cho đến ngày nay đều có sự đóng góp của ông Trần Thành:
Bệnh viện Nguyễn Trãi, Nguyễn Tri Phương, An Bình, Chấn Thương Chỉnh
Hình…

Thời đó, có nhà báo hỏi ông bí quyết để thành công trong kinh doanh. Ông
Trần Thành nói bí quyết đó đơn giản chỉ là điều mà người Á Đông đã biết từ
ngàn xưa: Chữ Tín, lòng trung thực và sự kiên trì. Làm ăn mà không giữ
được chữ Tín và sự trung thực thì chẳng bao giờ có thể trở thành “ông chủ
lớn” nổi. Của cải mất đi còn có thể gây dựng lại được, nhưng uy tín không
còn thì coi như trắng tay.

Tuy thành công tột đỉnh như vậy, nhưng ông Trần Thành cũng không qua
khỏi ải mỹ nhân. Từ một người sống cần kiệm, tránh xa chốn ăn chơi từ lúc
bắt đầu khởi nghiệp, ông đã trở thành một người vung tiền để chiếm được
trái tim của người đẹp nức tiếng người Đài Loan. Đó là nữ minh tinh – ca sĩ
Thang Lan Hoa (Tang Lan Hua), từng nổi tiếng khắp miền Nam với phim Đài
Loan tên là Ngàn Thu Vĩnh Biệt cùng nam tải tử Dương Quần.

Trong một lần sang Sài Gòn biểu diễn theo lời mời của cộng đồng người
Hoa, diễn viên Thang Lan Hoa với vẻ đẹp sắc sảo đã làm “ông vua không
ngai trong vương quốc Chợ Lớn” mê mẩn. Ông Trần Thành đã tìm mọi cách
làm quen và gần gũi người đẹp. Để đạt được mục đích, ông đã không ngại
bỏ ra hàng núi tiền dưới chân Thang Lan Hoa. Cuối cùng, những món quà
tặng của nhà tỉ phú đa tình này là những viên đá quý đắt giá, quý hiếm trong
thế giới kim hoàn, cũng đã làm xiêu lòng mỹ nhân xứ Đài.

Thang Lan Hoa khi ở tuổi ngũ tuần

Từ đó, ông Trần Thành thường xuyên đi về Đài Loan như đi chợ. Ông sẵn
sàng chi tiền một cách hào phóng mua lấy lạc thú cuộc đời. Nhưng chỉ được
một thời gian, ông chia tay với người đẹp xứ Đài và có mối quan hệ với 1
phụ nữ khác người Tân Gia Ba, họ có với nhau một người con gái tại đây.
Vào những năm đầu thập niên 1970, khi đến chơi tại vũ trường Maxim’s của
nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, ông Trần Thành quen với một vũ nữ, là người sau
đó trở thành người vợ sống với ông cho đến lúc cuối đời. Cô vũ nữ này
được gọi gọi với cái tên Hoa là Phánh Dứng, tên Việt là Phan Anh, rất xinh
đẹp và tính tình được lòng nhiều người. Một số người quen cho biết bà
Phánh Dứng đã hy sinh tuổi xuân khi về sống với ông Trần Thành, cả lúc
sau năm 1975, khi ông bị mất hết vì toàn bộ gia sản bị quốc hữu hoá, bản
thân ông cũng bị tù tội. Khi đó bà làm tròn đạo tào khang, thăm nuôi cho đến
ngày ông mãn hạn, chăm sóc con cái rất tốt.

Sau thời điểm năm 1975, công ty Thiên Hương và thương hiệu Vị Hương Tố
thuộc nhà nước quản lý, nhưng không thể hoạt động được vì các kỹ sư,
công nhân kỹ thuật cao đã đi hết sang nước ngoài, nguồn men vi sinh để
sản suất bột ngọt được nhập từ Hongkong cũng không còn nữa.

Khi đó, bí thư thành uỷ Võ Văn Kiệt đã yêu cầu khôi phục bằng được hoạt
động của nhà máy Thiên Hương. Ban khoa học và kỹ thuật thành phố (phần
lớn là nhiều trí thức chế độ Sài Gòn) đã lập hai nhóm để khôi phục: Nhóm
cơ khí do ông Nguyễn văn Sơn đứng đầu lo việt kiểm tra lại máy móc. Nhóm
chuyên viên vi sinh do bác sĩ Trần Văn Ái (giám đốc viện Pasteur) đứng đầu
để khôi phục lại men vi sinh.

Nguồn men vi sinh được gửi từ Hongkong hàng tuần trước đó, nay chỉ có
hai chai gửi lần cuối từ ngày 23-4-1975 vẫn được bảo quản kỹ trong tủ đá
dưới 0 độ C đã được nhóm vi sinh nỗ lực khôi phục lại. Do thời gian bị đông
lạnh quá lâu khiến những mẻ đầu chỉ đạt được 30% so với men tươi, nhưng
các mẻ sau đã dần dần có chất lượng hơn và Nhà máy Thiên Hương đã
hoạt động trở lại được cho đến ngày nay.

