You are on page 1of 23

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI


-------------------------------------------

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


Học phần: Công tác Ngoại giao

Chủ đề:
Ngoại giao công chúng trong thế kỷ 21
Đề tài:
Ngoại giao công chúng & thực tiễn ngoại giao công chúng
ở Việt Nam và Trung Quốc trong thế kỷ XXI

Giảng viên hướng dẫn: TS. Doãn Mai Linh


Sinh viên thực hiện: Dương Thị Mỹ Diệu
Lớp: TTQT48B (TC)
Mã sinh viên: TTQT48A41299

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2023


MỤC LỤC
I. TÌM HIỂU SÂU VỀ NGOẠI GIAO CÔNG CHÚNG ................................ 4
1. Lịch sử ra đời của thuật ngữ “Ngoại giao công chúng” (Public
diplomacy) và nội hàm của khái niệm “Ngoại giao công chúng” ............... 4
2. Chủ thể, đối tượng hướng tới và công cụ truyền tải của Ngoại giao công
chúng .............................................................................................................. 5
3. Đặc điểm của Ngoại giao công chúng ....................................................... 6
4. Phương thức triển khai của Ngoại giao công chúng ................................ 7
5. Các chiều kích của Ngoại giao công chúng .............................................. 7
6. So sánh Ngoại giao công chúng và các hình thức ngoại giao khác.......... 8
II. THỰC TIỄN NGOẠI GIAO CÔNG CHÚNG CỦA VIỆT NAM VÀ
TRUNG QUỐC Ở GIAI ĐOẠN TRƯỚC THẾ KỶ XXI............................. 10
III. THỰC TIỄN NGOẠI GIAO CÔNG CHÚNG CỦA VIỆT NAM VÀ
TRUNG QUỐC Ở GIAI ĐOẠN TRONG THẾ KỶ XXI ............................. 12
1. Thực tiễn Ngoại giao công chúng của Việt Nam ở giai đoạn trong thế kỷ
XXI ............................................................................................................... 12
1.1. Một số hoạt động Ngoại giao công chúng của Việt Nam ở giai đoạn
trong thế kỷ XXI ........................................................................................ 12
1.2. Ngoại giao công chúng trong kỷ nguyên số ......................................... 15
2. Thực tiễn Ngoại giao công chúng của Trung Quốc ở giai đoạn trong thế
kỷ XXI .......................................................................................................... 15
2.1. Khái quát............................................................................................. 16
2.2. Một số hoạt động Ngoại giao công chúng của Trung Quốc ở giai đoạn
trong thế kỷ XXI ......................................................................................... 17
3. Thuận lợi và khó khăn từ thực tiễn Ngoại giao công chúng của Việt
Nam và Trung Quốc ở giai đoạn trong thế kỷ XXI ................................... 19
IV. Ý NGHĨA CỦA NGOẠI GIAO CÔNG CHÚNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM
VÀ TRUNG QUỐC TRONG THẾ KỶ XXI. ............................................... 19
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN
ÔNG TÁC NGOẠI GIAO CÔNG CHÚNG ................................................. 19
1. Bài học kinh nghiệm ................................................................................ 19
2. Biện pháp thúc đẩy phát triển công tác Ngoại giao công chúng ........... 20
VI. TỔNG KẾT .............................................................................................. 20

2
LỜI MỞ ĐẦU
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Ngoại giao công chúng không còn được coi
trọng như trước nữa, nhưng sự kiện khủng bố ngày 11-9 làm chấn động toàn cầu đã
đưa nó về với vai trò quan trọng vốn có, xuất hiện xu thế hội nhập, mở cửa với thế giới
đang ngày càng được phổ biến sâu rộng. Đối mặt với xu thế đó là những mỗi quan hệ
mạng lưới quan hệ quốc tế chằng chịt, đa chiều đòi hỏi sự hợp tác cùng phát triển và
giải quyết các vấn đề mang tầm quốc tế
Đi liền với xu thế đó, chúng ta còn có thể thấy được một xu hướng mới đó là xu
hướng tự tạo dựng cho chính quốc gia của mình các giá trị, bản sắc, văn hóa và sức
ảnh hưởng một cách độc lập nhằm khẳng định vị thế, tạo nên chiến lược ngoại giao
toàn diện và chống lại sự hòa tan do ảnh hưởng của toàn cầu hóa đem lại. Giờ đây,
hoạt động ngoại giao truyền thống không còn là sự tối ưu, độc tôn nữa mà dần có sự
dấn thân và phát triển của ngoại giao công chúng. Ngoại giao công chúng phát triển
vượt bậc trong thời kỳ này và đóng vai trò quan trọng trong việc thích ứng với môi
trường quốc tế, xây dựng hình ảnh, bản sắc dân tộc, nâng cao giá trị uy tín và chất
lượng của quốc gia trên trường quốc tế.
Hiện nay, cùng với sự phát triển của toàn cầu hóa, khoa học - công nghệ, nhất là
công nghệ thông tin và xu hướng đề cao “sức mạnh mềm”, tính toàn diện trong các
hoạt động ngoại giao và vai trò của các chủ thể phi nhà nước trong hoạch định và triển
khai chính sách đối ngoại của các quốc gia ngày càng gia tăng, ngoại giao công chúng
đang trở thành xu thế phổ biến, là một trong những ưu tiên của nhiều quốc gia trong đó
có Việt Nam và Trung (Trung Quốc là một nước siêu cường). Đồng thời, đây cũng là
hai nước láng giềng, núi kề núi, sông kề sông, cho nên ít nhiều cũng bị ảnh hưởng lẫn
nhau trong giai đoạn đầu thế kỷ XXI. Chính vì thế việc phát triển công tác ngoại giao
công chúng của hai nước cũng có nhiều điểm tương đồng và khác biệt. Nhưng chắc
chắn rằng cả hai nước đều nỗ lực cố gắng xây dựng một nền ngoại giao vững chắc và
toàn diện, trong đó ngoại giao công chúng là một phần quan trọng, thậm chí được coi
ưu tiên hàng đầu trong việc thực hiện chính sách đối ngoại của quốc gia. Vậy Ngoại
giao công chúng là gì, thực tiễn ngoại giao công chúng tại nước ta và Trung Quốc
đang diễn ra như thế nào tại môi trường quốc tế trong thế kỷ XXI? Xin hãy cùng nhau
tìm hiểu kỹ hơn ở các phần tiếp theo.

3
I. TÌM HIỂU SÂU VỀ NGOẠI GIAO CÔNG CHÚNG
1. Lịch sử ra đời của thuật ngữ “Ngoại giao công chúng” (Public diplomacy) và
nội hàm của khái niệm “Ngoại giao công chúng”
Mặc dù Ngoại giao công chúng là thuật ngữ mới nhưng hình thức ngoại giao
này đã được tiến hành từ rất lâu và hiện nay được phát triển mạnh mẽ trở lại. Điều này
có thể thấy qua các ví dụ như “Hoàng đế La Mã Frederick II đã phân phát các bản tin
sang các khu vựa lân bang; người Hy Lạp cổ đại đã xây dựng thư viện khổng lồ để
truyền bá tri thức”1; thậm chí tại Việt Nam, việc tuyên truyền bài thơ “Nam Quốc Sơn
Hà” của Lý Thường Kiệt cũng là một hoạt động của ngoại giao công chúng.
Thuật ngữ “ngoại giao công chúng” chính thức xuất hiện lần đầu tại một bài
viết về Franklin Pierce - tổng thống thứ mười bốn của Hoa Kỳ, đăng vào tháng 1 năm
1856. Trong bối cảnh yêu cầu các chính trị gia đối ngoại của Mỹ phải duy trì phong
cách chuẩn mực. và làm gương cho nhân dân cả nước, nó có ý nghĩa gần giống với
“văn minh”. Đây có thể coi là một trong những ý nghĩa đầu tiên của thuật ngữ “ngoại
giao công chúng”2.
Sau 109 năm, Ngoại giao công chúng mới có một định nghĩa chính thức. Đó là
khi Edmund Gullion – một nhà ngoại giao Mỹ sử dụng lần đầu tiên vào năm 1965, khi
ông thành lập Trung tâm ngoại giao công chúng Eward R.Murrow thuộc trường Luật.
Theo Edmund Gullion, “ngoại giao công chúng xử lý những vấn đề liên quan tới tác
động của công luận đối với quá trình hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại.
Ngoại giao công chúng đề cập những phương diện quan hệ quốc tế bên ngoài khuôn
khổ của ngoại giao truyền thống; về định hướng dư luận của chính phủ ở các nước
khác; về mối quan hệ giữa các nhóm lợi ích phi chính phủ của nước này với những
nước khác; về thông tin tuyên truyền đối ngoại và tác động chính sách; về thông tin,
tiếp xúc giữa các nhà ngoại giao và giới truyền thông nước ngoài; và về các quá trình
thông tin, giao lưu giữa các nền văn hóa. Trọng tâm của ngoại giao công chúng là
luồng thông tin và ý tưởng xuyên quốc gia”3.
Năm 1987, thuật ngữ này một lần nữa được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ định nghĩa
lại: “ngoại giao công chúng” là “những chương trình do chính phủ bảo trợ, nhằm cung

