You are on page 1of 6

Chào cô giáo và các bạn

Nhóm 3 chúng em gồm những thành viên:


Lê Hà Dương ý nghĩa
Trần Duy Nam kim đồng các khu lưu niệm
Đàm Đức Hưng
Văn Huy Sơn suối lê mác lán
Nguyễn Cao Phương giới thiệu
Hôm nay chúng em muốn giới thiệu cho cô và các bạn về khu di tích Pác bó
Pác Bó là nơi lưu giữ hình ảnh thiêng liêng của Bác Hồ kính yêu. Giờ chúng ta sẽ
có cuộc hành trình về nơi “suối nguồn cách mạng của dân tộc”. thông qua lời dẫn
của bạn : ….. 1 ông
Lời Mở Đầu

Cao Bằng là một tỉnh nằm ở phía Bắc nước ta. Nơi này được biết đến với những
danh lam thắng cảnh đẹp, những di tích lịch sử như hang Pác Bó, Suối Lê Nin –
nơi Bác Hồ thân yêu của chúng ta đã từng sinh sống và làm việc vào thời kì đấu
tranh cách mạng.
Nếu chúng ta di chuyển từ Hà Nội chỉ có thể đi theo một tuyến đường duy nhất là
qua Quốc lộ 3 khoảng 284 km, đi ô tô hết khoảng 6 -7h
Thời tiết Cao Bằng chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô mỗi mùa mỗi vẻ. Mùa
khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến
tháng 9 nhưng thời gian đẹp nhất để ngắm trọn vẻ đẹp vùng trời Tây Bắc, ôm
trọn vẻ đẹp của Cao Bằng là khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 9.
Lưu ý khi đến đây :
 Không tự ý chạm vào hiện vật được trưng bày ở khu di tích.
 Giữ gìn vệ sinh và đồ đạc tại đây

Pác Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng nằm sát biên giới
Việt - Trung, cách thành phố Cao Bằng 45 km. Pác Bó theo tiếng địa phương gọi
là "miệng nguồn" hay "đầu nguồn".
Pác Bó có nhiều di tích lịch sử về Người .Tại đây, Bác Hồ khi đấy lấy tên là
Nguyễn Ái Quốc đã có nhiều chủ trương và quyết định quan trọng cho Cách mạng
tháng Tám năm 1945.
Chúng ta sẽ đến với : Bạn …. Sẽ giới thiệu với chúng ta về ? 1 ông
Cụm di tích đầu nguồn gồm có :

1.1 Suối lê nin- núi các mác


Núi Các Mác là một địa điểm du lịch hấp dẫn mà bạn không thể bỏ lỡ trong
chuyến du lịch Pác Bó của bạn, nơi đây là nơi Bác Hồ từng thổi cơm nhóm
lửa. Xung quanh ngọn núi là những vách núi đá lớn, bên ngoài được bao
phủ bởi một màu xanh của rong rêu.
Dòng suối Lê nin, nơi Bác Hồ ra câu cá khi ở Pác Bó. Khung cảnh nơi đây
hoang sơ, thơ mộng, dòng nước trong xanh chảy từ nơi đầu nguồn núi thẳm soi
bóng ngọn núi Các Mác cao vời vợi. Phía trên vách đá, những lùm cây xanh
thẳm buông mình chờm xuống dòng nước khiến cho không gian tràn ngập sắc
xanh của núi rừng.
Dòng suối này bắt nguồn từ chân núi ngay dưới hang cốc bó .núi Các mác gồm
3 ngọn núi. Để tưởng nhớ tới 2 vị tiền bối của cách mạng vô sản thế giới. Bác
hồ đã đổi tên cho suối và dãy núi này.Trước cảnh núi rừng non nước hữu tình .
Bác đã sáng tác thơ:
Non xa xa, nước xa xa,. Nào phải thênh thang mới gọi là. Đây suối
Lênin, kia núi Mác. Hai tay xây dựng một sơn hà”
Giờ chúng ta di chuyển đến hang cốc bó
1. Hang cốc bó: Hang Cốc Bó hay còn gọi là Pác Bó (tiếng Nùng có nghĩa
là “đầu nguồn”)
Từng là nơi ông  Lý Quốc Súng dùng để cất giấu đồ đac và lánh mỗi khi thổ phỉ
đến cướp bóc, người ngoài khó đoán biết được,
Hang còn thông ra một con đường lớn dân sang bên kia biên giới, đây cũng
là một địa chỉ để Bác “ẩn nấp” khi bị quân địch tìm kiếm.
Đến giờ trong hang vẫn còn giữ nguyên chiếc giường củ Bác đã từng dùng,
đây cũng đã từng là nơi nằm nghỉ cũng như làm  việc của Bác. Điều kiện
trong hang tối tăm nhỏ hẹp và rất lạnh do nằm sâu ở khu vực bên trong của
núi đá, với những điều kiện khó khăn và vô cùng khác nhiệt như vậy, những
Người vẫn sống cũng như làm việc trong suốt quá trình hoạt động cách
mạng của mình để bảo vệ dân tộc.

