You are on page 1of 36

CÔNG TÁC NGOẠI GIAO

Giảng viên: Tôn Sinh Thành


Giáo trình: Ngoại giao và công tác ngoại giao (tg. Huân)
Kiến thức: Nắm đc bản chất của ngoại giao, thiết chế ngoại giao, thể
chế ngoại giao
Kỹ năng: 3 nhóm kỹ năng
- Kỹ năng cơ bản: Là những kỹ năng bất cứ nhà ngoại giao nào cx
cần có.
o Thư tín ngoại giao
o Tiếp xúc ngoại giao
o Phép lịch sự ngoại giao
- Kỹ năng chuyên môn:
o Ngoại giao kinh tế
o Ngoại giao văn hoá
o Nghiên cứu
- Kỹ năng đặc thù: (chỉ có ngoại giao mới có)
o Lễ tân
o Lãnh sự (là chức năng đầu tiên và lâu đời nhất của ngoại
giao)
o Báo chí (kiểm soát báo chí, sử dụng báo chí phục vụ cho
công tác đối ngoại)
BÀI 1: NHẬP MÔN
1. Bản chất ngoại giao
Thực hiện các mối quan hệ giữa các quốc gia
2. Lịch sử ngoại giao
Ngoại giao ra đời từ khi Nhà nước xuất hiện (tuy nhiên gia đoạn đầu của
ngoại giao nằm ở một số khu vực nhất định, TQ, Châu Âu, Ấn, Ai Cập
nằm rải rác khắp nơi)
Thời cổ đại trung cổ, hình thành các đế chế, quốc gia chư hầu, khi đó
quan hệ giữa các qg này là quan hệ giữa các đế chế và các chư hầu (qg
này đi chiều cống, cử sứ giả các đế chế lớn, vdu: VN cử sứ giả sang
TQ). Vai trò chủ yếu của ngoại giao lúc bấy h là nhằm kết thức chiến
tranh. Giai đoạn này ngoại giao chưa đc thể chế hoá, chưa có bất kỳ các
quy định ngoại giao nào. Sự phát triển của thể chế ngoại giao chỉ xuất
hiện ở giai đoạn sau, là thời cận đại (có 3 mốc qtrong: 1648 – Hoà ước
Westphapia quy định các quốc gia có chủ quyền phải có các cơ quan đại
diện ở nước ngoài – sứ quán (trc hết là ở châu Âu), 1815 – Hoà ước
Vienna (sau cuộc war giữa Napoleon-Đức-Áo-Phổ), hình thành các cấp
bậc ngoại giao, 1961 – Công ước viên: phát triển quy định quyền miễn
trừ ngoại giao (các nhà ngoại giao đc miễn trừ một số quy định)
Giai đoạn hiện đại, (phần lớn quy định ngoại giao đc hình thành từ thời
cận đại nhưng khó bị thay đổi), các quy đinh ngoại giao đa dạng về hình
thức (hội nghị, song phg, đa phg, trực tuyến), lãnh đạo các quốc gia
quyết định (đặc biệt là nguyên thủ qg) phần lớn công cuộc ngoại giao,
đơn giản hoá một số lĩnh vực ngoại giao nhưng lại hiện đại hơn, chuyên
nghiệp hơn do sự phát triển của khoa học công nghệ => nhằm xây dựng
nền ngoại giao chuyên nghiệp, hiện đại và toàn diện hơn.
3. Đặc điểm ngoại giao
3.1. Chức năng ngoại giao
3.1.1. Chức năng đại diện: Thể hiện tính quan hệ, thể hiện thái độ
(có mặt hay vắng mặt, nâng cao quan hệ hay k)
3.1.2. Chức năng thông tin
- Thông tin (nói sâu hơn là tham mưu), là “tai mắt” ở nước ngoài,
nắm rõ tình hình -> có cách ứng xử đúng, có chính sách phù hợp
(yêu cầu có đủ thông tin về thế giới, nắm đc tình hình của nước sở
tại)
- Bộ ngoại giao phải trông cậy vào các thông tin, các báo cáo (phải
đầy đủ và chính xác) mà các sứ quán, các cơ qaun đại diện tại nước
ngoài gửi về
3.1.3. Chức năng đàm phán
- Đàm phán để bảo vệ quyền lợi của quốc gia, của người dân, đạt đc
thoả thuận, hiệp định hợp tác với nước ngoài
3.1.4. Dịch vụ công
- Các cơ quan trong nước lẫn nước ngoài đều làm dịch vụ công, liên
quan đến quốc tịch, hộ tịch của công dân, nhằm đảm bảo cho công
dân các dịch vụ công (giấy khai sinh, đăng ký kết hôn) -> là chính
quyền của VN có đẩy đủ chức năng ở nc ngoài
3.1.5. Chức năng đối ngoại
- Quản lý các chức năng đối ngoại, các vp đại diện về thương mại,
quốc phòng… các bộ ban ngành nhưng dưới sự quản lý của đại sứ
quán, và điều phối các hoạt động -> thống nhất, nhằm một mục
tiêu phát triển chính sách đối ngoại
3.2. Nguyên tắc
- Tôn trọng chủ quyền quốc gia, ko can thiệp vào công việc nội bộ
của quốc gia khác (nếu can thiệp => trục xuất)
- Nguyên tắc bình đẳng, ko phân biệt đối xử (cần nắm kỹ các
nguyên tắc lễ tân, có thể gây ảnh hưởng đến lòng tự trọng của các
nhà ngoại giao và vị thế của qg của họ)
- Nguyên tắc đối đẳng (giải nghĩa: tôi nnao thì anh phải nthe)
- Nguyên tắc đối đẳng có cấp bậc
- Nguyên tắc đối đẳng có đi có lại
3.3. Phương thức ngoại giao
- Trực tiếp:
o Các chuyến thăm
o Các hội nghị
o Tiếp xúc trực tiếp (chiêu đãi ngoại giao,…)
- Thông qua hệ thống các cơ quan đại diện
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Truyền đạt thông
tin, quan điểm, lập trường của một qg cho các qg khác thông qua
media, là phương thức gián tiếp, vai trò của báo chí là vô cùng
quan trọng
4. Loại hình ngoại giao
- Theo chủ thể:
o Song phương
o Đa phương
o Ngoại giao hội nghị
- Theo kênh:
o Ngoại giao Nhà nước
o Ngoại giao Đảng
o Ngoại giao nhân dân
o Ngoại giao kênh II (của các học giả)
- Theo mục đích:
o Ngoại giao kinh tế
o Ngoại giao dầu lửa
- Theo phương thức:
o Ngoại giao bí mật/công chúng/công khai
o Ngoại giao con thoi (sứ giả phải đi hoạt động ngoại giao ở
nhiều nước nhiều lúc)
- Theo phong cách: (tốt or xấu)
o Ngoại giao công tâm (dựa trên sự chân thành)
o Ngoại giao chiến la (của TQ)
- Theo biểu tượng: (rất nhiều…)
o Ngoại giao cây tre
o Ngoại giao pháo hạm (bắt ngta phải nghe)
o Ngoại giao bóng bàn (năm 1972 giữa Mỹ-TQ, TQ bthg hoá
qhe với Mỹ)
o Ngoại giao búp bê (Ấn Độ)
o …
BÀI 2: THIẾT CHẾ NGOẠI GIAO
I. Định nghĩa
Công cụ ngoại giao
- CSĐN
- Thiết chế = Bộ máy: Cơ quan/nhà chức trách, có thẩm quyền pháp
lý, đại diện lợi ích qg trong QHQT
o Trong nước
o Ngoài nước
- Thể chế = Qui tắc, thể lệ

