You are on page 1of 8

PHẦN V.

CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI

I. NỘI DUNG CỦA THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TẠI ĐỊA PHƯƠNG:
Hoạt động thông tin đối ngoại là hoạt động đưa thông tin đến với tổ chức, cá
nhân nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài và phối hợp đưa thông tin quốc tế
đến nhân dân trong nước, nhân dân địa phương. Nội dung hoạt động thông tin đối
ngoại tại địa phương bao gồm:
1. Tăng cường sự quản lý của Nhà nước về thông tin đối ngoại:
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về thông tin đối ngoại, công
tác phát ngôn và hội nhập quốc tế cho lãnh đạo, người phát ngôn của các sở, ban,
ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố; cán bộ, công chức các sở, ngành có liên
quan đến hoạt động đối ngoại của tỉnh; bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền về thông
tin đối ngoại cho phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí, cơ quan thông tin,
tuyên truyền của tỉnh; cơ quan, tổ chức có hoạt động thông tin, tuyên truyền qua
website, xuất bản, in ấn, phát hành xuất bản phẩm.
Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động thông
tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh, đồng thời hướng dẫn tổ chức thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật và triển khai các hoạt động thông tin đối ngoại trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc.
Chỉ đạo, định hướng thông tin đối ngoại cho các cơ quan báo chí hoạt động
trên địa bàn tỉnh, các cơ quan, tổ chức có hoạt động thông tin, tuyên truyền, xuất
bản, in ấn, phát hành xuất bản phẩm; chú trọng công tác thông tin đối ngoại tại địa
bàn có hoạt động giao lưu, giao thương với nước ngoài như các khu công nghiệp;
đẩy mạnh việc cung cấp thông tin cho báo chí, cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài.
Tổ chức nghiên cứu, khảo sát, học tập kinh nghiệm về quản lý và triển khai
các hoạt động thông tin đối ngoại ở một số tỉnh, thành phố làm tốt công tác thông
tin đối ngoại.
Kiện toàn tổ chức bộ máy, trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật nhằm đảm bảo
thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại tại địa phương.
Tổng kết, kiểm tra, đánh giá hoạt động thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh.
2. Thông tin, tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, chủ trương, chính sách, quy định của tỉnh Vĩnh
Phúc:
Thông tin, tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước và của tỉnh Vĩnh Phúc về triển khai thực hiện Chiến lược phát
triển thông tin đối ngoại, về quan điểm, lập trường, vai trò, vị trí của công tác đối
ngoại đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng
trong tình hình mới; về hợp tác quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế.
Thông tin, tuyên truyền về các chính sách thu hút đầu tư, kinh tế, thương mại
và du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc để bạn bè quốc tế, kiều bào Việt Nam ở nước ngoài
hiểu rõ, từ đó quan tâm, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
86
Tuyên truyền, vận động, giáo dục quần chúng nhân dân nhận thức đúng vai
trò, ý nghĩa của công tác thông tin đối ngoại.
3. Giới thiệu, quảng bá về tỉnh Vĩnh Phúc (hình ảnh, con người, văn hoá,
tiềm năng, thế mạnh…):
Thông tin, quảng bá về những tiềm năng, thế mạnh, về hình ảnh con người,
truyền thống lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh của Vĩnh Phúc nhằm giới thiệu
về một Vĩnh Phúc đổi mới, năng động, ổn định, dân chủ và phát triển.
Thông tin, quảng bá về những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, về công
cuộc xóa đói, giảm nghèo, thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa của tỉnh…
Thông tin về các sự kiện, hội nghị hợp tác quốc tế, xúc tiến đầu tư, đón tiếp
các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc tại tỉnh, những hoạt động đối ngoại
diễn ra trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Thông tin về các nước, địa phương, đối tác nước ngoài đến nhân dân
tỉnh Vĩnh Phúc:
Thông tin thường xuyên, kịp thời, chính xác tình hình thời sự trong nước, khu
vực, quốc tế đến với nhân dân trong tỉnh.
Thông tin, tuyên truyền về các nước, các địa phương, đối tác nước ngoài; về
những thành tựu, tiến bộ khoa học, kỹ thuật và kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã
hội của nước ngoài đến nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.
