You are on page 1of 14

Bài 5: LUẬT NGOẠI GIAO VÀ LÃNH SỰ

Công ước viên 1961 về quan hệ ngoại giao


Công ước viên 1963 về quan hệ lãnh sự
1. Khái niệm luật ngoại giao và lãnh sự
-Lịch sử quan hệ ngoại giao và lãnh sự:
Mối quan hệ đã được hình thành từ rất lâu đời khi các nhà nước đầu tiên ra đời
Là phương tiện để thực hiện các mối quan hệ khác
Chủ yếu diễn ra giữa các quốc gia thông qua các quy tắc xử sự được các bên thỏa thuận
mà trong đó chủ yếu tập trung vào quyền bất khả xâm phạm của các xứ giả xứ thần.
Về mặt văn bản pháp lý: lúc đầu chủ yếu là các tập quán, sau khi chiến tranh thứ 2 kết
thúc và LHQ ra đời và LHQ cho rằng phải xây dựng các ĐƯQT chung về lĩnh vực ngoại
giao làm cơ sở thúc đẩy quan hệ quốc tế và các thành viên LHQ đã ký kết Công ước viên
1961
 So sánh quan hệ ngoại giao và quan hệ lãnh sự:
- Quan hệ lãnh sự mang bản chất hành chính pháp lý nhiều hơn là quan hệ ngoại giao. Đó
là bảo vệ quyền lợi ích của công dân, pháp nhân của nước này trên lãnh thổ nước kia; các
vấn đề liên quan thủ tục hành chính pháp lý.
- Quan hệ ngoại giao và lãnh sự là quan hệ giữa các NN với nhau nhưng có sự khác nhau:
Quan hệ ngoại giao thiêng về yếu tố chính trị duy trì mối quan hệ giữa các NN ( quan hệ
ngoại giao mang tính chất chính trị chung)
Quan hệ lãnh sự thiêng về yếu tố hành chính pháp lý nhằm hướng tới bảo vệ các quyền,
nghĩa vụ của công dân pháp nhân của các nước trên lãnh thổ của nhau
Quan hệ ngoại giao và lãnh sự có mqh gắn bó với nhau, việc thiết lặp quan hệ ngoại
giao đồng nghĩa với việc thiết lặp quan hệ lãnh sự trừ khi các quốc gia nói rõ là không
làm như vậy nhưng không phải phụ thuộc vào nhau mà quan hệ lãnh sự có sự độc lập, các
bên có thể thiết lặp quan hệ ngoại giao ngay cả khi chưa có hoặc không có quan hệ ngoại
giao. Quan hệ ngoại giao cắt đứt không đồng nghĩa quan hệ lãnh sự cắt đứt theo.
1.1 Khái niệm quan hệ ngoại giao và lãnh sự
+ Ngoại giao và lãnh sự là hoạt động của cơ quan làm công tác đối ngoại và các đại diện
có thẩm quyền làm công tác đối ngoại nhầm thực hiện chính sách, bảo vệ quyền và lợi
ích quốc gia, dân tộc ở trong nước và trên thế giới, góp phần giải quyết các vấn đề quốc
tế chung, bằng con đường đàm phán và các hình thức hòa bình khác.
Hoạt động ngoại giao có thể tiến hành trong nước, các nước khác nhau trên giới

1
VD: cử phái đoàn thăm viếng các nước nước khác
Các quốc gia khi đối mặt các vấn đề quốc tế phải tìm cách giải quyết bằng con đường
ngoại giao
Hình thức của hoạt động ngoại giao lãnh sự luôn luôn được thực hiện bằng các hình thức
đàm phán, và các con đường hòa bình khác.
Hoạt động ngoại giao diễn ra rất đa dạng không chỉ là đàm phán mà cũng có thể là các
hoạt động khác mang bản chất hòa bình như tổ chức các sự kiện chung, lễ hội văn hóa
giữa các nước,...

1.2. Khái niệm Luật ngoại giao và lãnh sự


Là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc tế, bao gồm tổng thể các
nguyên tắc và QPPL quốc tế điều chỉnh quan hệ về tổ chức và hoạt động của các cơ quan
quan hệ đối ngoại của NN cùng thành viên của các cơ quan này. Đồng thời điều chỉnh
các quyền ưu đãi và miễn trừ của tổ chức quốc tế liên chính phủ và thành viên của nó
- Đối tượng điều chỉnh
+ Tổ chức và hoạt động của các cơ quan quan hệ đối ngoại của NN cùng thành viên của

VD: cử các cơ quan đại diện của mình ra nước ngoài đóng thường trú hoặc lâm thời
+ Điều chỉnh các quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho các cơ quan quan hệ đối ngoại của
các quốc gia và các thành viên của cơ quan đó
+ Hoạt động của các phái đoàn đại diện của các quốc gia trong quá trình viếng thăm hoặc
tham dự hội nghị quốc tế
+ Hoạt động của các tổ chức quốc tế liên chính phủ và các quyền ưu đãi, miễn trừ dành
cho các tổ chức này cũng như các thành viên của tổ chức tại lãnh thổ của các quốc gia
-Phương pháp điều chỉnh:
Bình đẳng thỏa thuận nhưng sự thỏa thuận nó có những đặc trưng hơn hẳn so những quan
hệ khác. Đó là sự thỏa thuận được thể hiện ở tất cả các bước trong quá trình thiết lập quan
hệ ngoại giao. Nếu như có mọi vấn đề phát sinh thì hai bên đều phải thỏa thuận chứ
không được tự ý quyết định trong quan hệ ngoại giao.

