You are on page 1of 4

1.1.

Về việc sử dụng quốc kỳ, quốc ca


1.1.1. Quốc kỳ
Theo Nghị định số 18/2022/NĐ-CP về nghi lễ đối ngoại, điều 24 quy định về việc
treo quốc kỳ như sau:
1. Đối với chuyến thăm cấp nhà nước, thăm chính thức của Nguyên thủ quốc gia,
Nguyên thủ quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền, chuyến thăm chính
thức của Người đứng đầu Chính phủ nước khách:
a) Treo Quốc kỳ hai nước trước cửa nhà khách danh dự sân bay quốc tế Nội Bài và
các sân bay địa phương nơi đoàn đến thăm, tại nơi tổ chức lễ đón, trong phòng hội đàm,
phòng tiếp của lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, phòng ký kết văn kiện, phòng họp
báo, phòng chiêu đãi, trên các tuyến đường Hùng Vương - Hoàng Văn Thụ - Độc Lập
(Hà Nội), tại nơi ở của Trưởng đoàn khách, nơi Trưởng đoàn khách đến thăm;
b) Treo cụm Quốc kỳ hai nước trước cổng Phủ Chủ tịch, ngã năm đường Độc Lập -
Điện Biên Phủ - Chu Văn An - Chùa Một Cột - Tôn Thất Đàm, ngã tư đường Hùng
Vương - Phan Đình Phùng (Hà Nội);
c) Đối với chuyến thăm cấp nhà nước của Nguyên thủ quốc gia nước khách: treo
Quốc kỳ hai nước dọc 2 km đầu tiên trên đường từ sân bay quốc tế Nội Bài về trung tâm
Hà Nội;
d) Ngoài các quy định trên, đối với chuyến thăm cấp nhà nước, thăm chính thức của
Nguyên thủ quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền nước khách, treo
cụm Quốc kỳ hai nước trước cổng trụ sở Trung ương Đảng.
2. Đối với chuyến thăm chính thức của Người đứng đầu Nghị viện nước khách: treo
Quốc kỳ hai nước trước cửa nhà khách danh dự sân bay quốc tế Nội Bài và các sân bay
địa phương nơi đoàn đến thăm, trước Nhà Quốc hội (đường Độc Lập), trong phòng hội
đàm, phòng tiếp của lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, phòng ký kết văn kiện, phòng
họp báo, phòng chiêu đãi, tại nơi ở của Trưởng đoàn khách, nơi Trưởng đoàn khách đến
thăm.
3. Đối với chuyến thăm làm việc của Người đứng đầu Chính phủ nước khách,
Người đứng đầu Nghị viện nước khách: treo Quốc kỳ hai nước trước cửa nhà khách danh
dự sân bay quốc tế Nội Bài và các sân bay địa phương nơi đoàn đến thăm, trong phòng
hội đàm, phòng tiếp của lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, phòng ký kết văn kiện,
phòng họp báo, phòng chiêu đãi, tại nơi ở của Trưởng đoàn khách, nơi Trưởng đoàn
khách đến thăm.
4. Đối với chuyến thăm chính thức, thăm làm việc của Phó Nguyên thủ quốc gia,
Phó Nguyên thủ quốc gia đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền nước khách: treo Quốc
kỳ hai nước trước cửa nhà khách danh dự sân bay quốc tế nơi đoàn đến, tại nơi tổ chức lễ
đón hoặc nơi đón tiếp, trong phòng hội đàm, phòng ký kết văn kiện, phòng họp báo,
phòng chiêu đãi, tại nơi ở của Trưởng đoàn khách, nơi Trưởng đoàn khách đến thăm.
Treo cụm Quốc kỳ hai nước trước Phủ Chủ tịch.
5. Đối với chuyến thăm chính thức, thăm làm việc của cấp phó của Người đứng đầu
Chính phủ nước khách, cấp phó của Người đứng đầu Nghị viện nước khách, Bộ trưởng
Bộ Ngoại giao, Trưởng các cơ quan Nghị viện và cấp tương đương nước khách: treo
Quốc kỳ hai nước tại nơi đón tiếp, trong phòng hội đàm, phòng ký kết văn kiện, phòng
họp báo, phòng chiêu đãi, tại nơi ở của Trưởng đoàn khách, nơi Trưởng đoàn khách đến
thăm.
6. Trên bàn hội đàm từ cấp Bộ trưởng và cấp tương đương trở lên đặt Quốc kỳ hai
nước có kích thước nhỏ.
7. Trên bàn họp Ủy ban hợp tác liên chính phủ do cấp Thứ trưởng làm Trưởng ban,
bàn hội đàm cấp Thứ trưởng ngoại giao, đặt Quốc kỳ hai nước có kích thước nhỏ.
8. Trên xe của Trưởng đoàn khách cấp cao nước ngoài thăm cấp nhà nước, thăm
chính thức, thăm làm việc, xe Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Quốc phòng, Công an thăm
chính thức cắm cờ hai nước.
9. Trong phòng tiếp khách, treo Quốc kỳ hai nước khi tiếp khách từ cấp Bộ trưởng
và cấp tương đương trở lên (tiếp đồng cấp); trong trường hợp khách có chức vụ thấp hơn
chủ nhà, chỉ treo Quốc kỳ Việt Nam.
10. Đối với chuyến thăm nội bộ, thăm cá nhân, quá cảnh của khách cấp cao nước
ngoài: không treo Quốc kỳ hai nước trong các hoạt động, trừ trường hợp đặc biệt theo đề
án được phê duyệt.
11. Khi treo Quốc kỳ Việt Nam và Quốc kỳ nước khách hoặc Quốc kỳ Việt Nam và
