You are on page 1of 41

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3
Lý do chọn đề tài 3
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGOẠI GIAO VĂN HÓA 5
1.1. Khái niệm Ngoại giao văn hóa 5
1.2. Khái niệm “sức mạnh mềm” 6
1.3. Khái niệm về thủ pháp ngoại giao văn hóa 7
1.4. Chức năng của ngoại giao văn hóa 7
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ỨNG DỤNG NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA
ĐẤT
NƯỚC CHILE QUA MỘT SỐ THỦ PHÁP 9
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NƯỚC CHILE 9
2.1.1. Vị trí địa lí 9
2.1.2. Quốc kỳ và ngôn ngữ chính thức 10
2.1.3. Dân cư 11
2.2. KHÁI QUÁT VỀ NỀN VĂN HÓA CHILE 11
CHỦ TRƯƠNG VÀ CHIẾN LƯỢC NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA CHILE
12
THỦ PHÁP NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA CHILE 13
2.2.1. Ngoại giao rượu vang 13
2.2.1.1. Vài nét về rượu vang Chile 13
2.2.1.2. Triết lý trong rượu vang Chile 13
2.2.1.3: Chiến lược nhằm đưa rượu vang Chile ra khắp thế giới 14
a. Thành lập tổ chức Wine of Chile 14
b. Quảng bá rượu vang Chile qua các sự kiện ngoại giao 14
c. Tài trợ sự kiện thể thao 19
d. Ngoại giao rượu vang Chile thông qua “Du lịch rượu vang” 23
2.2.2. Ngoại giao văn hóa bản địa 28
2.2.2.1. Vài nét về tập quán văn hóa của người bản địa Chile 28
2.2.2.2. Chiến lược thúc đẩy ngoại giao văn hóa bản địa 29
a. Đẩy mạnh quảng bá Ngôn ngữ bản địa 29
b. Thúc đẩy Du lịch bản địa 31
c. Quảng bá văn hóa bản địa Chile thông qua các bộ phim hoạt hình 34
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC THỦ PHÁP NGOẠI GIAO VĂN
HÓA CỦA CHILE 38
3.1. Hiệu quả ứng dụng ngoại giao văn hóa Chile 38
3.2. Một số hạn chế 39
CHƯƠNG 4: BÀI HỌC CHO NGOẠI GIAO VĂN HÓA VIỆT NAM 40
4.1. Lợi thế Việt Nam trong hoạt động ngoại giao văn hóa 40
4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ Ngoại giao Văn hóa Chile 41
KẾT LUẬN 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
2
LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ngoại giao văn hoá từ lâu đã được coi là một trụ cột quan trọng trong chính
sách ngoại giao của nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt là trong bối cảnh thế
giới hiện nay, khi các quốc gia có xu hướng phụ thuộc lẫn nhau và tăng cường
sử dụng sức mạnh mềm thì ngoại giao văn hoá trở thành một công cụ thể hiện
sức ảnh hưởng của một quốc gia mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Trong lịch sử thế giới, chúng ta được chứng kiến rất nhiều ví dụ cho sự thành
công của một đất nước khi biết sử dụng ngoại giao văn hoá một cách đúng đắn.
Tiêu biểu có thể kể đến như Nhật Bản sử dụng anime, manga,,... làm đại sứ
ngoại giao. Hay như Hàn Quốc cực kỳ nổi tiếng với làn sóng Hallyu, giúp quốc
gia này không những nhận được sự chú ý và thích thú của nhiều người dân trên
toàn cầu mà từ đó còn giúp tăng trưởng kinh tế một cách ngoạn mục.
Mỗi đất nước đều có văn hoá, bản sắc riêng. Chính điều đó tạo nên sức hút, sự
lôi cuốn riêng biệt của từng khu vực, vùng miền trên thế giới. Nói tới ngoại giao
văn hoá, người ta thường đề cập đến những nền văn hoá nổi tiếng của châu Á,
châu Âu mà dường như đã bỏ lỡ một nền văn hoá rất đỗi cuốn hút, tạo cảm
hứng nhiều trong những tác phẩm nghệ thuật. Đó chính là nền văn hoá của
Chile, một đất nước đến từ khu vực châu Mỹ. Chile là quê hương của những
loại rượu vang hảo hạng và sở hữu một nền văn hóa bản địa đặc sắc. Chính
những điều này đã tạo cảm hứng cho tác giả quyết định lựa chọn quốc gia châu
Mỹ này làm đề tài tiểu luận cho bộ môn Ngoại giao văn hoá.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những nét tiêu biểu trong thủ pháp ngoại giao văn
hóa của đất nước Chile, từ đó đưa ra những đánh giá về hiệu quả của các thủ
pháp ngoại giao văn hóa này.
Với mục đích trên, bài tiểu luận đi sâu vào việc giải quyết ba nhiệm vụ
chính:
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận gồm những vấn đề sau: các khái niệm liên
quan: sức mạnh mềm, ngoại giao văn hóa, chức năng của ngoại giao văn hóa,.
Thứ hai, đi sâu phân tích các thủ pháp ngoại giao văn hóa của Chile, từ ngoại
giao rượu vang cho đến những nét đặc sắc trong hoạt động du lịch bản địa của
quốc gia này.
Thứ ba, dựa trên những phân tích về thủ pháp ngoại giao văn hóa của Chile, em
sẽ đưa ra những nhận xét về hiệu quả của các thủ pháp đó.
Thứ tư, từ những thành tựu Ngoại giao văn hoá mà đất nước Chile đã đạt được,
Em xin đưa ra một số biện pháp để đẩy mạnh ngoại giao văn hoá Việt Nam.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGOẠI GIAO VĂN HÓA
1.1. Khái niệm Ngoại giao văn hóa
Từ đầu thế kỷ XXI đến nay, cùng với khái niệm “sức mạnh mềm”, khái niệm
“ngoại giao văn hóa” (cultural diplomacy) ngày càng được sử dụng phổ biến,
rộng rãi trong quan hệ quốc tế. Dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng nội
hàm của khái niệm này giống nhau ở một điểm: Đó là sử dụng văn hóa để phục
vụ các mục tiêu quốc gia, thông qua các hoạt động ngoại giao, đối ngoại.
Theo giáo sư Joseph S.Nye, nguyên trợ lý Thứ trưởng ngoại giao Mỹ giai đoạn
1977 - 1979, Đại học Harvard: “Ngoại giao văn hóa là một ví dụ hàng đầu về
sức
mạnh mềm hoặc khả năng thuyết phục thông qua văn hóa, giá trị và những tư
tưởng trái với sức mạnh cứng, tức là chinh phục hoặc cưỡng ép thông qua sức
mạnh quân sự”. Simeo Adebolu, thành viên Hiệp hội các nhà ngoại giao thương
mại Anh nhận định: “Ngoại giao văn hóa là một hình thức ngoại giao nhấn
mạnh tới sự thừa nhận văn hóa và hiểu biết lẫn nhau như là một cơ sở của đối
thoại”. Trong khi đó, Tạp chí Công tác ngoại giao của Đại học Quan hệ quốc tế
Mát-xcơ-va cho rằng “đây là lĩnh vực đặc biệt của hoạt động ngoại giao, liên
quan đến sử dụng văn hóa như là đối tượng và phương tiện nhằm đạt được
những mục tiêu cơ bản của chính sách đối ngoại của quốc gia, tạo hình ảnh tốt
đẹp của đất nước, quảng bá văn hóa và ngôn ngữ quốc gia trên thế giới”.
Ở phương Đông, theo nhà nghiên cứu Trung Quốc Bành Tân Lương, hàm
nghĩa cụ thể của ngoại giao văn hóa là hoạt động ngoại giao của quốc gia có chủ
quyền, lấy việc duy trì lợi ích văn hóa nước mình và thực thi chiến lược văn hóa
đối ngoại quốc gia làm mục đích, dưới sự chỉ đạo của một chính sách văn hóa
đối ngoại nhất định, triển khai dựa vào mọi thủ đoạn hòa bình bao gồm cả thủ
đoạn văn hóa.
Nhà nghiên cứu Nhật Bản O. Ka-du-ô nhấn mạnh: “mục tiêu chủ chốt của ngoại
giao văn hóa là tăng cường, cải thiện hình ảnh và uy tín của quốc gia thông qua
các khía cạnh văn hóa”.