1
Vũ Dương Huân: Ngoại giao và công tác ngoại giao, NXB Chính trị quốc gia, 2018.
2
Lê Thị Thu Hằng, Việt Nam thực hiện ngoại giao công chúng bằng ngoại giao toàn diện,
Tạp chí “Chủ Nghĩa Cộng Sản”, số 923, tháng 8 năm 2019.
3
. Theo trang web của Hội cựu thành viên USIA www.publicdiplomacy.org.
4
cấp thông tin hay tác động vào ý kiến công chúng các nước thông qua những công cụ
chính là các ấn phẩm, phim ảnh, các hoạt động trao đổi văn hóa, đài phát thanh và
truyền hình”.4
Tuy nhiên theo Bà Lê Thị Thu Hằng: “định nghĩa được chấp nhận rộng rãi nhất
về ngoại giao công chúng đó là quá trình truyền thông của một chính phủ tới công
chúng các nước khác nhằm mang lại sự hiểu biết về quan điểm và tư tưởng của nước
đó, thể chế và văn hóa cũng như mục tiêu và chính sách của nước đó.”
Tại Việt Nam, có thể lấy ví dụ về ngoại giao công chúng như: Năm 1905, Phan
Bội Châu đã sang Trung Quốc, Nhật Bản để đem một hình ảnh đất nước Việt Nam
đang trong thế hiểm nguy, từ đó kêu gọi sự giúp đỡ cho phong trào Duy Tân,...
2. Chủ thể, đối tượng hướng tới và công cụ truyền tải của Ngoại giao công chúng
Như vậy, theo cách hiểu rõ ràng nhất thì Ngoại giao công chúng có chủ thể là
chính phủ, Bộ Ngoại giao; các đoàn thể quần chúng, tổ chức chính trị - xã hội, nghề
nghiệp và các cá nhân thuộc mọi tầng lớp nhân dân hướng tới những đối tượng bên
ngoài lãnh thổ, là phương thức ngoại giao tham gia vào quá trình và sử dụng các
phương tiện truyền thông tác động đến nhận thức của công chúng và các mối liên hệ
với đông đảo các thực thể phi chính phủ5, xây dựng hình ảnh đất nước một cách tốt
đẹp. Từ đó tác động đến chính sách và quan hệ ngoại giao đối với chính phủ các nước.
Công cụ phổ biến nhất là chính là các ấn phẩm, phim ảnh, các hoạt động trao đổi văn
hóa, đài phát thanh và truyền hình.
Ngoại giao công chúng mang tính chất quan trọng, tính chiến lược và bao trùm
cả ngoại giao văn hóa, ngoại giao kinh tế,... Đồng thời, Ngoại giao công chúng cũng là
công cụ hỗ trợ cho quyền lực mềm. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều phát triển Ngoại
giao công chúng và quyền lực mềm song song, bổ trợ cho nhau.

4
Lê Thị Thu Hằng, Việt Nam thực hiện ngoại giao công chúng bằng ngoại giao toàn diện,Tạp
chí “Chủ Nghĩa Cộng Sản”, số 923, tháng 8 năm 2019.
5
Phạm Văn Chương, Báo Thời đại, 2015.
https://cufo.camau.gov.vn/wps/portal/chitiet/!ut/p/z1/tVRNb8IwDP01O1YJ6UfCETZgAwGj
sEJzQaEtTTbqlKqF8e-XIQ7bBEMTaw6xHD8_PzmyEUcLxEHsVCpKpUFsjB9yb-k-
D5567Xs8GgcBw5NOvzWlNPCZj1GAOOJ5pGIUYkwc4q6p5WGbWQ5pOtaqmTjGJZ5wI
roy5hMdQZmXEoVSq41KQKokl1UFqTTuqhDF4Q6XhYC0lNpcCqJqrU9PkazucCzUl1QT
EZAJ2CWxVpBqoUAKiAWg-TXt3ITxhdPCJp8fIecZ-h5pnAA_M9s-
adsY98bkLOBbkdCIpJdF2mi-U8kevYAuMvMf0z-2-
_FaBercWOEKvfe_9MxmDTyZjZpkMJw8sIFbq_oRrZW-
W2_vu1699PX2vntr7_u_DO9x_M1uU6_bLW-ZlaShTN5LtKh7J-
VZxuyD9eaz_Wwt02w57NjuWbNJPwDzu5HD/
5
3. Đặc điểm của Ngoại giao công chúng
Tính bổ trợ: Ngoại giao công chúng đóng vai trò bổ trợ cho ngoại giao chuẩn
mực nhà nước và các hình thức ngoại giao khác dựa trên cơ sở dung hòa các nguyên
tắc và hành vi ứng xử đặc thù của từng “kênh”. Ngoại giao công chúng cũng góp phần
phục vụ mục tiêu chung của chính sách đối ngoại, đó là an ninh, phát triển và
ảnh hưởng.
Ví dụ như: Ngày 4/11, tại Quảng trường Nhân dân tỉnh Lai Châu, đã diễn ra
Chương trình giao lưu văn nghệ Việt - Trung với nhiều tiết mục đặc sắc, đậm nét văn
hóa vùng miền của hai quốc gia. Chương trình giao lưu văn nghệ đã hỗ trỡ, làm tăng
sự đồng hành, hiểu biết, thấu hiểu hơn văn hóa hai quốc gia. Để từ đó giúp cho phương
hướng ngoại giao truyền thống có nhiều hướng đi hơn và mối quan hệ hai nước đi đến
được nhiều cam kết, thỏa thuận hai bên cùng có lợi hơn.
Tính chiến lược, dài hạn: Ngoại giao công chúng không chỉ là việc truyền tải
thông điệp, xây dựng mạng lưới,... mà còn mang tầm chiến lược dài hạn dựa trên ba
mục tiêu của chính sách đối ngoại. Để thực hiện chiến lược dài hạn này, ngoại giao
công chúng có ba nhiệm vụ chính là: xây dựng nhận thức chung, hiểu biết chung giữa
nhà nước và các chủ thể phi nhà; xây dựng một chương trình/kế hoạch hành động
chung và thiết lập một cơ chế chung để xử lý, giải quyết một vấn đề nào đó.
Ví dụ như: Ngày 3/10/2022, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị
Minh có buổi làm việc với bà Tara O’Conell, Trưởng Chương trình giáo dục của Quỹ
Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam. Trong buổi làm việc hai bên đã tạo
nên nhận thức chung đó là mang lại những thay đổi tích cực cho trẻ em Việt Nam.Từ
đó dựng nên kế hoạch hành động về trẻ em. Thứ trưởng Ngô Thị Minh mong muốn,
UNICEF tiếp tục hỗ trợ ngành giáo dục Việt Nam cả về nguồn lực và kinh nghiệm để
có thể tiếp tục xây dựng
các chương trình hỗ trợ về tâm lý học đường, phát triển giáo dục mầm non, hỗ
trợ trẻ yếu thế một cách hiệu quả.6
Tính gián tiếp, không chính thức: Ngoại giao công chúng khác với các hình
thức ngoại giao còn lại ở tính chất “gián tiếp” và “không chính thức”.