Hiện nay các loại mì gói mang thương hiệu Vị Hương của cty Thiên Hương
Food vẫn còn bày bán ở các siêu thị.

Tổng hợp

Chuyện Xưa
tỷ phú sài gòn xưa
Những điều ít người biết về 2 tòa nhà Quốc Hội (Thượng Viện – Hạ
Viện) ở Sài Gòn trước năm 1975
Một câu chuyện tình cảm động qua hồi ức của ca sĩ Don Hồ

0 bình luận về “Câu chuyện về những tỷ phú Sài


Gòn xưa – Kỳ 4: Tỷ phú Trần Thành và bột ngọt Vị
Hương Tố nổi tiếng một thời”

Phi thuong
19/10/2023 vào lúc 1:04 sáng

Bài viết rất hay, đáng được lưu lại cho đời sau.

Trả lời

Viết một bình luận


Tên *

Email *

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình
luận kế tiếp của tôi.

Gửi bình luận

most recent
More

Sài Gòn xưa

Tòa nhà SINCO ở gần chợ Bến Thành – Hình ảnh


gợi nhiều ký ức với người Sài Gòn xưa

Chuyện Xưa

Bài báo năm 1933: Đồ mã – Nên để hay nên bỏ?

Trung kỳ

Lịch sử hình thành Bà Nà và những hình ảnh hiếm


về khu nghỉ dưỡng của người Pháp gần 100 năm
trước

Chuyện Xưa

Diện kiến vua Minh Mạng (Hồi ký Michel Đức về


những lần được bái kiến Đức Vua triều đình Huế –
Kỳ 2)

Chuyện Xưa

Bài viết về “Dẹp bỏ ‘vàng mã’ trong ngày Tết đăng


báo năm 1934
Chuyện Xưa

Bài báo về “dâng sao giải hạn” của người Việt 90


năm trước: Không nên mê tín dị đoan (1933)

© 2024 BẢN QUYỀN THUỘC VỀ CHUYỆN XƯA. EMAIL:


CHUYENXUA.NET@GMAIL.COM
Chuyện Xưa

Câu chuyện về những tỷ phú Sài Gòn xưa – Kỳ 5: Từ


người thợ vá xe đạp trở thành chủ rạp Hưng Đạo nổi
tiếng
CHUYỆN XƯA NGƯỜI VIỆT XƯA SÀI GÒN XƯA

Thời xưa, nếu đi ngang qua đại lộ Trần Hưng Đạo ở góc đường Nguyễn Cư
Trinh, ai cũng dễ dàng nhìn thấy một rạp hát bề thế, mang tên là Hưng Đạo.
Trong rất nhiều hình ảnh xưa còn lại, chúng ta dễ dàng nhìn thấy rạp hát mà
đến ngày nay vẫn còn sau hơn 60 năm.
Năm 1958, ông Nguyễn Thành Niệm, một đại phú gia – chủ hãng xuất nhập
cảng xe hơi, đồ phụ tùng xe hơi, xe máy, tủ lạnh và máy lạnh… ở ngay ngã
tư các đường Trần Hưng Ðạo, Nguyễn Cư Trinh và Cô Bắc, đã bỏ tiền ra
xây cất tòa nhà Hưng Ðạo 1, rạp Hưng Ðạo và một tòa nhà khác được đặt
tên là Hưng Ðạo 2 ở ngay ngã tư, góc đường Phát Diệm (nay là đường Trần
Đình Xu) và đại lộ Trần Hưng Ðạo.
Ðến đầu năm 1960, các công trình này mới hoàn thành và đưa vào khai
thác. Lúc đó đoàn Thanh Minh – Thanh Nga còn mướn thường trực rạp hát
Thành Xương ở đường Yersin của ông Phạm Minh Tấn. Lúc này thì người
em vợ của ông Nguyễn Thành Niệm tên là Ân được trao quyền quản lý rạp
Hưng Ðạo. Ông Ân đã mời bà bầu Thơ đến văn phòng của ông trên lầu ba ở
ngay mặt tiền rạp Hưng Ðạo để giới thiệu rạp hát và mời bà bầu Thơ đưa
đoàn Thanh Minh – Thanh Nga về hát khai trương và ký hợp đồng hát
thường trực ở rạp Hưng Ðạo.
Ðến khoảng cuối năm 1967, Hưng Ðạo trở thành “đại bản doanh” của đoàn
Thanh Minh – Thanh Nga. Tất cả những tuồng mới của đoàn, như Con gái
chị Hằng, Ðôi mắt người xưa, Ngã rẽ tâm tình, Áo cưới trước cổng chùa,
Vàng sáu bạc mười, Hoa Mộc Lan… đều khai trương tại Hưng Ðạo và diễn
liên tục khoảng một tháng trước khi chuyển đến điểm diễn khác.
Ðây cũng là thời đỉnh cao của đoàn Thanh Minh – Thanh Nga. Muốn xem
tuồng mới, khán giả phải mua vé từ sáng sớm. Nhiều xuất hát, chưa đến
10h sáng, phòng vé đã đóng cửa, treo bảng “hết vé”.
Rạp Hưng Đạo ở gần rạp Nguyễn Văn Hảo, và dù ra đời sau nhưng Hưng
Đạo nhưng đã lấn áp các rạp lớn khác, một phần cũng nhờ đoàn Thanh
Minh – Thanh Nga.
Sân khấu rạp Hưng Đạo được xây dựng đại vĩ tuyến, chiều ngang rất rộng
để các đoàn hát thoải mái dựng tuồng, dựng cảnh.