Thông tin, tuyên truyền việc thiết lập quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa tỉnh
Vĩnh Phúc với các địa phương của nước ngoài như: quan hệ giữa Vĩnh Phúc với
các tỉnh Bắc Lào, tỉnh Chungchoengbuk-Hàn Quốc, mối quan hệ giữa tỉnh với Đại
sứ quán các nước tại Việt Nam như: Lào, Hàn Quốc, Nhật Bản, Italia, Cộng hòa
Pháp,… cũng như các tổ chức, các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động sản xuất
kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
5. Đấu tranh, phản bác những thông tin sai trái:
Tích cực đấu tranh, phản bác các thông tin sai trái, xuyên tạc, có tính chống
phá sự nghiệp xây dựng và bảo về Tổ quốc, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, ảnh
hưởng đến uy tín, hình ảnh của Việt Nam nói chung và của tỉnh Vĩnh Phúc nói
riêng.
Chủ động nắm bắt thông tin, tăng cường số lượng và chất lượng các hoạt
động thông tin đối ngoại có tính chất dự báo tình hình, định hướng dư luận, góp
phần đấu tranh, phản bác những thông tin sai sự thật.
II. ĐỐI TƯỢNG CỦA THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI:
Đối tượng của công tác thông tin đối ngoại bao gồm đối tượng ngoài nước và
trong nước, cụ thể như sau:
- Ở ngoài nước: các tổ chức, chính giới, học giả, báo chí, nhà kinh doanh, bạn
bè quốc tế, nhân dân các nước và người Việt Nam đang sinh sống, học tập, lao
động và công tác ở nước ngoài.
- Ở trong nước: người nước ngoài sinh sống, học tập, làm việc tại Việt Nam,
các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế, các hãng thông tấn báo chí, các
nhà đầu tư, khách du lịch nước ngoài. Các tầng lớp nhân dân trong nước cũng cần
87
được thông tin về tình hình thế giới và hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước
ta.
III. LỰC LƯỢNG LÀM CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TẠI
ĐỊA PHƯƠNG:
1. Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại, cơ quan
thường trực là Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy các địa
phương.
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác thông tin đối ngoại, trên
cơ sở phân công nhiệm vụ cho các bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý và tổ chức thực hiện công tác thông
tin đối ngoại trong phạm vi quản lý của mình.
2. Lực lượng chủ yếu:
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ chuyên trách về công tác thông tin đối
ngoại, các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, các cơ quan báo chí, xuất
bản của các địa phương, Mặt trận Tổ quốc các tỉnh, thành và các tổ chức chính trị -
xã hội, các đơn vị kinh tế văn hóa, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Người Việt Nam sinh sống, làm việc, học tập ở nước ngoài và một bộ phận
nhân dân liên quan đến hoạt động đối ngoại.
Các cơ quan thông tấn, báo chí quốc tế, giới chức có uy tín, nhân vật nổi
tiếng, có uy tín, ảnh hưởng lớn đối với dư luận quốc tế là lực lượng chúng ta cần
tranh thủ. Do vậy, phải căn cứ vào tình hình thực tế cụ thể của địa phương chúng ta
cần phải gấp rút tổ chức lại các lực lượng của ta; đồng thời tận dụng mọi khả năng
và đa dạng hóa các phương thức hợp tác quốc tế để tăng cường lực lượng, nâng
cao chất lượng và hiệu quả của công tác thông tin đối ngoại.
Đài Phát thanh và Truyền hình của tỉnh cần được tăng cường hơn nữa: tăng
công suất phát sóng và nghiên cứu hình thức hợp tác để tiếp âm cho một số đối
tượng; nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh bằng tiếng nước ngoài của
Đài và chương trình phát thanh bằng tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài;
nâng cao chất lượng chương trình truyền hình và đồng thời mở rộng việc trao đổi
chương trình và hợp tác với Đài truyền hình các nước, các địa phương quốc tế.
Thông tấn xã Việt Nam thường trú tại Vĩnh Phúc: nâng cao chất lượng báo
ảnh và các bản tin đối ngoại hiện có; tranh thủ mọi khả năng hợp tác và tài trợ của
nước ngoài bằng nhiều hình thức như cùng viết, trao đổi xuất bản phẩm hoặc in và
phát hành bản tin ở một số nước.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông tổ
chức tốt việc in, xuất bản và phát hành sách, báo chí đối ngoại. Tăng cường trao
đổi ấn phẩm, băng hình, triển lãm, các đoàn văn hóa, nghệ thuật…
Ngành du lịch, vận tải của địa phương cũng có nhiệm vụ tham gia công tác
thông tin đối ngoại.
