You are on page 1of 12

Bài tập nhóm: Làm rõ sự giống và khác nhau giữa truyền thông quốc tế và thông

tin đối ngoại. Lấy VD chứng minh

Tên nhóm: Nhóm 7


Họ và tên:
1. Nguyễn Vũ Thanh Hương
2. Nguyễn Thanh Ngân
3. Huỳnh Thiên Tú
4. Ngô Lan Chi
5. Ngô Lâm Tùng

Những điểm giống và khác nhau giữa


truyền thông quốc tế và thông tin đối ngoại

Bài làm

I. Sự giống nhau giữa truyền thông quốc tế và thông tin đối ngoại

1.1. Phương tiện truyền thông

Cả hai đều sử dụng đến các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, truyền hình,
internet,...), thông qua đó tin tức được đưa từ nguồn đến người nhận.

Ví dụ: Cả truyền thông quốc tế và thông tin đối ngoại đều đăng tải thông tin cần
tuyên truyền qua cổng thông tin điện tử và các trang thông tin điện tử của cơ quan
đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan tổ chức khác của Việt Nam ở nước
ngoài, các cơ quan thông tấn, báo chí trực thuộc Chính phủ (Thông tấn xã Việt
Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam) hoặc các trang mạng
xã hội đã được xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền trực thuộc chính phủ.

1.2. Nhiệm vụ

Cả hai đều có nhiệm vụ truyền tin từ một người đến với số đông người tiếp nhận
thông tin.
Ví dụ: Thông tin đối ngoại cung cấp thông tin tới nhân dân chính phủ các nước
trên thế giới, người nước ngoài sinh sống, học tập, làm việc, du lịch tại đất nước,
kiều bào nước ngoài, nhân dân trong nước. Còn Truyền thông quốc tế cung cấp
thông tin cho công chúng của nước đối tác, công chúng của khu vực, liên quốc gia
hay toàn thế giới hoặc người nước ngoài sinh sống, làm việc công tác du lịch trên
quốc gia đang tiến hành truyền thông quốc tế. Chẳng hạn như cả hoạt động truyền
bá thông tin đối ngoại (thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước) qua phương tiện truyền thông đại chúng hay các chương
trình phát thanh cập nhật về tình hình trong nước và quốc tế đều có chung một mục
đích là truyền bá thông tin đến người nhận.

1.3. Nội dung

Cả hai đều chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng và được kiểm soát bởi giai cấp cầm
quyền.

Ví dụ: Các thông tin được truyền tải tới cộng đồng quốc tế đều được kiểm duyệt
chặt chẽ bởi các cơ quan có thẩm quyền trực thuộc chính phủ để tránh các thông
tin phản động, gây ra bất lợi cho nước nhà và ảnh hưởng xấu trong mắt bạn bè
quốc tế.

II. Sự khác nhau giữa truyền thông quốc tế và thông tin đối ngoại
Định nghĩa:
Truyền thông quốc tế: là hoạt động truyền thông giữa các quốc gia chủ yếu bằng
các phương tiện thông tin đại chúng, do sự tác nghiệp của các nhà báo quốc tế
chuyên nghiệp/ nhà truyền thông quốc tế
Thông tin đối ngoại có thể tiếp cận theo 3 cách
+ Thông tin đối ngoại là 1 dạng thông tin
+ Thông tin đối ngoại là 1 lĩnh vực hoạt động
+ Thông tin đối ngoại là 1 ngành đào tạo
+
CHỦ THỂ TIẾN HÀNH
Truyền thông quốc tế Thông tin đối ngoại
Chủ thể của truyền thông quốc tế là - Các cơ quan truyền thông đại
các quốc gia, các tổ chức quốc tế, là chúng, các đơn vị chuyên trách
các doanh nghiệp tập đoàn quốc tế, thông tin đối ngoại
truyền thông toàn cầu. - Các cơ quan trung ương, địa
rất đa dạng, nhưng chủ yếu nghiên phương, Bộ, ngành
cứu các chủ thể lớn có vai trò ảnh - Kiều bào trong nước và quốc tế
hưởng thường xuyên như nhà truyền
thông quốc tế/ nhà báo quốc tế VD: Các cơ quan nhà nước từ Trung
chuyên nghiệp ương đến địa phương, các Bộ các
ngành như Ban Tuyên giáo Trung
VD: Một tổ chức có chức năng gắn ương, Bộ Thông tin và Truyền
với truyền thông như Bộ Ngoại giao, thông,... tham mưu, đề ra đường lối,
Đài Truyền hình Quốc gia, các tổ phương hướng thực hiện thông tin đối
chức phi chính phủ, các nhà báo quốc ngoại
tế,...

