You are on page 1of 12

CHƯƠNG IV.

LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA


Phân tích khái niệm biên giới quốc gia
- Là ranh giới phân định lãnh thổ quốc gia này với lãnh thổ quốc gia khác (đang
nói đến biên giới trên bộ).
VD: VN có biên giới trên bộ với 3 nước Trung Quốc, Lào, Campuchia. Là ranh giới
phân định giữa chủ quyền trên bộ của VN với chủ quyền trên bộ của TQ,…
- BG trên bộ được xác định như thế nào? Nói đến vấn đề này là nói tới quy trình xác
định biên giới trên bộ. Quá trình xác định biên giới trên bộ giữa hai nước có chung đường
biên giới. Làm thế nào để xác định BG trên bộ? Thông thường trải qua 3 bước:
B1: Hoạch định BG: hai bên đàm phán, thoả thuận nguyên tắc xác định đường BG
B2: Phân giới thực địa
B3: Cắm mốc
Để đạt được biên giới trên bộ giữa các quốc gia nhất định phải đạt được sự đồng
thuận và thông qua văn bản pháp lý quốc tế.
Giữa VN và TQ có hiệp định phân định BG Việt Trung năm 1999. Trải qua 3 giai
đoạn.
Câu hỏi liên hệ thực tiễn Việt Nam. Quy trình xác định BG giữa VN với các nước
có trải qua 3 bước như vậy không?
- BG trên biển có 2 trường hợp xảy ra.
- TH1: các quốc gia có biển đối diện hoặc liền kề nhau -> Thì đường biên giới trên
biển trong trường hợp này chính là ranh giới để phân định giữa lãnh thổ trên biển quốc
gia này với lãnh thổ trên biển của quốc gia khác
VD: Vịnh Bắc Bộ giữa VN và TQ thông qua Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ năm
2000. Đường biên giới trên biển mà hai quốc gia thoả thuận trong hiệp định phân định
VBB chia toàn bộ diện tích VBB thì VN được hưởng tầm hơn 53% trên toàn diện tích.
TQ khoảng tầm 47%. Tại sao không phải là 50/50? Là bởi vì còn tính đến hoàn cảnh cụ
thể trên thực tế. Cả một quá trình lịch sử mà VN khai thác, đánh bắt, quản lí ở khu vực
VBB trên rất nhiều các đảo ở khu vực VBB chiếm diện rộng hơn nhiều so với TQ. Nếu
xét về tính công bằng thì VN phải được hưởng tầm 70% trên toàn diện tích. Trước thời
điểm năm 2000 thì các tranh chấp giữa các ngư dân về việc thoả thuận sử dụng chung
VBB. Để hướng đến lợi ích, bảo vệ cho công dân VN thì VN đồng ý được hưởng 53%.
Kể từ thời điểm xác định được ranh giới ở vị trí toạ độ đã được công bố trong hiệp định
phân định VBB năm 2000. Thì chúng ta hiểu là ranh giới được xác định đó chính thức sẽ
trở thành chủ quyền trên biển của VN và chủ quyền trên biển của TQ.
- TH2: các quốc gia có biển nhưng không đối diện, tiếp giáp liền kề biển với các
nước.
VD: Khu vực Biển Đông, chúng ta có chồng lấn biển với một số nước (chồng lấn ở
vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, tiếp giấp lãnh hải) với Thái Lan. Lúc này khu vực
chồng lấn không còn là các khu vực trong nội thuỷ, lãnh hải (chồng lấn ở khu vực vùng
biển quyền, chủ quyền). Do đó, TH này việc xác định đường BG trên biển là ranh giới
phân định giữa các vùng biển quốc gia có chủ quyền với các vùng biển thuộc quyền, chủ
quyền. (giữa nội thuỷ, lãnh hải với vùng tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục
địa)
Biên giới vùng trời Phân định vùng trời quốc gia với vùng trời quốc tế.
2.Các nguyên tắc hoạch định BG quốc gia
Nguyên tắc thoả thuận-nguyên tắc quan trọng nhất. Vì bản chất của LQT là sự thoả
thuận, bình đẳng.(sự tự nguyện)

