You are on page 1of 27

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA VIỆT NAM HỌC

-----------------

BÀI TẬP KẾT THÚC HỌC PHẦN

DANH NHÂN VIỆT NAM

Học kỳ I năm học 2022-2023

Đề bài :

ANH HÙNG ÁO VẢI NGUYỄN HUỆ - QUANG TRUNG: NHỮNG


ĐÓNG GÓP TO LỚN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC

Giảng Viên: Phạm Thị Thúy

Sinh viên: Đỗ Thị Thu Trang

HÀ NỘI - 2022

1
Số phách (để trống):…………… Số phách (để trống):…………………

=====CẮT
PHÁCH
DANH NHÂN VIỆT NAM Thông tin cá nhân sinh viên:
==========
Điểm bài thi sau thống nhất: = CẮT
PHÁCH=== Họ tên sinh viên: Đỗ Thị Thu Trang

Bằng số:………………………… == Ngày sinh: 14/11/2002

Bằng chữ: ..…………………….. Mã sinh viên: 705616107……

Lớp tín chỉ: VNSS 133

SBD:

Cán bộ chấm thi 1 Chủ đề số: 04: ANH HÙNG ÁO VẢI

(ký ghi rõ họ tên) NGUYỄN HUỆ- QUANG TRUNG:


NHỮNG ĐÓNG GÓP TO LỚN ĐỐI VỚI
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC

……………………………………..

Cán bộ chấm thi 2

(ký ghi rõ họ tên)

………………………………………

2
MỤC LỤC
PHẦN I. LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................... 4

PHẦN II. NỘI DUNG ........................................................................................ 5

Chương 1: Quang Trung- Nguyễn Huệ người anh hùng áo vải. ................... 5

1.Giới thiệu chung ........................................................................................................................ 5

2.Hành trình sự nghiệp cách mạng ..................................................................................... 7

Chương 2: Những đóng góp to lớn của vua Quang Trung........................... 10

1. Tóm tắt chính về sự nghiệp của vua Quang Trung ............................................. 10

2. Diễn biến và các chiến công đóng góp to lớn của vua Quang Trung ......... 11

2.1 Cùng Nguyễn Nhạc dựng cờ khởi nghĩa ................................................................. 11

2.2 Lãnh đạo thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh 12

2.3 Chấm dứt tình trạng phân liệt Đàng Trong - Đàng ngoài, đặt cơ sở khôi
phục thống nhất quốc gia. ............................................................................................................... 17

2.4 Sáng lập một vương triều Tây Sơn tiến bộ............................................................ 21

3. Đánh giá ..................................................................................................... 23

PHẦN III. KẾT LUẬN .................................................................................... 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 25

PHỤ LỤC .......................................................................................................... 26

3
PHẦN I. LỜI MỞ ĐẦU

Trong diễn đàn sử thi Việt Nam , trong các gương mặt tiêu biểu nhân vật lịch
sử Quang Trung – Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự, một vị anh hùng dân tộc
kiệt xuất. Hình ảnh vua Quang Trung tiêu biểu cho tinh thần quật cường, bất khuất
của dân tộc Việt Nam. Chỉ với 39 tuổi xuân, Quang Trung đã có 22 năm đánh
Nam dẹp Bắc – tạo cơ sở cho quá trình thống nhất đất nước; đuổi Xiêm diệt Thanh
– góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập nước nhà. Mỗi chiến công trong cuộc
đời Quang Trung đánh dấu một mốc son trong lịch sử hào hùng của cả dân tộc.
“Vua Quang Trung đường đường trước trận
Áo hoàng bào lẫm liệt oai phong
Gươm thiêng nạm ngọc đeo cùng
Trên đầu voi chiến hào hùng ruổi rong”
Những công lao của ông có lẽ ta không bao giờ kể hết được và đó sẽ là những
dấu son chói lọi trong chiều dài lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam ta. Và bài
viết dưới đây sẽ giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về tiểu sử của vua Quang Trung,
một vị hoàng đế lỗi lạc, tài năng và đầy khát vọng với việc thống nhất đất nước,
đem lại hòa bình, tự do cho dân tộc.

4
PHẦN II. NỘI DUNG

Chương 1: Quang Trung- Nguyễn Huệ người anh hùng áo vải.

1.Giới thiệu chung

1.1 Xuất thân


Đôi nét về tiểu sử vua Quang Trung
Vua Quang Trung hay Bắc Bình Vương, Tây Sơn Thái Tổ (1753 - 1792) tên
thật là Nguyễn Huệ. Ông là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn sau khi Thái
Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc.
Theo sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, Đại Nam Thực lục,
Việt Nam sử lược thì Nguyễn Huệ là con thứ ba trong gia đình ông Hồ Phi Phúc
ở thôn Tây Sơn, huyện Phù Ly, phủ Quy Nhơn, Bình Định.
Rất nhiều những thắc mắc xoay quanh việc vua Quang Trung họ gì, theo
sách Nhà Tây Sơn, Võ Nhân Bình Định... có ghi chép lại, trước khi mang họ
Nguyễn, họ của vua Quang Trung là Hồ. Bố ông tên Hồ Phi Phúc, sau lấy vợ họ
Nguyễn nên đổi sang họ vợ.
Ông Hồ Phi Phúc sinh được ba người con là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ (Hồ
Thơm) và Nguyễn Lữ. Gia đình này có ba con trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và
Nguyễn Huệ, trong đó Nguyễn Huệ là em út. Lúc nhỏ ông có tên là Hồ Thơm, tức
chú Ba Thơm. Cái tên Huệ là do thầy giáo Hiến đặt cho. Thầy giáo vốn là người
Huế, vào dạy học ở đất An Thái, phát hiện ra tài nǎng của mấy cậu bé này, thường
khuyến khích lớp trẻ bằng một câu sấm - không rõ ông lấy từ đâu: "Tây khởi
nghĩa, Bắc thu công" (nổi lên ở Tây Sơn sẽ lập công lớn ở miền Bắc). Các tài liệu
xưa đều cho biết Nguyễn Nhạc xuất thân chỉ là một viên biện lại, thường gọi là
biện Nhạc, có nghề buôn trầu. Bất bình với sự chuyên quyền của Trương Phúc
Loan và chúa Nguyễn đàng trong, ông đã cùng các em nổi dậy, cướp được Quy
Nhơn, rồi dựng nên cơ nghiệp nhà Tây Sơn. Nǎm 1776, Nguyễn Nhạc xưng là
Tây Sơn vương, cho Nguyễn Huệ làm phụ chính, lúc này Nguyễn Huệ mới 24