1.3. Các nguyên tắc của Luật ngoại giao và lãnh sự


 Nguyên tắc bình đẳng không phân biệt đối xử
+ Xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền

2
+ Không được phân biệt đối xử giữa các nước có chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội
khác nhau, phải đối xử với các phái đoàn một cách bình đẳng, trọng thị ( Điều 47 Công
ước 1961)
+ Tuy nhiên, trong mối quan hệ song phương có thể tùy vào mục đích chính trị, tính chất
quan hệ giữa hai nước mà chế độ đối xử có thể khác nhau
 Nguyên tắc thỏa thuận
 Nguyên tắc tôn trọng quyền ưu đãi và miễn trừ của cơ quan đại diện ngoại giao,
cơ quan lãnh sự và thành viên của các cơ quan này
Sẽ đặt ra trách nhiệm pháp lý cho nước tiếp nhận nếu như không bảo vệ được cơ quan
đại diện nước ngoài

 Nguyên tắc tôn trọng pháp luật, phong tục tập quán của nước sở tại
Dù được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ nhưng cũng phải tôn trọng pháp luật nước
sở tại
Là nguyên tắc ràng buộc nghĩa vụ cho các cơ quan đại diện ở nước ngoài

 Nguyên tắc có đi có lại


Về mặt tích cực: các cơ quan đại diện sẽ được hưởng chế độ như nhau
Về mặt tiêu cực: đó là những biện pháp trả đũa nhau
Là cơ sở quan trọng tạo thế cân bằng trong quan hệ giữa các quốc gia, là cơ sở để bảo
vệ vị thế của mình trước đối phương

1.4. Nguồn của Luật Quốc tế


Điều ước quốc tế
+ Điều ước quốc tế đa phương quy định các vấn đề liên quan về quan hệ ngoại giao
và lãnh sự
+ Điều ước quốc tế song phương
Khi không có điều ước nào điều chỉnh thì áp dụng tập quán quốc tế
2. Hệ thống cơ quan quan hệ đối ngoại
Cơ quan quan hệ đối ngoại của NN là cơ quan do NN lập ra để duy trì mối quan hệ
chính thức của NN đó với các quốc gia khác, với các tổ chức quốc tế hoặc với các chủ
thể khác của luật quốc tế
Những cơ quan nào có thẩm quyền đại diện trong quan hệ quốc tế tùy thuộc vào cách
thức tổ chức của quốc gia đó
 Phân loại
Cơ quan quan hệ đối ngoại
 Trong nước: thực hiện chức năng đối ngoại ở trong nước
oCơ quan đại diện chung : cơ quan mang tính chất chính trị chung, thẩm quyền đại
diện theo HP và pháp luật quốc gia quy định
 Quốc hội ( Một số nước là Nghị viện): đề ra, phê chuẩn đường lối chính sách
đối ngoại, đồng thời là cơ quan có thẩm quyền tối cao trong việc giám sát việc

3
thi hành chính sách đó. Tuy nhiên một số nước không được đề ra đường lối mà
chỉ có vai trò giám sát đường lối đối ngoại như Mỹ
 Nguyên thủ quốc gia: đại diện cao nhất cho nước về đối nội và đối ngoại
 Chính phủ, TTCP: đại diện cho Chính phủ trong việc ký kết kết điều ước quốc
tế, tham gia hội nghị quốc tế, phê duyệt điều ước quốc tế. Trong quan hệ đối
ngoại người đứng đầu chính phủ không cần thư ủy nhiệm và được hưởng đầy
đủ quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao.
 Bộ Ngoại giao ( Bộ trưởng Bộ Ngoại giao): quản lý cơ quan đại diện của quốc
gia ở nước ngoài, theo dõi tình hình công dân của mình ở nước ngoài,...
Bộ trưởng Bộ ngoại giao có thể được ủy quyền thay mặt NN, Chính phủ tham
gia đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế mà không cần thư ủy nhiệm
Nguyên thủ quốc gia, TTCP, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao là đại diện đương nhiên
của quốc gia trong quan hệ quốc tế.

o Cơ quan đại diện chuyên ngành: cơ quan quản lý trong một ngành lĩnh vực nhất
định, tham gia công tác đối ngoại ở các lĩnh vực mà mình quản lý
Gồm:
+ Các bộ, cơ quan ngang bộ
+ Các ủy ban nhà nước trong lĩnh vực chuyên môn tham gia công tác đối ngoại mà
mình quản lý

 Ở nước ngoài:
Cơ quan thường trực: có trụ sở cố định ở nước ngoài, cán bộ nhân viên được bổ
nhiệm theo nhiệm kỳ với công việc nhất định; hoạt động thường xuyên ở nước ngoài,
có điều ước quốc tế quy định cụ thể quy chế
Mục đích: phục vụ mối quan hệ giữa nước cử đại diện với nước tiếp nhận
+ Cơ quan đại diện ngoại giao
+ Cơ quan lãnh sự
+ Phái đoàn đại diện của các quốc gia tại tổ chức quốc tế
Cơ quan lâm thời: được thành lập vì một công vụ nhất định, có thành phần không cố
định và sẽ tự giải tán khi hoàn thành nhiệm vụ; không có điều ước quốc tế điều chỉnh
mà chủ yếu là các tập quán quốc tế.

