You are on page 1of 7

Số phách (để Số phách (để

trống):…………… trống):…………………
TÊN HỌC PHẦN: = Thông tin cá nhân sinh viên:
Cơ sở văn hóa Việt Nam =
COMM 105 = Họ tên sinh viên:
=
Điểm bài thi sau thống nhất: Nguyễn Minh Nguyệt
=
C Ngày sinh:

Bằng số: 30/08/2003
T
………………………… P Mã sinh viên:
H
Bằng chữ: 715701062
Á
..…………………….. C Lớp tín chỉ:
H
COMM 105-K71.16_LT
=
= SBD:
=
Cán bộ chấm thi 1 64
=
(ký ghi rõ họ tên)
= Chủ đề số:
=
7
=
…………………………………
=
…..
=
=
Cán bộ chấm thi 2
=
(ký ghi rõ họ tên)
C

T
…………………………………
P
……
H
Á
C
H
=
=
=
=
=

1
2
Tên chủ đề: Lễ hội Lam Kinh

BÀI LÀM:
1. MỞ ĐẦU
1.1. Ý nghĩa, mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nhằm góp phần khảo cứu, điều tra và đánh giá thực trạng lễ hội
Lam Kinh. Từ đó nhận thức được những giá trị tốt đẹp của lễ hội Lam Kinh,
nhắc nhở mỗi chúng ta phải có ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp
đó.
Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp triển giá trị văn hóa đối với lễ
hội Lam Kinh; để nơi đây trở thành điểm nhấn, nét đặc sắc của nền văn hóa
Việt Nam.
Với ý nghĩ đó; việc khai thác, nghiên cứu lễ hội Lam Sơn đóng vai trò
rất quan trọng. Nó không chỉ có ý nghĩa về mặt văn hóa mà còn đóng vai trò
quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa.
1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khảo sát, nghiên cứu cụ thể về lễ hội Lam Kinh; đồng thời đưa ra những
giải pháp nhằm phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa lễ hội Lam Kinh
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến lễ hội Lam Kinh
trong thời đại xã hội với nhiều bất động hiện nay.
Đối tượng cụ thể trong nghiên cứu là nguồn gốc lịch sử, các quy trình tổ
chức lễ hội và giá trị lịch sử, văn hóa của lễ hội Lam Kinh – Thanh Hóa với
việc phát triển du lịch văn hóa.
1.4. Bố cục bài nghiên cứu
Khóa luận gồm 3 phần: mở đầu, nội dung và kết luận.
Phần 1: MỞ ĐẦU
Phần 2: NỘI DUNG
Trong phần nội dung sẽ có 4 ý chính như sau:
1: Nguồn gốc của lễ hội
2: Quy trình tổ chức lễ hội
3: Những giá trị văn hóa của lễ hội
4: Một số đề xuất nhằm phát huy giá trị văn hóa của lễ hội
Phần 3: KẾT LUẬN
2. NỘI DUNG
2.1. Nguồn gốc của lễ hội
Mùa Xuân Mậu Tuất năm 1418, tại Lam Sơn, nay thuộc huyện Thọ
Xuân, Thanh Hóa; Lê Lợi dựng cờ nghĩa, mở đầu một thời kỷ kháng chiến mới
3
nhằm đánh đuổi quân Minh xâm lược ra khỏi đất nước Việt Nam. Trước sau