CHƯƠNG V: LUẬT NGOẠI GIAO VÀ LÃNH SỰ

5.1. KHÁI NIỆM, NGUYÊN TẮC, NGUỒN CỦA LUẬT NG&LS


1. Khái niệm
- Là một ngành luật độc lập nằm trong hệ thống Luật quốc tế.
- Điều chỉnh: 2 nhóm quan hệ
+Việc thiết lập, tổ chức và hoạt động dành cho các cơ quan quan hệ đối ngoại của
một quốc gia
+Quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho các cơ quan quan hệ đối ngoại của quốc gia ở
nước ngoài (ko đặt ra quyền ưu đãi và miễn trừ cho các CQ QHĐN trong nước) và
các thành viên của các CQ QHĐN ở nước ngoài.
- CQ QHĐN: có hai chức năng. CQ QHĐN trong nước và CQ QHĐN ở nước ngoài
- Có CQ QHĐN ở nước ngoài mang tính thường trực (gồm CQ đại diện ngoại giao
và CQ lãnh sự; Các phái đoàn đại diện thường trực) và mang tính lâm thời (cử những
phái đoàn đi tham dự những hội nghị quốc tế một thời gian rồi về nước)
Hãy cho biết khái niệm luật ng&ls, đối tượng điều chỉnh của luật ng&ls
2. Các nguyên tắc của Luật NG&LS
Dựa trên các nguyên tắc của Luật quốc tế
a. Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử
b. Nguyên tắc thoả thuận
Nguyên tắc thoả thuận trong việc thiết lập và thực hiện quan hệ ngoại giao, lãnh sự
yêu cầu quốc gia cử đại diện và quốc gia nhận đại diện đều phải thông qua trao đổi, thoả
thâunj để đi đến sự thống nhất trong quyết định cuối cùng.
c. Nguyên tắc tôn trọng quyền ưu đãi, miễn trừ (Điều 29 Công ước viên 1961)
Tôn trọng tư cách đại diện chính thức của nhà nước cử đại diện của các cơ quan này
d. Nguyên tắc tôn trọng pháp luật và phong tục tập quán của quốc gia sở tại
e. Nguyên tắc không lạm dụng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao, lãnh sự
3. Nguồn của Luật ngoại giao và lãnh sự
Vì Luật ngoại giao và lãnh sự là một ngành luật nằm trong hệ thống LQT nên
Nguồn của Luật NG&LS cũng chính là nguồn của LQT. Cũng đc thể hiện dưới hai hình
thức
- Tập quán quốc tế (Bất thành văn)
- Điều ước quốc tế (Thành văn)
Công ước viên năm 1961
Công ước viên năm 1963
5.2. CƠ QUAN ĐẠI DIỆN
1. Khái niệm, chức năng và cơ cấu tổ chức của CQĐDNG
a. Khái niệm CQĐDNG
- Là cơ quan do nhà nước thành lập (các chủ thể của Luật quốc tế)
- Đạt được sự thoả thuận giữa các quốc gia hữu quan (quốc gia sở tại; nước tiếp
nhận dại diện với nước cử đại diện)
- Để thực hiện quan hệ ngoại giao với quốc gia sở tại và với các quốc gia khác có
cqdd được lập trên lãnh thổ của nước sở tại.
- Điều 3 Công ước Viên 1961
- Thông thường, cqdd ngoại giao được thành lập ở thủ đô của các nước bởi vì: thuận
tiện cho việc ngoại giao với chính quyền trung ương; các cơ quan đại diện sẽ được bảo
đảm an toàn hơn.
- Phân loại cơ quan đại diện ngoại giao:
Đại sứ quán: cao nhất
Công sứ quán: cao vừa
Đại biện quán: thấp nhất
Dựa trên tình hình giữa nước cử đại diện và nước nhận đại diện để thiết lập ở mức
nào.
Trong tất cả quan hệ ngoại giao với các nước, Việt nam chỉ thiết lập cơ quan đại
diện duy nhất cao nhất là Đại sứ quán
b. Cấp ngoại giao
- Đại sứ hoặc Đại sứ của Giáo hoàng do nguyên thủ quốc gia hoặc Giáo hoàng bổ
nhiệm
- Công sứ hoặc Công sứ của Giáo hoàng do nguyên thủ quốc gia hoặc Giáo hoàng
bổ nhiệm
- Đại biện do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm
c. Hàm ngoại giao
Đối với cấp ngoại giao cao cấp có: hàm Đại sứ, hàm Công sứ, hàm Tham tán;
Đối với cấp ngoại giao trung cấp có: hàm Bí thư thứ nhất, hàm Bí thư thứ hai;
Đối với cấp ngoại giao sơ cấp có: hàm Bí thư thứ ba, Tuỳ viên.
d. Chức vụ ngoại giao
Chức vụ ngoại giao Theo Luật Cơ quan đại diện nước CHXHCNVN ở nước ngoài
năm 2009, chức vụ ngoại giao Việt Nam gồm có: Đại sứ đặc mệnh toàn quyền; Đại sứ;
Công sứ; Tham tán Công sứ; Tham tán; Bí thư thứ nhất; Bí thư thứ hai; Bí thư thứ ba;
Tuỳ viên.