3. Cơ quan đại diện ngoại giao


3.1. Khái niệm
Là cơ quan của một quốc gia đóng trên lãnh thổ của quốc gia khác để thực hiện
quan hệ ngoại giao với quốc gia sở tại và với các cơ quan đại diện ngoại giao của
các quốc gia khác ở quốc gia sở tại.
Các cơ quan đại diện ngoại giao:
 Đại sứ quán : là cơ quan đại diện ngoại giao cao nhất của quốc gia ở nước ngoài,
đứng đầu đại sứ quán là đại sứ đặc mệnh toàn quyền, cấp cao nhất do nguyên thủ
quốc gia hoặc giáo hoàng bổ nhiệm

4
 Công sứ quán: cơ quan thấp hơn đại sứ quán, đứng đầu là công sứ đặc mệnh toàn
quyền do nguyên thủ quốc gia hoặc giáo hoàng bổ nhiệm
 Đại biện quán: là cơ quan đại diện ngoại giao thấp nhất, đứng đầu là Đại biện do
Bộ trưởng Bộ ngoại giao bổ nhiệm đại biện thường trú ( đứng đầu trong đại biện suốt
cả nhiệm kỳ); hoặc cũng có thể có thêm đại biện lâm thời là người thay thế cho người
đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao khi người này vắng mặt
Khi đã xác định quan hệ ngoại giao một cách chính thức thường sẽ đặt đại sứ
quán
Đều là những người đứng đầu cơ quan ngoại giao và các quy định về người đứng
đầu trong công ước viên 1961 với những người này là như nhau
Pháp luật VN: chỉ đặt cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài là Đại sứ quán

Chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao: Điều 3 Công ước Viên 1969
+ Thay mặt cho nước cử đại diện tại nước tiếp nhận đàm phán với nước tiếp nhận
+ Bảo vệ quyền và lợi ích của công dân của nước cử tại nước tiếp nhận
Chức năng cơ quan lãnh sự và ngoại giao khác nhau

3.2. Cấp, hàm, chức vụ ngoại giao


a. Cấp ngoại giao
Là thứ bậc của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, được xác định theo
quy định của Luật Quốc tế và sự thỏa thuận của các quốc gia hữu quan ( Điều 14
Công ước viên 1961)
- Cấp ngoại giao
+ Đại sứ/ Đại sứ tòa thánh ( Do nguyên thủ quốc gia bổ nhiệm)
+ Công sứ/ Công sứ tòa thánh ( Do nguyên thủ quốc gia bổ nhiệm)
+ Đại biện thường trú ( Bộ trưởng bộ ngoại giao bổ nhiệm)
Trừ những trường hợp liên quan đến ngôi thứ và nghi thức thì không được phân
biệt đối xử giữa các cấp
 Cấp ngoại giao thể hiện mức độ mối quan hệ hai nước không phụ thuộc bản thân
người đó mà tùy thuộc vào mối quan hệ hai nước

b. Hàm ngoại giao


Chức danh NN phong cho công chức ngành ngoại giao công tác đối ngoại cả ở
trong và ngoài nước
Hàm ngoại giao gồm
+ Đại sứ
+ Công sứ
+ Tham tán
+ Bí thư thứ nhất
+ Bí thư thứ hai
+ Bí thư thứ ba
+ Tùy viên
Sẽ có những trường hợp người mang hàm cao giữ chức vụ thấp và ngược lại
5
Theo quy định của Luật VN, các bộ ngoại giao chia làm 3 cấp
Những người về hưu vẫn được giữ nguyên cấp hàm ngoại giao

c. Chức vụ ngoại giao


Là công việc, nhiệm vụ cụ thể được bổ nhiệm cho viên chức ngoại giao công
tác trong các cơ quan quan hệ đối ngoại giao ở nước ngoài
Có thể bổ nhiệm chức vụ ngoại giao cho những người không mang hàm ngoại
giao vì lý do nhu cầu công tác cần những người có công thức chuyên môn ví dụ
như tùy viên quân sự
Chức vụ phải gắn liền với công việc, nhiệm vụ cụ thể
Hàm và chức vụ có thể là vấn đề nội bộ của quốc gia
 Hàm ngoại giao thì cán bộ công chức ngành ngoại giao mang hàm ngoại
giao còn chức vụ có thể bổ nhiệm cho những người không mang hàm; hàm ngoại
giao công tác ở trong nước hay nước ngoài đều mang hàm còn chức vụ ngoại giao
chỉ bổ nhiệm cho những người đã đi ra nước ngoài thực hiện nhiệm vụ

