You are on page 1of 10

TỔNG QUAN KHÁI NIỆM

QUAN HỆ CÔNG CHÚNG

PGS.TS. Hoàng Thị Hồng Hà


I/ THUẬT NGỮ
Quan hệ công chúng, “Public relations”, PR

1807, Thomas Jefferson (tổng thống thứ 3 của Hoa


Kỳ, tác giả của bản “Tuyên ngôn độc lập”) là người
đầu tiên kết hợp chữ “Public” và chữ “Relation”
thành cụm từ “Public relations”.

Luật sư Dorman Eaton sử dụng cụm từ này năm


1882.
(Dorman Bridgman Eaton (1823-1899), American lawyer)
I/ THUẬT NGỮ
Quan hệ công chúng, “Public relations”, PR
1897, “Public Relations” với ý nghĩa hiện nay được sử
dụng bởi Edward L.Bernays, trong “Niên Giám Bài Văn
Hay Của Ngành Đường Sắt” thuộc Hiệp Hội Ngành
Đường Sắt Mỹ.
1921, Bernays tự nhận là “Chuyên viên tư vấn PR”.
Ông viết “Kết tinh quan niệm công chúng”
(Crystallizing Public Opinion), 1923. Giảng dạy khoá
đầu tiên về PR tại đại học New York.
Đầu thế kỷ XX, PR đã trở thành thuật ngữ chuyên ngành, được xem
là một nghề nghiệp, một chương trình đào tạo mang tính học thuật.
II/ ĐỊNH NGHĨA

 “Quan hệ công chúng là những quy tắc


chuyên nghiệp thúc đẩy mối quan hệ cùng có
lợi giữa các thực thể xã hội trong khuôn khổ
đạo đức.”

 Hiệp hội quan hệ công chúng Mỹ


II/ ĐỊNH NGHĨA
“Quan hệ công chúng là vấn đề danh tiếng - kết quả của
những gì bạn làm, bạn nói và những gì người khác nói về
bạn.

Quan hệ công chúng là những quy tắc xây dựng và duy trì
danh tiếng, nhằm đạt được sự hiểu biết, hỗ trợ cho những
ảnh hưởng đến quan điểm và hành vi. Đó là kế hoạch và nỗ
lực bền vững nhằm thiết lập và duy trì thiện chí và sự hiểu
biết lẫn nhau giữa một tổ chức và công chúng của nó.”

 Viện PR Chartered, Anh


II/ ĐỊNH NGHĨA

Quan hệ công chúng là thuyết phục mọi người


đồng thuận với mục đích của một tổ chức hoặc
cá nhân.
Quan hệ công chúng đạt được điều này, một
cách chủ yếu nhưng không phải là cách duy
nhất, thông qua việc sử dụng các quan hệ truyền
thông.
III/ QHCC CHÂU Á
"Guanxi"
Khái niệm Quan hệ công chúng và khái niệm Trung Quốc - "Guanxi“.
Guanxi chú trọng đến các quan hệ cá nhân, tình bạn, gần gũi với tư duy
Khổng học. Hậu quả thấy rõ là người làm PR của Trung Quốc ít nhiều bỏ
qua phần "Công chúng" của "Quan hệ công chúng", chú trọng tập trung
phát triển các mối quan hệ cá nhân và trực tiếp hơn. Tương tự là các mối
quan hệ cá nhân ở một số nước khác ở Châu Á. Sự khác biệt tinh tế về văn
hoá này chỉ là một trong số rất nhiều điều mà các chuyên gia PR cần lưu
ý. Nó chắc chắn có tác động lớn đến việc cân nhắc các chiến thuật khi lập
kế hoạch PR, mặc dù có thể lập luận rằng tổng thể các mục tiêu và chiến
lược PR có xu hướng giống nhau ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

University of Westminster.
IV/ NGUỒN GỐC QHCC

a) Giả thuyết 1, nhận định của Frank Jefkins


b) Giả thuyết 2, Tổng thống Mỹ, Thomas Jefferson
c) Giả thuyết 3, chính phủ Anh, thế kỷ 19
d) Giả thuyết 4, vương quốc Hà Lan
e) Giả thuyết 5, vương quốc Thái Lan
f) Giả thuyết 6, Trung Quốc.
 PR in brief
https://www.youtube.com/watch?v=W-FGK43DVw8

 Frank Jefkins, tác giả cuốn Public Relations –


Frameworks, (NXB Financial Times). Bản dịch: Phá vỡ
bí ẩn PR, Frank Jefkins – NXB Trẻ 2004
 PR ra đời cùng với văn minh nhân loại: hình vẽ, chữ
tượng hình tượng thanh, kinh thánh, sách truyền giáo…
là các hình thức PR sơ khai

You might also like