You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

BÀI TIỂU LUẬN

KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN THI: Nhập môn ngành Quan hệ quốc tế

Sinh viên thực hiện:

Họ và tên: Ngô Thị Thúy Quỳnh


MSSV: 23DH701445
Lớp: QH2302
TIỂU LUẬN NHẬP MÔN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ – HKI – NH2324

MỤC LỤC
Lời nói đầu...............................................................................................................................4

I. Tổng quan về ngoại giao đa phương và truyền thông quốc tế........................................5

1. Ngoại giao đa phương.....................................................................................................5

2. Truyền thông quốc tế......................................................................................................5

II. Các tố chất và kỹ năng cơ bản của sinh viên khi học ngành Quan hệ quốc tế.............6

III. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên học ngành Quan hệ quốc tế....................................7

IV. Điều kiện tốt nghiệp của sinh viên học ngành Quan hệ quốc tế tại HUFLIT.............7

V. Kế hoạch học tập cụ thể cho từng năm học.....................................................................8

1. Năm nhất..........................................................................................................................8

2. Năm hai.............................................................................................................................9

3. Năm ba..............................................................................................................................9

4. Năm cuối cùng................................................................................................................10

Lời cảm ơn.............................................................................................................................11

2
LỜI NÓI ĐẦU
Trong bối cảnh thế giới hiện nay, nơi mà các biên giới trở nên mờ nhạt và sự kết nối
ngày càng chặt chẽ, quan hệ quốc tế không chỉ còn là một lĩnh vực nghiên cứu mà còn là
chiếc chìa khóa quan trọng mở ra nhiều cơ hội cũng như các thách thức. Quan hệ quốc tế
đóng góp hiệu quả vào quá trình xây dựng quan hệ hợp tác, hòa bình, hữu nghị giữa các
quốc gia và chung tay giải quyết các vấn đề xuyên biên giới. Ngành Quan hệ quốc tế là một
lĩnh vực nghiên cứu và các ứng dụng chuyên sâu về các mối quan hệ giữa các quốc gia, tổ
chức quốc tế và các yếu tố đa dạng trong cộng đồng quốc tế.
Môn Nhập môn ngành Quan hệ quốc tế là môn học vỡ lòng đối với sinh viên theo học
ngành Quan hệ quốc tế tại các trường đại học. Đặc biệt tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin
học Thành phố Hồ Chí Minh, thông qua môn Nhập môn ngành Quan hệ quốc tế, sinh viên
có cơ hội hiểu được các khái niệm và thuật ngữ cơ bản trong lĩnh vực Ngoại giao đa phương
cũng như Truyền thông quốc tế và Quan hệ công chúng. Bên cạnh đó, sinh viên còn biết
được các hoạt động, công việc, nghề nghiệp liên quan đến Quan hệ quốc tế. Việc hiểu được
cách khai thác và xử lý thông tin theo yêu cầu, từ đó vận dụng được kỹ năng trình bày và xử
lý vấn đề cũng là một trong những kỹ năng sinh viên được đào tạo. Sinh viên còn cần phải
vận dụng được khả năng quản lý và sắp xếp thời gian học tập; vận dụng khả năng tự học, tự
tổng hợp thông tin liên quan đến bài học để có thể học tập thật tốt ngành Quan hệ quốc tế.
Bài tiểu luận này được chia làm 5 phần:
Phần một, gồm 2 mục nhỏ, trình bày các vấn đề tổng quan về 2 chuyên ngành của
Quan hệ quốc tế đó là Ngoại giao đa phương và Truyền thông quốc tế. Bao gồm: khái niệm,
vai trò, cách thức tiến hành và khó khăn.
Phần hai, trình bày một số tố chất và kỹ năng cơ bản mà sinh viên cần phải rèn luyện
để có thể học tập thật tốt trong ngành Quan hệ quốc tế.
Phần ba, trình bày cơ hội việc làm, một số nghề nghiệp phổ biến mà sinh viên của
ngành Quan hệ quốc tế có thể làm sau khi tốt nghiệp.
Phần bốn, trình bày các điều kiện để sinh viên có thể tốt nghiệp khi học ngành Quan
hệ quốc tế tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh
Phần năm, trình bày kế hoạch học tập cụ thể cho từng năm của sinh viên Ngô Thị
Thúy Quỳnh tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh.
TIỂU LUẬN NHẬP MÔN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ – HKI – NH2324

