You are on page 1of 8

Câu 3: Quyền ưu đãi và quyền miễn trừ ngoại giao

3.1. Lịch sử hình thành


16/4/1961 Hội nghị Viên đã thông qua văn kiện về quyền ưu đãi miễn trừ ngoại
giao. 150 nước tham gia (Việt Nam: 17/ 9/1980).
3.2. Con đường hình thành
- Quan hệ quốc tế ngày càng phát triển, việc cứ các phải đoán đại diện ngoại giao
ra nước ngoài trở thành việc làm thường xuyên giữa các quốc gia. Ngày nay không
một quốc gia nào đứng riêng tử, tách biệt không có quan hệ với thế giới bên ngoài,
với các quốc gia khác.
- Dành cho các cơ quan đại diện ngoại giao một số độc quyền là cần thiết không
những để các cơ quan đại diện hoàn thành chức năng đại diện của mình, mà còn
cần thiết để tăng cường quan hệ giữa các nước, tăng cường hiểu biết lẫn nhau và
cũng là để tăng cường việc tôn trọng chủ quyền của nhau.
- Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao đã mở đầu bằng câu: “Các quốc
gia tham gia Công ước này, nhắc lại rằng từ thời xa xưa nhân dân tất cả các nước
đã thừa nhận quy chế các viên chức ngoại giao”
- Trong quá trình phát triển quan hệ ngoại giao giữa các nước, các lý thuyết sau
đây đã được nêu lên để làm cơ sở lý luận cho đặc quyền ưu đãi miễn trừ ngoại
giao:
+ Thuyết "đại diện" bắt nguồn từ thời Trung của Châu Âu và rất thịnh hành cho
mãi tới khi có cuộc Đại Cách mang Pháp. Thời kỳ này hầu hết các nước trên thế
giới đều là những quốc gia quân chủ. Sự giao dịch quốc tế được coi như là sự giao
dịch giữa cá nhân các vua chúa. Làm nhục tới các vị đại diện tức là làm nhục tới
vua chúa. Ngày nay một vị Đại sứ không còn là đại diện riêng của nhà vua mà là
đại diện chung cho cả một quốc gia.
+ Thuyết “vì lợi ích công việc” cho rằng một viên chức ngoại giao chỉ có thể làm
tròn nhiệm vụ của mình khi ông ta không bị đe dọa và hoàn toàn độc lập với quốc
gia tiếp nhận. Các quốc gia này cũng bắt buộc phải công nhận cho các viên chức
ngoại giao được hưởng các đặc quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao để họ yên tâm
làm trên nhiệm vụ. Thuyết này ngày nay được chấp nhận rộng rãi.
+ Công tác Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao có đoạn viết "Các quốc gia tham
gia Công ước này nhận thức rằng mục đích các quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao
không phải để làm lợi cho quan chức ngoại giao mà để tiến hành công tác trong
lĩnh vực đối ngoại, vì vậy cần nêu bật tính chất của cơ quan đại diện ngoại giao
- Công ước Viên 1961 đã dành 12 Điều (từ Điều 29 đến Điều 41) để quy định về
đặc quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, tập chung vào 3 nội dung chính
+ Quyền bất khả xâm phạm (về con người, về trụ sở, về tài liệu,...)
+ Quyền không bị xét sử ( về hình sự, về dân sự)
+ Quyền ưu đãi và miễn trừ hải quan
3.3. Khái niệm
Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao là những đặc quyền ưu tiên giành cho người
và cơ đại diện quan ngoại giao của một nước ở nước ngoài, nhằm tạo điều kiện cho
họ thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của minh với tư cách đại diện quốc
gia
- Quyền ưu đãi ngoại giao là những quyền ưu tiên pháp lí đặc biệt dành cho cơ
quan đại diện ngoại giao và thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao, đặc biệt là
quyền được tăng cường bảo vệ an toàn, quyền được sử dụng các dấu hiệu chuyên
biệt trong một số trường hợp cụ thể, quyền được ưu tiên sử dụng một số phương
tiện liên lạc ra ngoài nước sở tại.
- Quyền miễn trừ ngoại giao là những quyền dành cho cơ quan đại diện ngoại giao
và thành viên của cơ quan đại diện đó được miễn trừ khỏi các hành vi cưỡng chế
của cơ quan tư pháp, tài chính và cơ quan điều tra, an ninh của nước sở tại, được
miễn trừ khỏi việc bắt giữ, khám xét, hỏi cung, trưng thu, tịch thu tài sản, ... tại
nước sở tại.
Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao được ghi nhận trong nhiều điều ước quốc tế
song phương và đa phương mà quan trọng nhất là Công ước Viên năm 1961 về
quan hệ ngoại giao được thông qua tại Hội nghị Viên (Áo) ngày 14/6/1961.
3.4. Nội dung cơ bản của các quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao
a. Quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao
* Quyền bất khả xâm phạm về trụ sở (Điều 22)
Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao là bất khả xâm phạm. Viên chức của nước
sở tại không được quyền vào đó nếu không có sự đồng ý của người đứng đầu cơ
quan đại diện ngoại giao. Nước nhận đại diện có nghĩa vụ áp dụng mọi biện pháp
thích hợp để nhà cửa của cơ quan đại diện không bị xâm phạm.
Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao, tài sản trong trụ sở, kể cả phương tiện giao
thông của cơ quan này không thể bị khám xét, trưng dụng, tịch biên hoặc áp dụng
các biện pháp đảm bảo thi hành án. Tuy nhiên quyền bất khả xâm phạm về trụ sở
không được dùng vào những mục đích không phù hợp với chức năng của cơ quan
này như sử dụng trụ sở của mình để che chở cho những tội phạm đang bị chính
quyền nước tiếp nhận truy nã.
* Quyền bất khả xâm phạm về hồ sơ lưu trữ và tài liệu (Điều 24)
Hồ sơ lưu trử và tài liệu của cơ quan đại diện ngoại giao là bất khả xâm phạm, bất
kể địa điểm và thời gian. Quy định này được áp dụng ngay cả khi quan hệ ngoại
giao giữa hai nước bị cắt đứt.
* Quyền miễn thuế và lệ phí (Điều 28)
Cơ quan đại diện ngoại giao được miến thuế và lệ phí đối với trụ sở của mình trừ
các khoản phải trả cho dịch vụ cụ thể; được miễn thuế và lệ phí hải quan đối với đồ
đạc phục vụ cho việc sử dụng chính thức của cơ quan. Về vấn đề này, một số nước
cho rằng cần phải có những thoả thuận song phương, trên cơ sở có đi có lại để xét
miễn những loại thuế và lệ phí cụ thể. Tuy nhiên, cơ quan đại diện ngoại giao vẫn
phải trả tiền cho những dịch vụ cụ thể như: dịch vụ cứu hoả, đường cao tốc, đường
giao thông nói chung (bao gồm việc duy trì và nâng cấp, vệ sinh đường phố và
chiếu sáng),…
Các khoản tiền mà cơ quan đại diện ngoại giao thu được từ các hoạt động chính
thức của mình được miễn thuế và lệ phí.
* Quyền tự do thông tin liên lạc (Khoản 1 – Điều 27)
Cơ quan đại diện ngoại giao được quyền tự do thông tin liên lạc cho các mục đích
chính thức, bao gồm việc sử dụng mọi phương tiện cần thiết như điện đài, mật mã,
thu phát vô tuyến, kể cả giao thông viên ngoại giao và các điện tín bằng mật mã
hoặc bằng số liệu. Tuy vậy, việc lắp đặt, sử dụng hệ thống thu phát vô tuyến phải
được sự đồng ý của nước tiếp nhận.
* Quyền bất khả xâm phạm về bưu phẩm và thư tín ngoại giao (Khoản 2, 3, 4, 7 –
Điều 27)
Túi ngoại giao là các túi hoặc các kiện hàng được gắn xi, đóng dấu, trong đó chứa
đựng tài liệu chính thức hoặc các đồ vật dùng cho công việc chính thức của cơ
quan đại diện. Túi ngoại giao và thư tín ngoại giao của cơ quan đại diện ngoại giao
được hưởng quyền bất khả xâm phạm, không bị mở, không bị giữ hoặc bị gây trở
ngại. Tuy nhiên trong túi ngoại giao và thư tín ngoại giao chỉ được chứa đựng tài
liệu ngoại giao và đồ đạc dành cho việc sử dụng chính thức. Với yêu cầu này thì tất
cả bưu phẩm và thư tín ngoại giao cần phải được niêm phong mang dấu hiệu bên
ngoài để nhận thấy.