Cột mốc 108 : Cột mốc 108: nay là cột mốc số 675, là một trong 314 cột
mốc biên giới Việt - Trung xưa, được làm bằng đá tảng nguyên khối, hình
bầu dục, cao khoảng 70cm, bên trên khắc nội dung bằng tiếng Trung và
tiếng Pháp ( có hình bia )
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đặt bước chân đầu tiên trở về Tổ quốc tại cột
Mốc 108 kết thúc cuộc hành trình 30 năm bôn ba nước ngoài để tìm con
đường cứu nước, cứu dân. Kể từ đó, cột mốc biên giới mang số hiệu 108 đã
mang trong mình một câu chuyện lịch sử và trở thành một điểm di tích quan
trọng trong hệ thống các di tích tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó
Sau 30 năm đi khắp chân trời góc bể để tìm con đường cứu nước, đặt bước
chân đầu tiên trở về tổ quốc, hướng tầm mắt về tổ quốc thân yêu, Người
lặng đi trước cảnh quê hương đất nước mà lòng quặn đau vì nhân dân ta vẫn
phải sống trong cảnh lầm than, nô lệ. Cảnh tượng xúc động đến nghẹn ngào:
Giây phút thiêng liêng ấy được đánh dấu vào ngày 28/01/1941 (tức Mùng 2
Tết Tân Tỵ). Cột Mốc 108 chính là nơi đầu tiên đón Bác trở về sau bao năm
xa cách..
Nền nhà ông Lý Quốc Súng
là ngôi nhà Bác Hồ đã ở khi mới trở về Tổ quốc chỉ đạo cách mạng (từ
ngày 28 tháng 01 đến ngày 07/02/1941). Ngôi nhà này được xây dựng khoảng
năm 1937, theo kiểu nhà sàn ở địa phương. Điểm vào nền nhà ông Lí Quốc
Súng nơi ở và làm việc của Bác Hồ một thời.
ÔNG TIẾP THEO NÓI CÁI THỨ 2

Cụm di tích Khuổi Nặm

Lán Khuổi Nặm cách hang Pác Bó khoảng một cây số và nằm trong cụm di tích
lịch sử Quốc gia đặc biệt Pác Bó

lán Khuổi Nặm: là nơi Bác ở lâu nhất. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho Bác, các
đồng chí cán bộ đã làm thêm cho Người hai lán nữa (lán Khuổi Nặm II và III). Lán
Khuổi Nặm có địa thế rất thuận lợi, nằm ngay ở cửa rừng, được che kín, nhìn bên
ngoài vào không phát hiện được, nhưng ở bên trong quan sát ra thì rất rõ, khi có
động tĩnh có thể rút lui, ngược dòng Khuổi Nặm qua mốc 109 sang Trung Quốc an
toàn. Lán được dựng theo kiểu nhà sàn dân tộc, với 2 gian nhỏ, có diện tích khoảng
12m2. Lán hiện nay mới được trùng tu lại trong khoảng thời gian gần đây.
- Hang Slí Điếng và hang Diêm Tiêu: là địa điểm được Bác sử dụng làm hòm thư
bí mật, giai đoạn 1941 - 1945.
Hang diêm tiêu

Các điểm lưu niệm tại khu trung tâm

Ở trung tâm khu di tích Pác Bó có nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, sân
quảng trường. Ngoài ra, còn có khu ruộng Nà Chang nhà trưng bày và nhà đón tiếp
khách tham quan. Trong đó, nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và sân quảng
trường được xây dựng theo kiến trúc nhà sàn dân tộc. Còn khu ruộng Nà Chang có
diện tích 5.000m2 là nơi đón Bác Hồ về thăm và trò chuyện với nhân dân Pác Bó
vào ngày 20/2/1961. 

Cụm di tích Kim Đồng ( Nông văn dền)

 Mộ Kim Đồng: Tọa lạc dưới chân núi Tèo Lài thuộc địa phận làng Nà
Mạ. Toàn bộ khu vực mộ Kim Đồng được bao quanh bởi tường rào vô
cùng kiên cố. Ngoài mộ Kim Đồng, còn có mộ mẹ Kim Đồng ở bên tay
trái, tượng đài Kim Đồng. Và bức tường nghệ thuật thể hiện ý nghĩa 14
mùa xuân (tuổi) của Kim Đồng ở phía sau. 
 Hang Nộc Én: Là nơi Kim Đồng được Bác Hồ giao cho nhiệm vị thông
tin liên lạc vào tháng 8 năm 1942. Bao quanh hang Nộc Én là dãy núi
Phia Đài và Phia U cùng với làng Nà Mạ. 
 Pò Đoi – Thoong Mạ: Là nơi tổ chức buổi lễ thành lập Đội Nhi đồng cứu
quốc vào ngày 15/5/1941. Hiện nay, khi đến tham quan Pò Đoi – Thoong
Mạ. Bạn sẽ nhìn thấy nhà bia lưu niệm mà người dân Cao Bằng đã lập
nên. Mục đích xây dựng nhà bia là để ghi dấu sự kiện thành lập Đội Nhi
đồng cứu quốc và ghi danh những thành viên. 