6
Bộ GDĐT và UNICEF nâng cao hợp tác trong giai đoạn mới, Trung tâm Truyền thông giáo
dục, 2022, https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/hoi-nhap-quoc-te-ve-gddt/Pages/tin-
tuc.aspx?ItemID=8169
6
Ví dụ như “Theo báo cáo năm 2005 của Hội đồng Ngoại giao Công chúng Hoa
Kỳ, “ngoại giao công chúng nhằm phục vụ lợi ích quốc gia và an ninh quốc gia của
Hoa Kỳ thông qua việc hiểu biết, cung cấp thông tin và tác động đến công chúng ngoài
nước cũng như mở rộng đối thoại giữa công chúng và các tổ chức ở Hoa Kỳ với công
chúng, tổ chức ở các nước khác”.7
Tính phối hợp: Để thực hiện thành công ba nhiệm vụ trên, cần có sự phối hợp
nhịp nhàng, linh hoạt giữa ngoại giao nhà nước và các hình thức ngoại giao căn cứ
theo chủ thể tiến hành như ngoại giao nghị viện, ngoại giao nhân dân,... cũng như sự
phối hợp giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, công tác
thông tin, tuyên truyền đối ngoại...
Ví dụ như: Để đạt được thành công 3 nhiệm vụ trên, nước ta đã phối hợp
rất tốt các hình thức ngoại giao như ngoại giao nghị viện, ngoại giao nhân dân,...
cũng như sự phối hợp giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn
hóa, công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại... Tiêu biểu năm 2023, Việt Nam và
Hoa Kỳ đã chính thức nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình,
hợp tác và phát triển bền vững. Đó là kết quả của sự phối hợp nhịp nhàng giữa 3 trụ
cột ngoại giao.
4. Phương thức triển khai của Ngoại giao công chúng
Ngoại giao công chúng được triển khai theo bốn phương thức chính gồm: Quản
lý thông tin; truyền thông chiến lược; hoạt động hợp tác, trao đổi, giao lưu trực tiếp;
xây dựng lòng tin, kết nối và mở rộng mạng lưới quan hệ với các cá nhân có
ảnh hưởng.
5. Các chiều kích của Ngoại giao công chúng
Ngoại giao công chúng có ba chiều kích quan trọng góp phần trong việc bổ trợ
Chiều kích thứ nhất: Sự giao tiếp hằng ngày
Đây là chiều kích quan trọng và trực tiếp nhất, liên quan đến việc diễn giải bối
cảnh của các quyết định đối ngoại và đối nội. Ví dụ, “khi Al Jazeera phát hình Osama
bin Laden lầ n đầ u tiên vào ngày 7/10/2001, các viên chức Mỹ đã tìm cách ngăn không
cho Al Jazeera và hê ̣ thố ng truyề n thông Mỹ phát la ̣i các thông điê ̣p của bin Laden.
Thế nhưng trong thời đa ̣i thông tin hiê ̣n đa ̣i, điề u đó không chỉ vô lý như cố gắ ng ngăn
thủy triề u lên mà còn đi ngươc̣ la ̣i giá tri ̣ mở mà Mỹ muố n đa ̣i diê ̣n. Cách đố i phó tố t

7
Lord Carter of Coles, Public Diplomacy Review (12/2005), trang 8.
7
hơn là chuẩ n bi ̣ để làm sao tràn ngâ ̣p kênh Al Jazeera và các ma ̣ng lưới truyề n thông
khác bằ ng những phát biể u của Mỹ nhằ m phản công thông điê ̣p hâ ̣n thù của bin Laden.
Dù cho đài Al Jazeera đăt ta ̣i Qatar và các đài nước ngoài khác khó có thể không thiên
vi,̣ ho ̣ vẫn cầ n nô ̣i dung để đăng tải. Thâ ̣t ra trưởng đa ̣i diê ̣n của đài này ở Washington
đã mời người Mỹ “xin hãy đế n trò chuyê ̣n với chúng tôi, hay
̃ khai thác chúng tôi.”
8

Chiều kích thứ hai: Truyền thông chiến lược


Chiến dịch này sẽ được vạch ra cho các sự kiện và cách truyền thông mang tính
biểu tượng nhằm định vị hình ảnh hoặc quảng bá một chính sách cụ thể từ chính phủ.
Ví dụ, “vào những năm 1990 khi Hô ̣i Đồ ng Anh quảng bá hình ảnh Anh Quố c như là
mô ̣t đảo quố c hiê ̣n đa ̣i, đa chủng tô ̣c và sáng ta ̣o, khi đó các giới chức ngành du lich
̣
Anh Quố c đã tập trung vào việc quảng bá truyề n thố ng, lễ hô ̣i và lich
̣ sử nước Anh”9.
Chiều kích thứ ba: Sự phát triển các mối quan hệ bền vững với các cá
nhân, tổ chức
Sự phát triển bền vững giữa các mối quan hệ đối với ngoại giao công chúng là
vô cùng quan trọng, có thể thông qua trao đổi học bổng, trao dổi học thuật, các hội
thảo, đào tạo, huân luyện. Ví dụ, Trung Quốc thiết lập học bổng “Một vành đai, một
con đường”, nhiều cuộc trao đổi du học sinh, nhiều học sinh đã trở thành những
nguyên thủ hoặc doanh nhân. Điều này vun đắp tình hữu nghị và đồng thời cũng tạo
một sự phát triển, liên kết lâu dài.
Mỗi chiều kích của Ngoại giao công chúng đều mang trong mình một vi trò vô
cùng quan trọng nhằm hướng tới mục đích hỗ trợ và truyền bá được những hình ảnh
tích cực về đất nước của mình.
6. So sánh Ngoại giao công chúng và các hình thức ngoại giao khác
Ngoại giao công chúng và ngoại giao truyền thống
Ngoại giao truyền thống được định nghĩa là việc tiến hành các cuộc tiếp xúc
chính thức giữa các đại diện chính thức của các quốc gia có chủ quyền và được coi là
một thành phần quan trọng của ngoại giao giữa các quốc gia. Theo quan điểm này,
ngoại giao truyền thống bao gồm các hoạt động như chương trình trao đổi sinh viên,
đào tạo ngôn ngữ, trao đổi văn hóa và chương trình phát thanh và truyền hình. Để tác

8
Lê Vĩnh Trương, Phần 2: Ngoa ̣i giao công chúng, Tạp chí Tia Sáng,
https://tiasang.com.vn/dien-dan/phan-2-ngoai-giao-cong-chung-4214/
9
Lê Vĩnh Trương, Phần 2: Ngoa ̣i giao công chúng, Tạp chí Tia Sáng, https://tiasang.com.vn/dien-
dan/phan-2-ngoai-giao-cong-chung-4214/
8
động đến bối cảnh chính trị rộng lớn hơn ở quốc gia “tiếp nhận”, những hành động
như vậy thường tập trung vào việc nâng cao hình ảnh hoặc danh tiếng của quốc gia
“gửi đi.
Ngoại giao công chúng để bao gồm các hoạt động vượt ra ngoài phạm vi của
các chính phủ có chủ quyền. Ngoại giao công chúng mới nhằm mục đích phát triển và
thúc đẩy các chính sách và thực tiễn ngoại giao công chúng cho các chủ. “Những
người ủng hộ chính sách ngoại giao công chúng mới đã đề cập đến việc dân chủ hóa
thông tin thông qua các phương tiện truyền thông và công nghệ truyền thông mới như
một lực lượng mới giúp tăng cường đáng kể quyền lực và tính hợp pháp của các chủ
thể phi nhà nước trong nền chính trị quốc tế.”10 Khác với hình thức chuẩn mực là
ngoại giao nhà nước, ngoại giao công chúng là cách tiếp cận đa văn hóa, học hỏi lẫn
nhau dựa trên đối thoại.
Ngoại giao công chúng và ngoại giao văn hóa
“Ngoại giao văn hóa là hoạt động ngoại giao gắn liền với văn hóa.là một hình
thức ngoại giao thông qua công cụ văn hóa để thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ
đối ngoại nhằm đạt được các mục tiêu lợi ích cơ bản của quốc gia là phát triển, an ninh
và ảnh hưởng. Hiểu theo nghĩa rộng hơn, ngoại giao văn hóa có thể bao gồm cả việc
giới thiệu các thành tựu khoa học kỹ thuật, nghệ thuật, khoa học xã hội… không chỉ
của riêng quốc gia mà còn của các nhóm quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế.”11 Đối
tượng hướng tới của ngoại giao văn hóa thường là chính phủ hoặc nhân dân của các
quốc gia khác.
Còn ngoại giao công chúng là hình thức ngoại giao được cho là bao trùm cả
ngoại giao văn hóa. Sự phối hợp chặt chẽ đưa ngoại giao vào công tác ngoại giao công
chúng. Đối tượng hướng tới của ngoại giao công chúng nhân dân, công chúng hay các
chủ thể phi nhà nước ở các xã hội khác. Đó là sự khác biệt giữa hai hình thức ngoại
giao này.
Ngoại giao công chúng và ngoại giao nhân dân
Nhiều người thường lầm tưởng rằng hai thuật ngữ này là một, nhưng thực chất
chúng vẫn có những điểm khác biệt. Ngoại giao công chúng tồn tại như sự bổ trợ đối