5
tuổi. Hai nǎm sau (1778) Nguyễn Nhạc lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Thái Đức,
Nguyễn Huệ nhận chức vị là Long Nhương tướng quân. Sau này, Nguyễn Huệ và
hai người anh em của mình là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ đã lãnh đạo cuộc khởi
nghĩa Tây Sơn chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến
Trịnh - Nguyễn.
1.2. Cuộc đời
Ông thực sự là con người luôn luôn tươi trẻ. Trẻ đồng nghĩa với khỏe mạnh
cường tráng, là có sức hàng phục thú dữ; hàng phục con người. Trẻ là phải tung
hoành đây đó, ra Bắc vào Nam, lai vô ảnh khứ vô hình. Nguyễn Huệ là một ông
vua trẻ hội tụ được đầy đủ những ưu điểm ấy. Và trẻ là ở chỗ biết yêu, khi yêu là
yêu hết mình? Trẻ cũng đồng nghĩa với ham thích vǎn nghệ, mê say học hỏi.
Quang Trung hình như không thua ai về điểm này. Và thông thường những chàng
trai của chúng ta, những con người anh hùng, luôn luôn có sẵn mà cũng sẵn sàng
bộc lộ một niềm kiêu hãnh. Tự phụ kiêu cǎng của tuổi trẻ là không hay, song kiêu
hãnh thì rất đáng quí, và đẹp vô cùng. Ông kiêu hãnh nhắc nhở Ngọc Hân khắc
sâu sự vinh hạnh của nàng do ông đem lại. Ông kiêu hãnh coi khinh tất cả những
đối phương của mình, sẵn sàng dẹp chúng như bẻ gãy cành khô, củi mục. Và ông
nói được thì ông sẽ làm được, để chứng tỏ sự kiêu hãnh là có cơ sở, chứ không
phải là khoác lác, là nói cho sướng miệng mà thôi. Sức trẻ của vua Quang Trung
còn được biểu hiện ở chỗ ông có tầm nhìn xa, không chịu bằng lòng với những
thắng lợi đã đạt được. Cái khác của tuổi già và tuổi trẻ là ở đó. Ông anh già là
Nguyễn Nhạc thì bằng lòng với mấy phủ quanh đất Qui Nhơn, nhưng ông em trẻ
thì muốn trông Bắc trông Nam, trông suốt cõi nước nhà. Nói rằng Nguyễn Huệ
có ý thức và đã đặt được cơ sở cho việc thống nhất, là hiểu vấn đề theo khía, cạnh
đó. Ở Nguyễn Huệ còn có một nét độc đáo, chứng tỏ ông là một thanh niên, có
nghị lực, rất xứng đáng cho tuổi trẻ noi theo. Trong đời, có khá nhiều người và
cũng nhiều thanh niên một khi đạt đến sự thành công nào đó thì rất dễ dàng bị tha
hóa. Nhiều chàng trai trẻ, khi nghèo nàn cơ cực thì chǎm chỉ, giữ gìn tư cách vững
vàng, nhưng một khi giàu lên, hoặc đỗ cao, vinh hoa phú quý v.v.. . thì cũng mau

6
chóng biến chất. Nhiều vua chúa trong lịch sử đã mắc bệnh này, nếu tuổi trẻ có
biết hạn chế ít nhiều, thì tuổi già lại hay ǎn chơi trác táng. Điều rất đáng quý là từ
Nguyễn Huệ đến vua Quang Trung, lúc nào cũng trong sạch. Ông chỉ biết lo lắng
cho sự nghiệp, cho dân tộc. Không thấy ai nói về những chuyện rượu chè, cờ bạc,
dâm bạo. Và trong số các cận thần, các hoạn quan (chắc phải có!) của nhà vua,
không nghe nói có ai lợi dụng hay cầu cạnh được điều gì. Có lẽ đây là ông vua trẻ
mà cũng đường đường chính chính nhất so với tất cả các ông vua từ Đinh Tiên
Hoàng đến Bảo Đại!
● Nhận xét về cuộc đời của Quang Trung
+ Hình ảnh hình tượng người anh hùng áo vải Quang Trung được khắc họa
khá đậm nét với tính cách mạnh mẽ, trí tuệ, sáng suốt, nhạy bén, tài dùng binh
như thần, là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại. Trí tuệ và tầm vóc
của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ không gì sánh bằng. Từ cổ chí kim chưa
từng có người nào được như thế.
+ Cuộc đời hoạt động của Nguyễn Huệ đã đóng góp quyết định vào sự nghiệp
thống nhất đất nước của triều đại Tây Sơn[5] Sau 20 năm liên tục chinh chiến và
3 năm trị nước, khi tình hình đất nước bắt đầu có chuyển biến tốt thì Quang Trung
đột ngột qua đời ở tuổi 39. Sau cái chết của ông, Nhà Tây Sơn suy yếu nhanh
chóng. Người kế vị ông là Quang Toản vẫn còn quá nhỏ (9 tuổi) nên không đủ
khả năng để lãnh đạo Đại Việt, triều đình lâm vào mâu thuẫn nội bộ và đã thất bại
trong việc tiếp tục chống lại Nguyễn Ánh.
+ Nguyễn Huệ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch liệt kê vào danh sách
14 vị Anh hùng dân tộc tiêu biểu của Việt Nam.[6] Nhiều trường học và đường
phố ở các địa phương được đặt các tên Quang Trung và Nguyễn Huệ.

2.Hành trình sự nghiệp cách mạng

+ Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong suốt hơn 20 nǎm đời chinh
chiến, Nguyễn Huệ chưa hề chùn bước. Ông tin tưởng vào quần chúng biết trọng

7
dụng nhân tài, có niềm tin tuyệt vời vào khả nǎng của mình. Ông còn là vị danh
tướng chỉ đánh thắng, không có bại.
+ Giúp anh là Nguyễn Nhạc, ông đã 4 lần vào đánh Gia Định, bắt Nguyễn
Ánh (sau này là vua Gia Long) phải mấy phen chạy trốn ra biển. Nǎm 1784,
Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm. Nguyễn Huệ dùng kế phục binh đã đánh thắng
một trận rất vẻ vang tại Xoài Mút, tiêu diệt hai vạn quân Xiêm và 300 chiến
thuyền. Nǎm 1786, ông dùng Nguyễn Hữu Chỉnh đưa đường ra Bắc, liên tiếp
thắng lợi ở Thuận Hóa rồi Quảng Trị, Quảng Bình. Tiếp đó kéo quân ra Bắc
giương cao ngọn cờ "Phù Lê diệt Trịnh", chiếm Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn Nam,
tiến thẳng ra Thǎng Long... Các tướng tá Lê Trịnh hoàn toàn đại bại. Chúa Trịnh
Khải chết.
+ Ngày 21-7-1786 Nguyễn Huệ và đại quân tiến vào Thǎng Long. Cuộc tiến
công Bắc Hà đã kết thúc thắng lợi rất vẻ vang. Ngày 31-7-1786 Nguyễn Huệ cùng
các tướng sĩ Tây Sơn và các quan vǎn võ Bắc Hà vào triều chúc mừng vua Lê
Hiển Tông. Sau đó vua Lê Hiển Tông đã sắc phong Nguyễn Huệ làm "Nguyên
soái phù dực chính dực vũ Uy quốc công và gả công chúa Ngọc Hân cho Nguyễn
Huệ. Binh quyền Bắc Hà hoàn toàn trong tay Nguyễn Huệ người lãnh tụ kiệt xuất
của phong trào Tây Sơn. Nguyễn Huệ nhà chiến lược và là nhà quân sự thiên tài
vǎn võ kiêm toàn đã có công lao lớn trong việc đặt cơ sở lập lại nền thống nhất
nước nhà ở cuối thế kỷ 18. Nước nhà được thống nhất trên một phạm vi rộng.
+ Tiếp đó ông phải theo Nguyễn Nhạc rút quân về Nam, đóng tại Thuận Hóa,
được phong làm Bắc Bình Vương. Nguyễn Huệ rút đi, miền Bắc lại trở nên loạn.
Vua Lê Chiêu Thống nhờ Nguyễn Hữu Chỉnh dẹp tay chân của họ Trịnh, thì đến
lượt Nguyễn Hữu Chỉnh lại có ý chuyên quyền. Từ Huế, Nguyễn Huệ sai Vũ Vǎn
Nhậm ra diệt được Chỉnh, rồi thấy Nhậm có ý khác, ông lại giết Vũ Vǎn Nhậm,
giao cho Ngô Vǎn Sở quản lĩnh Thǎng Long. Trước tình hình đó bọn vua quan
nhà Lê, chạy sang Tàu cầu cứu rước mấy chục vạn quân Thanh, do Tôn Sĩ Nghị
cầm đầu, vào chiếm Thǎng Long, lấy danh nghĩa là giúp nhà Lê, nhưng sự thực
là mưu toan thôn tính nước ta. Lập tức, Nguyễn Huệ chọn ngày, lập đàn tế trời