Ngoài ra lúc này cũng là thời điểm các phim màn ảnh rộng Ðài Loan, Hồng
Kông, Ấn Ðộ… được nhập về chiếu ở Sài Gòn rất nhiều, nên rạp Hưng Đạo
có màn hình đại vĩ tuyến cũng là để tận dụng vào những ngày không diễn
cải lương thì sẽ kinh doanh chiếu phim màn ảnh rộng. Mặc dù đoàn Thanh
Minh – Thanh Nga có nhiều khán giả, đủ mọi giới, đủ mọi thành phần xã hội,
nhưng không thể ngày nào rạp Hưng Ðạo đều diễn cải lương.
Sau năm 1975, rạp Hưng Ðạo được giao cho đoàn cải lương Trần Hữu
Trang quản lý, đổi tên thành Rạp Trần Hữu Trang, tiếp tục là nơi sáng đèn
cho các đoàn cải lương hoạt động tại Sài Gòn cho đến nay.
Chủ nhân của rạp Hưng đạo là ông Nguyễn Thành Niệm, một người có xuất
thân cơ hàn, từ một người vá xe đạp ở lề đường đã vươn lên trở thành một
thương gia giàu có, một tỷ phú của Sài Gòn. Tương truyền, ông chủ của rạp
Hưng Đạo có câu nói rằng: “Cuộc đời cũng giống như một sân khấu, mình
cố làm sao cho sân khấu lộng lẫy thì càng hay…”

Vào thập niên 1940, phương tiện giao thông trên đường phố Sài Gòn vẫn đa
số là xe đạp. Khi đó ở góc đường Général Marchand và Gallieni (nay là
Nguyễn Cư Trinh – Trần Hưng Đạo), có một chàng thanh niên nhập cư tuổi
đôi mươi ngồi cặm cụi sửa và vá xe đạp trên lề đường.

Dù làm nghề chân tay, nhưng chàng trai đó vẫn vận dụng tối đa đầu óc để
công việc được thuận lợi. Sửa xe có tâm, trung thực, hư đâu sửa đó, tiền
công vừa phải, đôi khi sửa miễn phí những cái lặt vặt để khách quay lại lần
sau. Dần dần khách truyền tai nhau và đến sửa xe ngày càng đông, có
những người bị hư xe ở xa nhưng cũng dẫn bộ tới nơi để sửa.

Sau đó không lâu, đến một ngày người ta thấy phía sau chỗ thợ sửa xe còn
bày bán thêm vỏ, ruột xe đạp và những phụ tùng khác để thay cho khách
nào cần. Thời đó không có chợ phụ tùng hoặc các loại phụ tùng xe được
bày bán khắp nơi như ngày nay, cho nên việc phục vụ linh hoạt của Niệm
được bà con ủng hộ. Hai năm sau, khách hàng nhìn thấy có thêm một hai
chiếc xe đạp lắp ráp hoàn chỉnh dựng ở đó để bán cho ai cần với giá phải
chăng. Hàng của Niệm lắp đến đâu bán được đến đó, ông bắt đầu tích góp
được vốn.

Vài năm sau khi làm nghề, không còn vá xe lề đường nữa, Niệm có đủ tiền
thuê hẳn một góc nhà và khai trương tiệm “Nguyễn Thành Niệm, sửa xe và
bán phụ tùng xe đạp”.
Việc làm ăn tiếp tục thuận lợi, đến đầu thập niên 1950, một dãy phố dài dọc
theo đại lộ Gallieni (Trần Hưng Đạo) đoạn Marchand (Nguyễn Cư Trinh) đến
xưởng đúc Nguyễn Văn Dung có đến 30 căn nhà mặt tiền được ông Niệm
mua lại.
Sở dĩ ông mua được nhiều nhà như vậy là do lúc đó Nam kỳ trải qua một
thời gian khủng hoảng, tình hình kinh tế chính trị chưa được ổn định, nhiều
người bán nhà ở Sài Gòn để hồi hương, nên ông Niệm mua được với giá rẻ.

