You are on page 1of 31

Miền Hào Nam Hanoicho là một giáoxứ khủnglù, có nguyên

một thama cônggiáo riêng, là thama Hợp Thiện, rộng zăm chục
hecta, chứa hàng ngàn mả, cả tíndồ cônggiáo và nôngphu Giùn,
quả mả già nhất [Zì dã nom] có niêndại Circa 1905.

Về thama này, Zì dã giảng kỹ trong loạt bàibiên trứzanh Hai


Triệu Giùn Ất Zậu, thủa cách nay 150 mùa, và cả trong bàibiên
Rắn Chúa {King Cobra A True Story}. Nhẽ bọn con Bò chả con
nào nhớ dcm nòi Bò chúng Má.

Gọi là thama cônggiáo, nhưng thama Hợp Thiện rộng cửa cho
any nhânzân. Mùa dói 1945, quãng vài ngàn xác cáibang chết-
dói khắp Hanoicho dã dược các thàytu và tínhữu bốc về dây, và
dược nhiều thợ-biên giàhói Backycho tạng Hoay Tou, Huan
Nguyen Kong, etc, chép vào vănchương.

Phỉ cộngquân Ming Zauzai dã giảitán thama này, cướp sạch dất
xây cơxưởng Tám Ba trứzanh, và cuốicùng, ban cho cháu
Voòng xây chungcư aka phân-lô bán-nền. Voòng dặt cho toàn
khu một quả tên mỹmiều: Dôthành Thờidại.

Các mả cônggiáo (có thánhgiá và bia dá, mả xây dá hoặc gạch,


baogồm cả nhiều mà Bương) dược cộngquân múp di lungtung,
và xêzịch vài lượt. Phần bự nhất hiện chiếm nguyên một sườn
dồi tại miền Thanh Tước làng Fuckyan, mà Zì dã môtả kỹlưỡng
nơi bàibiên Tưlệnh Nghĩatrang, thủa chữ Giùn còn chưa zính,
aka cách nay dã hehe 270 mùa.

Các mả không cônggiáo (không thánhgiá, có bia hoặc không bia,


mả thường dắp dất) thì bị nhét mẹ vào các hầm nhớn nằm chìm
zưới dất. Zângian Hào Nam gọi chung là Bể Xương. Hiệntại còn
quãng 3 Bể Xương dược dánhzấu, phía-trên toàn nhà và nhà và
nhà. Nhiều con hànlâm Lỗ Dít Backycho bảo dó chính là các bể
xương Ất Zậu, chứa toàn xác cáibang 1945.

Cách mấy Bể Xương chỉ chục thước, là tường-bao của Dôthành


Thờidại.
HỘI HỢP THIỆN

(Viet Cuong Sarraut sưu tầm và biên tập)


NGÀY NAY ÍT NGƯỜI biết Hà Nội ngày xưa đã từng có một tổ chức xã hội rất nhân đạo, rất nhân
văn có tên gọi là: Hội Hợp Thiện.
Vào những năm 1903 - 1904 - 1905 đã xẩy ra nhiều vụ ôn dịch làm nhiều người chết, có những xác
vô thừa nhận không ai chôn. Động lòng trắc ẩn doanh nhân Bạch Thái Bưởi đã cùng các ông Phạm
Sỹ Hoạch, Vũ Huy Quang, Đỗ Đình Đắc, Long Ngố là những doanh nhân rất thành công trong kinh
doanh lại giầu lòng nhân ái góp tiền lập Hội Hợp Thiện làm phúc, mục đích lúc đầu là "Phù thi tử lộ"
nghĩa là chôn cất tử tế cho những người chết đường vô thừa nhận. Hội Hợp Thiện được Thống sứ
Bắc kỳ cho phép thành lập theo nghị định ký ngày 09/7/1905.
Về sau Hội Hợp Thiện trở thành một tổ chức tư nhân lo liệu ma chay cho hội viên, người nhà hội
viên, rồi mở rộng cho cả người ngoài hội .
Hội Hợp Thiện mua đất ở cánh đồng làng Quỳnh Lôi, nơi đấy xa làng mạc làm nghĩa trang Hợp
Thiện, diện tích nghĩa trang phát triển ra đến 300 mẫu có cổng ở mặt đường Mai Động. (phố Minh
Khai ngày nay, Thập niên 60 tk trước nhà nước bỏ nghĩa trang này để xây dựng nhà máy dệt Khăn
mặt, khăn tay, dấu tích nghĩa trang vẫn còn cái cổng gạch tò vò bên đường Minh Khai).
Trụ sở hội Hợp Thiện thay đổi nhiều chỗ : đâu tiên là thuê ngôi nhà ở Hàng Đào chỗ đầu ngõ Gia
Ngư đặt bàn giấy, sau chuyển đến đằng sau chợ Hàng Da và sau cùng tậu đất xây nhà ở phố Orle'ans
chính là số nhà 125 phố Phùng Hưng ngày nay (nay là trụ sở Ban phục vụ Lễ tang thành phố Hà
Nội).
Ngoài việc "độ tử", hội Hợp Thiện còn chuyển hướng sang "độ sinh" tức là săn sóc cả cho người
sống. Hội đặt thêm một chỗ làm việc trong chùa Phổ Giác ở ngõ Hàng Đũa (phố Ngô Sỹ Liên ngày
nay) là một khu dân cư nghèo nhiều hạng người bị thiệt thòi sinh sống .
Năm 1935 Hội Hợp Thiện tổ chức ra "Bình Dân Phạn Điếm" (Restaurant populaire) ở ngõ Hàng
Đũa, bán cơm không lấy lãi mà còn bố thí nữa (một xuất cơm chỉ thu bằng 1/3 giá một xuất cơm ở
các hàng khác, gạo được chính quyền thành phố trợ cấp cho một phần).
Năm 1938 Hội mở viện Tế bần ở phố Graffeuil tức phố Bích Câu ngày nay (có tài liệu ghi là phố
Tholance tức phố Đoàn Thị Điểm ngày nay) là nơi thu nạp những người cầu bơ, cầu bất, ngủ đường,
ngủ chợ, cho ngủ qua đêm; sáng dậy phát cho mỗi người một bát cháo để họ ăn trước khi ra phố kiếm
sống .
Năm 1940 Hội Hợp Thiện đỡ đầu cho bà Cả Mọc, bà Vũ Quang Huy, bà Lê Trung Ngọc mở "Dạ Lữ
Viện" (Asile de nuit ở phố Phan Văn Trị bây giờ) là nhà trọ rẻ tiền cho người nghèo, ban ngày lao
động, tối không có chỗ ngủ (chủ yếu là hàng rong, trẻ đánh giầy, bán báo hoặc lỡ độ đường). Nhà trọ
có nhà tắm, có chăn chiên, chiếu sạch, có tối thu hút tới 300 người trọ .
Năm 1945 nạn đói khủng khiếp đã làm cho nhiều gia đình nông dân lang thang ra tỉnh thành, trẻ con
mất cả cha lẫn mẹ. Hội thu về nuôi trong Cô Nhi viện. Có tới 250 trẻ được phát quần cộc, áo cánh,
đứa lớn được học văn hóa, học nghề.Cụ quyền chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng đã dự khánh thành
Cô Nhi viện đó.
Hội Hợp thiện còn có chương trình mở rộng hoạt động, Hội đã mua được đất của thành phố để xây
20 gian nhà ở cạnh chùa Phổ Giác, mỗi gian ở đủ cho một gia đình lao động với giá cho thuê rẻ tiền .
Hội còn định làm nhà tắm bình dân, may quần áo lao động bán rẻ .....Nhưng tình hình căng thẳng và
chiến sự nổ ra cuối năm 1946 đã làm đình chỉ mọi hoạt động của Hội .
____________________
Nhà tang lễ thành phố 125 Phùng Hưng xưa kia là trụ sở Hội Hợp Thiện

Khu vực nhà máy dệt 8/3 không thuộc nghĩa trang Hợpv Thiên.Nghĩa trang HT thuộc đất làng
Quỳnh Lôi có cổng trên phố Mai Động ( nay là phố Minh Khai) và một cổng vào ở ngõ 559 Kim
Ngưu.

