You are on page 1of 6

Giới thiệu các thông tin cơ bản về các Di sản văn hóa thế giới ở Việt

Nam và Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Nội dung yêu cầu:
+ Vị trí
+ Lịch sử hình thành
+ Đặc điểm nổi bật
+ Các điểm tham quan tiêu biểu

DI TÍCH LỊCH SỬ RỪNG TRẦN HƯNG ĐẠO

+ Vị trí
Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo nằm dưới chân núi
Sam Cao thuộc địa bàn 2 xã Tam Kim, Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh
Cao Bằng. Cách Thành phố Cao Bằng khoảng 50km về phía tây nam, đây là nơi
lưu giữ một hệ thống các di tích gắn liền với giai đoạn lịch sử đặc biệt quan
trọng của cách mạng Việt Nam và đến nay đã trở thành địa chỉ đỏ trên hành
trình về với vùng đất Cao Bằng.

+ Lịch sử hình thành


Tháng 12 năm 1944, Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam
Tuyên truyền Giải phóng quân, lấy chính trị trọng hơn quân sự nhưng có tiền đồ
vẻ vang... là khởi điểm của giải phóng quân.
Ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, Võ Nguyên
Giáp tuyên bố chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân,
tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay, với 34 chiến sĩ trong đó có
25 chiến sĩ con em các dân tộc Cao Bằng. Ông đặt tên Đội là "Trung đội Trần
Hưng Đạo" theo tên gọi của vị anh hùng dân tộc Việt Nam Trần Hưng Đạo. Khu
rừng cũng được mang tên rừng Trần Hưng Đạo kể từ ngày đó.
Năm 1994, nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt
Nam, một nhà bia tưởng niệm 34 chiến sĩ tiên phong của Quân đội nhân dân
Việt Nam được xây dựng tại trung tâm khu di tích lịch sử rừng Trần Hưng Đạo.
Tấm bia đá hình chữ nhật dựng đứng 4 mặt màu nâu sẫm khắc toàn văn bản Chỉ
thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí
Minh; 10 lời thề danh dự của Đội do Người trực tiếp biên soạn; Lễ thành lập Đội
Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân; danh sách 34 chiến sĩ tiên phong của
Đội. Cũng trong năm này, khu rừng đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm lại
căn cứ địa cách mạng Cao Bằng và đồng bào các dân tộc huyện Nguyên Bình.
Năm 2004, nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt
Nam, bức phù điêu bằng đá xanh nguyên khối do Bộ Quốc phòng Quân đội
Nhân dân Việt Nam đứng ra xây dựng trước lối vào rừng Trần Hưng Đạo ghi lại
thời khắc lịch sử Lễ tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng
quân. Trên phù điêu khắc chạm nổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp đứng trước hàng
quân.
Năm 2014, nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt
Nam và 25 năm ngày hội quốc phòng toàn dân, khu rừng Trần Hưng Đạo được
công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam.

+ Đặc điểm nổi bật


Rừng Trần Hưng Đạo nằm dưới chân đỉnh Slam Cao, ngọn núi cao nhất
trong dãy núi Dền Sinh, Khau Giáng/Áng. Từ nhà bia trung tâm khu di tích lên
đỉnh Slam Cao là lối đi gồm 505 bậc đá. Đỉnh núi có khuôn viên cho du khách
nghỉ ngơi, nơi dựng cột cờ và tấm bia ghi dấu địa điểm từng đặt đài quan sát,
theo dõi đồn Phai Khắt của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
Nơi đây vẫn giữ được cảnh quan của rừng nguyên sinh nhiệt đới với vẻ
hoang sơ; khí hậu mát mẻ quanh năm, nền nhiệt trung bình hàng năm chỉ
khoảng 15-20 độ C; nhiều cây cổ thụ, trong đó có cây sấu trên 300 năm tuổi
được công nhận là cây di sản Việt Nam.
Các di tích lịch sử cách mạng trong khu rừng hiện có nhà bia tưởng niệm;
dãy lán nghỉ và bếp ăn được tái hiện của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải
phóng quân 70 năm trước cách trung tâm nhà bia khoảng 30 mét; bức phù điêu
bằng đá xanh nguyên khối trước lối vào khu rừng; nhà trưng bày xây dựng theo
kiểu nhà sàn hai tầng trưng bày các hiện vật quý như lá cờ đỏ sao vàng được
nhân dân xã Tam Kim giương cao trong cuộc mít tinh ở Lũng Chí, Hoa Thám
năm 1942, các vật dụng sinh hoạt của đồng bào dùng để đùm bọc anh Văn-Đại
tướng Võ Nguyên Giáp.
Mỗi năm khu rừng và các di tích liên quan thu hút hàng ngàn lượt du
khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch sinh thái, nghiên cứu, hành
hương về nguồn.

