You are on page 1of 5

Câu 1. Nhiệm vụ chính của công tác thông tin đối ngoại hiện nay là gì?

Nhiệm vụ của công tác thông tin đối ngoại hiện nay bao gồm 5 nhiệm vụ
chính:
Thứ nhất: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước
đối với các hoạt động thông tin đối ngoại.
Thứ hai: Đổi mới nội dung, tăng cường đấu tranh, phản bác các luận điệu
sai trái, xuyên tạc của các thế lực chống phá Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn
kết dân tộc.
Thứ ba: Đa dạng hóa hình thức, phương thức thông tin phong phú, tranh
thủ tối đa các lực lượng thông tin truyền thông, các thành tựu khoa học, công
nghệ trong hoạt động thông tin đối ngoại. Tăng cường thông tin bằng tiếng nước
ngoài.
Thứ tư: Huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia công tác thông tin đối
ngoại.
Thứ năm: Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực và đầu tư tài chính, cơ sở vật chất cho công tác thông tin đối
ngoại.
Câu 2. Cơ quan nào chịu trách nhiệm cung cấp thông tin và hướng dẫn
thông tin đối ngoại cho các cơ quan thông tấn, báo chí trong nước?

Tại Điều 2, Thông tư liên tịch số 34/2011/TTLT/BTTTT-BNG ngày


24/11/2011 quy định cung cấp thông tin và hướng dẫn thông tin đối ngoại cho
các cơ quan thông tấn, báo chí trong nước là trách nhiệm của các cơ quan:
a) Bộ Thông tin và Truyền thông:
- Chủ trì việc cung cấp thông tin và hướng dẫn thông tin đối ngoại cho các
cơ quan thông tấn, báo chí trong nước thông qua các hình thức sau:
+ Giao ban báo chí định kỳ;
+ Họp báo;
+ Cung cấp trực tiếp;
+ Cổng thông tin điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông;
Trang thông tin điện tử đối ngoại;
+ Các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thông tin đối ngoại;
+ Các kế hoạch, chương trình hoạt động thông tin đối ngoại;
+ Các hình thức khác.
- Có trách nhiệm tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin về Việt Nam trên
tất cả các lĩnh vực, theo chuyên đề hoặc khi có các sự kiện trong nước, quốc tế
quan trọng để cung cấp thông tin và hướng dẫn thông tin đối ngoại cho các cơ
quan thông tấn, báo chí trong nước.
b) Bộ Ngoại giao phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan hướng
dẫn báo chí trong nước đưa tin về hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Nhà nước và
phối hợp hướng dẫn đưa tin về tình hình quốc tế, tin trong nước liên quan đến
đối ngoại.
c) Các Bộ, Ngành, địa phương trong phạm vi chức năng quản lý nhà nước
của mình có trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác cho Bộ
Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, cung cấp thông tin và hướng dẫn thông
tin đối ngoại cho báo chí; cử đại diện Lãnh đạo hoặc người phát ngôn tham dự
giao ban báo chí định kỳ do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức để trực tiếp
cung cấp, hướng dẫn thông tin đối ngoại cho các cơ quan thông tấn, báo chí
trong nước tại giao ban báo chí khi Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị.
Câu 3. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu sắc, tình hình thế giới và
khu vực hiện nay đang có những diễn biến phức tạp, khó lường, tác động
mạnh đến môi trường an ninh và phát triển của nước ta, công tác thông tin
đối ngoại đang đứng trước những cơ hội và thách thức nào?