Ở chỗ nhà máy dệt 8.3 xưa có nghĩa trang hợp thiện .( ông bà ngoại mình táng tại đây . đến khi xd
các n máy 8.3 , kẹo h châu thì chuyển lên n trang yên kì . ) ko biết n trang này có phải của hội ???
này

Nghĩa trang Hợp Thiện ở vị trí nay là Nhà máy dệt Khăn mặt, khăn tay.Có cổng vào từ đường Minh
Khai(xưa gọi là phố Mai Động)và một cổng đi vào từ ngõ 559 Kim Ngưu.Thuộc đất làng Quỳnh Lôi
.Nghĩa trang Hợp Thiện không ở chỗ nhà máy dệt 8/3.

Có bác nào biết Nghĩa trang HỢP THIỆN chuyển một phần mộ về nghĩa trang nào và chuyển vào
thời gian nào của thế kỷ trước. Tôi xin cảm ơn .vì GĐ bị di chuyển mất 1 ngôi mộ có bia ghi tên
người mất

Người đàn ông 14 năm thắp hương trong


"khu nhà đói" giữa Hà Nội: "Tôi trông coi
đồng bào, không ai cấm được"
LONG QUYỀN, 07:08 12/07/2019

Ông Đặng Văn Tuyến (68 tuổi), người đã gắn bó với "khu nhà đói" hơn 14 năm cho biết,
người dân quy tập hàng nghìn hài cốt về đây từ những năm 1951. Đến nay, chưa ai có thể
thống kê được có bao nhiêu hài cốt được chôn nơi này.

 Bố đạp chết con trai, đào hố chôn xác ngay tại nhà 
 Loạt ảnh thương tâm về nạn đói tại Nigeria 
Đến nay, vẫn không có số liệu chính xác về số người đã chết đói trong năm 1945. Theo
số liệu của các nhà sử học ước đoán, số người chết trong nạn đói năm 1945 là từ 1 – 2
triệu người.
Trong những ngày tháng đen tối năm 1945, khắp các địa phương từ miền Trung đến miền
Bắc như Nghệ An, Quảng Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Nội, Hải Phòng… không ai có
thể đếm được có bao nhiêu bãi tha ma, hố chôn tập thể như Cồn Ma, Mả Quán …những
hố chôn tập thể lớn nhất là ở Hà Nội.

Bể xương tập thể của các nạn nhân nạn đói năm 1945 nằm sâu tít trong 2 con hẻm của ngõ 559 đường Kim
Ngưu.

Đi tìm dấu tích về bể xương khổng lồ nạn đói năm 1945


Đi dọc con sông Kim Ngưu thuộc địa phận quận Hai Bà Trưng, khi chúng tôi ngỏ lời hỏi
về "khu nhà đói" - nấm mồ chôn tập thể các nạn nhân nạn đói năm 1945 thì không một ai
biết đến.

Sau một hồi tìm kiếm, chúng tôi mới hỏi được đến ngõ 559, đường Kim Ngưu, nơi chứng
tích về nạn đói năm 1945 nguyên vẹn nhất còn xót lại. Con đường dẫn vào bể xương
khổng lồ nằm trong 2 ngách sâu chật hẹp, chạy dài hun hút của con ngõ này.
Đường vào nhỏ hẹp, chiếc cổng cũng vô cùng khiêm tốn. Khi du khách đến đây phải gọi điện cho số điện thoại
người trông coi nơi này để được vào thắp nhang.

Qua nhiều lần hỏi đường, đi sâu vào 2 con hẻm trong ngõ, chúng tôi mới tìm được đến
chiếc cổng có ghi số điện thoại của người trông coi bể xương này. Theo người dân nơi
đây, đến năm 2013, bể xương mới được tôn tạo lần thứ 2 và mở thêm một cổng thẳng ra
Minh Khai.

Nằm lọt thỏm giữa các ngôi nhà cao tầng, nghĩa trang Hợp Thiện giờ đây đã được tôn
tạo, có hàng rào bao quanh, nhưng do quá chật hẹp nên một số hàng rào phải chung bờ
tường với nhà dân.
Năm 2013, nơi đây được tôn tạo lần 2 và mở thêm 1 cổng hướng ra đường Minh Khai.
Tấm biển được cắm trước cổng nghĩa trang.

Phía trong cổng khuôn viên nghĩa trang có bài tế của giáo sư Vũ Khiêu, giữa khuôn viên
là một tấm bia lớn ghi: "Nơi an giấc ngàn năm của đồng bào chết vì oanh tạc và nạn đói
1944 – 1945".
Ít ai biết rằng, phía dưới tấm bia lớn đó là hàng chục ngàn sinh linh được chôn tập thể.
Nhưng phía dưới bể sâu bao nhiêu, rộng bao nhiêu cũng không ai biết được chính xác.

Bài tế của giáo sư Vũ Khiêu được khắc trên tấm bia trong khuôn viên nghĩa trang

Những dấu tích nguyên vẹn và rõ nét nhất còn sót lại có lẽ là những hình ảnh quy tập
xương cốt đồng bào do cố nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ An Ninh ghi lại được treo trên tường
phía trong nhà.

Bể xương chôn hàng ngàn sinh linh bị thu hẹp và dần trôi vào quên lãng
Trao đổi với chúng tôi, ông Đặng Văn Tuyến (68 tuổi), người đã gắn bó với nơi này hơn
14 năm cho biết, bể xương tập thể này được người dân quy tập hài cốt về đây từ những
năm 1951. Đến nay, chưa ai có thể thống kê được có bao nhiêu hài cốt được chôn. Người
ta chỉ ước lượng có khoảng hàng chục nghìn sinh linh được an nghỉ tại đây.
Ông Đặng Văn Tuyến là người trông coi nghĩa trang Hợp Thiện đã 14 năm nay.

Theo ông Tuyến, trước đây, nơi an nghỉ của các nạn nhân trong nạn đói năm 1945 là một
khu tập kết hài cốt rộng mênh mông. Vào những năm 1968, nơi đây chỉ là một vùng đất
hoang vắng, chỉ thấy toàn là cỏ lau sậy mọc um tùm. Bắt đầu từ năm 2000, quá trình đô
thị hóa đã dần khiến nơi này ngày một thu hẹp, giờ chỉ còn rộng 158m2.
Những hình ảnh quy tập xương cốt đồng bào do cố nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ An Ninh chụp lại là dấu tích thể hiện
rõ nét nhất về những năm tháng thương đau.