Từ các quan điểm trên, khái niệm ngoại giao văn hóa trên thế giới được hiểu
bao gồm ba nội dung chính: Một là, ngoại giao văn hóa thuộc chính sách ngoại
giao của một quốc gia; hai là, ngoại giao văn hóa sử dụng văn hóa như là công
cụ, phương tiện để đạt được mục tiêu đối ngoại; ba là, ngoại giao văn hóa giúp
quảng bá văn hóa đất nước ra thế giới, cải thiện hình ảnh, uy tín quốc gia, tăng
cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia.
Còn ở Việt Nam, Vụ Văn hóa Đối ngoại và UNESCO của Bộ Ngoại giao Việt
Nam đưa ra định nghĩa: “Ngoại giao văn hóa là một hoạt động đối ngoại, được
nhà nước tổ chức, ủng hộ hoặc bảo trợ. Hoạt động này được triển khai trong
một thời gian nhất định nhằm đạt được những mục tiêu chính trị, đối ngoại xác
định, bằng các hình thức văn hóa như: nghệ thuật, lịch sử, tư tưởng, truyền
thống, ẩm thực, phim, ấn phẩm, văn học”
1.2. Khái niệm “sức mạnh mềm”
Sức mạnh mềm (tiếng Anh: soft power) là một khái niệm do giáo sư người Mỹ
Joseph Samuel Nye, Jr. của đại học Harvard đưa ra lần đầu tiên trong cuốn sách
“Bound to Lead: The Changing Nature of American Power” (1990), và sau đó
khái niệm này được giải thích rõ hơn trong cuốn “Soft Power: The Means to
Success in World Politics” (2004). Thuật ngữ này hiện được các nhà phân tích
và chính trị gia sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới.
Theo giáo sư Joseph Nye, sức mạnh mềm là dùng khả năng giành được những
thứ mình muốn thông qua việc gây ảnh hưởng để khiến người khác làm theo
những gì mình muốn. Một đặc điểm của sức mạnh mềm là không cưỡng bức, ép
buộc. Ngược lại với sức mạnh mềm là sức mạnh cứng, mà dựa vào sức mạnh
quân sự và kinh tế, sức mạnh được thực hiện chủ yếu bằng cách đe dọa về quân
sự (trong đời sống như sa thải, kỷ luật…) và lôi cuốn về kinh tế, mua chuộc
(trong đời sống như tăng lương,
thăng cấp). Còn sức mạnh mềm thì đạt được những gì mình muốn bằng cách tác
động tới hệ thống giá trị của người khác, làm thay đổi cách suy nghĩ của người
khác, và qua đó khiến người khác mong muốn chính điều mà mình mong muốn.
Đó là sức mạnh mềm, thực hiện thông qua sự hấp dẫn và thuyết phục. Đối với
một quốc gia, sức mạnh mềm được tạo dựng trên 3 yếu tố: văn hóa quốc gia, giá
trị quốc gia và chính sách của quốc gia đó.
Trong lịch sử quan hệ quốc tế, sức mạnh cứng đã được chính phủ các quốc gia
sử dụng như một biện pháp trọng yếu và trong nhiều trường hợp đã mang lại
hiệu quả lớn. Câu nói “Chân lý thuộc về kẻ mạnh” đã phần nào nói lên quyền
lực của sức mạnh cứng.
Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là lịch sử quan hệ quốc tế chỉ có sức mạnh
cứng. Thực tế cho thấy nhiều quốc gia đã sử dụng sức mạnh mềm rất có hiệu
quả, đặc biệt là trong chính sách đối ngoại. Ngày nay tình hình chính trị xã hội
thế giới đã thay đổi nhiều. Các quốc gia đang hướng vào mục tiêu toàn cầu hóa,
hòa bình, hợp tác, phát triển, xu hướng “đối thoại” thay cho xu hướng “đối
đầu”. Trong một bối cảnh như vậy, sức mạnh mềm càng được chính phủ các
nước tận dụng. Ngay cả những quốc gia vốn rất nổi bật về sức mạnh cứng như
Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật,…cũng đã có ý thức rất rõ về tầm quan trọng của
sức mạnh mềm.
1.3. Khái niệm về thủ pháp ngoại giao văn hóa
Theo từ điển tiếng Việt thì “thủ pháp” là cách thức để thực hiện một ý định, một
mục đích cụ thể nào đó. Vì vậy, thủ pháp ngoại giao văn hóa có thể hiểu đơn
giản là các cách thức để thực hiện công việc ngoại giao văn hóa nhằm mục đích
quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa, con người cho bạn bè quốc tế. Có một số
thủ pháp phổ biến được các quốc gia thường xuyên ứng dụng như âm nhạc, thơ
ca, thể thao, hội họa, phim ảnh, truyền thông đại chúng, diễn đàn quốc tế, giao
lưu văn hóa,...
1.4. Chức năng của ngoại giao văn hóa
Theo Thứ trưởng phụ trách ngoại giao văn hóa của Trung Quốc Mạnh Hiểu
Tứ, ngoại giao văn hóa có các chức năng sau:
Đối với nhân dân trong nước, ngoại giao văn hóa đúc kết, xây dựng và truyền
bá những giá trị, tri thức, lối sống… các giá trị “chân - thiện - mỹ”, đường lối,
chính sách của nhà nước và tìm kiếm sự ủng hộ, đồng thuận của dân chúng đối
với đường lối và chính sách đó.
Đối với nhân dân nước ngoài, ngoại giao văn hóa có chức năng tuyên truyền,
quảng bá hình ảnh đất nước, con người, các hệ giá trị, các quan điểm và thái độ
của đất nước trước những vấn đề quốc tế; giải thích chính sách; đồng thời công
kích, bác bỏ những chính sách, dư luận không có lợi cho nước mình - nhằm xây
dựng hình ảnh quốc gia tốt đẹp, tranh thủ sự chia sẻ, đồng thuận của nhân dân
thế giới, xây dựng quan hệ hữu nghị, cảm tình, sự ủng hộ của họ; từ đó dẫn đến
việc chi phối hành vi đối ngoại của nước khác.
Ngoài ra, ngoại giao văn hóa còn có các chức năng khác như: giảm bớt hiểu
nhầm, giảm thiểu và góp phần tháo gỡ xung đột, tạo dựng uy tín quốc tế, làm
cho quan niệm của mình trở nên phổ biến trong con mắt cộng đồng nước ngoài.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ỨNG DỤNG NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA
ĐẤT NƯỚC CHILE QUA MỘT SỐ THỦ PHÁP
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NƯỚC CHILE
2.1.1. Vị trí địa lí
Chile, tên chính thức là Cộng hòa Chile là một quốc gia tại Nam Mỹ, có dải bờ
biển dài và hẹp xen vào giữa dãy núi Andes và biển Thái Bình Dương. Quốc gia
có diện tích hơn 700 nghìn km với chiều dài 4.300 km (2,700 dặm) nhưng chiều
rộng trung bình chỉ là 175 km (109 dặm). Do lãnh thổ kéo dài dọc theo Nam
Mỹ, hẹp chiều ngang và rất dài, giống như hình trái ớt nên Chile còn được biết
đến với tên gọi “Đất nước hình quả ớt”.
Đây là quốc gia có khí hậu đa dạng, từ sa mạc khô cằn nhất trên thế giới – sa
mạc Atacama - tới khí hậu Địa Trung Hải ở miền trung, và khí hậu ôn đới mưa
ở miền nam. Khu vực sa mạc phía bắc có trữ lượng khoáng sản lớn - chủ yếu là
đồng đỏ. Dân số và tài nguyên nông nghiệp tập trung chủ yếu ở miền trung
Chile, đây cũng là trung tâm văn hóa và chính trị mà từ đó Chile mở rộng lãnh
thổ vào cuối thế kỷ XIX khi sát nhập vùng phía bắc và phía nam đất nước. Khu
vực phía nam Chile rất phong phú về tài nguyên rừng và đất đồng cỏ chăn nuôi
gia súc với một chuỗi các núi lửa và hồ.
2.1.2. Tên gọi chính thức của quốc gia
Đây là một trong những quốc gia có ý nghĩa tên gọi dễ nhầm lẫn. Nhiều người
tin rằng Chile xuất phát từ "chili pepper", có nghĩa là ớt, gắn liền với hình dáng
địa lý độc đáo của quốc gia này.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu loại bỏ mối liên hệ này khi tìm hiểu nguồn gốc
tên gọi đất nước Chile. Chile là tên được lấy từ Chilli trong tiếng của tộc người
Mapuche bản địa, mang ý nghĩa là "nơi tận cùng của thế giới". Sở dĩ thổ dân
bản địa gọi Chile là nơi tận cùng vì khi đi bộ từ phía tây Argentina xuống, họ
thấy lãnh thổ Chile kết thúc là nhìn ra biển Thái Bình Dương.
Điều thú vị khác là bản thân từ "chilli" có nguồn gốc từ "cheele-cheele", một từ
tượng thanh mô phỏng tiếng líu lo của chim Trile, loài chim địa phương.
2.1.3. Quốc kỳ và ngôn ngữ chính thức
Quốc kỳ Chile, gồm hai dải ngang không đồng đều màu trắng và đỏ. Kế trước
dải trắng là một hình vuông màu xanh cùng chiều cao với một ngôi sao năm
cánh trắng ở trung tâm.
Ngôi sao tượng trưng cho một quốc gia độc lập; màu xanh tượng trưng cho bầu
trời và Thái Bình Dương, màu trắng thể hiện các đỉnh núi tuyết vùng Andes, và
màu đỏ thể hiện cho máu xương của các anh hùng dân tộc đã hy sinh trong cuộc
đấu tranh vì độc lập Ngôn ngữ chính thức của Chile là tiếng Tây Ban Nha,
ngoài ra có một số ngôn ngữ bản địa được sử dụng ở quốc gia này như tiếng
Mapuche, Aymara, tiếng Quechua.
2.1.4. Dân cư
Chile là một xã hội đa sắc tộc, nơi sinh sống của những người thuộc nhiều sắc
tộc khác nhau.
Về thành phần quốc gia, dân số Chile bao gồm ba nhóm chính. Đầu tiên trong
số này là người bản địa. Theo dữ liệu từ điều tra dân số năm 2017, hơn hai triệu
người Chile được xác định là thuộc một nhóm bản địa. Trong số này, 1,7 triệu
người là Mapuche, 156,000 người là Aymara và 88,000 người là Diaguita, ba
dân tộc bản địa đông nhất ở Chile.
Nhóm dân tộc thứ hai là người Chile nói tiếng Tây Ban Nha, là hậu duệ của
những người thực dân đầu tiên của đất nước. Sự pha trộn của họ với dân số bản
địa đã dẫn đến thực tế là họ hiện chiếm khoảng 92% dân số của đất nước.
Nhóm thứ ba là những người nhập cư châu Âu. Hầu hết trong số họ là người
Tây Ban Nha. Vào đầu thế kỷ XX, nhiều người nhập cư từ Anh, Pháp, Đức, Ý
và Croatia cũng đã di cư đến Chile. Tính đến 2012, cộng đồng người di cư của
mỗi quốc gia này có khoảng nửa triệu người.

2.2. KHÁI QUÁT VỀ NỀN VĂN HÓA CHILE


Cô lập và gồ ghề, dải đất dài và hẹp được gọi là Chile có một nền văn hóa và
bản sắc Chile khác biệt với phần còn lại của khu vực. Quốc gia này có một số
điểm tương đồng với các nước láng giềng Mỹ Latinh gần đó, chẳng hạn như
Argentina và Bolovia. Tuy nhiên, sự đô hộ của người Tây Ban Nha, sự di cư
của người châu Âu và các nền văn hóa bản địa đã trộn lẫn với nhau, tạo ra một
nền văn hóa, ngôn ngữ và cách sống duy nhất là Chile.
Hầu hết các ngày lễ của Chile đều kỷ niệm các sự kiện quan trọng trong lịch sử
của đất nước hoặc kỷ niệm các ngày lễ truyền thống hoặc ngày thánh của Giáo
hội Công giáo. Fiestas Patrias, một lễ kỷ niệm kéo dài hai ngày vào giữa tháng 9
kỷ niệm nền độc lập của Chile, là ngày lễ yêu nước chính. Trong thời gian này,
có các hội chợ mà tại đó người ta sẽ được giới thiệu về “Cueca” - vũ điệu dân
tộc của Chile hay cưỡi ngựa với các chàng cao bồi Chile (Huasos). Các lễ hội
tôn giáo lớn nhất diễn ra vào khoảng Giáng sinh và Lễ Phục sinh. Cuasimodo
(một giáo lễ tôn giáo được thực hiện bởi các nền văn hóa Huasa) được tổ chức
vào tuần sau Chủ nhật Phục sinh trên khắp miền trung Chile. Trong lễ hội này,
các chàng cao bồi Huasos trong trang phục truyền thống đi cùng với linh mục
địa phương khi ông điều hành lễ rước lễ cho người dân địa phương.
Bên cạnh đó, nhắc đến Chile cũng không thể không nhắc đến văn hóa bản địa.
Các tộc người bản địa sống hòa hợp với nhau, cùng với nét đặc sắc trong văn
hóa của riêng họ, từ các điệu múa, nghệ thuật chế tác thủ công mỹ nghệ, cho
đến y học cổ truyền, tất cả đã tạo nên một Chile độc đáo và giàu bản sắc.
2.3. CHỦ TRƯƠNG VÀ CHIẾN LƯỢC NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA
CHILE
Chính sách đối ngoại của Chile khá mở cửa với thế giới, có mong muốn hợp tác
với tất cả các khu vực trên toàn cầu, mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp
Chile, thu hút đầu tư, cũng như phát triển ngành du lịch của đất nước. Chile đã
thành lập Vụ văn hóa Bộ Ngoại giao Dirac (The Cultural Affairs Division). Mục
tiêu chính của Dirac là phổ biến, quảng bá và tăng cường sự hiện diện văn hóa
của Chile ở nước ngoài, trong đó tích cực truyền bá văn hóa của Chile trên tất
cả các lĩnh vực sáng tạo, phản ánh văn hóa dân gian, di sản, cũng như của người
dân bản địa, truyền bá tác phẩm của các nghệ sĩ, nhà sáng tạo, nhà phê bình, nhà
tư tưởng, phù hợp trực tiếp với các ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Chile.
Bên cạnh đó Chile cũng cho thành lập cơ quan "ProChile", hay chính là Cục xúc
tiến xuất khẩu Chile, trực thuộc Bộ Ngoại giao. Theo chiến lược ngoại giao văn
hóa quốc gia, ProChile cũng đóng góp vào việc định vị hình ảnh của Chile ở
nước ngoài thông qua việc tổ chức và tham gia các sự kiện quốc tế, thúc đẩy du
lịch và đặc biệt đẩy mạnh hợp tác kinh tế, trong đó có xuất khẩu rượu vang. 2 cơ
quan đều tăng cường quan hệ với các quốc gia khác và xây dựng hình ảnh tích
cực của Chile với nét quyến rũ riêng biệt của con người và văn hóa Nam Mỹ
trên trường toàn cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán song
phương, khu vực và đa phương bằng cách giới thiệu một quốc gia đáng tin cậy
với nguồn lực chất lượng, kinh nghiệm, nền văn hóa đa dạng.