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu sắc như ngày nay, tình hình thế giới
và khu vực đang có những diễn biến phức tạp, khó lường, tác động mạnh đến
môi trường an ninh và phát triển của nước ta, công tác thông tin đối ngoại đang
đứng trước những cơ hội và thách thức đan xen. Do đó, cần phải nhanh chóng
triển khai đồng bộ, toàn diện các hoạt động thông tin đối ngoại trên cơ sở của
“Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020”, tận dụng tối đa
các cơ hội nhằm tích cực xử lý và hóa giải các thách thức mới, góp phần giữ
vững môi trường hòa bình, tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển
kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc gia.
Thời gian qua, tình hình quốc tế có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp,
đồng thời kinh tế toàn cầu tiếp tục suy thoái, tác động mạnh đến môi trường an
ninh và phát triển của Việt Nam. Trước tình hình đó, yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra
cho công tác thông tin đối ngoại của Đảng và Nhà nước trở nên rất quan trọng.
Đó là nhiệm vụ quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa, lịch sử, con người, cũng
như thông tin về tình hình trong nước, chủ trương đường lối của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước và quan điểm, lập trường của Việt Nam về các vấn
đề quốc tế, khu vực.
Thông tin đối ngoại còn có nhiệm vụ đấu tranh phản bác lại những thông
tin sai sự thật, những luận điệu sai trái. Các cơ quan báo chí chủ động và kịp
thời cung cấp những thông tin trung thực, khách quan về những vấn đề, vụ việc
mà các thế lực cơ hội, thù địch thường xuyên tìm cách xuyên tạc như: Chính
sách tôn giáo của Việt Nam, tình hình nhân quyền trong nước, tình hình người
Việt Nam ở nước ngoài, tình hình Biển Đông, quan hệ Việt - Trung, qua đó góp
phần sớm định hướng dư luận, giảm thiểu tác hại của những thông tin sai sự thật
trên các trang mạng xã hội. Phát huy truyền thống đoàn kết, anh dũng, kiên
cường, nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền
và toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với luật.
Pháp quốc tế, đồng thời làm cho Chính phủ và nhân dân các nước trên thế
giới hiểu rõ và ủng hộ chính nghĩa của Việt Nam, phản đối việc công khai vi
phạm luật pháp quốc tế và các thỏa thuận giữa các nước ASEAN và Trung
Quốc, tiếp tục tuyên truyền khẳng định tính chính nghĩa, cơ sở pháp lý, bằng
chứng lịch sử về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng
Sa, Trường Sa, các hoạt động hướng về biển đảo….
Câu 4. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác thông tin đối
ngoại?

Công tác thông tin đối ngoại là một bộ phận rất quan trọng trong công tác
tuyên truyền, công tác tư tưởng của Đảng và là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài.
Thực hiện công tác thông tin đối ngoại là nhiệm vụ tất cả hệ thống chính trị,
trước hết là của các cơ quan chuyên trách thông tin đối ngoại, các cơ quan báo
chí, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, sự quản lý
của Nhà nước. Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, huy động sức mạnh tổng
hợp của các lực lượng trong hoạt động thông tin đối ngoại. Cộng đồng người
Việt Nam ở nước ngoài vừa là đối tượng vừa là nguồn lực của công tác thông tin
đổi ngoạiGắn kết chặt chẽ giữa thông tin đối ngoại và thông tin đối nội, giữa đối
ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân trong hoạt động
thông tin đối ngoại. Bám sát, phục vụ triển khai các chính sách phát triển kinh tế
- xã hội và đối ngoại của đất nước, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ
Đảng, bảo vệ chế độ.
Đổi mới mạnh mẽ nội dung và hình thức thông tin, đa dạng hóa phương
thức thực hiện hoạt động thông tin đối ngoại, thực hiện tốt phương châm “chính
xác, kịp thời, sinh động, phù hợp từng đối tượng”. Huy động mọi khả năng, mọi
phương tiện, mọi hình thức cả ở trong nước và nước ngoài để tham gia công tác
thông tin đối ngoại.
Tăng cường đầu tư, nhưng có trọng tâm, trọng điểm về nguồn nhân lực và
tài chính cho công tác thông tin đối ngoại. Hiện đại hóa phương tiện, chú trọng
áp dụng những thành tựu mới nhất của công nghệ thông tin để mở rộng địa bàn,
đối tượng, đi đôi với phát huy các phương thức, biện pháp truyền thống, nâng
cao chất lượng, hiệu quả thông tin đối ngoại.
Câu 5. Cơ quan như thế nào gọi là cơ quan báo chí nước ngoài?

Báo chí nước ngoài là cơ quan thông tấn, phát thanh, truyền hình, báo in,
báo điện tử và các loại hình báo chí khác của nước ngoài (quy định tại Điều 2,
Nghị định 88/2012/NĐ-CP).
Câu 6. Thế nào là phóng viên nước ngoài?

Phóng viên nước ngoài là phóng viên, biên tập viên làm việc cho báo chí
nước ngoài (quy định tại Điều 2, Nghị định 88/2012/NĐ-CP).
Câu 7. Phóng viên nước ngoài thường trú?

Phóng viên nước ngoài thường trú là phóng viên nước ngoài được báo chí
nước ngoài cử làm việc tại Văn phòng thường trú theo chế độ phóng viên
thường trú tại Việt Nam (quy định tại Điều 2, Nghị định 88/2012/NĐ-CP).
Câu 8. Phóng viên nước ngoài không thường trú?

Phóng viên nước ngoài không thường trú là phóng viên nước ngoài vào
Việt Nam hoạt động thông tin, báo chí ngắn hạn và không được hưởng chế độ
phóng viên thường trú (quy định tại Điều 2, Nghị định 88/2012/NĐ-CP).
Câu 9. Trợ lý báo chí?