Phân biệt cấp ngoại giao, hàm ngoại giao và chức vụ ngoại giao.

- Cấp ngoại giao: là cấp của những người đứng đầu theo thứ tự cấp bậc. Được xác
định theo quy định của LQT và sự thoả thuận của các quốc gia hữu quan.
Cấp cao nhất trong quan hệ ngoại giao: Đại sứ - Công sứ - Đại biện (CSPL: Điều 14
Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao năm 1961)
- Hàm ngoại giao: là chức danh Nhà nước phong cho công chức ngành ngoại giao
công tác đối ngoại cả ở trong và ngoài nước.
Đối với cấp ngoại giao cao cấp có: hàm Đại sứ, hàm Công sứ, hàm Tham tán;
Đối với cấp ngoại giao trung cấp có: hàm Bí thư thứ nhất, hàm Bí thư thứ hai;
Đối với cấp ngoại giao sơ cấp có: hàm Bí thư thứ ba, Tuỳ viên.
Mặc dù tên gọi thì giống nhau nhưng điều kiện để phong hàm thì tuỳ thuộc vào các
nước, do pháp luật từng quốc gia quy định.
Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định tại Điều 2 Pháp lệnh về hàm, cấp ngoại
giao năm 1995 của nước CHXHCN Việt Nam
- Chức vụ ngoại giao: là công việc, nhiệm vụ cụ thể được bổ nhiệm cho thành viên
có cương vị ngoại giao chức công tác trong cơ quan quan hệ đối ngoại.
Chức vụ ngoại giao gồm có: Đại sứ đặc mệnh toàn quyền; Đại sứ; Công sứ; Tham
tán Công sứ; Tham tán; Bí thư thứ nhất; Bí thư thứ hai; Bí thư thứ ba; Tuỳ viên.
CSPL: Điều 18 Luật cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài năm
2009; Điều 9 Pháp lệnh về hàm, cấp ngoại giao năm 1995 của nước CHXHCN Việt Nam.
➔ Cấp ngoại giao do LQT quy định (Điều 14 Công ước Vienna về quan hệ
ngoại giao năm 1961.
Hàm ngoại giao, chức vụ ngoại giao do pháp luật từng quốc gia quy định.

- Giữa hàm và chức vụ: Hàm bền hơn chức vụ. Hàm gắn liền suốt đời với công
chức ngoại giao, chỉ khi người đó mất đi thì mới hết hàm ngoại giao. Còn chức vụ thì
theo nhiệm kỳ, hết nhiệm kỳ thì coi như hết chức vụ.

- Đối tượng để bổ nhiệm chức vụ đa dạng hơn đối tượng được phong hàm ngoại
giao. Đối tượng để phong hàm ngoại giao chỉ là các công chức trong ngành ngoại giao và
phải đạt được những tiêu chí cụ thể. Đối tượng để bổ nhiệm chức vụ ngoại giao có thể là
bất kỳ ai.

Ai có thẩm quyền bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao
Theo Công ước Vienna năm 1961 ở Điều 14
Người đứng đầu cơ quan Đại sứ quán do Nguyên thủ quốc gia bổ nhiệm
Người đứng đầu Công sứ quan do Nguyên thủ quốc gia bổ nhiệm
Người đứng đầu Đại Biện quán do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm

Ai có thểm quyền bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan dại diện của Việt Nam
Nguyên thủ quốc gia ở Việt Nam là Chủ tịch nước