Hiện tại Tỉnh Cao Bằng đã đẩy mạnh phát triển về du lịch nên khi đến
đây. Chúng ta có thể thưởng thức :
Lạp xưởng gác bếp Cao Bằng
Thịt gác bếp Cao Bằng
Vịt quay 7 vị Cao Bằng
Bánh khảo Cao Bằng
Bánh cuốn nước xương:
Sau khi tham quan một vòng của khu di tích …

Ý nghĩa của khu di tích pắc bó ( 1 ÔNG CHỐT PHẦN


CUỐI KÈM CẢM ƠN)
. Khu di tích Pác Bó có ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trong đối với sự nghiệp hoạt
động cách mạng của  Bác Hồ, với Đảng và nhà nước bởi nơi đây gắn liền với giai
đoạn lịch sử đặc biệt quan trọng trong cuộc đời sự nghiệp hoạt động cách mạng
của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của cách mạng Việt Nam vào những năm 1941 -
1945.
Sau 30 năm xa Tổ quốc, ra đi tìm đường cứu nước, khi chuẩn bị trở về nước,
Người đã nhận định: “Căn cứ địa Cao Bằng sẽ mở ra triển vọng lớn cho cách
mạng ta, Cao Bằng có phong trào tốt từ trước, lại kề sát biên giới, lấy đó là cơ sở
liên lạc với quốc tế rất thuận lợi. Nhưng từ Cao Bằng còn phải phát triển về Thái
Nguyên và thông xuống nữa mới có thể tiếp xúc với toàn quốc được, có nối được
phong trào với Thái Nguyên và toàn quốc thì khi phát lệnh đấu tranh vũ trang, lúc
thuận lợi có thể tiến công và lúc khó khăn có thể giữ.” Chính vì thế, Người đã
quyết định chọn Pác Bó - Cao Bằng là nơi trở về nước đầu tiên để trực tiếp lãnh
đạo phong trào cách mạng Việt Nam từ ngày 28 tháng 1 năm 1941 đến tháng 5
năm 1945.
Khu di tích Pác Bó có hơn 50 điểm di tích khác nhau đặc biệt tại lán Khuổi Nặm
Người đã chủ trì Hội nghị Trung Ương Đảng lần thứ VIII từ ngày 10 đến ngày
19/5/1941, Hội nghị có ý nghĩa quan trọng quyết định đến vận mệnh của đất nước.
Từ năm 1941 đến năm 1945, Pác Bó (Cao Bằng) là nơi đóng cơ quan “đại bản
doanh” của cách mạng Việt Nam do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chỉ đạo.
Đây là đầu mối thông tin liên lạc giữa phong trào cách mạng trong nước và ngoài
nước, giữa miền núi và miền xuôi. Pác Bó dù không sinh ra Bác nhưng lại tự hào là
nơi được Bác chọn để xây dựng căn cứ địa cách mạng, ngọn lửa cách mạng đã
được Người nhen nhóm lên ở đây. Trong cuộc đời hoạt động của Bác có bốn sáng
lập lớn cho cách mạng Việt Nam:
+ Một là sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam.
+ Hai là sáng lập Mặt trận Việt minh.
+ Ba là sáng lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
+ Bốn là khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Cao Bằng tự hào là nơi chứng kiến và diễn ra hai sáng lập lớn trong cuộc đời hoạt
động cách mạng của Người. Đó là: sáng lập Mặt trận Việt minh và sáng lập Đội
Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Khu di tích Pác Bó có ý nghĩa lịch sử vô
cùng quan trọng đối với Đảng và nhà nước ta bởi nơi đây là nơi gắn liền với giai
đoạn lịch sử đặc biệt quan trọng trong cuộc đời sự nghiệp hoạt động cách mạng
của chủ tịch Hồ Chí Minh và của cách mạng ta trong những năm 1941- 1945.
 Ngoài ra, khu di tích Pác Bó còn có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục truyền
thống cách mạng tốt nhất cho các thế hệ con cháu mai sau về tấm gương đạo đức
sáng ngời của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và cũng là sự khẳng định của Đảng, nhà
nước, nhân dân ta mãi mãi đi theo con đường mà Bác Hồ đã lựa chọn . Khu di tích
Pác Bó chính là một phần của di sản văn hóa Hồ Chí Minh, giá trị của di sản văn
hóa đặc biệt này đã, đang và mãi mãi trở thành tình cảm, trí tuệ, nguồn lực vật chất
và tinh thần để động viên, cổ vũ cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta lao động
sáng tạo xây dựng đất nước giàu mạnh.

Bài thuyết trình của chúng em có sự tham khảo của các trang như
Caobangtv.vn

Cục Di sản văn hóa


http://dsvh.gov.vn

Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe phần trình bày của


nhóm chúng em.

You might also like