MỤC ĐÍCH
Truyền thông quốc tế Thông tin đối ngoại
Truyền thông quốc tế được sử dụng Cung cấp thông tin có định hướng để
để truyền tải thông tin, tin tức và giới thiệu, phổ biến, quảng bá,... về 1
quảng cáo trên toàn cầu.. Cung cấp đối tượng cụ thể nhằm mục đích gây
cho cộng đồng quốc tế một cách hiểu thiện cảm, tranh thủ sự ủng hộ, giúp
biết chung về các vấn đề kinh tế, đỡ của các nhân tố bên ngoài hoặc để
chính trị, văn hoá và sự kiện toàn cầu đối phó, phản bác đối với những
thông tin sai lệch gây bất lợi

ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI NHẬN


Truyền thông quốc tế Thông tin đối ngoại
- Là công chúng của nước đối - Nhân dân chính phủ các nước
tác hay của nước đối tượng, kẻ trên thế giới.
thù đối với quốc gia là chủ thể - Người nước ngoài sinh sống,
truyền thông quốc tế. học tập, làm việc, du lịch tại
- Là công chúng của khu vực, đất nước.
liên quốc gia hay toàn thế giới - Kiều bào nước ngoài.
khi quốc gia có chủ thể truyền - Nhân dân trong nước.
thông muốn hướng tới.
- Người nước ngoài sinh sống,
làm việc công tác du lịch trên
quốc gia đang tiến hành truyền
thông quốc tế.

NỘI DUNG
Truyền thông quốc tế Thông tin đối ngoại
- Chủ yếu là các sự kiện và xu - Các chủ trương, chính sách lớn
hướng toàn cầu, chẳng hạn như của nhà nước, kinh tế đối ngoại
chiến tranh, đại dịch, cuộc bầu và hội nhập quốc tế của quốc
cử hoặc các vấn đề quốc tế gia.
khác. - Các nội dung về lịch sử, văn
hoá, con người.
- Phản bác các thông tin xuyên
tạc, chống phá sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Tăng cường thông tin quốc tế
cho nhân dân trong nước

Câu hỏi thảo luận (trên lớp)

Tại sao TTQT là phương tiện của NG công chúng và NG văn hoá?

I. Ngoại giao Công chúng

1.1. Định nghĩa Ngoại giao Công chúng

Hiện nay, định nghĩa được chấp nhận rộng rãi nhất về ngoại giao công chúng
đó là quá trình truyền thông của một chính phủ tới công chúng các nước khác
nhằm mang lại sự hiểu biết về quan điểm và tư tưởng của nước đó, thể chế và văn
hóa cũng như mục tiêu và chính sách của nước đó. Ngoại giao công chúng hướng
tới đối tượng bên ngoài của một quốc gia, là phương thức ngoại giao có nhiều chủ
thể của quốc gia tham gia và sử dụng các phương tiện truyền thông đa dạng nhằm
tác động đến tình cảm, suy nghĩ của công chúng nước ngoài, tạo một hình ảnh đẹp
về quốc gia mình, qua đó tác động tới chính sách, quan hệ ngoại giao đối với chính
phủ nước ngoài.

Vì vậy, ngoại giao công chúng là cách thức một quốc gia, tổ chức hay cá nhân
giao tiếp, tương tác với nhân dân, công chúng, chủ thể phi nhà nước của các nước
khác, nhằm hình thành nhận thức về giá trị, tư tưởng và văn hóa, thể chế, mục tiêu
phát triển, các chính sách hiện thời của quốc gia đó... trong các đối tượng này, từ
đó có ảnh hưởng đến những quyết định chính trị của các đối tượng.

1.2. Tại sao TTQT là phương tiện của Ngoại giao Công chúng?

Trong bối cảnh môi trường thông tin đang thay đổi nhanh chóng, các phương
thức triển khai thông tin đối ngoại và văn hóa đối ngoại - hai thành tố chính của
ngoại giao công chúng - đến nay đã bộc lộ sự “tới hạn”. Các hình thức, như xuất
bản các tờ báo đối ngoại, ấn phẩm tuyên truyền, tổ chức các tuần/ngày văn hóa...
hầu hết đã và đang phát huy hiệu quả. Cách làm kiểu “xuôi chiều” mang tính chất
tuyên truyền không gần với nhu cầu công chúng, thiếu hấp dẫn, thiếu độ tin cậy, đã
cho thấy sự giới hạn của nó.