II. Các thiết chế trong nước


- Theo hiến pháp
o Lãnh đạo cấp cao
o Bộ Ngoại giao
- Theo chuyên môn
o Bộ, ngành
o Địa phương
- Ngoại giao phi Nhà nước
o Đảng
o Nhân dân
1. Thiết chế ngoại giao Nhà nước
- Nguyên thủ quốc gia:
o Đứng đầu Nhà nước, trực tiếp hoạt động Ngoại giao.
o Tiếp nhận Đại sứ nước ngoài.
o Bổ nhiệm, phong hàm, triệu hồi Đại sứ.
o Ký Điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước.
o Phê chuẩn/chấm dứt Điều ước quốc tế
- Thủ tướng
o Thực hiện các hoạt động đối ngoại.
o Ký Điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ
- Chủ tịch Quốc hội (đại diện quyền lực cao nhất của nhân dân)
o Lập pháp: luật về Ngoại giao.
o Giám sát hoạt động ngoại giao.
o Phê chuẩn Đại sứ
o Ngoại giao nghị viện
o Quyết định các vấn đề chiến tranh/hòa bình.
- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
o Cũng đc hoạt động đối ngoại ko cần ủy quyền (nhưng các Bộ
trưởng khác làm đối ngoại thì phải có ủy quyền).
o Đại diện cho Nhà nước, Chính phủ tại các Tổ chức quốc tế,
Hội nghị quốc tế.
o Lãnh đạo Bộ Ngoại giao.
o Bổ nhiệm Ngoại giao từ Tổng lãnh sự trở xuống
III. Cơ quan chuyên trách: Bộ Ngoại giao (Theo Nghị định
26/2017/NĐ-CP)
1. Chức năng
Quản lý đối
ngoại

Nghiên cứu,
Biên giới, lãnh
tham mưu đối
thổ
ngoại

Lãnh sự, bảo Tổ chức hoạt


hộ công dân động đối ngoại

Tuyên truyền
đối ngoại

- Quản lý Nhà nước:


o Thống nhất đối ngoại các Bộ, ngành.
o Địa phương.
o Các đoàn đi nước ngoài.
o Cơ quan đại diện VN ở nước ngoài.
o Cơ quan đại diện nước ngoài tại VN.
o Nghi lễ đối ngoại.
o Quyền ưu đãi, miễn trừ
o Điều ước quốc tế
o Dịch vụ công đối ngoại
- Nghiên cứu và tham mưu đối ngoại
o Tình hình thế giới
o Quan hệ Vn với các nước
- Tổ chức các hoạt động đối ngoại
o Thủ tục chấp thuận Đại sứ ta ở nước ngoài và Đại sứ nước
ngoài tại VN.
o Phục vụ các đoàn cấp cao ta thăm các nước.
o Đón các đoàn cấp cao Nhà nước thăm VN.
o Ngoại giao kinh tế
o Ngoại giao văn hóa
- Tuyên truyền đối ngoại
Tổng hợp dư luận
nước ngoài

Quản lý, cấp phép Phát ngôn về các


báo chí nước ngoài vấn đề quốc tế, đối
tại VN ngoại

- Lãnh sự
o Bảo hộ lợi ích Nhà nước, công dân và pháp nhân VN tại
nước ngoài.
o Cấp VISA, giấy tờ LS và hộ tịch, quốc tịch
o Hỗ trợ người VN ở nước ngoài
- Biên giới, lãnh thổ
o Tham mưu, hoạch định biên giới quốc gia.
o Giải quyết tranh chấp, bảo vệ biên giới, lãnh thổ
o Đánh giá tình hình, quản lý biên giới, lãnh thổ quốc gia.
2. Cơ cấu tổ chức Bộ Ngoại giao