Đến khoảng 2006, do ảnh hưởng của đô thị hóa, người dân ngày một lấn dần đến bể
xương, nhà cửa mọc lên như nấm: "Thực tế, tại Vĩnh Tuy có 2 bể xương, nhưng bể còn
lại thì đã bị lấn chiếm hoàn toàn nằm dưới nền đất nhà dân, nay chỉ còn một bát nhang
đặt dưới một bụi tre. Ngày nay còn có nước máy chứ trước đây hàng chục hộ gia đình
vẫn sử dụng nước giếng khoan", ông Tuyến nói.
Đến năm 2003, khu nghĩa trang Hợp Thiện được tôn tạo lần 1, xây tường rào bao quanh.
Năm 2013, nơi đây được tôn tạo lần 2, ốp gạch hoa bên trên và sắm hai hàng cây cảnh
nhỏ đặt bên trên bể chứa. Hiện nay, khuôn viên trong nghĩa trang dù nhỏ hẹp nhưng vẫn
luôn sạch sẽ.
Do khuôn viên quá nhỏ hẹp nên tường bao quanh phải xây vào nhà dân.
Khuôn viên nghĩa trang Hợp Thiện nhìn từ trên cao.

Là người gắn bó với nơi này đã 14 năm, ông Tuyến tâm sự: "Tôi làm việc trông coi này
là việc tâm linh, tôi trông coi đồng bào. Do là việc tâm linh nên người thân trong gia
đình cũng hiểu và không ai nói gì cả. Mà nếu có nói cũng không được vì tôi thích là tôi
trông, không ai cấm được".
"Ngày 2 lần, tôi thường ra thắp nhang dọn dẹp vào buổi sáng và tối. Cũng không có gì
vất vả cả. Thi thoảng thấy cây cảnh bonsai nhỏ đẹp thì tôi lại mua về, mình thích thì
mình mua về trang trí cho khuôn viên chứ cũng không đòi hỏi kinh phí ở bất cứ đâu
cả", ông Tuyến chia sẻ.
Theo người dân, khách thập phương thường hay đến đây thắp nhang vào ngày mùng 1,
thi thoảng cũng có đoàn người Nhật đến thắp nhang còn những ngày bình thường thì rất ít
người tìm đến đây. Theo người trông coi nơi này, kinh phí để tôn tạo nghĩa trang Hợp
Thiện hoàn toàn từ nguồn vốn xã hội hóa.

Kinhtedothi - Ngày nay, ai đi qua phố Đông Kim Ngưu - Minh


Khai sẽ dễ có cảm nhận đây là một khu...
Kinhtedothi - Ngày nay, ai đi qua phố Đông Kim Ngưu - Minh Khai sẽ dễ có cảm nhận đây là một khu dân
cư lâu đời, bình yên đang trên bước đường phát triển. Song vẫn ít người biết rằng, đằng sau những toà
nhà to đẹp ấy, thậm chí ngay ở sâu dưới lòng đất ấy, vốn là cả một vùng đã từng đón nhận âm hồn của
hàng vạn đồng bào đã bị chết vì giặc Pháp oanh tạc và “nạn đói năm 45”.
Nằm sâu trong ngõ 559 phố Đông Kim Ngưu thuộc phường Vĩnh Tuy, Nghĩa trang Hợp Thiện chính là
nơi mà ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945, hàng vạn hài cốt của đồng bào bị chết do
giặc oanh tạc và nạn đói năm 1944-1945 đã được nhân dân Thủ đô quy tập, đưa về chôn tập trung thành
một khu mộ tập thể.
 

Phó bí thư Thành ủy Tưởng Phi Chiến trao đổi với lãnh đạo quận Hai Bà Trưng tại Nghĩa trang
Hợp Thiện.
Nhân chứng Nguyễn Văn Tuất (trú tại số 275 phố Minh Khai) kể lại:  Vào những năm 1944-1945, người
chết đói rất nhiều, từng đoàn xe bò kéo liên tục chuyên chở xã người chết đưa về đây, chôn thành những
ngôi mộ tập thể trên dải đất bên ngoài bức tường phía Tây của Nghĩa trang Hợp Thiện (khoảng 50 ngôi
mộ, mỗi ngôi có chiều dài 2-3 m). Lúc đó còn chưa có nhánh sông Kim Ngưu bây giờ, sau khi Nhà nước
ta cho đào sông Kim Ngưu thì vị trí những ngôi mộ này nằm ở dải đất thuộc bờ Tây sông Kim Ngưu hiện
nay.
Bác Ưng Văn Phi trước cũng làm trong Nghĩa trang Hợp Thiện, hiện ở số nhà 8 ngõ 674 phố Minh Khai
cho biết: Trong nghĩa trang này, ngoài 2 ngôi mộ được xây thành hầm mộ, còn 3 ngôi mộ khác, vì hài cốt
được đựng trong các hòm tiểu, nên cho xếp chồng lên nhau rồi đắp thành núi trên mặt đất. Cho đến năm
1960-1961, Nhà nước có kế hoạch di dời nghĩa trang đi nơi khác thì 3 ngôi mộ lộ thiên được di chuyển,
riêng 2 hầm mộ ở khu vực tổ 50 và tổ 69 vẫn được giữ nguyên, tức là khu tưởng niệm hiện nay.
Trong xu thế đi lên và phát triển không ngừng của Hà Nội, quận Hai Bà Trưng vốn từ một vùng đất
nghèo, là một trong 4 quận nội thành cũ, điều kiện còn nhiều khó khăn, đã có nhiều nỗ lực phát triển kinh
tế, chỉnh trang đô thị, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt từ những năm đầu của thế kỷ
21. Cùng với đó, các vấn đề xã hội cũng luôn được Đảng, chính quyền từ quận đến các phường chăm lo,
giải quyết kịp thời, tạo sự ổn định cả về đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân trên địa bàn.
Bà Đinh Thị Lan Duyên - Phó chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng chia sẻ: Để thể hiện tấm lòng tri ân,
tưởng nhớ những đồng bào bị nạn đang yên nghỉ tại Nghĩa trang Hợp Thiện, từ nhiều năm qua, Đảng
bộ, chính quyền và Nhân dân quận thường xuyên chăm lo tu bổ, xây sửa phần còn lại của Nghĩa trang
thành nơi hương khói khang trang, thuận tiện. Đầu năm 2014, quận đã tiến hành giải phóng mặt bằng, di
dời 3 nhà dân để mở một con đường bê tông rộng 4m từ phố Minh Khai vào Nghĩa trang, để thuận tiện
cho việc thăm viếng của người dân. Ngay trước mùa vu lan báo hiếu năm 2014, Hội nghệ nhân-thợ giỏi
TP Hà Nội đã ủng hộ, chỉnh trang, tu bổ nghĩa trang, tô điểm thêm những nét hoa văn cổ kính, tương
xứng với một di tích cách mạng kháng chiến mà UBND TP đã có quyết định công nhận từ năm 2005.
Đã thành thông lệ, cứ vào dịp Rằm tháng Bảy hằng năm, theo nếp truyền thống của mùa vu lan báo hiếu,
các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền từ thành phố đến quận, các phường và đông đảo nhân dân
thập phương lại về đây thắp hương tưởng niệm cùng nhiều lễ vật theo tập tục tâm linh, để cầu siêu cho
các vong linh đang yên nghỉ nơi mảnh đất lịch sử ghi dấu nhiều sự kiện không thể phai mờ trong lòng
mỗi người dân Thủ đô. Đồng thời, đây cũng là dịp để lên án, tố cáo tội ác của những cuộc chiến tranh
xâm lược, nêu cao truyền thống yêu nước thương nòi của dân tộc Việt Nam.
Khu tưởng niệm nạn đói năm 1945 - Nghĩa trang Hợp Thiện được xây dựng trên một vuông đất có diện
tích 141m2, ở giữa là ngôi mộ, phần nắp mộ xây một bức tường, phía trên tạo mái, lợp ngói ống. Đường
riềm được trang trí hình văn triện, trên đó đắp nổi hàng chữ “Nơi an giấc ngàn năm của đồng bào chết vì
oanh tạc và nạn đói năm 1945”, cạnh đó là dòng chữ ghi năm xây dựng 1951. Xung quanh mộ tạo một
lối đi, được lát gạch. Ngoài cùng là bức tường bảo vệ cao 1,5 m, mở một cửa ra vào ở bức tường phía
Tây của di tích.