I. Tổng quan về ngoại giao đa phương và truyền thông quốc tế


1. Ngoại giao đa phương
Ngoại giao đa phương hay đối ngoại đa phương là một thuật ngữ thường gặp trong
lĩnh vực ngoại giao. Ngoại giao đa phương là hoạt động ngoại giao bao gồm sự tham gia của
ba chủ thể trở lên (chủ yếu là các quốc gia) trong quan hệ quốc tế sử dụng các biện pháp hòa
bình như đàm phán, thương lượng nhằm đưa ra quyết định về một vấn đề cụ thể, đồng thời
bảo vệ quyền, lợi ích của chủ thể nhưng vẫn phải tôn trọng, tuân thủ những nguyên tắc và
giá trị chung của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như khi có chủ thể
vi phạm những nguyên tắc, quy định, cam kết thì ngoại giao đa phương có thể sử dụng các
biện pháp áp lực, trừng trị hay can thiệp để giải quyết.
Ngoại giao đa phương đóng một vai trò quan trọng vì nó dùng để giải quyết những
thách thức toàn cầu đòi hỏi các quốc gia phải hợp tác để cùng giải quyết, như đại dịch
COVID – 19, biến đổi khí hậu, ô nhiễm khí hậu,... bên cạnh đó ngoại giao đa phương còn
dùng để giải quyết xung đột, mâu thuẫn giữa các quốc gia. Ngoại giao đa phương là một quá
trình đầy những khó khăn và mất nhiều thời gian vì thế nó yêu cầu những nhà ngoại giao
lành nghề có thể đàm phán nhằm ngăn chặn hoặc dàn xếp những xung đột quốc tế, tìm cách
thỏa hiệp và đưa ra những giải pháp có thể được các bên chấp nhận cũng như việc mở rộng
và duy trì hợp tác quốc tế.
Ngoại giao đa phương có thể tiến hành thông qua nhiều nền tảng khác nhau, chẳng
hạn như các tổ chức quốc tế (ví dụ: Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Tổ chứ Y
tế Thế giới,...), các tổ chức khu vực (ví dụ: Liên minh Châu Âu, Liên minh Châu Phi, Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á,...) hoặc các diễn đàn hợp tác kinh doanh quốc tế (ví dụ: G8,
G20,...). Tuy nhiên, hiện nay ngoại giao đa phương cũng đối mặt với những căng thẳng giữa
công lý và quyền lực.
2. Truyền thông quốc tế
Truyền thông quốc tế hay truyền thông toàn cầu, truyền thông xuyên quốc gia là một
mảng của truyền thông, bao gồm các phương tiện truyền thông, nền tảng và nội dung được
sản xuất và tiêu thụ xuyên biên giới, không chỉ phản ánh sự đa dạng và phức tạp của xã hội
toàn cầu mà còn tạo ra và thay đổi sự đa dạng và phức tạp đó. Phương tiện truyền thông
quốc tế có thể bao gồm nhiều hình thức và thể loại khác nhau như tin tức, giải trí, phim tài
liệu, thể thao, văn hóa và giáo dục và được truyền tải qua nhiều kênh khác nhau như in ấn,
đài phát thanh, phát sóng, trực tuyến và truyền thông xã hội.
Truyền thông quốc tế có nhiều mục đích và chức năng khác nhau, chẳng hạn như
thông tin, giáo dục, giải trí, thuyết phục hoặc huy động khán giả, đồng thời có những tác
động và ảnh hưởng khác nhau, ví dụ như định hình dư luận, thúc đẩy trao đổi văn hóa. Bên
cạnh đó, truyền thông quốc tế còn có thể gây ra những hậu quả tiêu cực như gây hoang
mang, bất ổn và xung đột trong quan hệ quốc tế hay tác động đến tính chính trực danh tiếng
đến các quốc gia.
4
TIỂU LUẬN NHẬP MÔN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ – HKI – NH2324
Truyền thông quốc tế đóng một vai trò rất quan trọng bởi vì nó cung cấp cho mọi
người thông tin, giáo dục và các góc nhìn về những gì đang xảy ra trên thế giới. Các phương
tiện truyền thông quốc tế đưa tin về các sự kiện và vấn đề ảnh hưởng đến các quốc gia, khu
vực và văn hóa khác nhau. Truyền thông quốc tế cũng đóng góp vào sự phát triển của một
thế giới bình yên, thịnh vượng và bền vững hơn. Ngoài ra truyền thông quốc tế còn phải đối
mặt với những thách thức và rủi ro đến từ một thế giới ngày càng phức tạp và biến đổi.