3. Quá trình phát triển Bộ Ngoại giao VN


- Thời phong kiến:
o Chưa có Bộ Ngoại giao
o Nhà vua tiếp các sứ giả
o Các sứ giả đi triều cống và nhận sắc phong
- Từ khi Độc lập
o Bộ Ngoại giao thành lập 28/8/1945, 20 người
o 1950: 50 người, chuẩn bị Hội nghị Geneva.
o 1954-64: 1700 người, 2 Bộ Ngoại giao (BNG nước
VNDCCH và BNG của CP lâm thời miền Nam VN)
o 1975-nay: 3000 người
BÀI 3: THIẾT CHẾ VÀ THỂ CHẾ NGOẠI GIAO NGOÀI NƯỚC
I. Lịch sử phát triển CQĐD thế giới
- 1455: Đại sứ quán đầu tiên của Milan đặt tại Pháp.
- Cuối tk 17: Khắp chấu Âu có ĐSQ.
- Hiện nay:
o Số lượng, qui mô CQĐD: Tùy tầm vóc quốc gia và mối quan
hệ.
- 1945-46: Lập 2 CQDD ở Paris và Bangkok.
- 1950: Lập them ĐSQ ở Liên Xô, TQ, Tiệp.
- 1954-64: Thêm 15 ĐSQ và 9 Tổng LSQ.
- 1975-1990: Thêm 3 ĐSQ, đóng cửa 2 ĐSQ.
- Hiện nay: 71 ĐSQ, 22 TLS, 4 phái đoàn (thường trực ở nước
ngoài-NY,Jakarta,Geneva,…), 1 văn phòng.

II. Các loại hình cơ quan đại diện, chức năng và cơ cấu tổ chức
- Loại thường trú (resident):
o ĐSQ/ Cao ủy
o Tổng LSQ/ LSQ
o Phái đoàn thường trực bên cạnh TCQT
o Văn phòng Kinh tế - Văn hóa
o Văn phòng Liên lạc
o Đại biện quán
o Lãnh sự danh dự
- Loại không thường trú (non-resident):
o Đại sứ kiêm nhiệm
o Đặc phái viên
o Đại sứ lưu động
- Chức năng, nhiệm vụ CQĐD:
o ĐSQ: Công ước viên 1961
 Đại diện quốc gia
 Thông tin và tham mưu
 Thúc đẩy quan hệ ctri, kte, vh
 LS và bảo hộ công dân
o ĐSQVN: Luật CQĐ D 2009
 Đại diện VN trong quan hệ với sở tại
 Thông tin mọi mặt về sở tại
 Thúc đẩy quan hệ ctri, kte, vh
 LS, bảo hộ công dân, vận động cộng đồng
 Thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại
o Lãnh sự quán: Công ước viên 1963
 Cấp VISA, Hộ chiếu, chứng thực
 Bảo hộ công dân, pháp nhân
 Phát triển quan hệ ctri, kte, vh
 Thu thập thông tin (chỉ về khu vực lãnh sự-tpho…)
 Chức năng đại diện khi chưa có SQ.
o Phái đoàn đại diện thường trực tại TCQT
 Đại diện quốc gia tại TCQT
 Thông tin, tham mưu về TCQT
 Thúc đẩy quan hệ với TCQT
 Bảo vệ lợi ích quốc gia tại TCQT
o Lãnh sự danh dự (phải là ng nước khác, thường là các doanh
nhân nhiều tiền, nhiều mối qh)
 Doanh nhân sở tại, chức năng hạn chế
 Chức năng chủ yếu là bảo hộ công dân và pháp nhân,
ko đc cấp VISA, Hộ chiếu, công chứng.
- Cơ cấu tổ chức ĐSQ
ĐẠI SỨ

Người thứ hai

Văn phòng Hành Phòng Thông tin - Phòng Lãnh sự -


Phòng Ctri-vh Phòng Kinh tế
chính - quản trị truyền thông cộng đồng
o Cơ quan bên cạnh ĐSQ:
 Phòng Tùy viên – quân sự (côngquân vụ)
 Phòng đại diện thương mại (công vụ)
 Phòng đại diện khoa học – kinh tế
 Phòng đại diện an ninh (của Bộ CA)

III. Qui trình thiết lập cơ quan đại diện

Công Thiết lập


Đặt cơ
nhận quan hệ Cử Đại
quan đại
Ngoại ngoại sứ
diện
giao giao
- Công nhận Ngoại giao:
o Định nghĩa: Công nhận quốc gia có chủ quyền
o Các hình thức:
 Công nhận pháp lý: công nhận Ngoại giao bằng văn bản
 Công nhận thực tế: thiết lập quan hệ Ngoại giao ko có
văn bản công nhận Ngoại giao.
- Thiết lập quan hệ Ngoại giao:
o Thiết lập quan hệ Ngoại giao:
 Qua đàm phán, trao đổi công hàm (về cấp độ Đại sứ
hay đại biện).
 Thường kèm với việc đặt CQĐD.
o Cắt đứt quan hệ Ngoại giao:
 Một bên tuyên bố cắt đứt quan hệ Ngoại giao do căng
thẳng.
 Thường kèm theo việc rút CQĐD.
- Đặt cơ quan đại diện
o Đặt CQDD:
 Chỉ sau khi thiết lập quan hệ Ngoại giao.
 Đặt CQĐD phải có thỏa thuận bằng văn bản.
 Không cần có đi có lại.
 Nếu không, có thể cử kiêm nhiệm từ nước khác.
o Rút CQĐD:
 Do cắt đứt quan hệ Ngoại giao.
 Do khó khan tài chính/ nhân sự: cần giải thích và cử
Đại sứ kiêm nhiệm.
- Cử Đại sứ:
 Là bước quan trọng nhất, bước cao nhất, do
nguyên thủ quốc gia bổ nhiệm, đại diện cho
nguyên thủ quốc gia tại nước khác.
 Thể hiện tình trạng quan hệ tốt hay đặc biệt tốt.
o Xin chấp thuận:
 Gửi công hàm đề nghị chấp thuận.
 Phải đảm bảo ko bị từ chối (nếu bị từ chối -> sự cố
Ngoại giao)
 Nếu không chấp thuận: không cần giải thích, không trả
lời (Never say no)
o Trình quốc thư
 Quốc thư có dấu nổi
 Chuyển bản sao cho vụ trưởng lễ tân ngay khi đến.
 Chờ ngày trình quốc thư.
 Trình xong mới đc chính thức hoạt động.

