You are on page 1of 8

II.

Các nguyên lý cơ bản của Xã hội học:


1. Xã hội là cơ thể siêu hữu cơ:
 Giống:
• Có khả năng sinh tồn và phát triển
theo quy luật tiến hóa.
• Tuân theo các quy luật như tăng kích cỡ của
cơ thể sẽ làm tăng tính chất và trình độ chuyên môn hóa chức năng.
• Trải qua các giai đoạn: tăng trưởng, phân hóa, liên kết, phân rã.
• Nhấn mạnh khả năng tự điều chỉnh của xã hội để đạt đến trạng thái cân
bằng và hoàn hảo.
 Khác: Cơ thể siêu hữu cơ gồm các bộ phận có khả năng ý thức và tác động
lẫn nhau thông qua hệ thống ngôn ngữ, ký hiệu, biểu tượng…

2. Nguyên lý tiến hóa xã hội:


Xã hội loài người phát triển tuân theo quy luật tiến hóa từ xã hội có cơ cấu nhỏ,
đơn giản, chuyên môn hóa thấp, không ổn định, dễ phân rã đến xã hội có cơ cấu
lớn, phức tạp, chuyên môn hóa cao, liên kết bền vững và ổn định.
Xã hội chỉ có thể tồn tại và phát triển lành mạnh khi các cơ quan chức năng của
xã hội đó đảm bảo thỏa mãn được các nhu cầu sống của xã hội  Tư tưởng,
chức năng luận đầu tiên trong xã hội học.
Xã hội là một cơ thể có tính hệ thống gồm tiểu hệ thống xã hội. Các bộ phận
của cơ thể tác động chặt chẽ lẫn nhau đến mức độ, bất kỳ một thay đổi nào ở
một bộ phận nào đều kéo theo sự thay đổi của các bộ phận khác.
CÁC TÁC NHÂN CỦA HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI
Tác nhân chủ quan bên trong (trí tuệ, thể lực, trạng thái cảm xúc, tập quán).
Tác nhân khách quan bên ngoài (đất đai, nước, khí hậu).
Tác nhân tự sinh (quy mô-mật độ dân số, các mối quan hệ tương tác).

III. PHÂN LOẠI XÃ HỘI VÀ THIẾT CHẾ XÃ HỘI:


1. Phân loại xã hội quân sự và xã hội công nghiệp:
 Thuật ngữ “quân sự” và “công nghiệp” được dùng để chỉ các đặc trưng của
các quá trình cơ bản của sự tiến hóa và suy thoái cơ thể xã hội.
2. Phân loại các cấp bậc xã hội:
Xã hội đơn giản

Xã hội hỗn hợp bậc

xã hội hỗn hợp bậc 2


Xã hội công nghiệp

3. Các thiết chế xã hội:


Thiết chế XH là kiểu tổ chức XH xuất hiện và hoạt động nhằm đảm bảo đáp
ứng các nhu cầu, yêu cầu chức năng cơ bản của hệ thống xã hội, đồng thời kiểm
soát các hoạt động của các cá nhân và các nhóm trong xã hội.
3.1 Thiết chế gia đình và dòng họ:
Thiết chế gia đình và dòng họ: đảm nhận chức năng tái sản xuất ra con người,
nuôi dưỡng trẻ em, kiểm soát quan hệ giới.

3.2. Thiết chế nghi lễ:


Thiết chế nghi lễ: cần thiết để đáp ứng nhu cầu liên kết và kiểm soát các quan
hệ xã hội của con người thông qua các thủ tục, biểu tượng, ký hiệu, nghi thức…
3.3 Thiết chế chính trị:

Thiết chế chính trị: đảm nhận chức năng giải quyết các xung đột nhằm tạo ra sự
ổn định cho xã hội.
3.4 Thiết chế tôn giáo:
Thiết chế tôn giáo có chức năng củng cố hệ thống chuẩn mực, giá trị, niềm tin,
tinh thần để duy trì sự ổn định, trật tự xã hội.
3.5 Thiết chế kinh tế:

Thiết chế kinh tế: có chức năng cơ bản là cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho con
người, duy trì đời sống vật chất cho xã hội.

You might also like