II. Các tố chất và kỹ năng cơ bản của sinh viên khi học ngành Quan hệ quốc tế
Môi trường quan hệ quốc tế là một môi trường khá đa dạng và phức tạp, thay đổi liên
tục, đòi hỏi các nhà hoạt động quốc tế phải có kiến thức, tố chất và kỹ năng để thích ứng và
giải quyết các vấn đề trong quan hệ quốc tế. Vì vậy, sinh viên ngành Quan hệ quốc tế cần
phát triển nhiều tố chất cũng như kỹ năng cơ bản để đáp ứng yêu cầu và thách thức của công
việc bên cạnh đó còn có thể tạo ra sự thành công trong môi trường làm việc toàn cầu.
Trước hết, việc thành thạo ngoại ngữ, ít nhất là tiếng Anh để có thể giao tiếp và đọc
hiểu các văn bản chuyên ngành. Tuy nhiên, nó không phải là yếu tố quyết định sự thành
công của sinh viên. Sinh viên cần phải cân nhắc kỹ lưỡng về mục tiêu và hướng nghiệp của
mình để có thể lựa chọn ngoại ngữ phù hợp với năng lực và mong muốn của mình. Kỹ năng
giao tiếp bao gồm việc diễn đạt và tiếp thu ý kiến quan điểm một cách rõ ràng, chính xác và
hiệu quả là yếu tố chính trong quá trình tương tác với các đối tác.
Tiếp theo, sinh viên cần có kiến thức chuyên sâu về lịch sử, văn hóa, chính trị, kinh tế
và pháp luật của nhà nước cũng như thế giới để có cái nhìn toàn diện về các quốc gia và khu
vực. Sinh viên cũng cần cập nhật liên tục các sự kiện và các vấn đề quan trọng trong quan hệ
quốc tế, đặc biệt là những thách thức và cơ hội của quá trình toàn cầu hóa. Bên cạnh đó, kỹ
năng nghiên cứu giúp sinh viên thu thập và phân tích thông tin từ các nguồn đa dạng, từ đó
hiểu rõ hơn về các vấn đề quốc tế. Kỹ năng đàm phán, thương lượng là chìa khóa quan trọng
để đạt được mục đích, đồng thời bảo vệ quyền, lợi ích mà không ảnh hưởng đến các mối
quan hệ. Tư duy và kỹ năng phản biện tốt giúp sinh viên có khả năng đánh giá và giải quyết
các vấn đề phức tạp trong quan hệ quốc tế. Sinh viên cũng cần đưa ra các quan điểm, nhận
xét và đề xuất một các sáng tạo, logic và có cơ sở.
Bên cạnh đó, kỹ năng làm việc đội nhóm giúp sinh viên có khả năng hợp tác, phân
chia công việc khi làm việc trong một nhóm. Nhưng kĩ năng làm việc độc lập cũng quan
trọng không kém, sinh viên cần có khả năng tự quản lý, sắp xếp và hoàn thành công việc khi
được giao làm việc độc lập. Ngoài ra, sinh viên cần có sự linh hoạt, có tính chịu đựng áp lực
cao. Bởi vì, dưới sự thay đổi liên tục của quan hệ quốc tế, sinh viên cần sẵn sàng thích ứng
và thay đổi, cố gắng chịu đựng những thử thách rủi ro trong công việc. Các kỹ năng như viết
lách, sáng tạo,... cũng là những yếu tố không thể thiếu.
Tóm lại, việc phát triển những tố chất và kỹ năng cơ bản nêu trên không chỉ giúp sinh
viên ngành Quan hệ quốc tế có thể học tập và rèn luyện thật tốt mà còn hỗ trợ họ tích cực
tham gia và đóng góp và thế giới toàn cầu.