10
Best Diplomats, https://www.linkedin.com/pulse/concept-public-diplomacy-21st-century-
bestdiplomats/
11
Phạm Thủy Tiên, Ngoại giao văn hóa (Cultural diplomacy), Tạp chí Nghiên cứu quốc tế,
https://nghiencuuquocte.org/2016/01/23/ngoai-giao-van-hoa-cultural-diplomacy/
9
cho ngoại giao nhà nước và các hình thức ngoại giao khác. Tất nhiên ngoại giao công
chúng khác cơ bản với “tuyên truyền” và quan hệ công chúng. Còn ngoại giao nhân dân
(hay còn gọi là đối ngoại nhân dân, ngoại giao kênh hai) thường được hiểu là những
hoạt động đối ngoại không phải của Đảng hoặc Nhà nước, mà là của người dân, hoặc
trực tiếp của các cá nhân và cộng đồng cư dân hoặc thông qua các tổ chức nhân dân.
Về mục tiêu, khác với mục tiêu của Ngoại giao công chúng đã nêu ở trên,
Ngoại giao nhân dân có mục tiêu đó là “một là, làm cho nhân dân thế giới hiể u rõ về
đấ t nước, truyề n thố ng, con người Việt Nam, chính sách đố i nội, đố i ngoa ̣i của Đảng
và Nhà nước ta, những thành tựu của công cuộc đổ i mới của ta; đấ u tranh với những
âm mưu và hành động chố ng phá của các thế lực thù đich, ̣ giữ vững môi trường hòa
bình để xây dựng, phát triể n đấ t nước. Hai là, xây dựng và tăng cường tình cảm hữu
nghi ̣ của nhân dân các nước với nhân dân ta và của nhân dân ta với nhân dân các nước,
vận động các nguồ n lực tham gia phát triể n kinh tế - xã hội, tranh thủ sự ủng hộ và
giúp đỡ rộng rãi của ba ̣n bè quố c tế , ta ̣o điề u kiện thuận lơị cho công cuộc đổ i mới,
xây dựng và bảo vệ Tổ quố c Việt Nam xã hội chủ nghiã . Ba là, góp phầ n tích cực vào
cuộc đấ u tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
tiế n bộ xã hội.”12
Qua đó ta đã thấy rõ sự khác biệt của hai loại hình ngoại giao này, dù khác nhau
nhưng hai loại hình này vẫn là sự tồn tại bổ trợ cho nhau góp phần xây dựng nên nền
ngoại giao chung.
II. THỰC TIỄN NGOẠI GIAO CÔNG CHÚNG CỦA VIỆT NAM VÀ TRUNG
QUỐC Ở GIAI ĐOẠN TRƯỚC THẾ KỶ XXI
Trước thế kỷ XXI, Ngoại giao công chúng đã xuất hiện ở tại cả Việt Nam và
Trung Quốc nhưng ở dưới hình thức khác hoặc dưới hình thức không chính thức chỉ
đến những năm 90 thì khái niệm và tầm quan trọng của Ngoại giao công chúng mới
thực sự được chú trọng và phát triển đúng hướng.
Ở Việt Nam, ngoại giao công chúng là một ví dụ thiết thực và thành công của
ngoại giao Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Trong các cuộc
kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, ngoại giao Việt Nam đã góp phần
vận động nhân dân trên thế giới ủng hộ sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất
nước của nhân dân Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên từng bước đặt
12
Nguyễn Tuấn Bình, Ngoại giao nhân dân – “Sức mạnh mềm” trong QHQT và thực tiễn
hiện nay ở VN, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (165). 2021.
10
nền móng và xây dựng nền ngoại giao hiện đại. Ở thời kỳ này, Ngoại giao công chúng
xuất hiện dưới hình thức đó là “Ngoại giao tâm công”, chiến lược ngoại giao này nhằm
đánh vào lòng người, dùng nhân nghĩa đánh khuất bạo tàn. Chính nhờ chính sách
ngoại giao này mà nước ta đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ đến từ bạn bè quốc tế
góp phần lớn vào sự nghiệp cách mạng trong nước cũng như thế giới. Đó chính là tiền
thân của Ngoại giao công chúng trong thế kỷ XXI.
Tại Trung Quốc, sau khi vươn lên trở thành nước lớn thứ hai trên bản đồ kinh
tế thế giới đã và đang ngày càng quan tâm hơn tới việc triển khai ngoại giao công
chúng nhằm trau chuốt hình ảnh quốc gia trong mắt công chúng quốc tế, tạo dư luận
quốc tế thuận lợi để hiện thực hóa “giấc mộng Trung Hoa”. Để mở đường cho công
cuộc cải cách mở cửa diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hòa nhập với thế giới, kể từ
năm 1949, các nhà lãnh đạo kế nhiệm của Trung Quốc đã coi trọng sự nghiệp ngoại
giao nhân dân và thực hiện nhiều hoạt động ngoại giao nhân dân thành công trong các
lĩnh vực hữu nghị nhân dân, giao tiếp đối ngoại, trao đổi giáo dục và văn hóa quốc tế,
đặt ra mục tiêu Nghiên cứu lý luận và phát triển kỷ luật đã tích lũy kinh nghiệm phong
phú, thu hút nhiều nhân tài và đặt nền móng vững chắc, tất cả đều là nguồn lực kỷ luật
quý giá cho sự phát triển ngoại giao công chúng của Trung Quốc. “Báo cáo của Đại
hội toàn quốc CPC lần thứ 18 nêu rõ nhiệm vụ “thúc đẩy vững chắc ngoại giao công
chúng và giao lưu nhân dân” , đồng thời đưa ra những yêu cầu rất cao đối với nghiên
cứu ngoại giao công chúng của Trung Quốc trong 10 năm tới, làm thế nào để bảo vệ
đúng đắn và tích cực phát triển kỷ luật ngoại giao công chúng. Nguồn lực, không
ngừng mở rộng không gian chủ đề của ngoại giao công chúng, tạo động lực tư tưởng
và hỗ trợ trí tuệ cho công cuộc ngoại giao công chúng của Đảng và của đất nước là sứ
mệnh vẻ vang của Trung Quốc vòng tròn lý thuyết.”13 năm 1980, Chính phủ Trung
Quốc quyết định thành lập Ban Tuyên truyền đối ngoại Trung ương Đảng, hỗ trợ ĐCS
Trung Quốc lãnh đạo thống nhất công tác tuyên truyền đối ngoại. Sau Chiến tranh lạnh,
ngoại giao công chúng của Trung Quốc mới thực sự có bước chuyển mình, từ “tuyên
truyền" sang “giới thiệu, giải thích” về Trung Quốc. Trong đó, sự kiện đánh dấu bước
đột phá của quá trình này chính là sự ra đời của Văn phòng Thông tin Ủy ban Quốc vụ