8
đất, thần sông, thần nước tại núi Bân Sơn ( Huế) , rồi lên ngôi hoàng đế, đặt hiệu
là Quang Trung, đem quân ra Bắc. Ông tuyên bố: Chỉ trong 10 ngày sẽ quét sạch
quân xâm lược và hẹn trước sẽ cùng quân sĩ ǎn tết với nhân dân Thǎng Long vào
ngày 7 tháng giêng.
+ Nhưng mới đến ngày 5, ông đã thu được hoàn toàn thắng lợi, đánh trận
Ngọc Hồi, giết Hứa Thể Hanh, đánh thắng Đống Đa, bắt Sầm Nghi Đống phải tự
tử, đuổi Tôn Sĩ Nghị phải vứt bỏ cả ấn tín chạy về nước. Bọn vua quan bán nước
Lê Chiêu Thống cũng phải chạy theo lũ tàn binh, sang đất Trung Hoa nương náu
làm khách ngụ cư vong quốc. Sau chiến thắng, Quang Trung Nguyễn Huệ thực
hiện những biện pháp ngoại giao tích cực, để giữ gìn hòa bình, được vua Càn
Long nhà Thanh chấp nhận. Vua Thanh phải phong vương cho ông và mời ông
sang thǎm Yên Kinh, và hoàn toàn chấm dứt ý đồ xâm lược. Việc giao hảo với
nhà Thanh trong giai đoạn này cũng là những trang sử đẹp, làm vẻ vang cho triều
đại Quang Trung và cho nước ta.
Dẹp yên Bắc hà, Quang Trung lo lắng việc nội trị. Đất nước do ông cai quản
lần này trải rộng từ Thuận Hóa trở ra, chấm dứt nạn phân tranh từ thời kỳ Lê-Mạc
và Trịnh-Nguyễn. Vùng miền Nam Trung Bộ do Nguyễn Nhạc thống lĩnh, vùng
Nam Bộ ở dưới quyền của Nguyễn Lữ. Song những vị cầm đầu ở đây đều không
có khả nǎng giữ vững chính quyền. Nhất là ở miền Nam, Nguyễn Lữ không chống
nổi Nguyễn Ánh. Do đó, Quang Trung đã sắp đặt một kế hoạch tiến quân vào
Nam để giúp việc bình định vùng này, diệt hẳn thế lực của họ Nguyễn. Ở phía
Bắc ông cũng có ý phải khôi phục lại những vùng đất mà trước đây bị các triều
đình Minh, Thanh chiếm cứ. Ông đã soạn sửa việc cầu hôn (xin lấy công chúa nhà
Thanh) và đòi lại vùng Lưỡng Quảng.
+ Nhưng các dự định ấy chưa thực hiện được, thì ông bị bệnh qua đời vào
đêm 29 tháng 7 nǎm Nhâm Tí (1792). Cuộc đời hoạt động của ông đều gắn liền
với tuổi trẻ. Quang Trung mất vào nǎm 40 tuổi, cơ đồ nhà Tây Sơn cũng suy thoái
luôn từ đó.

9
Chương 2: Những đóng góp to lớn của vua Quang Trung.
Trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, Phú Xuân - Huế - Thuận Hóa
là vùng đất gắn liền với triều đại Tây Sơn, một vương triều đã làm nên những
chiến công hiển hách vào cuối thế kỷ thứ XVIII, mà công lao vĩ đại trước hết
thuộc về người Anh hùng dân tộc lỗi lạc Nguyễn Huệ - Quang Trung.

1. Tóm tắt chính về sự nghiệp của vua Quang Trung

- Năm 1771: Nguyễn Huệ cùng anh là Nguyễn Nhạc và em là Nguyễn Lữ


dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn Thượng Đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai), trở
thành một trong ba lãnh tụ cao nhất của phong trào Tây Sơn.

- Từ năm 1773 đến năm 1777: Cùng nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền
chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

- Tháng 1-1783: Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định, đánh tan 5 vạn
quân Xiêm xâm lược bằng chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút.

- Mùa hè năm 1786: Được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn
Huệ tiến quân vào thành Phú Xuân (Huế), tiêu diệt quân Trịnh tại đây, giải
phóng toàn bộ đất Đàng Trong.

- Ngày 21-7-1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, chính quyền chúa
Trịnh sụp đổ.

- Từ cuối năm 1786 đến giữa năm 1788, Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà,
chính quyền vua Lê cùng các thế lực phản loạn lần lượt bị dẹp bỏ.

10
- Tháng 12-1788: Lên ngôi Hoàng đế tại Núi Bân (Phú Xuân - Huế), lấy
niên hiệu là Quang Trung.

- Năm 1789: Tổng chỉ huy quân đội, quét sạch 29 vạn quân Thanh và bè lũ
tay sai phản quốc Lê Chiêu Thống ra khỏi bờ cõi.

- Từ năm 1789 đến năm 1792: xây dựng chính quyền mới, đề ra những biện
pháp thiết thực để khôi phục kinh tế và ổn định xã hội.

- Ngày 15-9-1792: Quang Trung đột ngột qua đời.

2. Diễn biến và các chiến công đóng góp to lớn của vua Quang Trung

2.1 Cùng Nguyễn Nhạc dựng cờ khởi nghĩa

Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ
được biết đến với tên gọi Tây Sơn tam kiệt, là những nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa
Tây Sơn. Trong giai đoạn đầu, Nguyễn Nhạc là người khởi xướng, cầm đầu và là
thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa. Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ cùng anh tham gia công
việc chuẩn bị khởi nghĩa, trước hết là tập hợp lực lượng và xây dựng căn cứ trên
Tây Sơn thượng đạo từ năm 1771. Đây là vùng đất mà tổ bốn đời của anh em Tây
Sơn từ giữa thế kỷ XVII đã từng khai hoang, lập ra ấp Tây Sơn nhất (thôn An
Khê, thị trấn An Khê, Gia Lai).
+ Năm 1773, Nguyễn Nhạc bắt đầu mở cuộc tấn công xuống Tây Sơn hạ đạo,
khởi đầu cuộc khởi nghĩa vũ trang. Ngay trong năm 1773, Nguyễn Nhạc dùng
mưu hạ thành Quy Nhơn và sau đó nhanh chóng giải phóng cả một vùng rộng lớn
từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận.

11
+ Đến cuối năm 1775, quân Tây Sơn đã làm chủ cả vùng đất từ Quảng Nam
đến Bình Thuận. Từ đó, Nguyễn Nhạc dồn sức mở những cuộc tấn công vào quân
Nguyễn ở Gia Định và giải phóng toàn bộ Gia Định vào năm 1783.
+ Năm 1776, Nguyễn Nhạc tự xưng là Tây Sơn Vương. Năm 1778, Nguyễn
Nhạc tự lập làm Hoàng đế, đặt niên hiệu là Thái Đức, mở rộng thành Đồ Bàn làm
kinh đô gọi là thành Hoàng Đế.
Trong giai đoạn đầu này, Nguyễn Huệ là một tướng lĩnh dưới trướng của
Nguyễn Nhạc nhưng đã thể hiện rõ tài năng và cống hiến của mình. Từ năm 1771
đến năm 1783, Nguyễn Huệ đã cùng anh xây dựng lực lượng khởi nghĩa và trở
thành một tướng lĩnh cao cấp, tài ba của quân Tây Sơn. Trong bộ chỉ huy của Tây
Sơn Vương Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ giữ chức phụ chính. Trong triều Thái
Đức, Nguyễn Huệ giữ chức Long Nhương tướng quân.
+ Trong năm lần quân Tây Sơn tiến công vào Gia Định từ năm 1776 đến năm
1783, Nguyễn Huệ tham gia chỉ huy ba lần vào năm 1777, 1780, 1783.