2.4. THỦ PHÁP NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA CHILE


2.4.1. Ngoại giao rượu vang
Khi nói về bất kỳ nền văn hóa nào, chúng ta không thể không nhắc tới ẩm thực.
Các món ăn truyền thống gắn liền với cuộc sống sinh hoạt thường ngày của
người dân đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hóa mang sắc màu đặc trưng
của quốc gia đó.
“Thế giới là một cuốn sách mở và những người không du lịch khám phá thì xem
như chỉ đọc được một trang của cuốn sách đó.” Và rượu vang, và nhất là rượu
vang Chile, chính là chất xúc tác khiến người ta muốn đọc được càng nhiều
trang sách càng tốt, càng khám phá nhiều nơi càng thêm hứng thú.
2.4.1.1. Vài nét về rượu vang Chile
Rượu vang Chile hay còn được biết đến là rượu vang Tân thế giới, tức là ngành
công nghiệp rượu vang ở đây ra đời sau các nước có truyền thống lâu đời như
Pháp,
Tây Ban Nha,... Các vườn nho được trồng lần đầu tiên tại Chile vào khoảng thế
kỷ thứ 16 khi thực dân Tây ban Nha đã đem cây nho vào trồng ở thuộc địa của
họ. Loại nho phổ biến nhất ở đây là Cabernet Sauvignon, Merlot và Carmenere.
Rượu vang Chile có hương vị đặc trưng từ những giống nho trồng trên điều kiện
thổ nhưỡng thuận lợi.
Chính vì vậy khi lên men rượu mang hương vị đặc trưng, đậm đà, nồng nàn và
thoang thoảng hương vani quyến rũ.
Có thể nói rằng, với điều kiện tự nhiên thuận lợi, những bí quyết địa phương kết
hợp với công nghệ mới, cùng nền văn hóa rượu vang bén rễ sâu đậm trong
người dân đã thổi vào vang Chile một bản sắc rất riêng cùng chất lượng độc
đáo, đưa Chile trở thành quốc gia lớn thứ bảy trên thế giới về xuất khẩu rượu
vang.
2.4.1.2. Triết lý trong rượu vang Chile
Trong sản xuất rượu vang, Chile duy trì triết lý “luôn luôn phát triển bền vững
bằng cách tạo sự phong phú của trái cây”, luôn cẩn thận trong việc lựa chọn
giống nho tốt nhất trong vườn nho để cho ra chất lượng tuyệt hảo nhất. Các
vườn nho thường nằm tại thung lũng – một trong những vị trí đắc địa để trồng
nho và sản xuất rượu vang. Những vùng đó có khí hậu ôn hòa, giúp trái nho
chín kỹ và phát triển những hương thơm, mùi vị hết sức cô đọng.
2.4.1.3. Chiến lược nhằm đưa rượu vang Chile ra khắp thế giới
2.4.1.3.1. Thành lập tổ chức Wine of Chile:
Wines of Chile (WOC) - Vinos de Chile trong tiếng Tây Ban Nha - là một tổ
chức phi lợi nhuận, thành lập vào năm 1949, với sứ mệnh quảng bá chất lượng
và hình ảnh của rượu vang Chile. WOC hợp tác chặt chẽ với ProChile, ủy ban
thương mại của chính phủ nước này và tới nay, WOC đã có các văn phòng tại
Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc, Vương quốc Anh, Brazil. Các hoạt động của tổ
chức bao gồm vận động hành lang, nghiên cứu và phát triển các dòng rượu, hỗ
trợ công nhân và phục vụ như một trung tâm mạng lưới cho các cộng sự, đồng
thời liên kết với các bên đối tác để phát động các chiến dịch quảng bá trên toàn
cầu.
Gần 100 thành viên của WOC đại diện cho hơn 75% lượng rượu vang đóng chai
xuất khẩu của Chile. Cứ mỗi giây, có hai chai rượu vang Chile được mở ở một
nơi nào đó trên thế giới! Julio Alonso, Giám đốc Điều hành, Wines of Chile cho
biết:
“Nhắc đến Chile là mọi người ngay lập tức liên tưởng đến rượu vang". “Xuất
khẩu đồng và khai thác mỏ có thể xếp hạng cao hơn, tính bằng đô la, nhưng chất
lượng rượu vang của chúng tôi mới là thứ được người tiêu dùng quan tâm hàng
đầu ”. Ông Alonso gọi rượu vang là “vật mở đường ” cho đất nước của mình.

Logo tổ chức Wines of Chile


2.4.1.3.2. Quảng bá rượu vang Chile qua các sự kiện ngoại giao:
Rõ ràng rằng rượu vang, không chỉ là một loại đồ uống, mà nó còn là một cánh
cửa mở ra một nền văn hóa khác. Các sự kiện quốc tế, đặc biệt là sự kiện ngoại
giao là điều kiện lý tưởng để giới thiệu “quốc tửu” trứ danh của đất nước Nam
Mỹ này.
Đại sứ quán Chile tại nhiều quốc gia trên thế giới rất tích cực tổ chức các sự
kiện ngoại giao giữa hai nước, qua đó khéo léo quảng bá rượu vang cũng như
văn hóa đặc trưng của quốc gia mình.

Gần đây nhất, Đại sứ Fernando Danús và các quan chức của Đại sứ quán Chile
tại Hàn Quốc đã tham gia sự kiện “90+, stars of the stars wines tasting & party”,
diễn ra vào ngày 28/3/2020 tại Seoul. Các giống nho tại các vườn Dos Almás,
Siegel, Sur Valles, Luis Felipe Edwards, Ventisquero, Maurizio Garibaldi,
Garcés Silva, Aresti, Carmen, Cono Sur, Montes, Concha y Toro, Errázuriz và
Emiliana đã có mặt tại đây, với những loại rượu vang được công nhận rộng rãi
đã đạt được nhiều hơn 90 điểm trong bảng xếp hạng quốc tế.
Hoạt động có sự tham gia của hơn 350 khách mời, thuộc các phân khúc khác
nhau, tập trung vào các nhà nhập khẩu, tiêu dùng, khách sạn, nhà hàng, báo chí
và các chuyên gia. Tại đó, quan khách được mời nếm rượu và uống cocktail,
Đại sứ Danús đã có đôi lời chào mừng, đề cập đến sự hiện diện và sự chấp nhận
tuyệt vời đối với các loại rượu của Chile tại Hàn Quốc.
Quảng bá rượu vang qua Sự kiện "Đại tiệc ẩm thực toàn cầu 2017" do Đại sứ
quán Chile tại Trung Quốc tổ chức.
● Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh rượu vang Chile
Bên cạnh đó, để quảng bá hình ảnh của rượu vang Chile cũng như tăng cường
xuất khẩu, bắt đầu từ năm 2019, Hiệp hội rượu vang Chile (Wines of Chile) đã
tổ chức Hội nghị thượng đỉnh rượu vang, với sự hợp tác của ProChile (Cục xúc
tiến xuất khẩu Chile), trực thuộc Bộ Ngoại giao. Ngay từ lần đầu tiên tổ chức,
sự kiện đã thu hút được hơn 300 thành viên tham gia, trong đó có các chuyên
gia rượu vang, nhà nhập khẩu và phân phối rượu trên khắp thế giới. Trong hai
năm đầu, sự kiện diễn ra ở quốc gia sở tại Chile, đến năm 2021, Hội nghị
thượng đỉnh kinh doanh rượu vang Chile chính thức được tổ chức tại Thượng
Hải, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh và tăng cường hợp tác và kết nối giữa các
nhà nhập khẩu rượu và nhà máy rượu.
Xuyên suốt sự kiện, khách mời không chỉ được thưởng thức các cấp độ rượu
vang Chile khác nhau từ 30 nhà máy rượu vang nổi tiếng, mà còn có cuộc trò
chuyện sâu hơn với các đại diện của nhà máy rượu và tìm hiểu thêm về lịch sử
của chúng.
● Khai trương Học viện Rượu vang Chile trong khuôn viên Đại sứ quán
Vào ngày 27/10/2021, chiến dịch Học viện rượu vang của Chile (Wines of
Chile Academy) đã được phát động tại Đại sứ quán Chile ở Ấn Độ. Học viện
Rượu vang Chile là một sáng kiến của hiệp hội các nhà sản xuất rượu vang,
được thiết kế để tăng sự hiện diện của rượu vang Chile trên thị trường Ấn Độ
thông qua việc đào tạo các “Đại sứ rượu vang Chile”.
Sự kiện khai mạc có sự tham gia của các nhà nhập khẩu và đại diện của khu vực
Horeca cũng như một số đại diện của đoàn ngoại giao. Chương trình bao gồm
lời chào từ Chủ tịch Hiệp hội Rượu vang Chile, Aurelio Montes, lời chào từ Đại
sứ Juan Angulo, từ Tùy viên Thương mại, Marcela Zúñiga, và từ Ritu Singhal,
phụ trách tổ chức sự kiện. Các loại rượu được giới thiệu trong khóa học là từ
các vườn nho Tarapacá, Valdivieso, Cono Sur, Concha y Toro, Ventisquero và
Antares vì chúng có sẵn ở thị trường Ấn Độ.
Không chỉ ở Ấn Độ, Học viện Rượu vang Chile còn giới thiệu các khóa học của
họ tại Canada, Trung Quốc và Hồng Kông. Chuỗi khóa học với ba cấp độ được
đồng thiết kế bởi AWSEC (Asia Wine Service & Education Centre) tại Hồng
Kông, Wines of Chile và ProChile với sự hỗ trợ từ WSET (Wine and Spirits
Education Trust) có trụ sở tại London. Cấp độ đầu tiên trong khóa học là Đại sứ
(Ambassador), phù hợp với những người đam mê rượu vang nhưng không có
kiến thức trước về các loại rượu vang của Chile. Cấp độ đầu sẽ bao gồm giới
thiệu về các khu vực chính, lịch sử sản xuất rượu vang của đất nước và nếm thử
sáu loại rượu vang. Dựa trên kiến thức đã đạt được ở cấp Đại sứ, Chuyên gia
(Specialist) là cấp độ thứ 2 cung cấp cái nhìn sâu hơn về các vùng và tiểu vùng,
xu hướng trồng nho của khu vực cùng với việc nếm thử 12 loại rượu. Và mức
độ cao nhất của chương trình này là Master. Học viên sẽ được tham gia vào một
chuyến đi kéo dài 5 - 10 ngày đến Chile để thăm các nhà máy rượu vang, gặp gỡ
các nhà sản xuất rượu vang và các thành viên của ngành công nghiệp địa
phương. Được hướng dẫn bởi các chuyên gia của Wines of Chile, khóa học này
cung cấp cho học viên cơ hội trải nghiệm tất cả những gì đã được nghiên cứu ở
các cấp độ trước đó.
Buổi ra mắt Học viện rượu vang Chile tại Hồng Kông là một phần của chiến
dịch quảng bá và tăng cường hiện diện hình ảnh “quốc tửu” Chile, chiến dịch
bắt đầu ở Thượng Hải trước khi chuyển đến Quảng Châu, sau đó đến Hồng
Kông và kết thúc tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Mỗi thành phố này đều có một
trung tâm cung cấp các khóa học của Học viện Rượu vang Chile.
2.4.1.3.3. Tài trợ sự kiện thể thao:
Bên cạnh các hình thức quảng bá như đưa rượu vang vào các sự kiện ngoại
giao, hợp tác kinh doanh thì trở thành nhà tài trợ cho các cuộc thi thể thao cũng
là cách giúp hình ảnh rượu vang Chile đến gần hơn với công chúng trên toàn thế
giới.
● Trở thành Đại diện chính thức của giải đua xe đạp Tour de France
Bắt đầu từ năm 2015, Thương hiệu rượu vang Cono Sur (thương hiệu xuất khẩu
rượu vang đóng chai lớn thứ ba ở Chile) đã vinh dự trở thành loại rượu đại diện
chính thức 3 năm liên tiếp của sự kiện đạp xe huyền thoại và vĩ đại nhất thế
giới, Le Tour de France.
Thương hiệu rượu vang Chile Cono Sur đã công bố phiên bản giới hạn mới
Bicicleta Pinot Noir để kỷ niệm sự hợp tác của hãng với giải đua. Hình ảnh trên
mỗi chai rượu 'Bicicleta' Pinot Noir được lấy cảm hứng từ nhà vô địch Tour de
France năm lần liên tiếp kể từ năm 1991, Miguel Indurain và được vẽ bởi họa sĩ
Eliza Southwood.
Hợp tác với giải đua, thương hiệu đã tặng chuông xe đạp phiên bản giới hạn
cùng với 102.000 chai rượu Bicicleta. Dan Featherstone, giám đốc tiếp thị của
Cono Sur, cho biết: "Bản thân doanh nghiệp chúng tôi bị cũng luôn gắn bó với
chiếc xe đạp, vì vậy việc xây dựng mối quan hệ với sự kiện đua xe đạp nổi tiếng
nhất thế giới là điều hoàn toàn hợp lý. Chúng tôi muốn không chỉ mọi người
yêu thích rượu vang mà họ còn ghi nhớ thương hiệu của chúng tôi - đó là 'hình
ảnh chiếc xe đạp’".
Việc tài trợ cho giải đua xe đạp là bước đi táo bạo để nâng cao và định vị hình
ảnh thương hiệu rượu Chile, không chỉ có hương vị tuyệt hảo mà còn thân thiện
với môi trường. Doanh nghiệp rượu vang Cono Sur gắn liền với hình ảnh “xe
đạp” bởi đây vốn là phương tiện được sử dụng bởi những công nhân ở vườn nho
này. Theo cam kết thực hiện nông nghiệp bền vững, Cono Sur, có nghĩa là
“Southern Cone” đã phát triển nghề trồng nho ít gây hại cho môi trường nhất và
nhấn mạnh vào việc sử dụng phân bón không hóa học, thuốc trừ sâu, v.v. Công
nhân trong vườn nho sử dụng xe đạp để đi lại để giảm bớt lượng khí thải
carbon. Cono Sur cũng là nhà máy rượu đầu tiên trên thế giới đạt được trạng
thái Trung tính Carbon. Do đó, liên kết với một sự kiện đua xe đạp nổi tiếng
như Tour de France là một bước tiến tự nhiên của công ty.
Thương hiệu Cono Sur đã chứng kiến doanh số bán hàng tăng mạnh nhờ Tour
de France. Phiên bản 'Bicicleta' Pinot Noir tăng trưởng khoảng 16% so với cùng
kỳ 2016, đạt khoảng 1,27 triệu lít ở Anh chỉ trong 52 tuần, doanh thu gấp đôi
lên 14,3 triệu bảng Anh trong giao dịch bán lẻ, khiến Pinot Noir mang nhãn
hiệu rượu Chile bán chạy nhất tại Vương quốc Anh.
● Rượu vang Casillero del Diablo trở thành nhà tài trợ cho đội bóng
Manchester United