5
TIỂU LUẬN NHẬP MÔN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ – HKI – NH2324
III. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên học ngành Quan hệ quốc tế
Ngành Quan hệ quốc tế cung cấp cho sinh viên một khối kiến thức khoa học xã hội
vững chắc trong nhiều lĩnh vực khác nhau cùng với những kỹ năng, nghiệp vụ hữu ích. Sinh
viên sau khi tốt nghiệp sẽ có nhiều cơ hội làm trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ chính trị -
ngoại giao, kinh tế quốc tế, xã hội, truyền thông đến pháp luật và an ninh.
Một trong những lựa chọn phổ biến của sinh viên học ngành Quan hệ quốc tế là làm
trong lĩnh vực ngoại giao và ngoại thương. Khi chọn lĩnh vực này, sinh viên có thể tham gia
vào các tổ chức quốc tế, các quỹ từ thiện và tổ chức quốc tế cũng như các tổ chức phi chính
phủ, đại sứ quán, lãnh sự quán để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quan hệ quốc tế.
Sinh viên cũng có thể lựa chọn làm việc tại phòng đối ngoại ở địa phương hay các tỉnh.
Ngoài ra, tư vấn doanh nghiệp quốc tế cũng là một lĩnh vực mà sinh viên ngành Quan hệ
quốc tế có thể khám phá, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc mở rộng quốc tế, phát triển chiến
lược kinh doanh toàn cầu, đầu tư nước ngoài. Sinh viên cũng có thể đảm nhận vai trò Quản
lý Dự án Quốc tế trong các công ty hoặc tổ chức, đặc biệt là trong lĩnh vực doanh nghiệp
quốc. Nghiên cứu thị trường toàn cầu là tham gia vào công việc nghiên cứu thị trường quốc
tế để đánh giá xu hướng thị trường toàn cầu và phản ánh nhu cầu của khách hàng quốc tế.
Ngoài ra, lĩnh vực truyền thông cũng là một lựa chọn hấp dẫn cho sinh viên ngành
Quan hệ quốc tế. Sinh viên có thể đảm nhận các vai trò như phóng viên, biên tập viên báo
chí tại các đài truyền hình, đài phát thanh hoặc có thể tại quốc tế. Bên cạnh đó, sinh viên
cũng có thể trở thành chuyên viên tổ chức sự kiện hay chuyên viên truyền thông, quản lý
quốc tế tại các công ty tổ chức sự kiện, sản xuất sản phẩm truyền hình. Hoặc sinh viên có thể
làm biên tập bản tin, chương trình, làm phóng sự, dẫn chương trình... và các công việc khác
thuộc lĩnh vực truyền thông. Vì hầu hết sinh viên tốt nghiệp ngành Quan hệ quốc tế tại các
trường đại học đều trang bị cho mình kỹ năng tiếng Anh tốt nên sinh viên cũng có thể lựa
chọn công việc biên, phiên dịch. Việc trở thành nghiên cứu viên, giảng viên đào tạo ngành
Quan hệ quốc tế tại các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc nhưng yêu cầu sinh viên
phải có từ bằng thạc sĩ trở lên.
Tóm lại, ngành Quan hệ quốc tế là một ngành học rộng lớn và liên ngành, cho phép
sinh viên được mở rộng tầm nhìn và kết nối với thế giới. Sinh viên có đam mê với ngành
Quan hệ quốc tế thường có cơ hội việc làm đa dạng. Sự đa dạng này không chỉ tạo ra nhiều
cơ hội nghề nghiệp mà còn giúp sinh viên phát triển kỹ năng và kiến thức đa chiều trong lĩnh
vực quan hệ quốc tế.

IV. Điều kiện tốt nghiệp của sinh viên học ngành Quan hệ quốc tế tại HUFLIT
Sinh viên theo học ngành Quan hệ quốc tế tại HUFLIT được đào tạo dựa trên tư duy
“Sáng tạo thực tế và ứng dụng”, vì vậy họ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết
để hòa nhập và phát triển trong lĩnh vực đầy tiềm năng này. Tuy nhiên, để tốt nghiệp, sinh
viên cần phải hoàn thành các yêu cầu rất gắt gao.