13
Triệu Khả Kim, Suy nghĩ về xây dựng kỷ luật Ngoại giao công chúng ở Trung Quốc, Tạp
chí đại học Thanh Hoa, số 3,2013.
http://www.tuiir.tsinghua.edu.cn/__local/F/F8/67/B5A0EA06EAE696AAFC77631DA2B_C2
EA5F1F_857E4.pdf?e=.pdf
11
tháng 1-1991. “Năm 1999, Chủ tịch Giang Trạch Dân nêu rõ: “Các nước trên thế giới
đang tranh giành sử dụng kỹ thuật thông tin hiện đại tăng cường cải tiến các phương
thức truyền bá đối ngoại, tranh thủ chiếm vị trí có lợi trong cục diện dư luận quốc tế
thế kỷ 21. Chúng ta phải thích ứng với xu thế này, tăng cường đổi mới và cải tạo
phương thức tuyên truyền hiện đại, nhằm phục vụ cho tuyên truyền đối ngoại”.14
Nhận thức được tầm quan trọng của Ngoại giao công chúng, cả hai nước Việt –
Trung đều cố gắng xây dựng và đặt nền móng vững chắc để tạo bước phát triển nhảy
vọt nền ngoại giao ở thế kỷ kế tiếp – Thế kỷ XXI.
III. THỰC TIỄN NGOẠI GIAO CÔNG CHÚNG CỦA VIỆT NAM VÀ TRUNG
QUỐC Ở GIAI ĐOẠN TRONG THẾ KỶ XXI
1. Thực tiễn Ngoại giao công chúng của Việt Nam ở giai đoạn trong thế kỷ XXI
Trong những năm qua, ngoại giao công chúng đã được triển khai hiệu quả ở
Việt Nam, đặc biệt trong quá trình hội nhập quốc tế. Chiến lược ngoại giao văn hóa,
thúc đẩy giao lưu nhân dân, sử dụng các công cụ văn hóa, thông tin đối ngoại trong
quan hệ quốc tế... là những biểu hiện sinh động của ngoại giao công chúng và nâng
cao “quyền lực mềm”. Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đang trở thành nước có sức
mạnh và vị thế ở mức trung bình. Nói cách khác, Việt Nam đã bước vào giai đoạn có
“nguồn lực”, “khả năng” và “nhu cầu” để triển khai ngoại giao công chúng. Hội nghị
Ngoại giao Việt Nam lần thứ 30 (2018), với chủ đề “Ngoại giao Việt Nam: Tích cực,
đổi mới, thực hiện hiệu quả và thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII của
Đảng Cộng sản Việt Nam”, đã phân tích và chỉ ra một loạt biểu hiện của hình ảnh một
“cường quốc bậc trung”, hội tụ đủ 4 tiêu chí: số lượng, chức năng, hành vi và bản sắc.
1.1. Một số hoạt động Ngoại giao công chúng của Việt Nam ở giai đoạn trong thế
kỷ XXI
Có thể liệt kê ra một số hoạt động, chính sách mà Việt Nam đã và đang triển
khai có liên quan trực tiếp đến công tác Ngoại giao công chúng:
Đầu tiên, triển khai công tác ngoại giao như “quyền lực mềm”. Ngoại giao
công chúng từ lâu đã được xem như một công cụ để quảng bá sức mạnh mềm của một
quốc gia. Ngoại giao công chúng là một công cụ mà các chính quyền sử dụng để huy
động những nguồn lực trên nhằm giao tiếp với và thu hút công chúng của những nước
khác chứ không đơn thuần chỉ chính quyền của các nước đó. Ngoại giao công chúng
14
Bài phát biểu của đồng chí Triệu Khải Chính tại Hội nghị công tác tuyên truyền đối ngoại
toàn quốc, Thông tin tuyên truyền đối ngoại, Tháng 5-2001.
12
cố gắng trở nên hấp dẫn bằng cách thu hút sự chú ý đối với những nguồn lực tiềm
năng đó thông qua các chương trình phát sóng, trợ cấp cho xuất khẩu văn hóa, các
chuyến giao lưu trao đổi, vv… Nhưng nếu nội dung văn hóa, giá trị và chính sách của
một quốc gia không hấp dẫn, thì ngoại giao công chúng với vai trò là công cụ quảng bá
chúng sẽ không tạo ra sức mạnh mềm.15
Thứ hai, chính phủ Việt Nam coi trọng công tác đối ngoại nhân dân và đối
thoại, tiếp xúc nhân dân như một kênh ngoại giao để vận động hỗ trợ của các tổ chức
NGO, vận động và gắn kết người Việt Nam ở nước ngoài, thúc đẩy quan hệ đoàn kết
hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước, đồng thời vận động và đấu tranh ủng hộ nạn
nhân chất độc da cam Việt Nam và tích cực, chủ động góp phần vào các hoạt động đối
ngoại đa phương.16
Ví dụ, năm 2023 Truyền hình Quốc Hội Việt Nam đã tổ chức chương trình
Xuân Quê Hương 2023 với chủ đề “Đất nước, niềm tin và khát vọng”, đã thu hút hơn
1000 kiều bào về nước đăng ký tham dự trực tiếp, với nhiều hoạt động ý nghĩa để bà
con cùng hòa mình vào không gian Xuân, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật, truyền thống
của dân tộc, từ đó nuôi dưỡng tình yêu đối với Tổ quốc và sợi dây gắn kết với cội
nguồn dân tộc.
Thứ ba, ngoài vai trò đột phá, mở đường, tham mưu, hướng dẫn, đôn đốc thực
thi, ngành Ngoại giao luôn chú trọng vai trò hỗ trợ, đồng hành, kết nối không chỉ đối
với cộng đồng doanh nghiệp trong nước mà còn cho cộng đồng doanh nghiệp quốc tế
(doanh nghiệp, doanh nhân cũng là một bộ phận của công chúng quốc tế và cũng là
một trong những đối tượng quan trọng của Ngoại giao công chúng)17, Chính phủ Việt
Nam thường xuyên tổ chức các buổi toạ đàm, hội thảo, diễn đàn với cộng đồng doanh
nghiệp trong và ngoài nước nhằm truyền tải thông điệp chính sách, lắng nghe phản hồi,
đóng góp ý kiến và cùng nhau đưa ra giải pháp, hướng tháo gỡ.
Ví dụ, ngày 22/4/2023, Thủ tướng chủ trì Hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư nước
ngoài. Hội nghị nhằm truyền tải thông điệp của người đứng đầu Chính phủ, tiếp tục

15
Joseph S. Nye Jr. (2008). “Public Diplomacy and Soft Power”, The ANNALS of the
American Academy of Political and Social Science, 616, pp. 94-109.
16
TS Vũ Lê Thái Hoàng, Ngoại giao văn hóa trong thế kỷ XXI, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế,
https://nghiencuuquocte.org/2014/06/18/ngoai-giao-cong-chung-trong-the-ky-21/
17
TS Vũ Lê Thái Hoàng, Ngoại giao công chúng trong thế kỷ XXI, Tạp chí Nghiên cứu quốc
tế, https://nghiencuuquocte.org/2014/06/18/ngoai-giao-cong-chung-trong-the-ky-21/
13
khẳng định chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Việt
Nam đối với khu vực đầu tư nước ngoài.
Đồng thời, Việt Nam đã liên tục hoàn thiện thể chế, chính sách ưu đãi về tài
chính để thu hút và quản lý tốt hơn nguồn lực đầu tư nước ngoài. Tựu chung lại, các
ưu đãi về tài chính tập trung vào 3 lĩnh vực: Ưu đãi về thuế TNDN, ưu đãi về thuế xuất
nhập khẩu và ưu đãi về tài chính đất đai.
Thứ tư, tận dụng Ngoại giao văn hóa để làm đòn bẩy cho Ngoại giao công
chúng.18 Vì Ngoại giao văn hóa là một thành tố quan trọng trong hoạt động đối ngoại
của Việt Nam. Ngoại giao văn hóa có vai trò mở đường trước khi các mối quan hệ
khác chưa phát triển, đồng thời có khả năng củng cố các mối quan hệ chính trị, kinh tế
hiện có. Ngoại giao văn hóa sẽ giúp định hình hình ảnh một Việt Nam đổi mới thành
công, một Việt Nam có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, một Việt Nam giàu bản
sắc văn hóa, lịch sử hào hùng và trí tuệ, qua đó củng cố vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế.
Ví dụ, Tính đến tháng 12-2020, Việt Nam đã xây dựng hồ sơ, vận động thành
công UNESCO công nhận 44 di sản, danh hiệu các loại. Nhiều địa phương đã thành
công trong việc đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn dựa
trên khai thác thế mạnh về danh lam thắng cảnh và các di sản văn hóa, qua đó tô đậm
hơn hình ảnh đất nước Việt Nam trên bản đồ di sản, văn hóa thế giới; đồng thời, góp
phần quảng bá sự đa dạng về sinh học, văn hóa, truyền thống, con người Việt Nam với
bạn bè quốc tế. Thông qua các hoạt động ngoại giao văn hóa, hình ảnh đất nước, con
người, nét đẹp của văn hóa Việt Nam được quảng bá và được biết tới ở nhiều quốc gia,
nhiều khu vực trên thế giới, nhất là Đề án “Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng
giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa kiệt xuất, ở nước ngoài” đã được triển khai
có hiệu quả tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới... Việc gắn kết các lĩnh
vực chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch và công tác cộng đồng được đặc biệt chú trọng,
đã góp phần giới thiệu với bạn bè quốc tế về hình ảnh đất nước Việt Nam.19