2.2 Lãnh đạo thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống
Thanh
Cuộc chiến tranh xâm lược của quân Xiêm năm 1784 và quân Thanh năm
1788 tạo thành mối đe dọa từ hai phía Bắc, Nam của đất nước. Nước ngoài tiến
hành xâm lược trong bối cảnh các thế lực chính trị trong nước đang tranh giành
quyết liệt, hết Trịnh - Nguyễn phân tranh đến cuộc đấu tranh Tây Sơn - Nguyễn
rồi Tây Sơn - Lê. Một bộ phận lực lượng chính trị suy bại trong nước đi cầu cứu
ngoại viện, tạo chỗ qdựa và tăng thêm lực lượng cho quân xâm lược nước ngoài.
Đặt trong bối cảnh và thách thức nguy hiểm như thế mới thấy hết cống hiến lịch
sử vô cùng lớn lao của Tây Sơn. Phong trào Tây Sơn đã thực hiện thành công sứ
mạng bảo vệ độc lập dân tộc, đánh bại quân xâm lược từ hai phía Nam và Bắc của
đất nước mà người trực tiếp tổ chức và lãnh đạo kháng chiến thắng lợi là Nguyễn
Huệ.
2.2.1 Trong kháng chiến chống Xiêm (1784 -1785)

12
Lực lượng quân Xiêm tiến vào Gia Định là 5 vạn quân, ngoài 2 vạn quân thủy
và 300 chiến thuyền tiến theo đường biển như Đại Nam thực lục tiền biên đã chép,
còn 3 vạn quân bộ từ Chân Lạp tiến xuống. Bị quân Tây Sơn chặn đánh quyết liệt
nên từ khoảng tháng 7 đến cuối năm 1784, quân Xiêm chỉ chiếm được nửa đất
phía tây Gia Định.
+ Đầu năm 1785, Nguyễn Huệ đem đại quân vượt biển vào Gia Định tổ chức
phản công đuổi quân giặc ra khỏi đất nước. Nguyễn Huệ đã bày ra một thế trận
hết sức bất ngờ, lợi hại, nhử quân địch vào một trận địa mai phục bố trí sẵn trên
sông Mỹ Tho khoảng giữa Rạch Gầm - Xoài Mút.
+ Tại Rạch Gầm - Xoài Mút , đêm ngày 8 rạng sáng ngày 9 tháng 12 năm
Giáp Thìn (tức đêm 18 rạng ngày 19/1/1785), quân Tây Sơn đã đánh tan quân
Xiêm, tiêu diệt đại bộ phận, số tàn quân địch thoát chết tháo chạy về nước chỉ còn
khoảng hơn 1 vạn quân. Dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Huệ, trận quyết chiến
Rạch Gầm - Xoài Mút chỉ diễn ra trong khoảng một ngày. Thắng lợi của trận
quyết chiến chiến lược Rạch Gầm – Xoài Mút đã quét sạch năm vạn quân xâm
lược Xiêm ra khỏi đất Nam Bộ, bảo vệ vững chắc nền độc lập, chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ của Việt Nam, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của phong trào Tây
Sơn, làm suy yếu tập đoàn Nguyễn Ánh, tạo tiền đề cho phong trào tiếp tục đi lên:
ra bắc lật đổ chính quyền vua Lê chúa Trịnh, xoá bỏ cục diện chia cắt đất nước,
đại phá hai mươi chín vạn quân xâm lược Mãn Thanh. Thắng lợi này đã đi vào
lịch sử chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam như một trong những
vũ công chói lọi nhất, một trận thuỷ chiến – quyết chiến chiến lược điển hình sánh
ngang với Bạch Đằng năm 938 và 1288… Trên một phương diện khác, thắng lợi
này đã đưa phong trào Tây Sơn, từ một cuộc khởi nghĩa nông dân vươn lên mạnh
mẽ trở thành một phong trào quật khởi của toàn dân tộc, là sự khẳng định sâu sắc
ý thức về chủ quyền của người Việt Nam đối với vùng đất Nam Bộ.
-Ý nghĩa
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Xiêm là sự kết hợp giữa sức mạnh
quân sự của quân Tây Sơn và sự ủng hộ của nhân dân Nam Bộ. Quân Tây Sơn mà

13
phần nhiều là những người nông dân nghèo áo vải, với tinh thần và nghị lực lớn,
đã chiến đấu anh dũng quét sạch năm vạn quân Xiêm xâm lược ra khỏi đất Nam
Bộ. Đó là biểu hiện tập trung của tinh thần và nghị lực toàn dân tộc trên cơ sở ý
thức tự giác về độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của người Việt Nam. Đó
cũng là thể hiện sự gắn bó hữu cơ của vùng đất Nam Bộ trong lãnh thổ Việt Nam.
Chính là người Việt Nam – mà đại diện là phong trào Tây Sơn – đã nhận lãnh
trách nhiệm bảo vệ chủ quyền ở vùng đất Nam Bộ trước xâm lược của ngoại bang.
Rõ ràng ý thức trách nhiệm đó chỉ có thể có được một khi chủ quyền lãnh thổ đối
với vùng đất này đã được xác lập vững chắc và ý thức về chủ quyền đó đã đạt đến
trình độ tự giác.
Đó là chiến thắng chống ngoại xâm quy mô lớn đầu tiên diễn ra trên vùng
đất cực nam của đất nước. Với thắng lợi này, khởi nghĩa Tây Sơn đã vươn lên làm
nhiệm vụ dân tộc và phong trào Tây Sơn đã phát triển thành phong trào dân tộc.
Chuyển biến quan trọng đó có tác động tăng cường và mở rộng ảnh hưởng của
phong trào Tây Sơn, nâng cao uy danh của Nguyễn Huệ.
2.2.2 Kháng chiến chống Thanh (1788 - 1789)
Cuộc kháng chiến diễn ra trong bối cảnh phức tạp và so sánh lực lượng ác
liệt hơn nhiều. Nhân sự cầu cứu của Lê Chiêu Thống, nhà Thanh điều động đại
quân sang xâm chiếm nước ta dưới danh nghĩa giúp vua Lê. Nhà Thanh dưới triều
Thanh Cao Tông với niên hiệu Càn Long (1736 - 1796) và một vương triều thịnh
đạt của một đế chế lớn mạnh. Số quân Thanh xâm lược lên đến 29 vạn, trong lúc
đó số quân Tây Sơn đồn trú ở Thăng Long và Bắc Hà ước tính chỉ 1 vạn quân và
các thế lực theo nhà Lê lại nổi dậy nhiều nơi.
-Diễn biến cuộc kháng chiến
+ Lực lượng Tây Sơn từ giữa năm 1786 đã bị phân liệt làm ba vùng: Nguyễn
Nhạc tự xưng là Trung ương Hoàng đế đóng ở thành Hoàng đế, phong cho Nguyễn
Lữ làm Đông Định Vương cai quản vùng Gia Định và Nguyễn Huệ là Bắc Bình
Vương đóng ở Phú Xuân. Năm 1787, Nguyễn Ánh đã chiếm lại thành Gia Định.
Trong bài Chiếu tức vị, Nguyễn Huệ đã nói rõ tình hình đất nước lúc đó: "Trẫm