Lời ăn năn của công dân Nhật tại nghĩa trang


Hợp Thiện
30/08/2015 | 13:00

Ông Hà Đình Đức tại Khu tưởng niệm…


TP - Mồng một âm tháng bảy trời đã rả rích mưa báo hiệu cho một tiết Ngâu âm u của tháng
cô hồn. Tiếp được cái meo của ông Đức Rùa (PGS Hà Đình Đức) đại ý, đã có nhiều thông tin
về nghĩa trang Hợp Thiện rồi nhưng có cái này chưa thấy ở đâu viết cả…

Nghĩa trang Hợp Thiện là cách nói xưa về cái tên nghĩa trang cũ mênh mông
thuở trước của Hà thành nay thuộc phường Vĩnh Tuy quận Hai Bà Trưng Hà
Nội.

Những năm giữa bốn mươi của thế kỷ trước, hàng ngàn dân thường vô tội
của nội thành, ngoại thành Hà Nội bỏ mạng trong những trận máy bay Nhật,
Pháp oanh tạc. Họa đạn bom chưa dứt lại tiếp liền nạn đói khủng khiếp hậu
quả của chính sách phát xít Nhật triệt hạ lúa hoa màu để trồng đay.

Các chỗ đói nhất Ninh Bình là Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn. Dân số Ninh
Bình là 96.000 người. Số người chết đói hai tháng khai là 3.325 người nhưng
thật ra phải gấp ba nghĩa là độ 1 vạn.

Dân Phủ Nghĩa Hưng (Nam Định) có 15 vạn người. Số chết đói mỗi ngày
khoảng 500. Dân đói phải ăn cả củ chuối và ăn cả thịt người (Báo Quốc
Quốc).

Hàng vạn lương dân Việt những tứ tán Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình,
Hưng Yên… đói lả lê lết dồn tụ về Hà Nội những tưởng miền đấy sẽ có miếng
ăn. Nhưng người dồn tụ về Hà thành càng lắm thì càng nhiều thê lương.
Người lả và chết đói chồng đống.

Xác người chết bom, người chết đói được quy tụ dần về nghĩa trang Hợp
Thiện chôn chung vào một hố khổng lồ. Hợp Thiện như là một nấm mồ tập
thể lớn nhất Thủ đô.  Sau này người ta phải dùng xi măng xây bao quanh cái
hố chứa nhiều vạn hài cốt ấy nên có tên chung bể xương  người chết đói.

Rồi biến thiên những vật đổi sao rời bao đổi thay cùng nạn nhân mãn. Nghĩa
trang Hợp Thiện heo hút dần lên xã lên phường. Người sống ở lẫn rồi chen
lấn người chết. Một Hợp Thiện, cụ thể là bể xương người chết đói bị xâm lấn
thu hẹp và có nguy cơ chìm vào quên lãng. May, một nhóm người hằng tâm
cuối những năm 90 đã kịp thời lên tiếng đòi thành phố Hà Nội các cơ quan có
trách nhiệm phải kịp thời chấn chỉnh sao đó để Hà Nội có một khu di tích lịch
sử không phải hào hùng mà bi thương!

Lại cũng may, đầu những năm 2000, Hà Nội đã kịp nghe ra và chuẩn thuận
nhiều phương án tháo gỡ chỉnh trang để có Khu di tích mang tên Khu tưởng
niệm đồng bào chết vì oanh tạc và nạn đói năm 1944-1945 khá là khang
trang. Dẫu chưa hoành tráng (bây giờ có nhiều ý kiến đề nghị xây tượng đài?)
lại ở vị trí khuất nẻo (Phường Vĩnh Tuy quận Hai Bà) nhưng may Hà Nội đã
có một chứng tích lịch sử gợi cho hậu thế những thông điệp dân tộc, nhân
văn…

Cũng cần nói thêm, trong những nhân sĩ trí thức hằng tâm ấy có PGS nhà
khoa học Hà Đình Đức. Chính ông đã nhiều lần dẫn anh em báo chí trong đó
có người viết bài này về Hợp Thiện từ khi khu tưởng niệm còn hoang sơ đổ
nát. PGS Hà Đình Đức cũng giới thiệu  chúng tôi làm quen với ông Đặng Văn
Tuyến là người chuyên lo hương khói cho khu di tích.  Chuyện ông Tuyến vốn
là lái xe chiến trường Bình Trị Thiên từ năm 1970, đối mặt với bom đạn chết
chóc, trở thành ông thủ từ coi sóc một khu tưởng niệm, một nghĩa trang có lẽ
duy nhất nước mình là cả một câu chuyện dài phảng phất màu sắc tâm linh!

Trong một lần gặp, ông Tuyến cho biết, có rất nhiều khách thăm Khu tưởng
niệm là người Nhật, khi đi đoàn, khi lẻ. Họ là nhà nghiên cứu, học giả, khách
du lịch. Có cả những cụ đã cao niên. Ông Tuyến hỏi chuyện qua người phiên
dịch được biết có người là lính Nhật đã từng tham chiến ở Việt Nam và Đông
Dương.

Mải chuyện nên tôi đã quên bẵng ông Tuyến bao năm nay đang sở hữu cuốn
sổ lưu niệm của Khu tưởng niệm…

Có cái này… chính là trong meo của PGS Hà Đình Đức lần lượt hiện lên
những dòng cảm tưởng của người Nhật mà PGS chụp trích từ trong sổ lưu
niệm mà ông Tuyến đang có…

Tôi cậy nhờ phóng viên Ban Quốc tế báo Tiền Phong Thu Loan (Trúc Quỳnh)
nhờ người rành tiếng Nhật dịch…
Những dòng ăn năn trong cuốn sổ lưu niệm của người Nhật Bản.

Xin trích ra ít dòng

Ngày 7/10/2010

Chủ tịch hiệp hội hữu nghị Việt Nam- Okinawa

Kamata Takashi
Không nói được thành lời về sự thật lịch sử hiện trước mắt về hình ảnh 2 triệu
người bị giết hại, luôn ở trong tâm trí thông qua những kiến thức lịch sử đã
biết.

Để không tái diễn những đau thương đó thêm lần nữa, sẽ xây dựng một cách
thiết thực mối quan hệ hữu nghị VN- Nhật thân thiết và hòa bình quốc tế.