3.3. Trình tự bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao
Theo Công ước viên 1961, khi bổ nhiệm chính thức người đứng đầu cơ quan
đại diện ngoại giao, nước cử đại diện phải đảm bảo là người này được nước nhận
đại diện chấp thuận thông qua thủ tục xin chấp thuận
Thủ tục xin chấp thuận: làm hồ sơ đầy đủ về người dự định được bổ nhiệm
kèm công hàm xin cấp thuận. Nếu hết thời hạn xin chấp thuận mà không thấy phản
hồi thì người được cử đã bị từ chối và thời hạn được ghi trong công hàm
Công sứ đặc mệnh toàn quyền và đại sứ đặc mệnh toàn quyền phải có lễ trình
quốc thư
Có thể thành lập một cơ quan chung và bổ nhiệm một người đứng đầu để đại
diện cho nước đó cho mối quan hệ các nước nếu như các nước đồng ý. VD: Vn
không đủ điều kiện đặt cơ quan đại diện ngoại giao tại tất cả các nước ở châu Phi
nên VN có thể đặt một cơ quan đại diện cho một số nước ở châu Phi
3.4. Khởi đầu và kết thúc chức vụ đại diện ngoại giao
 Khởi đầu chức vụ ngoại giao
+ Sau khi trình quốc thư ( thời điểm bắt đầu chức vụ một cách chính thức)
Tuy nhiên cũng có thể bắt đầu chức vụ trước khi trình quốc thư
+ Sau khi báo tin đã đến nước tiếp nhận
+ Sau khi trao cho Bộ trưởng ngoại giao nước nhận đại diện bản sao quốc thư
( khoản 1, Điều 13 Công ước viên 1961)
 Kết thúc chức vụ ngoại giao
+ Hết nhiệm kỳ
+ Bị triệu hồi về nước
+ Bị nước tiếp nhận tuyên bố mất tín nhiệm ( nếu các vị đại diện có hành vi gây
tổn hại, không tôn trọng nước tiếp nhận thì nước tiếp nhận có thể tuyên bố mất
tín nhiệm bất cứ lúc nào)
+ Từ trần

6
+ Từ chức ( gửi đơn từ chức cho nước cử sau đó nước cử gửi đơn cho nước tiếp
nhận)
- Theo tập quán quốc tế thì có những trường hợp kết thúc chức vụ ngoại giao:
+ Xung đột vũ trang giữa hai nước
+ Quan hệ ngoại giao của hai nước bị cắt đứt
+ Khi một trong hai nước không còn là chủ thể của LQT
+ Khi một trong hai nước có sự thay đổi chính phủ một cách không hợp pháp
( thông qua các cuộc đảo chính, các cuộc lật đỗ)
( Điều 43, Công ước viên 1961)
4. Cơ cấu tổ chức và thành viên của cơ quan ngoại giao
4.1. Cơ cấu tổ chức

4.2. Thành viên cơ quan đại diện ngoại giao


- Gồm 3 nhóm
+ Các viên chức ngoại giao: gồm đại sứ tới tùy viên, là nhóm quan trọng
nhấtDuy trì mối quan hệ hai bên, có tư cách đại diện cho nước cử tại nước tiếp
nhận
+ Nhân viên hành chính kỹ thuật: phiên dịch; văn thứ, thư ký hay thủ quỷ, kế
toánGiúp việc cho các viên chức ngoại giao
+ Nhân viên phục vụ: bảo vệ; lái xe, tạp vụ,...
Thành viên gia đình viên chức ngoại giao, những người giúp việc riêng cho viên
chức ngoại giao không phải thành viên cơ quan ngoại giao mà chỉ là những người
thân, người thuê giúp việc riêng cho viên chức ngoại giao
 Đoàn ngoại giao
 Thành phần: bao gồm tất cả những người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao
của các nước tại lãnh thổ tại nước tiếp nhận; Hoặc có thể hiểu theo nghĩa khác là
tất cả các viên chức ngoại giao tập hợp lại với nhau và thành viên gia đình viên
chức ngoại giao để thực hiện công tác lễ tân tại nước tiếp nhận
 Trưởng đoàn ngoại giao thường sẽ là những người có chức vụ cao nhất, thâm niên
làm việc tại nước sở tại lâu nhất và phu nhân trưởng đoàn ngoại giao cũng là
trưởng đoàn phu nhân ngoại giao
 Chức năng nhiệm vụ: giải quyết tranh chấp về hoạt động lễ tân
 Hoạt động của đoàn ngoại giao không phải đại diện cho danh nghĩa nước nào mà
là hoạt động chung về mặt lễ tân cho các cơ quan đại diện của các nước tại lãnh
thổ nước tiếp nhận nên đoàn ngoại giao không được can thiệp vào công việc nội
bộ của nước tiếp nhận hay cơ quan đại diện của các nước khác tại nước tiếp nhận

5. Quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao:


Là những quyền ưu đãi đặc biệt mà nước tiếp nhận trên cơ sở phù hợp với LQT
dành cho cơ quan đại diện ngoại giao và thành viên các cơ quan này đóng tại nước
mình nhằm mục đích tạo điều kiện để thực hiện một cách có hiệu quả chức năng đại
diện của mình

7
5.1. Chủ thể được hưởng
+ Cơ quan đại diện ngoại giao
+ Cá nhân: thành viên cơ quan ngoại giao và bao gồm cả những người không phải
thành viên cơ quan ngoại giao
 Viên chức ngoại giao và thành viên gia đình họ có thể được hưởng ở mức
ngang bằng viên chức ngoại giao ( nếu đáp ứng đủ điều kiện ở Điều 37 Công
ước)
 Các nhân viên hành chính kỹ thuật và thành viên gia đình họ: mức độ hưởng
quyền thấp hơn viên chức ngoại giao
 Nhân viên phục vụ: mức độ thấp hơn nhân viên hành chính kỹ thuật
Phục vụ riêng của VCNG thì không được hưởng quyền miễn trừ trừ trường hợp
được miễn thuế thu nhập đánh vào tiền công của họ