Casillero del Diablo, thương hiệu rượu vang Chile thuộc sở hữu của Concha y
Toro, là đối tác của Câu lạc bộ bóng đá Manchester United kể từ năm 2010 và
cũng là nhà tài trợ rượu vang chính thức toàn cầu đầu tiên cho một câu lạc bộ
Anh.
Có nhiều điểm tương đồng giữa Casillero del Diablo và Manchester United, đó
là truyền thống, chất lượng, sự xuất sắc trong công việc và sự hiện diện nổi
tiếng trên toàn thế giới. Điều đặc biệt thú vị giữa hãng rượu và đội bóng chính
là hai cái tên đều gắn với “Quỷ”. Trong tiếng Tây Ban Nha, “Casillero del
Diablo” có nghĩa là “Hầm rượu của Quỷ” với truyền thuyết rằng ma quỷ trốn
trong hầm rượu để bảo vệ những chai rượu quý tuyệt hảo khỏi bị đánh cắp, còn
Manchester United thì vốn là đội bóng được mệnh danh là Quỷ đỏ. Chính sự
đồng điệu về mặt tên gọi này, cùng với trụ cột về lịch sử, truyền thống và giá trị,
những đặc điểm này đã mang đến sự hợp tác giữa thương hiệu rượu vang và đội
bóng nổi tiếng trên toàn thế giới.
Kỷ niệm liên minh thành công với Manchester United, Casillero del Diablo đã
tạo ra “Bộ sưu tập Huyền thoại” vào năm 2012, một loại rượu phiên bản giới
hạn độc quyền được làm từ những trái nho ngon nhất từ giống nho Cabernet
Sauvignon hàng đầu của Chile. Rượu vang Casillero del Diablo được phục vụ
trong các dãy phòng VIP ở Old Trafford, và công chúng cũng thấy quảng cáo
thương hiệu trên bảng kỹ thuật số trong sân vận động và trên truyền hình. Bộ
sưu tập rượu vang Huyền thoại Manchester United phiên bản giới hạn được ra
mắt từ năm 2014 khiến người hâm mộ Quỷ đỏ thích thú. và ngay lập tức bán
được khoảng 300.000 chai.
Là một phần của thỏa thuận hợp tác, doanh nghiệp Concha y Toro đã tài trợ
United trong các chuyến du đấu mùa hè ở châu Á và Mỹ, tổ chức các sự kiện
bao gồm 'các trận đấu của Quỷ', đưa các trường dạy bóng đá của câu lạc bộ đến
Mỹ và Chile, đồng thời mời các chân sút huyền thoại của United bao gồm Sir
Bobby Charlton và Bryan Robso nếm thử rượu ở Chile tại các sự kiện thương
mại quan trọng.
Concha y Toro cũng đã hợp tác với Manchester United trong bốn chuyến lưu
diễn mùa hè của đội bóng ở châu Á và Hoa Kỳ và tổ chức các hoạt động với
người hâm mộ ở khoảng 40 quốc gia. Nhà sản xuất rượu có kế hoạch sử dụng
nhiều hơn nữa thương hiệu câu lạc bộ thông qua một loạt các chương trình
khuyến mãi cho các thị trường quốc tế mới cho sản phẩm của mình.

Trong năm 2016, nhãn hiệu hàng đầu của gã khổng lồ rượu Chile đã vượt qua
Gallo và Jacob's Creek để trở thành nhãn hiệu rượu bán chạy thứ năm ở Anh.
Thương hiệu cũng tự hào có giá trung bình cho mỗi chai cao nhất so với bất kỳ
thương hiệu nào trong top 10 của Vương quốc Anh.
Vào tháng 8, công ty mẹ tại Chile báo cáo doanh số bán hàng mạnh mẽ của
Casillero del Diablo, chỉ riêng dòng rượu này đã giúp đẩy lợi nhuận toàn cầu
của Concha y Toro lên 32,3%, tương đương 13.248 triệu đô la chỉ trong quý 2
năm 2016.
2.4.1.3.4. Ngoại giao rượu vang Chile thông qua “Du lịch rượu vang”:
● Vài nét về ngành “du lịch rượu vang” (enotourism)
Du lịch rượu vang (enotourism) là hoạt động của du khách ở các vùng trồng
nho và làm rượu vang. Các trải nghiệm trong những tour du lịch rượu vang có
thể là thăm các vườn nho trải dài bạt ngàn đầy tươi tốt, tham quan nhà máy, tìm
hiểu quy trình sản xuất nên “thứ nước quả” thượng hạng, nếm thử các hương vị
rượu khác nhau, thậm chí được tham gia vào quá trình thu hoạch cũng như sản
xuất rượu vang.
Du lịch rượu vang không chỉ đơn thuần là tour du lịch tổ chức cho du khách
nếm thử và mua bán rượu. Rất hiếm du khách muốn dành toàn bộ thời gian của
mình để thưởng thức chúng, dù cho là tín đồ đam mê rượu vang, tay thưởng
rượu nghiệp dư hay chưa từng nếm thử thức rượu sóng sánh này. Do đó, hình
thức du lịch vườn nho kết hợp văn hóa sản xuất rượu vang hiện đại và tham
quan truyền thống để khám phá nơi sản sinh ra các loại rượu làm từ cây nho, sẽ
giúp cho du khách tìm kiếm chai rượu tuyệt hảo hay có cuộc gặp gỡ khó quên
với những người sản xuất rượu, tìm hiểu về con người, văn hóa, di sản của
những vùng đất ấy.
● Nét độc đáo của ngành du lịch rượu vang Chil
Chile được cả thế giới công nhận là một trong những điểm đến ưa thích tại
Nam Mỹ đối với người đam mê du lịch rượu vang. Mảng môi trường tự nhiên
tuyệt vời của đất nước dài 2.670 dặm, với những thung lũng mát mẻ, ấm áp và
màu mỡ cùng cánh đồng rộng lớn đã tạo nên những đặc tính đặc biệt cho trái
nho. Điều này cho phép sản xuất ra những loại rượu vang độc đáo được quốc tế
ca ngợi và đưa Chile lên vị trí thứ bảy trong số các quốc gia sản xuất rượu vang.
Chile cũng là quốc gia duy nhất trên thế giới có quy tắc bền vững về ngành du
lịch rượu vang. Từ việc trồng nho cho đến các hoạt động du lịch luôn hướng
đến tiêu chí bảo vệ môi trường. Du khách khi đến thăm quan những thung lũng
nho nơi đây có thể được trải nghiệm đạp xe giữa những vườn nho, tham gia lễ
hội thu hoạch, cùng hàng loạt các hoạt động đặc sắc khác như “nghiền nho bằng
chân trần”, nhảy điệu múa truyền thống “cueca” hay cưỡi ngựa cùng các cao
bồi Huaso. Chính điều này đã tạo nên nét độc đáo cho ngành du lịch rượu vang
Chile.
● Chiến lược thúc đẩy du lịch rượu vang Chile
- Qua các lễ hội truyền thống
Là một đất nước giàu truyền thống rượu vang, Chile nổi tiếng với những lễ hội
rượu tràn ngập niềm vui và hương vị. Trong một năm, Chile có hai sự kiện rượu
vang lớn nhất, đó là Lễ thu hoạch nho và Ngày rượu vang Quốc gia, trải dài hai
đến ba tháng và khắp các vùng trồng nho, mỗi vùng lại có những cách tổ chức
rất độc đáo.
Lễ hội thu hoạch nho Fiesta de la Vendimia thường diễn ra vào tháng 3 và
tháng 4 hằng năm, khi những trái nho đã căng tròn, chín mọng. Còn ngày rượu
vang quốc gia (Día del Vino), kể từ 2015, chính phủ Chile đã biến nó thành một
lễ kỷ niệm chính thức của quốc gia và được tổ chức vào ngày 4 tháng 9.
Lễ hội tôn vinh sự chăm chỉ, cần cù của những người chăm sóc và thu hoạch
nho, đồng thời cho mọi người thấy được sự khó khăn, vất vả của những người
nông dân. Đây cũng là dịp hoàn hảo để công chúng biết và thưởng thức các loại
rượu của một vùng hoặc địa phương cụ thể và trên hết, là để có một khoảng thời
gian vui vẻ bên gia đình và bạn bè.
Trong những dịp này, những du khách có thể trở thành những người nông dân,
trải nghiệm thu hoạch nho làm rượu vang. Tự tay du khách sẽ lựa chọn những
chùm nho đạt yêu cầu và cắt chúng, sau đó tham gia tiếp vào quá trình biến
những chùm nho thành “thứ nước quả tuyệt hảo” này. Cho dù phải làm việc
dưới cái nắng gay gắt và phải trả tiền nhưng các du khách này đều cảm thấy rất
hài lòng.
Ngoài ra, bên canh được thỏa thích thưởng thức các loại rượu vang đỏ danh
giá, du khách có thể hòa mình vào nền văn hóa làm rượu vang của Chile thông
qua các hoạt động vui chơi trong những lễ hội truyền thống. Một trong những
điều thú vị hấp dẫn khách tham quan đó là hoạt động “pisoteo” (nghiền nho
bằng chân trần). Đây là một trong những cách thức ép nho từ thời xa xưa. Mặc
dù ngày nay chúng ta có máy ép hiện đại, nhưng truyền thống vẫn còn nguyên
vẹn và được bảo tồn bởi một số nhà sản xuất cố gắng duy trì các phương pháp
nấu rượu cũ. Trong trò chơi này, các đội sẽ thi đấu với nhau, mỗi đội gồm hai
người, một người đứng trong thùng hoặc bồn ngâm nho và người kia cầm chai
để hứng nước trái cây. Khi trọng tài thổi còi, cuộc vui bắt đầu. Người dậm chân
đập chân càng mạnh càng tốt và người hứng dùng một cây gậy để thoát nước ra
ngoài sao cho nhiều nước nho vào đầy chai nhất có thể.
Nhóm nào đổ đầy nước nho vào xô nhanh nhất sẽ chiến thắng Ngoài ra, ở một
số nơi, chẳng hạn như ở vùng Curicó, người dân ở đây còn xây dựng đài phun
rượu. Người nông dân và du khách tham quan có thể nâng ly chúc mừng mùa
màng bội thu. Đây là một trong số ít những dịp mà người Chile có thể uống
rượu vang trên các địa điểm công cộng, hy vọng với trách nhiệm , sự kính trọng
và biết ơn đối với món quà thiên nhiên ban tặng.