Cuối thập niên 1950, Công ty Indo – Comptoir của Nguyễn Thành Niệm trở
thành một trong 10 công ty xuất nhập khẩu phụ tùng xe cơ giới lớn nhất Sài
Gòn có chi nhánh ở khắp miền Nam, vươn tới Nam Vang, Vientian, Pakse
(Lào).
chuyenxua.net biên soạn

Chuyện Xưa,Người Việt xưa,Sài Gòn xưa


tỷ phú sài gòn xưa
Những công trình kiến trúc trăm năm còn lại ở Sài Gòn – Kỳ 1
Nhạc sĩ Song Ngọc và những ca khúc nổi tiếng

Viết một bình luận


Tên *

Email *

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình
luận kế tiếp của tôi.

Gửi bình luận

most recent
More

Sài Gòn xưa

Tòa nhà SINCO ở gần chợ Bến Thành – Hình ảnh


gợi nhiều ký ức với người Sài Gòn xưa

Chuyện Xưa

Bài báo năm 1933: Đồ mã – Nên để hay nên bỏ?


Trung kỳ

Lịch sử hình thành Bà Nà và những hình ảnh hiếm


về khu nghỉ dưỡng của người Pháp gần 100 năm
trước

Chuyện Xưa

Diện kiến vua Minh Mạng (Hồi ký Michel Đức về


những lần được bái kiến Đức Vua triều đình Huế –
Kỳ 2)

Chuyện Xưa

Bài viết về “Dẹp bỏ ‘vàng mã’ trong ngày Tết đăng


báo năm 1934

Chuyện Xưa

Bài báo về “dâng sao giải hạn” của người Việt 90


năm trước: Không nên mê tín dị đoan (1933)

© 2024 BẢN QUYỀN THUỘC VỀ CHUYỆN XƯA. EMAIL:


CHUYENXUA.NET@GMAIL.COM
Chuyện Xưa

Câu chuyện về những tỷ phú Sài Gòn xưa – Kỳ 6:


Nguyễn Văn Hảo – Từ anh nông dân trở thành tỷ phú
nổi tiếng Sài Gòn
CHUYỆN XƯA NGƯỜI VIỆT XƯA SÀI GÒN XƯA

Ngày nay, nhiều người hẳn vẫn tò mò về chủ nhân xưa kia của ngôi biệt thự
cổ có hình dáng độc đáo như một con tàu, với mặt trước nhỏ và mở rộng
dần về phía sau, giống như một “ốc đảo” biệt lập, hiện nay vẫn còn ở giữa
bốn con đường Trần Hưng Đạo, Ký Con, Lê Thị Hồng Gấm và Yersin, toạ
lạc ngay trung tâm quận 1, cách chợ Bến Thành chỉ vài phút đi bộ.
Xem xét xung quanh ngôi biệt thự này, người qua đường có thể nhìn thấy
dòng chữ NG. V. HAO được khắc nổi rất lớn trên cửa chính và các cửa sổ
của ngôi biệt thự tại các mặt quay ra đường. Đó chính là tên của vị chủ nhân
Nguyễn Văn Hảo, một đại gia nổi tiếng của Miền Nam xưa, ông trùm trong
giới buôn bán phụ tùng xe hơi và là người sở hữu rạp hát lớn nhất của Sài
Gòn trước 1975.
Từ anh nông dân phất lên thành ông chủ lớn

Tỷ phú Nguyễn Văn Hảo sinh năm 1890 tại xã Nhị Long, huyện Càng Long,
tỉnh Trà Vinh trong một gia đình bình thường với nhiều đời làm nông nghiệp.
Cha ông có tới ba người vợ, mẹ ruột ông là vợ ba, còn ông Hảo là con thứ
ba của mẹ mình. Thưở nhỏ, ông Hảo sống cùng cha mẹ ở quê nhà Trà Vinh,
ngoài việc ruộng đồng phụ giúp gia đình, ông Hảo cũng được cha cho ăn
học chút ít.

Sau này, thấy ông Hảo chững chạc, thông minh, lanh lợi và chăm chỉ nhưng
chỉ ở nhà làm ruộng, ông Nguyễn Văn Kiệu, anh trai cùng cha khác mẹ với
ông Hảo, lúc này đang là chủ một cửa tiệm kinh doanh phụ tùng ô tô làm ăn
khá phát đạt ở trung tâm Sài Gòn, bèn đưa ông lên phụ giúp công việc kinh
doanh của mình. Từ một người phụ việc, vốn chăm chỉ, lại ham học hỏi,
chẳng mấy chốc ông Hảo đã học được nghề buôn bán, thay ráp phụ tùng,
trở thành thợ chính trong tiệm của anh trai, đồng thời đưa được vợ con lên
Sài Gòn sống cùng mình.