cờ của Tổ chức quốc tế trong các hoạt động đối ngoại, Quốc kỳ Việt Nam ở bên phải,
Quốc kỳ nước khách, cờ của Tổ chức quốc tế ở bên trái theo hướng nhìn từ ngoài vào
hoặc từ dưới lên. Quốc kỳ các nước, cờ hiệu của Nguyên thủ quốc gia, cờ của Tổ chức
quốc tế phải may đúng quy định, đúng mẫu và treo theo chiều ngang.
12. Trong trường hợp đón hai đoàn khách cùng một thời điểm, Quốc kỳ Việt Nam
được treo ở giữa, Quốc kỳ nước khách được bố trí lần lượt bên trái và bên phải Quốc kỳ
Việt Nam theo thứ tự tên tiếng Anh của nước khách theo hướng nhìn từ ngoài vào hoặc từ
dưới lên, trừ trường hợp đặc biệt theo đề án được phê duyệt.
13. Đối với chuyến thăm của Vua, Nữ hoàng hoặc thành viên Hoàng gia nước
khách, nếu phía khách đề nghị sử dụng cờ hiệu Hoàng gia, cơ quan tổ chức đón, tiếp đáp
ứng theo yêu cầu của phía khách.
1.1.2. Quốc ca
Quốc ca: Được sử dụng trong các buổi lễ chào cờ tại các công sở nhà nước, trường
học, các nghi lễ sinh hoạt chính trị của đất nước, các đoàn thể, các lễ hội quốc gia, các sự
kiện thể thao cấp Nhà nước và Quốc tế… Về hát Quốc ca trong các hoạt động đối ngoại,
ta chưa có quy định cụ thể, vì vậy cần căn cứ vào thực tiễn ở từng địa bàn.
Theo Thông tư 01/2010/TT-BNG Hướng dẫn sử dụng biểu tượng quốc gia và nghi
thức nhà nước tổ chức một số hoạt động đối ngoại tại cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài
Điều 16. Cử quốc thiều nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Quốc thiều Việt Nam được cử trong các cuộc mít tinh, chiêu đãi chào mừng Quốc
khánh, ngày lễ lớn của Việt Nam hoặc kỷ niệm sự kiện quan trọng trong quan hệ giữa
Việt Nam với quốc gia hay tổ chức quốc tế tiếp nhận phù hợp với quy định, thông lệ lễ
tân của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
2. Nếu trong hoạt động đối ngoại có cử quốc thiều hai nước, quốc thiều Việt Nam
và quốc thiều quốc gia tiếp nhận được cử theo thứ tự phù hợp với quy định, thông lệ lễ
tân tại quốc gia tiếp nhận.
1.2. Ngôi thứ ngoại giao
Ngôi thứ ngoại giao là một trong những nội dung quan trọng của Lễ tân Ngoại giao.
 Công ước Viên (1961), điều 14, khoản 1 quy định:
Những người đứng đầu cơ quan đại diện được phân làm ba cấp như sau:
a) Cấp Đại sứ hoặc Đại sứ của Giáo hoàng được bổ nhiệm bên cạnh Nguyên thủ
quốc gia và người đứng đầu cơ quan đại diện có hàm tương đương;
b) Cấp Công sứ hoặc Công sứ của Giáo hoàng được bổ nhiệm bên cạnh Nguyên thủ
quốc gia:
c) Cấp Đại biện được bổ nhiệm bên cạnh Bộ trưởng Ngoại giao.
Về ngôi thứ giữa những Người đứng đầu CQĐDNG, Công ước Viên (1961), điều
13 và điều 16 quy định: người đứng đầu cơ quan đại diện giữ trình tự ngôi thứ ở từng cấp
và trong từng cấp căn cứ vào ngày giờ đến.
Trong QHQT, quan hệ song phương giữa các quốc gia là mối quan hệ cao nhất. Các
CQĐDNG của tổ chức quốc tế không phải là CQĐDNG nhưng được đối xử gần như
CQĐDNG. Như vậy, khi tổ chức các hoạt động đối ngoại có mời người đứng đầu cơ quan
đại diện thì xếp theo thứ tự: Đại sứ, Công Sứ, Đại biện, Trưởng đại diện của tổ chức quốc
tế.
 Theo Pháp lệnh Không số năm 1995 về hàm, cấp ngoại giao, điều 9 quy định
về chức vụ ngoại giao ở các cơ quan đại diện như sau:
- Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Công sứ đặc mệnh toàn quyền, Đại biện, Trưởng
đoàn đại diện thường trực tại Tổ chức quốc tế Liên chính phủ;
- Công sứ;
- Tham tán công sứ;
- Tham tán;
- Bí thứ thứ nhất;
- Bí thứ thứ hai;
- Bí thứ thứ ba;
- Tuỳ viên.
Tùy viên quốc phòng là trường hợp đặc biệt, thường được xếp sau vị trí người thứ 2
hoặc người thứ 3 của CQĐDNG tùy theo quy định của nước cử.
 Công ước Viên (1963), điều 9, khoản 1 quy định:
Người đứng đầu cơ quan lãnh sự có thể chia ra làm bốn hạng là:
a) Tổng Lãnh sự;
b) Lãnh sự;
c) Phó Lãnh sự;
d) Đại lý lãnh sự.
Trong một hoạt động đối ngoại có sự tham gia của CQĐDNG, cơ quan lãnh sự và
CQĐDNG của các tổ chức quốc tế thì xếp theo thứ tự: CQĐDNG, cơ quan lãnh sự,
CQĐDNG của tổ chức quốc tế.
Tại các hội nghị, diễn đàn, tổ chức quốc tế, thông thường ngôi thứ giữa các vị đại
diện các thành viên tính theo vần chữ cái ABC tên nước bằng ngôn ngữ do tổ chức đó
quy định.

You might also like