dưới cờ nghĩa, Lê Lợi đã tập hợp được nhiều hào kiệt như: Nguyễn Trãi, Lê
Văn Linh, Lê Nhân Chủ, Trần Nguyên Hãn, Trịnh Khả, Lê Lai, Lê Thạch, Lê
Khôi…
Nghĩa quân đánh quân Minh theo chiến lược do Nguyễn Trãi vạch ra
trong Bình Ngô sách : Chiến lược đánh vào lòng người. Bằng tài thao lược xuất
chúng của mình, Lê Lợi đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành nhiều
thắng lợi khiến quân Minh khiếp sợ Trong gần 10 năm khởi nghĩa, với tài nhìn
xa trông rộng, cùng trí tuệ sáng suốt nhạy bén, Lê Lợi đã lãnh đạo cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn dẹp tan quân nhà Minh. Từ khi nghĩa quân Lam sơn chỉ có vài
ba chục quân với lực lượng yếu mỏng đến khi nghĩa quân lớn mạnh, giành thế
thượng phong, tháng 12 năm 1427, Lê Lợi đã lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn
giành chiến thắng tại Chi Lăng, Xương Giang, Cầu Trạm… Quân Minh phải
khiếp sợ rút 30 vạn tàn quân về nước.
Sau thắng lợi, vào năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là
Thuận Thiên, xưng là Lê Thái Tổ, tên nước là Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long,
mở ra triều đại nhà Hậu Lê huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. 2 năm
sau, Lê Thái Tổ đã đổi tên vùng đất Lam Sơn thành Lam Kinh hay còn được
gọi là Tây Kinh.
Khởi nguồn lễ hội Lam Kinh bắt đầu từ khi vua Lê Thái Tổ băng hà vào
hà vào ngày 22 tháng 8 (âm lịch) năm Quý Sửu (năm 1433) và được đưa về an
táng ngay tại vùng đất Lam Kinh năm 1433. Vua Trần Nhân Tông đã cho xây
dựng khu điện miếu, lăng tẩm ở Lam Kinh một cách quy mô, trang nghiêm, bề
thế. Đặc biệt, là việc tổ chức lễ hội Lam Kinh, với diễn xướng “vũ khúc Bình
Ngô” – là lời ngợi ca công lao của các thế hệ công thần nhà Lê - trong sự nghiệp
chấn hưng đất nước. Hằng năm, ở địa phương, người ta vẫn tổ chức lễ hội để
tưởng nhớ công ơn của các vị anh hùng dân tộc này.
2.2. Quy trình tổ chức của lễ hội
Quy trình tổ chức gồm 2 phần: phần lễ và phần hội.
2.2.1. Phần lễ
Trong lễ hội, các sự kiện trọng đại của thời Hậu Lê vẫn được giữ lại theo
đúng nghi lễ cổ truyền như:
● Màn trống hội (biểu diễn đánh trống đồng và trống da các loại).
● Cờ hội, rước kiệu
● Những nghi thức tế lễ từ thời vua Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Lê Thái
Tổ, Lê Thái Tông truyền lại.
Mở đầu lễ hội với nghi lễ rước kiệu đức vua “Lê Thái Tổ” và kiệu “Trung
Túc Vương Lê Lai” vào sân rồng chính điện Lam Kinh.