Khai thác tối đa các đoàn của tỉnh đi công tác nước ngoài và các đoàn khách
quốc tế đến thăm quan, làm việc tại tỉnh. Đối với đoàn ra, các ngành và địa phương
có trách nhiệm quản lý, giao nhiệm vụ trong đó có công tác thông tin tuyên truyền
đối ngoại. Tùy từng thời kỳ, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và Sở Ngoại vụ có định hướng
88
nội dung thông tin ra ngoài cho các ngành, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức
đoàn kết, hòa bình và hữu nghị, kinh tế đối ngoại,… Các đoàn đi về cần báo cáo
kết quả hoạt động với ngành chủ quản, UBND tỉnh và Sở Ngoại vụ.
Tận dụng giới báo chí, văn nghệ sĩ, trí thức nước ngoài viết về Vĩnh Phúc,
hoặc các giới điện ảnh, nhiếp ảnh nước ngoài làm phim, chụp ảnh giới thiệu về
Việt Nam nói chung, Vĩnh Phúc nói riêng theo hướng ủng hộ ta. Đồng thời địa
phương cũng cần cung cấp thông tin kịp thời cho các Đại sứ, tùy viên văn hóa, báo
chí các nước và các đoàn nước ngoài vào làm việc, công tác tại tỉnh.
Các cơ quan chức năng liên quan của tỉnh phối hợp với các bộ, ngành của
Trung ương cung cấp thông tin, các ấn phẩm, tài liệu về tình hình của tỉnh cho các
cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài (Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán,
quản lý lao động, quản lý lưu học sinh, kinh tế - thương mại…).
IV. HÌNH THỨC CỦA THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TẠI ĐỊA PHƯƠNG:
1. Tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin, truyền thông
của tỉnh:
Bao gồm các phương tiện sau:
- Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh: thông qua các chương trình thời sự,
phóng sự, phim tài liệu…
- Cổng thông tin điện tử của tỉnh: tin, bài, video…
- Trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện,
thành, thị, các đoàn thể… trong tỉnh.
- Bản tin chuyên ngành của các cơ quan, đơn vị: các chuyên trang, chuyên
mục, tin bài về thông tin đối ngoại (ví dụ: Bản tin đối ngoại của Sở Ngoại vụ, Bản
tin Du lịch của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bản tin…
- Báo Vĩnh Phúc, các loại tạp chí.
- Đài phát thanh của các huyện, thành, thị.
2. Quảng bá trên truyền hình, báo chí Trung ương:
- Xây dựng chương trình giới thiệu, quảng bá hình ảnh của tỉnh trên Đài phát
thanh và truyền hình Trung ương (VTV4, VTV1…), tỉnh/thành phố trong cả nước.
- Báo, tạp chí, tài liệu của Trung ương, các tỉnh/thành.
3. Thông qua các hoạt động văn hoá – thể thao – du lịch:
- Xây dựng các chương trình văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, mang đậm dấu ấn
của Vĩnh Phúc biểu diễn tại các sự kiện lớn, các hoạt động giao lưu hữu nghị, hợp
tác quốc tế được tổ chức tại Vĩnh Phúc.
- Tổ chức các hoạt động giao lưu, thi đấu thể thao.
- Tổ chức hội chợ, triển lãm giới thiệu, quảng bá về du lịch lồng ghép thông
tin, tuyên truyền về Vĩnh Phúc đến các đối tác nước ngoài…
4. Tuyên truyền qua kênh xuất bản:
- Xây dựng, xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền về tỉnh, gồm các loại hình
như: tờ rơi, tờ gấp, đĩa hình, sách, chuyên san, cẩm nang…

89
5. Tuyên truyền, quảng bá thông qua các đoàn của tỉnh ra nước ngoài và
qua các đoàn khách nước ngoài vào tỉnh:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Vĩnh Phúc thông qua các đoàn lãnh đạo,
cán bộ, doanh nghiệp… của tỉnh đi xúc tiến đầu tư, kinh tế, thương mại, du lịch …;
các đoàn tham dự diễn đàn, hội thảo, hội nghị, hội chợ, triển lãm… ở nước ngoài.
- Tích cực tuyên truyền về Vĩnh Phúc thông qua các đoàn khách quốc tế (đoàn
cấp cao, Đại sứ quán, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức kinh tế, đầu tư, các
doanh nghiệp nước ngoài…) đến thăm và làm việc tại tỉnh.
