You are on page 1of 2

THIẾT CHẾ XÃ HỘI

I. Khái niệm
 Theo G.V.Oxipov, thiết chế xã hội là tổ chức nhất định của hoạt động xã hội và
các quan hệ xã hội, được thực thi bằng hệ thống phối hợp của những quy chuẩn
về hoành vi, chuẩn mực và giá trị, được hướng một cách hợp lý.
 W.G.Sumner đã định nghĩa thiết chế là một khái niệm hay một cấu trúc hàm
chứa một mục đích hay một chức năng do một tổ chức có hệ thống gồm nhiều
người tiến hành.

⟹ Thiết chế xã hội có thể được hiểu là một hệ thống xã hội phức tạp của các chuẩn
mực, các vai trò xã hội, gắn bó qua lại với nhau, được hình thành và hoạt động để thỏa
mãn những nhu cầu và thực hiện các chức năng xã hội quan trọng.

II. Cơ cấu

Thiết chế xã hội có hai thành tố chủ yếu:


 Cơ cấu bên trong: là nội dung hoạt động của thiết chế, bao gồm tổng thể các
chuẩn mực, các khuôn khổ, các giá trị được xác định theo nhu cầu, lợi ích và
mục tiêu của tập hợp xã hội.
 Cơ cấu biểu hiện: là những thực thể – chủ thể xã hội, những điều kiện vật chất
tương ứng với cơ cấu bên trong để hiện thực hóa nội dung, chức năng của thiết
chế xã hội.
III. Chức năng
 Chức năng quản lý: nhằm khuyến khích, điều chỉnh, điều hòa hành vi của con
người cho phù hợp với quy phạm và chuẩn mực của thiết chế.
 Chức năng kiểm soát: nhằm ngăn chặn, giám sát, thậm chí trừng phạt những
hành vi sai lệch so với các chuẩn mực, đòi hỏi của thiết chế hoặc không chịu
tuân thủ thiết chế.
IV. Đặc trưng
 Tính khách quan: thiết chế xã hội xuất hiện do đòi hỏi, nhu cầu của xã hội.
Thiết chế xã hội có tính độc lập tương đối đối với nền kinh tế – xã hội.
 Tính giai cấp: thiết chế xã hội chỉ xuất hiện trong xã hội có phân chia giai cấp.
Luật pháp, chính sách của nhà nước xuất phát từ ý chí của giai cấp thống trị.
 Tính phổ biến: ở đâu có sự tồn tại của con người thì ở đó có sự xuất hiện của
thiết chế xã hội

 Tính độc lập tương đối: mỗi thiết chế xã hội đều có tính độc lập tương đối,
nhưng giữa các thiết chế đều có sự tác động qua lại lẫn nhau. Sự biến đổi của
thiết chế này sẽ kéo theo thiết chế khác biến đổi
 Tính ổn định tương đối: thiết chế xã hội có biến đổi theo sự biến đổi của xã hội
nhưng nội dung của nó thường biến đổi chậm chạp, trì trệ hơn, đôi khi không
theo kịp sự biến đổi của đời sống xã hội.

You might also like