+ Các điểm tham quan tiêu biểu: gồm 05 điểm: Rừng Trần Hưng Đạo, Hang
Thẳm Khẩu, Đồn Phai Khắt, di tích Vạ Phá, xã Tam Kim và di tích Đồn Nà
Ngần, xã Hoa Thám.

1. Rừng Trần Hưng Đạo: là khu rừng nguyên sinh, diện tích 201,7 ha, có
địa thế hiểm trở “Tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ”, thuận lợi cho việc đánh du
kích và rút lui. Cụm di tích này bao gồm 4 địa điểm quan trọng:
-Địa điểm thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân
(22/12/1944): là khu đất bằng - nơi ghi dấu sự kiện thành lập đội VNTTGPQ.
Tại địa điểm này, năm 1994, đã dựng một nhà Bia trung tâm với 2 tầng 8 mái.
Bia có 4 mặt, cao 1,3m, rộng 0,76m, khắc toàn văn Chỉ thị thành lập đội Việt
Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc; 10 lời thề
danh dự do đồng chí Võ Nguyên Giáp đọc trong Lễ tuyên thệ (sau này trở thành
lời thề danh dự của Quân đội nhân dân Việt Nam) và danh sách 34 chiến sĩ.
- Địa điểm Lán nghỉ và bếp ăn của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải
phóng quân: nằm cách nhà bia trung tâm khoảng 30m, mô phỏng lán trại cũ của
Đội - hai dãy nhà xây theo kiểu nhà của người miền xuôi, bằng chất liệu bê tông
cốt thép. Đối diện lán nghỉ là dãy nhà bếp ăn của Đội Việt Nam Tuyên truyền
Giải phóng quân.
- Địa điểm mỏ nước phục vụ nước sinh hoạt đội Việt Nam Tuyên truyền
Giải phóng quân: từ khu lán nghỉ - bếp ăn, theo con đường nhỏ xuống khoảng
50m, là một mỏ nước chảy liên tục, nơi đây là địa điểm để lấy nước sinh hoạt
của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Tại đây, vẫn còn những cây
sấu cổ thụ mà Đội Tuyên truyền đã dùng cho sinh hoạt hàng ngày.
- Đỉnh Slam Cao: là nơi đồng chí Võ Nguyên Giáp và Ban Chỉ huy Đội
đặt trạm quan sát. Đây là đỉnh cao nhất của núi Dền Sinh. Từ đây, có thể quan
sát các hướng: phía Tây Bắc là Đồn Phai Khắt, làng Phai Khắt và núi Thẳm
Khẩu; phía Đông Bắc là Đồn Nà Ngần; phía Đông Nam là Đồn Benle, bên
đường số 3B - trên đường đến đèo Cao Bắc. Trên đỉnh Slam Cao là vạt đất bằng
phẳng, rộng trên 500m2, hiện nay có cột cờ và nhà bia ghi dấu sự kiện.

2. Hang Thẳm Khẩu (xã Tam Kim): là một hang đá ở lưng chừng núi, nằm
về phía Tây Bắc làng Phai Khắt. Hang sâu khoảng 3m, dài khoảng 12m, khô,
thoáng, có nhiều mô đá nhỏ, gồ ghề, có thể trú được khoảng 40 người. Đây là
địa điểm bí mật, thuận lợi cho việc quan sát và nhận thông tin liên lạc. Bên phải
hang còn có một phiến đá to, bề mặt tương đối bằng phẳng, từng được sử dụng
làm bàn để vẽ sơ đồ chuẩn bị đánh Đồn Phai Khắt, Nà Ngần. Trong những năm
1941 - 1944, hang Thẳm Khẩu từng được sử dụng làm trạm liên lạc, đưa cơm
phục vụ cho các đồng chí hoạt động cách mạng và là nơi tập trung quân của đội
Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân vào ngày 24/12/1944 để chuẩn bị đánh
Đồn Phai Khắt.