6
TIỂU LUẬN NHẬP MÔN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ – HKI – NH2324
Trước hết sinh viên cần phải học và tích lũy đủ số tín chỉ trong chương trình đào tạo.
Đối với chuyên ngành Ngoại giao đa phương và Truyền thông quốc tế đều yêu cầu sinh viên
phải hoàn thành tất cả 140 tín chỉ. Tiếp theo sinh viên cần phải hoàn tất các môn học điều
kiện bắt buộc, bao gồm Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất. Giáo dục quốc phòng
gồm 165 tiết còn Giáo dục thể chất là 150 tiết. Sau khi hoàn thành các tín chỉ bắt buộc cũng
như tự chọn, sinh viên bắt buộc phải đi thực tập tại các công ty, tổ chức toàn thời gian trong
vòng 12 tuần (3 tháng).
Ngoài ra, sinh viên phải hoàn tất cả các Hoạt động quan hệ cộng đồng, nhằm mục
đích rèn luyện kỹ năng mềm và trau dồi kỹ năng cũng như kiến thức về tổ chức sự kiện. Sinh
viên phải tự tổ chức ít nhất 04 hoạt động hoạt động thực tế/ sự kiện dưới sự hỗ trợ và hướng
dẫn của các thầy cô trong khoa Quan hệ quốc tế, sinh viên phải tham gia ít nhất 08 hoạt
động, chương trình do các đơn vị khác tổ chức và tham dự ít nhất 04 hội thảo.
Và cuối cùng, sinh viên cần đạt chuẩn ngoại ngữ (tiếng Anh) để có thể nâng cao khả
năng giao tiếp, học tập và làm, việc trong môi trường quốc tế và đạt chuẩn tin học nhằm mục
đích sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng và các công cụ trực tuyến. Đối với ngoại
ngữ, sinh viên cần nộp chứng chỉ quốc tế về tiếng Anh tùy thuộc vào mục đích mà sinh viên
có thể lựa chọn các chứng chỉ phù hợp, ví dụ như TOEIC 550; TOEFL (ITP 500/ CBT 173/
IBT 61), Cambridge English (FCE, CAE, CPE) 160; APTIS B2 hoặc IELTS 5.5. Đối với tin
học, sinh viên có thể nộp chứng chỉ tin học văn phòng Microsoft Office Specialist (MOS),
bao gồm Word và Excel hoặc chứng chỉ Ứng dụng CNTT nâng cao Module 7,8,9.
Như vậy, để tốt nghiệp ngành Quan hệ quốc tế tại HUFLIT, sinh viên cần phải vượt
qua nhiều thử thách từ kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm, ngoại ngữ, tin học đến kinh
nghiệm thực tế. Các yêu cầu tốt nghiệp này nhằm mục đích đào tạo cho sinh viên một nền
tảng vững chắc và các kỹ năng cũng như kinh nghiệm cần thiết để có thể trở thành những
nhà ngoại giao, nhà truyền thông, nhà hoạt động xã hội xuất sắc trong tương lai.

V. Kế hoạch học tập cụ thể cho từng năm học


Là một sinh viên đang học ngành Quan hệ quốc tế tại Trường Đại học Ngoại ngữ -
Tin học Thành phố Hồ Chí Minh và được đào tạo trong 3,5 năm về các kiến thức đại cương
cũng như kiến thức chuyên môn cùng các kĩ năng mềm cần thiết và trải nghiệm thực tế đa
dạng, em tự xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng năm học như sau:
1. Năm nhất
Là một sinh viên từ tỉnh lẻ chân ướt chân ráo bước vào thành phố lớn sinh sống và
học tập, thời gian đầu em cần hòa nhập và thích ứng với môi trường đại học cũng như mở
rộng các mối quan hệ với các bạn, anh chị khóa trên và tìm kiếm cho mình những người bạn
chất lượng để có thể cùng nhau học tập và rèn luyện. Nhưng không thể nào lơ là nhiệm vụ
quan trọng nhất là học tập thật tốt các môn cơ bản, các môn đại cương. Phải cố gắng đi học
thật đầy đủ và tự tìm hiểu thông tin, tài liệu học tập tại nhà. Bên cạnh đó là trau dồi các kỹ