4
Tiếp theo, phần lễ dâng hương tưởng nhớ công ơn của đức tài tổ cùng
các vị tướng lĩnh anh hung.
Sau đó, tại sân rồng chính điện Lam Kinh, diễn ra nghi lễ đọc chúc văn
của chủ tế.
2.2.2. Phần hội
Lễ hội Lam Kinh hiện nay tái hiện nhiều sự kiện quan trọng của của nhà
Lê như:
● “Hội thề Lũng Nhai”
● “Dòng suối Lê Lợi vi quân, Lê Lai vi tướng, Nguyễn Trãi vi thần”
● “Lê Lai cứu chúa”
● “Giải phóng thành Đông Quan”
● “Vua Lê Thái tổ đăng quang”
Lễ hội Lam Kinh là nơi diễn ra các trò diễn xướng như: múa rồng, trống
hội, Xuân Phả, Chiềng.
Đặc biệt, chúng ta không thể bỏ qua trò Xuân Phả gồm: trò Xiêm Thành,
trò Ai Lao, trò Tú Huần – “Lục hồng nhung”, trò Ngô Quốc, còn gọi là “ngũ
trò. Đây được coi là đỉnh cao của sự sáng tạo nghệ thuật sân khấu cổ đại người
Việt.
2.3. Những giá trị văn hóa của lễ hội
● Giá trị kết nối cộng đồng
Lễ hội diễn ra hàng năm vào ngày 22 âm lịch là dịp để gặp gỡ, giao lưu
với nhau; tạo ra sợi dây tinh thần liên kết giữa người với người. Những vị khách
du lịch nơi đây có cơ hội để giao thoa nhận thức, niềm tin, tình cảm trước những
biểu tượng trang nghiêm, thiêng liêng; cùng chung tay trải nghiệm các hoạt
động lễ hội, giao hòa giữa thế giới hiện thực và thế giới thần linh… Đây chính
là nét đặc trưng và tiêu biểu cho các giá trị văn hóa.
● Giá trị văn hóa lịch sử
Tại đây, dưới những nghi thức tế lễ trang nghiêm và phần hội đầy náo
nhiệt đã tái hiện sống động thời kỳ lịch sử oanh liệt của các vị anh hùng. Khách
du lịch có thể trải nghiệm lại những nghi thức tế lễ của cung đình xưa, cùng
hòa mình vào tinh hoa văn hóa dưới triều đại Lê sơ.
● Giá trị giáo dục
Lễ hội Lam Kinh đã tái hiện, mô phỏng sinh động các nhân vật, sự kiện
lịch triều đại Lê sơ dưới các hình thức đặc sắc như: nghi thức tế lễ, diễn xướng,
trò chơi dân gian. Giá trị giáo dục của lễ hội được thể hiện trong tính hướng về
cội nguồn. “Tất cả mọi lễ hội cổ truyền đều hướng về nguồn cội. Đó là nguồn
cội tự nhiên mà con người vốn từ đó sinh ra… Hơn thế nữa hướng về nguồn đã
trở thành tâm thức của con người Việt Nam”( Ngô Đức Thịnh, 2007). Từ đó
giúp chúng ta ghi nhớ sâu sắc những bài học về đạo lý, về truyền thống, lịch sử
dân tộc. Đây chính là hoạt động văn hóa tinh thần để con người tỏ lòng thành
5
kính, biết ơn với tổ tiên; cầu mong những điều an lành, hạnh phúc và nhắc nhở
bổn phận, trách nhiệm của chính mình.
● Giá trị văn hóa tâm linh
Trong xã hội đương thời muôn hình vạn trạng, rất nhiều người mong
muốn thoát khỏi thực tại, muốn tìm về những chốn thanh bình, muốn nhờ sự
che chở của các thế lực thần linh cầu mong được hạnh phúc, bình an, thành
công. Qua lễ hội, người dân có cơ hội để thỏa mãn đời sống tâm linh, giao thoa
tinh thần với những giây phút thiêng liêng. “Đó là trạng thái thăng hoa từ cuộc
sống hiện thực, vượt lên trên đời sống hiện thực” (Ngô Đức Thịnh, số 3-2001).
“Thông qua những hình thức biểu hiện của mình, lễ hội trở thành một hiện
tượng văn hóa tổng hợp làm thỏa mãn nhu cầu văn hóa tâm linh và tâm lý vật
chất của con người”( Ngô Đức Thịnh, số 3-2001).
● Giá trị kinh tế:
Lễ hội Lam kinh không chỉ có giá trị văn hóa mà còn có ý nghĩa về mặt
kinh tế. Bởi, đây chính là một sản phẩm đặc biệt mang lại các giá trị tinh thần,