18
TS Vũ Lê Thái Hoàng, Ngoại giao công chúng trong thế kỷ XXI, Tạp chí Nghiên cứu quốc
tế, https://nghiencuuquocte.org/2014/06/18/ngoai-giao-cong-chung-trong-the-ky-21/
19
Trần Thị Kim Vinh, Thúc đẩy ngoại giao văn hóa trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát
triển của đất nước, Tạp chí Cộng Sản, https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc-
phong-an-ninh-oi-ngoai1/-/2018/825966/thuc-day-ngoai-giao-van-hoa-trong-tien-trinh-hoi-
nhap-quoc-te-va-phat-trien-cua-dat-nuoc.aspx
14
Thứ năm, cách thức thông tin đối ngoại có nhiều cải tiến, chú trọng hiệu quả,
tích cực quảng bá, phổ biến chính sách quốc gia, kết quả phát triển, hội nhập cộng
đồng quốc tế, các website của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện ở nước ngoài
không ngừng cải tiến về hình thức, nội dung nhằm cung cấp thông tin, giao lưu với
bạn bè quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài.
Ví dụ, Hệ thống Website của Bộ Ngoại giao với tên miền http://www.mofa.gov.vn
đã được xây dựng trong nhiều năm qua để phục vụ công tác thông tin tuyên truyền đối
ngoại của Đảng và Nhà nước, quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam. Đây
cũng là diễn đàn trao đổi, giải đáp thông tin về các vấn đề đối ngoại, các vấn đề thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao như: chính sách đối ngoại, chính sách
đối với người Việt Nam ở nước ngoài, công tác ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế,
lãnh sự, lễ tân... Cùng với Website của Bộ Ngoại giao, một số cơ quan đại diện Việt
Nam ở nước ngoài cũng đã xây dựng Website riêng và những Website này góp phần
vào việc thực hiện các công tác của Bộ Ngoại giao.
1.2. Ngoại giao công chúng trong kỷ nguyên số
Thế kỷ XXI – thế kỷ đánh dấu cho những bước đi vĩ đại của khoa học công
nghệ thông tin. Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều thay đổi, sự phát triển mạnh
mẽ của truyền thông, đặc biệt là báo chí kỹ thuật số và yêu cầu ngày càng cao của
công tác ngoại giao, ngoại giao công chúng đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng
cao “sức mạnh mềm” quốc gia thông qua các phương tiện khoa học công nghệ, kỹ
thuật số.
Bộ Ngoại giao đã tích cực đổi mới, sáng tạo, tăng cường ứng dụng của Cách
mạng công nghiệp 4.0, truyền tải rộng rãi các giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới,
đồng thời góp phần quan trọng bảo vệ tư tưởng của Đảng, bộ, ngành liên quan cần có
sự hỗ trợ từ các giải pháp truyền thông thông tin, đặc biệt là truyền thông số cho các
cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; đưa ra việc phát triển công tác tuyên truyền
tại các cơ sở đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong các chiến lược, đặc biệt là kế
hoạch tuyên truyền, chương trình công cụ thể hàng năm của Ban chỉ đạo Công tác
Thông tin đối ngoại.
2. Thực tiễn Ngoại giao công chúng của Trung Quốc ở giai đoạn trong thế kỷ XXI
Ngày 19/3/2004, Bộ Ngoại giao chính thức thành lập "Văn phòng Ngoại giao
công chúng” nhằm tăng cường đầu tư, hướng dẫn và phối hợp trong công tác ngoại

15
giao công chúng từ cấp cơ quan chức năng ngoại giao, đây là điểm khởi đầu mới cho
công tác ngoại giao công chúng của Trung Quốc.
2.1. Khái quát
Nhận thức về hình ảnh quốc gia: Trung Quốc rất coi trọng hình ảnh toàn cầu
của mình. Các chuyên gia tại cuộc họp nhất trí rằng mối quan tâm của chính phủ
Trung Quốc đối với dư luận phản ánh hy vọng sâu sắc rằng các nước khác có thể hiểu
và đánh giá cao Trung Quốc cũng như các chính sách của nước này khi nước này nỗ
lực thịnh vượng và phát triển đồng thời định hình lại hình ảnh lịch sử vĩ đại của mình.
Các chuyên gia cho rằng hình ảnh quốc gia đặc biệt quan trọng đối với Trung Quốc,
nước rất coi trọng “thể diện” và uy tín, và lịch sử tủi nhục trong quá khứ của Trung
Quốc vẫn ảnh hưởng đến tâm lý người dân nước này.
Định hình hình ảnh quốc gia thông qua ngoại giao công chúng: Trong quá
trình phát triển ngoại giao công chúng, chính phủ các nước đầu tư sức lực vào các chủ
thể phi nhà nước với hy vọng chiếm được trái tim và khối óc của người dân và giành
được sự ủng hộ của công chúng đối với các chính sách quốc gia. Các hoạt động tương
tự bao gồm họp báo, sự kiện cộng đồng và truyền thông đại chúng. Các chuyên gia tại
cuộc họp chỉ ra rằng chính phủ Trung Quốc sử dụng ngoại giao công chúng như một
công cụ có giá trị để cải thiện cái nhìn của cộng đồng quốc tế về Trung Quốc. Các
chuyên gia tin rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc hy vọng sử dụng di sản văn hóa
phong phú và sự trỗi dậy nhanh chóng của đất nước để cải thiện hình ảnh quốc gia và
tăng cường quyền lực mềm của nước này.
Đầu tư mạnh vào ngoại giao công chúng: Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành
nhiều hoạt động ngoại giao công chúng, bao gồm các sự kiện ngắn hạn như đăng cai
Thế vận hội Bắc Kinh 2008, cũng như các dự án thể chế dài hạn như thành lập Viện
Khổng Tử trên khắp thế giới, bên cạnh việc mở rộng các nỗ lực đưa tin của truyền
thông Nhà nước. Các chuyên gia tại cuộc họp chỉ ra rằng các hoạt động ngoại giao
công chúng cấp cao như đăng cai Thế vận hội Olympic và thành lập Viện Khổng Tử
đòi hỏi một lượng hỗ trợ tài chính lớn, điều này cũng thể hiện quyết tâm của chính phủ
Trung Quốc trong phát triển ngoại giao công chúng. Ngoài ra, các chuyên gia tại cuộc
họp nói thêm rằng hành động cá nhân cũng có thể giành được sự ưu ái của người dân
nước ngoài đối với Trung Quốc, chẳng hạn như khi Thủ tướng khi đó là Ôn Gia Bảo
chỉ đạo các nỗ lực cứu trợ sau thảm họa sau trận động đất Tứ Xuyên năm 2008.