IV. Hàm cấp Ngoại giao


Đại sứ đặc mệnh toàn quyền
Công sứ toàn quyền, bên cạnh nguyên thủ quốc gia
Đại biện toàn quyền, bên cạnh Bộ trưởng Ngoại giao
Đại biện lâm thời: khi Đại sứ đi vắng
Ngôi thứ đứng đầu cùng cấp: Theo ngày đến sở tại, Đại
biện theo hàm ko theo hàm.
Đoàn Ngoại giao: Tập thể người đứng đầu CQĐD thường
trú và kiêm nhiệm
Trưởng đoàn Ngoại giao (dean): Đại sứ có thâm niên cao
nhất, trung gian giữa các CQDD với Bộ Ngoại giao

Người thứ 2: Công sứ/ Tham tán công sứ

Tham tán

Bí thư thứ 1

Bí thứ thứ 2

Bí thư thứ 3

Tùy viên
V. Quyền ưu đãi miễn trừ Ngoại giao: (Công ước Viên 1961, 1963,
1975)
- Nguồn gốc và mục đích:
o Sứ giả được ưu đãi như nhà vua.
o Tôn trọng phẩm giá Ngoại giao.
o Để nhà Ngoại giao yên tâm công tác.
- Quyền ưu đãi (Privillege): Đặc quyền, đặc lợi
- Quyền miễn trừ (Immunity): Miễn trừ trách nhiệm
- Nguyên tắc áp dụng:
o Tham gia Công ước Viên 1961, 1963 và 1975.
o Có đi có lại
o Được áp dụng kể cả khi có xung đột hay cắt đứt quan hệ.
o Có thời gian công tác tại CQĐD.
- Đối tượng áp dụng:
o Trụ sở, phương tiện
o Tài liệu
o Các cá nhân Ngoại giao.
- Nội dung quyền ưu đãi, miễn trừ:
o Đối với CQĐD:
 Trụ sở, nhà riêng Đại sứ: Bất khả xâm phạm và đc bảo
vệ.
 Tài sản của ĐSQ và ĐS: Ko bị khám xét, trưng dụng,
tịch thu.
 Tài liệu, thư từ, giao thông, vali Ngoại giao: Ko đc lục
soát hay giữ lại.
 Miễn tất cả các loại thuế.
 Đc treo cờ, quốc huy tại trụ sở ĐSQ, xe ĐS, nhà riêng
ĐS.
o Đối với các nhà Ngoại giao:
 Bất khả xâm phạm than thể, bị bắt, giam giữ hay xúc
phạm.
 Miễn xét xử hình sự (mọi trường hợp), dân sự (trừ khi
làm việc riêng)
 Miễn tất cả các loại thuế, trừ thuế gián thu.
 ĐC mang Hộ chiếu/ thị thực Ngoại giao, đi cửa riêng
tại sân bay.
 Miễn khám hành lý, trừ khi Hải quan chắc chắn có đồ
cấm.
o Đối với các LSQ
 Trụ sở, tài sản, phương tiện, tài liệu: không lục soát,
trưng dụng.
 Viên chức LS: bất khả xâm phạm than thể, giam giữ,
miễn xét xử hành chính, tư pháp (khi làm công vụ)
 Miễn mọi loại thuế (trừ thuế gián thu,); không thu thuế
lệ phí LS.
 Được treo quốc kỳ, quốc huy, biển tên trụ sở và nhà ở
người đứng đầu.
o Đối với lãnh sự danh dự
 Trụ sở, hồ sơ, tài liệu: bất khả xâm phạm
 Miễn thuế: một số tài sản, phương tiện, tùy từng quốc
qia.
 Treo cờ, quốc huy, biển tên tại trụ sở và xe, khi làm
công vụ.
o Đối với các TCQT và các phái đoàn thường trực các nước tại
TCQT
 Phái đoàn đc ưu đãi miễn trừ giống
BÀI 4: THƯ TÍN & VĂN KIỆN NGOẠI GIAO
Đặc điểm chung:
- Giao tiếp bằng văn bản
- Chính thức, rõ ràng, ko hiểu sai
- Lời lẽ lịch thiệp
(mức độ lịch thiệp/ chính thức sẽ thay đổi tùy từng tính chất của
văn bản)
- Nội dung: thể hiện lập trường quốc gia, thỏa thuận giữa 2/nhiều
quốc gia.
Phân loại:
- Công hàm: chính thức, thường, tập thể, tương tự.
- Thư chính thức – Thư riêng
- Bản ghi nhớ, Bị vong lục
- Demarche, Non-paper (loại k muốn nêu vấn đề chính thức)
- Điện, thiệp mời, danh thiếp (dung trong lĩnh vực lễ tân là chủ yếu)
Những thành phần chính:
CÔNG HÀM CHÍNH THỨC/ THƯỜNG
Thông dụng, mọi vấn đề
Địa chỉ cuối trang 1 bên trái
Ngôi thứ 3, ko văn hoa và theo công thức
1. Tiêu đề (quốc huy); Người gửi
2. Số công văn
3. Ngày tháng năm
4. Câu xưng hô (ko phải loại nào cx có; công hàm ko có)
5. Câu mở đầu
6. Nội dung chính
7. Câu kết thúc (theo mẫu/ công thức;lịch sự)
8. Địa chỉ – người nhận
9. Chữ ký – đóng dấu
CÔNG HÀM TƯƠNG TỰ

THƯ CHÍNH THỨC, THƯ RIÊNG CỦA LÃNH ĐẠO, ĐẠI SỨ


Gửi cho nhân vật cụ thể
Vấn đề quan trọng
(Thay vì ngta gửi công hàm nma là vấn đề quan trọng cần đc lãnh đạo
quan tâm thì ngta chuyển sang gửi thư)
1. Tiêu đề (quốc huy); Người gửi
2. Số công văn
3. Ngày tháng năm
4. Địa chỉ – người nhận (tên, chức danh, đại chỉ đầy đủ)
5. Câu xưng hô (thư có câu xưng hô) (Your excellency/ Dear…)
6. Câu mở đầu (lịch sự) (Its my honour/pleasure, I have the
honour to…)
7. Nội dung chính
8. Câu kết thúc (theo mẫu/ công thức;lịch sự) (Please
accept/Your excellency)
9. Chữ ký – đóng dấu (thông thg là bên trái, VN thg cho bên phải)