5.2. Điều kiện để hưởng quyền này:


Điều 8, 37, 38 Công ước quy định 2 điều kiện chính
+ Mang quốc tịch của nước cử đại diện; có thể được mang quốc tịch của nước thứ
ba nếu được nước nhận đại diện chấp thuận; không được mang quốc tịch của nước
tiếp nhận vì nếu là công dân của nước tiếp nhận thì họ phải chấp hành luật pháp
nước tiếp nhận
+ Không có nơi thường trú tại lãnh thổ nước tiếp nhận vì họ sẽ phải gắn bó lâu
dài với nước tiếp nhận nên họ phải tuân thủ pháp luật nước tiếp nhận
Điều kiện riêng đối với thành viên gia đình viên chức ngoại giao là phải chung
một hộ với viên chức ngoại giao
*Chủ thể có quyền giành và đảm bảo quyền ưu đãi và miễn trừ: nước tiếp nhận có
nghĩa vụ này.
Nhận định: Chỉ có nước tiếp nhận mới có nghĩa vụ đảm bảo quyền ưu đãi miễn trừ
cho nước viên chức ngoại giao
Tuy nhiên đây không phải chủ thể duy nhất vì theo Điều 40 Công ước thì nước
thứ 3 cũng phải có nghĩa vụ đảm bảo trong trường hợp người này quá cảnh tại
nước thứ ba trong quá trình đi qua nước tiếp nhận nhận nhiệm vụ ngoại giao

5.3. Mục đích của việc hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ
+ Giúp họ hoàn thành một cách hiệu quả chức năng đại diện vì họ giữ vai trò hết
sức nặng nề trong việc giữ mối quan hệ giữa hai nước
+ Nếu như viên chức ngoại giao có hành vi không phục vụ cho chức năng đại
diện thì họ sẽ không được miễn trừ
Điều 36
Những hoạt động riêng ngoài chức năng nghề nghiệp đại diện, hoặc các vấn đề
liên quan đến thừa kế, tài sản nếu khi có tranh chấp thì sẽ không được hưởng
quyền miễn trừ

5.4. Quyền ưu đãi miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao
- Quyền bất khả xâm phạm về trụ sở ( Điều 1 Công ước 1961)
8
Nếu như bị xâm phạm thì nước tiếp nhận phải chịu trách nhiệm dù cho đó có là
các hành động nằm ngoài sự kiểm soát của nước tiếp nhận ( khủng bố, xung đột vũ
trang...)
+ Trường hợp nếu như hai nước chấm dứt quan hệ ngoại giao nhưng cơ quan vẫn
còn đặt ở nước tiếp nhận thì nước tiếp nhận vẫn phải bảo vệ
+ khoản 3 Điều 41, cơ quan đại diện ngoại giao không được thực hiện các chức
năng trái với chức năng đại diện thì nước tiếp nhận có quyền đưa ra tuyên bố mất
tín nhiệm, hoặc nghiêm trọng hơn là cắt đứt quan hệ ngoại giao, nước tiếp nhận
vẫn không được xâm phạm
Quyền bất khả xâm phạm tuyệt đối
Đối với Cơ quan lãnh sự nếu như có sự kiện xảy ra cần có sự cấp cứu cứu hộ kịp
thời thì coi như có sự đồng ý thì có cứu hộ cơ quan lãnh sự còn cơ quan ngoại giao
thì phải được sự đồng ý chính thức của người đứng đầu cơ quan ngoại giao
VD: Như khi cháy thì lực lượng coi như cơ quan lãnh sự đồng ý và chữa cháy còn
cơ quan ngoại giao thì không, chỉ được phép cứu chữa ở ngoài
- Quyền bất khả xâm phạm về hồ sơ tài liệu, thư tín; túi ngoại giao, vali ngoại giao
- Quyền được treo quốc kỳ quốc huy của nước cử đại diện ( hành vi chỉ là dành cho
nước cử đại diện sự ưu đãi chứ không phải đồng ý cho việc chiếm lãnh thổ của
nước tiếp nhận khi cắm lá cờ)
- Quyền tự do thông tin liên lạc
- Quyền miễn thuế, lệ phí
5.5. Quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho viên chức ngoại giao
Điều 26, 27, 29, 30, 31, 34, 36, 40, 45 Công ước
 Quyền bất khả xâm phạm về thân thể ( quyền quan trọng nhất)
Viên chức ngoại giao được bất khả xâm phạm một cách tuyệt đối, không được
bắt giam bắt giữ, truy tố, xét xử họ trong bất kỳ trường hợp nào thậm chí họ có
hành vi quả tang.
 Quyền bất khả xâm phạm về nơi ở, tài liệu, thư tín, tài sản và phương tiện
đi lại ( được bất khả xâm phạm một cách tuyệt đối)
Nơi ở có thể bất kỳ đâu và đều được bất khả xâm phạm, không được kiểm tra
khám xét tài liệu, không được phép tịch thu trưng thu trưng dụng tài sản của viên
chức ngoại giao dù đó là tài sản của hành vi vi phạm