16
Ngoại giao công chúng độc đáo: Các chuyên gia tại cuộc họp nhất trí rằng bản
chất của ngoại giao công chúng Trung Quốc có liên quan chặt chẽ đến nền tảng chính
trị và xã hội độc đáo của Trung Quốc. Các chuyên gia kết luận rằng Trung Quốc
không hoàn toàn phù hợp với mô hình lý thuyết hiện có về ngoại giao công chúng. So
với các nước khác, phong cách quản lý ngoại giao công chúng của Trung Quốc mang
tính phân cấp hơn và lấy nhà nước làm trung tâm hơn. Mặc dù có sự tham gia của các
tổ chức phi nhà nước nhưng sự tham gia của họ nhìn chung phù hợp với mục tiêu của
chính phủ trung ương.
2.2. Một số hoạt động Ngoại giao công chúng của Trung Quốc ở giai đoạn trong thế
kỷ XXI
Ngày 19/3/2004, Bộ Ngoại giao chính thức thành lập "Văn phòng Ngoại giao

công chúng” và thành lập Kênh thông tin Ngoại giao công chúng (中国公共外交协会:

http://www.chinapda.org.cn/ )
Đưa ngoại giao công chúng vào các chương trình nghị sự quan trọng20
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận thức được tầm quan trọng của ngoại giao
công chúng trong thời đại toàn cầu hóa thông tin và luôn nhấn mạnh việc tăng cường
thực hiện các hoạt động ngoại giao công chúng và thúc đẩy ngoại giao công chúng
nhằm nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Vào tháng 7 năm 2009, Chủ tịch
Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh tại Hội nghị các phái viên ngoại giao đóng quân ở nước
ngoài lần thứ 11 rằng ngoại giao công chúng cần được kết hợp với tuyên truyền đối
ngoại. Ngoại giao công chúng đã trở thành một trong những nội dung quan trọng của
chương trình nghị sự Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc và Hội nghị hiệp thương
chính trị toàn quốc năm 2010.
Thúc đẩy các hoạt động giao lưu văn hóa và con người giữa các quốc gia21
Trong quá trình tăng cường ngoại giao công chúng, Trung Quốc đã tận dụng
việc thành lập và mở rộng các Viện Khổng Tử để mở rộng ảnh hưởng của “văn hóa
Khổng” ra toàn thế giới. Mục tiêu chính của Viện Khổng Tử là phổ biến tiếng Trung
Quốc và bảo tồn, bảo vệ văn hóa Trung Quốc trên trường quốc tế. Trong những năm
gần đây, Trung Quốc đã tổ chức thành công nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, đặc biệt
là chuỗi “Năm văn hóa Trung Quốc” được tổ chức tại Pháp, Mỹ, Ai Cập, Nga, Ấn Độ

20
Th.s.Phạm Hồng Yến, Ngoại giao công chúng Trung Quốc – hiện trạng và thách thức.
21
Th.s.Phạm Hồng Yến, Ngoại giao công chúng Trung Quốc – hiện trạng và thách thức.
17
và các nước trên thế giới... Những hoạt động này đã thu hút được sự quan tâm rộng rãi
từ cộng đồng quốc tế. Nó có tác động sâu rộng và có ý nghĩa to lớn trong việc phổ biến
phong tục truyền thống và văn hóa tôn giáo Trung Quốc ra công chúng quốc tế cũng
như cải thiện hình ảnh đất nước và con người chúng ta.
Tận dụng các phương tiện truyền thông đại chúng trong và ngoài nước22
Xuất bản ấn phẩm nhằm truyền bá “tư tưởng chính trị” của Trung Quốc, Đài
Phát thanh Quốc tế Trung Quốc có lịch sử phát triển lâu đời nhất kể từ khi thành lập
nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, hiện phát sóng bằng hầu hết các ngôn ngữ và là
ngôn ngữ chung quốc tế. Đầu thế kỷ 21, để đáp ứng nhu cầu phổ biến, cập nhật thông
tin của Trung Quốc tới cộng đồng quốc tế, Trung Quốc tăng cường triển khai các kênh
truyền hình tiếng Anh, đặc biệt là các kênh truyền hình tiếng Anh như CCTV4 và
CCTV9, chủ yếu nhắm đến khán giả nước ngoài. Bên cạnh việc tăng thời lượng và độ
phủ sóng của các phương tiện thông tin đại chúng, Trung Quốc cũng rất coi trọng việc
đa dạng hóa ngôn ngữ trên các kênh truyền hình.. Năm 2007, kênh truyền hình này
tách ra thành hai kênh riêng biệt với tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp. Năm 2009, Đài
truyền hình Trung ương Trung Quốc còn thuê đội ngũ nhân viên phát sóng các kênh
truyền hình tiếng Ả- rập và tiếng Nga. Những kênh truyền hình này là “biểu tượng
trong việc truyền bá tư tưởng chính trị của Chính phủ Trung Quốc.
Tích cực tổ chức và tham gia các sự kiện lớn tầm cỡ quốc tế, qua đó quảng
bá và đánh bóng hình ảnh Trung Quốc23
Ví dụ, 2008 Trung Quốc đăng cai Thế vận hội Olympic Bắc Kinh. Tiếng vang
từ sự kiện này có ảnh đến tận hôm nay.

TIỂU KẾT
Nhìn chung, ngoại giao công chúng không những có thể mà còn phải trở thành
một công cụ hỗ trợ quan trọng trong việc thúc đẩy chính sách đối ngoại. Tất nhiên,
ngoại giao liên chính phủ truyền thống là lực lượng chính trong việc xử lý và giải
quyết các vấn đề. Tuy nhiên, đặc điểm của ngoại giao công chúng là hướng tới con
người, rất phù hợp với thực tế trong xã hội ngày nay, nơi quyền lực cá nhân ngày càng

22
Th.s.Phạm Hồng Yến, Ngoại giao công chúng Trung Quốc – hiện trạng và thách thức.
23
Th.s.Phạm Hồng Yến, Ngoại giao công chúng Trung Quốc – hiện trạng và thách thức.

18
đóng vai trò quan trọng. Nếu sử dụng đúng cách, ngoại giao công chúng hoàn toàn có
thể hỗ trợ thực hiện chiến lược ngoại giao phát triển hòa bình.
3. Thuận lợi và khó khăn từ thực tiễn Ngoại giao công chúng của Việt Nam và
Trung Quốc ở giai đoạn trong thế kỷ XXI
Thuận lợi: Hiện nay, Ngoại giao công chúng đều được cả hai nước chú trọng
sâu sắc. Để đạt được thành công như vậy, cần phải nói đến sự thuận lợi trong nhiều
phương diện như tiềm lực, thực lực trên các lĩnh vực; chính phủ nhận thức được tầm
quan trọng và tập trung các chính sách phát triển. Để từ đó tạo thuận lợi cho sự phát
triển của Ngoại giao công chúng tại hai quốc gia.
Khó khăn:
Tổng kết lại, khó khăn của hai quốc gia trong công tác Ngoại giao công chúng
chưa được đầu tư đúng mức, phương thức triển khai đơn điệu, nội dung sơ sài ít cuốn
hút, mang sắc thái tuyên truyền còn nhiều và chính sách phát triển còn nhiều hạn chế,...
IV. Ý NGHĨA CỦA NGOẠI GIAO CÔNG CHÚNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ
TRUNG QUỐC TRONG THẾ KỶ XXI.
Đối với cả hai quốc gia, Ngoại giao công chúng đều mang vai trò là “quyền lực
mềm” góp phần tăng sự giao tiếp, tương tác với nhân dân, công chúng hay các chủ thể
phi nhà nước ở các xã hội khác. Ngoại giao công chúng không chỉ là việc xác định và
gửi đi các thông điệp của một quốc gia ra các nước khác mà còn đánh giá, phân tích thái
độ tiếp nhận thông điệp đó ở các xã hội khác nhau cũng như xây dựng các phương tiện,
công cụ để chuyển tải thông điệp, lắng nghe thông điệp một cách thuyết phục và hiệu
quả nhất, cần sử dụng ngoại giao công chúng để nâng cao tiếng nói quốc tế của mình.
Thứ hai, thông qua hoạt động tuyên truyền mạnh mẽ trên các phương tiện
truyền thông của họ, nhiều người nước ngoài bình thường đã hiểu lầm.
Thứ ba, Ngoại giao công chúng có ý nghĩa quan trọng đối với công tác truyền
bá, lan tỏa và truyền tải hình ảnh con người, đất nước một các đẹp đẽ nhất đến với bạn
bè quốc tế.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN ÔNG
TÁC NGOẠI GIAO CÔNG CHÚNG
1. Bài học kinh nghiệm
Đối với Việt Nam, cần có một chiến lược dài hạn về Ngoại giao công chúng và
một bộ phận chuyên trách về vấn đề này, “phát huy những bài học ngoại giao tâm