Bên cạnh đó, lễ hội thu hoạch ở Chile cũng ngập tràn các hoạt động thú vị khác
hấp dẫn du khách. Mọi người được hòa mình trong những vũ điệu truyền thống
Cueca, trải nghiệm cưỡi ngựa phong cách cao bồi Chile Huaso, giải trí với vô số
hoạt động truyền thống của người Chile hay mua những món hàng tại các hội
chợ địa phương, bao gồm đồ thủ công bằng da, len cừu, nỉ, lá ngô, đồ trang sức
làm từ quả bầu và yên ngựa. Đối với ẩm thực, du khách có thể tìm thấy các loại
mứt ngọt tự làm, nhiều loại pho mát, mật ong, trái cây tươi, thịt bò khô và bí
ngô dành cho người sành ăn.
- Thiết kế các tour du lịch và xây dựng Tuyến đường rượu vang Chile
(Chile wine route)
Chile cũng tận dụng sự nổi tiếng về rượu vang của họ bằng cách mở rộng lĩnh
vực du lịch rượu vang. Có rất nhiều tour du lịch rượu vang có sẵn ở tất cả các
vùng rượu vang của Chile. Các vùng rượu vang Casablanca, Cachapoal,
Colchagua, Aconcagua, Maule và Curico cung cấp cho du khách các tour du
lịch rượu vang được tổ chức với hướng dẫn song ngữ, có bản đồ, trung tâm đặt
chỗ và phương tiện di chuyển. Các chuyến tham quan cho phép khách du lịch
tham quan một số nhà máy rượu vang quan trọng nhất ở Chile, bao gồm Casa
Lapostolle Clos Apalta, Casa Silva, Viu Manent, Viña Montes và Emiliana
Orgánica. Bằng cách đến thăm vùng rượu vang Alto Cachapoal, khách du lịch
có thể khám phá các nhà máy rượu vang Chile bên dưới dãy Andes. Các vùng
Colchagua và Cachapoal chuyên về rượu vang đỏ, chẳng hạn như Cabernet,
Syrah và Merlot.
Và để đưa du khách di chuyển giữa các vùng thuận lợi, Chile đã cho xây dựng
Các tuyến đường rượu vang Chile. Một phần lớn của chúng nằm ở miền trung
đất nước. Vào năm 1996, "Con đường rượu vang" đầu tiên được hình thành ở
tỉnh Santa Cruz, có sự hỗ trợ của nhà nước, Bộ Kinh tế, Phát triển và Du lịch
cùng Bộ Công thương, tích hợp các phần của Chương trình Các tuyến đường
Thắng cảnh Chile. Cho đến nay, Chile có tất cả 12 tuyến đường rượu vang, nối
liền các thung lũng rượu nổi tiếng quốc gia, đưa du khách trải nghiệm cảnh sắc
tuyệt vời, quan sát một phần quy trình sản xuất, tham quan và thưởng thức các
loại rượu vang nổi tiếng trong những hầm rượu dưới lòng đất hơn một trăm năm
tuổi.
Một trong những con đường rượu vang nổi tiếng ở Chile là con đường dẫn tới
Thung lũng Curicó. Nó cho phép bạn tham quan nhiều vườn nho khác nhau
trong khu vực này và Trên thực tế, năm 2011, thung lũng được coi là "điểm đến
rượu vang ngon thứ hai trên thế giới" sau vùng Alsace (Pháp), theo tạp chí
Shermans Travel của Mỹ.
Ngoài ra, vào năm 2015, trang web chuyên về du lịch và lữ hành Fodor's của
Mỹ đã xếp các thung lũng rượu vang của Chile trong số 11 điểm đến tuyệt vời
nhất trên thế giới để tổ chức tuần trăng mật.
Như vậy có thể thấy du lịch rượu vang đóng vai trò vô cùng lớn trong việc
giớinthiệu tới du khách giá trị của các loại rượu vang trên thế giới, cũng như các
điểm đến và hoạt động du lịch nổi tiếng.
2.4.2. Ngoại giao văn hóa bản địa
2.4.2.1. Vài nét về tập quán văn hóa của người bản địa Chile:
● Văn hóa độc đáo của người Mapuche
Nhắc đến nền văn hóa Chile, không thể không kể đến văn hóa của người
Mapuche bản địa. Trong tiếng bản địa Mapudungun, 'Mapuche' có nghĩa là
'người của trái đất'. Đúng như tên gọi của chúng, nhiều thực hành và tín ngưỡng
của người Mapuche có mối liên hệ sâu sắc với thế giới tự nhiên và vùng đất tổ
tiên của họ.
Chẳng hạn, các nghi lễ chữa bệnh và sử dụng thuốc thảo dược Mapuche là hai
tập tục văn hóa phổ biến. Các Mapuche pháp sư, các machi, chiếm một trong
những vai trò quan trọng nhất trong xã hội Mapuche. Các machi, thường là nữ,
thực hiện các nghi lễ để xua đuổi bệnh tật hoặc ma quỷ và bảo vệ cộng đồng và
mùa màng của họ. Machi am hiểu về y học tự nhiên và các phương pháp khác
nhau dựa trên nền sinh học đa dạng của khu vực. Truyền thống y học Mapuche
là một trong những khía cạnh dễ thấy nhất của nền văn hóa hiện nay ở Chile,
được sử dụng như một phương pháp điều trị chính và thay thế cho y học
phương Tây.
Người Mapuche cũng có truyền thống dệt may phong phú, một tập quán đã tồn
tại từ rất xa trước cuộc chinh phục của người Tây Ban Nha. Những người phụ
nữ trong các cộng đồng Mapuche sẽ truyền lại các kỹ thuật dệt cho thế hệ trẻ.
Những mặt hàng dệt này, thường là ponchos và chăn, được coi là một mặt hàng
kinh doanh quan trọng. Ngoài sản xuất hàng dệt, người Mapuche còn được biết
đến với đồ kim loại và vào giữa thế kỷ 18, nhiều người Mapuche bắt đầu sản
xuất đồ mỹ nghệ bằng bạc.
● Văn hóa độc đáo của người Aymara
Người Aymara là những người bản địa lớn thứ hai ở Chile ( chỉ sau người
Mapuche). Ngày nay, họ được xác định bằng ngôn ngữ của họ, văn hóa Andean
của họ và vùng đất mà họ sinh sống tại các Khu vực Arica và Parinacota,
Tarapaca và Antofagasta. Các cộng đồng Aymara sống ở Altiplano, trải dài một
vùng rộng lớn bao gồm Hồ Titicaca và các khu vực lân cận (Bolivia), Norte
Grande của Chile và tây bắc Argentina.
Đáng chú ý trong nền văn hóa Aymara là hàng dệt của họ, thể hiện chuyên môn
kỹ thuật tuyệt vời và chi tiết và được sử dụng chủ yếu cho quần áo và các trang
phục nghi lễ. Bên cạnh âm nhạc và khiêu vũ, người Aymara còn được biết đến
với đồ trang sức bằng bạc và các đồ vật nghi lễ khác.
2.4.2.2. Chiến lược thúc đẩy ngoại giao văn hóa bản địa
2.4.2.2.1. Đẩy mạnh quảng bá Ngôn ngữ bản địa
● Tổ chức Năm ngôn ngữ bản địa của chile (Chile year of indigenous
languages)
Kể từ ngày 21/2/2019, Chile đang kỷ niệm Năm Ngôn ngữ Bản địa. Có sáu
ngôn ngữ bản địa ở Chile, nhưng trong số những người tự nhận là một phần của
dân số bản địa, chỉ có 20% nói tiếng mẹ đẻ của họ. Lễ kỷ niệm là kết quả của sự
thúc đẩy rộng rãi hơn từ Liên hợp quốc nhằm tôn vinh và bảo tồn các ngôn ngữ
và văn hóa bản địa từ khắp nơi trên thế giới. Những nền văn hóa này là một
phần của lịch sử đang nhanh chóng bị mai một, thế nên điều quan trọng là phải
bảo tồn và bảo vệ chúng.

Một số tổ chức chính phủ Chile đang phối hợp với UNESCO để quảng bá các
ngôn ngữ bản địa này thông qua các buổi trưng bày văn hóa và các sự kiện giáo
dục.
Năm Ngôn ngữ Bản địa bắt đầu với các buổi biểu diễn ở Santiago của các thành
viên của bộ tộc Mapuche và Rapa Nui. Mặc trang phục truyền thống của mình,
các thành viên biểu diễn các điệu nhảy và bài hát cho khán giả.
Hoạt động phát động được thực hiện ở Paseo Bandera, ở trung tâm của
Santiago, và Thứ trưởng Bộ Dịch vụ Xã hội, Sebastián Villarreal, đã tham gia
vào hoạt động đó; Bộ trưởng Văn hóa, Nghệ thuật và Di sản, Juan Carlos Silva;
và Thứ trưởng Nhân quyền, Lorena Recabarren cũng như đại diện của các dân
tộc Mapuche và Rapa Nui.
● Cung cấp các khóa học tiếng bản địa miễn phí
Là một phần của lễ kỷ niệm và quảng bá Năm ngôn ngữ bản địa Chile, Cục
Người bản địa (Department of Native People) thuộc Cơ quan Di sản Văn hóa
Quốc gia đang cung cấp các lớp học ngôn ngữ miễn phí cho công dân Chile để
làm sống lại các giọng điệu bản địa. Học viên có thể tham gia các khóa học để
bắt đầu học ngôn ngữ của người Mapuche: Mapudungun. Mapudungun là ngôn
ngữ Araucanian, có nguồn gốc từ vùng núi Andes của Chile và Argentina.
Trong số các hoạt động nổi bật là việc triển khai các khóa học điện tử
Mapuzugun (tiếng Mapuche) cơ bản sẽ được giảng dạy trong tháng 3/2019. Các
khóa học, sẽ được mở cho những người đăng ký tại các trang web của chính phủ
(www.cultura.gob.cl ; và www.biblioredes.cl), sẽ có 80 giờ sư phạm, được chia
thành 4 học phần và sẽ có sẵn trong một khoảng thời gian 6 tháng với giới hạn 5
nghìn sinh viên mỗi năm, nhờ vào sáng kiến được tổ chức bởi Biblioredes và
Cục Người bản địa thuộc Cơ quan Di sản Văn hóa Quốc gia.
Các sáng kiến khác được Bộ Văn hóa, Nghệ thuật và Di sản lên kế hoạch cho
năm nay là tổ chức hội thảo về kinh nghiệm Tái sinh ngôn ngữ, được lên kế
hoạch vào tháng 10/2019 tại các vùng La Araucania và Metropolitana; cũng như
các ngày nghiên cứu về Sách và Đọc, với chủ đề trọng tâm sẽ là sự hồi sinh của
các ngôn ngữ bản địa, và được lên kế hoạch vào tháng Bảy năm nay và được tổ
chức từ chính sách Đọc và Sách Quốc gia.
2.4.2.2.2. Thúc đẩy Du lịch bản địa
* Vài nét về du lịch bản địa:
Du lịch bản địa là loại hình du lịch cho phép người bản địa quản lý một địa
điểm hoặc làm cho văn hóa bản địa trở thành trọng tâm ở một điểm đến. Tại
đây, khách du lịch có thể thăm các địa điểm văn hóa hoặc cộng đồng bản địa,
trải nghiệm các điệu múa, nghệ thuật và thủ công truyền thống, và đi du lịch đến
các khu vực bản địa xa xôi.
Là một trong những hoạt động kinh tế phát triển mạnh nhất, du lịch được coi là
đóng góp tốt cho người bản địa trong việc cải thiện sinh kế của họ. Nếu được
quản lý một cách có trách nhiệm và bền vững, du lịch Bản địa có thể thúc đẩy
sự tương tác và phục hưng văn hóa, thúc đẩy việc làm, xóa đói giảm nghèo, hạn
chế di cư từ các chuyến bay nông thôn, trao quyền cho phụ nữ và thanh niên,
khuyến khích đa dạng hóa sản phẩm và nuôi dưỡng cảm giác tự hào ở người
Bản địa.