 Quyền miễn trừ tư pháp gồm


 Miễn trừ xét xử
+ Quyền miễn trừ xét xử hình sự và hành chính một cách tuyệt đối ( Nếu họ phạm
tội tại nước tiếp nhận thì nước tiếp nhận sẽ ra quyết định mất tín nhiệm và trục
xuất về nước để nước cử xét xử).
+ Quyễn miễn trừ xét xử về dân sự => tương đối. Nếu viên chức ngoại giao có
tranh chấp dân sự phát sinh, có đơn khởi kiện ra nước sở tại mà viên chức ngoại

9
giao tham gia với tư cách tư thì Tòa án nước sở tại vẫn có quyền xét xử ( Tranh
chấp liên quan BĐS tư, thừa kế, nghề nghiệp ngoài chức năng ngoại giao thì nước
tiếp nhận có thẩm quyền xét xử. Các tranh chấp dân sự khác nếu có phát sinh mà
nếu viên chức ngoại giao từ bỏ quyền miễn trừ xét xử dân sự thì có thể tham gia
vụ kiện). Điểm a,b,c, khoản 1 Điều 31
 Quyền miễn trừ đối với các biện pháp thi hành án
+ Nghĩa là quyền miễn trừ xét xử dân sự thì có thể xét xử nhưng thi hành án không
được ( chỉ đưa ra được bản án đúng sai). Người đó có thể không thi hành án tùy
thuộc vào ý muốn người đó
 Miễn trừ nghĩa vụ ra làm chứng: Viên chức ngoại giao cũng không bị bắt buộc
phải ra làm chứng dù cho đó là nhân chứng duy nhất trong vụ án nghiêm trọng
( Còn quyền của viên chức lãnh sự thì chỉ được miễn đối với việc làm chứng
liên quan đến hoạt động lãnh sự còn nếu không liên quan thì phải ra làm
chứng)

 Quyền được miễn thuế


 Quyền ưu đãi miễn trừ hải quan
 Quyền tự do đi lại
 Quyền được miễn các tạp dịch

*Trường hợp có căn cứ nghi ngờ vali của viên chức ngoại giao chứa vật phẩm không
được phép thì các nhân viên hải quan có quyền yêu cầu mở vali ra nhưng không được
trực tiếp mở vali đó ra. Nếu người đó không mở thì cũng không được phép mở và trả
vali. Còn viên chức lãnh sự thì nhân viên hải quan có thể mở ra trước sự chứng kiến
của người đó

Điều 26 đến Điều 45 Luật 1961 về quan hệ ngoại giao

5.6. Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho những người không có thân phận ngoại
giao
(Điều 37 Công ước viên 1961)

- Thành viên gia đình viên chức ngoại giao được hưởng mức độ ngang viên chức
ngoại giao nếu không mang quốc tịch nước tiếp nhận và chung hộ viên chức ngoại
giao
- Nhân viên hành chính kỹ thuật và thành viên gia đình họ ( hưởng với mức độ
thấp hơn viên chức ngoại giao
- Nhân viên phục vụ ( được miễn khi thi hành công vụ, miễn nghĩa vụ lao động ở
nước tiếp nhận)
- Những người phục vụ riêng của các thành viên cơ quan đại diện ngoại giao

6. Thời điểm hưởng, kết thúc và vấn đề từ bỏ quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao
 Thời điểm hưởng

10
Thời điểm hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao sớm hơn thời điểm bắt đầu
chức vụ, là kể từ thời điểm đặt chân đến lãnh thổ nước tiếp nhận và nước tiếp nhận
nhận được thông báo bổ nhiệm chính thức người đó ( Điều 39)
 Thời điểm kết thúc
Đến khi người đó rời khỏi nước tiếp nhận hoặc sau khi kết thúc thời hạn hợp lý
cho việc đó
Trường hợp viên chức ngoại giao bị tuyên bố mất tín nhiệm thì người đó bị kết
thúc chức vụ ngay khi bị tuyên bố và nước tiếp nhận sẽ đưa ra thời hạn để người này
rời khỏi lãnh thổ nước tiếp nhận. Trong thời hạn đó thì họ vẫn được hưởng quyền ưu
đãi miễn trừ còn nếu hết hạn mà họ chưa rời khỏi lãnh thổ thì nước tiếp nhận mới
tuyên bố kết thúc quyền
 Đối với thời điểm kết thúc thì trong trường hợp thông thường là sau khi họ rời
khỏi nước tiếp nhận. Trường hợp liên quan đến viên chức ngoại giao thì sẽ có
thời hạn hợp lý để yêu cầu họ rời khỏi nước tiếp nhận
Nếu viên chức ngoại giao đột tử thì thành viên gia đình họ vẫn được hưởng
quyền cho đến khi rời khỏi nước tiếp nhận hoặc sau một thời hạn hợp lý