Trong trường hợp chưa bổ nhiệm được Đại sứ thì người đứng đầu trong trường hợp
này tạm thời là Đại biện (Đại biện lâm thời). Đại biện thường trú là người đứng đầu Đại
biện quán. Nhưng ở Việt Nam quy định trường hợp chưa bổ nhiệm được Đại sứ thì Bộ
trưởng Bộ Ngoại giao sẽ bổ nhiệm Đại biện lâm thời. Đại biện lâm thời không phải là
người đứng đầu của cơ quan Đại biện quán. Đại biện lâm thời chỉ trong trường hợp Nhà
nước chưa bổ nhiệm được Đại sứ thì Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sẽ bổ nhiệm Đại biện lâm
thời cho tới khi bổ nhiệm được Đại sứ. (Tạm thời giữ một số công việc trong Đại sứ
quán)

Chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao


Phân biệt chức năng của cơ quan ngoại giao (Điều 3 Công ước Vienna về quan
hệ ngoại giao năm 1961) và chức năng của cơ quan lãnh sự (Điều 5 Công ước viên
năm 1963)
Cơ quan đại diện ngoại giao đại diện cho nhà nước tại quốc gia sở tại, bảo vệ cho
quyền và lợi ích của nước cử đại diện và cho cả công dân của mình tại nước sở tại . Đàm
phán với chính phủ nước nhận đại diện để đẩy mạnh quan hệ hợp tác phát triển giữa hai
nước. (Cũng là chức năng chung nhưng cơ quan ngoại giao thực hiện chức năng trên
diện rộng, trên phạm vi toàn quốc và làm việc với chính quyền trung ương của nước tiếp
nhận đại diện; Trong khi đó, cơ quan lãnh sự chỉ ở trong phạm vi từng khu vực lãnh sự,
xác lập nhiệm vụ chung với chính quyền địa phương ở từng khu vực lãnh sự)
- Cơ quan đại diện ngoại giao đó là đại diện cho nước cử đại diện xác lập các quan
hệ ngoại giao trên tất cả các lĩnh vực một cách toàn diện với nước tiếp nhận đại diện,
đàm phán với chính quyền trung ương.
- Trong khi đó, phạm vi thực hiện chức năng của cơ quan lãnh sự chỉ trong từng
khu vực lãnh sự (trong từng địa phương ở quốc gia tiếp nhận đại diện), đàm phán với
chính quyền địa phương. cơ quan đại diện ngoại giao chỉ được thiết lập một cơ quan
duy nhất thay mặt cho nước cử đại diện thường đặt ở thủ đô của nước tiếp nhận đại diện.
Trong khi đó, cơ quan lãnh sự thực hiện các chức năng trong từng phạm vi (cơ quan lãnh
sự có thể thiết lập nhiều cơ quan lãnh sự tại từng khu vực lãnh sự ở nước tiếp nhận đại
diện)
Ví dụ: Tại nước sở tại A, nước B thiết lập quan hệ ngoại giao với nước A. nước B
cũng đồng thời thiết lập quan hệ lãnh sự với nước A. Thì nước B có thể thiết lập một cơ
quan đại diện ngoại giao duy nhất đặt bên cạnh thủ đô của quốc gia sở tại này. Nhưng
nước B cũng có thể thiết lập nhiều cơ quan lãnh sự (Ở HN một cơ quan lãnh sự, ở ĐN
một cơ quan lãnh sự…).
Và cơ quan lãnh sự đàm phán với chính quyền địa phương tại khu vực đặt cơ quan
lãnh sự.
- Cơ quan lãnh sự muốn xin ý kiến của cơ quan trung ương của nước tiếp nhận đại
diện đều buộc phải thông qua cơ quan đại diện ngoại giao của mình.
- Điểm đặc biệt của cơ quan lãnh sự là chức năng Hành chính – tư pháp. (Cấp hộ
chiếu, giấy tờ, đi lại…)