AIDE – MEMOIRE (hay dùng sau khi tiếp xúc, giảm hình thức)
1. Tiêu đề (quốc huy); Người gửi
2. Số công văn
3. Ngày tháng năm
4. Câu xưng hô
5. Câu mở đầu
6. Nội dung chính
7. Câu kết thúc
8. Địa chỉ – người nhận
9. Chữ ký – đóng dấu
BỊ VONG LỤC/ GIÁC THƯ (memorandum)
Giải thích chi tiết lập trường về 1 vấn đề
Gửi kèm theo công hàm
Nếu là tài liệu độc lập có nơi nhận và ngày tháng
1. Tiêu đề (quốc huy); Người gửi
2. Nội dung chính
nếu gửi độc lập cho 1 Bộ NG hay 1 qgia nào thì thêm:
3. Ngày tháng năm
4. Địa chỉ - người nhận
DEMARCHE & NON-PAPER
Ko chính thức, ngôi thứ 3, ghi nội dung cần truyền đạt
Dermarche để phản đối
Non-paper lưu hành trong nhóm để thống nhất
Duy nhất: Nội dung chính

MỘT SỐ LOẠI THƯ TÍN KHÁC


Điện mừng/chia buồn/cảm ơn:
- Có người nhận cụ thể, đối đẳng.
- Nội dung và trình bày như thư chính thức.
- Dùng công hàm chuyển điện (gửi điện sang ĐSQ và ĐSQ làm
công hàm để chuyển cái điện mừng/chia buồn đó)
Thiệp chúc mừng năm mới/ noel/ Tết/ lễ của quốc gia:
- Câu chúc ngắn gọn.
- Có ký tên.
Danh thiếp:
- Để giới thiệu, làm quen, gửi kèm quà tặng.
- Có quốc huy, tên đầy đủ, địa chỉ, số liên hệ.

CÁC LOẠI VĂN KIỆN NGOẠI GIAO


Đơn phương:
- Diễn văn lãnh đạo quốc gia/ trưởng đoàn.
- Thông báo của Bộ Ngoại giao, Chính phủ.
- Sách trắng
Song/đa phương:
- Tuyên ngôn của tổ chức quốc tế.
- Thông báo chung, thông báo Hội nghị
- Nghị quyết Hội nghị, TCQT (LHQ, HĐBA)
- POA (Chương trình hành động)
- Thông cáo báo chí, thông cáo của Chủ tịch Hội nghị (mức độ thấp
hơn tuyên bố)
Điều ước quốc tế: (mang tính pháp lí cao hơn)
- Hiệp định: thông dụng nhất, giữa 2/nhiều bên.
- Hiệp ước: (cao hơn) cam kết long trọng giữa 2/nhiều bên.
- Công ước (HN): những thỏa thuận về quyền, nghĩa vụ của nhiều
bên về 1 lĩnh vực nào đó.
- Định ước: ghi nhận kết quả/ thỏa thuận đạt đc trong 1 Hội nghị
quốc tế,
- Nghị đinh thư (protocol): ghi nhận kết quả hoạt động Ngoại giao
của 2/nhiều bên.
- Công hàm trao đổi: thay/ có giá trị cho hiệp định (2 bên đồng ý về
một việc gì đó)
 Viết diễn văn: Hay làm nhất
Kỹ thuật viết văn kiện (diễn văn)
Mở đầu:
- Chào hỏi chủ nhà, khách chính; cảm ơn sự có mặt/ sự mến khách/
ca ngợi chủ nhà/ khách.
- Đánh giá tầm quan trọng sự kiện/ khái quát vấn đề sẽ nêu.
Thân bài: (theo thứ tự)
- Thông điệp quan trọng nhất
- Thông điệp ít quan trọng
- Thông điệp quan trọng
Kết luận:
- Tóm tắt/ nhấn mạnh (tạo ra sự lặp lại nhằm để lại trong tâm trí
người nghe)
- Cảm ơn Ban tổ chức; nâng cốc chúc mừng (từ người cao nhất –
vua, tổng thống) (nếu chiêu đãi)

Bài tập thực hành: file word riêng


BÀI 5: TIẾP XÚC ĐỐI NGOẠI
Tầm quan trọng: Hoạt động chính, thường xuyên của Ngoại giao.
Đối tượng:
- Đại diện, lãnh đạo qgia
- Các nhà Ngoại giao
- Chính giới (quan chức CP)
- Học giả, báo chí, doanh nghiệp
Mục đích:
- Chuyển, thu thập, trao đổi thông tin.
- Đưa ra yêu cầu hoặc tiếp nhận yêu cầu.
- Đàm phán/thuyết phục, dành thiện cảm/ủng hộ.
Tính chất:
- Trao đổi 2 chiều
- Linh hoạt và nhiều nội dung
- Liên quan đến những con người cụ thể
Các hình thức tiếp xúc:
- Tiếp xúc chính thức
o Hội đàm: giữa lãnh đạo 2 nước
o Gặp hẹp: thành phần hạn chế, về vấn đề nhạy cảm, hệ trọng
o Chào xã giao: chào hỏi, trao đổi thông tin, tạo quan hệ cá
nhân.
o Tiếp xúc làm việc: giải quyết một vấn đề
o Gọi lên thông báo, phản kháng: căng thẳng, có sự cố.
o Tiếp xúc bên lề: tiếp xúc lãnh đạo bên đề các Hội nghị.
- Tiếp xúc không chính thức
o Khi dự sự kiện: chiêu đãi, quốc khánh, thể thao
o Chủ động tổ chức sự kiện để tiếp xúc: mời cơm, chơi thể
thao.
Chuẩn bị tiếp xúc:
- Lễ tân, hậu cần:
o Thỏa thuận thời gian tiếp xúc
o Thu xếp địa điểm: Sứ quán, Bộ Ngoại giao, Nhà hàng, khách
sạn,…
o Thành phần: người tham gia là người nắm vấn đề, đối đẳng
về cấp bậc và số lượng.
o Mời: giấy mời (Ngoại giao thì cơ bản là phải có giấy mời),
mời miệng (rất thân), qua thư ký, kiểm tra trước tiếp xúc.
- Chuẩn bị nội dung:
o Talking points: thông tin cho đối tác, các đề nghị của ta
o Những vấn đề đối tác có thể nêu, lập trường của ta.
o Tài liệu cơ bản, tài liệu liên quan vấn đề trao đổi.
o Tiểu sử đối tượng.