14
dựng lại họ Lê nhưng vua Lê nối ngôi không giữ được xã tắc, bỏ nước bôn vong.
Sĩ dân Bắc Hà không theo về họ Lê lại dựa vào Trẫm. Đại huynh thì mỏi mệt, chỉ
muốn giữ một phủ Quy Nhơn, nhún mình xưng làm chúa miền Tây".
+ Trong bối cảnh đó, "ứng mệnh trời, thuận lòng người", ngày 22/12/1788
(ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân), tại núi Bân lịch sử, danh tướng thiên tài
Nguyễn Huệ đã cho xây đàn tế cáo trời đất và làm lễ đăng quang lên ngôi Hoàng
đế, lấy niên hiệu là Quang Trung năm thứ nhất, rồi hạ lệnh xuất quân ra Bắc - một
cuộc hành quân thần tốc, mãi mãi được lịch sử ca ngợi như một sáng tạo đặc sắc
của thiên tài quân sự Nguyễn Huệ - Quang Trung.
+ Với lối đánh chủ động, liên tục tấn công, thần tốc, bất ngờ, táo bạo và mãnh
liệt, đêm 30 Tết - Xuân Kỷ Dậu, Hoàng đế Quang Trung và đoàn quân Tây Sơn
bắt đầu mở cuộc tiến công như vũ bão vào các vị trí cố thủ của địch.
+ Mờ sáng ngày 30/1, quân Tây Sơn tiến đánh đồn Ngọc Hồi, một cứ điểm
mạnh cách Thăng Long 14km, giữ vị trí then chốt bảo vệ trực tiếp cửa ngõ phía
nam Thăng Long. Quân địch ở đây có khoảng 3 vạn tên với chỉ huy của Hứa Thế
Hanh, phó tướng của Tôn Sĩ Nghị và là tướng chỉ huy toàn bộ hệ thống phòng
ngự phía Nam. Quang Trung trực tiếp chỉ huy trận này.
Mặc dù quân địch đông, có thành lũy kiên cố, ra sức chống đỡ nhưng quân
Tây Sơn với đội tượng binh hơn 100 voi chiến, những lá chắn lớn chống tên đạn,
đột nhập giáp chiến với “thế lực ồ ạt như nước triều dâng”, chỉ trong 1 ngày đã
san phẳng đồn Ngọc Hồi, tiêu diệt bộ phận lớn quân địch. Số còn lại cố chạy về
Thăng Long nhưng đến vùng Đầm Mực (Thanh Trì, Hà Nội) thì bị đạo quân Đô
đốc Bảo bí mật mai phục sẵn ở đây tiêu diệt hết.
+ Cũng mờ sáng ngày 30/1, đạo quân thứ hai bất ngờ tiến công mãnh liệt vào
đồn Khương Thượng-Đống Đa. Quân Thanh bị tiêu diệt hàng vạn tên, tướng chỉ
huy Sầm Nghi Đống phải treo cổ tự tử. Quân Tây Sơn chọc thẳng vào thành Thăng
Long.
+ Tại đại bản doanh Tây Long (khoảng gần đầu cầu Long Biên), Tôn Sĩ Nghị
đang tiệc tùng tết nhất thì được tin cấp báo Ngọc Hồi bị phá, Khương Thượng-

15
Đống Đa bị diệt, quân Tây Sơn đang tiến vào thành. Hốt hoảng, Tôn Sĩ Nghị cùng
toán quân hộ vệ người không kịp mặc giáp, ngựa không kịp đóng yên “qua cầu
phao rồi nhằm hướng Bắc mà chạy”.
+ Sợ quân Tây Sơn truy kích, vừa qua cầu phao, Tôn Sĩ Nghị vội cho phá cầu
phao làm cho số quân Thanh đang chạy chen nhau trên cầu bị chết đuối gần hết.
Số quân chưa kịp xuống cầu không bị giết cũng phải đầu hàng.
+ Vài vạn quân Lê Chiêu Thống bị đánh tan, tên vua bán nước vội chạy theo Tôn
Sĩ Nghị. Tôn Sĩ Nghị chạy đến Phượng Nhãn bị đạo quân do Đô đốc Lộc đợi sẵn
chặn đánh phải bỏ cả sắc thư và ấn tín để thoát thân.
+ Số quân Thanh đóng ở Hải Dương bị đạo quân Đô đốc Tuyết đánh tan.
Quân Thanh ở Sơn Tây được tin Thăng Long thất thủ, hoảng sợ vội rút chạy về
nước. Đám tàn binh về đến Quảng Tây chỉ còn mấy vạn tên.
+ Trưa ngày 30/11/1789, tức mồng 5 Tết, Quang Trung cùng đạo quân chủ
lực tiến vào kinh thành, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến, hoàn toàn đúng với
kế hoạch tác chiến và lời hứa trước binh sĩ của ông là đại phá quân Thanh.
Khoảnh khắc chiến thắng và không khí tưng bừng đó đã được khắc họa qua
bài thơ của Ngô Ngọc Du:
“Giặc đâu tàn bạo sang điên cuồng
Quân vua một giận oai bốn phương
Thần tốc ruỗi dài xông thẳng tới,
Như trên trời xuống dám ai đương
Một trận rồng lửa giặc tan tành,
Bỏ thành cướp đó trốn cho nhanh
Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến,
Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh
Mây tạnh mù tan trời lại sáng
Đầy thành già trẻ mặt như hoa,
Chen vai khoác cánh cùng nhau nói:
"Kinh đô vẫn thuộc núi sông ta"”

16
-Ý nghĩa
Bằng một chiến dịch tấn công chớp nhoáng, đặc biệt cuộc tổng công kích vào
Ngọc Hồi, Đống Đa, quân Tây Sơn với thiên tài quân sự của vị thống lĩnh Nguyễn
Huệ, lại được nhân dân ủng hộ, phối hợp đã tiêu diệt đạo quân xâm lược gần 30
vạn tên cùng đám nguỵ quân.
Đây là một chiến công hiển hách vào bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm
của dân tộc ta.
Chiến thắng oai hùng trước 5 vạn quân Xiêm và 29 vạn quân Thanh, tướng
quân Nguyễn Huệ rồi Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ đã trở thành anh
hùng dân tộc, đưa đất nước thoát khỏi họa xâm lăng của nước ngoài, giữ vững độc
lập chủ quyền quốc gia, ghi vào lịch sử dân tộc những trang sử vàng chói lọi.

2.3 Chấm dứt tình trạng phân liệt Đàng Trong - Đàng ngoài, đặt cơ sở
khôi phục thống nhất quốc gia.
Sau khi lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong và đánh bại quân
Xiêm, ngày 28 tháng 4 năm Bính Ngọ (25/5/1786), Nguyễn Nhạc cử Nguyễn Huệ
tiến quân ra Bắc, đánh Phú Xuân, chiếm Thuận Hóa, đánh lui quân Trịnh, giải
phóng toàn bộ đất Đàng Trong. Ngày 4 tháng 5 năm Bính Ngọ (ngày 10/6/1786),
Nguyễn Huệ hạ thành Phú Xuân rồi nhanh chóng tiến ra vùng ranh giới bờ nam
sông Gianh. Mục tiêu của Nguyễn Nhạc là củng cố phòng tuyến ở bờ nam sông
Gianh, có nghĩa là chỉ giới hạn hoạt động của phong trào Tây Sơn trong phạm vi
Đàng Trong và chấp nhận tình trạng phân liệt Đàng Trong - Đàng ngoài đã kéo
dài trên hai thế kỷ. Tuy nhiên, sau khi nắm chắc tình hình Bắc Hà và cân nhắc
mọi nhẽ, Nguyễn Huệ đã tự quyết định đưa quân ra Đàng Ngoài dưới danh nghĩa
"phù Lê diệt Trịnh". Đó là một quyết đoán táo bạo chứng tỏ tầm nhìn và ý chí của
Nguyễn Huệ.
2.3.1 Cuộc khởi nghĩa chấm dứt tình trạng phân liệt Đàng Trong - Đàng
Ngoài
Vua Lê - Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn được xem là triều đại nước ta bị chia cắt
làm hai với biên giới chính là dòng sông Gianh. Khi ấy, Đàng Ngoài là đất của