Do đó, việc tìm những phương thức, cách thức mới có hiệu quả hơn là vấn đề
cần thiết. Sự phát triển của truyền thông mới, nhất là mạng xã hội đang tạo ra
những cơ hội lớn cho ngoại giao công chúng, giúp các nước đi tắt, đón đầu; tạo
điều kiện cho việc thực hiện nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau, với dung
lượng thông tin lớn hơn, dễ chia sẻ; tạo ra sự tương tác hai chiều thuận tiện, đồng
thời hỗ trợ đắc lực cho công tác đối ngoại giữa cơ quan đối ngoại của Nhà nước
với các tổ chức phi chính phủ, giữa Nhà nước với nhân dân diễn ra dễ dàng, hiệu
quả hơn.
Mạng xã hội mở ra cơ hội có thể sử dụng vào ngoại giao công chúng một cách
“nhanh về thời gian, rộng về diện tiếp cận và rẻ về chi phí” mà các phương thức
truyền thống không có được.

Bên cạnh đó, tình hình thế giới trong những năm gần đây xuất hiện nhiều biến
động mới, bất định, khó lường, đe dọa đến an ninh toàn cầu, chủ nghĩa đa phương,
làm nảy sinh căng thẳng giữa các quốc gia không cùng lợi ích. Những biện pháp
ngoại giao truyền thống không còn phát huy tác dụng tối ưu trong việc tham gia
giải quyết các mối căng thẳng này, đặc biệt là khi xuất hiện mâu thuẫn có thể dẫn
tới xung đột vũ trang. Vì vậy, ngoại giao công chúng trở thành biện pháp mới
nhằm ứng phó với những thách thức mới, các vấn đề bao trùm, mang tính toàn cầu.

1. Ngoại giao Văn hoá

2.1. Định nghĩa Ngoại giao Văn hoá

Ngoại giao văn hóa là các hoạt động ngoại giao gắn liền với văn hóa, theo đó,
văn hóa được sử dụng như một đối tượng và phương tiện nhằm thiết lập, duy trì và
phát triển quan hệ đối ngoại, để đạt được các mục tiêu, lợi ích cơ bản của quốc gia
liên quan đến an ninh, phát triển và mở rộng ảnh hưởng, đồng thời xây dựng bản
sắc ngoại giao của quốc gia. Ngoại giao văn hóa thường được các quốc gia triển
khai theo nhiều hình thức đa dạng, như đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên
truyền đối ngoại; xây dựng các công trình văn hóa, lịch sử ở nước ngoài; các hoạt
động giao lưu, trao đổi văn hóa, nghệ thuật, tổ chức các sự kiện văn hóa; tham gia
các tổ chức quốc tế về văn hóa; phát huy vai trò của kiều bào trong thúc đẩy các
hoạt động giao lưu văn hóa...

2.2. Tại sao TTQT là phương tiện của Ngoại giao Văn hoá?

Các loại hình báo chí luôn được đánh giá là lực lượng quan trọng trong công
tác thông tin đối ngoại nói chung và thông tin văn hóa đối ngoại nói riêng, nhằm
tuyên truyền chính sách, xây dựng hình ảnh đất nước và đấu tranh phản bác lại các
luận điệu sai trái. Việc đưa thông tin ra nước ngoài bằng báo chí là phương thức
thuận lợi nhất, đặc biệt với các hình thức truyền dẫn không biên giới như Internet,
phát thanh - truyền hình. Theo nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
Đỗ Quý Doãn, đây là một lực lượng rất mạnh mà bất cứ quốc gia nào cũng phải sử
dụng, nếu không ý thức và không nắm bắt được nhu cầu, lợi thế của phương tiện
này thì đôi khi đứng về mặt dư luận là thua. Dùng phương tiện thông tin đại chúng
để làm nhiệm vụ thông tin đối ngoại là một trong những vũ khí lợi hại của các
quốc gia.