Ngày 7/10/2010

Chủ tịch hiệp hội hữu nghị Việt Nhật:

Kazuo (không rõ họ?)

Tôi đã được dự Lễ hội Hà Nội – Thăng Long 1.000 năm.

Tôi cũng sẽ chuyển tải thông điệp về sự kiện kinh hoàng này trong chiến
tranh cho những người Nhật Bản trẻ tuổi. Cầu chúc cho sức mạnh có thể xóa
bỏ chiến tranh.

Đây cũng là dịp cho tôi mở rộng được tình hữu nghị bạn bè bốn phương với
những người bạn trẻ Việt Nam.

Ngày 7/10/2010

Tôi lại tới thăm Khu tưởng niệm này  sau 3 năm. Cầu cho sự kiện đau thương
này không  bao giờ xảy ra nữa.

(Chỉ có chữ ký)

Ngày 7/10/2010

Rất nhiều sự kiện đau buồn đã xảy ra ở đây.

Tôi nghĩ rằng chiến tranh gây ra đau thương cho cuộc đời mỗi con người.

Tôi nguyện cầu cho thế giới được hòa bình để con người không còn đau
thương nữa.

Chúng tôi nghĩ rằng điều chúng ta có thể làm là học tập và hiểu biết hiện thực
lịch sử để lịch sử không lặp lại.

Ký tên: Hiệp hội hữu nghị Việt Nhật (Không rõ họ tên. Chỉ có chữ ký)
Ngày 23/11/2010

Xót xa. Kính viếng

Taxi độc lập - Chi nhánh... Đảng cộng sản Nhật Bản. (Một loạt chữ ký. Không
rõ họ tên)

Ngày 16/1/2013

Hiệp hội hữu nghị Việt Nhật

Thành tâm kính viếng (Một loạt chữ ký. Không rõ họ tên)

Ngày 16/1/2013 Cầu chúc cho chúng ta giữ gìn được hòa bình!

(Chỉ có chữ ký. Chưa rõ họ tên)

Với tư cách là người Nhật Bản tôi thực sự xin lỗi về sự kiện hơn 2 triệu người
bị giết hại. (Nói như thế không phải là xong vấn đề, nhưng xin hãy tha thứ về
nó).

Nhật Bản đã tiêu tốn rất nhiều tiền trong cuộc chiến tranh trong khi người dân
Việt Nam phải chiến đấu chống lại sự xâm lược của đế quốc Mỹ. Ngàn lần xin
được tha thứ!

Nhật Bản sẽ cố gắng không để chiến tranh xâm lược xảy ra thêm nữa. 

23/4/2008 (Chỉ có chữ ký. Không rõ họ tên)

Và nhiều trang, dòng khác…

Ngó những dòng chữ Nhật tuồng như thảo và trông có vẻ nhọc nhằn trích từ
cuốn sổ ghi cảm tưởng của ông Tuyến, tôi bất giác nhớ đến âm sắc dõng dạc
của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vang lên trong không gian hội trường
Lưỡng viện Quốc hội Nhật buổi chiều ngày 19/10/2006 trong dịp thăm hữu
nghị chính thức Nhật Bản.

Vượt lên trên những thăng trầm của lịch sử, năm 1973, hai nước đã thiết lập
quan hệ ngoại giao, mở đầu quá trình bình thường hoá quan hệ Việt - Nhật.

Với truyền thống nhân nghĩa, hòa hiếu, nhân dân Việt Nam đã gác lại quá
khứ, hướng tới tương lai và thể theo ý nguyện của nhân dân, Chính phủ
chúng tôi đã dành ưu tiên cao cho việc mở rộng và tăng cường sự hợp tác về
nhiều mặt với quý quốc - một nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, có vai
trò quan trọng ở Châu Á - Thái Bình Dương và trên phạm vi toàn cầu.

Và đáp lại lời Thủ tướng, bà Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản đã đứng lên với
chất giọng thong thả từ tốn

Quân phiệt Nhật trước đây đã gây ra những tội ác cho nhân dân Đông Dương
trong đó có Việt Nam. Chúng tôi ngỏ ý xin lỗi cùng nhân dân Việt Nam...

Không riêng chi cánh báo chí mà những người Việt có mặt khi đó ở Hội
trường của Quốc hội Nhật Bản đều có cảm giác xúc động bởi đây là lần đầu
tiên trước đông đảo cử tri Nhật Bản, Quốc hội Nhật Bản đã có những lời chân
tình như vậy.

Cả hội trường đó có một phút lặng phắc...           

Chợt nhớ gần hơn, ngày 14/8, tại Tokyo, trong bài phát biểu nhân kỷ niệm 70
năm kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ 2, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
đã đề cập tới những lời xin lỗi trong quá khứ  "Nhật Bản đã nhiều lần bày tỏ
sự hối lỗi sâu sắc và gửi lời xin lỗi chân thành do những hành động của Nhật
Bản trong cuộc chiến".

Trước đó, trong bài phát biểu lịch sử tại Quốc hội Mỹ ngày 29/4/2915 Thủ
tướng Shinzo Abe thừa nhận rằng các hành động của Nhật Bản “đã mang tới
nỗi khổ” cho người dân ở các quốc gia châu Á trước và trong thời gian xảy ra
Chiến tranh thế giới lần thứ II. 

“Lịch sử rất khắc nghiệt. Cái gì đã làm không thể sửa lại được. Từ sâu thẳm
trong tim, tôi luôn nguyện cầu cho các nạn nhân…

Trước Lưỡng Viện Hoa Kỳ, Thủ tướng Shinzo Abe không chỉ ăn năn về quá
khứ. Những tràng pháo tay vang dội của các nghị sĩ Lưỡng Viện đã vang lên
khi Thủ tướng Nhật dõng dạc về hiện tại. Đối với tình hình biển đảo tại châu
Á, ba nguyên tắc của tôi là: thứ nhất, các tuyên bố chủ quyền phải dựa trên
luật pháp quốc tế. Thứ hai, các quốc gia không được sử dụng vũ lực để thúc
đẩy các tuyên bố chủ quyền của mình. Và thứ ba, các quốc gia phải giải
quyết khác biệt bằng biện pháp hoà bình.

Thủ tướng Nhật cũng giành thời gian thích hợp để đề cập đến Hiệp định Đối
tác xuyên Thái Bình Dương TPP là động lực quan trọng để thúc đẩy quan hệ
Nhật - Mỹ. “Về đàm phán Nhật - Mỹ, đích tới đã rất gần. Hãy cùng nhau đưa
TPP đến giai đoạn hoàn tất và ký kết bằng sự lãnh đạo chung của Nhật Bản
và Mỹ”.

Như là cái cách gián tiếp để nhắc Việt Nam sẽ được hưởng phần lợi lớn qua
TPP?

Lại bừng thức thêm một ký ức. Đúng 10 năm trước, người tiền nhiệm TT
Shinzo Abe, TT Koizumi trong bài diễn văn tại Hội nghị Á Phi nhân 60 năm kết
thúc chiến tranh thế giới lần thứ 2 cũng đã chân thành thế này: Việc Nhật bản
xâm lược và thống trị thuộc địa đã gây ra những mất mát đau khổ lớn lao cho
nhân dân nhiều nước đặc biệt là nhân dân các nước Châu Á. Cần phải nhận
thức sự thật lịch sử một cách đúng đắn và luôn khắc sâu trong lòng sự ăn
năn hối lỗi!