17
vua Lê - Chúa Trịnh với lãnh thổ được tính từ sông Gianh đổ ra Bắc. Còn Đàng
Trong là của Chúa Nguyễn cai trị với cột mốc là sông Gianh về phía Nam. Một
đất nước nhưng lại chia cắt thành 2 và nhân dân phải chịu 3 ách thống trị. Điều
này khiến cho người dân lầm than cơ cực. Đặc biệt là sự hống hách, cậy quyền
của Trương Phúc Loan càng khiến nhân dân thêm ai oán.
-Cuộc khởi nghĩa lật đổ Chúa Nguyễn
Là một người nông dân, thấu hiểu được những nỗi khổ mà những người
không có tiếng nói phải chịu đựng, đồng thời lại nhận được sự ủng hộ từ người
thầy của mình. Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đã quyết
định đứng lên khởi nghĩa và đấu tranh cho quyền tự do của những người nông dân
và của chính mình.
+ Năm 1771, đánh dấu việc ba anh em Tây Sơn xây dựng căn cứ, chuẩn bị
cho cuộc chiến chống lại chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Ở thời điểm xây dựng lực
lượng, Nguyễn Huệ [Quang trung] đã hỗ trợ anh của mình là Nguyễn Nhạc trong
việc củng cố tiềm năng kinh tế cũng như huấn luyện quân sự. Nhờ bản lĩnh và tài
năng của cá nhân, cộng với sự trợ giúp rất lớn về mặt tâm lý của Giáo hiến, Quang
Trung đã nhanh chóng xây dựng và tạo được lực lượng vững chắc cho đội quân
Tây cũng như của chính mình.
+ Tháng 2/ 1784, Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm đã giúp cho đội quân này
nhanh chóng chiếm được Rạch Giá, Trà Ôn,... Nhận được tin báo, Nguyễn Huệ
đem quân vào Gia Định để đánh tan quân Xiêm. Tại đây, ông đã kết hợp với Lê
Xuân Giác [tướng của Nguyễn Ánh xin hàng] thực hiện việc bố trí trận địa, nhử
đội quân Xiêm vào Rạch Gầm - Xoài Mút để đánh một trận lớn nhằm tiêu diệt
quân địch.
+ Đêm 19, rạng sáng ngày 20/01/1785, chỉ chưa đến một ngày, quân Xiêm
đã bị Nguyễn Huệ tiêu diệt một cách gần như hoàn toàn đội quân 2 vạn người.
Nguyễn Ánh phải chạy trốn trở về Xiêm. Sau trận đánh này, quân Xiêm đã phải
thực sự khiếp đảm trước sức mạnh của đội quân Tây Sơn với người cầm đầu là
Quang Trung - Nguyễn Huệ.

18
-Cuộc tấn công lật đổ Chúa Trịnh
Khi đã làm chủ được Đàng Trong thì đội quân Tây Sơn tiếp tục tiến ra Đàng
Ngoài. Chiếm được Phú Xuân, quân tây Sơn thuận lợi tiếng công ra Thăng Long
lần thứ nhất. Quân Trịnh suy yếu khi chúa Trịnh Khải đã không thể sai khiến được
ưu binh là những quân lính của xứ Thanh - Nghệ và đã phải tự sát sau khi thất bại.
Tuy nhiên, lúc ấy, Nguyễn Nhạc lại không thực sự muốn tấn công ra Đàng
Ngoài, tuy nhiên, Nguyễn huệ lại ở đấy quá lâu. Điều này khiến cho Nguyễn Nhạc
lo lắng vì sợ có những biến đổi xảy ra, nhất là khi việc kiểm soát Nguyễn Huệ
không phải là điều đơn giản.
Theo như ghi chép trong cuốn sách Việt Nam sử lược thì Nguyễn Nhạc và
Nguyễn Huệ đã có mâu thuẫn với nhau được xem là đỉnh điểm. Trong khi ấy,
Nguyễn Lữ thì lại bất tài. Mâu thuẫn lên cao đã dẫn đến cuộc chiến giữa hai anh
em diễn ra. Thế nhưng, tình cảm máu mủ vẫn giúp cho hai người nhường nhịn và
làm hòa với nhau. Thế nhưng, thời điểm đó đã tạo cơ hội cho Nguyễn Ánh chiếm
lại được vùng đất Gia Định. Trước tình cảnh cả hai phía đều xảy ra biến, Nguyễn
Huệ quyết định xử lý phía Bắc trước nhằm dẹp tan được vua Lê Chiêu Thống
cũng như Nguyễn Hữu Chỉnh khi có ý chống lại quân Tây Sơn. Sau nhiều thất
bại, vua Lê Chiêu Thống không làm gì được, còn bà Hoàng Thái hậu lại đưa
Hoàng tử sang xin nhà Thanh viện trợ. Do vậy, phía Bắc với đội quân Mãn Thanh
đã khiến cho tình thế trở nên gấp gáp hơn rất nhiều. Điều này đã khiến Quang
Trung - Nguyễn Huệ bắt buộc phải đưa ra kế sách để có thể giúp cho cả 2 bên
được ổn định nhất có thể.
-Đánh đuổi vua Lê chúa Trịnh
Cuộc khởi nghĩa Đàng Trong - Đàng Ngoài chiến thắng tiếng tăm vang xa,
dần dần, lực lượng ấy ngày càng trở nên vững chắc hơn bao giờ hết với những kẻ
sĩ gần xa nghe danh mà đến hưởng ứng. Những vị thủ lĩnh đầu tiên có thể kể đến
như phú hào Nguyễn Thung, đô đốc Bùi Thị Xuân, danh tướng Võ Văn Dũng,
Trần Quang Diệu, quan văn Trương Mỹ Ngọc, Võ Xuân Hoài, Võ Đình Tú,...

19
+ Là một cuộc khởi nghĩa nông dân, thế nhưng, cuộc khởi nghĩa của ba anh
em Tây Sơn là cuộc khởi nghĩa nông dân duy nhất giành được thắng lợi. Với lực
lượng quân đội vững chắc cộng với tài cầm quân của Nguyễn Huệ, nghĩa quân
Tây Sơn đánh đâu thắng đó. Tháng 12 năm 1773, đội quân của Chúa Nguyễn với
Tiết chế là Tôn Thất Hương đã bị quân Tây Sơn đánh bại và Tây Sơn đã nhanh
chóng làm chủ được phần lớn của Nam Trung Bộ.
+ Tuy nhiên, đến giữa năm 1774 thì nghĩa quân Tây Sơn rơi vào tình trạng
khó khăn khi Chúa Nguyễn đem quân từ Gia định đánh vào Nam Trung Bộ. Cùng
lúc đó, Chúa Trịnh cũng nhân cơ hội dẫn quân vào Đàng Trong để có thể đánh
chiếm lãnh thổ. Quân Tây Sơn kẹp ở giữa với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi có
thể bị tiêu diệt nếu đương đầu với cả hai phía. trong hoàn cảnh này, Nguyễn Nhạc
quyết định xin hàng Chúa Trịnh để có thể củng cố lại lực lượng cũng như có thể
đánh được Chúa Nguyễn.
+ Tháng 11/ 1775, hai người con của Chúa Nguyễn đã đem quân đánh Quảng
Nam nhân lúc quân trịnh rút khỏi đây. Tuy nhiên, Nguyễn Huệ đã đánh tan được
đội quân xâm lược này và lấy lại được mảnh đất Quảng Nam.
+ Với việc chiến thắng Phú yên, đây được xem là dấu mốc binh lính đầu tiên
của Quang Trung - Nguyễn Huệ với con đường binh nghiệp của mình. Chỉ trong
vòng 7 tháng, Quang Trung đã giết và tiêu diệt được thế lực của cả hai Chúa
Nguyễn. Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế năm 1778 nhưng lại đúng thời điểm
Nguyễn Ánh mạnh lên nhờ sự giúp sức của Pháp, Bồ Đào Nha và được tôn lên
làm Chúa. Tuy nhiên, không được bao lâu thì Nguyễn Ánh phải chạy trốn và sang
Xiêm để cầu viện do sự truy lùng của Nguyễn Huệ và quân Tây Sơn.
+ Lúc này, Nguyễn Huệ đã lên ngôi Hoàng đế vào năm 1788 và lấy hiệu là
Quang Trung, do Nguyễn Nhạc đã tuổi cao sức yếu quyết định nhường ngôi còn
Nguyễn Lữ thì đã bệnh nặng mà chết. Sự kiện này đã đánh dấu sự thống nhất của
nhà Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ.
- Có thể khẳng định, phong trào Tây Sơn đã có một số cống hiến đáng kể trên
con đường lập lại nền thống nhất quốc gia :

20
Thứ nhất là xóa bỏ tình trạng phân liệt Đàng Trong - Đàng ngoài kéo dài trên
hai thế kỷ
Thứ hai là lật đổ chính quyền chúa Nguyễn và chúa Trịnh. Trong hai cống
hiến đó, lực lượng quyết định là phong trào Tây Sơn và người tổ chức, lãnh đạo
thành công là Nguyễn Huệ.