Báo chí là công cụ hữu hiệu giúp làm giàu vốn văn hóa cho hoạt động thông
tin văn hóa đối ngoại, bằng cách nâng tầm uy tín đất nước và dân tộc. Báo chí phát
hành rộng rãi, mỗi sản phẩm báo chí lại có thể truyền tay nhau nhiều người xem,
có thể hàng nghìn, hàng vạn mà thông điệp được giải thích rõ ràng, có thể tạo ra
những cuộc thảo luận sâu sắc.

Chính những ưu điểm vượt trội của mình, các loại hình báo chí ngày càng
khẳng định hơn nữa vai trò là công cụ hữu hiệu trong công tác thông tin văn hóa
đối ngoại.

Những thuận lợi từ quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, sự phát triển của
công nghệ thông tin đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động văn hóa đối ngoại
thông qua việc tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới. Các quốc gia dù ở bất
kỳ trình độ phát triển nào đều nỗ lực hợp tác, liên kết, hội nhập để đạt được lợi ích
lớn hơn trong quá trình phát triển. Đồng thời, các quốc gia cũng cạnh tranh để thu
hút sự quan tâm, chú ý của thế giới, khẳng định được giá trị, bản sắc của mình
trong cộng đồng quốc tế. Chính nhờ đó mà văn hóa đối ngoại thông qua các kênh
thông tin tuyên truyền là chiếc cầu nối, là phương tiện để vừa tạo sự hiểu biết lẫn
nhau, vừa cạnh tranh nhau. Đồng thời, toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ chế hợp tác
trong nhiều lĩnh vực, giúp nâng cao đáng kể hoạt động văn hóa đối ngoại. Hợp tác
về thông tin giúp cho các sản phẩm báo chí đối ngoại, nhất là các sản phẩm mang
tính chất văn hóa đối ngoại, quảng bá hình ảnh Việt Nam đến được với nhiều đối
tượng hơn.

Trình bày và làm rõ quá trình hình thành văn hoá ở 2 cấp độ: cộng đồng toàn cầu
và cá nhân.

I. Định nghĩa về văn hoá

Theo nghĩa rộng, văn hóa là kết quả toàn bộ sự sáng tạo của nhân loại trong quá
trình sinh tồn và phát triển. Theo cách hiểu này, các lĩnh vực của đời sống xã hội,
như chính trị hay kinh tế cũng là một biểu hiện trình độ phát triển của văn hóa.
Theo nghĩa hẹp, văn hóa là lĩnh vực sáng tạo đặc thù, có mối quan hệ chặt chẽ với
chính trị, kinh tế, xã hội.

II. Quá trình hình thành văn hóa ở cấp độ cộng đồng toàn cầu

Xu hướng toàn cầu hoá xuất hiện vào khoảng những năm 1870 – 1913, cho đến
ngày nay nó đã trở nên phổ biến và ngày càng diễn ra hết sức sôi động trên hầu hết
mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế. Quá trình toàn cầu
hoá kinh tế đã thúc đẩy sự hình thành văn hoá ở cấp độ toàn cầu. Trước đây, văn
hóa của mỗi quốc gia thường khép kín, mang tính “cát cứ”, nhưng bước vào kỷ
nguyên toàn cầu hóa, “tính mở” của văn hóa được phát huy tối đa do sự mở rộng
quy mô sản xuất và giao thương quốc tế.

Trên cơ sở sự tăng cường mạnh mẽ của toàn cầu hoá kinh tế; sự tăng cường mạnh
mẽ của các thành tựu khoa học công nghệ, đặc biệt là giao
thông, viễn thông và truyền thông; sự tăng cường giao lưu ảnh hưởng và xích lại
gần nhau giữa các dân tộc, các quốc gia, khiến văn hoá các dân tộc có nhiều cơ hội
giao lưu ảnh hưởng, cọ sát, học hỏi, chia sẻ lẫn nhau. Toàn cầu hóa mở rộng đến
đâu thì tính chất và cấu trúc văn hóa của mỗi quốc gia sẽ có những biến đổi đến đó.

Quá trình hình thành văn hoá ở cộng đồng toàn cầu một mặt tạo điều kiện cho việc
mở rộng giao lưu quốc tế, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc; tạo
điều kiện cho việc tiếp thu những thành tựu của văn hóa nhân loại cũng như phổ
biến và khẳng định bản sắc văn hóa của dân tộc mình, đồng thời nó cũng tạo điều
kiện cho việc hiện đại hóa và làm phong phú nền văn hóa của dân tộc; mặt khác,
nó cũng là nguy cơ làm mai một bản sắc văn hóa dân tộc.