19
công, ngoại giao nhân dân, Việt Nam nhận thức rõ về những thay đổi cũng như xu thế
lớn trên thế giới và vai trò ngày càng quan trọng của các yếu tố cấu thành nên ngoại
giao công chúng trong việc triển khai chính sách đối ngoại của quốc gia, phục vụ các
mục tiêu cơ bản của chính sách đối ngoại. Những đặc thù của hình thức ngoại giao này
được thể hiện khá rõ nét trong chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác
và phát triển, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa của Việt Nam thời kỳ Đổi mới.
Thông qua việc kết hợp một cách hiệu quả, nhịp nhàng giữa các kênh ngoại giao và
các trụ cột đối ngoại, Việt Nam đang tập trung tích cực triển khai một nền ngoại giao
toàn diện”24
Đối với Trung Quốc, thực hiện tốt các chức năng truyền thống nhưng cũng có
đủ can đảm và trình độ để nhìn xa hơn các khuôn khổ truyền thống. Các nhà ngoại giao
hiện đại phải nhận thức được sự đa dạng, phức tạp ngày càng tăng của các ngành, lĩnh
vực, phương thức hoạt động đòi hỏi họ phải đáp ứng về trình độ và các kỹ năng cần thiết.
Đặc biệt, cần phải chú trọng xây dựng hình ảnh đúng đắn, không định hướng dư luận
quốc tế và lợi dụng Ngoại giao công chúng trong công tác tuyên truyền sai sự thật.
2. Biện pháp thúc đẩy phát triển công tác Ngoại giao công chúng
- Giảm thiểu tình trạng chính trị hóa và đến gần hơn với khán giả.
- Tận dụng sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số để nâng cao sức mạnh
truyền thông.
- Triển khai nghiên cứu về ngoại giao công chúng một cách sâu rộng, đúng đắn
để từ đó có những chính sách/ đường lối/ chiến lược Ngoại giao công chúng dài hạn,
hiệu quả.
- Đầu tư những tiềm lực vốn có, về nhân lực và vật lực tạo điều kiện phát triển
Ngoại giao công chúng.
VI. TỔNG KẾT
Bất kể các yếu tố bên trong của sự phát triển, môi trường bên ngoài hay ảnh
hưởng của nước này đối với thế giới, việc tăng cường ngoại giao công chúng là một
lựa chọn hiển nhiên đối với mọi quốc gia. Chúng ta phải xây dựng tinh thần trách
nhiệm cao trong ngoại giao công chúng, ngoài các quan chức Chính phủ, Chính phủ
tất nhiên phải chịu trách nhiệm về ngoại giao công chúng, chúng ta đặc biệt nhấn
mạnh rằng tất cả các cá nhân tư nhân có cơ hội và khả năng đều phải có ý thức tham

24
Phạm Bình Minh: Ngoại giao Việt Nam năm 2011 - Triển khai thắng lợi đường lối đối ngoại của
Đảng, Tạp chí Cộng sản, số 832 (tháng 2-2012).

20
gia ngoại giao công chúng, cũng là một biểu hiện rộng rãi của tình cảm yêu nước.
Ngoại giao công chúng là một công việc quốc tế cơ bản, lâu dài và rộng rãi, biểu hiện
của nó là văn hóa và là biểu hiện của quyền lực mềm. Với việc áp dụng rộng rãi chính
sách ngoại giao công chúng sẽ có nhiều người trên thế giới hiểu về đất nước sở tại và
đánh giá cao tinh thần văn hóa "hòa hợp mà không đồng nhất" của chính quốc gia đó.

21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Dương Huân: Ngoại giao và công tác ngoại giao, NXB Chính trị quốc gia,
2018.
2. Lê Thị Thu Hằng, Việt Nam thực hiện ngoại giao công chúng bằng ngoại giao
toàn diện, Tạp chí “Chủ Nghĩa Cộng Sản”, số 923, tháng 8 năm 2019.
3. Trang web của Hội cựu thành viên USIA www.publicdiplomacy.org.
4. Phạm Văn Chương, Báo Thời đại, 2015.
https://cufo.camau.gov.vn/wps/portal/chitiet/!ut/p/z1/tVRNb8IwDP01O1YJ6UfC
ETZgAwGjsEJzQaEtTTbqlKqF8e-
XIQ7bBEMTaw6xHD8_PzmyEUcLxEHsVCpKpUFsjB9yb-k-
D5567Xs8GgcBw5NOvzWlNPCZj1GAOOJ5pGIUYkwc4q6p5WGbWQ5pOtaq
mTjGJZ5wIroy5hMdQZmXEoVSq41KQKokl1UFqTTuqhDF4Q6XhYC0lNpcC
qJqrU9PkazucCzUl1QTEZAJ2CWxVpBqoUAKiAWg-TXt3ITxhdPCJp8fIecZ-
h5pnAA_M9s-adsY98bkLOBbkdCIpJdF2mi-U8kevYAuMvMf0z-2-
_FaBercWOEKvfe_9MxmDTyZjZpkMJw8sIFbq_oRrZW-
W2_vu1699PX2vntr7_u_DO9x_M1uU6_bLW-ZlaShTN5LtKh7J-
VZxuyD9eaz_Wwt02w57NjuWbNJPwDzu5HD/
5. Bộ GDĐT và UNICEF nâng cao hợp tác trong giai đoạn mới, Trung tâm Truyền
thông giáo dục, 2022,
https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/hoi-nhap-quoc-te-ve-gddt/Pages/tin-
tuc.aspx?ItemID=8169
6. Lord Carter of Coles, Public Diplomacy Review (12/2005), trang 8.
7. Lê Vĩnh Trương, Phần 2: Ngoa ̣i giao công chúng, Tạp chí Tia Sáng,
https://tiasang.com.vn/dien-dan/phan-2-ngoai-giao-cong-chung-4214/
8. Best Diplomats,
https://www.linkedin.com/pulse/concept-public-diplomacy-21st-century-
bestdiplomats/
9. Phạm Thủy Tiên, Ngoại giao văn hóa (Cultural diplomacy), Tạp chí Nghiên cứu
quốc tế,
https://nghiencuuquocte.org/2016/01/23/ngoai-giao-van-hoa-cultural-diplomacy/
10. Nguyễn Tuấn Bình, Ngoại giao nhân dân – “Sức mạnh mềm” trong QHQT và
thực tiễn hiện nay ở VN, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (165). 2021.

22
11. Triệu Khả Kim, Suy nghĩ về xây dựng kỷ luật Ngoại giao công chúng ở Trung
Quốc, Tạp chí đại học Thanh Hoa, số 3,2013.
http://www.tuiir.tsinghua.edu.cn/__local/F/F8/67/B5A0EA06EAE696AAFC776
31DA2B_C2EA5F1F_857E4.pdf?e=.pdf
12. Bài phát biểu của đồng chí Triệu Khải Chính tại Hội nghị công tác tuyên truyền
đối ngoại toàn quốc, Thông tin tuyên truyền đối ngoại, Tháng 5-2001.
13. J oseph S. Nye Jr. (2008). “Public Diplomacy and Soft Power”, The ANNALS of
the American Academy of Political and Social Science, 616, pp. 94-109.
14. TS Vũ Lê Thái Hoàng, Ngoại giao công chúng trong thế kỷ XXI, Tạp chí Nghiên
cứu quốc tế,
https://nghiencuuquocte.org/2014/06/18/ngoai-giao-cong-chung-trong-the-ky-21/
15. Trần Thị Kim Vinh, Thúc đẩy ngoại giao văn hóa trong tiến trình hội nhập
quốc tế và phát triển của đất nước, Tạp chí Cộng Sản,
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc-phong-an-ninh-oi-ngoai1/-
/2018/825966/thuc-day-ngoai-giao-van-hoa-trong-tien-trinh-hoi-nhap-quoc-te-
va-phat-trien-cua-dat-nuoc.aspx
16. Th.s.Phạm Hồng Yến, Ngoại giao công chúng Trung Quốc – hiện trạng và thách
thức.
17. Phạm Bình Minh: Ngoại giao Việt Nam năm 2011 - Triển khai thắng lợi đường
lối đối ngoại của Đảng, Tạp chí Cộng sản, số 832 (tháng 2-2012).
Cùng các trang web nước ngoài:
1. https://baijiahao.baidu.com/s?id=1650797821749068538&wfr=spider&for=pc
2 .https://vietnam.vnanet.vn/chinese/tin-
van/%e5%85%ac%e5%85%b1%e5%a4%96%e4%ba%a4%e4%b8%8e%e5%8d
%b0%e5%ba%a6%e2%80%94%e8%b6%8a%e5%8d%97%e5%90%88%e4%bd
%9c%e5%85%b3%e7%b3%bb-233471.html
3. http://www.chinapda.org.cn/
4. https://www.ciis.org.cn/yjcg/xslw/202007/t20200710_1255.html
5. https://hd.hainanu.edu.cn/waiguoyu/info/1034/2842.htm

23

You might also like