3. Đồn Phai Khắt (xã Tam Kim): nằm ngay sát tỉnh lộ 202, giữa trung tâm
làng Phai Khắt. Đây là nơi diễn ra trận đầu ra quân của đội Việt Nam Tuyên
truyền Giải phóng quân (25/12/1944). Đồn này vốn là nhà của đồng chí Nông
Văn Lạc, xây dựng năm 1940, với diện tích 210m2, gồm 4 gian, tường xây gạch,
sàn làm bằng gỗ nghiến. Từ đây có ba đường đi các ngả: về phía Nam đi Ngân
Sơn, về phía Đông Bắc đi Nà Ngần và một con đường độc đạo ra châu lỵ
Nguyên Bình. Vì vậy, đầu năm 1944, địch đã chiếm ngôi nhà này để làm đồn.
Hiện nay, Đồn Phai Khắt đã được tu bổ và được sử dụng làm nhà trưng bày bổ
sung của khu di tích. Tại đây, có trưng bày hình ảnh, hiện vật tái hiện buổi Lễ
thành lập, những hoạt động của Đội và tình cảm chân thành, gắn bó, giúp đỡ về
vật chất cũng như tinh thần của nhân dân các dân tộc địa phương với cán bộ,
chiến sĩ Đội ngày ấy. Bốn phía Đồn có hàng rào bảo vệ; phía trong, hai bên
khuôn viên trồng cây cảnh và một số cây ăn quả khác; phía sau, dựng mô phỏng
trạm gác bảo vệ Đồn.
4. Đồn Nà Ngần (xã Hoa Thám): là nơi ghi dấu trận đánh thứ 2 giành
thắng lợi của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (26/12/1944). Đồn
Nà Ngần vốn là nhà của ông Nông Văn Pảo (tức phó lý Pảo), nằm trên một đồi
cao, địa thế hiểm trở, thuộc địa phận xóm Nà Ngần, xã Hoa Thám, huyện
Nguyên Bình, vì thế địch biến thành một đồn lính. Đây là ngôi nhà sàn 3 gian, 2
chái lợp ngói máng kiên cố nhất trong bản, có hàng rào kín mấy lớp xung quanh.
Sau khi ta chiếm đồn, vài tháng sau ông Phó lý Pảo đã chuyển hẳn ngôi nhà này
sang một quả đồi khác. Hiện nay ngôi nhà cũ không còn, tại địa điểm này, đã
được xây dựng một nhà bia ghi dấu chiến công oanh liệt của Đội.
5. Vạ Phá (xã Tam Kim): là một thung lũng rộng, tương đối bằng phẳng,
ngay chân đồi Slam Khẩu, phía trước có thể nhìn thấy cánh đồng Bản Um và
đường vào khu di tích Rừng Trần Hưng Đạo, phía sau là đồi Slam Khẩu, đường
xuống xã Thượng Ân (Ngân Sơn - Bắc Cạn) vị trí kín đáo, xa dân, có thể “tiến
khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ”. Tại đây, vào tháng 2 năm 1944, Tổng bộ Việt
Minh Cao Bằng đã mở lớp huấn luyện bồi dưỡng cán bộ cho toàn tỉnh do đồng
chí Võ Nguyên Giáp, Lê Thiết Hùng phụ trách. Lớp huấn luyện quân sự là bước
chuẩn bị về lực lượng, góp phần tích cực vào việc thành lập Đội Việt Nam
Tuyên truyền Giải phóng quân. Hiện nay, Vạ Phá còn lại dấu tích lán trại của
lớp học quân sự, có diện tích khoảng 150m2.
Khu di tích lịch sử Rừng Trần Hưng Đạo có giá trị đặc biệt quan trọng
trong hệ thống các di tích về lịch sử quân sự và cách mạng Việt Nam. Ngoài
những giá trị lịch sử, văn hoá, Khu di tích này còn là thắng cảnh với sơn thuỷ
hữu tình, thời tiết ôn hoà, là điểm đến của du khách trong và ngoài nước.
Với những giá trị đặc biệt của Khu di tích, Thủ tướng Chính phủ đã quyết
định xếp hạng Di tích lịch sử Rừng Trần Hưng Đạo (huyện Nguyên Bình, tỉnh
Cao Bằng) là di tích quốc gia đặc biệt (Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày
09/12/2013).
Nguồn : https://vovworld.vn/vi-VN/viet-nam-dat-nuoc-con-nguoi/khu-di-
tich-quoc-gia-dac-biet-rung-tran-hung-dao-noi-ra-doi-cua-quan-doi-nhan-dan-
viet-nam-863805.vov
http://dsvh.gov.vn/di-tich-lich-su-rung-tran-hung-dao-2973

You might also like