… Có chi như bỗng thoáng có sự gặp gỡ giữa các chính khách, những Thủ
tướng Việt Nam với 2 ông Thủ tướng và Quốc hội Nhật cùng những công dân
Nhật từng đến dâng hương tại nghĩa trang Hợp Thiện này?

Những thẳng thắn chân thành và ăn năn đã gặp nhau như một xu thế tất yếu
của thời đại…

Xuân Ba

Những nấm mồ tập thể dần bị lãng quên


Dấu tích nạn đói Ất Dậu đến nay chỉ còn là bể xương người khổng lồ ở nghĩa
trang Hợp Thiện giữa lòng thủ đô và những bãi tha ma Gò Lâu, Mả Quán...
còn sót lại ở các vùng quê.

Chiều đông, Hà Nội chìm trong cơn mưa phùn và đợt rét đậm kéo dài. Nghĩa trang Hợp Thiện
nằm trong ngách sâu hun hút của ngõ 559, đường Kim Ngưu, quận Hai Bà Trưng. Nếu không
muốn bị lạc, người đi viếng phải hỏi thăm mấy lần, rồi gọi điện cho người quản trang theo số
điện thoại ghi trên tấm bảng treo ngoài cổng. Năm 2013, nghĩa trang được tôn tạo, mở thêm một
cổng từ phía đường Minh Khai. Khách vào nghĩa trang bằng cổng này phải đi nhờ qua bãi đỗ xe
của một hãng taxi nên ít người biết đến.
Nơi an nghỉ của nạn nhân trong nạn đói năm Ất Dậu nằm lọt thỏm giữa những ngôi nhà cao
tầng. Người quản trang tên Đặng Văn Tuyến (63 tuổi) gắn bó với nơi đây tròn 10 năm. Ông kể,
khu này trước là ngoại ô Hà Nội, rộng mênh mông. Năm 1968, ông đi qua thấy cỏ lau mọc đầy,
không có tường bao quanh. Phố thị đổi thay, Hợp Thiện thu hẹp lại chỉ còn 158 m2.
Bể chứa xương người đã được ốp đá, phần nổi chứa tiểu sành, còn phần xương quy tập nằm dưới lòng
đất. Video: Thanh Tùng.

Nghĩa trang chẳng có gì ngoài tấm bia đá khắc bài tế của giáo sư Vũ Khiêu
với những lời ai oán: Có cơn gió bụi vừa tan/ Hai triệu sinh linh đã mất/ Khí
oan tối cả mây trời/ Thây lạnh phơi đầy cỏ đất; bức tường đơn sơ đắp dòng
chữ "Nơi an giấc ngàn năm của đồng bào chết vì oanh tạc và nạn đói 1944-
1945"; bệ đặt bát hương, ngôi nhà thờ và bể chứa xương người lớn nhất Việt
Nam.
Hàng chục nghìn sinh linh chết không gỗ ván, không bia mộ tìm được nơi mai
táng trong một nấm mồ chung. Bể chứa ấy được ốp gạch hoa, bên trên bày
hai hàng chậu cảnh. Nếu người quản trang không nói thì chẳng ai hay. Phần
nổi của bể chứa nằm trên mặt đất xếp đầy tiểu sành như người ta xếp từng
lớp cá. Còn phần chìm sâu dưới lòng đất sâu bao nhiêu, rộng bao nhiêu
chính ông không biết.
Trên tường, nơi khách thắp hương treo những hình ảnh quy tập xương cốt
đồng bào do cố nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ An Ninh ghi lại. Đây là thân hình xác xơ
vì đói, nhìn không ra đàn ông hay đàn bà; kia là chồng chất xương sọ được
xếp lại trong hầm đem chôn mà người yếu bóng vía sẽ không dám ngắm.
Người dân quê từ các vùng Thái Bình, Nam Định, Hải Dương... ùn ùn kéo lên
Hà Nội ăn xin. Người sống ngắc ngoải được đưa xuống trại Giáp Bát, khi ấy
còn gọi là làng Tám, thuộc tổng Thịnh Liệt, Thanh Trì. Người đói lả, chết còng
queo bên vệ đường thì đưa về đây chôn.

Trông coi nghĩa trang nhiều năm, ông Tuyến biết có nhiều ngôi nhà xây dựng
xung quanh khu này, khi đào móng phát hiện đầy xương người lẫn tiểu. "Có
nhà đào được hơn 80 chiếc tiểu sành, không mang ra nghĩa trang khác chôn
được vì không có đất, đành quây lại một góc nhà rồi để bát hương thờ cúng",
ông kể.
Ngày rằm tháng 7 âm lịch, người ta vẫn tổ chức làm lễ cầu siêu cho người đã
khuất. Người dân thi thoảng đến viếng vào ngày rằm, mùng một. Còn ngày
thường thì nghĩa trang khóa cửa, ai đến gọi thì ông Tuyến mở cửa.

Ông cho hay, người Việt có khi không biết nghĩa trang này, nhưng nhiều
người Nhật Bản đến Việt Nam thì lại biết rất rõ ràng. Họ là nhà sử học, nhà
nghiên cứu, khách du lịch, có những người từng tham chiến ở Việt
Nam. Thậm chí, có người đến đây rồi còn quay lại vài lần. "Mỗi lần đến thắp
hương, họ đều nói rằng rất tiếc vì những sai lầm mà thế hệ đi trước đã gây ra
thảm họa cho người Việt Nam. Rất nhiều người cúi đầu, nói câu xin lỗi", ông
cho hay.

Dòng cảm tưởng của những người Nhật đã đến nghĩa trang Hợp Thiện. Ảnh: Hoàng Phương.

Ở các vùng quê từng được coi là "tâm đói", dấu tích còn lại là một số
gò, quán với nhiều cách gọi như Mả Đói, Gò Lâu, Mả Ma...
Trước đây nghĩa địa thôn Tồn Thành, xã Giao Thịnh (Giao Thủy, Nam Định)
nằm cách làng gần 2 km, vốn là chân ruộng ngập nước. Ông Vũ Viết Ruông,
nhân chứng nạn đói cho biết, bãi tha ma chôn người chết đói nay đã là ruộng
canh tác hoa màu. "Người chết đói nhiều, song từ trước tới nay trong làng
không có một ngày giỗ chung, hay một nơi thờ tự để tưởng nhớ đến người
xấu số. Họ sống không có miếng ăn, chết không có nơi thờ cúng", cụ ông 85
tuổi ngậm ngùi.
Làng biển Phú Xá (xã Quảng Đại, Quảng Xương, Thanh Hóa) có nhiều người
chết đói nhất xứ Thanh năm Ất Dậu. Nơi chôn cất họ được dân làng gọi tên là
cồn Mả Quán. "Người chết nhiều đến nỗi không còn chỗ táng nên mồ cứ lấn
dần phần đất của người sống, lấn luôn ra biển. Hầu hết nấm mồ thời đó đã bị
sóng biển cuốn trôi hoặc gió và bão cát xóa dần dấu vết. Con cháu đời sau có
khi không tìm thấy xương cốt ông cha", ông Nguyễn Xuân Tài, người thôn
Thủ Phú (một trong ba thôn của làng Phú Xá) kể. 
Cồn Mả Quán nằm sát bờ biển hiện nay được quy hoạch thành khu du lịch.
Ông Tài nhớ chuyện mấy năm trước, có lần đơn vị thi công tuyến đường liên
thôn gần cồn Mả Quán còn múc được rất nhiều xương ống và sọ
người. Người dân xây nhà đào được xương cốt liền lấp đất lại chứ không quy
tập sang khu vực khác.