Cơ quan đại diện ngoại giao thực hiện chức năng ngoại giao và chức năng lãnh
sự???
Sai. Nên nhớ tại sao có chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao và chức năng của
cơ quan lãnh sự. Đọc khoản 2 Điều 3 CUV năm 1961. Cơ quan đại diện ngoại giao có thể
kiêm thêm việc thực hiện chức năng lãnh sự (Không đồng nghĩa với việc thực hiện song
hành cả hai chức năng). Vậy có thể kiêm thêm việc thực hiện chức năng lãnh sự trong
trường hợp nào???(Trong trường hợp mà nước cử đại diện chưa thiết lập được khu vực
lãnh sự tại khu vực cơ quan đại diện ngoại giao) Bởi vì trên thực tế có trường hợp khi
một cơ quan cử đại diện thiết lập quan hệ ngoại giao tại nước tiếp nhận đại diện nhưng
chưa thiết lập quan hệ lãnh sự tại khu vực đó thì trong cơ quan đại diện ngoại giao sẽ có
thêm một phòng thực hiện chức năng lãnh sự Vì thế tại khu vực đó sau đó thiết lập được
cơ quan lãnh sự thì phòng thực hiện chức năng lãnh sự trong cơ quan đại diện sẽ tự động
chấm hết.
So sánh quyền ưu đãi miễn trừ dành cho cơ quan ngoại giao và cơ quan lãnh
sự
Điểm giống nhau:
Về cơ bản nước tiếp nhận đại diện sẽ giành cho cqng, cq lãnh sự những quyền ưu
đãi rất đặc biệt. (Trên cs được quy định tại CUV 1961 về quan hệ ngoại giao và CUV
1963 về quan hệ lãnh sự)
Mặc dù, cq đại diện ngoại giao, cq lãnh sự đều được nước tiếp nhận đại diện cho
hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ… Tuy nh, xuất phát từ chức năng của hai cơ quan này là
khác nhau. Nên nước tiếp nhận đại diện cũng dành cho hai cơ quan này cũng có sự khác
nhau.
- Mặc dù được hưởng quyền bất khả xâm phạm về trụ sở của cq đại diện ngoại giao
là tuyệt đối, cq lãnh sự chỉ mang tính tương đối (K1 Điều 22 CUV 1961 về quan hệ ngoại
giao). Nếu ko có sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, chính quyền
sở tại ko có quyền, Trong khi đó, trụ sở lãnh sự trong trường hợp có hoả hoạn thiên tai
(Điều 31 CUV 1963 về quan hệ lãnh sự)
Điều 9 CUV 1961 nguyên tắc Personnongrata (tuyên bố bất tín nhiệm với người
đứng đầu). Trên thực tế Sẽ được áp cho bất kỳ ai là thành viên của cơ quan đại diện ngoại
giao (viên chức ngoại giao, nhân viên hành chính – kỹ thuật, nhân viên phục vụ)
- Đồ đạc tài sản phương tiện đi lại của cơ quan đại diện ngoại giao là bất khả xâm
phạm 1 cách tuyệt đối, đối vs cơ quan lãnh sự nguyên tắc cũng là bất khả xâm phạm
nhưng chỉ mang tính tương đối (có thể bị trưng dụng vì mục đích an ninh quốc phòng
Điều 35 CUV 1963)
- Túi ngoại giao, thư ngoại giao; túi lãnh sự, thư lãnh sự: nguyên tắc đều bất khả
xâm phạm. Nếu chính quyền sở tại có nghi ngờ về túi ngoại giao, trong mọi trường hợp
sự nghi ngờ không được thể hiện ra bên ngoài. (Điều 27 CUV 1961)
Tuy nhiên, đối với túi lãnh sự, thư lãnh sự: được quyền thể hiện sự nghi ngờ ra bên
ngoài, yêu cầu mở. Nhưng việc mở hay không là của viên chức lãnh sự, Chỉ còn con
đường duy nhất trả lại túi ngoại giao về. (Điều 35 CUV 1963)
- Quyền treo quốc kỳ, quốc huy
Điều 20 CUV 1961. Cơ quan ngoại giao được sửu dụng trong cả việc công và việc

Đối vs cơ quan lãnh sự chỉ được sử dụng đối với việc công (k2 Điều 29 CUV 1963)

Thành viên trong cơ quan đại diện ngoại giao gồm viên chức ngoại giao, nhân
viên hành chính-kỹ thuật, nhân viên phục vụ. CSPL: khoản b Điều 1 CUV 1961.
So sánh quyền ưu đãi miễn trừ dành cho viên chức ngoại giao và viên chức
lãnh sự

Quyền ưu Viên chức ngoại giao Viên chức lãnh sự


đãi, miễn trừ

Quyền bất - Được hưởng quyền bất khả - Được hưởng quyền bất
khả xâm phạm xâm phạm một cách tuyệt đối. khả xâm phạm về thân thể trừ
về thân thể 2 trường hợp:
- Không thể bị bắt, bị giam
giữ dưới bất kỳ hình thức nào. + Phạm tội nghiêm
trọng theo quy định của nước
tiếp nhận và bị bắt, bị tạm giữ,
bị tạm giam theo quyết định
của cơ quan tư pháp có thẩm
quyền của nước này.