đồng thời thúc đẩy các giá trị kinh tế, là tiền đề cho sự truyền bá văn hóa đến
với khách du lịch (du lịch văn hóa tâm linh).
2.4. Một số đề xuất nhằm phát huy giá trị văn hóa của lễ hội
Bước vào thế kỷ 21 - thời đại tiên tiến của toàn thế giới, tôi, một thanh
niên thuộc kỷ nguyên mới, tự thấy mình như giọt nước trong muôn vàn dòng
sông chảy xiết. Tuy nhỏ bé nhưng ôm ấp muôn vàn lý tưởng và khát khao cháy
rực con tim cùng hướng tới mục đích phát huy các giá trị văn hóa lễ hội qua
một số hoạt động như sau:
Tuyên truyền về ý nghĩa, giá trị của lễ hội đến mọi người.
Lựa chọn hình thức tổ chức lễ hội phù hợp với thuần phong mỹ tục, hoàn
cảnh lịch sử, kinh tế văn hóa của địa phương.
Tổ chức các hoạt động văn hóa dân gian gắn với truyền thông văn hóa
của lễ hội.
Tăng cường đổi mới quản lý lễ hội phù hợp với sự phát triển về kinh tế,
văn hóa: giữ được những nét đẹp, lối sống văn minh hướng về nguồn cội…
cho nhân dân địa phương nói riêng và mọi người nói chung.
Tổ chức các hình thức, các cuộc thi viết bài sáng tác thơ truyện, sưu tầm
tranh ảnh về lễ hội Lam Kinh.
3. KẾT LUẬN
Như vậy ta có thể thấy lễ hội Lam Kinh có một vai trò ý nghĩa vô cùng
quan trọng, không chỉ đối với người dân Lam Sơn mà còn có là nơi lưu giữ
những giá trị văn hóa cổ truyền đặc sắc của miền đất Thanh Hóa nói riêng và
cả nước nói chung. Đây là lễ hội thực sự mang đậm nét văn hóa truyền thống
và thể hiện rõ tinh thần đoàn kết, nhớ về nguồn cội, biết ơn tổ tiên, thể hiện
6
truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, thấm đẫm
tình yêu nước cùng với quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm. Việc nghiên cứu
và tiếp cận với lễ hội Lam Kinh đã giúp tôi tích kuỹ thêm được nhiều bài học,
trải nghiệm đắt giá về tín ngưỡng, đời sống tâm linh và nếp sống sinh hoạt của
những con người xứ Thanh.
Ngày nay, giữa cuộc sống muôn vàn những lo âu, tất bật, con người
chúng ta mải mê sa vào mưu sinh cuộc sống mà quên đi các giá trị truyền thống,
phong tục tập quán… Do đó, nhiều lễ hội đã bị thời gian bào mòn, đi vào quên
lãng đối với người dân. Qua bài tiểu luận này sẽ cung cấp thêm cho mọi người
những thông tin, hiểu biết về lễ hội Lam Kinh. Không những thế, bài tiểu luận
còn đề ra các giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị tốt đẹp đấy. Chính vì vậy,
mỗi chúng ta cần có ý thức để bảo tồn, duy trì và phát huy những giá trị tốt đẹp
của lễ hội Lam Kinh, bài trừ những tiêu cực, những hình ảnh xấu để lễ hội giữ
được đúng giá trị cao đẹp của nó.
————————————————————————————

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH


1. Văn, T. (1968). 550 năm ngày Khởi nghĩa Lam Sơn.
2. Không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh trong dòng chảy xứ Thanh. (2021).
Retrieved 25 December 2021
3. Mai, T. (2012). Lễ hội Lam Kinh qua thời gian và lịch sử.
4. Phuong, T. X. ENJOYING CUISINE CULTURE TO IMPROVE THE
REALITY OF CULTURAL IDENTITY OF THANH LAND. TRỊNH VĂN
ANH-ĐỖ THỊ HẰNG, 69.
5. Đặng, V. B. (2012). Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội
truyền thống.
6. Giá trị của Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, tỉnh Thanh Hóa. (2021).
7. Giá trị của lễ hội truyền thống trong xã hội hiện nay - vhnt. (2021). Retrieved
24 December 2021

You might also like