2.4 Sáng lập một vương triều Tây Sơn tiến bộ

+ Tiếp quản Phú Xuân năm 1786 rồi lên ngôi hoàng đế năm 1788, Nguyễn
Huệ bắt tay vào công cuộc xây dựng và cải cách của mình. Từ đây, Phú Xuân trở
thành kinh đô của cả nước.
+ Tại kinh đô Phú Xuân, Quang Trung lo củng cố nội trị, xây dựng một vương
triều mạnh, một bộ máy chính quyền chặt chẽ và có năng lực. Ông thiết lập đơn
vị hành chính có trấn rồi đến phủ, huyện, dưới là tổng và xã. Trước tình hình chính
trị còn phức tạp ở Bắc Hà, Quang Trung đổi Thăng Long làm Bắc Thành là trị sở
của một đơn vị hành chính đặc biệt gồm cả 11 trấn với quyền hạn khá lớn. Ngoài
các tướng lĩnh của quân đội Tây Sơn, Quang Trung đã sử dụng nhiều quan lại của
chính quyền cũ và ra sức thu nạp nhân tài, trọng dụng các sĩ phu, ban Chiếu hiệu
dụ các quan văn võ triều cũ, chiếu cầu hiền. Nhiều trí thức tài năng đã trở thành
những quan lại trung thành của vương triều mới như Trần Văn Kỷ, Ngô Thì Nhậm,
Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp... Quân đội và quốc phòng được Quang Trung đặc
biệt quan tâm. Đó là lực lượng quân sự hùng hậu gồm bộ binh, kỵ binh, tượng
binh, pháo binh và thủy binh được tổ chức quy củ, trang bị tốt, có sức chiến đấu
cao. Nhờ vậy, Quang Trung đã trấn áp thành công các thế lực chống đối của một
số cựu thần nhà Lê ở Bắc Hà. Nhà Tây Sơn trải qua hai triều Quang Trung và
Cảnh Thịnh, nhưng hầu hết các chính sách xây dựng đất nước do vua Quang Trung
vạch ra và bước đầu thực hiện, đáng tiếc vì thời gian cầm quyền quá ngắn ngủi
nên hiệu quả chưa rõ rệt. Các chính sách lần lượt được thực hiện
2.4.1 Về hành chính

21
Vua Quang Trung đã xây dựng một hệ thống hành chính và quan chế mới,
tuy không có văn bản nào đề cập chi tiết đến hệ thống hành chính và quan chế này
nhưng qua một số tư liệu, hiện vật còn tồn tại ở các làng xã, tư gia ở Thừa Thiên
Huế có thể ghi nhận một số chức danh của quan lại dưới triều Tây Sơn như: Hàn
lâm thự đãi chế An Dương bá, Bí thư thự chánh tự Hào Dục bá, Tham đốc, Đô
úy, Đô ty, Hộ quân sứ, Chỉ huy, Trung úy, Đại đô đốc, Hùng úy...
2.4.2 Về kinh tế
Chính sách kinh tế của nhà Tây Sơn vẫn xây dựng trên căn bản “trọng nông”,
khuyến khích phát triển nông nghiệp nhưng trong quản lý ruộng đất lại không cụ
thể. Địa bạ thời Tây Sơn rất sơ sài, nhà nước chỉ nắm khái quát tổng thể diện tích
ruộng, không phân biệt tốt xấu, để bổ thuế đồng niên, còn chi tiết cụ thể, phân
phối thực tế là việc nội bộ của làng xã.
Về nông nghiệp, ông cho cải cách chế độ đinh điền và ruộng đất. Năm 1789,
Quang Trung bãi bỏ thuế điền cho nhân dân từ sông Gianh ra Bắc, động viên nhân
dân lao động sản xuất. Chỉ trong vòng 3 năm sau, nông nghiệp được phục hồi.
Năm 1791, "mùa màng trở lại phong đăng, năm phần mười trong nước khôi phục
được cảnh thái bình"[155].
Về công thương nghiệp, Quang Trung khuyến khích đẩy mạnh sản xuất thủ
công nghiệp, mở rộng ngoại thương, phát triển mọi ngành sản xuất nhằm xây dựng
một nền kinh tế phồn vinh, tự chủ trong đó có công thương nghiệp. Đối với thuyền
buôn của các nước phương Tây, Quang Trung tỏ ra rộng rãi, mong muốn họ tăng
cường quan hệ ngoại thương với Việt Nam, nhờ vậy tình hình thương nghiệp thời
Quang Trung được phục hưng và phát triển. Tư tưởng thông thương tiến bộ của
Quang Trung đã thể hiện nhãn quan kinh tế rộng mở, phù hợp với xu thế phát
triển "mở cửa ải, thông thương buôn bán, khiến cho các hàng hoá không ngừng
đọng để làm lợi cho dân chúng".
2.4.3 Về giáo dục, văn hoá
Nhà Tây Sơn có một số cải cách về giáo dục, ban bố Chiếu khuyến học. Vua
Quang Trung tổ chức trường học đến tận cấp xã, dùng chữ Nôm trong công văn

22
và khoa cử. Tu sửa Văn Miếu và Học Cung cũ của chúa Nguyễn ở Long Hồ. Mở
khoa thi để chọn kẻ sĩ (mở một khoa năm 1789).
Về văn hóa, Vua Quang Trung thấy làng nào cũng có chùa chiền, nhiều người
đi tu hành chỉ mượn tiếng thần thánh mà lừa bịp người dân, nên ông xuống chiếu
bắt bỏ những chùa nhỏ ở các làng, đem gỗ gạch làm ở mỗi phủ huyện một chùa
thật to đẹp, rồi chọn lấy những tăng nhân có học thức, có đạo đức coi chùa thờ
Phật. Còn những người không xứng đáng thì bắt hoàn tục về làm ăn. Vua Quang
Trung muốn rằng chỗ thờ Phật phải tôn nghiêm, những người đi tu hành thì phải
chân tu mộ đạo, như vậy mới dẹp bỏ được mê tín dị đoan và giáo hóa tốt cho
người dân.
2.4.4 Về y tế
Cơ bản vua Quang Trung vẫn giữ cơ cấu tổ chức cũ của họ Nguyễn, tham
khảo cách tổ chức và quan chế đời nhà Lê. Các cơ quan chuyên môn chăm sóc
sức khỏe của vua quan và nhân dân thời Tây Sơn gồm Y Lâm viện (trong đó có
Thái Y thự), Điều Hộ Ty, Nam Dược cục cùng một số bộ phận liên quan góp phần
làm hoàn chỉnh hệ thống tổ chức của một triều đình cuối thế kỷ XVIII. Thành tựu
y học giai đoạn này phải kể đến tập Nam dược ca bằng thơ Nôm lục bát, phân tích
đặc điểm và tính năng của 500 vị thuốc đặc biệt của nước ta.
2.4.5 Về quân sự
Nhà Tây Sơn rất trọng quân sự, quyết tâm xây dựng lực lượng quân đội hùng
hậu để bảo vệ đất nước. Vì vậy nhà nước quản lý dân đinh rất chặt chẽ, cứ ba suất
đinh lấy một suất lính. Để tiện việc kiểm soát, mỗi dân đinh đều được phát một
thẻ “Thiên hạ đại tín”, ghi rõ tên họ, quê quán và điểm chỉ của người mang thẻ.