Ông Vũ Viết Ruông (xã Giao Thịnh, Giao Thủy, Nam Định) chỉ vào mảnh đất chân ruộng, trước đây
vốn là nghĩa địa chôn người chết đói ở thôn Tồn Thành. Ảnh: Phương Hạnh.
Nạn đói quét qua Tây Lương (Tiền Hải, Thái Bình) khiến xã này chỉ còn lại 1/3
dân số. Xưa kia, 5 thôn trong xã đều có những khu mồ tập thể nằm rải rác.
Nay chỉ còn sót lại nghĩa địa Gò Lâu nằm ở thôn Hiên. 

"Đến năm 1972, bom Mỹ dội xuống cánh đồng cạnh Gò Lâu. Thanh niên, dân
quân xã đi lấp hố bom còn phát hiện nhiều xương cốt bị bom cày xới tung lên.
Giờ chân ruộng lấn dần, cũng chẳng còn mấy mộ. Xương cốt của những
người chết đói năm ấy, có lẽ tan hết vào cánh đồng thôn Hiên rồi", bà Hoàng
Thị Nụ (91 tuổi) nhà cạnh Gò Lâu cho biết. Bà Nụ trầm ngâm bảo, nhắc đến
Gò Lâu, Mả Đói, chỉ có các cụ trong làng mới biết là nơi chôn người chết đói,
chứ người trẻ sinh sau đẻ muộn thì chịu thôi. 
Chủ tịch UBND xã Tây Lương, ông Phạm Ngọc Thạch, thừa nhận: "Tôi nghe
các cụ trong làng kể lại nên mới biết đó từng là mộ tập thể của người chết
đói. Do quy hoạch đất ở, nhà cửa cứ lấn dần lên, hiện nay vết tích những nơi
đó còn lại rất ít. Ngoài nghĩa địa Gò Lâu, trong xã cũng không có nơi nào để
tưởng niệm hàng ngàn người chết đói năm ấy".
Ngoài những mộ tập thể có tên, được người xưa chôn cất còn có mộ do vô
tình nước lũ đưa về, như ở cửa Ba Lạt (Hồng Thủy, Giao Thủy, Nam
Định). Năm xưa, xác chết đói của dân chài trôi từ thượng nguồn về đều nổi ở
doi cát gần cửa Ba Lạt. Dân xã Hồng Thuận đã chôn cất và dựng ngôi miếu
thờ, lấy tên gọi là Bách Linh. Ngôi miếu ấy giờ trở thành "nhà chung" của
người chết đói, chết đuối nơi cửa sông, cửa biển.
Trên khắp 32 tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ từ Quảng Trị trở ra đều có
những khu mồ tập thể, như bãi Âm hồn, khu Hai Dốc (thành phố Thái
Nguyên), khu mộ ở Làng Trung (Nghệ An) hay những nấm mồ hoang ở Thổ
Ngọa (Quảng Bình). Qua thời gian, những cái tên ấy chỉ còn là dĩ vãng. Dưới
lòng đất, xương cốt tiêu tan, phía trên đó là trụ sở cơ quan, nhà dân, cánh
đồng, trường học.
Nhóm phóng viên
Dấtdai và côngtrình của nhàchúa, khắp 3 vùng Giùn, bị Phỉ
Cộngquân ngangnhiên cưỡngchiếm, nhiều thòi Lồn ra. Nhiều
dến mức các liệtkê hànlâm thảy déo baogiờ dược nom là dầydủ,
và luôn phải cậpnhật.

Chuyện dã qua từ lâu, nên thôi, thí cho chúng.

Cơmà, là những tínhữu côngchính, chúng Má không dượcphép


lãngquên. Nếu lãngquên, hoặc không nhắcnhở xuống concháu,
nghĩa là chúng Má dã ỉa mẹ lên zisản của tiềnnhân, concháu
chúng Má sẽ mặcdịnh bôlão chúng chả làm dược déo gì nhớn,
một hànhvi không khác gì Chối Chúa.

Riêng tại Hanoicho, các nhàthương nhớn nhất dều từng là tàisản
của giáohội, nay thành bệnhviện quốczoanh.

Bệnhviện Giùn Dức nguyên là nhàthương Phủ Zoãn trứzanh


toàn cõi Dông Zương, thuộc caiquản của chínhtòa Hanoicho.

Bệnhviện Xanh Pôn (giữ tên gốc St Paul) nguyên là một tuviện
của Zòng Kín Carmel, một zòng-tu toàn các Chị. Nhiều Chị
[Bương] dã phụcvụ bệnhviện này tới tận những mùa 1990s, zưới
ách cộngquân.

Bệnhviện Dống Da nguyên là một tuviện của Zòng Chúa Cứuthế


gốcgác Gianãdại. Zì dã giảng phía trên.
Bệnhviện Giùn Cu nguyên là một tuviện Nữ kiêm họcdường
(sơhọc St Marie cho nhidồng gái) của Zòng Thánh Paul. Các
Chị hiện còn gìngiữ dược một giáodường dẹp mêman, zù chỉ là
một góc nhỏ của tuviện xưa.

Bệnhviện Lao Hanoi nguyên là dại-chủngviện St Joseph, thuộc


caiquản của chínhtòa Hanoicho.

Còn trong Namkycho, thì dcm nhiều quá Zì mặc mẹ chúng Má


tự gúc.

PS. Chúng Má nghe Zì biên "tuviện", thì dừng máymóc nghĩ dó


là các phòng-kín zành cho thàytu. Mà dó là nơi tutập của chúng
thày, bằng cách phụcvụ thanhân theo dúng Nhời Chúa. Nhẽ
thường thì, các tuviện sẽ là nhàthương hay họcdường, với một
góc nhỏ là nơi sinhhoạt và họchành của chúng thày.
Cạnh bệnhviện Giùn Cu aka tuviện Zòng Nữ Thánh Paul, là
trường trunghọc Giùn Dức, nguyên là một tuviện của Zòng
Thánh La Salle.

Zòng Thánh La Salle là một zòng nam-tu. Và các thàytu dược


gọi bằng Anh, hoặc Huynh (hay Sưhuynh), tùy vùng. Zòng này
chuyên dảmtrách phậnsự giáozục cho hàinhi nghèo, hoặc có
tốchất. Quả tên "La Salle" từ lâu dã là một hoànvõ trứzanh, với
hệthống giáozưỡng nhấtquán và xuyênsuốt và mạnhmẽ,
chấtlượng cao, khắp trầngian.
Các thàytu La Salle thường không là linhmục, zù cũng tutập
(aka sống tậptrung tại tuviện, không cưới vện hay sinhdẻ
hàinhi). Nên chúng Má vuilòng dừng gọi các Anh bằng Cha,
khiến chúng Anh ngượng dấy. Anh u90 cũng là Anh, nhé. Gọi
Anh (xưa là Phơ-re, chữ Pháp Nhợn), xưng Con, là okay.

Và trường La Salle Hanoicho dã là một dịachỉ giáozục tiếngtăm


của Backycho, ngang trường Bưởi zạy toàn trọcphú, hoặc Albert
Sarraut zạy toàn Bương và anhem quanlại.