* Các tổ chức tham gia thúc đẩy du lịch bản địa Chile:
Chile đang hướng tới phát triển du lịch bền vững, trong đó đẩy mạnh khai thác
du lịch bản địa.
Ở Chile, có một số tổ chức thúc đẩy du lịch và đóng một phần quan trọng trong
sự phát triển của du lịch quốc gia. Họ bao gồm Hợp tác Phát triển Bản địa Quốc
gia (National Corporation for Indigenous Development), hoạt động trên các
chương trình liên kết trực tiếp với người bản địa và đã tài trợ hoặc hỗ trợ một số
sáng kiến du lịch bản địa; Hội đồng Quốc gia về Văn hóa và Nghệ thuật
(National Council for Culture and the Arts), được tài trợ độc lập và hỗ trợ các
sáng kiến về văn hóa và di sản; Viện Phát triển Nông nghiệp (the Agricultural
Development Institute), hỗ trợ phát triển sản xuất, đặc biệt là canh tác quy mô
nhỏ, tập trung vào các cá nhân bản địa và vai trò của du lịch trong việc thúc đẩy
các hoạt động liên quan đến canh tác; Dịch vụ Du lịch Quốc gia (SERNATUR),
cơ quan trực tiếp làm việc để phát triển các chính sách du lịch quốc gia và khu
vực; Hợp tác Phát triển Kinh tế (the Economic Development Corporation), là
một trong những nguồn tài trợ chính cho các dự án phát triển kinh tế như du
lịch; Hợp tác Lâm nghiệp Quốc gia (the National Forestry Corporation), chịu
trách nhiệm về các khu bảo tồn của nhà nước. Các tổ chức này hoạt động ở cấp
độ quốc gia và khu vực.
* Chiến lược thúc đẩy du lịch bản địa ở Chile:
● Thiết kế những tour du lịch đến các vùng đất bản địa
“Chúa tạo dựng xong thế giới, một phần còn sót lại gồm sa mạc, rừng và núi,
Người đã gom tất cả lại và tạo ra Chile”, câu nói đã ngợi ca vẻ đẹp hoang sơ mà
cũng đầy bí ẩn của vùng đất hình trái ớt này. Càng bí ẩn, càng thu hút khách du
lịch. Đó cũng chính là điều khiến du lịch bản địa ở Chile đang gia tăng, khi mà
du khách có thể thưởng ngoạn cảnh đẹp hoang sơ, tham gia vào những hoạt
động đặc sắc của người dân bản địa, điều mà không phải quốc gia nào cũng có
được.
Chile đã khéo léo lồng ghép các chương trình khám phá trải nghiệm vùng đất
của những tộc người bản địa như Aymara, Mapuche hay Rapa Nui. Du khách có
thể khám phá khu vực phía Bắc tổ tiên của Chile, nơi được gọi là ¨Circuito
Colchane¨.

Nơi đây là đại diện cho cuộc sống của vùng cao, mang đậm dấu ấn văn hóa
Aymara, những ngôi làng Cariquima, Chijo, Villa Blanca, Ancuaque và
Chulluncane đẹp như tranh vẽ. Từ đây, du khách có thể tiếp tục hành trình trên
Đường mòn Inca, qua một con đường được người cổ đại sử dụng và tham quan
các điểm tham quan như Đầm Inca Coya và Quebrada del Rio Salado, thử một
món ăn cổ điển của Aymara được làm từ llama (thịt lạc đà) và quinoa (hạt diêm
mạch).
Không chỉ vậy, du khách cũng có thể đến thăm tộc người Rapa Nui trên đảo
Phục Sinh, tổ tiên người Polynesia trong lịch sử. Du lịch trên hòn đảo cô lập và
đầy bí ẩn này, du khách sẽ được tìm hiểu về huyền thoại của các Moai và Ahu
(những bức tượng đá trên đảo Phục Sinh), được hòa mình trong các vũ điệu đặc
trưng của người Rapa Nui như Sau Sau, Ula Ula, tham gia lễ hội mùa xuân
Tapati được tổ chức hàng năm trong nửa đầu tháng Hai và hàng loạt các cuộc
thi trong lễ hội đó. Đây chính là điểm độc đáo và thu hút của du lịch bản địa
Chile.
● Liên kết với các tổ chức, diễn đàn quốc tế về du lịch bản địa

Chile là đối tác chiến lược của Liên minh Du lịch bản địa thế giới WINTA
(World Indigenous Tourism Alliance), một tổ chức liên kết mạng lưới du lịch
bản địa trên toàn cầu. Đây là cơ hội để Chile học hỏi và trao đổi với các quốc
gia trong cùng mạng lưới về việc gìn giữ bản sắc dân tộc, phát huy các sáng
kiến để thúc đẩy, phát triển du lịch bản địa. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội tuyệt
vời để thiết lập mối liên kết giữa các chuyên gia, nhà cung cấp dịch vụ và với
cộng đồng người bản địa để phát triển các dịch vụ du lịch có giá trị văn hóa cao.

2.4.2.2.3. Quảng bá văn hóa bản địa Chile thông qua các bộ phim hoạt hình
● Hoạt hình: “Nahuel and the Magic Book”
Hãng phim Chile Latido đã sẵn sàng giới thiệu bộ phim hoạt hình mới là
“Nahuel y el Libro Mágico” (Nahuel và cuốn sách ma thuật) của đạo diễn
Germán Acuña tại American Film Market, sự kiện điện ảnh diễn ra ở Santa
Monica, California, nơi ký kết các thỏa thuận liên quan đến việc sản xuất và
phân phối các sản phẩm điện ảnh. Bộ phim dựa trên một số huyền thoại và
truyền thuyết phổ biến của quần đảo Chile. Phần phía nam của Chile này rất đặc
biệt, một số nơi dường như bị đóng băng theo thời gian và thiên nhiên có thể
mở ra trước mắt người xem theo những cách rất đẹp và ấn tượng. Đối với đạo
diễn, điều hấp dẫn nhất là mức độ thần thoại tồn tại ở đó: sự kết hợp của văn
hóa bản địa địa phương, pha trộn với các truyền thống tôn giáo áp đặt bởi những
người châu Âu đến đó ”.
Một chuyến đi đến Đảo Chiloé vào năm 2011 đã truyền cảm hứng cho đạo diễn
Germán Acuña tạo ra bộ phim. Đạo diễn chia sẻ rằng, chính khi tận mắt ngắm
nhìn, anh mới nhận ra rằng hòn đảo này rất giàu thần thoại, văn hóa và phong
cảnh đẹp.
Chile có rất nhiều nguyên liệu thô và các yếu tố có thể được sử dụng để kể
những câu chuyện lấy cảm hứng từ thần thoại này ”.
Thông qua việc thực hiện rất nhiều nghiên cứu và phỏng vấn với cư dân địa
phương, đạo diễn có thể đắm mình vào văn hóa, truyền thống, thần thoại và
truyền thuyết còn rất nhiều sống động trên đảo. “Đối với tôi, thật ngạc nhiên khi
thấy rằng những niềm tin này không phải là hời hợt, mà là người dân trong vùng
này có hàng ngàn câu chuyện liên quan đến thần thoại và phù thủy.” Đây là một
bộ phim cố gắng mang mọi người đến gần nhau hơn trên bình diện văn hóa
đồng thời cung cấp giải trí văn hóa đại chúng. Bộ phim dài tập hy vọng sẽ được
một lượng lớn người xem và do đó, chúng tôi hy vọng rằng trẻ em sẽ hứng thú
với văn hóa Mapuche thông qua những nhân vật này.
Nahuel and the Magic Book là bộ phim nói tiếng Tây Ban Nha và Mỹ Latinh
duy nhất được chọn cho cuộc thi Phim truyện chính thức của Liên hoan Annecy
năm 2020, được tổ chức trực tuyến từ ngày 15 tháng 6 đến ngày 30 tháng 6. Bộ
phim cũng đã thu hút sự chú ý trên trường quốc tế, được lựa chọn chính thức
cho cả sự kiện hoạt hình Annecy danh giá ở Pháp và lễ hội Schlingel của Đức,
đồng thời giành giải Phim truyện Mỹ Latinh tại Chilemonos 2020
● Serie hoạt hình “Pichintún”
Pichintún là một loạt phim hoạt hình - tài liệu của Chile, một sáng kiến của
Hội đồng Truyền hình Quốc gia, tập hợp những câu chuyện của các cô gái và
cậu bé từ các vùng khác nhau của đất nước Chile, tìm cách truyền bá chủ nghĩa
đa văn hóa của các nhóm dân tộc khác nhau sinh sống trên lãnh thổ.
Bộ truyện do Novasur sản xuất bao gồm trong mỗi chương những hiện thực
khác nhau qua cuộc sống hàng ngày của những đứa trẻ di cư, của các nhóm dân
tộc Rapa Nui, Mapuche hay Aymara hoặc những đứa trẻ có khả năng khác
nhau. Các chương bao gồm các chủ đề xuyên suốt như hòa nhập và dạy về
những nơi mà các nhân vật chính sống, trò chơi, văn hóa và truyền thống của
họ.