 Từ bỏ quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao Điều 32, Điều 39 Công ước viên
1961
Viên chức ngoại giao không thể tự mình tuyên bố từ quyền ưu đãi miễn trừ ngoại
giao mà chỉ có nước tiếp nhận mới được đưa lời tuyên bố từ bỏ ( Nhưng các tranh
chấp dân sự thì họ có quyền từ bỏ quyền miễn trừ xét xử dân sự)
Nhận định: Khi viên chức tuyên bố từ bỏ quyền miễn trừ xét xử dân sự thì phải có
nghĩa vụ thi hành án Sai. Vì tuyên bố từ bỏ miễn trừ xét xử dân sự không đồng
nghĩa từ bỏ miễn trừ nghĩa vụ thi hành án. Trong trường hợp này phải có tuyên bố
từ bỏ riêng
7. Phái đoàn đại diện thường trực
Đại diện cho quốc gia với tổ chức quốc tế
VD: phái đoàn đại diện thường trực của VN tại LHQ. Cơ cấu tổ chức, chức năng
nhiệm vụ cũng giống như cơ quan đại diện ngoại giao
Một số điểm khác cơ quan ngoại giao như:
+ Cách thức thành lập: không cần sự đồng ý của nước tiếp nhận
+ Mối quan hệ: có thể là mối quan hệ ba bên là nước cử, nước chủ nhà và tổ chức
quốc tế.
+ Tuy nhiên hoạt động của phái đoàn này là đại diện duy trì mối quan hệ cho nước
cử phái đoàn với tổ chức quốc tế không phụ thuộc vào nước cử đại diện với nước
chủ nhà
+ Khi các phái đoàn này đặt tại lãnh thổ của nước chủ nhà cũng được dành cho các
quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao giống như cơ quan ngoại giao nhưng chủ thể
nào dành cho phái đoàn thì phải trên cơ sở của tổ chức quốc tế với nước chủ nhà
+ Không được quyền tuyên bố mất tín nhiệm đối với thành viên của phái đoàn nếu
có vi phạm thì nước cử phái đoàn phải có trách nhiệm xử lý

11
8. Cơ quan lãnh sự
8.1. Khái niệm
Cơ quan lãnh sự là cơ quan quan hệ đối ngoại của một nước đặt ở nước ngoài
nhằm thực hiện các chức năng lãnh sự trong một khu vực lãnh thổ của nước tiếp
nhận trên cơ sở thỏa thuận giữa hai quốc gia hữu quan.
 Phân biệt quan hệ lãnh sự và quan hệ ngoại giao
- Các nước thỏa thuận với nhau về việc thiết lập quan hệ lãnh sự ngay cả khi không
có quan hệ ngoại giao với nhau. VD: VN không công nhận Đài Loan là quốc gia
độc lập nên mình không có quan hệ ngoại giao với nhau nhưng mình và công dân
vẫn có mối quan hệ với nhau và vẫn có quan hệ lãnh sự,
- Cắt đứt quan hệ ngoại giao không có nghĩa là cắt đứt quan hệ lãnh sự ( Vì 2 nhà
nước không có chơi với nhau nhưng công dân thì có)
- Cơ quan lãnh sự chỉ đại diện cho quốc gia mình trong một số vấn đề nhất định và
tại một khu vực lãnh thổ nhất định ( khu vực lãnh sự), không được tự ý liên hệ
chính quyền trung ương khác ngoài khu vực lãnh sự
vì cơ quan ngoại giao đại diện mang tính chất chính trị chung nên đại diện cho tất
cả các mối quan hệ liên quan đến nước tiếp nhận còn cơ quan lãnh sự chỉ đại diện
về mặt hành chính pháp lý là chính. Cơ quan ngoại giao đại diện cho nước cử trên
toàn lãnh thổ tiếp nhận còn cơ quan lãnh sự chỉ đại diện cho một khu vực lãnh thổ
tiếp nhận( khu vực lãnh sự)
- Cơ quan đại diện ngoại giao chỉ đặt một cơ quan duy nhất tại thủ đô nước tiếp
nhận vì cơ quan này có quyền đại diện cho toàn lãnh thổ nước tiếp nhận còn cơ
quan lãnh sự thì có thể đặt ở các nơi khác nhau trên lãnh thổ nước tiếp nhận
- Cấp cơ quan lãnh sự khác cấp cơ quan ngoại giao

8.2. Cấp của cơ quan lãnh sự


- Tổng lãnh sự quán đứng đầu là tổng lãnh sự
- Lãnh sự quán đứng đầu là lãnh sự
- Phó lãnh sự quán đứng đầu là phó lãnh sự
- Đại lý lãnh sự quán đứng đầu là tùy viên lãnh sự/ đại lý lãnh sự
* Một quốc gia có thể đặt nhiều cơ quan lãnh sự ở các cấp khác nhau tại lãnh thổ
nước tiếp nhận tùy vào thỏa thuận và nhu cầu còn cơ quan ngoại giao tùy thuộc
vào mức độ, mối quan hệ hai bên mà đặt cơ quan