Sau thời gian dài làm việc cho anh trai, tích luỹ được số vốn liếng kha khá
cùng kinh nghiệm làm ăn kinh doanh, ông Hảo ngỏ lời xin anh trai cho mở
tiệm riêng trên đường Trần Hưng Đạo. Điều đặc biệt là cửa tiệm đầu tiên mà
ông Hảo thuê và ăn nên làm ra từ đó thuộc sở hữu của gia đình chú Hoả, vị
đại gia giàu có bậc nhất Sài Gòn xưa.

Khi công việc buôn bán phụ tùng, sửa chữa xe cộ đi vào ổn định, ông Hảo
sắm một cây xăng bơm tay để trước cửa tiệm, mở bán thêm xăng xe, dầu
nhớt các loại cho xe cộ qua lại và lui tới cửa hàng của ông. Dù mở tiệm sau
nhiều thương nhân người Việt và cả người Pháp khác, nhưng với sự mềm
dẻo, khéo léo và nhanh nhạy trong kinh doanh, cửa tiệm của ông Hảo luôn
tấp nập khách ra vào. Khi công việc kinh doanh lớn hơn, ông Hảo giao lại
việc buôn bán tại cửa tiệm cho vợ, kết hợp với bà con họ hàng mở thêm chi
nhánh ở tỉnh, bản thân ông chủ yếu lo việc lấy hàng và giao dịch với chủ
hàng từ Pháp. Theo lời kể lại, vợ ông Hảo cũng là một người kinh doanh
khéo léo, chăm chỉ và biết chiều lòng khách hàng. Cánh tài xế đường dài từ
miền Tây lên rất thích mua bán phụ tùng tại tiệm của vợ ông Hảo vì sự tận
tình, cởi mở và dân dã, khác biệt hoàn toàn với những tiệm phụ tùng khác,
nhất là cung cách xa lạ của các tiệm người Pháp. Đặc biệt, nếu là tài xế lái
xe thuê đến mua hàng, bà Hảo còn “biếu” ngược lại họ vài đồng cà phê,
thuốc lá cho vui.

Chẳng mấy chốc, vợ chồng ông Hảo đã có một số vốn lớn trong tay và tậu
được miếng đất “vàng” ngay trung tâm quận 1 để xây một toà nhà lớn (chính
là căn biệt thự cổ ngày nay). Toà nhà được khởi công xây dựng từ năm
1933, đến năm 1935 thì hoàn thành một phần, gia đình ông Hảo dọn vào
sinh sống và kinh doanh, toà nhà sau đó tiếp tục được xây cất và hoàn thiện
vào năm 1937.
Toà biệt thự có tổng diện tích khoảng 800m2, gồm có 3 tầng lầu và 1 sân
thượng, được xây theo kiến trúc Pháp phổ biến thời bấy giờ, một số vật liệu
xây dựng như gạch bông được nhập khẩu trực tiếp từ Pháp. Toàn bộ tầng
trệt khu biệt thự được ông Hảo ngăn ra làm nơi kinh doanh buôn bán đủ thứ
ngành nghề xoay quanh những chiếc xe hơi. Mặt tiền phía đường Trần
Hưng Đạo, ông Hảo cộng tác với hãng Caltex mở cây xăng. Mặt tiền đường
Lê Thị Hồng Gấm, ông mở garage bán xe.

Ảnh ngôi nhà chụp trước năm 1975 nhìn từ phía đại lộ Trần Hưng Đạo. Phía trước là bảng hiệu hãng
vỏ xe Michelin và cây xăng Caltex

Phía bên hông biệt thự, hai mặt quay ra đường Ký Con và đường Yersin ông
Hảo đặt văn phòng làm việc, cửa hàng bán phụ tùng xe hơi và nhà kho. Ở
các tầng trên, nửa trước căn nhà phía đường Trần Hưng Đạo là nơi ở của
đại gia đình ông, nửa phía sau đường Lê Thị Hồng Gấm, ông Hảo ngăn
thành 6 căn hộ cho thuê.
Nói thêm về việc kinh doanh xe hơi của ông Hảo, từ năm 1940, ông Hảo liên
hệ với các hãng xe từ phương Tây, nhập xe hơi nguyên chiếc về bán cho
người Việt. Một số thương hiệu xe hơi mà ông kinh doanh có thể kể đến như
Fiat, Nash, Lancia,…. Bên cạnh bán xe, ông Hảo bao thầu luôn các dịch vụ
bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa cho các hãng xe, đồng thời làm đại lý vỏ ruột
xe hơi cho hãng Michelin. Có thể nói, dù xuất thân từ nông dân, học vấn ít
ỏi, ông Hảo đã nhanh chóng học hỏi và có những mối quan hệ làm ăn sâu
rộng với người Pháp; đồng thời với phong cách kinh doanh bình dân, tận
tâm, gần gũi với khách hàng người Việt, ông cạnh tranh trực tiếp và là đối
thủ đang gờm của các thương nhân người Pháp làm ăn tại Sài Gòn.