7
TIỂU LUẬN NHẬP MÔN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ – HKI – NH2324
năng cơ bản như kỹ năng làm việc đội nhóm, kỹ năng thuyết trình,... và cùng với đó là phát
triển các kỹ năng tin học như Word, Excel, PowerPoint.
Do là năm đầu tiên thường có tính chất nhẹ nhàng nhất, chưa học các môn chuyên
ngành nên thường rảnh rỗi. Chính vì vậy mà em cần phải cải thiện kỹ năng tiếng Anh của
mình để chuẩn bị cho việc học các môn chuyên ngành cho năm hai. Và một điều cần thiết là
tham gia các sự kiện do khoa hoặc trường tổ chức để có thể hiểu được một chương trình
được diễn ra như thế nào cũng như để nhanh chóng hoàn thành các hoạt động 4 – 8 – 4.
2. Năm hai
Đây là giai đoạn mà bản thân em bắt đầu theo học chuyên ngành yêu thích của mình –
Ngoại giao đa phương và tự sắp xếp thời khóa biểu. Vì thế bản thân em cần biết sắp xếp thời
gian cho hợp lý cũng như quan tâm đến việc đăng kí tín chỉ sao cho hiệu quả. Tiếp tục chăm
chỉ học tập để hoàn tất các học phần bắt buộc và học phần tự chọn cũng như cố gắng không
bị học lại môn nào. Việc đi học chuyên cần là điều cần thiết phải cố gắng thực hiện để có
điểm quá trình thật tốt. Cố gắng nâng cao kỹ năng tiếng Anh được học từ năm nhất, ngoại
trừ khả năng giao tiếp, em sẽ bắt đầu học tập và ôn luyện chứng chỉ ngoại ngữ TOIEC để có
thể đạt được mục tiêu là 750. Học thêm chứng chỉ tin học văn phòng MOS. Tiếp tục trau dồi
các kỹ năng cần thiết như kỹ năng nói trước công chúng, kỹ năng thuyết trình bằng tiếng
Anh, kỹ năng tiếng Anh văn phòng,...
Bên cạnh việc học tập thì bản thân em sẽ bắt đầu tham gia các câu lạc bộ vì thời gian
này em đã hiểu hơn về trường và các hoạt động của câu lạc bộ. Tiếp tục tham gia các sự
kiện, hội thảo để hoàn thành hoạt động 4 – 8 – 4. Nếu có thể, trong năm hai em muốn tham
gia vào ban tổ chức sự kiện nào đó của khoa. Luyện tập thói quen đọc báo, đọc sách để có
thể cập nhật những kiến thức và thông tin cần thiết cho chuyên ngành Ngoại giao đa phương.
3. Năm ba
Năm ba là giai đoạn bắt đầu tập trung nhiều vào chuyên ngành, vì thế bản thân em
cần phải học tập thật chăm chỉ hơn nữa. Bên cạnh đó, năm ba còn là khoảng thời gian vô
cùng bận rộn vì em mong trong năm nay em có thể hoàn tất các 140 tín chỉ. Việc học tập và
rèn luyện lúc này là vô cùng quan trọng bởi vì việc này giúp em chuẩn bị tốt CV thực tập ở
các công ty, tổ chức để bắt đầu tập làm quen với môi trường Ngoại giao đa phương thực tế.
Thời gian này là thời gian thích hợp để em có thể chinh phục chứng chỉ ngoại ngữ TOIEC và
chứng chỉ tin học văn phòng MOS để chuẩn bị cho kì thực tập. Cố gắng hoàn thành tất cả
hoạt động 4 – 8 – 4. Bên cạnh đó em cần học cách viết CV.
Trong năm ba, em sẽ cố gắng hoàn thành 140 tín chỉ bao gồm tín chỉ bắt buộc và tín
chỉ tự chọn. Tiếp tục trau dồi các kỹ năng như kỹ năng tranh luận bằng tiếng Anh, kỹ năng
biên phiên dịch tiếng Anh, kỹ năng viết và biên tập bài báo,... Tiếp tục thói quen đọc báo và
đọc sách. Vào cuối năm ba là thời gian em sẽ nộp CV vào các công ty, tổ chức,... và bắt đầu
thời gian thực tập.