Kỹ năng tiếp xúc:


- Mở đầu
o Nếu lần đầu: Hỏi thăm sức khỏe/ thời tiết/ thời sự, tìm điểm
chung, tạo than thiện
o Nếu đã quen biết: Đi thẳng, xác định ngay những vấn đề sẽ
nêu.
- Trao đổi chính thức:
o Lắng nghe, không ngắt lời:
 Hỏi lại cặn kẽ, không bình luận.
 Không tranh luận, phê phán, bác bỏ trực tiếp.
o Trình bày mạch lạc từng vấn đề:
 Tự tin, trung thực, nhìn thẳng đối tác.
 Sử dụng phiên dịch nếu tiếp xúc cấp cao (kể cả khi thạo
ngoại ngữ)
- Kết thúc:
o Tóm tắt, nhắc lại yêu cầu, để lại Aide-Memoire
o Đánh giá buổi gặp, khen ý kiến đối tác.
- Follow-ups:
o Làm báo cáo tiếp xúc (hội đàm, tiếp xúc dài)
o Làm biên bản (tiếp xúc thông thường)
 Gặp ai, lúc nào, ở đâu?
 Đối tác nêu vấn đề gì? Ta nêu gì? (thường biên bản đc
chia làm đôi)
 Đánh giá, kiến nghị follow-up
Yêu cầu đối với cán bộ tiếp xúc:
- Nắm chắc vấn đề, hiểu biết rộng.
- Thành thục ngoại ngữ.
- Có kỹ năng tiếp xúc
- Nắm được phép lịch sự và ứng xử ngoại giao (ứng xử là hoạt động
mang tính con người, giữa những người có trình độ - đẳng cấp cao
=> đòi hỏi những phép lịch sự theo thông lệ ngoại giao.)
BÀI 6: PHÉP LỊCH SỰ XÃ GIAO ĐỐI NGOẠI
I. Nhận thức chung
Đặc điểm:
Tâm lý Giao tiếp đối ngoại Văn hóa
Chuẩn mực ngoại giao
- Tâm lý giao tiếp
o Cảm xúc là rung động khi được thỏa mãn/ko thỏa mãn nhu
cầu.
o Vai trò của cảm xúc:
 Làm tê liệt não phải (ghi nhớ, tư duy)
 Cảm xúc tiêu cực: mất tự chủ, tiêu cực, khiếm nhã, bất
hợp tác.
 Cảm xúc tích cực: vui tươi, sáng tạo, cởi mở, than
thiện, hợp tác.
o Cách tạo cảm xúc tích cực:
 Đáp ứng nhu vật chất: ăn ngon, tặng quà
 Nhu cầu tinh thần: coi trọng địa vị, năng lực, ý kiến đối
tác.
 Đồng bộ hóa hành vi.
o Kiểm soát cảm xúc của bản than
- Văn hóa và giao tiếp đối ngoại
o Văn hóa là lối sống, phong tục, tập quán, thói quen, cách ứng
xử.
o Khác biệt văn hóa vì môi trường tự nhiên – xã hội.
o Các loại văn hóa cơ bản:
 Văn hóa giàu ngữ cảnh: coi trọng cộng đồng, quan hệ
lâu dài (coi trọng thể diện), không cần ngôn ngữ rõ ràng
 Văn hóa nghèo ngữ cảnh: cá nhân, ngôn ngữ rõ rang,
giao tiếp đơn giản.
o Tác động của sự khác biệt văn hóa:
 Hiểu lầm, khó giao tiếp, cực đoan văn hóa, coi thường
văn hóa nước khác,
 Hiểu biết văn hóa, dự báo hành vi, gây thiện cảm, sức
mạnh mềm, ngoại giao văn hóa.
o Cách vượt qua rào cản văn hóa:
 Cải thiện trí tuệ văn hóa: Hiểu và tôn trọng
 Dfgsdg
 Sdfasef
- Nghi thức chuẩn mực trong giao tiếp đối ngoại
o Phù hợp
 Chuẩn mực ngoại giao
 Văn hóa của mỗi dân tộc
 Môi trường, địa điểm
 Tuổi tác, giới tính
o Cân bằng
 Hành vi, lời nói, dè dặt, mực thước, không thái quá.
 Ăn mặc hài hòa màu sắc, chất liệu, không sặc sỡ
o Tôn trọng
 Quý mến, đáp ứng mong muốn của khách.
 Không làm khách mất mặt, lúng túng, lo lắng.

II. Phép lịch sự xã giao đối ngoại: (10 nội dung)


Chuẩn bị:
II.1. Trang phục
Bắt đầu:
II.2. Xưng hô
II.3. Chào hỏi
II.4. Bắt tay
II.5. Giới thiệu
Khi tiếp xúc:
II.6. Thái độ
II.7. Tác phong
Kết thúc
II.8. Cảm ơn
II.9. Tặng quà
 2.10. Phép lịch sự khi dự tiệc