Thông qua toàn cầu hóa, lối sống thực dụng, vị kỷ, chủ nghĩa cá nhân, "văn hóa
phẩm" độc hại dễ dàng được du nhập, đặc biệt là thông qua các phương tiện truyền
thông. Hiện nay, dưới ảnh hưởng của công nghệ thông tin, ý thức hệ của Mỹ, lối
sống Mỹ, văn hóa Mỹ, phim ảnh Mỹ, đồ ăn thức uống Mỹ... đang được truyền bá
rộng khắp thế giới đến nỗi một số người coi toàn cầu hóa là "Mỹ hóa toàn cầu", là
sự đồng nhất hóa các hệ giá trị văn hóa với nguy cơ xuất hiện của nền “văn hóa
đồng phục” đang đe dọa, làm hạn chế khả năng sáng tạo, sự đa dạng và phong phú
của các nền văn hóa khác trên thế giới. Đó chính là toàn cầu hóa văn hóa. Tuy
nhiên cũng vẫn còn nhiều cách nhìn nhận khác nhau về toàn cầu hóa văn hóa.

Bởi thế, bên cạnh nhận thức về văn hóa của mỗi quốc gia, cần có nhận thức đầy đủ
về văn hóa toàn cầu.

Có ba bình diện cần quan tâm về vấn đề này:

1. Văn hóa là phương thức sinh tồn, sinh hoạt chung của con người, theo đó,
văn hóa ràng buộc phương thức tư duy và hành vi, sinh hoạt của con người. Không
khó khăn để nhận thấy sự khác biệt giữa văn hóa (người) với hoang dã (tự nhiên).
Văn hóa biểu hiện chủ yếu ở 2 tầng. Ở tầng ý thức, đó là hệ thống tư tưởng, lý
luận, phương thức tư duy, định hướng giá trị, tiêu chuẩn đánh giá, kết cấu tâm lý...
Ở tầng thực tiễn, văn hóa thể hiện qua hệ thống các quan điểm và các giải pháp cụ
thể để phát triển văn hóa, xã hội
2. Văn hóa toàn cầu là phương thức hay mô hình giao lưu giữa các chủ thể khác
nhau, biểu hiện thành nhận thức quan niệm, quy phạm đạo đức, quy tắc thông lệ
trong toàn cầu hóa
3. Văn hóa có mối quan hệ với các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, biểu hiện
thành quy phạm xã hội, cơ chế tổ chức, tâm lý, tinh thần dân tộc...

Như vậy, toàn cầu hóa văn hóa buộc phải hình thành các giá trị toàn cầu, những bộ
quy tắc, chuẩn mực được cộng đồng quốc tế chấp thuận. Không chỉ thế, nó còn kết
nối cộng đồng quốc tế để cùng nhau giải quyết các hiểm họa sinh thái, môi trường,
dịch bệnh… Chẳng hạn, để chống lại đại dịch COVID-19, sự nỗ lực của các quốc
gia riêng lẻ không thể giải quyết triệt để được, mà đòi hỏi phải có sự nỗ lực của cả
cộng đồng quốc tế. Đó là lý do các cam kết toàn cầu đã được thiết lập, trong đó vai
trò của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và chính phủ các nước là hết sức quan trọng.
Những giá trị chung được thừa nhận trong văn hóa toàn cầu là những vấn đề liên
quan đến quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền bình đẳng của con người
và từng cộng đồng, quốc gia, dân tộc trên cơ sở hợp tác và tôn trọng lẫn nhau. Tuy
nhiên, toàn cầu hóa văn hóa không đồng nghĩa với đồng nhất văn hóa mà nó đòi
hỏi phải tôn trọng đa dạng văn hóa. Mọi áp đặt, cưỡng bức hay bá quyền văn hóa
đều là sự hủy hoại và tiêu diệt văn hóa. Tinh thần nhân văn hiện đại và nguyên lý
phát triển vì sự phồn vinh toàn nhân loại phải được coi là nền tảng của toàn cầu
hóa, trong đó có toàn cầu hóa văn hóa.