8
TIỂU LUẬN NHẬP MÔN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ – HKI – NH2324
4. Năm cuối cùng
3 tháng thực là lúc để em có cơ hội tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế và áp
dụng kiến thức đã được học ở trường vào các tình huống thực tế. Thực tập cung cấp cơ hội
cho em để phát triển và nâng cao kỹ năng chuyên môn liên qua đến Chính trị - Ngoại giao.
Khi thực tập, em có thể sẽ xây dựng mối quan hệ với người làm việc cùng ngành và đồng
nghiệp, diều này có thể hỗ trợ trong tương lai khi tìm kiếm việc làm.
Sau khi kết thúc 3 tháng thực tập thật tốt tại công ty cũng như tổ chức, em có cơ hội
cọ sát với môi trường quan hệ quốc tế thực tế. Tiếp theo, em sẽ làm báo cáo về những kinh
nghiệm mà em thu hoạch được sau 3 tháng làm việc nộp lại cho nhà trường. Sau đó, em sẽ
quay lại trường và bắt tay vào tìm hiểu những kĩ năng cần thiết để có hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp thật tốt và đúng hạn. Khi hoàn thành và nộp khóa luận tốt nghiệp cho nhà trường,
điều quan trọng tiếp theo em cần phải làm đó là kiểm tra xem mình đã hoàn thành tất cả các
học phần hay chưa và nộp các chứng chỉ ngoại ngữ và tin học lại cho nhà trường, cùng với
đó là đơn yêu cầu xét tốt nghiệp. Sau khi hoàn tất các thủ tục em còn cần phải tham gia buổi
bảo vệ khóa luận tốt nghiệp. Song song việc chuẩn bị thủ tục tốt nghiệp, em còn cần phải
chuẩn bị CV và thư xin việc vì em muốn tìm việc làm ngay sau tốt nghiệp. Và cuối cùng đó
chính là chờ kết quả từ phía nhà trường và tận hưởng những khoảnh khắc tuyệt vời trong lễ
tốt nghiệp của mình cùng với gia đình và bạn bè.
Tóm lại, với kế hoạch học tập cụ thể nêu trên, em hi vọng rằng mình có thể hoàn
thành thật tốt các mục tiêu đã đề ra để có những kỷ niệm thật tốt trong khoảng thời gian gắn
bó với Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như có thể trở
thành một chuyên gia ngành Quan hệ quốc tế có năng lực trong môi trường quốc tế hiện nay.

9
TIỂU LUẬN NHẬP MÔN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ – HKI – NH2324
LỜI CẢM ƠN
Tiểu luận kết thúc học phần học kì I môn Nhập môn ngành Quan hệ quốc tế là kết
quả của quá trình cố gắng không ngừng nghỉ của em trong thời gian qua và đây cũng là bài
tiểu luận đầu tiên của em nên còn khá nhiều sai sót mong thầy, cô có thể lượng thứ bỏ qua.
Qua đây, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến những người đã giúp đỡ, hỗ trợ em
trong học phần vừa qua.
Em cảm thấy thật may mắn khi được học môn Nhập môn ngành Quan hệ quốc tế do
Ths. Trần Mỹ Hải Lộc – Phó Trưởng Bộ môn Chính trị – Ngoại giao và Ths. Lương Ngọc
Dung – Phó Trưởng Bộ môn Báo chí Truyền thông trực tiếp giảng dạy. Qua những tiết học
vô cùng bổ ích mà cũng không kém phần vui vẻ, em đã được biết thêm nhiều kiến thức về
chuyên ngành Ngoại giao đa phương cũng như chuyên ngành Truyền thông quốc tế. Đây
không là một giai đoạn quan trọng trong quá trình học tập của em mà còn là bước khởi đầu
trong quá trình tự học hỏi và phát triển của em.
Một lần nữa, em xin trân trọng gửi đến thầy Trần Mỹ Hải Lộc và cô Lương Ngọc
Dung là những người đã trực tiếp hướng dẫn em, cũng như cung cấp cho em kiến thức, tài
liệu cần thiết để em có thể hoàn thành bài tiểu luận này những lời tri ân vô cùng sâu sắc. Em
hy vọng sẽ có nhiều cơ hội hơn nữa được học hỏi thêm từ thầy và cô.

10

You might also like