Việc kinh doanh tiếp tục phất lên, thấy khu đất gần đó (nằm giữa 4 con
đường Trần Hưng Đạo, Bùi Viện, Đề Thám, Nguyễn Thái Học) có diện tích
và vị trí đắc địa không kém khu đất hiện tại, ông Hảo tiếp tục tung tiền thu
mua và đầu tư xây dựng hai dãy nhà lầu với khoảng hơn 20 căn liền kề ở
khu vực “mũi tàu” để cho thuê kinh doanh.
Cư xá Nguyễn Văn Hảo ở góc Trần Hưng Đạo – Bùi Viện, tòa nhà trong hình này từng cho thuê
phòng trà Tháp Ngà (Tour d’Ivoire) nổi tiếng một thời, ngày nay vẫn còn

Chỉ tính riêng tiền cho thuê khu nhà này mỗi năm ông Hảo đã thu được hàng
ngàn đồng bạc Đông Dương. Phần cuối khu đất ông xây dựng rạp hát cải
lương mang tên mình, chính là rạp Nguyễn Văn Hảo nổi tiếng.

Dãy nhà ngói đỏ là khu nhà của ông Nguyễn Văn Hảo cho thuê
Cư xá Nguyễn Văn Hảo góc Trần Hưng Đạo – Bùi Viện vào thập niên 1950

Xây Rạp Hát vì yêu Cải Lương

Sinh ra và lớn lên ở xứ sở cải lương, ông Nguyễn Văn Hảo cũng như bao
người dân miền Tây khác, mê cải lương từ trong máu thịt. Chính vì vậy mà
khi có đủ lực về tài chính, ông bèn xúc tiếc việc xây rạp hát Nguyễn Văn
Hảo.
Trước năm 1960, rạp Nguyễn Văn Hạo được coi là “thánh đường” cải
lương, một số nghệ sĩ gọi rạp bằng cái tên “hàng không mẫu hạm” Nguyễn
Văn Hảo. Sở dĩ những cái tên như vậy ra đời là bởi đây là rạp hát cải lương
lớn nhất, đắt khách nhất Sài Gòn thời đó. Rạp có đến ba tầng khán phòng
với 1.200 chỗ ngồi. Tầng trệt của khán phòng đặt 500 chiếc ghế tựa, lót
nệm, bọc da đỏ sang trọng dành cho 2 hạng vé cao nhất, khách VIP và hạng
nhất. Tầng 2 gồm cũng gồm 400 ghế tựa, lót nệm, bọc da đỏ tương tự như
tầng trệt dành cho vé hạng nhất và hạng nhì tuỳ theo hàng ghế. Tầng trên
cùng, tầng 3 là khu vực dành cho vé hạng ba, có 300 chỗ ngồi là những
băng ghế dài, đóng thành từng tầng từ thấp lên cao để khán giả có thể dễ
dàng nhìn thấy sân khấu.

Ngoài 1.200 chỗ ngồi chính thức này, có những vở diễn lượng khách đến
xem quá đông, người ta còn bán thêm vé ghế súp đặt dọc các đường đi để
khách ngồi xem hát, có khi hết cả vé súp, khách chẳng cần câu nệ ghế ngồi,
mua vé hạng đứng, chen chúc đầy các lối đi để xem hát. Lần đông nhất phải
kể đến là vào năm 1953, đoàn Hoa Sen ra mắt vở Đoàn Chim Sắt tại rạp
Nguyễn Văn Hảo, khách rần rần kéo tới rạp, đứng chật kín các hành lang, lối
đi, chen lên cả bục sân khấu, lẫn hậu trường để xem hát.
Thập niên 1940 – 1960, rạp Nguyễn Văn Hảo là địa điểm mà các đoàn hát
nổi tiếng như Hoa Sen, Năm Châu, Hương Mùa Thu,… thường chọn trình
diễn khi ra mắt các vở cải lương mới, hoặc trình diễn một kỹ thuật diễn, hát
mới.
Thập niên 1970, cải lương bị thất thế một thời gian dài khi điện ảnh các
nước du nhập mạnh mẽ vào Việt Nam. Các rạp hát cải lương lần lượt phải
đóng cửa hoặc chuyển đổi công năng. Rạp Nguyễn Văn Hảo cũng không
tránh khỏi vòng xoáy đó. Năm 1970, rạp Nguyễn Văn Hảo được ông Nguyễn
Văn Đối thuê lại, để sửa sang làm rạp chiếu phim. Từ “thánh địa” cải lương
thập niên 1950-1960, rạp Nguyễn Văn Hảo được gọi bằng một cái tên mới
thức thời hơn là “Ciné Nguyễn Văn Hảo”.
Sau năm 1975, rạp Nguyễn Văn Hảo một lần nữa đổi tên thành rạp Công
Nhân. Ngày nay, rạp Công Nhân còn có một tên gọi khác là Nhà hát kịch
Thành phố, toạ lạc tại số 30 Trần Hưng Đạo, lưng quay về phía đường Bùi
Viện.
Về quê xây chùa, xây chợ & làm việc thiện