6. Tranh thủ phóng viên báo chí nước ngoài:
- Đón tiếp và sắp xếp chương trình cho phóng viên nước ngoài có nhu cầu đến
đưa tin về tỉnh và các địa phương trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức họp báo quốc tế kết hợp trưng bày ảnh, sản phẩm tiêu biểu và biểu
diễn văn nghệ truyền thống nhằm giới thiệu những sự kiện quan trọng của tỉnh về
những lĩnh vực như: du lịch, văn hoá…
V. QUẢN LÝ BÁO CHÍ NƯỚC NGOÀI:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật báo chí năm 1989, sửa đổi bổ sung năm 1999
Nghị định số 88/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 của Chính phủ về Hoạt động
thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức
nước ngoài tại Việt Nam.
Thông tư liên Bộ số 84/TTLB ngày 31/12/1996 của Bộ Văn hoá Thông tin và
Bộ Ngoại giao về Hướng dẫn thi hành quy chế quản lý hoạt động thông tin báo chí
của phóng viên nước ngoài, các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.
Quyết định số 689-QĐ/TU ngày 09/01/2012 của Tỉnh ủy về việc Ban hành
Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Quyết định số 19/2009/QĐ-UBND ngày 13/4/2009 của UBND tỉnh về việc
Ban hành Quy định về quản lý các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc.
2. Khái niệm về hoạt động thông tin báo chí nước ngoài tại địa phương:
2.1. Các hoạt động thông tin báo chí nước ngoài tại địa phương gồm:
Các hoạt động quay phim, chụp ảnh, phỏng vấn, ghi âm, đi thăm các địa điểm
và cơ sở của tỉnh với mục đích thu thập tư liệu, hình ảnh để phục vụ các hoạt động
báo chí như viết bài, đưa tin…
2.2. Phân loại phóng viên nước ngoài:
- Phóng viên nước ngoài thường trú tại Việt Nam: là phóng viên làm việc
chính thức và thường xuyên tại một văn phòng báo chí nước ngoài thường trú tại
Việt Nam, được Bộ Ngoại giao cấp “Thẻ phóng viên nước ngoài” có giá trị 06
tháng và được gia hạn nếu hãng/văn phòng báo chí đó tiếp tục có nhu cầu. Có thể
bao gồm phóng viên thường trú ở nước khác nhưng được chấp nhận kiêm nhiệm
và có văn phòng thường trú tại Việt Nam.
- Phóng viên nước ngoài không thường trú tại Việt Nam: là phóng viên nước
ngoài vào Việt Nam hoạt động thông tin, báo chí ngắn hạn và theo chương trình
được Bộ Ngoại giao đồng ý.
90
3. Điều kiện để phóng viên báo chí nước ngoài được phép hoạt động tại
Vĩnh Phúc:
- Được Bộ Ngoại giao (Vụ Thông tin Báo chí hoặc Trung tâm Báo chí nước
ngoài) gửi công điện đến Sở Ngoại vụ Vĩnh Phúc với nội dung giới thiệu, thông
báo và đề nghị sắp xếp chương trình hoạt động (thành phần đoàn, thời gian, nội
dung tác nghiệp, cán bộ hướng dẫn của Bộ Ngoại giao…).
- Được địa phương đồng ý tiếp đón.
- Có giấy phép hoạt động báo chí do Vụ Thông tin báo chí – Bộ Ngoại giao
cấp.
- Phải có cán bộ hướng dẫn của Bộ Ngoại giao đi cùng khi đến hoạt động trên
địa bàn tỉnh.
4. Quy trình cấp phép cho phóng viên nước ngoài vào hoạt động tại tỉnh:
Gồm các bước như sau:
Bước 1. Tiếp nhận hồ sơ:
- Số lượng: 01 (một) bộ
- Thành phần hồ sơ:
+ Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức xin phép cho phóng viên báo chí
nước ngoài hoạt động tại địa phương (bản gốc), trong đó nêu rõ thành phần đoàn,
mục đích nội dung làm việc, nhân thân, vấn đề phóng viên quan tâm…;
+ Giấy phép hoạt động báo chí do Vụ Thông tin Báo chí - Bộ Ngoại giao
cấp (bản sao).
- Nơi tiếp nhận hồ sơ: Sở Ngoại vụ Vĩnh Phúc
Địa chỉ: số 402 – Đường Mê Linh – Phường Khai Quang – Thành phố Vĩnh
Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc
SĐT/Fax: (0211) 3843 989
Bước 2. Xử lý hồ sơ:
- Sau khi nhận được bộ hồ sơ đầy đủ, Sở Ngoại vụ trao đổi bằng văn bản với
đơn vị tiếp nhận, sau đó có văn bản trình UBND tỉnh phê duyệt (kèm theo dự thảo
văn bản đồng ý hoặc không đồng ý cho phép phóng viên báo chí vào hoạt động tại
địa phương).