Giao thông viên ngoại giao (người mang túi ngoại giao) phải mang theo giấy tờ
chính thức xác nhận tư cách của họ, ghi rõ số kiện tạo thành túi ngoại giao. Khi thi
hành chức năng họ được nước tiếp nhận bảo hộ, được hưởng quyền bất khả xâm
phạm về thân thể, không bị bắt hoặc bị giam giữ dưới bất cứ hình thức nào. Nếu túi
ngoại giao được ủy nhiệm cho người chỉ huy máy bay (hoặc tàu thủy, tài hỏa) thì
người đó phải mang theo giấy tờ chính thức ghi rõ số kiện tạo thành túi ngoại giao,
nhưng người đó không được coi là giao thông viên ngoại giao. Cơ quan đại diện có
thể cử thành viên đến nhận túi ngoại giao trực tiếp và không bị cản trở từ tay người
chỉ huy máy bay đó.
* Quyền treo quốc kì, quốc huy (Điều 20)
Cơ quan đại diện ngoại giao và người đứng đầu cơ quan có quyền treo quốc kì,
quốc huy tại trụ sở của mình, kể cả nhà riêng và phương tiện đi lại của người đứng
đầu cơ quan đại diện ngoại giao.
* Quyền ưu đãi và miễn trừ hải quan
Cơ quan đại diện ngoại giao được miễn thuế nhập, xuất khẩu đối với các đồ vật sử
dụng cho cơ quan. Số lượng và chủng loại được miễn trừ nhiều hay ít còn tùy
thuộc quy định của từng nước (khoản 1 – điều 36).
Cơ quan đại diện ngoại giao được miễn thuế và lệ phí hải quan đối với đồ đạc phục
vụ cho việc sử dụng chính thức của cơ quan.
b. Quyền ưu đãi và miễn trừ của viên chức ngoại giao
Pháp luật quốc tế dành cho viên chức ngoại giao những quyền ưu đãi và miễn trừ
đặc biệt và toàn diện nhất, giúp họ có thể thực hiện một cách hiệu quả chức năng
được nhà nước mình giao cho khi công tác ở nước nhận đại diện.
* Quyền bất khả xâm phạm về thân thể (Điều 29)
Đây là một trong những quyền cốt yếu và cơ bản nhất đối với viên chức ngoại
giao. Người được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể không bị bắt, giam
giữ, đánh đập; không bị xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự; nước tiếp nhận có
trách nhiệm đối xử lịch thiệp đối với họ và áp dụng mọi biện pháp thích hợp để
ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm đến thân thể, tự do và nhân cách của họ.
Viên chức ngoại giao được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể một cách
tuyệt đối. Họ không thể bị bắt hoặc bị giam giữ dưới bất kì hình thức nào.
* Quyền bất khả xâm phạm về nơi ở, tài liệu, thư tín, tài sản và phương tiện đi lại
(Điều 30)
Nơi ở của viên chức ngoại giao (bao gồm nhà riêng, căn hộ trong khu tập thể,
phòng ở trong khách sạn) được hưởng quyền bất khả xâm phạm theo quy chế ngoại
giao. Viên chức ngoại giao được hưởng quyền bất khả xâm phạm về tài liệu và thư
tín ngoại giao, tài sản và phương tiện đi lại. Hồ sơ, tài liệu, thư tín và vật dụng lưu
trữ của cơ quan, cá nhân viên chức ngoại giao, nhân viên hành chính – kỹ thuật
được hưởng quyền bất khả xâm phạm ở bất kỳ chỗ nào, bất kỳ lúc nào. Quy định
này được áp dụng ngay cả khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước bị cắt đứt (Điều
24, điều 30).
* Quyền miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự và xử phạt vi phạm hành chính (Điều
31)
Viên chức ngoại giao được hưởng một cách tuyệt đối quyền miễn trừ xét xử về
hình sự ở nước nhận đại diện. Chỉ có chính phủ nước cử đại diện mới có quyền
khước từ quyền này đối với nhà ngoại giao. Tuy nhiên, việc khước từ này cần phải
được thể hiện rõ ràng bằng văn bản.
Nếu như viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ xét xử tuyệt đối về hình
sự thì quyền miễn trừ xét xử về dân sự vẫn còn có hạn chế nhất định. Họ không
được hưởng quyền miễn trừ xét xử về dân sự khi tham gia với tư cách cá nhân vào
các vụ tranh chấp liên quan đến:
- Bất động sản tư nhân có trên lãnh thổ nước nhận đại diện;
- Việc thừa kế;
- Hoạt động thương mại hoặc nghề nghiệp mà nhà ngoại giao tiến hành ở nước
nhận đại diện, ngoài chức năng chính thức của mình. Viên chức ngoại giao được
hưởng quyền miễn trừ về xử phạt hành chính. Trong mọi trường hợp, họ không bị
xử phạt do vi phạm hành chính.