Từ trước năm 1960, khi đang còn làm ăn rất phát đạt tại Sài Gòn, ông
Nguyễn Văn Hảo đã quay về Càng Long tìm mua một khu đất rộng 150 công
với mục đích xây một ngôi chùa lớn cho quê hương mình. Sau khi được
chính quyền chấp thuận, ông thuê kỹ sư Phan Hiếu Kinh thiết kế kiến trúc.
Điểm đặc biệt của chùa ông Hảo (Hảo Tâm Tự) là ngôi tháp cao 9 tầng và lối
kiến trúc tân thời pha lẫn Á Đông. Do ở quê, điều kiện giao thông, thợ
thuyền và vật liệu đều mua bán khó khăn nên phải mất 8 năm ròng rã ngôi
chùa mới cơ bản hoàn thành.
Ông Hảo có hai bà vợ, bà vợ đầu là người ông cưới khi còn trẻ ở quê, hai
người có 1 người con chung là ông Nguyễn Tâm Thạnh sinh năm 1929 tại
Càng Long, cũng là người con ruột duy nhất của ông Hảo. Sau gia đình ông
Hảo nhận thêm một người cháu ruột làm con nuôi. Bà vợ đầu chính là người
đã cùng chung tay kinh doanh, buôn bán, gây dựng lên sự nghiệp lớn cùng
ông.

Về người con trai tên Nguyễn Tâm Thạnh, dù được sinh ra và bao bọc trong
gia đình giàu có, được cha mẹ cho ăn học đầy đủ ở trường Tây, có thời gian
được gửi lên Đà Lạt học. Nhưng theo lời kể của nhiều người, khác với tính
cách ôn hoà, niềm nở, chịu thương chịu khó của cha mẹ, ông Thạnh lại có
phần nóng nảy, không thích công việc kinh doanh và khá ham chơi. Ông
thường kết giao thân thiết, tụ tập chơi bời, đua xe, bắn chim với nhiều “công
tử” Sài Thành thời đó. Ngoài ra, ông Thạnh còn có sở thích lái xe jeep đi
rừng, có khi đi suốt mấy tháng trời, ở dài ngày trong các cánh rừng từ Đồng
Nai, Ninh Thuận, Lâm Đồng và ra tận Khánh Hoà.

Năm 1966, vợ cả qua đời, ông Hảo lúc này 76 tuổi, người con trai duy nhất
là Nguyễn Tâm Thạnh dù đã 37 tuổi nhưng không thể tiếp quản việc kinh
doanh của cha mẹ. Ông Hảo quyết định đóng cửa công ty kinh doanh phụ
tùng, giao gara xe và cây xăng cho người con nuôi quản lý kinh doanh, các
tài sản khác ông giao lại cho con trai Nguyễn Tâm Thạnh. Về phần mình,
ông Hảo trở về quê nhà Càng Long, sinh sống từ đó cho tới lúc mất cùng
người vợ sau.

Tuy nhiên, là người năng động tích cực, ông Hảo chẳng ở không được bao
lâu, về Càng Long, ông lại tiếp tục mua đất xây chợ, xây các dãy nhà phố
làm chỗ cho người dân trong vùng mua bán. Ông Hảo cũng từng vác đơn
xin phép chính quyền xây cầu vượt, cầu nối bắc ngang sông để thuận tiện đi
lại nhưng không được cấp phép.

Những năm cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970, chùa ông Hảo trở
thành nơi che chở, trú tránh, nuôi dưỡng những người dân chạy loạn từ
khắp nơi lui tới. Những thửa đất dư quanh chùa, ông Hảo cho dân trong
vùng mượn để trồng cấy, mưu sinh. Nhiều nguồn tin cho rằng, thời gian ở
Càng Long, ông Hảo còn bí mật ủng hộ rất nhiều tài sản, tiền bạc, vật dụng,
thuốc men, lương thực gửi vào vùng kháng chiến.