Sau khi Dức Cha Phước lên nóc tủ ít mùa, thì trường zòng La
Salle dã mang tên ngài, nhằm ghinhận côngdức của một nhânvật
thuộc hàng Bấthủ.

Cộngquân cướp xong zòng La Salle, thì thay mẹ tên trường


thành Giùn Dức, với zăm trợgiúp lìutìu của cộngquân Dông
Dức. Quanlại và lãnhtụ Hanoicho toàn nhét mẹ hàinhi mình vào
trường này, zù các khối Chuyên nằm bên trường Bưởi hoặc các
viện dạihọc [sưphạm hay tổnghợp]. Bọn bạnbè Zì học trường
này daphần tinhtướng ngạomạn rất bõ ghét.

Các nhàchúa Bương tầmcỡ giáophận 100% có hầmmộ


{catacomb}. Các nhàchúa nhỏ hơn, thì không có hầmmộ dủ
100%, chỉ quãng 80-90%.
Nhàchúa Bương nào cũng xây hầmmộ, dơngiản vì dó chính là
phần móng của nhà, aka basement, tậnzụng làm nơi chứa
thânxác xươngchảo của các thàytu và các tínhữu zanhtiếng, và
cả gìngiữ các thánhtích quantrọng, suốt cả ngàn mùa.

Nhàchúa Bương thường không xây bé tíhon, nên hầunhư luôn có


basement rất bự. Cánhân Zì chưa từng gặp nhàchúa Bương nào
không có hầmmộ.

Các nhàchúa Giùn, thì tỷtrọng có hầmmộ không cao bằng


Bương, nhưng cũng không quá thấp. Các nhàchúa Giùn xây
trước thủa cộngquân 100% có hầmmộ. Dây là tậpquán từ xaxa
lắm. Nhàchúa mới xây vài chục mùa, thì Zì không rành.

Vào nhàchúa Hanoicho, chúng Má sẽ nom dược mấy quả mả


của 3 hồngy {cardinal} tiênkhởi tọa ngay giữa nền nhà. Dây
không là mả thực của chúng ngài, mà chỉ là dá bia. Xươngchảo
chúng ngài nằm zưới hầmmộ.

Ngoài hầmmộ, như con Phòng nói, các nhàchúa Bương thường
bốtrí các phòng kín zọc 2 bên thánhdường. Một phòng như này
cănbản chỉ rộng quãng vài chục thước vuông, có phòng chỉ to
bằng manh chiếu Giùn. Những phòng này maybe zùng làm nơi
tĩnhtâm, hoặc cầunguyện riêngtư, cũng có khi làm tòa giải-tội.
Phía trong từng phòng thường có dủ ban cungthánh [như một
giáodường mini], và các ghế-quỳ cho tíndồ.
Cộngquân cướp nhàchúa bằng cách nào?

Dcm cũng không khó lắm dâu.

Nhânzân con-chúa nghe zanh cộngquân, thì sợ Lòi Lồn ra. Và


mùa 1954-1955, tínhữu Backycho thiênzi hàngloạt, vào
Namkycho một phần nhớn, sang Bương một phần khác.

Như giáoxứ Thái Hà mà Zì nhắc phía-trên, quãng chục ngàn


tínhữu buộc-phải cút khỏi cốhương, bỏ-lại hơn trump bôlão hói
trán rụng răng. Nguyên tuviện [zòng Chúa Cứuthế Thái Hà] còn
sót nhõn 5 mạng, trong dó 3 linhmục, và 2 tusĩ niêndộ u90.

Cộngquân vin ngay cớ dó, xungcông luôn những côngtrình vắng


người chămsóc. Và buộc các thàytu cúng nốt các côngtrình
khác, vì "quá rộng cho một nhúm anh già" dcm nghe tài chưa.

Daphần các thàytu không cúng bằng vănbản. Dơngiản vì, theo
giáoluật, tàisản của giáohội là tàisản của thiênchúa. Các thàytu
không có quyền dịnhdoạt. Chúng ngài chỉ lặnglẽ rút vào các góc
nhỏ của nhàchúa hay tuviện, tiếptục condường tutập và gìngiữ
dứctin, mặc mẹ cộngquân muốn làm gì thì làm.

Cũng có thàytu giảmạo dã tựtiện cúng tàisản của thiênchúa. Bọn


chómá này thì nhắc làm déo gì nhỉ. Chúng bị rút-phép cmnr.
Dcm thủa xaxưa cách nay chừng 82 mùa, thì xâyzựng mới
tốnkém, chứ dấtcát rẻ như mạtcưa, dáng déo baonhiêu.

Bọn Namkycho toàn biếu nhau cả hécta trong cơn nhậu, là


thường. Dấtcát của pacon nhà Huyện Sĩ thì càng khủng, hàng
ngàn hécta cúng cho giáohội xây nhàchúa, và các anh cũng
không tính thành xèng.

Cha Phước vừa mua vừa xin dất xây nhàchúa Hanoicho, cộng
chừng 30 hécta, quãng cuối 18xx, hết baonhiêu xèng không nom
ghichép cụtỷ, nhẽ zo quá rẻ cũng.

Còn nhàchúa Thái Hà Hanoicho thậmchí rộng cả trump hécta,


bằng nguyên một xã Giùn, mua quãng 192x, bởi các linhmục
zòng Chúa Cứuthế Gianãdại, tốn khoản xèng tươngdương 2
ngàn Mẽo Kim, ngang 2 xebương Ford. Lúc này, giá dất
Hanoicho dã tăng dángkể.

Và cộngquân cướp sạch. Chúng cướp của bấtcứ ai chúng ngứa-


mắt, chứ không riêng của Chúa.
Ngày này, dất nhàchúa Hanoicho còn quãng 3 hécta, trongkhi
dất nhàchúa Thái Hà còn chưa dầy 1 hécta. Dcm toànbộ dã bị
trấnlột sạchsẽ.
Nhà Chúa Hạnh Thông Tây cũng như Chí Hòa của Cô An
Lee Fat dâng cúng chỉ chứa được số lượng người khá ít
nên đi lễ giáo dân phải ngồi tràn ra ngoài. Như Hạnh
Thông Tây phải xây thêm một căn nhà Chúa ngay bên
cạnh đặng phục vụ chỗ dự thánh lễ cho giáo dân.

Đất đai của hai nhà Chúa đó Cô An Lee Fat mua to vật vã,
sau 1975 đã bị Cộng quân chiếm đoạt phần nhớn để xây
trường, hehe.

Mà không chỉ hai nhà Chúa này, tất cả nhà Chúa trong
Gồng Chó mà có đất đai tương đối rộng rãi đều bị Công
quân dòm ngó. Nếu có trường xây sẵn sẽ bị sung công
ngay và luôn, còn chưa có thì sẽ bị Cộng quân "xin" hiến
đất xây trường học. Quả là nhân văn hehe.

Nên các cô vào Gồng Chó có đi ngang các nhà thờ thì chớ
ngạc nhiên nếu giáp sát vách nhiều nhà thờ hay tu viện là
một trường tiểu học trung học thậm chí mẫu giáo. Đất xây
trường thì lấy của nhà Chúa, còn quỹ đất quy hoạch xây
trường học công viên thì chúng mình phân lô bán nền chứ
tội gì, nhỉ.

You might also like