+ Phải thi hành một bản


án đã có hiệu lực pháp luật về
hình phạt tù hoặc hình phạt
hạn chế quyền tự do thân thể.
Nghĩa vụ Trong mọi trường hợp viên Không được từ chối việc
cung cấp chứng chức ngoại giao không bắt buộc làm chứng, trừ trường hợp các
cứ và làm chứng phải làm chứng tại tòa, cung cấp vấn đề liên quan đến chức
tại tòa chứng cứ tại cơ quan hành pháp năng của mình hoặc phải cung
và tư pháp của nước nhận đại cấp tài liệu, công văn có liên
diện, chính quyền nước sở tại. quan đến những vấn đề như
Chính quyền không được sử dụng vậy, các thành viên của cơ
biện pháp cưỡng chế hay ép buộc quan lãnh sự không bắt buộc
đối với họ. phải cung cấp chứng cứ.

Quyền bất Được hưởng Không được hưởng


khả xâm phạm
về nơi ở, tài liệu,
thư tín, tài sản
và phương tiện
đi lại
Quyền - Viên chức ngoại giao được - Quyền miễn trừ xét xử
miễn trừ xét xử hưởng một cách tuyệt đối quyền về hình sự trong khi thi hành
về hình sự, dân miễn trừ hình sự ở nước nhận đại công vụ, trừ trường hợp phạm
sự và xử phạt vi diện mà không có ngoại lệ. tội nghiêm trọng trở lên.
phạm hành
chính - Được hưởng quyền miễn - Được hưởng quyền
trừ xét xử dân sự, ngoại lệ: miễn trừ xét xử dân sự và vi
phạm hành chính. Ngoại lệ:
+ Các tranh chấp liên quan
tới BĐS tư nhân có trên lãnh thổ + Trường hợp liên quan
nước nhận đại diện tới vụ kiện dân sự về Hợp
đồng mà viên chức lãnh sự kí
+ Các tranh chấp liên quan kết với tư cách cá nhân hoặc
đến việc thừa kế về taii nạn giao thông xảy ra
tại nước tiếp nhận lãnh sự mà
+ Các tranh chấp liên quan do một nước thư ba đòi bồi
đến hoạt động thương mại, nghề thường thiệt hại.
nghiệp mà Nhà ngoại giao tiến
hành ở nước nhận đại diện, ngoài
chức năng chính thức của mình.

- Trong mọi trường hợp viên


chức ngoại giao không bị xử phạt
do vi phạm hành chính.
Quyền Viên chức ngoại giao được Viên chức lãnh sự được
được miễn trừ miễn trừ thuế và lệ phí, trừ thuế và miễn trừ thuế và lệ phí trừ thế
thuế và lệ phí lệ phí đối với BĐS tư nhân có trên và lệ phí cho những dịch vụ cụ
lãnh thổ nước nhận đại diện. thể.

Quyền Viên chức ngoại giao được Viên chức lãnh sự không
miễn trừ và ưu miễn thuế và lệ phí hải quan (trừ được miễn thuế và lệ phí hải
đãi hải quan phí lưu kho, cước vận chuyển và quan
cước phí về những dịch vụ tương
tự)

Thời điểm bắt đầu chức vụ ngoại giao cũng chính là thời điểm bắt đầu được
hưởng quyền ưu đãi miễn trừ.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 39 Công Ước Viên 1961 quy định như sau: “1. Người
được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ có được các quyền đó từ khi vào lãnh thổ Nước
tiếp nhận để nhận chức; nếu người đó đã có mặt trên lãnh thổ Nước tiếp nhận thì kể từ
khi thông báo về việc bổ nhiệm người đó cho Bộ Ngoại giao hay một Bộ nào khác đã
được thoả thuận.” theo đó :