3.Đánh giá

- Với những biện pháp tích cực, vua Quang Trung đã cố gắng vãn hồi đất
nước sau một thời gian dài sa sút nghiêm trọng. Nhờ công cuộc chiêu tập dân lưu
tán, đẩy mạnh việc khai hoang phục hóa mà xã hội dần dần ổn định, đời sống nhân
dân dần được cải thiện. Tất nhiên tình hình Thuận Hóa - Phú Xuân cũng không

23
ngoại lệ. Nhân dân nơi đây vốn rất phấn khởi hưởng ứng phong trào Tây Sơn ngay
từ đầu và tích cực tham gia xây dựng quê hương, cần cù lao động, mở mang ruộng
vườn. Sau mấy năm, tình hình đời sống xã hội đã có dấu hiệu tiến bộ, nếp sinh
hoạt, làm ăn ngày một khá hơn.
- Quang Trung đã thực thi nhiều chính sách cải cách về kinh tế, xã hội, văn
hóa, giáo dục theo hướng khắc phục hậu quả chiến tranh, phục hồi kinh tế, ổn định
trật tự xã hội...Việc ban hành các chiếu cầu hiền, chiếu lập học, chiếu khuyến
nông, chiếu mở khoa thi, chiếu dụ các quan văn võ của triều cũ, thành lập Quốc
sử quán năm 1790 nhằm cung cấp kiến thức lịch sử - văn hóa cho toàn dân và
thành lập Viện Sùng Chính năm 1791 phụ trách giáo dục, biên soạn dịch chú các
bộ Tiểu học, tứ thư, ngũ kinh ra chữ Nôm...đã mở ra một thời kỳ mới của lịch sử
Việt Nam nói chung và Phú Xuân nói riêng.
- Trong thời gian ngắn ngủi 4 năm kể từ khi lên ngôi hoàng đế sáng lập vương
triều cho đến khi từ trần, công cuộc canh tân dựng nước cùng với những hoài bão
lớn lao của Quang Trung chưa được thực hiện đầy đủ và chưa phát huy hết tác
dụng nhưng đã cho thấy tầm vóc, tài năng, ý chí của hoàng đế Quang Trung. Tài
năng của Quang Trung bao quát trên nhiều mặt nhưng lĩnh vực tỏa sáng nhất là
quân sự. Ông đã đưa tư tưởng và nghệ thuật quân sự Việt Nam phát triển lên một
đỉnh cao mới. Tinh thần tiến công mãnh liệt, lối đánh thần tốc, bất ngờ là nét nổi
bật nhất trong tư tưởng và nghệ thuật quân sự của Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, từ tuổi 18 tham gia khởi nghĩa cho đến lúc
từ trần ở tuổi 39, Nguyễn Huệ chỉ có thắng, chưa hề bại và ghi vào sử sách nhiều
chiến công chói lọi.
- Từ năm 1789 đến năm 1801, Phú Xuân là kinh đô đầu tiên của nước Đại
Việt thời Tây Sơn và là trung tâm chính trị, là nơi hội tụ nhân tài, vật lực và tinh
hoa của cả đất nước. Những dấu ấn lịch sử về một vương triều đã có công phục
hưng tư thế hiên ngang của quốc gia Đại Việt, với niềm kiêu hãnh “Nam quốc anh
hùng chi hữu chủ” vẫn còn âm vang và tồn tại mãi trên đất Phú Xuân - Thuận Hóa
xưa, Thừa Thiên Huế ngày nay; trong đó có di tích lịch sử núi Bân, phường An

24
Tây, thành phố Huế đã được Chính phủ công nhận di tích cấp quốc gia vào năm
1988. Nơi đây mãi mãi là địa chỉ lịch sử linh thiêng, là di tích lịch sử đầy tự hào
của dân tộc Việt Nam, của nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Huế.

PHẦN III. KẾT LUẬN

Quang Trung-Nguyễn Huệ không chỉ là một thiên tài quân sự mà còn là vị
thủ lĩnh có tài dùng người. Ông từng nói "một cây gỗ không chống nổi tòa nhà
to", "mưu lược một kẻ sĩ không dựng được cuộc thái bình...", chính vì vậy mà sau
khi đánh đuổi giặc Thanh, Quang Trung đã ban chiếu mời gọi nhân tài, kêu gọi
quan liêu lớn nhỏ, dân chúng trăm họ, ai có tài năng học thuật, mưu lược hay giúp
ích cho đời đều được cho phép dâng thư tỏ bày công việc. Quang Trung dùng
người không câu nệ thành phần xuất thân là quan lại cũ của triều Lê-Trịnh; cũng
không câu nệ là người Đàng Trong hay Đàng Ngoài, miễn là có tài và có tâm thực
sự. Nhiều tên tuổi lớn, cựu thần nhà Lê đã được ông cảm hóa và thu phục, trở
thành những cộng sự đắc lực của Quang Trung và rường cột cho chính quyền Tây
Sơn lúc bấy giờ. Điều đáng nói là Quang Trung thành thật thu dùng họ và biết
biến họ từ đối lập thành những người cộng sự tích cực, đóng góp lớn cho triều đại
này. Hơn 230 mùa xuân đã trôi qua nhưng mảnh đất Thăng Long-Đông Đô nghìn
năm văn hiến, sông nước Tiền Giang, Rạch Gầm-Xoài Mút và nhiều vùng quê
yêu dấu của nước Việt vẫn âm vang chiến công hiển hách của người anh hùng áo
vải Quang Trung-Nguyễn Huệ cùng đoàn hùng binh Tây Sơn dũng mãnh yêu
nước dưới ngọn cờ của ông. Quang Trung – Nguyễn Huệ là hoàng đế bách chiến
bách thắng, lập nhiều chiến tích quân sự nhất trong lịch sử Việt Nam. Cả cuộc đời
binh nghiệp của ông, dù dưới danh hiệu Long Nhương tướng quân, Bắc Bình
Vương hay hoàng đế Quang Trung, ông đều lập công trạng hiển hách, chưa từng
thất bại một trận nào. Vị vua áo vải cờ đào Quang Trung sẽ mãi lưu danh sử sách,
là bức tượng vàng chói lọi trong dòng chảy lịch sử hào hùng của dân tộc ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

25
1. Nguyễn Duy Chính, Hoàng Đế Quang Trung ra Bắc, nghiên cứu mới 26
Tháng 1 2006 - Cập nhật 14h05 GMT. BBC
2. Những bà vợ của Hoàng đế Quang Trung Lưu trữ 2008-03-19 tại Wayback
Machine Thúc Giáp, (theo Đại Nam chính biên liệt truyện và một số tài liệu
khác) báo Bình Định.
3. Bí mật quanh cái chết của vua Quang Trung Lưu trữ 2009-02-12 tại
Wayback Machine - Lê Văn Qu, Nguyệt san Pháp luật số 51 - tháng 3/2001,
trang 16 - 20 (3.159), thư viện tỉnh Bình Định.
4. Nguyễn Huệ với nhân tài Lưu trữ 2009-02-14 tại Wayback Machine - Hồ
Khang, Lịch sử quân sự.- 1989.- Tháng 7 (43).- Tr. 28 - 31 (3.151), thư viện
tỉnh Bình Định.
5. Bình Định: Khánh thành tượng đài Hoàng đế Quang Trung BTK-TTX, báo
điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 21:30, 20/01/2008
6. Mối 'thâm thù' Gia Long - Tây Sơn: Gậy ông đập lưng ông? Báo Đất Việt.
Cập nhật lúc 13:35, 20/08/2011.

PHỤ LỤC ẢNH

26
Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ

(Nguồn: Internet)

27

You might also like