II. Quá trình hình thành văn hóa ở cấp độ cá nhân

Khái niệm: Quá trình hình thành văn hóa ở cấp độ cá nhân là quá trình chuyển biến
từ con người tự nhiên trở thành con người xã hội. Nói cách khác là quá trình mà cá
nhân con người học hỏi, lĩnh hội những kinh nghiệm, văn hóa, lối sống, chuẩn mực
giá trị... để hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách, trở thành thành viên của
xã hội.

Những đặc điểm của việc hình thành văn hóa ở cấp độ cá nhân bao gồm:

1. Đây là một quá trình tất yếu của mỗi cá nhân.


2. Quá trình hình thành văn hóa ở cấp độ cá nhân là một quá trình hai mặt: một mặt
cá nhân chịu sự tác động của xã hội; mặt khác, mỗi cá nhân có những đặc điểm
riêng biệt, nhận thức, sáng tạo cùa mình mà họ lại tác động trờ lại xã hội.
3. Ở mỗi con người do sự đòi hỏi, yêu cầu của xã hội và khả năng xã hội của mỗi
người mà quá trình cá nhân hóa văn hóa diễn ra khác nhau.
Quá trình hình thành văn hóa ở cấp độ cá nhân bao gồm những giai đoạn khác
nhau mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng, vấn đề này được các nhà xã hội học
giải quyết theo các khía cạnh khác nhau.
Nếu căn cứ vào hoạt động lao động và sự trưởng thành cá nhân thì quá trình hình
thành văn hoá ở cấp độ cá nhân được chia thành ba giai đoạn:

1. Giai đoạn trước lao động


2. Giai đoạn lao động
3. Giai đoạn sau lao động

Một số khác đưa ra sự phân chia theo từng giai đoạn phát triển của con người: xã
hội hóa trẻ em và xã hội hóa người lớn.

Quá trình hình thành văn hóa ở cá nhân được thực hiện trong suốt cuộc đời mỗi
người, quá trình này diễn ra ở trẻ em khác với quá trình diễn ra ở người lớn về
chất, mặc dù có những mô hình văn hóa, hành vi ứng xử,... của thời thơ ấu có ảnh
hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Với trẻ em, khi tương tác với
môi trường xung quanh chúng phải làm theo các kinh nghiệm và chuẩn mực đã
được định sẵn cho các hành vi, thái độ của chúng. Với người lớn phải thích nghi
với điều kiện sống xung quanh để thực hiện các hành vi, thái độ, việc làm cho phù
hợp với vai trò đã được học. Trong quá trình thích nghi đó, người lớn có thể loại
bỏ hoặc thay đổi một số kinh nghiệm, chuẩn mực không còn phù hợp, giữ lại
những giả trị, chuẩn mực và kinh nghiệm phù hợp, từ đó con người vừa tuân theo,
vừa phát triển những hạt nhân hợp lý của nền văn hóa trước để truyền lại cho thế
hệ sau.

Truyền thông đại chúng như báo, đài, tivi, sách, internet... đóng vai trò quan trọng
đối với quá trình xã hội hóa cá nhân. Các sản phẩm của truyền thông đại chúng đã
trở thành một phần không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của đại đa số các
thành viên trong xã hội. Truyền thông đại chúng cung cấp thông tin nhanh, đa dạng
về các lĩnh vực của đời sống xã hội trong nước và thế giới.

Trong quá trình hình thành văn hoá ở cấp độ cá nhân, truyền thông đại chúng có
tính hai mặt (tích cực và tiêu cực). Mặt tích cực giúp cá nhân có nhiều cơ hội học
hỏi, tiếp xúc với thông tin đa dạng, phong phú để phục vụ cho nhu cầu phát triển
của cá nhân, đặc biệt những cá nhân không có cơ hội đến trường, dễ dàng lĩnh hội
được hệ thống giá trị, chuẩn mực văn hóa, luật pháp và những quy định hành vi
trong xã hội. Với các phương tiện truyền thông đại chúng phổ biến như truyền hình
tác động đến cá nhân thông qua thị giác và thính giác đã ảnh hưởng đến quá trình
xã hội hóa cá nhân nhiều nhất so với các phương tiện thông tin đại chúng khác.
Mặt trái của truyền thông đại chúng là thông tin rất đa dạng, phức tạp, khó kiểm
soát hết các thông tin, nhiều thông tin đăng tải với những nội dung không lành
mạnh, không phù hợp làm méo mó, lệch lạc các chuẩn mực, văn hóa... ảnh hưởng
mạnh đến lớp trẻ, dễ dẫn tới hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội.

You might also like