Đối với những trường hợp cần thiết, Sở Ngoại vụ sẽ lấy ý kiến của các ngành
có liên quan trước khi trình UBND tỉnh.
- Trên cơ sở đề nghị của Sở Ngoại vụ và các cơ quan liên quan (nếu có),
UBND tỉnh sẽ ra văn bản cho phép hoặc không cho phép phóng viên nước ngoài
đến hoạt động báo chí tại địa phương.
Lưu ý: Văn bản đồng ý/không đồng ý của UBND tỉnh phải chuyển đến cho
Sở Ngoại vụ, tổ chức xin phép cho đoàn phóng viên báo chí nước ngoài vào làm
việc, đơn vị tiếp nhận, Công an tỉnh (để hướng dẫn, quản lý về mặt an ninh) và các
cơ quan liên quan.
- Thời hạn xử lý:

91
+ 08 (tám) ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, hoặc;
+ Từ 13 - 15 (mười ba đến mười lăm) ngày làm việc đối với trường hợp phải
có ý kiến của các ban ngành liên quan, cụ thể như sau: Sở Ngoại vụ (03 ngày), các
sở, ban, ngành tham gia ý kiến (07 ngày), UBND tỉnh ra quyết định (03 - 05 ngày).
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND tỉnh Vĩnh Phúc;
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực
hiện (nếu có): không;
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Ngoại vụ;
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): các sở, ban, ngành có liên quan.
Bước 3. Trả kết quả:
- Yêu cầu hoàn thành mẫu đơn, mẫu tờ khai: không.
- Phí, lệ phí: không.
- Trả kết quả tại Sở Ngoại vụ hoặc qua đường công văn.
5. Một số lưu ý quan trọng khi xử lý đề nghị và triển khai hoạt động của
phóng viên báo chí nước ngoài tại địa phương:
- Phải thống nhất chương trình hoạt động với cơ quan quản lý của phóng viên
báo chí nước ngoài nhằm tránh những phát sinh ngoài dự kiến.
- Phối hợp chặt chẽ với người hướng dẫn (nếu là phóng viên không thường
trú) hoặc trợ lý/phiên dịch (đối với phóng viên thường trú) để triển khai thực hiện
theo đúng chương trình đã thống nhất.
- Cơ quan an ninh phải hướng dẫn và quản lý chặt chẽ hoạt động của phóng
viên; thông báo cho UBND tỉnh, Sở Ngoại vụ và các cơ quan liên quan nếu có vấn
đề phát sinh xảy ra.
- Thông báo cho Vụ Thông tin Báo chí – Bộ Ngoại giao kết quả đón đoàn và
những vấn đề cần rút kinh nghiệm sau khi đoàn kết thúc hoạt động.
- Đối với trường hợp phóng viên báo chí nước ngoài trực tiếp gửi yêu cầu đến
tỉnh thì cần xử lý như sau:
+ Sở Ngoại vụ có trách nhiệm hướng dẫn phóng viên liên hệ với Vụ Thông
tin Báo chí (Bộ Ngoại giao) để xin cấp phép hoạt động báo chí theo đúng quy định
của pháp luật;
+ Thông báo cho Vụ Thông tin Báo chí (Bộ Ngoại giao) để phối hợp giải
quyết.
6. Xử lý vi phạm của báo chí nước ngoài:
6.1. Các loại vi phạm:
Phóng viên nước ngoài bị coi là vi phạm trong các trường hợp: hoạt động
không có giấy phép của Bộ Ngoại giao, hoạt động không theo chương trình đã
đăng ký, không đúng mục đích, vi phạm các khu vực cấm, quy chế đi lại, xâm hại
đến các di sản, tài sản của địa phương và các quy định pháp luật khác.
6.2. Cách thức xử lý:
92
- Khi phát hiện ra sai phạm, đơn vị tiếp nhận phải thông báo ngay cho cơ quan
an ninh và Sở Ngoại vụ để xác minh thông tin, tạm đình chỉ hoạt động; Sở Ngoại
vụ chịu trách nhiệm thông báo cho Bộ Ngoại giao và phối hợp với cơ quan an ninh
của tỉnh để thống nhất phương thức xử lý.
- Nếu là trường hợp quay phim, chụp ảnh, ghi âm trái phép cần lập biên bản
ngay tại chỗ và tạm giữ tang vật.

93

You might also like