Trợ lý báo chí là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng chính thức
cho Văn phòng thường trú tại Việt Nam để hỗ trợ phóng viên thường trú và Văn
phòng thường trú trong các hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam (quy định
tại Điều 2, Nghị định 88/2012/NĐ-CP).
Câu 10. Thế nào là cơ quan đại diện nước ngoài?

Cơ quan đại diện nước ngoài là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh
sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên chính phủ và các cơ quan khác của
nước ngoài được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự ở Việt Nam (quy định
tại Điều 2, Nghị định 88/2012/NĐ-CP).
Câu 11. Thế nào là tổ chức nước ngoài?

Tổ chức nước ngoài là cơ quan đại diện của tổ chức phi chính phủ và các tổ
chức nước ngoài khác tại Việt Nam (quy định tại Điều 2, Nghị định
88/2012/NĐ-CP).
Câu 12. Hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài tại Việt
Nam?

Hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài tại Việt Nam là các
hoạt động thu thập thông tin, tư liệu, hình ảnh, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, quay
phim, tiếp xúc, phỏng vấn, thăm địa phương, cơ sở và các hoạt động khác nhằm
phục vụ cho việc viết tin, bài, sản xuất phụ trương, đặc san, chuyên san, làm
phóng sự về Việt Nam của báo chí nước ngoài, trừ các thể loại phim thuộc đối
tượng điều chỉnh của Luật điện ảnh (quy định tại Điều 2, Nghị định
88/2012/NĐ-CP).
Câu 13. Thẻ phóng viên thường trú nước ngoài có thời hạn là bao lâu?
Cơ quan nào cấp?

Phóng viên thường trú nước ngoài được Bộ Ngoại giao cấp thẻ phóng viên
nước ngoài, có giá trị không quá 12 tháng (quy định tại Điều 12, Nghị định
88/2012/NĐ-CP).
Câu 14. Nội dung hoạt động thông tin đối ngoại ở tỉnh là gì?

Là thành tựu nổi bật về kinh tế, xã hội; Định hướng phát triển các chính
sách ưu tiên; Tiềm năng, thế mạnh về đầu tư, du lịch, kinh doanh; Nét độc đáo
trong văn hóa, tôn giáo của các dân tộc; Tình hình tôn giáo, dân chủ, nhân
quyền; Đấu tranh, bác bỏ những thông tin sai lệch về địa phương...
Câu 15. Phương thức tiến hành công tác thông tin đối ngoại ở tỉnh?

Tổ chức các sự kiện văn hóa lớn, thu hút du lịch đi kèm các hoạt động
quảng bá tiềm năng kinh tế; Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư;
Mời các đoàn phóng viên nước ngoài vào đưa tin; Phát hành các tờ rơi, sách ảnh
quảng bá du lịch; Tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại, đầu tư trong nước
và quốc tế; Tuyên truyền đối ngoại trên Internet...
Câu 16. Yêu cầu về quản lý công tác thông tin đối ngoại ở tỉnh là gì?

- Đảm bảo sự lãnh đạo, quản lý và điều hành thống nhất trong công tác
thông tin đối ngoại ở tỉnh, sự phối hợp giữa các cơ quan làm công tác thông tin
đối ngoại ở Trung ương và địa phương.
- Phát huy vai trò của các tổ chức, đơn vị trong công tác thông tin đối ngoại
ở tỉnh.
- Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức về công tác thông tin đối
ngoại.
Câu 17. Nội dung công tác quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại ở
tỉnh?

- Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan chủ trì, phối hợp với các đơn vị
chức năng của tỉnh tham mưu, xây dựng văn bản quy định rõ chức năng nhiệm
vụ, cơ chế phối hợp giữa các đơn vị chức năng trong việc chỉ đạo, quản lý và tổ
chức các hoạt động thông tin đối ngoại của tỉnh.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng
nâng cao kiến thức về công tác thông tin đối ngoại, chính sách đối ngoại và hội
nhập quốc tế, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho các cán bộ, công chức có liên
quan đến công tác thông tin đối ngoại ở tỉnh.
- Theo dõi dư luận báo chí nước ngoài nói về tỉnh.
- Bố trí nhân sự và kinh phí để thực hiện công tác thông tin đối ngoại trên
địa bàn, xây dựng, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực hoạt
động thông tin đối ngoại của tỉnh.
- Định hướng thông tin cho báo chí Việt Nam tác nghiệp tại địa bàn, cung
cấp thông tin cho báo chí nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
và cộng đồng quốc tế về tình hình ở địa phương./

(Nguồn: Sở Thông tin và Truyền thông)

You might also like