“Chúng tôi ghi lại trải nghiệm cuộc sống của những đứa trẻ thực sự đại diện
cho các giá trị văn hóa có thể được giải cứu để mang lại các giá trị liên quan đến
hòa nhập và đa dạng. Chúng tôi muốn tạo ra một thiết kế độc đáo cho trẻ em,
bất kể nguồn gốc của chúng. Tất cả chúng đều sẽ tròn, nhỏ và đáng yêu. Đó là
lý do tại sao thiết kế đầy đặn và cứng đầu ”, Patricio Veloso , đạo diễn của loạt
phim trong mùa đầu tiên giải thích.
Bộ phim hoạt hình đã được công nhận là bộ truyện hay nhất tại Liên hoan Nghe
nhìn Trẻ em - FAN Chile, tại Liên hoan phim Ojo de Pescado và tại Liên hoan
phim hoạt hình "Chilemonos", ở phần "Camilo, một đứa trẻ mù", bộ phim cũng
được đánh giá là "Phim nước ngoài hay nhất do Ban giám khảo bình chọn" tại
Liên hoan phim dành cho trẻ em ở Florianópolis , Brazil.
“Pichintún” cũng lọt vào vòng chung kết trong cuộc thi “Phim phi hư cấu dành
cho trẻ em dưới 6 tuổi” tại Prix Jeunesse Internacional 2016, Đức, và được đề
cử đặc biệt ở hạng mục "Phim hoạt hình ngắn" tại Quốc tế. Liên hoan phim
dành cho trẻ em và thanh niên, Divercine từ Uruguay.
Phạm vi của loạt phim hoạt hình đã lớn đến mức đã được chọn để tham gia
phiên bản 2019 của Hội nghị quốc tế về truyền hình công cộng, INPUT, ở Thái
Lan .
Cùng với đó, vào năm 2018, bộ phim đã lọt vào vòng chung kết của Giải
thưởng Japan Prize tại Nhật Bản. Sau đó, nhà sản xuất đã phát sóng chương đã
phát trên mạng xã hội với lồng tiếng địa phương trên truyền hình công cộng ở
quốc gia đó.
Các chủ đề mà mùa tiếp theo của sản phẩm này sẽ giải quyết liên quan đến các
lễ hội và truyền thống của Chile; những người bản địa, những câu chuyện về
hòa nhập và di cư. Trong số các nhân vật chính có Ignacia, một bệnh nhân
Telethon, người nổi bật với phẩm chất nghệ thuật của cô ấy; Ariadna, một cô
gái người Venezuela đến Chile cùng gia đình để tìm kiếm cơ hội mới; Panchita,
một nghệ sĩ xiếc hay Jorge, một vũ công của bữa tiệc La Tirana.

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC THỦ PHÁP NGOẠI GIAO
VĂN HÓA CỦA CHILE
3.1. Hiệu quả ứng dụng ngoại giao văn hóa Chile:
Đối với khu vực và quốc tế: Nhờ những nỗ lực thúc đẩy ngoại giao văn hóa,
Chile đã xây dựng thành công hình ảnh một đất nước có nền văn hóa đa dạng,
đậm đà bản sắc. Những giá trị văn hóa mà Chile đẩy mạnh, đặc biệt là thông
qua rượu vang đã giúp quốc gia này xứng danh trên bản đồ rượu vang thế giới.
Bên cạnh đó, ngành du lịch Chile cũng tạo ra ấn tượng mạnh mẽ với bạn bè năm
châu nhờ vào việc thúc đẩy du lịch bản địa. Sự thành công này có được là nhờ
sức mạnh nội tại của nền văn hóa lâu đời đã tạo nên sức hút. Đây chính là nền
tảng vững chắc và là bàn đạp để văn hóa Chile giao thoa với các nền văn hóa
khác trên thế giới. Cũng chính từ việc tận dụng tốt ngoại giao văn hóa, Chile có
thể thắt chặt các quan hệ hợp tác về kinh tế, chính trị với các quốc gia trên thế
giới.
Đối với kinh tế trong nước, rượu vang - thủ pháp ngoại giao mạnh mẽ nhất của
Chile - đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của quốc gia này, chiếm 0,5% GDP
và sử dụng hơn 100.000 người làm việc trực tiếp, trong đó chỉ có 53% làm việc
trong các vườn nho (tiếp theo là 19% trong lĩnh vực hậu cần, vận tải và tiếp thị,
17% trong nhà máy rượu, 9% trong đóng chai và 2% trong sản xuất). Ngày nay,
có 800 nhà máy rượu vang đang hoạt động ở Chile, 11.697 nhà sản xuất và 394
công ty xuất khẩu rượu vang, trong đó 76% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chile hiện là đối tác xuất khẩu chính với nước Mỹ, khu vực châu Âu như Anh,
Úc hay các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ. Quốc gia hình trái ớt này
cũng vinh dự đứng thứ bảy thế giới về xuất khẩu rượu vang.
Về du lịch, kể từ giữa những năm 1990, du lịch ở Chile đã trở thành một trong
những nguồn thu nhập chính của đất nước, đặc biệt là ở những khu vực khắc
nghiệt nhất. Năm 2005, lĩnh vực này tăng trưởng 13,6%, tạo ra hơn 500 triệu
USD, tương đương 1,33% GDP cả nước. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới
(WTO), Chile là điểm đến phổ biến thứ tám đối với khách du lịch nước ngoài ở
châu Mỹ vào năm 2010, sau Hoa Kỳ , Mexico , Canada , Argentina , Brazil ,
Cộng hòa Dominica và Puerto Rico.
Năm 2017, tổng cộng kỷ lục 6.449.993 khách du lịch quốc tế đã đến thăm
Chile, tăng 13,3% so với năm 2016. Chính phủ Chile cho rằng sự gia tăng du
lịch là do "các chiến dịch quảng bá, phát triển các sản phẩm và điểm du lịch mới
và sự đa dạng hóa trải nghiệm mới.". Du lịch rượu vang và du lịch bản địa đóng
góp phần lớn vào sự thành công này.
3.2. Một số hạn chế:
Mặc dù các hoạt động liên quan đến rượu vang là lợi thế của Chile, thế nhưng
so với những quốc gia cùng mạnh về văn hóa rượu vang như Pháp, hay người
“hàng xóm” Argentina thì Chile vẫn chưa mạnh bằng. Chưa mạnh ở đây là bởi
Chile vẫn chưa biết cách kết hợp các dịch vụ du lịch “ăn theo” như những quốc
gia kể trên, chẳng hạn như Pháp rất phát triển các mảng dịch vụ lưu trú và ẩm
thực. Nhìn chung, các chương trình tham quan ở Pháp này kéo dài khoảng 2 hay
3 giờ, đưa khách đi xem ruộng nho, lâu đài và hầm rượu, rồi kết thúc với
khoảng một giờ nếm rượu tại các cửa hàng lưu niệm. Các sinh hoạt này có thể
được kết hợp thêm với một bữa ăn tối hoặc là một đêm ngủ lại ở nhà trọ đối với
các nhà sản xuất nào đã chịu đầu tư vào các dịch vụ lưu trú. Xung quanh các
vùng nho Saint-Emilion (Pháp), nhiều nhà sản xuất đã kết hợp tên tuổi của mình
với uy tín của một số nhà đầu bếp danh tiếng. Bên cạnh đó, những người phục
vụ ở đây con phải qua các khóa đào tạo do việc phục vụ du khách là những
ngành nghề hẳn hoi, đòi hỏi một số kinh nghiệm và tay nghề. Vì nếu phục vụ
không khéo, nhân viên do thiếu đào tạo cho nên không làm tới nơi tới chốn, thì
các nhà sản xuất có nguy cơ bị mất thêm khách, dù là khách nội địa hay khách
tham quan đến từ các nước láng giềng. Chính vì thế, số lượng khách du lịch đến
với các vùng rượu vang của Pháp cao hơn nhiều so với Chile. Đây cũng là một
bài học quý báu giúp Chile có thể cải thiện hơn về cách thức tổ chức các hoạt
động kỷ niệm lễ hội rượu vang, bên cạnh những lợi thế sẵn có của mình.
Về hoạt động tổ chức dạy ngôn ngữ bản địa, Chile vẫn chưa đạt được hiệu quả
quá cao. Phạm vi ảnh hưởng vẫn chỉ nhỏ trong những khu vực đông người
Mapuche chứ chưa lan rộng. Đây cũng là điều mà chính quyền Chile cần xem
xét và cải thiện hơn nữa.
-o0o-
CHƯƠNG 4: BÀI HỌC CHO NGOẠI GIAO VĂN HÓA VIỆT NAM
4.1. Lợi thế Việt Nam trong hoạt động ngoại giao văn hóa
Việt Nam có nền văn hóa với bề dày truyền thống hàng nghìn năm. Nền văn hóa
đó có bản sắc riêng với 54 dân tộc anh em, không dễ trộn lẫn và không dễ đồng
hóa. Văn hóa Việt Nam do những con người được đánh giá là thông minh và
sáng tạo, dũng cảm và bản lĩnh, hiếu học và cần cù, khoan dung và nhân hậu,...
sáng tạo ra. Đó là “sức mạnh mềm” Việt Nam.
Có thể khẳng định, Việt Nam là đất nước nhận được nhiều sự ưu ái từ thiên
nhiên khi có đường bờ biển dài (3.200 km) tiếp giáp với Biển Đông, ở vị trí ngã
tư đường giao thông hàng hải quốc tế, ở giữa hai nền văn minh lớn của thế giới
là Ấn Độ và Trung Quốc. Nhưng điều đó không làm văn hoá Việt Nam bị lu mờ
mà vẫn giữ được chất riêng cho mình. Bên cạnh đó, Việt Nam sở hữu dân số trẻ,
phổ biến trong độ tuổi lao động. Đây cũng được xem là một lợi thế để đất nước
phát triển cả sức mạnh cứng lẫn sức mạnh mềm.
Việt Nam chúng ta tự hào có nền lịch sử văn hiến lâu đời, có truyền thống yêu
nước, thương dân và tinh thần đoàn kết, kiên cường bất khuất, vượt qua mọi loại
kẻ thù lớn nhỏ. Chúng ta còn tự hào vì những danh lam thắng cảnh hùng vĩ mà
khi nhắc tới chỉ có thể là Việt Nam. Đất nước ta cũng có nhiều di sản văn hoá
được UNESCO công nhận, cả vật thể và phi vật thể. Và nhắc tới Việt Nam cũng
không thể không nói tới nền ẩm thực phong phú đa dạng, tạo được chất riêng.
Bạn bè quốc tế biết đến chúng ta qua những tô phở thơm lừng, những chiếc
bánh mì ngon khó cưỡng và những món cuốn, những loại nước chấm “thần
thánh”,... mà không một nơi nào trên thế giới có thể có được.
Với những lợi thế sẵn có như vậy, Việt Nam hoàn toàn không hề kém cạnh các
quốc gia khác trong việc xuất khẩu và ngoại giao văn hóa. Sự thật cho thấy, trên
chặng đường 10 năm vừa qua Việt Nam ta cũng đã làm được rất nhiều thứ và
đạt được nhiều thành tựu nhất định trong ngoại giao văn hóa như: tổ chức hàng
nghìn sự kiện văn hóa ở trong và ngoài nước, song hành cùng các hoạt động
ngoại giao từ cấp cao nhất đến các hoạt động tại địa phương với nội dung và
hình thức trên các lĩnh vực như âm nhạc, hội họa, phim ảnh, thời trang, thể thao,
ẩm thực…. Các hoạt động Ngày văn hóa Việt Nam được tổ chức ở nhiều quốc
gia trên thế giới, trong đó có cả Chile, bên cạnh đó cũng có cả các hoạt động
gắn kết cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Và nước ta đã tham gia tích cực, có trách nhiệm và hiệu quả tại các tổ chức,
diễn đàn đa phương, như Liên hợp quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)... với
việc lồng ghép các hoạt động ngoại giao văn hóa.
Từ các hoạt động này, ngoại giao văn hóa đã góp phần xây dựng nhận thức sâu
sắc trong cộng đồng quốc tế về một đất nước Việt Nam đổi mới thành công. Các
hoạt động ngoại giao văn hóa đã và đang góp phần xóa mờ đi hình ảnh một Việt
Nam nghèo đói, lạc hậu sau chiến tranh để thay bằng hình ảnh đất nước hiện đại
nhưng vẫn giữ giá trị truyền thống, cởi mở, thân thiện, thủy chung với bạn bè,
tôn trọng đối tác, trách nhiệm với công việc chung của thế giới. Những năm gần
đây, các hoạt động thực tiễn còn cho thấy, Việt Nam còn là một đối tác tin cậy,
có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Thông điệp đó được thể hiện trong rất
nhiều hoạt động chính thức của Đảng và Chính phủ, Bộ Ngoại giao, các tổ chức
của Việt Nam.
4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ Ngoại giao Văn hóa Chile
Mặc dù sở hữu một nền văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc,
nhưng Việt Nam vẫn chưa thể khai phá hết tiềm năng của mình để bứt phá trong
bản đồ văn hóa quốc tế. Sau khi tìm hiểu về cách ngoại giao văn hóa của Chile
đã áp dụng và quảng bá hình ảnh của đất nước mình như thế nào, em xin được
đưa ra một số đề xuất được đúc rút từ kinh nghiệm của Chile để Việt Nam có
thể đạt được những thành tựu lớn hơn nữa trong ngoại giao văn hóa.
Thứ nhất, Đảng và Nhà nước cần xây dựng chiến lược tổng thể về chính sách
ngoại giao văn hóa Việt Nam với tầm nhìn dài hạn và phương thức triển khai
linh hoạt, kịp thời trong một thế giới đầy biến động. Cụ thể, chính phủ và các
ban ngành liên quan cần tính toán cụ thể, chi tiết về khả năng nguồn lực của đất
nước và nghiên cứu kỹ lưỡng các cấp độ ưu tiên khác nhau của mỗi giá trị ở các
loại hình. Chính phủ có thể xem xét nền ẩm thực Việt Nam nên được xét vào
thứ tự ưu tiên phát triển hàng đầu bởi nó khá dễ tiếp cận với đại đa số công
chúng và có khả năng thu hút cao hơn các loại hình văn hoá khác. Đây là bước
đo lường đầu tiên mà hầu hết các chính phủ đều gặp khó khăn và Việt Nam
không phải ngoại lệ.
Sau khi xác định được thứ tự ưu tiên để phát triển các giá trị văn hoá khác nhau,
việc tiếp theo mà các nhà quản lý cần làm đó tìm kiếm các kênh truyền thông
phù hợp để truyền bá văn hoá. Bên cạnh các kênh quen thuộc như truyền hình
hay báo chí điện tử, ngày nay chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng mạng xã hội
như một công cụ hữu hiệu để thực hiện chiến lược này. Độ phủ sóng và tương
tác cao của mạng xã hội là điều không còn phải nghi ngờ gì. Thậm chí khi
truyền thông trên mạng xã hội, ta còn có thêm cơ hội được lắng nghe những
phản hồi, đóng góp và nhận xét từ khán giả trong và ngoài nước. Từ đó, ta có
thể bổ sung hoặc thay đổi một vài mục tiêu đã đặt ra trước đó sao cho phù hợp
với công chúng nhất.
Bên cạnh các kênh thông tin thì chính phủ cũng nên phối hợp chặt chẽ giữa các
kênh ngoại giao văn hóa, truyền thông, các ngành công nghiệp văn hóa (đặc biệt
là du lịch văn hóa, ẩm thực, thủ công mỹ nghệ) để tạo nên cơ chế chuyển hóa
nguồn lực thành sức mạnh mềm hiệu quả.
Ngoài ra, để đẩy mạnh mảng văn hoá về di sản vật thể và phi vật thể, chính phủ
nên quảng bá chúng thông qua hoạt động du lịch, để khách du lịch khi tới Việt
Nam sẽ luôn nhớ về những nét văn hoá đặc trưng ấy. Việc này đồng thời cũng
tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện hiệu quả bước đi này
thì các nhà quản lý và lập pháp cần phối hợp với các ban ngành liên quan để
đưa ra những quy định phù hợp nhằm tránh việc lợi dụng lỗ hổng trong công tác
quản lý để truyền bá những tư tưởng, văn hoá sai lệch đến bạn bè quốc tế. Đây
được xem là lựa chọn chuyển hóa phù hợp cho các quốc gia đang phát triển như
Việt Nam vốn bị hạn chế về nguồn lực kinh tế, nhưng sẵn có một nguồn lực
mềm văn hóa đầy tiềm năng là các di sản phi vật thể và vật thể vô cùng hấp dẫn.
Thứ hai, Việt Nam ta đang đứng trên nguy cơ đánh mất đi nhiều giá trị văn hóa
truyền thống vì sự xâm nhập mạnh mẽ của rất nhiều nền văn hóa khác. Vì thế
chúng ta là phải chú trọng hơn vào việc gìn giữ những giá trị truyền thống, bài
trừ những văn hóa độc hại được truyền vào Việt nam, tiếp thu và chọn lọc
những tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là phải làm tốt các công tác an ninh
mạng và kiểm soát luồng thông tin thông qua mạng xã hội.
Thứ ba, sau tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, chúng ta
đã linh hoạt thích ứng, và thay đổi quy mô, cách thức tổ chức, nghiên cứu và
triển khai các phương thức quảng bá văn hóa mới ứng dụng công nghệ thông
tin. Tuy nhiên việc chuyển đổi số vẫn còn là một khó khăn lớn đối với Việt
Nam. Chính vì vậy, thời kỳ hậu dịch bệnh sắp tới, chúng ta cần phải xác định
ngay những biện pháp cấp thiết để khôi phục các hoạt động ngoại giao văn hóa,
như mở rộng, thúc đẩy du lịch, tổ chức lại các sự kiện văn hóa, các tuần lễ tiêu
biểu hàng năm mà vì dịch bệnh chúng ta đã không thể triển khai. Dịch bệnh
khiến nước ta mất đi nhiều cơ hội so với các nước khác, vậy nên điều chúng ta
cần là phải đẩy mạnh, đẩy nhanh và đẩy chất lượng trong công tác ngoại giao
văn hóa của mình.