Năm 1971, ông Hảo qua đời khi đang ở tại Sài Gòn. Theo di nguyện, con
cháu đưa ông về an táng tại khu mộ riêng của gia đình được xây sẵn từ năm
1940 tại Càng Long. Khu mộ của gia đình ông Hảo, sau nhiều biến cố thời
cuộc, nhiều lần bị đào bới để trộm cắp tài sản hiện vẫn còn tồn tại. Sau khi
ông Hảo qua đời, người vợ sau của ông Hảo là bà Nguyễn Thị Dài đã thay
chồng coi sóc ngôi chùa. Năm 1975, toàn bộ tài sản của ông Hảo, trong đó
có ngôi chùa và cả khu thờ cúng của gia đình ông Hảo bị “tịch thu” sung
công, bà Dài tiếp tục ở lại trong ngôi nhà nhỏ cạnh khu thờ tự cho đến năm
1979 thì qua đời và chính quyền “tịch thu” hoàn toàn các khu nhà này.

Hậu duệ nghèo khó

Như đã kể ở trên, ông Hảo chỉ có một người con trai duy nhất là ông
Nguyễn Tâm Thạnh, nhưng ông Thạnh lại không đủ lực để tiếp quản gia
nghiệp hay làm nên nghiệp lớn như cha. Ngược lại hoàn toàn với người cha
chỉ hiếm hoi có một con độc nhất, ông Thạnh lại rất đông con, riêng với
người vợ thứ ba đã sanh cho ông tới 9 người con. Chính vì vậy, sau biến cố
năm 1975, khi toàn bộ tài sản của gia đình bị kê biên, gia đình ông Thạnh
chỉ được giữ lại phần diện tích nhà đã sinh sống từ thời ông Hảo là hai tầng
trên ở nửa toà biệt thự phía trước.
Năm 1976, ông Thạnh từng có thời gian về Bà Rịa làm rẫy nhưng cũng
chẳng thể lo nổi cho bầy con đông đúc. Để có tiền nuôi gia đình, ông Thạnh
phải lần lượt gỡ bán hầu hết các đồ vật quý giá trong nhà, hết đồ quý giá
phải bán luôn những thứ cơ bản, đến cả những tấm kính chồng ồn cũng
phải gỡ bán. Con cái ông Thạnh lớn lên trong cảnh thiếu thốn, bần hàn, hầu
hết không được học hành đầy đủ. Hiện nay, những người con của ông
Thạnh đều đã trưởng thành, con cháu đề huề, nhiều người vẫn sống cả gia
đình trong những căn phòng ở căn biệt thự cũ, có người phiêu bạt về quê
hoặc đi nơi khác sinh sống nhưng hầu như tất cả đều vất vả với những công
việc tay chân, làm đủ nghề để sống.

chuyenxua.net biên soạn

Chuyện Xưa,Người Việt xưa,Sài Gòn xưa


tỷ phú sài gòn xưa
Lịch sử hình thành và những hình ảnh đẹp nhất của Hồ Xuân Hương
ngày xưa ở trung tâm Đà Lạt
Lịch sử hình thành và những hình ảnh đẹp nhất của các biệt thự cổ Đà
Lạt

1 bình luận về “Câu chuyện về những tỷ phú Sài


Gòn xưa – Kỳ 6: Nguyễn Văn Hảo – Từ anh nông
dân trở thành tỷ phú nổi tiếng Sài Gòn”

Kỳ Lân
28/05/2023 vào lúc 2:37 chiều
Trích: (“chịu thương chịu khó” của cha mẹ..)
Hết trích./.
Cho hỏi, “chịu thương chịu khó” có nghĩa là gì vậy?

Trả lời

Viết một bình luận

Tên *

Email *

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình
luận kế tiếp của tôi.

Gửi bình luận


most recent
More

Sài Gòn xưa

Tòa nhà SINCO ở gần chợ Bến Thành – Hình ảnh


gợi nhiều ký ức với người Sài Gòn xưa

Chuyện Xưa

Bài báo năm 1933: Đồ mã – Nên để hay nên bỏ?

Trung kỳ

Lịch sử hình thành Bà Nà và những hình ảnh hiếm


về khu nghỉ dưỡng của người Pháp gần 100 năm
trước

Chuyện Xưa

Diện kiến vua Minh Mạng (Hồi ký Michel Đức về


những lần được bái kiến Đức Vua triều đình Huế –
Kỳ 2)

Chuyện Xưa

Bài viết về “Dẹp bỏ ‘vàng mã’ trong ngày Tết đăng


báo năm 1934

Chuyện Xưa

Bài báo về “dâng sao giải hạn” của người Việt 90


năm trước: Không nên mê tín dị đoan (1933)

© 2024 BẢN QUYỀN THUỘC VỀ CHUYỆN XƯA. EMAIL:


CHUYENXUA.NET@GMAIL.COM

You might also like