1. Trang phục
- Tầm quan trọng
o Tiếp xúc bằng mắt, tạo ấn tượng
o Tạo sự tự tin, tôn trọng khách
o Thông điệp, tạo bản sắc, đặc trưng
- Nguyên tắc trang phục
o Theo chỉ dẫn – tính chất tiếp xúc
o Gọn gàng, sạch sẽ – sang trọng
o Màu sắc hài hòa – không để tương phản hoặc quá sặc sỡ
 Hè nhạt – Đông sẫm(mùa hè thường tông màu nhạt hơn
– mùa đông thường tông màu đậm hơn)
 Ngày sáng – Đêm tối
- Các loại trang phụ ngoại giao
o Lễ phục
o Trang phục chính thức (formal)
o Trang phục bán chính thức (semi – formal)
o Trang phục không chính thức (casual)
2. Xưng hô
- Nguyên tắc
o Chuẩn xác trong thư tín và tiếp xúc
o Đúng tên, cấp bậc, chức vụ (nâng cấp lên một bậc – lời nói
dối êm ái)
- Cách xưng hô
o Với số đông: ladies and gentlemen
o Với từng người: Mister, Miss/Mrs
o Người có vị trí cao: Ngài, Sir/Madam
o Vua chúa: Hoàng thượng, Majesterr, Royal Highness
o Với Giáo hoàng:
o Dgdf
3. Chào hỏi:
- Ý nghĩa:
o Lời chào cao hơn mâm cỗ
o Thể hiện sự tôn trọng, thân thiện
- Cách chào hỏi
o Chào bằng lời: tuiyf tính chất cuộc gặp, mối quan hệ
o Chào bằng cử chỉ: chắp tay, cúi mình, quân đội, vẫy tay
o Đúng tuổi, địa vị, giới tính, thời điểm
o Mỉm cười, nhìn thẳng, chào lại khi được chào
o Bắt tay, nói câu ngắn (hân hạnh, có khỏe không)
4. Giới thiệu
- Ý nghĩa:
o Mở đầu hoạt động, khơi mào câu chuyện
o Làm quen, tạo sự tự tin
o Tạo cơ sở, chọn người nói chuyện
- Thứ tự giới thiệu:
o Khách chính, khách danh dự
o Theo thứ bậc: cao trước thấp sau
o Giới thiệu người thứ 3:
 Gth cấp dưới với cấp trên
 Gth trẻ với già hơn
 Gth người sở tại với khách
 Gth bạn bè với người thân hơn
 Gth người mới với người tới trước
- Nội dung giới thiệu:
o Tự giới thiệu:
 Chào ông, bà, Ngài
 Xưng tên, chức danh
 Về bản thân: quá trình học tập, làm việc
 Vì sao có mặt, hy vọng gì trong cuộc gặp
o Giới thiệu người khác
5. Bắt tay
- Ý nghĩa
o Thể hiện sự tự tin, mến khách, thân thiện
o Hiểu thái độ khách
- Khi nào
o Đón, tiễn
o Khi giới thiệu, ủng hộ/được ủng hộ
o Chúc mừng, tặng quà/nhận quà.
- Thứ tự bắt tay
o Chủ nhà trước, từ cao xuống thấp, không bỏ ai
o 2 cặp (vợ chồng): Nữ - nữ, nữ - nam, nam – nam (không bắt
tay chéo nhau)
- Cách bắt tay:
o Bằng tay phải, cả bàn tay, không dung 2 tay.
o Không bắt chặt/nhẹ quá.
o Đứng thẳng, nhìn thẳng.
o Không bát ở ngưỡng cửa, bậc thềm, đang ngồi, tay đút túi
quần.
- Bắt tay phụ nữ:
o Không chủ động bắt tay phụ nữ chưa quen.
o Chờ chìa tay, nếu không chỉ chắp tay nghiêng mình.
6. Thái độ khi tiếp xúc:
- Đúng cương vị, thứ bậc, đối đẳng
- Luôn giữ thái độ nhã nhặn, lịch thiệp, cởi mở (không suồng sã/quá
dè dặt)
- Luôn làm hài long khách, chỉ khen, nói điều tích cực.
- Giữ thể diện, tránh chỉ trích, chê bai, đặc biệt không từ chối khách.
o Với phụ nữ:
 Giúp xách vật nặng, cởi/mặc áo choàng…
 Tránh hỏi tuổi phụ nữ, chồng con, khen béo
 Thường được ưu tiên đi bên phải, nhường phụ nữ đi
trước,…
7. Tác phong
- Nên:
o Đúng giờ, chậm cần xin lỗi.
o Vào nhà bỏ mũ, cởi áo ngoài.
o Mới đến chào hỏi, bắt tay; về tạm biệt, cảm ơn chủ nhà.
o Nhường khách đi bên phải, nhường đường cho phụ nữ.
o Đi dáng thẳng người.
- Tránh:
o Đi khệnh khạng, lệt bệt, nhanh/chậm quá, ngoái nhìn, khoác
vai, dắt tay nhau đi.
o Nhìn chằm chằm, chỉ trỏ người khác.
o Nói to, rung đùi, cắn móng tay, ngoáy mũi, gãi tai, bẻ khớp
tay.
8. Cảm ơn
- Ý nghĩa
o Thể hiện sự tôn trọng.
o Để duy trì mối quan hệ
- Khi nào cảm ơn?
o Khi kết thúc sự kiện (vote of thanks)
o Khi được chúc mừng, tặng quà, quan tâm.
9. Tặng quà
- Ý nghĩa
o Tâm lý mong muốn có kỷ niệm nơi đến thăm
o Thông điệp cuối: tạo ấn tượng, để khách nhớ, duy trì quan hệ.
- Cách tặng quà:
o Tìm lý do: lễ, tết, mới đến, chia tay, chuyến thăm.
o Chọn sản phẩm: nổi tiếng, theo sở thích của khách, hoặc
trung tính
o Gói quà: giấy đẹp, có thiệp người tặng.
o Tặng trực tiếp: đầu hoặc cuối buổi gặp, trao tượng trưng,…
10. Dự tiệc
- Ý nghĩa
o Chức năng đại diện quốc gia
o Làm quen, củng cố quan hệ