8.3. Trình bày bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan lãnh sự


Nước cử cấp bằng lãnh sự cho người muốn cử và người này nộp bằng này cho
Bộ ngoại giao nước tiếp nhận. ( Đối với cơ quan ngoại giao thì phải có thủ tục
đồng ý trước thì mới lên đường sang nước tiếp nhận, sau đó chờ trình quốc thư
chính thức mới bắt đầu chức vụ còn cơ quan lãnh sự )
Sau khi xem xét thấy phù hợp nước tiếp nhận tiếp nhận bằng lãnh sự xong nếu
đồng ý sẽ cấp giấy chứng nhận lãnh sự cho người đó.( nếu không đồng ý thì từ
chối cấp giấy chứng nhận mà không cần nêu rõ lý do). ( không cần trình quốc thư)
12
Quy định bổ nhiệm tương tự quan hệ ngoại giao nhưng cách thức đơn giản
hơn, không có nhiều nghi thức như cơ quan ngoại giao.
- Thành viên cơ quan lãnh sự
+ Viên chức lãnh sự phụ trách công việc chuyên môn
+ Nhân viên hành chính kỹ thuật: giúp việc cho viên chức lãnh sự
+ Nhân viên phục vụ
Thành viên gia đình viên chức lãnh sự và giúp việc riêng
- Thời điểm bắt đầu chức năng lãnh sự: sau khi được cấp giấy chứng nhận lãnh
sự
- Kết thúc chức năng lãnh sự khi
+ Hết nhiệm kỳ
+ Khi bị thu hồi giấy chứng nhận lãnh sự ( trường hợp thu hồi là hành vi vi phạm
không còn phù hợp tiếp tục thực hiện chức năng lãnh sự nhưng chưa đến mức bị
tuyên bố mất tín nhiệm và hệ quả không nặng nề bằng tuyên tố mất tín nhiệm vì
nó sẽ ảnh hưởng lý lịch ngoại giao)
+ Khi nước tiếp nhận lãnh sự tuyên bố bất tín nhiệm đối với viên chức lãnh sự ( có
hành vi vi phạm ảnh hưởng lợi ích của nước tiếp nhận)
+ Bị triệu hồi về nước
+ Khu vực lãnh sự không còn thuộc chủ quyền của nước tiếp nhận lãnh sự
+ Khi cơ quan lãnh sự đóng cửa ( có thể do hiệu quả hoạt động không mong
muốn)

8.4. Chức năng của cơ quan lãnh sự ( trang 526)


Điều 5. Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự.
Thực hiện chức năng hành chính như cấp hộ chiếu, đăng ký kết hôn cho công
dân nước cử tại nước tiếp nhận, xác nhận thị thực; chức năng pháp lý như bảo vệ
quyền và lợi ích của trẻ chưa thành niên là công dân của nước cử tại nước tiếp
nhận.
Không phải tất cả các cơ quan lãnh sự đều thực hiện hết các chức năng này mà
do thỏa thuận của nước cử và nước tiếp nhận

8.5. Lãnh sự danh dự


8.5.1.Khái niệm
Là người không nằm trong biên chế của bộ máy cơ quan lãnh sự và cơ quan
đại diện ngoại giao nhưng thực hiện một số chức năng lãnh sự nhất định do nước
cử lãnh sự giao cho, sau khi có sự đồng ý của nước tiếp nhận lãnh sự.
Lãnh sự danh dự không phải là cơ quan mà là cá nhân, lãnh sự danh dự thường
là công dân của nước tiếp nhận. Do mình không có điều kiện đặt cơ quan lãnh sự
Chỉ được thực hiện một số chức năng nhất định chứ không phải thực hiện hết
chức năng lãnh sự như Điều 5, mà thường là chức năng bảo hộ

13
Nếu họ thực hiện chức năng lãnh sự mới được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ
vì cơ bản họ vẫn là công dân nước tiếp nhận thì họ phải tuân thủ PL nước tiếp
nhận, và thành viên gia đình họ cũng không được hưởng quyền này

8.6. Quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự


Công ước Viên năm 1963 quy định các quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự về cơ
bản giống như quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao nhưng ở mức độ hạn chế hơn
8.6.1. Quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho cơ quan lãnh sự
- Quyền bất khả xâm phạm về trụ sở ( chỉ ở mức độ tương đối)
- Quyền bất khả xâm phạm về hồ sơ lưu trữ và tài liệu ( yêu cầu hoặc vẫn được
quyền mở ra trước sự chứng kiến của người mang vali)
- Quyền tự do thông tin liên lạc
- Quyền được miễn các khoản thuế và lệ phí
- Quyền được treo quốc kỳ, quốc huy
Chương II, phần 1 Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự
8.6.2. Quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho viên chức lãnh sự
- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể ( trừ TH phạm tội nghiêm trọng)
- Quyền miễn trừ xét xử về hình sự ( chỉ mang tính tương đối nếu vi phạm
nghiêm trọng vẫn có thể bị bắt giam bắt giữ), dân sự( giống như viên chức ngoại
giao, chỉ được quyền từ chối ra làm chứng nếu việc làm chứng ảnh hưởng đến hoạt
động lãnh sự) và xử phạt vi phạm hành chính ( tuyệt đối)
- Quyền miễn thuế và lệ phí
- Quyền tự do đi lại
Điều 34, 41,43,44, 49, 50 Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự
8.6.3. Quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho nhân viên lãnh sự và nhân viên
phục vụ
8.6.4. Thời điểm hưởng, chấm dứt và vấn đề từ bỏ quyền ưu đãi và miễn
trừ lãnh sự
+ Thời điểm hưởng ( khi đặt chân đến nước tiếp nhận)
+ Thời điểm chấm dứt
+ Vấn đề chấm dứt
Điều 45,53 Công ước Viên 1963

14

You might also like