Viên chức ngoại giao không bắt buộc phải làm chứng tại cơ quan hành pháp và tư
pháp của nước nhận đại diện; chính quyền nước sở tại, về nguyên tắc, không được
áp dụng bất kỳ biện pháp hành chính nào đối với họ.
* Quyền được miễn thuế (Điều 34, 37)
Viên chức ngoại giao và thành viên gia đình họ được miễn mọi thứ thuế và lệ phí,
trừ những loại thuế trực thu, thuế môn bài (hiện nay nhiều nước áp dụng chính
sách thuế này trên cơ sở có đi có lại), thuế và lệ phí đối với bất động sản tư nhân có
trên lãnh thổ nước đại diện, thuế và lệ phí đối với những dịch vụ cụ thể.
* Quyền ưu đãi và miễn trừ hải quan (Điều 36)
Viên chức ngoại giao được miễn thuế và lệ phí hải quan (trừ phí lưu kho, cước vận
chuyển và cước phí về những dịch vụ tương tư) đối với đồ dùng cá nhân của họ và
thành viên của gia đình họ. Hành lý cá nhân của viên chức ngoại giao được miễn
kiểm tra hải quan, trừ khi có cơ sở khẳng định rằng trong hành lý chứa đựng những
đồ vật không dùng vào việc công của cơ quan đại diện ngoại giao và đồ vật, không
dùng cho nhu cầu của cá nhân cũng như nhu cầu của thành viên gia đình viên chức
ngoại giao hoặc đồ vật mà nước nhận đại diện cấm nhập và cấm xuất. Trường hợp
cần khám xét thì phải có sự chứng kiến của đương sự hoặc người đại diện được ủy
quyền. Các thành viên của gia đình viên chức ngoại giao nếu sống chung với họ và
không phải là công dân nước nhận đại diện, cũng được hưởng đầy đủ các quyền
miễn trừ và ưu đãi trên đây của viên chức ngoại giao.
* Quyền miễn trách nhiệm pháp lý với việc làm chứng (khoản 2 – điều 31)
Viên chức ngoại giao và thành viên gia đình họ được miễn trách nhiệm làm chứng
khi xảy ra một vấn đề gì kể cả khi họ biết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp,
viên chức ngoại giao vẫn có thể làm chứng để giúp cho các cơ quan pháp lý thụ lý
hồ sơ một sự việc. Trong trường hợp này họ phải tự rút bỏ quyền được ưu đãi,
miễn trừ của mình.
* Ưu đãi về tự do đi lại (Điều 26)
Tất cả các thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao được quyền tự do đi lại trên
lãnh thổ nước tiếp nhận, trừ những khu vực quy định cấm vì lý do an ninh quốc gia
hoặc khu vực hạn chế chung. Thành viên gia đình viên chức ngoại giao được
hưởng hầu hết các quyền ưu đãi và miễn trừ như viên chức ngoại giao.
c. Quyền ưu đãi và miễn trừ của nhân viên hành chính – kỹ thuật và nhân
viên phục vụ
* Ưu đãi về tự do đi lại (Điều 26)
Tất cả các thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao được quyền tự do đi lại trên
lãnh thổ nước tiếp nhận, trừ những khu vực quy định cấm vì lý do an ninh quốc gia
hoặc khu vực hạn chế chung.
Thành viên gia đình viên chức ngoại giao được hưởng hầu hết các quyền ưu đãi và
miễn trừ như viên chức ngoại giao.
*Đối với nhân viên hành chính – kỹ thuật (Khoản 2 – Điều 37)
Nhân viên hành chính – kỹ thuật và các thành viên của gia đình cùng sống chung
với họ nếu không phải là công dân nước sở tại hoặc không thường trú ở nước này,
về cơ bản được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ như viên chức ngoại giao:
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nơi ở; quyền miễn trừ xét xử về hình sự;
quyền được miễn thuế và lệ phí thu nhập cá nhân và một số quyền ưu đãi hải quan
nhất định. Tuy nhiên, nhân viên hành chính – kỹ thuật có quyền ưu đãi và miễn trừ
hẹp hơn so với viên chức ngoại giao, cụ thể là họ chỉ được hưởng quyền miễn trừ
xét xử dân sự và xử phạt hành chính trong khi thi hành công vụ
* Đối với nhân viên phục vụ (Khoản 3 – Điều 37)
Nhân viên phục vụ cơ quan đại diện ngoại giao nếu không phải là công dân nước
sở tại hoặc không thường trú ở nước này, được hưởng các quyền miễn trừ đối với
các hành vi thực hiện trong khi thi hành công vụ của mình, được miễn các thứ thuế
và lệ phí về tiền công thu được từ công vụ.

You might also like