o Trao đổi nắm thông tin
- Chuẩn bị dự tiệc
o Báo trước chủ nhà
o Ăn mặc lịch sự, theo giấy mời hoặc trang phục dân tộc.
o Không đến quá sớm/quá muộn.
- Tiệc đứng
o Ban đầu chỉ uống và nói chuyện
o Chỉ lấy đồ ăn sau khi thực hiện lễ nghi, lễ phát biểu,
o Xếp hàng lấy đồ ăn, không chen ngang.
o Không lấy quá nhiều đồ ăn, vừa đi vừa ăn, đứng cản trở
người khác.
o Khi ăn, quan sát bắt chuyện, giap lưu với nhiều người.
o Tránh đứng một mình, cắm đầu ăn, túm tụm với người quen,
nói to, gọi í ới.
- Tiệc ngồi
o Bắt đầu buổi tiệc:
 Cocktail trước, xem sơ đồ chỗ ngồi
 Chỉ ngồi vào bàn khi có hiệu lệnh; ưu tiên chủ nhà và
phụ nữ ngồi trước, kéo ghế cho phụ nữ.
 Trải khan lên đùi, chấm miệng, không lau mặt lau
miệng. Ngồi thẳng lưng, không để cùi tay lên bàn
 Dùng dụng cụ chung lấy đồ ăn, để chủ nhà và phụ nữ
lấy đồ ăn trướv
o Cách dung dao dĩa: Sử dụng theo thứ tự từ ngoài vào trong
 Dĩa bên trái, dao thìa bên phải, theo thứ tự món ăn, từ
ngoài vào.
 Lấy thức ăn bằng dụng cụ chung.
 Tay trái cầm dĩa, tay phải cầm dao, cắt từng miếng nhỏ
(cắt nhỏ dần dần, ko cắt nhỏ một thể hết tất cả)
o Không nên:
 Lấy miếng to cắn, ăn miếng quá to.
 Lấy quá nhiều, miếng cuối cùng.
 Lấy dao chọc thức ăn cho vào miệng.
 Nhai nhồm nhoàm, nhóp nhoét.
o Cuối buổi tiệc:
 Xếp thìa dĩa song song sát nhau theo chiều dọc trên dĩa
(để theo ý nghĩa món ăn – ngon/không ngon)
 Để khan ăn gần đĩa, không gấp.
 Xỉa rang phải che miệng
 Chỉ ra về sau desert, trà/café và chủ nhà nới chuyện
 Khen bữa tiệc, cảm ơn chủ nhà
o Nói chuyện khi ăn tiệc:
 Bắt chuyện người bên cạnh, dừng ăn khi có phát biểu
 Khi nói, gác dĩa trên mép đĩa, nuốt thức ăn trước khi
nói.
o Không nên:
 Cầm dao dĩa ra điệu bộ
 Nói to, nói với đầu kia.
 Chê món ăn, nói chuyện phức tạp.
BÀI 7: CÁC KỸ NĂNG NGOẠI GIAO CƠ BẢN
Công tác nghiên cứu
Ngoại giao kinh tế
Ngoại giao văn hoá
1. Công tác nghiên cứu
- Tại sao phải nghiên cứu?
o Phát huy chức năng tai mắt của Ngoại giao.
o Phát huy lợi thế mạng lưới của các CQĐ D.
- Nội dung nghiên cứu:
o Nghiên cứu cơ bản
 Cục diện thế giới
 Sở tại: đối nội, đối ngoại, song phương
o Nghiên cứu tác chiến:
 Nghiên cứu vấn đề (chủ động hoặc theo yêu cầu)
 Đánh giá sự kiện
- Tổ chức công tác nghiên cứu
o Tại Bộ Ngoại giao
 Nghiên cứu cơ bản:
 Sơ kết năm, HVNG, Báo cáo Chính phủ, Đại hội
Đảng.
 Lực lượng: Vụ CSĐN, Viện chiến lược, Vụ khu
vực, TCQT, ASEAN, Tổng hợp kinh tế.
 Nghiên cứu tác chiến:
 Để xây dựng lập trường cp đối với các sự kiện
quốc tế.
 Lực lượng: Vụ khu vực, Vụ TCQT, vụ ASEAN,
Vụ Tổng hợp kinh tế, Tổ tin A.
o Tại các CQĐD:
 Tình hình thế giới, khu vực.
 Tình hình sở tại về kinh tế, đối nội, đối ngoại, song
phương.
 Sản phẩm kinh tế: Báo cáo định kỳ 6 tháng, cả năm
 Báo cáo đột xuất về các sự kiện lớn.
- Phương pháp báo cáo sự kiện đột xuất
o Các loại sự kiện cần báo cáo:
 Đối ngoại: Chuyến thăm, hội nghị.
 Nội trị: Bầu cử, thay đổi nội các.
 Kinh tế: chính cách mới, khủng hoảng.
o Thu thập thông tin:
 Nguồn chính thống (Tuyên bố chung, thông cáo chung).
 Thông tin trên báo chí: có chọn lọc
 Thông tin qua tiếp xúc sở tại và đoàn Ngoại giao (là
yếu tố tạo nên sự khác biệt).
 Có thể toạ đàm nội bộ hoặc với học giả.
o Cấu trúc báo cáo sự kiện:
 Diễn biến sự kiện: trình bày hệ thống, chính xác, mạch
lạc, nguyên tác 5W.
 Phản ứng các bên: chính giới, đối lập, báo chí sở tại và
nước ngoài.
 Nhận xét, đánh giá
 Đánh giá kết quả.
 Xác định nguyên nhân.
 Tác động và triển vọng.
 Đề xuất chính sách: Lợi ích và lập trường của ta
- Yêu cầu đối với cán bộ làm công tác nghiên cứu:
o Khách quan, trung thực, không có định kiến, không cảm tính.
o Có kỹ năng nghiên cứu:
 Biết hệ thống hoá, phân loại, đào sâu, phân tích, mổ xẻ.
 Biết tổng hợp, khái quát hoá vấn đề.
 Có khả năng liên hệ rộng.
 Đánh giá độc lập (tranh thủ nhưng không lệ thuộc ý
kiến học giả, dư luận).
o Nắm vững CSĐN của ta để đề xuất lập trường đúng.

You might also like