- Thời điểm bắt đầu chức vụ ngoại giao được tính từ thời điểm kể từ thời điểm
trình được quốc thư cho nguyên thủ quốc gia hoặc ngày trình bản sao quốc thư cho bộ
trưởng bộ ngoại giao . Thông lệ ở VN thì tất cả các viên chức khi sang VN nhận chức thì
thời điểm bắt đầu chức vụ ngoại giao , các viên chức ngoại giao chỉ được nhận vào thời
điểm trình được quốc thư cho chủ tịch nước Việt Nam . Thời điểm bắt đầu hưởng quyền
ưu đãi miên trừ theo Đ39 được tính từ 2 thời điểm, Thứ nhất là từ khi đặt chân đến lãnh
thổ nước tiếp nhận đại diện hoặc khi họ đã có mặt trên lãnh thổ đã thông báo cho bộ có
liên quan

(chỉ trong trường hợp ngày đặt chân lên lãnh thổ nước nhận đại diện cũng là ngày
trình được quốc thư hoặc bản sao quốc thư) thì thời điểm bắt đầu chức vụ ngoại giao
trùng với thời điểm bắt đầu được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ.
Về mặt nguyên tắc, viên chức ngoại giao phải là công dân của nước cử đại diện.
Tuy nhiên trong Điều 8, viên chức ngoại giao có thể là công dân của nước nhận đại
diện, nước thứ ba
(Điều 1,3,8,13,14,19,20,22,27,29,31,37,38,39,42,43 CUV 1961)

TRANH CHẤP QUỐC TẾ VÀ GIẢI QUYẾT

Tranh chấp quốc tế


Định nghĩa:
- Tranh chấp quốc tế là hoàn cảnh thực tế; những mâu thuẫn, xung đột về lợi ích;
phát sinh giữa các chủ thể của LQT (trước tiên là giữa các quốc gia với nhau); các tranh
chấp này phải được giải quyết bằng các biện pháp hoà bình

Đặc điểm (dấu hiệu để nhận diện tranh chấp quốc tế):
- Dựa vào yếu tố Chủ thể: Chủ thể của tranh chấp quốc tế là chủ thể của LQT (các
quốc gia, tổ chức phi chính phủ, các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết)
- Đối tượng của tranh chấp: Biên giới, lãnh thổ,…
- Khách thể: quyền lợi ích về vật chất hoặc tinh thần mà các bên tranh chấp hoặc
cộng đồng quốc tế mong muốn hướng đến
- Nguồn luật áp dụng giải quyết tranh chấp quốc tế cũng chính là nguồn của LQT.
Trường hợp các quốc gia không tham gia điều ước quốc tế, tập quán quốc tế thì áp dụng
các phương tiện bổ trợ:
Nguyên tắc pháp luật chung do các dân tộc văn minh thành lập
Phán quyết của toà án quốc tế
Tuyên bố đơn phương của các quốc gia
Học thuyết về luật quốc tế
Nghị quyết về các tổ chức quốc tế liên chính phủ
Các phương tiện bổ trợ nguồn của LQT Có thể nâng lên được thành nguồn nếu đạt
được sự thoả thuận. Nếu được lập thành văn bản thì trở thành điều ước quốc tế. Nếu chỉ
thoả thuận không lập thành văn bản thì nâng lên trở thành tập quán quốc tế.
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp: thuộc về chính các bên xảy ra tranh chấp. các
bên tranh chấp có nghĩa vụ giải quyết tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hoà bình.các
bp hoà bình là những bp không hướng đến dùng vũ lực, theo biện pháp mà LHQ gợi ý
sẵn tại khoản 1 Điều 33 Hiến chương LHQ. (Đàm phán, thông qua một bên trung gian,
điều tra, hoà giải; trao thẩm quyền giải quyết tranh chấp cho bên thứ 3 là toà án quốc tế
hoặc trọng tài quốc tế)
LQT không có cơ quan tài phán quốc tế chung. Ko có bất kỳ cơ quan tài phán quốc
tế nào đương nhiên có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp mà chỉ có thẩm quyền khi
được các bên xảy ra tranh chấp thoả thuận giao thẩm quyền cho.
Trong quan hệ quốc tế có cơ quan tài phán.
Tại sao đàm phán lại là biện pháp hiệu quả: ??? về tự soạn làm biếng gõ
Giải quyết tranh chấp quốc tế:
Vai trò của HĐBA LHQ trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế (CSPL chương
6 của hiến chương)
CM vai trò của HĐBA trong việc duy trì và bảo vệ cho nền hoà bình an ninh quốc tế
(CSPL chương 7 của Hiến chương Đ40,41,42, 51)
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của toà công lý quốc tế

You might also like