KẾT LUẬN
Văn hóa là một trong ba trụ cột chính của ngoại giao hiện đại, bên cạnh ngoại
giao kinh tế và ngoại giao chính trị. Việc sử dụng văn hóa trong ngoại giao nâng
cao vị thế và sức mạnh của quốc gia đang được các nước nhận thức một cách
đúng đắn và đầu tư, chú trọng. Công tác chuyển hóa văn hóa thành sức mạnh
thông qua ngoại giao văn hóa và truyền thông đối ngoại là hoạt động phổ biến,
quan trọng của hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Chile cũng là một ví dụ hay trong ứng dụng ngoại giao văn hóa. Sử dụng các
thủ pháp ngoại giao một cách sáng tạo, linh hoạt và hiệu quả giúp văn hóa Chile
được đông đảo công chúng trên toàn cầu biết đến và yêu thích. Từ những phân
tích ở trên, có thể nói Chile đã thành công trong hành trình chinh phục công
chúng quốc tế bằng con đường văn hóa.
Qua thực tế của Chile ta có thể thấy rằng vấn đề không nằm ở có hay không sở
hữu một nền văn hóa quá đa dạng và phong phú, giàu chất liệu, chỉ cần chọn ra
được những thứ tinh hoa nhất, độc đáo nhất của mình để tập trung giới thiệu,
phát triển để nó ngày càng trở nên hấp dẫn. Lựa chọn phương thức truyền đạt,
kênh để quảng bá phù hợp cũng đem lại hiệu quả rất khác biệt.

_Hết_

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt
1. PGS.TS. Phạm Thái Việt -ThS. Lý Thị Hải Yến, 2012. Ngoại giao văn hóa -
Cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng. NXB Chính trị -Hành chính,
Hà Nội.
2.TS. Lý Thị Hải Yến -TS. Trần Thị Hương, 2020. Ngoại giao văn hóa Việt
Nam: Một thập niên nhìn lại.Tạp chí Cộng sản. [Online]. Xem tại:
<https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc-phong-an-ninh-oi-
ngoai1/-/2018/817244/ngoai-giao-van-hoa-viet-nam--mot-thap-nien-nhin-
lai.aspx >. [Truy cập
18/11/2021].
Tài liệu tiếng Anh

1. The Diplomat Magazine. 2021. “Diplomats Wine and Spirits Extravaganza


Edition 2021” [online]. Available at:
<https://diplomatmagazine.eu/2021/11/29/diplomats-wine-and-spirits-
extravaganza-ed
ition-2021/ > Truy cập: [1/12/2021]
2. Ministry of Foreign Affairs. “Cultural Affairs Division” [online]. Available
at:
<https://minrel.gob.cl/minrel/foreign-policy/cultural-affairs-division>
3. Chile en el Exterior. Embajada de Chile participa en el evento “90+, stars of
the stars wines tasting & party” [online]. Available at:
<https://chile.gob.cl/chile/blog/corea-del-sur/embajada-de-chile-participa-en-el
-evento-90-stars-of-the-stars-wines> Truy cập: [1/12/2021]
4. UNESCO. Diversity of Cultural Expressions. "Chile in the World"
Programme. [online]. Available at:
https://en.unesco.org/creativity/policy-monitoring-platform/chile-world-progra
mme Truy cập: [1/12/2021]
5. Lavina Kharkwal (2014). High On Wines. Chilean Wine & Food Festival
2014: Wine Tasting at The Lalit New Delhi. [online]. Available at: <
https://highonwines.com/2014/11/06/chilean-wine-food-festival-2014-wine-tast
ing-at-the-lalit-new-delhi/ > Truy cập: [1/12/2021]
6. Nimblity .(2021) 2021. Wines of Chile business summit. [online]. Available
at:
<https://www.nimbilityasia.com/events/2021/1/6/2021-wines-of-chile-business
-summit > Truy cập: [1/12/2021]
7. The World Folio (2014). Chile is strongly committed to promoting its country
brand. [online]. Available
at:<http://www.theworldfolio.com/interviews/chile-is-strongly-committed-to-pr
omoting-its-country-brand/3412/ > Truy cập: [9/12/2021]
8. Mukulmanku (2017). Wineglitz. Tour de France 2017 – and the Chilean
Wine Connection. [online]. Available at:
https://wineglitz.in/2017/07/24/tour-de-france-2017-and-the-chilean-wine-conn
ection/ Truy cập: [10/12/2021]
9. Sommelier India. Chilean Food & Wine Fest: long awaited & much enjoyed.
[online]. Available at:<
https://www.sommelierindia.com/chilean_food_wine_festival_lon/ > Truy cập:
[1/12/2021]
10.Concha Toro (2018). 7 Harvest Traditions That Remind Us About The
Origin Of Wine. [online]. Available at:
https://conchaytoro.com/en/blog/7-harvest-traditions-that-remind-us-about-the-
origin-of-wine/ Truy cập: [1/12/2021]
11. Chile Travel. (2018) Ancestral Travel: 5 Experiences with the Mapuche
people.[online]. Available at:
hhttps://www.chile.travel/en/blog/cultureblog/ancestral-travel-5-experiences-wi
th-the-mapuche-people/Truy cập: [1/12/2021]
12.Chile Travel (2021). Indigenous people of Chile: a new niche of tourism in
our country. [online]. Available at:<
https://www.chile.travel/en/uncategorized/indigenous-people-of-chile-a-new-ni
che-of-tourism-in-our-country-2/ > Truy cập: [1/12/2021]
13.The Santiago Times (2019). Chile kicks off Year of the Indigenous
Languages. [online]. Available
at:<https://santiagotimes.cl/2019/02/21/international-mother-language-day-201
9-chile-kicks-off-year-of-the-indigenous-languages/ > Truy cập: [1/12/2021]
14.The Chile Today (2019). Comic Books and Netflix Help Teach Chile About
Mapuche Legends. Available at:<
https://chiletoday.cl/comic-books-and-netflix-help-teach-chile-about-mapuche-l
egendsttps://imaginarapanui.com/en/rapa-nui-culture/ > Truy cập: [1/12/2021]
15.Edward Hartley (2019). Germán Acuña delves into Chilean sorcery in
Nahuel and The Magic Book. [online]. Available at: <
https://www.toonboom.com/german-acuna-delves-into-chilean-sorcery-in-nahu
el-and-the-magic-book > Truy cập: [1/12/2021]
16.Carlos Aguilar (2020). Remezcla. ‘Nahuel and the Magic Book’ Feels Like a
Studio Ghibli Film Based on Mapuche Mythology. [online]. Available at: <
https://remezcla.com/features/film/interview-nahuel-libro-magico-mapuche-ani
mation/ Truy cập: [1/12/2021

You might also like